Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG I: CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8

1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 8

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 8

1.1.2 Các đặc điểm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 10

1.1.3 Vị trí, vai trò của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ 12

1.1.4 Nhu cầu vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ 16

1.2 Thẩm định tài chính dự án trong cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ 18

1.2.1 Khái niệm thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ 18

1.2.2 Các chỉ tiêu sử dụng để thẩm định tài chính trong cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ 28

1.2.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ 33

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thẩm định tài chính trong cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ 34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA 36

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Công thương Đống Đa 36

2.1.1 Quá trình hình thành phát triển 36

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 37

2.1.3 Tình hình hoạt động trong những năm gần đây 38

2.2 Công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa 46

2.2.1 Xem xét tổng thể DAĐT 46

2.2.2 Dự tính hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của Dự án đầu tư 53

2.3 Ví dụ về thẩm định dự án xây dựng nhà làm việc và phòng máy trung tâm của công ty dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà Nội 57

2.3 Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa 63

2.3.1 Những kết quả đạt được 63

2.3.1 Những hạn chế và nguyên nhân 65

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA 70

3.1 Định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng Công thương Đống Đa 70

3.1.1 Định hướng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 71

3.1.2 Định hướng công tác thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 71

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa 72

3.3 Kiến nghị 79

3.3.1 Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam 79

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 81

3.3.3 Đối với Nhà nước 82

3.3.4 Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 82

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU

 

 

Tên bảng biểu Trang

Bảng 1: Nguồn vốn của NHCT ĐĐ 30

Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn 32

Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại NHCT Đống Đa 33

biểu đồ cơ cấu doanh số cho vay 34

Bảng 3: Tình hình tài chính NHCT Đống Đa 36

Bảng tình hình SXKD và tình hình tài chính của doanh nghiệp 48

Bảng dự toán vốn đầu tư 50

Bảng tính dòng tiền của dự án 51

Kế hoạch trả nợ 52

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

 

DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ

TSCĐ : Tài sản cố định

TSLĐ : Tài sản lưu động

VCĐ : Vốn cố định

VLĐ : Vốn lưu động

NH : Ngân hàng

NHTM : Ngân hàng thương mại

SXKD : Sản xuất kinh doanh

DT : Doanh thu

NHCT VN : Ngân hàng công thương Việt Nam

NHCT ĐĐ : Ngân hàng công thương Đống Đa

ĐTDH : Đầu tư dài hạn

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

DADT : Dự án đầu tư

TCKT : Tổ chức kinh tế

TGTK : Tiền gửi tiết kiệm

XDCB : Xây dựng cơ bản

DFRR : Dự phòng rủi ro

NG : Nguyến giá

DNQD : Doanh nghiệp quốc doanh

 

 

 

 

