Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh

MỤC LỤC:

 Trang

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

LỜI MỞ ĐẦU. 6

CHƯƠNG I: THỰCTRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH. 8

1.1. Tổng quan hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh: 8

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển chung của Ngân hàng: 8

1.1.1.1. quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. 8

*) Thời kỳ từ 1957- 1980: 8

1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Ninh: 10

1.1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh. 11

1.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: 15

1.1.2.1. Công tác huy động vốn: 16

1.1.2.2. Công tác sử dụng vốn: 17

1.1.2.3. Công tác dịch vụ khách hàng và phát triển sản phẩm : 19

1.1.2.4. Công tác tài chính - kế toán, hiệu quả kinh doanh: 21

1.1.2.5. Hoạt động khác: 21

1.2. Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh: 22

1.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư: 22

1.2.2. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng: 23

1.2.2.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự: 24

1.2.2.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu: 24

1.2.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy: 25

1.2.2.4. Phương pháp dự báo: 25

1.2.2.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro: 25

1.2.3. Các nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng: 29

1.2.3.1. Sự cần thiết phải đầu tư: 29

1.2.3.2. Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án: 31

1.2.3.3. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào: 34

1.2.3.4. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật: 35

1.2.3.5. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án: 38

1.2.3.6. Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn: 38

1.2.3.7. Đánh giá về mặt hiệu quả tài chính của dự án: 40

1.2.3.8. Phân tích rủi ro của dự án đầu tư: 50

1.2.4. Quá trình thẩm định “dự án đầu tư khai thác Hầm lò khu mỏ Hồ Thiên”: 50

1.2.4.1. Thông tin về dự án đầu tư: 50

1.2.4.2. Nội dung thẩm định dự án: 52

1.3. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Ninh: 75

1.3.1. Kết quả đạt được: 75

1.3.1.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư: 75

1.3.1.2. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư: 75

1.3.1.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư: 76

1.3.1.4. Nhân lực thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư: 76

1.3.1.5. Trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư: 77

1.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác thẩm định dự án đầu tư: 78

1.3.2.1. Những hạn chế: 78

1.3.2.2. Nguyên nhân: 80

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH. 81

2.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Chi nhánh trong năm 2009: 81

2.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh: 81

2.1.1.1. Mục tiêu chung: 81

2.1.1.2. Chỉ tiêu và hoạt động cụ thể của kế hoạch kinh doanh năm 2009: 81

2.1.2. Định hướng cho công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh: 86

2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh: 87

2.2.1. Hoàn thiện phương pháp và nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn: 87

2.2.2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ thẩm định: 90

2.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin của công tác thẩm định dự án đầu tư: 92

2.2.4. Hiện đại hóa công nghệ, trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định dự án đầu tư: 93

2.2.5. Hoàn thiện công tác tổ chức, điều hành việc thẩm định dự án đầu tư: 94

2.3. Những kiến nghị để hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh: 95

2.3.1. Kiến nghị với Nhà nước: 95

2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 96

2.3.3. Kiến nghị với chủ đầu tư: 97

KẾT LUẬN. 99

 

