Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành cơ khí tại ngân hàng VPBANK

PHỤ LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . 2

CHƯƠNG I :THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP

NGOÀI QUỐC DOANH . .3

1.1.Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Vpbank . .3

1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển .3

1.1.2.Sơ đồ tổ chức, cơ cấu chức năng các phòng ban . 5

1.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong một số năm gần đây 7

1.2.Khái quát công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh .12

1.2.1. Đặc điểm các dự án thẩm định và yêu cầu của thẩm định dự án tại Ngân hàng VPBank . 12

1.2.2.Đặc điểm dự án ngành cơ khí và yêu cầu thẩm định . .13

1.2.3. Quy trình thẩm định dự án .14

1.2.4. Nội dung thẩm định dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh .16

1.2.4.1.Thẩm định hồ sơ vay vốn 16

1.2.4.2 Thẩm định khách hàng vay vốn . .19

1.2.4.3. Thẩm định dự án đầu tư . .21

1.2.5. Các phương pháp thẩm định tại ngân hàng .37

1.3 ; VÍ DỤ MINH HỌA CHO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG VÀO DỰ ÁN ‘ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CƠ KHÍ TAM BẢO CÔNG SUẤT 5.000T/năm’ CỦA CÔNG TY TNHH XÂY LẮP VÀ VẬT LIỆU CÔNG NGHIỆP (CIMCO) . .40

1.4. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng .59

1.4.1.Những mặt đạt được . 59

1.4.2.Những tồn tại và nguyên nhân .63

1.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thẩm định của ngân hàng . 64

1.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan . .64

1.4.3.2. Nguyên nhân khách quan .65

CHƯƠNG II :GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 67

2.1. Phương hướng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng năm 2009 . .67

2.1.1.Phương hướng nhiêm vụ kinh doanh năm 2009 67

2.1.2.Vận dụng mô hình SWOT để nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank . 69

