Chuyên đề Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại sở giao dịch 1 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. NHỮNG VẤN ĐỂ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN 3

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 3

1.1.2. Những hình thức tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp 4

1.1.3. Vai trò của tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn 5

1.1.4. An toàn trong hoạt động tín dụng 6

1.2. TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 7

1.2.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng 7

1.2.2. Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 8

1.2.3. Nguyên tắc của công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 11

1.2.4. Các mô hình xếp hạng tín dụng 12

1.2.5. Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 14

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG 22

1.3.1. Chất lượng nguồn thông tin 22

1.3.2. Trình độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 22

1.3.3. Năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng 22

1.3.4. Những thay đổi trong cơ cấu, thủ tục, chính sách 23

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 24

2.1. Giới thiệu về sở giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. 24

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 24

2.1.2. Mô hình tổ chức 25

2.1.3. Tình hình hoạt động của Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam trong thời gian qua 28

2.1.3.1. Tình hình chung 28

2.1.3.2. Tình hình huy động vốn 28

2.1.3.3 Tình hình hoạt động tín dụng 30

2.1.3.4 Hoạt động kinh doanh dịch vụ: 34

2.1.3.5 Một số chỉ tiêu khác 35

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN 36

2.2.1. Sơ lược hệ thống xếp hạng tín dụng ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 36

2.2.2. Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp cảu ngân hàng đầu tư và phát triển 39

2.2.3 Quy trình công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại sở giao dịch 1 – ngân hàng đầu tư và phát triển 39

2.2.3.1 Thu thập thông tin 39

2.2.3.2. Xác định ngành nghề kinh doanh 40

2.2.3.3. Chấm điểm và xách định quy mô doanh nghiệp 40

2.2.3.4. Xác định loại hình sở hữu của khách hàng 40

2.2.3.5. Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính 41

2.2.3.6. Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính 42

2.2.3.7. Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng 43

2.2.3.8. Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng 43

2.2.3.9. Trình duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp 45

2.2.3.10. Rà soát kết quả xếp hạng tín dụng (đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro) 45

2.2.3.11. Hoàn thiện hồ sơ kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp (đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro) 46

2.2.3.12. Phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng 46

2.2.3.13. Cập nhật dữ liệu lưu trữ hồ sơ 46

2.2.4. Áp dụng xếp hạng tín dụng khách hàng (Khách hàng doanh nghiệp tại sở giao dịch 1 – ngân hàng đầu tư và phát triển) 46

2.2.5. Đánh giá công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại sở giao dich 1 – ngân hàng đầu tư và phát triển 53

2.2.5.1. Những thành công đạt được 53

2.2.5.2. Những tồn tại cần khắc phục 54

Chương 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 55

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 55

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CỒNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 57

3.2.1. Hoàn thiện môi trương pháp lý 57

3.2.2. Nâng cao hiệu quả thu thập và xử lý thông tin cho công tác Xếp hạng tín dụng 57

3.2.3. Hoàn thiện nội dung, quy trình Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn 60

3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức phân tích tín dụng, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn 62