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
= 1-2-3 5. Lãi vay Bảng 1.6.1+1.6.2 6. Lợi nhuận trước thuế = 4-5 7. LN chịu thuế = (a) 8. Thuế TNDN = 7 x TS 9. LN sau thuế = 7- 8 10. Chia cổ tức, lập quỹ KT, PL 11. LN tích luỹ 12. Dòng tiền hàng năm của DA - Luỹ kế dòng tiền - Hiện giá dòng tiền - Luỹ kế hiện giá dòng tiền = (b) Tính toán các chỉ số - LN trước thuế/DT - LN sau thuế/Vốn tự có (ROE) - LN sau thuế/Tổng VĐTư (ROI) - NPV - IRR (b) = Khấu hao cơ bản + lãi vay vốn cố định + lợi nhuận sau thuế (chỉ tính khi không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Bảng 1.9: bảng cân đối trả nợ (khi không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Khoản mục Diễn giải Năm 1 Năm 2 Năm 3 1. Nguồn trả nợ: - Khấu hao cơ bản Bảng 1.5 - Lợi nhuận sau thuế để lại Bảng 1.8 - Nguồn bổ sung Tuỳ từng khách hàng 2. Dự kiến nợ trả hàng năm Liên kết với Bảng 1.6.1 3. Cân đối: 1 - 2 Bảng 1.10: Bảng tính điểm hòa vốn. Khoản mục Cách lấy số liệu Năm hoạt động của dự án đầu tư Năm 1 Năm 2 Năm 3 I. Tổng định phí 1. Khấu hao Bảng 1.5 2. Chi phí sửa chữa lớn Bảng 1.4 3. Lãi vay trung, dài hạn Bảng 1.6.1 4. Chi phí QLPX (định phí) Bảng 2.2 5. Chi phí QLDN (Đp) Bảng 1.4 6. Chi phí Bán hàng (Đp) Bảng 1.4 7. Chi phí bảo vệ môi trường Thực tế 8. Chi phí thuê đất Thực tế 9. Chi phí cố định khác Thực tế II. Tổng chi phí Bảng 1.8 (2,3,5) III. Tổng biến phí II - I IV. Doanh thu sau thuế GTGT Bảng 1.3 V. Công suất hoà vốn I/(IV-III)x100% + Bước 5: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án. Bảng 1.11. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Chỉ tiêu Diễn giải Năm 1 Năm 2 Năm 3 I. Dòng tiền từ hoạt động SXKD 1. Lợi nhuận ròng Bảng 1.8 (Tăng +, giảm -) 2. Khấu hao cơ bản Bảng 1.5 + 3. Chi phí trả lãi vay Bảng 1.6.1,1.6.2 + 4. Tăng, giảm nhu cầu VLĐ Bảng 1.7 (Tăng -, giảm +) Dòng tiền ròng = 1+2+3+4 II. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư 1. Chi đầu tư TSCĐ Bảng 1.5 - 2. Vốn lưu động ban đầu Bảng 1.7 - 3. Giá trị thu hồi - Giá trị thanh lý TSCĐ Bảng 1.5 + - Vốn lưu động thu hồi cuối kỳ Bảng 1.7 + Dòng tiền ròng = 1+2+3 III. Dòng tiền từ hoạt động tài chính 1. Vốn tự có KH góp vốn + 2. Vay dài hạn Bảng 1.6.1 + 3. Trả nợ vay dài hạn Bảng 1.6.1 - 4. Vay ngắn hạn (a) + 5. Trả vốn vay ngắn hạn (a) - 6. Trả lãi vay Bảng 1.6.1,1.6.2 - 7. Trả cổ tức Chính sách Cty - Dòng tiền ròng =sum(1:7) IV. Dòng tiền ròng của dự án = I+II+III - Dư tiền mặt đầu kỳ = cuối kỳ trước - Dư tiền mặt cuối kỳ = ĐK+IV V. Dòng tiền từ hoạt động KD và Đtư (b) - Luỹ kế dòng tiền = I + II - Hiện giá dòng tiền - Luỹ kế hiện giá dòng tiền VI. Các tỷ số đánh giá HQ tài chính - NPV - IRR - DSCR DSCR = (Khấu hao+lợi nhuận sau thuế+lãi vay trung, dài hạn)/(nợ gốc trung, dài hạn phải trả+lãi vay trung, dài hạn). + Bước 6: Phân tích độ nhạy. Dùng lệnh Table trong Excel để tính. 1.2.3.8. Phân tích rủi ro của dự án đầu tư: Cán bộ thẩm định dự án đầu tư sẽ căn cứ vào dự án và các điều kiện cần thiết để xác định những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai và từ đó đề ra những giải pháp để ngăn chặn và phòng tránh nếu có thể. Từ đó làm căn cứ để ra quyết định cho vay vốn. 1.2.4. Quá trình thẩm định “dự án đầu tư khai thác Hầm lò khu mỏ Hồ Thiên”: 1.2.4.1. Thông tin về dự án đầu tư: - Tên dự án : Đầu tư khai thác Hầm lò khu Mỏ Hồ Thiên. - Địa điểm đầu tư : Khu mỏ Hồ Thiên thuộc xã Tràng Lương, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Tổng mức đầu tư : 187.126.749.000 đồng ( Giá trị sau thuế). Trong đó: + Xây lắp : 139.734.347.000 đồng. + Thiết bị : 26.847.614.000 đồng. + Chi phí quản lý và chi phí khác : 12.308.319.000 đồng. + Dự phòng : 8.236.469.000 