2.1.3. Định hướng cho công tác thẩm định dự án đầu tư . 72

2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VPBank .73

2.2.1. Giải pháp về mặt nhân sự . .73

2.2.2 Giải pháp về tổ chức điều hành .75

2.2.3. Giải pháp thiết bị kỹ thuật và thông tin . .75

2.2.4.Giải pháp về hoàn thiện nội dung, phương pháp thẩm định . 77

2.2.5. Các giải pháp khác . .79

2.3. Một số kiến nghị . .80

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO .84

PHỤ LỤC .85

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành cơ khí tại ngân hàng VPBANK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y ngân hàng đã trải qua các khâu thu thập thông tin, xử lý,phân tích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhưng vẫn chưa thể nào loại bỏ được rủi ro tín dụng.Do vậy, bảo đảm tiền vay có thể sử dụng như là một trong những cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng.Bảo đảm tín dụng có thể thực hiện bằng nhiều cách bao gồm : bảo đảm bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh cảu bên thứ ba. Tuy nhiên, để bảo đảm tiền vay thực sự có hiệu quả đòi hỏi : Gía trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu ( phải có thị trường tiêu thụ và có giá trị ) Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. Thông thường để đảm bảo cho khoản tiền vay ngân hàng thường yêu cầu khách hàng muốn vay vốn phải có tài sản đảm bảo.Nội dung thẩm định tài sản đảm bảo trong ngân hàng gồm : Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ và phân loại tài sản đảm bảo Đánh giá quyền sở hữu của tài sản thế chấp, cầm cố Đánh giá hiện trạng của tài sản đảm bảo Đánh giá giá trị tài sản đảm bảo Xác định tính chuyển nhượng của tài sản đảm bảo. Trong nội dung này cán bộ thẩm định phải có kiến thức về nghiệp vụ, nắm vững các quy định của Nhà nước và Vpbank liên quan đến giá cả, cách tính giá trị tài sản, có khả năng đánh giá tổng hợp về tài sản như : giá cả , tính chuyển nhượng, sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến tài sản. 1.2.5. Các phương pháp thẩm định tại ngân hàng. Với đặc điểm là số lượng khách hàng vay vốn lớn và sô tiền vay thường là nhỏ.Vì vậy yêu cầu về một cơ chế kiểm soát an toàn và hiệu quả đối với khoản vay là hết sức cần thiết.Trong trường hợp này ngân hàng thường sử dụng một trợ thủ rất đắc lực để ra quyết định tín dụng, đó là hệ thống điểm số.Trên cơ sở điểm số mà khách hàng đạt được, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành xếp hạng tín dụng khách hàng bằng cách kết hợp chấm điểm rủi ro tín dụng và xếp hạng tài sản bảo đảm.Mỗi loại khách hàng có một đặc điểm riêng,VPBank thiết kế các mẫu bảng điểm chấm điểm xếp hạng rủi ro tương ứng với các đối tượng khách hàng khác nhau.Mục đích của việc xếp hạng tín dụng là để xác định mức độ rủi ro của khách hàng làm căn cứ bổ xung trong việc ra quyết định tín dụng, xác định lãi suất cho vay phù hợp với mức độ rủi ro và có biện pháp giám sát vốn vay thích hợp đối với từng mức độ rủi ro. PHIẾU XẾP HẠNG TD DOANH NGHIỆP Chỉ tiêu Kết quả đánh giá từng chỉ tiêu Điểm của chỉ tiêu I.Yếu tố tài chính 1.Khả năng thanh toán 2.Vòng quay hàng tồn kho 3.Kỳ thu tiền bình quân 4.Doanh thu trên tổng TS 5.Nợ trên tổng TS 6.TN trước thuế trên TS………. II.Yếu tố phi tài chính 1.Kinh nghiệm của BGĐ 2.Tính khả thi của PAKD 3.Trả nợ đúng hạn 4.Vị thế cạnh tranh……… Tổng điểm ( I + II ) Sau khi xếp hạng rủi ro doanh nghiệp và xếp hạng TSBĐ cán bộ tín dụng sẽ tiến hành đánh giá Tín dụng kết hợp như sau ; BẢNG ĐÁNH GIÁ TÍN DỤNG KẾT HỢP Xếp hạng rủi ro thấp Xếp hạng rủi ro TB Xếp hạng rủi ro cao TSBĐ mạnh Xuất sắc Tốt Trung bình TSBĐ trung bình Tốt Trung bình Từ chối TSBĐ yếu Trung bình