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h xác của kết quả thẩm định. * Tổ chức công tác thẩm định Thẩm định tài chính dự án được tiến hành theo một quy trình gồm nhiều giai đoạn nên việc tổ chức công tác thẩm định cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Nếu công tác thẩm định tài chính dự án được tổ chức một cách khoa học, hợp lý, phối hợp chăt chẽ, phân công phân nhiêm rõ ràng thì kết quản thẩm định sẽ tốt. 1.2.4.2 Nhân tố khách quan * Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô ở đây bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật… Môi trường kinh tế ổn định và lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định, lúc đó dự án sẽ không có những biến động bất thường và việc dự báo dễ chính xác và kết quả thẩm định tài chính dự án cao hơn. Môi trường pháp luật bao gồm những chính sách, chế độ của Nhà nước về hoạt động cho vay của Ngân hàng; về thẩm định dự án nói chung và thẩm tài chính dự án nói riêng; những quy định và chính sách đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiến lược phát triển kinh tế…Các chính sách, chế độ quản lý của Nhà nước đầy đủ, rõ ràng là căn cứ pháp lý cho công tác thẩm định, là thước đo để so sánh đối chiếu, đánh giá. * Khách hàng Công tác thẩm định phụ thuộc rất vào hồ sơ về dự án mà khách hàng trình lên. Tính đầy đủ, hợp lệ, trung thực, chính xác của thông tin tài chính doanh nghiệp và thông tin về dự án là rất cần thiết để đảm bảo kết quả việc thẩm định dự án. Ngân hàng sau khi nhận được hồ sơ phải kiểm định lại tất cả các thông tin và dựa vào đó để tiến hành phân tích, tính toán. Tuy nhiên đây là một việc làm không dễ, phụ thuộc phần lớn vào thiện ý của khách hàng. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA 2.1 Tổng quan về Ngân hàng Công thương Đống Đa 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển Chi nhánh NHCT Đống Đa là đơn vị thành viên phụ thuộc NHCT VN, là chi nhánh hoạt động lớn trong hệ thống NHCT và trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tên giao dịch : Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa Địa chỉ : 187 Tây Sơn - Đống Đa – Hà Nội Tiền thân là phòng doanh nghiệp ô chợ dừa của chi nhánh nghiệp vụ ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội, do ông Phan Văn Quảng làm trưởng phòng, trụ sở đóng tại 289 Phố Hàng Bột (nay là phố Tôn Đức Thắng). Trước năm 1987, NHCT Đống Đa có tên gọi là Ngân hàng Nhà nước quận Đống Đa trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hà Nội. Năm 1987, thực hiện NĐ 53/HĐBT này là Thủ tướng Chính phủ, chuyển Ngân hàng Nhà nước quận Đống Đa thành NHCT Đống Đa trực thuộc Chi nhánh NHCT thành phố Hà Nội. Đến năm 1990, theo quyết định 402/CT ngày 14/11/1990 của Thủ tướng Chính phủ giải thể chi nhánh NHCT thành phố Hà Nội, chuyển 6 chi nhánh NHCT quận, khu vực thuộc chi nhánh NHCT thành phố Hà Nội thành các chi nhánh NHCT khu vực trực thuộc NHCT VN trong đó có chi nhánh NHCT Đống Đa. Kể từ ngày 1/4/1993 NHCT Đống Đa chính thức được quyền hạch toán độc lập và trở thành chi nhánh cấp một của NHCT VN. Số cán bộ nhân việc của Chi nhánh hiện nay là 350 người; trong đó cán bộ nam có 110 chiếm 31,4%, cán bộ nữ có 240 người chiếm 68,6%. Về trình độ chuyên môn: Thạc sỹ kinh tế : 10 người Cao học : 10 người Đại học : 230 người Trung cấp, sơ cấp : 100 người Từ đó đến nay, Ngân hàng đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những chi nhánh hiện đại, có hiệu quả trong hệ thống NHCT VN. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Giám đốc Phòng PGĐ Phòng PGĐ Phòng PGĐ Phòng TC-HC Phòng KH I Phòng KT nội bộ Phg TT - ĐT Phg Kế toán Phg KH2 Phg kho quỹ Phg TT- TM Phg TH - Tiếp thị Phg GD Cát Linh Phg GD Kim Liên Phg KH cá nhân Tổ DNQN Tổ DN ngoài QD Cho va cá nhânvay c¸ nh©n Huy động vốn Phòng PGĐ 2.1.3 Tình hình hoạt động trong những năm gần đây Trong những năm qua mặc dù có những khó khăn trong cạnh tranh về lãi suất giữa các Ngân hàng trên địa bàn, sự mở rộng mạng lưới ồ ạt của các Ngân hàng thương mại, song bằng nỗ lực của mình, hoạt động kinh doanh dịch vụ tiền tệ của Chi nhánh vẫn ổn định, an toàn và phát triển. Về tình hình huy động vốn Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại – đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Với chủ trương tăng cường nguồn vốn tạo tiền đề cho mọi thăng lợi trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, Chi nhánh NHCT Đống Đa đã tổ chức mạng lưới các quỹ tiết kiệm rộng khắp, làm tốt chính sách phục vụ khách hàng, nguồn vốn của Chi nhánh đã tăng trưởng liên tục. Bảng 1: Nguồn vốn của