đồng. *) Nguồn vốn tham gia :172.965.857.000 đồng (Tính theo giá trị trước thuế). + Vốn tự có tham gia : 25.965.857.000 đồng (15% Tổng vốn đầu tư). + Vốn vay BIDV dự kiến :147.000.000.000 đồng (85% Tổng vốn đầu tư). + Vốn huy động từ nguồn khác: 0 đồng (0% Tổng vốn đầu tư). *) Mô tả dự án: - Sản phẩm đầu ra của dự án là các loại than cám 3,4,5 và một số than cục xô. Loại than Mỏ Hồ Thiên thuộc loại Than có nhiệt lượng cao, nhiệt lượng thay đổi từ 4.624 ÷ 6.484 Kcal/Kg, trung bình 5.511 Kcal/Kg. - Công suất thiết kế: Công suất thiết kế ban đầu khi dự án đi vào hoạt động trung bình 300.000 tấn/ năm. Giai đoạn sau khi được thăm dò bổ sung đánh giá đầy đủ điều kiện địa chất có thể nâng sản lượng khai thác lên 500.000 ÷ 700.000 T/năm. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm sản xuất ra sẽ được bán lại cho các Công ty kinh doanh của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước theo kế hoạch hàng năm của Tập đoàn. - Giá bán được áp dụng theo giá nội bộ do tập đoàn ban hành và có sự điều chỉnh theo thị trường và các yếu tố đầu vào. *) Những điểm lợi nổi bật doanh nghiệp sẽ thu từ dự án: - Tăng sản lượng khai thác theo chỉ tiêu kế hoạch của Tập đoàn - Tận dụng nguồn lao động sẵn có và có trình độ tay nghề và một phần máy móc thiết bị của Công ty đang hoạt động tại khai trường Cẩm Phả. *) Hồ sơ Dự án đầu tư: - Quyết định số 460/QĐ-ĐT ngày 26/02/2008 của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam v/v Giao kế hoạch đầu tư năm 2008 cho Tổng Công ty Đông Bắc. - Dự án đầu tư khai thác Hầm Lò khu mỏ Hồ Thiên do Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp – TKV lập năm 2006. - Quyết định số 2002/QĐ-TM ngày 26/09/2005 của Tổng giám đốc Tổng Công ty Than Việt Nam ( Nay là Tập Đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam) v/v giao quản lý, bảo vệ và tổ chức thăm dò, khai thác khu mỏ Hồ Thiên - Huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh. - Quyết định số: 222/UBND ngày 19/01/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh v/v khai thác than tại khu mỏ Hồ Thiên. - Quyết định số: 1363/QĐ-ĐTXDCB ngày 27/04/2007 của Tổng Công ty Đông Bắc v/v phê duyệt dự án đầu tư khai thác Hầm Lò khu Mỏ Hồ Thiên - Quyết định số: 4383/QĐ-UBND ngày 26/11/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh v/v phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác Hầm Lò khu mỏ Hồ Thiên. - Quyết định số: 2582/QĐ- UBND ngày 14/08/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh v/v phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng các hạng mục dự án khai thác hầm lò khu mỏ Hồ Thiên của Tổng Công ty Đông Bắc tại xã Tràng Lương, huyện Đông Triều. - Báo cáo tiến độ thực hiện dự án Hồ Thiên ngày 18/09/2008 do Công ty TNHH MTV 91 - Tổng Công ty Đông Bắc lập. 1.2.4.2. Nội dung thẩm định dự án: 1.2.4.2.1. Sự cấn thiết phải đầu tư: Việc đầu tư phát triển và tăng sản lượng than khai thác là một trong những giải pháp quan trọng của Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu về than của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện chủ trương trên, trong thời gian qua Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam đã tổ chức quy hoạch lại ngành than, cải tạo mở rộng hàng loạt mỏ, tăng dần sản lượng than đáp ứng nhu cầu tiêu thụ than của các ngành kinh tế trong nước và xuất khẩu Theo chiến lược phát triển ngành than đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 đã được thủ tường chính phủ phê duyệt ngày 07/07/2008 thì về sản lượng khai thác than phấn đầu đến năm 2010 sản lượng khai thác đạt 40-50 triệu tấn than sạch và 60-65 triệu tấn vào năm 2015. Với lược đồ phát triển ngành than như