Từ chối Khi đi vào một dự án cụ thể cán bộ thẩm định thường áp dụng một phương pháp thẩm định cụ thể phù hợp để có thể đánh giá được tất cả các khía cạnh của dự án.Một trong những phương pháp thường được dùng ở ngân hàng; Phương pháp so sánh trực tiếp. Khi tiến hành thẩm định theo phương pháp này cán bộ thẩm định sẽ tiến hành đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích so sánh để lựa chọn dự án.Một số chỉ tiêu thường được tiến hành so sánh : Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, cấp công trình do nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi Các chỉ tiêu tổng hợp về cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương…. Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư. Trong quá trình thẩm định của ngân hàng, cán bộ thẩm định có thể sử dụng những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình thẩm định các dự án tương tự để so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của dự án.Các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án, tránh khuynh hướng so sánh máy móc cứng nhắc. Phương pháp phân tích độ nhạy . Phương pháp này thường được dùng để cán bộ thẩm định kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Theo phương pháp này thì cán bộ thẩm định cần phải xác định được những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.Sau đó dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối với dự án.Sau đó tiến hành đánh giá tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả tài chính của dự án. Mức độ sai lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trong những tình huống xấu thường chọn từ 10% đến 20% dựa trên cơ sở phân tích những tình huống đó đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai.Nếu dự án vẫn đạt được hiệu quả thì đó là những dự án có độ an toàn cao.Trong trường hợp ngược lại thì cần phải xem xét lại khả năng xảy ra các tình huống xấu đó để đề xuất biện pháp khắc phục hay hạn chế chúng. 1.3 ; VÍ DỤ MINH HỌA CHO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG VÀO DỰ ÁN ‘ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CƠ KHÍ TAM BẢO CÔNG SUẤT 5.000T/năm’ CỦA CÔNG TY TNHH XÂY LẮP VÀ VẬT LIỆU CÔNG NGHIỆP (CIMCO). Trong phần này, chúng ta sử dụng những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án đàu tư và quy trình cơ bản về thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng VPBank và áp dụng vào tình huống của Công ty TNHH xây lắp và vật liệu công nghiệp (CIMCO) để phân tích tình hình tài chính của CIMCO và phân tích thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí Tam bảo công suất 5.000T/năm của CIMCO. 1.3.1. Tổng quan về Công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu Công nghiệp: Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu Công nghiệp. Đại diện doanh nghiệp: Ông Chu Quang Tâm: Sáng lập viên - Chủ tịch HĐTV, Giám đốc Công ty. Trụ sở: Số 02 Lô B1 khu Đầm Trấu Phường Bạch Đằng Quận Hai Bà Trưng TP Hà Nội. Điện thoại: 04.9842043 Fax: 04.9.842049 Vốn điều lệ: 16.000.000.000 đồng Giấy chứng nhận ĐKKD số 0102006301 do Sở KH&ĐT TP Hà Nội cấp ngày 09/09/2002 ( đăng ký thay đổi lần thứ 2 vào ngày 29/12/2003). Ngành kinh doanh: Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng; Sản xuất, buôn bán bao bì; Sản xuất, buôn bán vật tư ngành in; Kinh doanh bất động sản; Sản xuất, chế tạo các sản phẩm cơ kh;í Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị và công nghiệp; Xây dựng các công trình giao thông vừa và nhỏ; Trang trí nội, ngoại thất; … Tài khoản giao dịch tại Ngân hàng: - Số TKTG VNĐ: 15010.00000.6445. - Số TKTG USD: 150.10.37000.6458 Nhận xét chung về doanh nghiệp: Công ty TNHH