NHCT ĐĐ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Stiền % Stiền % Stiền % Stiền % 1. Tiền gửi dân cư 1520 66 1700 65 1743 55,5 1950 57,9 +) Tiền gửi tiết kiệm 1360 59 1700 65 1543 49,1 1700 50,4 - Không kỳ hạn 20 1 25 1 12 0,4 10 0,3 - Có kỳ hạn 1340 58 1675 64 1531 48,7 1690 50,1 Dưới 6 tháng 734 32 871 34 842 26,8 790 23,4 Dưới 12 tháng 606 26 804 1 689 21,9 900 26,7 +) Kỳ phiếu 160 7 0 0 200 6,4 250 7,4 2. T.Gửi của các TCKT 800 34 900 35 1400 44,5 1420 42,1 - Không kỳ hạn 570 25 600 23 800 25,5 980 29,1 - Có kỳ hạn (12tháng) 230 10 300 12 600 19,1 440 13,1 Tổng 2320 100 2600 100 3143 100 3370 100 - VND 1750 75 2100 81 2633 93,8 2840 84,3 - Ngoại tệ quy đổi 570 25 500 19 510 16,2 530 15,7 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của các năm của phòng tổng hợp tiếp thị) Tổng nguồn vốn huy động được năm 2002 là 2320 tỷ đồng, đến năm 2005 đã lên tới 3370 tỷ đồng. Năm 2004 Chi nhánh đã huy động được 3443 tỷ đồng, tăng 543 tỷ so với năm 2003 (tức tăng 20,9%), chỉ bằng 99,43% so với kế hoạch. Tuy nhiên, đến năm 2005, tổng nguồn vốn huy động được là 3370 tỷ đồng, bằng 104% so với kế hoạch, tăng hơn so với năm trước là 227 tỷ đồng. Đó là do Chi nhánh đã làm tốt các chính sách phục vụ khác hàng, cải tiến phong cách phục vụ thuận lợi, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu gửi tiền của dân cư và các tổ chức kinh tế. Chi nhánh đã triển khai đa dạng hóa các hình thức huy động như: Huy động tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất bậc thang… Chủ động tìm kiếm nguồn vốn và phối hợp với Ban quản lý các dự án để thu hút nguồn tiền đền bù, giải phóng mặt bằng như: Nút giao thông Kim Liên – Ô chợ Dừa, Ngã Tư Sở. Ngoài ra, Chi nhánh còn tích cực thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi và thu hút nguồn tiền gửi của các tổ chức. Chi nhánh vẫn duy trì tổ chức thu tiền tại các đơn vị như: Thu tiền tại trên 50 điểm bán lẻ của Xí nghiệp bán lẻ xằng dầu, thu tại Chi nhánh điện lực Đống Đa, đã tổ chức tận thu cả những ngày nghỉ thứ 7 và Chủ Nhật. Qua số liệu cơ cấu nguồn vốn của NHCT Đống Đa ta thấy xu hướng chung là vốn huy động từ dân cư ổn định, tăng trưởng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng khá cao, trung bình trên 56%. Bên cạnh đó, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế ngày càng lớn, đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên đã tạo nhiều thuận lợi cho Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Vốn huy động ngoại tệ tăng ít, năm 2003 giảm đi so với năm 2002 là 12,3%, đến năm 2004 là 510 chỉ tăng 2% so với năm 2003, năm 2005 cũng chỉ tăng hơn 3% so với năm 2004. Nguồn huy động VND vẫn là nguồn chính, chiếm tỷ lệ cao, trung bình trên 80%. Riêng về kỳ phiếu trái phiếu, mức độ tăng giảm không ổn định vì đây chỉ là công cụ huy động khi ngân hàng có nhu cầu đột xuất về vốn. Cơ cấu nguồn vốn Về tình hình sử dụng vốn Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là huy động vốn để sử dụng nhằm thu lợi nhuận. Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau của ngân hàng, trong đó tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất. Với chủ trương chọn lọc khách hàng, chỉ đầu tư cho vay đối với khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ Ngân hàng, doanh số cho vay và thu nợ của chi nhánh NHCT Đống Đa đều tăng qua các năm. Nhìn chung khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là các doanh nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, đến năm 2005 thì Ngân hàng đã đa dạng hóa khách hàng. Một phần là do quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, một phần vì trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hơn, Ngân hàng cũng muốn cho hoạt động kinh doanh của mình an toàn và hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh đối với các Ngân hàng khác. Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại NHCT Đống Đa Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 S.tiền % S.tiền % S.tiền % S.tiền % 1. Doanh số cho vay 1763 100 2200 100 2243 100 2280 100 - Quốc doanh 1568 89 1800 82 1865 83 1100 48 - Ngoài quốc doanh 195 11 400 18 380 17 1180 52 2. Doanh số thu nợ 1583 100 1829 100 2134 10 2230 100 - Quốc doanh 1418 91 1772 97 1568 74 1476 66 - Ngoài quốc doanh 165 10 57 3 548 26 754 34 3. Dư nợ 1670 100 2041 100 2150 100 2200 100 - Quốc doanh 1495 90 1525 75 1800 84 1210 55 - Ngoài quốc doanh 175 10 518 25 350 16 990 45 Phân theo thời gian 1. Doanh số cho vay 1763 100 2200 100 2243 10 2280 100 - Ngắn hạn 1560 88 1970 90 1993 89 2080 91 - Dài hạn 203 12 230 10 250 11 200 