trên thì năm 2010 Tổng Công ty Đông Bắc phấn đấu đạt khoảng 6 triệu tấn than/năm. Để đạt được mục tiêu trên, ngoài các giải pháp tăng cường năng lực, mở rộng khai thác tại các khai trường hiện có, đầu tư cơ giới hoá công nghệ nhằm tăng công suất các mỏ, một số giải pháp quan trọng và cần thiết đang đặt ra là đầu tư mở thêm khai trường mới. Hiện nay, với các khai trường hiện đang khai thác ở vùng Cẩm phả của Tổng Công ty Đông Bắc đều đã phát huy tối đa công suất, khả năng tăng công suất của nhiều khai trường hiện tại là hạn chế ( Không tính các khai trường mới mà Tổng Công ty được giao quyền quản lý khai thác thêm). Theo quyết định số 2002/QĐ-TM ngày 26/09/2005 của Tổng Công ty Than Việt Nam ( Nay là Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam) thì Công ty Đông Bắc ( Nay là Tổng Công ty Đông Bắc) được giao quyền quản lý và tổ chức khai thác khu mỏ Hồ Thiên, một phần khoáng sàng Yên Tử - Bảo Đài - Hồ Thiên thuộc địa bàn huyện Đông Triều. Tổng Công ty Đông Bắc là doanh nghiệp quân đội làm kinh tế, được giao nhiệm vụ quản lý và tổ chức khai thác khu mỏ Hồ Thiên không chỉ tạo ra sản phẩm là than đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế quốc dân mà còn là động lực góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội, ổn định quốc phòng và an ninh của khu vực miền Tây tỉnh Quảng Ninh. Với những lý do nêu trên việc đầu tư dự án “ Khai thác Hầm lò khu mỏ Hồ Thiên” là cần thiết. 1.2.4.2.2. Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án: 1.2.4.2.2.1. Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án: * Về thị trường mục tiêu Trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ đầu năm 2008 giá dầu trên thế giới đã liên tục có sự biến động mạnh. Các ngành sử dụng nguyên liệu từ than cũng tăng mạnh do vậy nhu cầu sử dụng năng lượng từ than có chiều hướng gia tăng. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho nền kinh tế phục vụ tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Nhà nước đã và đang thực hiện cải tạo, mở rộng và nâng công suất các nhà máy nhiệt điện chạy than hiện có và đầu tư thêm một số nhà máy mới như nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng, Nhà máy Nhiệt điện Hà Khành, Nhiệt điện Cẩm Phả, Nhiệt điện Mông Dương, Nhiệt điện Sơn Động, Tháng 9 năm 2008 chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc xây dựng Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương lớn nhất cả nước...Các ngành sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu là than, Nhà nước cũng đã có chủ trương đầu tư mạnh như xi măng, phân bón, giấy nên nhu cầu tiêu thụ than trong nước thời gian tới là rất lớn. Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay ngành điện phải nhập khẩu khoảng 32% tổng sản lượng để đáp ứng các nhu cầu trong nước. Các nhà máy Nhiệt điện đã và đang tiếp tục xây dựng để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nên nhu cầu về Than cho các nhà máy Nhiệt điện là rất lớn. Ngoài ra, theo chiến lược phát triển ngành Than thì đang đẩy mạnh nghiêu cứu, ứng dụng công nghệ chế biến than bao gồm: Chế biến Than dùng cho luyện kim, khí hoá than, than hoá dầu...nhằm đa dạng hoá sản phẩm ngành than. Do vậy thị trường tiêu thụ Than là lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần để xuất khẩu. * Về khả năng tiêu thụ: Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 89/2008/QĐ-TTg ngày 07 tháng 07 năm 2008 “V/v Phê duyệt chiến lược phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 “phấn đấu sản lượng than sạch dự kiến như sau:” - Đến năm 2010 là: 48-50 triệu tấn - Đến năm 2015 là: 60-65 triệu tấn - Đến năm 2020 là: 70-75 triệu tấn - Đến năm 2025 là: 80 triệu tấn Trong năm 2008 Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam đã ký Hợp đồng với Indonexia để nhập khẩu 3,5 triệu tấn Than để phục vụ sản xuất trong nước. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng trong nước là rất cao. Nhu cầu về Than tại thị trường trong nước và thị trường thế giới là rất cao do vậy khả năng tiêu thụ của Tổng Công ty Đông Bắc nói riêng và của Ngành than nói chung là khả thi. *Khả năng cạnh tranh của sản phẩm Theo kết quả của báo cáo nghiên cứu và dự án đầu tư thì than khai thác tại khu mỏ Hồ Thiên có chất lượng khá, nhiệt lượng thuộc loại khá cao. Ngoài ra, trong nội bộ ngành than Việt Nam không có sự cạnh tranh giữa các đơn vị cùng sản xuất than. Do vậy, hiện tại sự cạnh tranh về sản phẩm hầu như không có. 1.2.4.2.2.2. Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối Than sản xuất ra, qua quá trình sàng tuyển chế biến Than được vận chuyển đến các hộ tiêu thụ lớn hoặc giao cho Công ty đầu mối để xuất khẩu. Việc tiêu thụ thực hiện theo kế hoạch của Tập đoàn. 1.2.4.2.2.3. Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án: Mỗi năm theo kế hoạch sản xuất Tập đoàn giao cho các đơn vị thành viên thì toàn bộ than sản xuất ra đều được giao cho các Công ty đầu mối để tiêu thụ. Ngoài ra, như phân tích ở trên thì nhu cầu than trong tương lai là rất lớn do vậy việc tiêu thụ sản phẩm của dự án là hoàn toàn khả thi. 1.2.4.2.3. Đánh giá, nhận xét các nội dung về đặc điểm tự nhiên và phương diện kỹ thuật. 1.2.4.2.3.1 Đặc điểm tự nhiên: a) Địa điểm xây dựng: Khu mỏ Hồ Thiên được tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam giao quyền quản lý, thăm dò và tổ chức khai thác cho Tổng Công ty Đông Bắc, được phân chia làm 2 khu vực: Khu Đông và khu Tây + Khu đông giới hạn bởi toạ độ: X=40.410÷42.500 Y=357.580÷361.000 + Khu tây giới hạn bởi toạ độ: X=40.410÷42.500 Y=352.670÷355.532 Khu mỏ Hồ Thiên nằm trên địa bàn xã Tràng Lương, huyện Đông triều, tỉnh Quảng Ninh. b) Đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội khu mỏ * Điều kiện tự nhiên: Khai trường khu mỏ Hồ Thiên là một phần nằm về phía Tây Bắc của khoáng sàng Than Bảo Đài – Yên Tử - Hồ Thiên, nằm trong vòng cung Đông Triều, khu mỏ được chia làm 2 khu vực: Khu Đông và Khu Tây. Trong khu vực có 8 suối lớn chảy qua khai trường từ Bắc xuống Nam, các suối này đổ ra sông Tràng Lương và nhập vào sông Đá Bạc. Sau những trận mưa lớn thường gây ngập lụt từ một vài giờ đến một vài ngày Khí hậu khu mỏ nằm trong vùng khí hậu nhịêt đới gió mùa, hàng năm thường có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. * Điều kiện kinh tế xã hội: Khu Hồ Thiên nằm trong khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, gần các mỏ: Mạo Khê, Khe Chuối, Vàng Danh nên có điều kiện kinh tế và giao thông khá phát triển. Cách khu Hồ Thiên 5 Km mới có rải rác dân sinh sống nghề nghiệp là làm ruộnh và đi rừng. về giao thông: Cách khu Hồ Thiên 18 Km về phía Nam là quốc lộ 18 A, cách 25 Km về phía Nam có Sông Đá Bạc, sà lan có tải trọng đến 300 tấn có thể vào lấy Than, Cách 23 Km về phía Nam có tuyến đường sắt kép – Bãi Cháy nối liền với Hệ thống tuyến đường sắt quốc gia, cách 5 Km có đường ô tô 18B chạy qua xã Tràng Lương. c) Đặc điểm địa chất khu mỏ: - Địa tầng: Chứa than khu mỏ Hồ Thiên thuộc phụ điệp giữa điệp chứa than Hòn Gai T3 (n-r)hg2, thành phần nham thạch là sự xen kẽ nhịnh nhành của các lớp cát kết, sét kết, sét than và các vỉa than hoặc thấu kính than. Phần trên của phụ điệp thành phần bột kết và sét kết chiếm nhiều hơn cát kết, biến thành những lớp kẹp mòng nằm xen kẽ. - Kiến tạo: Các trầm tích chứa than thuộc dải Bảo Đài nằm dưới dạng một nếp võng khép