3.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học 63

3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 64

3.2.7. Xây dựng chiến lược khách hàng 66

3.2. Một số kiến nghị đề xuất 67

3.2.1. Kiến nghị với chính phủ, bộ, ngành liên quan 67

3.2.3 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 70

3.2.3. Kiến nghị với ngân hàng đầu tư và phát triển 71

KẾT LUẬN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3086 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại sở giao dịch 1 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o dịch I, hoạt động tín dụng là thế mạnh của Sở Giao dịch I Ngân hàng ĐT&PTVN. Với phương châm: “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng”. Sở giao dịch đã liên tục đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các sản phẩm tín dụng có thể kể đến là: Cho vay bổ sung vốn lưu động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Cho vay hỗ trợ vốn trong khi chờ thanh toán của chủ đầu tư. Cho vay đối ứng bằng tiền gửi Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, triết khấu bộ chứng từ Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên Cho vay cầm cố, chiết khấu chứng từ có giá Cho vay mua nhà, ô tô trả góp Cho vay phục vụ đầu tư, phát triển Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Đồng tài trợ các dự án Các sản phẩm tín dụng trên được thực hiện thông qua các nghiệp vụ tín dụng: nghiệp vụ bảo lãnh, tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn, cho vay cầm cố chứng từ có giá… Không chỉ đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng, các hình thức tín dụng, Sở Giao dịch còn mở rộng quan hệ khách hàng, mở rộng quy mô cho vay. Không chỉ phục vụ cho vay cho những khách hàng truyền thống, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Sở Giao dịch còn chú trọng đến mở rộng quan hệ khách hàng trên nguyên tắc “Hợp tác – Phát triển - Bền vững”. Có thể nói, hoạt động tín dụng của Sở Giao dịch trong những năm qua đã phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu từ đó góp phần thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển, mở rộng hoạt động đầu tư, hoạt động thương mại. Bảng 2.2: Hoạt động cho vay tại Sở Giao dịch (2007-2009) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối % % TT Tuyệt đối % % TT Tuyệt đối % % TT Tín dụng 5,099,321 100 2% 5,807,045 100 14% 8,008,509 100 37.90% 1. Cho vay ngắn hạn 2,059,282 40,38 5% 2,915,632 50,2 42% 2,853,725 35,63 -2.10% 2. Cho vay trung, dài hạn TM 1,059,397 21,48 76% 1,035,021 17,82 -6% 2,922,321 37,36 182.30% 3. Cho vay đồng tài trợ 1,512,000 29,65 -20% 1,548,230 27,28 5% 1,986,201 24,8 25.40% 4. Cho vay kế hoạch nhà nước 161,000 3,16 -37% 18,520 0,32 -88% 950 0.01 -94.90% 5. Cho vay ủy thác, ODA 271,660 5,33 2% 253,642 4,37 -7% 245,312 3.06 -3.30% Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn tín dụng tại SGD1 giai đoạn 2007-2009 Hoạt động tín dụng về cơ bản bám sát mục tiêu: chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các nghiệp vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng được Hội sở chính phê duyệt. Dư nợ cho vay của chi nhánh sở giao dịch 1 nhìn chung đều tăng qua các năm. Đến năm 2008, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh sở giao dịch 1 đã đạt 5.807 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với năm 2007 có tổng dư nợ là 5.099 tỷ đồng. Năm 2009 tổng dư nợ là 8.008 tỷ đồng tăng trưởng 37.9% so với năm 2008 . Nguyên nhân chi nhánh sở giao dịch 1 đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tín dụng với một số khách hàng lớn như: Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty lắp máy,…, đồng thời mở rộng quan hệ tín dụng với các