xây lắp và vật liệu công nghiệp (CIMCO) được thành lập năm 2002, do ông Chu Quang Tâm là sáng lập viên và là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty. Ông Chu Quang Tâm là kĩ sư cơ khí, trước đây đã có thời gian dài làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty xây lắp công nghiệp Việt Nam (VINAINCON), do đó ông Chu Quang Tâm là người rất có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành công ty CIMCO, mặt khác, do ông Chu Quang Tâm có rất nhiều mối quan hệ bạn bè kinh doanh cũ từ khi ông còn làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VINAINCON, vì vậy rất thuận lợi cho việc tìm kiếm bạn hàng trong hoạt động kinh doanh đối với CIMCO, và thực tế là từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của CIMCO tăng trưởng với tốc độ rất cao. 1.3.2. Phân tích tình hình hoạt động của Doanh nghiệp: Bảng báo cáo tài chính: STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tuyệt đối %/TS Số tuyệt đối %/TS Số tuyệt đối %/TS I Tổng tài sản 134,556 100.00% 193,556 100.00% 194,583 100.00% A TSLĐ&ĐTNH 124,624 92.62% 186,781 96.66% 168,667 86.68% 1 Tiền 2,854 2.12% 2,854 1.30% 8,299 4.27% 2 Các khoản phải thu 50,155 37.27% 74,998 25.48% 85,673 44.03% 2.1 Phải thu khách hàng 42,568 31.64% 65,611 20.87% 74,469 38.27% 2.2 Phải thu nội bộ 1,980 1.47% 73 0.48% 6,145 3.16% 2.3 VAT được khấu trừ 3,499 0 5,607 0 5,060 2.60% 3 Hàng tồn kho 69,795 51.87% 108,210 69.70% 74,694 38.39% 3.1 Nguyên vật liệu 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 3.2 Chi phí KD dở dang 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 4 TSLĐ khác 1,819 1.35% 870 0.18% 0.00 0.00% 4.1 Tạm ứng 170 0.13% 600 0.00% 0 0.00% 4.2 Chi phí chờ kết chuyển 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% B TSCĐ&ĐTDH 9,932 7.38% 6,775 3.34% 25,916 13.32% 1 TSCĐ 5,251 3.90% 4,731 2.15% 3,572 1.84% II Tổng nguồn vốn 134,556 100% 193,556 100% 194,583 100.00% 1 Nợ ngắn hạn 113,754 84.54% 167,610 89.74% 141,704 72.82% 1.1 Vay ngắn hạn 23,039 27,039 20.09% 71,682 39,407 17.95% 101,980 52.41% 1.2 Phải trả người bán 84,913 63.11% 156,892 71.46% 38,639 19.86% 1.3 Người mua trả trước 0 0.00% 0 0.00% 475 0.24% 1.4 Phải trả đơn vị nội bộ 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 1.5 Ptrả, Pnộp khác 0 0.00% 0 0.00% 609 0.31% 2 Nợ dài hạn 0 0.00% 0 0.00% 20,000 10.28% 3 Nguồn vốn CSH 20,801 15.46% 22,523 10.26% 32,879 16.90% ( Nguồn : Báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp ) Bảng các chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu thanh khoản 1. Khả năng thanh toán hiện hành 1.096 1.114 1.190 2. Khả năng thanh toán nhanh 0.482 0.469 0.663 3. Khả năng thanh toán tức thời 0.025 0.016 0.059 Chỉ tiêu hoạt động 4. Vòng quay vốn lưu động 7.090 1.931 2.236 5. Vòng quay hàng tồn kho 13.349 3.301 4.249 6. Vòng quay các khoản phải thu 16.810 4.805 5.299 7. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 106.489 63.302 101.647 Chỉ tiêu cân nợ 8. Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản 84.540% 88.341% 83.103% 9. Nợ dài hạn/Vốn CSH 0.000% 14.978% 60.829% Chỉ tiêu thu nhập 10.Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần 2.775% 2.301% 2.225% 11. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần 1.573% 1.783% 1.605% 12. Lợi nhuận sau thuế/ Vốn CSH bình quân 29.453% 8.135% 5.732% 13. Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân 6.070% 1.075% 0.819% 14. EBIT/Chi phí lãi vay 3.944 1.439 1.322 Nguồn: Báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số %/ Số %/ Số %/ tuyệt đối Doanh thu tuyệt đối Doanh thu tuyệt đối Doanh thu 1 GTSL thực hiện 510,188 100.00% 300,686 100.00% 397,441 100.00% 2 Doanh thu 510,188 100.00% 300,686 100.00% 397,441 100.00% 3 Gía vốn hàng bán 496,028 97.22% 293,766 97.70% 388,596 97.77% 4 Lợi nhuận gộp 14,160 2.78% 6,919 2.30% 8,843 2.22% 5 CP bán hàng 2,073 0.41% 474 0.16% 1,037 0.26% 6 CP QLDN 4,061 0.80% 1,083 0.36% 1,427 0.36% 7 LN trước thuế 6,668 1.31% 1,764 0.59% 1,589 0.40% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh do doanh nghiệp cung cấp 1.3.2.1.Phân tích tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp: Công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu Công nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại từ năm 2003 với ngành nghề kinh doanh chủ là thép thành phẩm, là doanh nghiệp mới thành lập nhưng kết quả hoạt động kinh doanh và thương hiệu công ty đã dần được khẳng định qua 05 năm hoạt động. Với đặc thù kinh doanh sản phẩm có giá trị lớn nên Doanh thu 02 năm 2005, 2006 đều đạt rất cao và lợi nhuận qua 02 năm đều có sự tăng trưởng, năm 2005 lợi nhuận trước thuế đạt 1.800 triệu đồng, năm 2006 chỉ tiêu này là 6.668 triệu đồng. Hoạt động kinh doanh của Công ty luôn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường thép trong nước và trên thế giới, mặc dù 06 tháng đầu năm 2008 có nhiều biến động nhưng kết quả kinh doanh của Công ty đạt được là đáng ghi nhận thể hiện qua doanh thu đạt 117.008 triệu đồng mang lại lợi nhuận trước thuế là 1.501 triệu đồng, đây cũng là những kết quả cho thấy mặc dù thị trường thép có sự biến động nhưng kết quả kinh doanh của Công ty vẫn ổn định, có được kết quả đó là do: Nguồn hàng nhập khẩu của Công ty ổn định, thị trường tiêu thụ hàng hóa được mở rộng và kinh nghiệm của Ban Lãnh đạo Công ty trong việc quản lý và điều hành Công ty. Nguồn hàng nhập khẩu: Hàng hóa nhập khẩu của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh luôn có sự khác biệt, nguồn hàng nhập khẩu luôn ổn định tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga. Công ty đã ký được Hợp đồng trực tiếp với các công ty, nhà máy sản xuất thép tại Trung Quốc, hàn quốc như: TIANJIN SINO METALLURGY INTERNATIONAL TRADE COMPANY LIMITED(Trung Quốc), NIPPON STEEL TRADING( THAILAND) CO.,LTD, ASTRA CORPORATION (Hàn Quốc);… Do Công ty đã có thời gian quan hệ rất lâu và có uy tín với các đối tác trên nên giá đầu vào của những lô hàng nhập khẩu của Công ty luôn có ưu thế hơn so với những nguồn hàng khác bởi giá đầu vào luôn có sự cạnh tranh.. Thị trường bán hàng của Doanh nghiệp: Thị trường bán hàng của Công ty đang được triển khai mở rộng trên những thành phố lớn, tại Miền Bắc Công ty đã thành lập mới Chi nhánh Hải Phòng, với ưu thế về địa lý chi nhánh Hải Phòng là nơi thuận lợi cho việc quản lý cũng như tiêu thụ những lô hàng nhập khẩu được lưu kho tại cảng. Hiện tại thị trường Miền Nam đang được công ty triển khai mở rộng bán hàng, đội ngũ nhân viên của Văn phòng đại diện đã được Công ty tuyển chọn và đang là những nhân tố chính phát huy tốt trong việc tìm kiếm thị trường bán hàng tại thị trường này trong thời gian qua. Doanh thu bán hàng 06 tháng đầu năm 2005 tại thị trường Miền Nam chiếm tỷ trọng lớn trong tổng Doanh thu của Công ty, Công ty đã có được những bạn hàng lớn có uy tín trong thanh toán như Công ty TNHH Nguyễn Minh, Nhà máy ống thép Việt Đức, Công ty Ống thép Việt Nam, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Việt Thành, Công ty TNHH Vạn Đức…là những khách hàng thường xuyên tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty và luôn đảm bảo thanh toán tiền hàng đúng hạn, . Phương thức điều hành và quản lý của Công ty: Phương thức điều hành và quản lý của Công ty luôn được công ty thực hiện tốt, hầu hết các Hợp đồng kinh tế đều được Ban Giám đốc thông qua và có sự đàm phán với khách hàng, vì vậy mà với những đối tác mua hàng mới thì khả năng thỏa thuận và ký kết được Hợp đồng kinh tế là khả quan, ngoài ra phương thức quản lý hàng tồn kho của Công ty tại Cảng luôn đảm bảo về số lượng nhập, xuất, và tồn kho, khả năng thất thoát hàng tồn kho là không có. 1.3.2.2. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: Tổng Tài sản của Công ty tăng qua các năm, đặc biệt năm 2006, tổng tài sản là 134.5 tỷ đồng, tăng gấp 5.5 lần so với năm 2005, tới tháng 06/2008, tổng tài sản tăng 63% đạt 219.5 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng chủ yếu ở phần tài sản lưu động với khoản mục Phải thu khách hàng (50.1 tỷđ, tăng 4.7 lần) và Hàng tồn kho (69.7 tỷđ, tăng 15.4 lần). Theo báo cáo công nợ phải thu của Công ty, hiện Công ty có 27 khách hàng có dư nợ phải thu tính đến thời điểm cuối tháng 06/2008 đạt 45.823 triệu đồng, trong đó giá trị phải thu này chủ yếu ở những khách hàng lớn Công ty TNHH Thép An Khánh (11.6 tỷđ), Cửa hàng Nhân Phúc (trên 4 tỷđ), Nhà máy ống thép Việt Đức (4.2 tỷđ), Trung tâm XNK&DVVT Kỹ thuật (11.2 tỷđ)…mặc dù theo nhận định của Công ty đây đều là những khoản phải thu có khả năng thu hồi đối với những bạn hàng quen thuộc, tuy nhiên Công ty vẫn cần lưu ý kiểm soát được khoản mục phải thu, qua đó đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty đạt 7.330 triệu đồng, bao gồm 01 cần trục tháp, 01 cần trục bánh lốp và một số xe ô tô, những tài sản cố định này đang được Doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh; với một Doanh nghiệp hoạt động thương mại là chủ yếu thì giá trị này là phù hợp. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 10% so với tổng nguồn vốn, trong 06 tháng đầu năm 2008 Công ty đã trích một phần lợi nhuận để bổ sung nguồn vốn kinh doanh để đầu tư Dự án nhà máy cơ khí. Tình hình biến động giá thép trong thời gian đầu năm do vậy giá trị hàng tồn kho của Công ty là khá lớn dẫn tới các khoản phải trả người bán chưa được thanh toán vì vậy Tổng nguồn vốn đã tăng mạnh, Hiện tại giá thép thị trường đang có xu hướng tăng thì lượng hàng tồn kho được tiêu thụ là đảm bảo đây cũng là yếu tố thuận lợi đối với tỷ lệ VCSH/Tổng NV của Công ty sẽ tăng trong quí III/2008 đảm bảo khả năng tự chủ tài chính của Doanh nghiệp. Về cơ cấu, hiện Công ty không có khoản nợ dài hạn. Tài sản lưu động chiếm chủ yếu trong tổng tài sản (97%) và được tài trợ bởi nợ ngắn hạn và một phần vốn chủ sở hữu Khả năng thanh tóan chung > 1 cho thấy Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Hàng tồn kho thời điểm cuối tháng 06/2008 chiếm 153,031 triệu đồng, đây là một giá trị lớn ảnh hưởng tới khả năng tự chủ tài chính của Doanh nghiệp, mặc dù lượng hàng này đảm bảo đáp ứng đủ lượng hàng đối với nhu cầu của thị trường, tuy nhiên với lượng hàng tồn kho lớn, nhất là trong thời điểm giá thép trên thị trường đang có những biến động khó lường thì đây cũng là 1 nguy cơ đưa đến rủi ro đối với Công ty. Hệ số nợ của Công ty là 0,9 nhưng vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 18% tổng nguồn vốn còn lại chủ yếu là các khoản phải trả người bán chiếm 82%, đây là mức chiếm dụng cao đối với Doanh nghiệp hoạt động thương mại. Tỷ suất lợi nhuận ROE năm 2006 là 23%, ROA là 3.6%. Hai chỉ tiêu trên của Công ty đều ở mức cao, cho thấy kinh doanh của Công ty có hiệu quả cao, là dấu hiệu tốt đánh giá khả năng trả nợ ngân hàng cũng như đảm bảo đời sống đối với người lao động của Công ty. 1.3.3. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng Nhà máy cơ khí Tam bảo công suất 5.000T/năm. 1.3.3.1. Hồ sơ pháp lý của dự án: - Quyết định số 3422/QĐ-UB ngày 16/12/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc “cho phép Công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu Công nghiệp thuê đất để xây dựng Nhà máy cơ khí Tam Bảo”. - Công văn số 2713/CV-UB ngày 31/05/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu Công nghiệp. - Biên bản bàn giao mốc chỉ giới khu đất thuê cho Công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu Công nghiệp ngày 11/07/2008 tại xã An Hồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng giữa Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện An Dương, Ủy ban nhân dân xã An Hồng, Công ty Tư vấn và Thiết kế CTXD Hải Phòng với Công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu Công nghiệp. - Hợp đồng thuê đất ngày 05/08/2008 giữa Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng với Công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu Công nghiệp. - Biên bản họp hội đồng thành viên của Công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu Công nghiệp ngày 19/08/2005 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Xây dựng nhà máy cơ khí Tam Bảo công suất 5000 tấn/năm. - Biên bản họp hội đồng thành viên của Công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu Công nghiệp ngày 22/10/2005 về việc phê duyệt nội dung Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Xây dựng nhà máy cơ khí Tam Bảo công suất 5000 tấn/năm. - Biên bản họp hội đồng thành viên của Công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu Công nghiệp ngày 01/11/2006 về việc điều chỉnh quy mô dự án xây dựng Nhà máy Cơ khí Tam Bảo công suất 5.000 tấn/năm. - Biên bản họp hội đồng thành viên của Công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu Công nghiệp ngày 24/12/2006 về việc sử dụng lợi nhuận năm 2006 bổ sung vốn kinh doanh năm 2007. - Biên bản họp hội đồng thành viên của Công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu Công nghiệp ngày 04/07/2007 về việc điều chỉnh mức vốn vay Ngân hàng và phê duyệt dự toán đầu tư xây dựng nhà máy Cơ khí Tam Bảo. - Công văn số 85/Cimco/CV ngày 26/04/2007 của Công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu Công nghiệp gửi Công ty cấp nước thành phố Hải Phòng về việc “xin thỏa thuận đầu nối nguồn cấp nước” và đã được Công ty cấp nước Hải Phòng chấp thuận phê duyệt. - Hợp đồng cung cấp điện ngày 21/06/2007 giữa Công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu Công nghiệp với Công ty điện lực Hải Phòng. - Dự toán đầu tư Xây dựng nhà máy Cơ Khí. 1.3.3.2. Phân tích sự cần thiết phải đầu tư: 1.3.3.2.1. Định hướng phát triển của đất nước: Theo định hướng phát triển tổng quát chiến lược giai đoạn 2001-2010 của đất nước, ngoài những Định hướng phát triển một số chuyên ngành, chuyên ngành Cơ khí Xây dựng được định hướng cụ thể như sau: - Đầu tư chiều sâu, đầu tư mới các cơ sở chế tạo máy xây dựng với thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất: vật liệu xây dựng, thi công xây lắp các công trình lớn, xây dựng đô thị và nông thôn. - Phát huy lợi thế đối với lĩnh vực sản xuất kết cấu kim loại trong xây dựng và các dự án công nghiệp, tập trung chế tạo các thiết bị máy xây dựng có độ phức tạp cao, hiện đại mà thị trường trong nước và nước ngoài có nhu cầu. Như vậy mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2001-2010 là tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 50%, tạo việc làm mới cho 1,4 triệu lao động, nâng cao rõ rệt chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả phát triển kinh tế. 1.3.2.3.2. Nhu cầu thị trường: Các sản phẩm của xưởng cơ khí kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn nhằm đáp ứng một phần nhu cầu phát triển mạnh