kín kéo dài theo hướng Đông Tây, Khu Hồ thiên là một phần thuộc cánh Nam của nếp võng đó Về kiến tạo phay phá, khu Hồ thiên phát hiện được một đứt gãy ở trung tâm có phương chạy Đông Bắc – Tây Nam, tuy nhiên các yếu tố của đứt gãy này còn hết sức sơ lược và định. - Đặc điểm các vỉa Than: Trong khu vực khai trường của Mỏ tồn tại 02 vỉa Than: + Vỉa 4: Là vỉa dưới cùng phân bố trên một phạm vi rộng. Vỉa có xu huớng chiều dày giảm dần từ trên xuống dưới, từ Tây sang Đông. Vỉa 4 thuộc loại vỉa không ổn định, cấu tạo phức tạp, giao động trong giới hạn lớn. Chiều dày toàn vỉa nhỏ nhất là 1,24 m; lớn nhất là 4,35 m; trung bình 2,75m. Vách và trụ vỉa phổ biến là sét kết, cá biệt là sét than. Vỉa có cấu tạo phức tạp có từ 2-3 lớp đá kẹp, có nơi đến 14,15 lớp đá kẹp. Trên bình đồ trữ lượng của vỉa 4 thì có quá nửa diện tích của vỉa là không có gía trị công nghiệp chỉ có vùng lân cận là có chiều dày khai thác. + Vỉa 5: Vỉa có sự biến đổi chiều dày theo phương rõ ràng, chỉ có sự xấu đi cục bộ của một vài lớp than do lớp đá kẹp tăng lên đột ngột, còn hướng cắm thì vỉa có xu hướng vát mòng dần. Chiều dày trung bình của vỉa thay đổi từ 1,39 ÷ 5,6 m; trung bình 3,54m; hầu hết phạm vi phân bố của vỉa 5 đều đạt chiều dày công nghiệp. d) Đặc điểm hiện trạng khai thác - Đối với khu Đông: Vỉa 5 là vỉa có chất lượng than tốt, chiều dày vỉa trung bình và tương đối ổn định, chiều dài theo phương dài nên phần lộ vỉa phía Đông của phân khu I dự kiến đã khai thác từ mức + 275 trở nên, phần lộ vỉa phía Tây của phân khu II đã khai thác từ mức +220 trở nên. - Đối với khu Tây: Do địa hình phức tạp và cũng chưa có tuyến đường liên lạc với khu vực này hoàn chỉnh nên phần lộ vỉa 5 dự kiến chưa khai thác. 1.2.4.2.3. 2 Đặc điểm phương diện kỹ thuật: a) Biên giới và trữ lượng tài nguyên khai thác: + Biên giới khai trường mỏ: Mỏ Hồ Thiên là một phần của khoáng sàng than khu Yên Tử - Khe Chuối - Hồ Thiên, thuộc xã Tràng Lương, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Phía bắc giáp với huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Phía Nam giáp thị xã Uông Bí, Phía Tây giáp xã Bình Khê, huyện Đông Triều. Khu mỏ gồm 2 vỉa 4 và 5 nằm trên diện tích khoảng 15 km2, dọc theo quốc lộ 18B. Trong giới hạn khu Mỏ có khu vực cấm hoạt động khai thác để bảo vệ chùa Hồ Thiên nên khu mỏ Hồ Thiên chia làm 2 khu: Khu Đông và Khu Tây. + Trữ lượng tài nguyên khai thác: Tổng trữ lượng địa chất khu mỏ Hồ Thiên từ mức – 250 ÷ LV là: 20.732.067 tấn trong đó: Trữ lượng địa chất cấp C1 = 9.314.884 tấn, trữ lượng C2=11.417.183 tấn; Trữ lượng địa chất huy động là: 9.512.398 tấn; Theo tính toán trữ lượng công nghiệp là: 6.668.679 tấn. b) Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án: Dự án đầu tư khai thác Hầm lò khu mỏ Hồ Thiên được lập, công suất mỏ thời kỳ đầu là 300.000 tấn/năm, giai đoạn sau sẽ tăng lên 500.000 tấn/năm. Khu mỏ Hồ thiên là mỏ mới được xây dựng với với một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh. Sản phẩm đầu ra của dự án là các loại than cám 4, cám 5, cám 6, than cục xô. c) Công nghệ, dây chuyền thiết bị: Dự án Đầu tư khai thác Hầm lò khu mỏ Hồ Thiên là dự án có công nghệ, dây chuyền thiết bị tổng thể từ khâu khai thác, vận tải, chế biến và tiêu thụ than. Các phương án lựa chọn đưa ra các thức khai thác, máy móc thiết bị tương đối phù hợp với các điều kiện địa chất và điều kiện thực tế của mỏ. d) Quy mô, giải pháp xây dựng: + Công tác xây dựng công trình dự kiến thực hiện trong 2,5 năm, các công việc chính: Đào các hệ thống đường lò khai thông và chuẩn bị khai thác, các hạng mục công trình trên bề mặt phục vụ quá trình đào lò XDCB cũng như khai thác sau này + Đào