khách hàng doanh nghiệp mới như Công ty viễn thông điện lực, công ty sữa Hà Nội,… Nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay, chi nhánh sở giao dịch 1 đã quan tâm tới việc mở rộng cho vay ngắn hạn thông qua việc đưa ra nhiều hình thức cho vay ngắn hạn như cho vay tài trợ XNK, cho vay tiêu dung, cho vay tài trợ tài sản lưu động, …Do đó cho vay ngắn hạn năm 2008 đạt 2.915 tỷ đồng, tăng 856 tỷ đồng(42%) so với năm 2007, trong khi năm 2007 chỉ tăng trưởng 5% so với năm 2006. Tỷ trọng chiếm 50.1% tổng nguồn tín dụng. Năm 2009 cho vay ngắn hạn chỉ đạt 2,853 tỷ đồng giảm 2,1% so với năm 2008 Ta có thể thấy quy mô cho vay trung- dài hạn của chi nhánh sở giao dịch 1 giảm dần qua các năm do chủ trương của chi nhánh sở giao dịch 1 giảm bớt các khoản cho vay trung- dài hạn không hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh sở giao dịch 1. Đối với cho vay trung- dài hạn thương mại, mặc dù năm 2007 đã có bước nhảy vọt, đạt 1.095 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2006, nhưng tới năm 2008 lại có sự chững lại, chỉ đạt 1.035 tỷ đồng, giảm 60 tỷ đồng( tức 6%) so với năm 2007. Điều này đã được giải thích ở trên là do chi nhánh sở giao dịch 1 đang có sự sàng lọc kỹ càng trong việc lựa chọn các doanh nghiệp để cho vay, đảm bảo doanh nghiệp đó làm ăn hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Nhưng đến năm 2009 lại có bước nhảy vọt đáng kể khi đạt 2.922 tỷ đồng tăng 182.3 % so với năm 2008 vì cũng trong năm này nhiều dự án đầu từ đi vào hoạt động, ngồn vốn luôn được luôn cần đáp ứng cho các nhà đầu tư. Nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cho vay trung- dài hạn là cho vay đồng tài trợ, năm 2008 chiếm 55% tổng lượng cho vay. Năm 2008 đã có mức tăng trở lại sau khi có mức giảm đáng kể năm 2007 so với năm 2006. Cho vay đồng tài trợ năm 2008 đạt 1.584 tỷ đồng tăng trưởng 5% so với năm 2007 và năm 2009 cho vay đồng tài trợ đạt 1.986 tỷ đồng tăng 25,4% so với năm 2008. Điều này báo hiệu trong thời gian tới chi nhánh sở giao dịch 1 sẽ mở rộng hoạt động này, vì đây là một hình thức cho vay tương đối hiệu quả với ngân hàng nhằm giảm bớt rủi ro khi cho vay( san sẻ rủi ro giữa các nhà đồng tài trợ). Dư nợ cho vay theo kế hoạch nhà nước đang giảm dần và chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong tổng cơ cấu cho vay trung- dài hạn. Năm 2008 chỉ đạt 18.520 tỷ đồng, giảm 142,5 tỷ đồng (88%) so với năm 2007, tỷ trọng chỉ chiếm chưa đến 1%. Năm 2009 đạt 950 tỷ đồng giảm 94,9% so với năm 2008. Điều này thể hiện sự chủ động hơn của chi nhánh sở giao dịch 1 trong việc lựa chọn dự án và ra quyết định cho vay, tăng sự an toàn tín dụng cho chi nhánh sở giao dịch 1. Cho vay ủy thác, ODA năm 2008 là 253.642 tỷ tuy có giảm so với năm 2007 nhưng là không đáng kể (7%), năm 2009 là 245.321 tỷ giảm 3,3% so với năm 2008, hoạt động cho vay này trong những năm qua vẫn dao động xung quanh một mốc cố định, cho thấy chi nhánh sở giao dịch 1 chưa có động thái gì mới để thay đổi hình thức cho vay này. Tình hình nợ quá hạn Theo điều 6 quyết định 493, nợ quá hạn là tất cả các khoản vay đến hạn nhưng khách hàng không trả được nợ. Một khách hàng có nhiều khoản vay mà có một khoản vay quá hạn thì các khoản vay khác mặc dù chưa đến hạn thanh toán cũng bị coi là nợ quá hạn. Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và chi nhánh SGD1 nói riêng, từ tháng 10/2006, nợ được phân loại theo phương pháp định tính dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng theo quy định tại điều 7, quyết định 493 (hệ thống đánh giá khách hàng dựa trên năng lực pháp lý, tình hình tài chính, mức độ tín nhiệm,…). Do vậy, tính chất nợ quá hạn có thể khác biệt so với các ngân hàng khác. Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh SGD1 giai đoạn 2007-2009 được phản ánh trong bảng dưới đây: Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn tại SGD1 – BIDV năm 2007-2009 Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Thay đổi Số tiền Thay đổi 1 Dư nợ QH TDH 0 0 0 0 0 2 Tổng nợ quá hạn 0.02 0 0 0 0 3 NQH TDH/ Tổng nợ quá hạn 0 0 0 4 Tổng dư nợ 5.099 5.807 +708 8.008 +2.292 5 NQH TDH/ Tổng dư nợ 0 0 0 (Nguồn: Số liệu SGD1 năm 2007-2009) Nhìn vào bảng trên, ta thấy trong liên tiếp 3 năm, tại SGD1 đều hầu như không phát sinh nợ quá hạn, đặc biệt là không có khoản nợ trung dài hạn nào phát sinh trong khi tổng dư nợ vẫn tăng trưởng đều đặn, điều này chứng tỏ chi nhánh SGD1 đã thực hiện tốt công tác thu hồi nợ. Kết quả này đặt trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn trong năm 2008 và 2009 thì đây là một thành tích đáng ghi nhận. Có được điều đó là do SGD1 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã có các biện pháp đôn đốc thu nợ, tiến hành khoanh nợ đồng thời hoàn thiện quy trình cấp tín dụng từ khâu thẩm định đến giám sát thu hồi nợ, nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro cho hoạt động của ngân hàng, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 2.1.3.4 Hoạt động kinh doanh dịch vụ: Chi nhánh sở giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PT VN đã tự cân đối được thu chi tiền mặt, thực hiện nghiêm túc quy trình ra vào kho, quy trình đảm bảo an toàn kho quỹ. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ : Năm 2008 tỷ giá USD/VND biến đổi mạnh mẽ tạo ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh ngoại tệ. Bằng sự linh hoạt, khả năng dự đoán và tận dụng thời cơ, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh sở giao dịch 1 đã đạt kết quả tốt, thu lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 791 tỷ đồng, tăng trưởng gấp 5,6 lần so với năm 2007. Hoạt động bảo lãnh: Đây là dịch vụ truyền thống và có ưu thế của chi nhánh sở giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PT VN, đặc biệt là bảo lãnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đến thời điểm 31/12/2008, thu từ dịch vụ bảo lãnh đạt 471,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26% trong tổng thu từ hoạt động dịch vụ, tăng trưởng 66% so với cùng kỳ năm 2007. Hoạt động chuyển tiền và thanh toán quốc tế : Thu phí ròng từ hoạt động thanh toán đạt 426 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24 % trong tổng thu ròng từ hoạt động dịch vụ, tăng trưởng 42% so với năm 2007. Hoạt động thanh toán trong nước tương đối ổn định, tốc độ thanh toán chuyển tiền nhanh, chính xác, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nên kinh tế, doanh số chuyển tiền trong nước đạt 1.970.398 triệu đồng, tăng trưởng 31% so với năm 2007, số lượng giao dịch chuyển tiền đi và đến trong nước đạt gần 3,4 triệu giao dịch, tăng trưởng 24% so với năm 2007. 2.1.3.5 Một số chỉ tiêu khác Ngoài hoạt động huy động vốn, tín dụng và thanh toán quốc tế, hoạt động dịch vụ cũng là mảng được chi nhánh sở giao dịch 1 quan tâm, chú trọng. Tình hình hoạt động dịch vụ, đồng thời kết quả lợi nhuận trước thuế và tổng tài sản của chi nhánh sở giao dịch 1 trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu khác năm (2007-2009) Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỷ lệ tăng trưởng(%) 2008/2007 2009/2008 Thu dịch vụ ròng 76,850 115,000 118,000 50% 2.60% Lợi nhuận trước thuế 321,000 428,000 300,000 33% -29.90% Tổng tài sản 17,999,521 30,125,642 20,456,321 67% -32.10% Trong 3 năm gần đây hoạt động dịch vụ được chú trọng, thể hiện qua mức tăng lớn qua các năm 2007 và 2008. Cả 2 năm đều