mẽ của Công nghiệp Việt Nam. Với những định hướng chiến lược phát triển kinh tế do Đại hội đảng VII và VIII vạch ra, chính sách mở của đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng, mở rộng các nhà máy xi măng, điện đường dây, trạm cầu, cảng biển, sông…tạo thị trường lớn cho các sản phẩm kết cấu thép. 1.3.2.3.3. Dự báo thị trường các sản phẩm kết cấu thép cho Công nghiệp Theo tiến trình tăng trưởng kinh tế, khối lượng xây dựng mới các Xí nghiệp công nghiệp trên cả nước được dự báo như sau: - Năm 2005 xây dựng mới khoảng 600 Xí nghiệp - Năm 2010 xây dựng mới khoảng 900 Xí nghiệp. Theo thống kê của ngành Xây dựng, nhu cầu cấu kiện thép khoảng 450 tấn cho một xí nghiệp loại vừa. Dự báo cho lĩnh vực Công nghiệp và dân dụng từ năm 2005-2010 cần khoảng 180.000 tấn -270.000 tấn/năm DỰ BÁO NHU CẦU KẾT CẦU THÉP (Giai đoạn 2005-2020) T/T Khoản mục 2005-2010 2010-2015 2015-2020 I 1. 2 3 4 5 Thị trường trong nước Xây dựng dân dụng và Công nghiệp Ngành Dầu khí Giao thông, thông tin Ngành điện Ngành khác Cộng 180.000 110.000 45.000 167.000 80.000 582.000 207.000 115.000 50.000 200.000 100.000 672.000 240.000 125.000 80.000 280.000 180.000 905.000 II Thị trường xuất khẩu Lào Campuchia Myanma Cộng 20.000 15.000 7.000 42.000 24.000 17.000 8.000 49.000 29.000 20.000 9.000 58.000 Tổng nhu cầu dự kiến 624.000 721.000 963.000 1.3.2.3.4. Khả năng cung ứng trong nước: Do sự phát triển của nhu cầu thị trường, ở nước ta trong vài năm gần đây đã có rất nhiều cơ sở sản xuất cơ khí được xây dựng để cung cấp sản phẩm kết cấu thép và thiết bị phi tiêu chuẩn. Theo thống kê không thật đầy đủ, hiện tại các cơ sở sản xuất kết cấu thép và thiết bị phi tiêu chuẩn bao gồm: T/T Đơn vị Công suất tấn/năm Sản phẩm chính Địa điểm Ghi chú 1 Công ty POSLILAMA 15.000 Kết cấu thép Bồn chứa Đồng Nai Liên doanh 2 Công ty HANVINCO 15.000 Kết cấu thép Phi tiêu chuẩn Hải Phòng Liên doanh 3 Công ty KEC 10.000 Kết cấu thép Cẩm Phả Liên doanh 4 Công ty HUYNDAI-ĐA 20.000 Cột điện cao thế Hà Nội Liên doanh 5 Công ty cốp pha thép Việt Trung 2.000 Cốp pha thép Thái Nguyên Liên doanh 6 Công ty ZAMIL-STEEL 60.000 Kết cấu thép nhẹ KCN Nội Bài 100% nước ngoài 7 Công ty XLSX Công nghiệp 18.000 Kết cấu thép nhẹ Hà Nội Trong nước 8 Nhà máy kết cấu thép Đông Anh 6.000 Kết cấu thép nhẹ Đông Anh Trong nước 9 Công ty XL Hóa Chất 3.000 Kết cấu thép Bồn chứa Hà Nội Trong nước 10 Công ty XL điện1,2,4 4.000 Cột điện phụ trợ Hà Nội&TP HCM Trong nước 11 Xí nghiệp Cơ điện –Công ty Điện lực 3 1.000 Kết cấu thép cho ngành điện Đà Nẵng Trong nước 12 Công ty điện chiếu sáng Đà Nẵng 1.000 Cột điện chiếu sáng Đà Nẵng Trong nước 13 Công ty Cơ khí Quang Trung 1.000 Kết cấu thép Bồn chứa Hà Nội Trong nước 14 Công ty Cơ khí Hà Nội 2.400 Kết cấu thép Bồn, phi tiêu chuẩn Hà Nội Trong nước Tổng công suất khoảng 150.000 đến 200.000 tấn/năm Với quy mô và tốc độ tăng trưởng 8% năm thì tính đến năm 2010 toàn quốc sẽ đạt 380.000 tấn/năm (Số liệu tham khảo của thời báo kinh tế). Như vậy thị phần sản phẩm kết cấu thép xây dựng và thiết bị phi tiêu chuẩn trong nước (không tính sản phẩm ngành giao thông, điện và xuất khẩu) chưa đáp ứng được 50% nhu cầu. Đây là thị trường tiềm năng cho các Doanh nghiệp đã đang và sẽ kinh doanh lĩnh vực này Ngoài ra hiện tại các nhà máy, Xí nghiệp đang hoạt động trong nội thành đang có xu hướng di dời nhà máy vào khu Công nghiệp để tránh ô nhiễm đô thị đang và khu công nghiệp đang là xu thế tất yếu. Cùng với việc di dời các Xí nghiệp nhà máy, thì nhu cầu đầu tư xây dựng mới nhà xưởng, nâng cấp trang thiết bị, đổi mới công nghệ cũng tăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21661.doc
Tài liệu liên quan