các đường lò sử dụng các phương tiện cơ giới hoá trong từng cung đoạn. Xây dựng các công trình trên mặt bằng theo các tiêu chuẩn xây dựng phù hợp với yêu cầu phục vụ công trình e) Đền bù, di dân tái định cư, môi trường, phòng cháy chữa cháy: *Đền bù, giải phóng mặt bằng: Khu Hồ Thiên nằm trong khu vùng công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, địa giới khai thác thuộc khu vực quản lý của Công ty TNHH MTV 91, Dự án không phải đền bù, không phải giải phóng mặt bằng * Tác động Môi trường: Để hình thành dây chuyền công nghệ công suất 300.000 tấn/năm thì phải thi công các hạng mục công trình trên mặt bằng công nghiệp và hệ thống các công trình đường ô tô, cung cấp điện, thông tin liên lạc nên quá trình thi công và ảnh hoạt động mỏ sẽ tác động đến môi trường như: + Ảnh hưởng của bụi đến môi trường: Quá trình vận tải và chế biến than, quá trình vận tải đất đá thải ra khu vực đổ thải cũng là tác nhân gây bụi cho môi trường. Do vậy phương án đưa ra giải pháp sử dụng nước dập bụi, quy hoạch trồng cây xanh nhằm hạn chế việc ảnh hưởng của bụi và tạo bóng mát, cải thiện điều kiện khí hậu cho sinh hoạt của Công nhân. + Ảnh hưởng nguồn nước: Quá trình hoạt động trên mặt bằng công nghiệp cũng như sinh hoạt của Công nhân nếu không có giải pháp xử lý nước thải thì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Do vậy nước thải từ trong lò cần được tập truing về bể xử lý nước thải bố trí ở các cửa lò thoát ra hệ thống thoát nước chung. Nước thải từ các nhà xưởng cần tập trung tách dầu mỡ, các chất thải lẫn trước khi thoát ra hệ thống thoát nước chung. + Ảnh hưởng đất đá thải khu vực: Quá trình san gạt thi công các mặt bằng công nghiệp, quá trình sàng tuyển than hàng năm tạo ra một lượng đất đá đáng kể. Việc vận chuyển đổ thải đến khu vực theo quy định, bãi thải phải bố trí đập chắn đất đá để hạn chế sự trôi lấp ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. * Biện pháp bảo đảm an toàn và phòng chống cháy nổ: Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ khí Mêtan, phòng ngừa sập lò, chống bục nước, phòng chống cháy, phòng chống bụi, chống trôi lấp đất đá, các công tác cấp cứu mỏ và vệ sinh công nghiệp. 1.2.4.2.4. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án: Dự án thực hiện theo đúng quy định của nhà nước, chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. Công ty lại có đội ngũ công nhân lành nghề, bộ máy quản lý có kinh nghiệm kể cả trong việc áp dụng công nghệ mới, do vậy việc đầu tư không chỉ ổn định về công suất mỏ mà còn tận dụng được năng lực hiện có và phù hợp với trình độ quản lý của Công ty. Dự án đầu tư khai thác Hầm lò khu mỏ Hồ Thiên được tổ chức sản xuất theo mô hình xí nghiệp sản xuất kinh doanh độc lập, bộ máy điều hành sản xuất được bố trí như sau: + Ban giám đốc: gồm 01 giám đốc và 03 phó Giám đốc. + Phòng chức năng gồm: Phòng kỹ thuật tổng hợp, phòng XDCB, Cơ điện vận tải, kế toán tài chính, tổ chức lao động , kế hoạch vật tư.... + Các phân xưởng sản xuất trực tiếp: Xây dựng cơ bản, các phân xưởng khai thác, px cơ điện, sàng tuyển, điều hành sản xuất, vận tải hầm lò, thông gió, quản lý mỏ. 1.2.4.2.5. Thẩm định Tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn. *) Tổng mức đầu tư - Tổng dự toán: 187.126.749.000 đồng ( Giá trị sau thuế) Trong đó: + Xây lắp : 139.734.347.000 đồng. + Thiết bị : 26.847.614.000 đồng. + Chi phí quản lý và chi phí khác : 12.308.319.000 đồng. + Dự phòng : 8.236.469.000 đồng. - Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án: Theo báo cáo tiến độ thực hiện dự án Hồ Thiên do Công ty TNHH MTV 91 - Tổng Công ty Đông Bắc lập ngày 18 tháng 09 năm 2008 và theo sự tính toán của phòng