có mức tăng trưởng tương đối hơn 50%, năm 2008 thu từ dịch vụ ròng đã đạt 115 tỷ đồng, tăng 38,15 tỷ đồng so với năm 2007. Có được sự tăng trưởng ổn định này là do chi nhánh sở giao dịch 1 đã thu hút được nhiều đơn vị mở tài khoản thanh toán qua chi nhánh sở giao dịch , thực hiện trả lương cho nhiều doanh nghiệp, mở rộng mạng lưới ATM và máy POS( Point of sale) nên thu hút được khách hàng sử dụng thẻ, và đặc biệt do tăng thu từ hoạt động thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ. Năm 2009 mức tăng trưởng từ thu dịch vụ ròng thấp 2,6%. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản giảm đáng kể lần lượt là 29,9% và 32,1% cung thể hiểu được điều này là do nề kinh tế đang ở trong giai đoạn khủng hoảng còn nhiều khó khăn Tổng quan nhìn lại, mặc dù trong giai đoạn vừa qua tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động khó khăn, nhưng lợi nhuận và tổng tài sản của chi nhánh sở giao dịch 1 vẫn tăng tốt, cũng tăng trưởng mạnh trong năm 2008 và 2007 đên năm 2009 mức giảm cũng có thể coi là tạm chấp nhận cho thấy quy mô ngày càng lớn của chi nhánh sở giao dịch 1 và vai trò của nó trong BIDV nói riêng và ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN 2.2.1. Sơ lược hệ thống xếp hạng tín dụng ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Mục đích của hệ thống: Thứ nhất, nhằm phục vụ công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Tín dung Hiện nay, ngân hàng đầu tư và phát triển là ngân hàng duy nhất đang thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo phương pháp định tính được quy định tại điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005. Và để làm được điều này, BIDV đã xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng. Đồng thời hệ thống XHTD nội bộ cũng sẽ trợ giúp BIDV tính toán trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế. Thứ hai, XHTD phục vụ cho công tác quản lý chất lượng tín dụng toàn hệ thống. Hệ thống này sẽ giúp ngân hàng đầu tư và phát triển nói chung và sở giao dịch 1 nói riêng xác định một cách hợp lý tổn thất tín dụng theo từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế, phân tích được rủi ro và lợi nhuận của các dòng sản phẩm. Bên cạnh đó, căn cứ vào các mức xếp hạng, các quy trình tín dụng và chính sách khách hàng ( xác định lãi xuất, thủ tục tín dụng…) sẽ được xây dựng đồng bộ, rõ ràng và hiệu quả. Ngoài ra, nhờ đó mà quan điểm và văn hoá quản lý cũng sẽ được tạo lập rõ nét. Các quy trình tín dụng được thiết kế hiệu quả hơn, do vậy chi phí quản lý cung sẽ được tiết kiệm nhiều hơn. Hơn nữa, với hệ thống XHTD nội bộ, các báo cáo tín dụng sẽ được thiết lập đa dạng và toàn diện hơn. Thứ ba, XHTD phục vụ quản lý chất lượng tín dụng tại sở giao dịch 1 và các chi nhánh Kết quả xếp hạng khách hàng góp phần làm cơ sở để đưa ra các quyết định tín dụng một cách nhanh chóng và minh bạch. Thêm vào đó kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ hiệu quả hơn khi kết quả xếp hạng góp phần đo lường được hợp lý mức độ rủi ro của danh mục tín dụng tại sở giáo dịch 1 và chi nhánh. Đồng thời, cơ chế đánh giá, khen thưởng đối với cán bộ tín dụng sẽ hợp ýy và hiệu quả hơn thông qua quá trình sử dụng hệ thống xếp hạng nội bộ. Căn cứ tiến hành xếp hạng: - Hồ sơ pháp lý và ngành nghề kinh doanh của khách hàng. - Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết cảu khách hàng - Mức độ tín nhiệm của khách hàng trong giao dịch với ngân hàng đầu tư và phát triển nói chung và sở giao dịch 1 nói riêng của các tổ chức tín dụng khác - Các nhân tố (môi trường nội bộ; môi trường bên ngoài; xu hướng phát triển cảu khách hàng…) có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của khách