9 2. Doanh số thu nợ 1583 100 1829 100 2154 100 2230 100 - Ngắn hạn 1546 98 1658 91 1858 86 1830 82 - Trung và dài hạn 37 2 171 9 270 13 400 18 3. Dư nợ 1670 100 2041 100 2150 100 2200 100 - Ngắn hạn 919 55 1231 60 1250 58 1500 68 - Trung và dài hạn 751 45 810 40 900 42 700 32 Nợ quá hạn 10 8 12 16 1. Quốc doanh 2 4 7 10 2. Ngoài quốc doanh 8 4 5 6 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của các năm của phòng tổng hợp tiếp thị) Qua số liệu cho thấy, khách hàng chủ yếu của Ngân hàng trong giai đoạn trước 2005 vẫn là doanh nghiệp quốc doanh. Lượng tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp này liên tục tăng và chiếm tỷ lệ khá cao trong giai đoạn từ 2002 đến 2004, doanh số cho vay năm 2002 là 1568 tỷ đồng chiếm 89%, đến năm 2003 là 1800 tỷ đồng chiếm 82%, năm 2004 là 1685 tỷ đồng chiếm 83%. Tuy nhiên đến năm 2005, doanh số cho vay đối với khu vực này giảm còn 1100 tỷ đồng, chỉ chiếm chưa đầy 50% tổng doanh số cho vay. Ngược lại, tín dụng đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong giai đoạn đầu còn hạn chế, chiếm tỷ lệ rất ít trong doanh số cho vay, tính trung bình từ năm 2002 đến 2004 tỷ trọng chưa đầy 16%, một con số khá khiêm tốn. Nhưng đến năm 2005, doanh số cho vay đối với khu vực này tăng lên một cách đáng kể, chiếm trên 50%. Điều này chứng tỏ một sự chuyển biến trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Cơ cấu doanh số cho vay Tổng doanh số thu nợ tăng qua các năm, năm 2002 là 1583 tỷ đồng nhưng đến năm 2005 đã tăng đến 2230, tăng 647 tỷ đồng. Đối với khu vực quốc doanh doanh số thu nợ năm 2002là 1418 tỷ đồng, đến năm 2003 là 1772 tỷ đồng, tăng 354 tỷ đồng. Năm 2004 giảm còn 1568 tỷ đồng và năm 2005 chỉ còn 1476. Đó là do Ngân hàng đã tăng cường cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh. Tổng dư nợ qua các năm tăng đều, năm 2002 là 1670 tỷ đồng, đến năm 2003 đã tăng 22,2% tức tăng 371 tỷ đồng. Đến năm 2004, dư nợ là 2150, đạt 100% kế hoạch được giao, tuy nhiên đến năm 2005 dư nợ là 2200 tỷ đồng, tăng so với năm 2004 nhưng chỉ đạt 93% so với kế hoạch. Điều này là do Chi nhánh chủ trương chọn lọc khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ Ngân hàng. Mặt khác, do dư nợ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, khối giao thông hiện đang có nhiều khó khăn do việc nghiệm thu, quyết toán, cấp vốn chậm, nên chi nhánh chủ trường thận trọng cho vay ở khối này mà tập trung thu hồi nợ. Về công tác thu hồi nợ quá hạn và nợ tồn đọng, Chi nhánh đã tích cực đôn đốc, chủ động, phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý thu hồi. Kết quả cũng khá khả quan. Năm 2004 nợ quá hạn thu hồi được 8 tỷ 23 triệu đồng, nợ tồn đọng thu hồi được 1 tỷ 345 triệu đồng. Năm 2005 thu hồi được 39 tỷ 909 triệu đồng, trong đó: nợ quá hạn là 39 tỷ 222 triệu đồng, nợ tồn đọng là 687 triệu đồng. Về hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Do khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất, thường xuyên nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Vì vậy nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh chủ yếu để phục vụ cho mở L/C nhập khẩu, thanh toán chuyển tiền và nhờ thu nhập khẩu. Để nâng cao tỷ trọng dịch vụ thu phí nhằm cung cấp dịch vụ đa dạng cho khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh, Chi nhánh thường xuyên khai thác ngoại tệ của các doanh nghiêp và các tổ chức tín dụng khác cùng với sự hỗ trợ của Trung ương để đảm bảo nhu cầu thanh toán và nhập khẩu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, phát triển các hoạt động mua bán ngoại tệ, phát hành và thanh toán L/C. +) Vể thanh toán quốc tế: Năm 2004: - Mở L/C nhập khẩu : 351 món trị giá 41.195.006 US - Thanh toán L/C nhập khẩu : 440 món trị giá 45.186.498 USD Năm 2005: - Mở L/C nhập khẩu : 42.258.674 USD - Thanh toán L/C nhập khẩu : 45.524.340 USD +) Về kinh doanh ngoại tệ: Năm 2004: - Doanh số mua : 57.817.873 - Doanh số bán : 57.683.860 Năm 2005: - Doanh số mua : 46933708 USD - Doanh số bán : 47.641.803 USD Tình hình tài chính của Ngân hàng Trong những năm qua, tổng thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng lên, trong đó thu từ lãi tiền vay vẫn chiếm chủ yếu, trung trên 76%. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ trọng thu từ lãi tiền vay có giảm đi chứng tỏ Ngân hàng đã dạng hóa các hoạt động của mình để tăng thu từ các dịch vụ khác. Bảng 3: Tình hình tài chính NHCT Đống Đa Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Stiền % Stiền % Stiền % Stiền % 1. Tổng thu nhập 147 100 180 100 225 100 270 100 - Lãi tiền gửi 20 13,6 40 22 55 24 60 22 - Lãi tiền vay 120 81,6 137 76 165 74 200 74 - Lãi khác 7 4,8 3 2 5 2 10 4 2. Tổng chi phí 108 100 142 100 165 100 200 100 - Lãi tiền gửi 20 18,5 35 25 45 27 50 25 - Lãi tiền vay 70 64,8 77 54 82 50 100 50 - Chi khác 18 16,7 30 21 38 23 50 25 3. Lãi 39 38 60 70 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của các năm của phòng tổng hợp tiếp thị) 2.2 Công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Việc thẩm định DAĐT nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả của DAĐT, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay. Kết quả phân tích, thẩm định DAĐT cũng là cơ sở để cán bộ tín dụng tham gia góp ý tư vấn khách hàng vay, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và là cơ sở để xác định số tiền vay, thời gian vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, v.v.. tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngân hàng. Việc phân tích thẩm định DAĐT sẽ được tiến hành theo những phần sau: 2.2.1 Xem xét tổng thể DAĐT +) Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung quan trọng của DAĐT Mục tiêu đầu tư của DAĐT là gì? Khách hàng thực sự có cần thiết đầu tư? Quy mô đầu tư thế nào? Cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của DAĐT ra sao? Phương án tiêu thụ sản phẩm như thế nào? Quy mô vốn đầu tư là bao nhiêu? Cơ cấu vốn đầu tư? Kế hoạch kinh doanh dự kiến thực hiện từ những nguồn vốn nào? Thời gian dự kiến thực hiện dự án bao lâu? +) Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm DAĐT Tình hình nhu cầu trên thị trường về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án như thế nào? Mô tả sản phẩm DAĐT Những đặc tính của nhu cầu sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là gì? Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định như thế nào? Tổng nhu cầu hiện tại về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là bao nhiêu? Tổng nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án được dự tính là bao nhiêu? Mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng sản xuất sản phẩm là bao nhiêu? Bao nhiêu phần trăm về khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng. +) Đánh giá về cung sản phẩm Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Liệu việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn? Mức độ biến động dự đoán của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác tham gia vào thị trường sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án như thế nào? Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua là bao nhiêu? dự kiến khả năng nhập khẩu trong nước thời gian tới là bao nhiêu? Tổng mức cung dự kiến và tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ này là bao nhiêu? +) Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phảm của dự án, xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là thay thể hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác. Việc định hướng này có hợp lý không. Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm phương án đối với: Thị trường nội địa: Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của phương án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu thụ hay không Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào, có rẻ hơn không, có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không. Thị trường nước ngoài Sản phẩm có khả năng đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không? Quy cách, chất lượng mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với những các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu? Thị trường dự kiên xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không? Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả như thể nào? +) Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối Sản phẩm của phương án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không? Mạng lưới phân phối của sản phẩm phương án đã được xác lập chưa, mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không? Ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối là bao nhiêu? Khách hàng sẽ áp dụng phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay như thế nào? Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể gây ra việc bị ép giá hay không? +) Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của phương án Theo những ước định nói trên thì mức độ sản xuất và tiêu thụ hàng năm của khách hàng vay vốn là bao nhiêu? Khách hàng liệu có thể kịp thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu phương án có nhều loại sản phẩm để phù hợp với tình hình thị trường? Mức độ biến động vê giá bán sản phẩm này trên cơ sở tháng, quý, năm là bao nhiêu? +) Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án Khách hàng cần bao nhiêu nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào? họ là những khách hàng có quan hệ từ trước hay mới thiết lập? khả năng cung ứng và mức độ tín nhiệm của họ như thế nào? Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên nhiên liệu đầu vào (nếu có) như thế nào? Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu? Đối với các dự án phải gắn với vùng nguyên liệu thì khả năng xây dựng vùng nguyên liệu ra sao? +) Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật Địa điểm xây dựng Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông không? gần nguồn nguyên liệu không? điện nước và thị trường có gần không, có nằm trong quy hoạch hay không? Cơ sở vật chất hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào, đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án Công suất thiết kế dự kiên là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không? Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có trên thị trường Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào? Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để tạo ra sản phẩm có cao không? Công nghệ thiết bị Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới? Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam không, lý do lựa chọn công nghệ này? Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ được hay không? Xem xét đánh gia về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất. Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được không? Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý không? Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến không? Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không? Quy mô, giải pháp xây dựng Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án không, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay không Tổng dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết không Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện nước Môi trường, phòng cháy chữa cháy +) Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án Xem xét năng lực, uy tín của nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị - công nghệ Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi khi thị trường dự kiến bị mất Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượnglao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án. +) Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn Tổng vốn đầu tư dự án Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được Ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hàng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư) cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó đưa ra cơ cấu vốn hợp lý để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án Cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả. +) Đánh giá hiệu quả tài chính dự án Trong quá trình đánh giá hiệu quả tài chính dự án, có hai nhóm chỉ tiêu cần thiết phải đề cập Nhóm chỉ tiêu về suất sinh lời của dự án: NPV, IRR, ROE (đối với dự án có vốn tự có tham gia) Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ Nguồn trả nợ hàng năm Thơi gian hoàn trả vốn vay DSCR (chỉ số đánh giá khả năng hoàn trả nợ dài hạn của dự án) +) Phân tích rủi ro của dự án Rủi ro về tiến độ thực hiện (đối với dự án xây dựng): Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. Biện pháp giảm thiểu rủi ro: Khách hàng đã có giải pháp gi giảm thiểu rủi ro Rủi ro về thị trường: rủi ro hàng hóa sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu thị trường, thiếu sức cạnh tranh về giá cả, chất lưọng, mẫu mã, công dụng… Rủi ro về môi trường và xã hội: Dự án có thể gây tác động tiêu cực đối với môi trường và dân cư xung quanh Rủi ro kinh tế vĩ mô: bao gồm các rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô như tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất… Ngân hàng phải xem xét xem khách hàng đã có những biện pháp giảm thiểu rủi ro: Khách hàng đã có giải pháp gì giảm thiểu rủi ro, những biện pháp dó có khả thi không? 2.2.2 Dự tính hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của Dự án đầu tư Việc phân tích và thẩm định dự án có thể được khái quát qua sơ đồ sau: Xác định mô hình dự án Phân tích và ước tính số liệu cơ sở dự tính Thiết lập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoan thien cong tac TDTCDA trong CV doi voi DN vua va nho tai NHCT DD- CQ 443175-HO THI HOANG YEN.doc
Tài liệu liên quan