quan hệ khách hàng thì tiến độ để thực hiện dự án cụ thể như sau: + Năm 2008 giá trị đầu tư: 31.136.900.000 đồng + Năm 2009 giá trị đầu tư: 76.027.400.000 đồng + Năm 2010 giá trị đầu tư: 65.801.557.000 đồng *) Nguồn vốn đầu tư: 172.965.857.000 đồng ( Tính theo giá trị trước thuế) + Vốn tự có tham gia : 25.965.857.000 đồng Chiếm 15% Tổng vốn đầu tư. + Vốn vay BIDV dự kiến :147.000.000.000 đồng Chiếm 85 % Tổng vốn đầu tư. Cụ thể mức vốn Tổng Công ty đề nghị vay theo tiến độ và mức vốn tự có của Tổng Công ty tham gia như sau: Bảng 1.11. Cơ cấu vốn đầu tư của dự án. Đơn vị: VNĐ. Năm Tổng mức đầu tư vốn vay Vốn tự có % TC/Tổng vốn 2008 31.136.900.000 26.000.000.000 5.136.900.000 16.5% 2009 76.027.400.000 65.000.000.000 11.027.400.000 14.5% 2010 65.801.557.000 56.000.000.000 9.801.557.000 15% Tổng 172.965.857.000 147.000.000.000 25.965.857.000 15% Nguồn vốn tự có tham gia của Tổng Công ty có tính khả thi cao vì mặc dù vốn tự có cho dự án là gần 26 tỷ đồng nhưng thời gian thực hiện dự án là 3 năm, mỗi năm vốn đầu tư cụ thể như bảng dự kiến nêu trên. Lợi nhuận năm 2008 theo kế hoạch của Tập đoàn dự kiến là: 77 tỷ đồng và có sự gia tăng cho các năm sau. Như vậy Tổng Công ty có khả năng trong việc tham gia vốn đầu tư đầy đủ đáp ứng đủ nguồn vốn tự có theo yêu cầu. 1.2.4.2.6. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự: * Căn cứ xác định: - Giá bán sản phẩm: Áp dụng mức giá thấp nhất theo quyết định số: 1931/QĐ-KH ngày 18/08/2008 của Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam v/v: ban hành giá bán than nội bộ điều chỉnh năm 2008. - Chi phí vật liệu, nhiên liệu, điện năng, chi phí khác, chi phí sàng tuyển, chi phí vận tải và tiêu thụ, chi phí tập trung Công ty và chi phí quản lý chung của mỏ: Dựa vào số liệu chi phí vật liệu của báo cáo dự án đầu tư do công ty cung cấp nhân với hệ số 1,25 ( Dự kiến chỉ số lạm phát năm 2008 là 25%). - Tiền lương và phụ cấp lương: Tính với thu nhập bình quân đầu người năm 2008 theo kế hoạch của Tập đoàn giao cho Tổng Công ty Đông Bắc là: 4.348.000 đồng/người, số lao động dự kiến sau khi dự án hoàn thành là 960 người và sản lượng đạt 300.000 tấn/năm ð tiền lương bình quân 1 tấn: là 167.000 đồng - Bảo hiểm XH, bảo hiểm y tế, Chi phí công đoàn: Chiếm 19 % Tiền lương. - Khấu hao TSCĐ theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC, dự án đề xuất mức trích khấu hao bình quân: Đầu tư năm 2008 là10 năm; Năm 2009 là 9 năm; Năm 2010 là 8 năm ( Đảm bảo tổng mức trích không vượt quá đời dự án đã được duyệt) - Chi phí bảo vệ môi trường: Theo kế hoạch của Tập đoàn và tham khảo theo quyết định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/05/2008 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. ð Với căn cứ trên thì kết quả tính toán là: Công suất thiết kế (Tấn): 300,000 100% Tổng vốn đầu tư: Không thuế Có thuế Công suất hoạt động ( Tấn : 300,000 300,000 + Tài sản cố định: 172,965,857 100.00% 187,126,749 Công suất huy động năm đầu 3.90% Chi phí xây lắp 127,031,222 73.44% 139,734,347 Tỷ lệ gia tăng hàng năm: 0% Chi phí thiết bị 26,357,220 15.24% 26,847,614 Chi phí quản lý và chi khác 11,340,946 6.56% 12,308,319 Thuế suất VAT 10% Dự phòng 8,236,469 4.76% 8,236,469 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28% + Vốn lưu động ban đầu (ròng) - 0 Khả năng thay đổi vốn đầu tư 0% Nguồn vốn đầu tư 187,126,749 100.00% Khả năng thay đổi các chi phí đầu vào 0% + Vốn vay NHĐT 147,000,000 78.56% Khả năng thay đổi Công suất' 0% + Nguồn vốn tự có và coi như tự có của DN 40,126,749 21.44% Khả năng thay đổi vốn vay 0% Chi phí vốn: Khả năng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21729.doc
Tài liệu liên quan