hàng. Đối tượng XHTD BIDV phân chia thành 3 nhóm chính là: - Định chế tài chính - Tổ chức kinh tế - Cá nhân Phương pháp chấm diểm: Hệ thống XHTD nội bộ của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, kết hợp với phương pháp chuyên gia và các phương pháp thồng kê để phân loại, xếp hạng khách hàng. Trong mỗi chỉ tiêu tái chính và phi tài chính bào gồm nhiều chỉ tiêu nhỏ. Số lượng các chỉ tiêu nhỏ, thang điểm và trọng số sẽ là khác nhau đối với mỗi khách hàng hoặc ngành kinh tế. Việc chấm điểm dựa trên nguyên tắc cơ bản sau: - Đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu cảu khách hàng là điểm của khoảng giá trị chuẩn tương ứng với mức mà thực tế khách hàng đạt được. - Điểm dùng để tổng hợp xếp hạng là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số có tính đến các nhân tố ảnh hưởng đó là: Loại hình sở hữu doanh nghiệp và báo cáo tài chính của khách hàng có được kiểm toán hay không được kiểm toán. Sau đó, căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại vào một trong các mức xếp hạng sau: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Chủ thể thực hiện XHTD: Tại sở giao dịch 1 hay chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ là người chịu trách nhiệm chấm điểm xếp hạng khách hàng thông qua phần mềm tập trung. Sau đó có kết quả, trưởng phòng tín dụng tại chi nhánh đó sẽ là ngưới chịu trách nhiệm kiểm soát việc chấm điểm và phân loại khách hàng của cán bộ tín dụng , đảm bảo việc chấm điểm được chính xác, khách quan. Đồng thời, trưởng phòng Quản lý tín dụng (hoặc phòng thẩm định và quản lý tín dụng) tại sở giao dịch 1 hoặc chi nhánh nơi diễn ra việc XHTD sẽ là người chịu trách nhiệm thực hiện rà soát độc lập việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng của bộ phận tín dụng. Cuối cùng giám đốc chi nhánh đó/ hội đồng tín dụng chi nhánh phê duyệt kết quả cuối cùng trước khi báo cáo hội sở chính. Kiểm soát kết quả xếp hạng tại hội sở chính: Kết quả xếp hạng được thường xuyên kiểm tra và đánh giá bởi bộ phận kiểm tra độc lập trực thuộc ban quản lý tín dụng để có những phát hiện và chỉnh sửa kịp thời. Bộ phận này sẽ tiến hành những thủ tục kiểm tra thích hợp để đảm bảo tính khách quan và chính xác của hệ thống. Các thủ tục đó bao gồm: - Phân tích kỹ đánh giá chi tiết toàn danh mục tín dụng để đánh giá và nhận định về những vấn đề không hợp lý của kết quả xếp hạng. - Xem xét và đánh giá các nhóm khách háng có kết quả tốt và xấu. - Quản lý những phản hồi về hệ thống từ các bộ phận sử dụng và kiểm soát hệ thống để có những xử lý kịp thời. - Định kỳ xem xét và đánh giá tổng thể hệ thống và đề xuất những điều chỉnh về mặt kỹ thuật để đảm bảo hệ thống có tính thực tế cao. - Những phát hiện từ các thủ tục kiểm tra sẽ được báo cáo tới các bộ phận hữu quan để xử lý kịp thời. Kỳ đánh giá được quy định như sau: Đối với khách hàng lần đầu tiên đặt quan hệ tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển: Chi nhánh hay sở giao dich 1 thực hiện ngay việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng và sử dụng kết quả xếp hạng làm một trong các căn cứ xem xét phán quyết tín dụng. Đối với những khách hàng đã vay vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển, các chi nhanh hay sở giao dịch 1 thực hiện xếp hạng hàng quý vào thời điểm tháng cuối cùng của quý và tháng 11 của năm. 2.2.2. Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp cảu ngân hàng đầu tư và phát triển Mô hình xếp hạng tín dụng của BIDV đối với khách hàng doanh nghiệp được thực hiện qua các bước sau: Sơ đồ 2.2: Mô hình xếp hạng tín dụng của BIDV KHÁCH HÀNG Ngành kinh tế Quy mô Loại hình doanh nghiệp Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu phi tài chính Tổng hợp điểm và xếp hạng AAA AA A BBB BB B CCC CC C D 2.2.3 Quy trình công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại sở giao dịch 1 – ngân hàng đầu tư và phát triển 2.2.3.1 Thu thập thông tin Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình chấm điểm tín dụng nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng khách hàng. Nếu thông tin thu thập được chính xác, đầy đủ thì ngân hàng mới có thể đánh giá đúng khách hàng. Trong quá trình thu thập thông tin ở sở giao dịch 1 – ngân hàng đầu tư và phát triển cán bộ tín dụng sẽ quan tâm đầu tiên là hồ sơ pháp lý (đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, quyết định bổ nhiệm giám đốc, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, điều lệ hoạt dộng của công ty, uỷ quyền của hội đồng quản trị cho người khác kỳ các giấy tờ giao dịch, quy chế quản lý tài chính nếu có, hồ sở giới thiệu năng lực khách hàng), hồ sơ tài chính ( báo cáo tài chính ba năm gần nhất gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và bẳng lưu chuyển tiền tệ). Từ những thông tin đó cán bộ tín dụng sẽ làm cơ sở cho các bước tiếp theo và đưa ra nhưng điểm chính xác 2.2.3.2. Xác định ngành nghề kinh doanh Có tất cả 7 nhóm ngành cơ bản là được áp dụng trong công tác XHTD của ngân hàng đầu tư phát triển nói chung và sở giao dịch 1 nói riêng: nông lâm thuỷ sản, công nghiệp khai thác mỏ, sản xuất công nghiệp nặng, sản xuất công nghiệp nhẹ, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Bẩy nhóm ngành này lại được phân chia chi tiết ra thành 35 ngành nghề kinh tế. Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hàng năm của khách hàng. Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngang nhưng không có ngành nào có doanh thu chiếm từ trên 50% tổng doanh thu thì chi nhánh được quyền chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng hoạt động để chám điểm và xếp hạng. 2.2.3.3. Chấm điểm và xách định quy mô doanh nghiệp Quy mô hoạt động của khách hàng phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang có hoạt động. Trong hoạt động chấm điểm này, tương ứng với 35 ngành kinh tế sẽ có 35 bộ chỉ tiêu để xác định quy mô. Quy mô của khách hàng được xác định dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu sau: + Vốn chủ sở hữu + Số lượng lao động + Doanh thu thuần + Tổng tài sản Mỗi chỉ tiêu sẽ có 8 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là thang điểm từ 1 – 8 điểm. Tổng hợp điểm của 4 chỉ tiêu sẽ được dùng để xác định quy mô của khách hàng theo nguyên tắc: Khách hàng có điểm tổng hợp càng lớn thì quy mô của khách hàng càng lớn. Trong hệ thống này, quy mô của khách hàng được chia làm 3 loại: - Khách hàng quy mô lớn: có tổng số điểm đạt được từ 22 điểm đến 32 điểm - Khách hàng quy mô vừa: Có tổng số điểm đạt được từ 12 điểm 21 điểm - Khách hàng quy mô nhỏ: Có tổng số điểm đạt được dưới 12 điểm 2.2.3.4. Xác định loại hình sở hữu của khách hàng Căn cứ vào đối tượng sở hữu, khách hàng được chia thành các loại khác nhau: - Khách hàng là doanh nghiệp nhà nước. - Khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Khách hàng khác Trong mỗi loại khách hàng, hệ thống sẽ quy định cách chấm điểm riêng đối với trường hợp khách hàng có quan hệ tín dụng hoặc khách hàng mới chưa có quan hệ tín dụng tại sở giao dịch 1 – ngân hàng đầu tư và phát triển 2.2.3.5. Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Các thông tin tài chính này hoàn toàn dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các chỉ tiêu tài chính được đặt ra trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm có 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm như sau: A, Nhóm chỉ tiêu thanh khoản - Khả năng thanh toán hiện hành = (Tài sản lưu động + Đầu tư ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn - Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động + Đầu tư ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn - Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn B, Nhóm chỉ tiêu hoạt động (4 chỉ tiêu) - Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/(Tài sản lưu động + Đầu tư ngăn hạn) bình quân - Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân - Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu bình quân - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân C, Nhóm chỉ tiêu cân nợ - Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản - Nợ dài hạn/ Nguồn vốn chủ sở hữu D, Chỉ tiêu thu nhập - Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần - Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu - Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân - (Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay)/ Chi phí trả lãi Do tầm quan trọng của từng nhóm chỉ tiêu đối với từng ngành/ nhóm ngành là khác nhau nên mỗi nhóm chỉ tiêu ở các ngành khác nhau có trọng số khác nhau. 2.2.3.6. Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Các chỉ tiêu phi tài chính này được đặt ra một cách khách quan và cố gắng xen kẽ giữa định lượng và định tính, tuy nhiên vẫn bị yếu tố chủ quan định tính của cán bộ tín dụng quyết định. Thông thường bộ chỉ tiêu phi tài chính gồm 40 bước chỉ tiêu thuộc 5 nhóm: A, Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ - Khả năng trả nợ gốc trung và dài hạn Mục đích của chỉ tiêu này là đánh giá khả năng trả nợ trung dài hạn trong tương lai (Năm tiếp theo). Công thức tính: = ( Thu nhập thuần sau thuế dự kiến + Chi phí khấu hao dự kiến trong năm tới)/ Vốn vay đầu tư trung và dài hạn đến hạn trả dự kiến trong năm tới - Nguồn trả nợ cảu khách hàng theo đánh giá của cán bộ tín dụng Nguồn trả nợ bao gồm từ hoạt động kinh doanh và nguồn trả nợ khác. Chỉ tiêu này được chia làm 3 giá trị 100, 40, 20 do cán bộ tín dụng tự đánh giá tương ứng là khách hàng có nguồn trả nợ đáng tin cậy (doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả nợ đúng hạn); nguồn trả nợ không ổn định (doanh nghiệp có thể đề nghị xin cơ cấu lại thời hạn trả nợ tuy nhiên khách hàng vẫn có khả năng đủ cho ngân hàng) B, Trình độ quản lý và môi trường nội bộ cảu doanh nghiệp Gồm các chỉ tiêu như: Lịch sử trả nợ, số lần cơ cấu lại nợ trong 12 tháng qua, tỷ trong nợ cơ cấu lại trên tổng dư nợ, tình hình nợ quá hạn cảu dư nợ hiện tại, mức độ sử dụng các dịch vụ (tiền gửi và các dịch vụ khác của BIDV, tình trạng nợ quá hạn tại các ngân hàng khác trong 12 tháng qua… C, Các nhân tố bên ngoài Gồm một số chỉ tiêu: + Triển vọng ngành + Khả năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới theo đánh giá của CBTD + Khả năng sản phẩm của doanh nghiệp bị thay thế bới các “sản phẩm thay thế” + Khả năng sản phẩm bị thay thế bới các “sản phẩm thay thế” + Tính ổn định và nguồn nguyên liệu đầu vào + Các chính sách bảo hộ/ ưu đãi cảu nhà nước + Ảnh hưởng của các chính sách cuả nhà nước - thị trường xuất khẩu chính + Mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cá điều kiện tự nhiên D, Các đặc điểm hoạt động khác Bao gồm: sự phụ thuộc của nhà cung cấp, người tiêu dụng; tốc độ tăng trưởng doanh thu lợi nhuận, số năm hoạt động của doanh nghiệp trong ngành, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp; triển vọng phát triển của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD… Tuy nhiên do đặc thù riêng có của mỗi ngành nên số lượng, giá trị chuẩn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110877.doc
Tài liệu liên quan