Hạch toán số lượng lao động là theo dõi kịp thời, chính xác tình hình biến động tăng giảm số lượng lao động theo từng loại lao động trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương phải trả và các chế độ khác cho người lao động được kịp thời.
Số CBVC tăng thêm khi bệnh viện tuyển dụng thêm.
Số CBVC giảm khi CBVC trong bệnh viện thuyên chuyển công tác, thôi việc, nghỉ hưu, nghỉ mất sức.
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4920 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại bệnh viện E, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện.
Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ cho y tá, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý. Tham gia hướng dẫn thực hành cho học viên và kiểm tra tay nghề cho y tá, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý trước khi tuyển dụng.
Kiểm tra công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn tại các buồng bệnh và các khoa.
Phối hợp với các phòng tổ chức cán bộ bố trí và điều động y tá, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý.
Định kỳ sơ kết, tổng kết, công tác chăm sóc người bệnh toàn diện, báo cáo Giám đốc bệnh viện.
- Phòng Chỉ đạo tuyến:
Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt để tổ chức thực hiện.
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới.
Định kỳ sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo tuyến trình Giám đốc bệnh viện và báo cáo cấp trên.
Tổ chức thống kê, lưu trữ hồ sơ theo quy đúng quy chế bệnh viện.
- Phòng vật tư - thiết bị y tế:
Căn cứ kế hoạch chung của bệnh viện lập dự trù, kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa, thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong bệnh viện trình Giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện việc cung ứng đầy đủ thiết bị y tế, vật tư tiêu hao theo kế hoạch được duyệt.
Tổ chức đấu thầu mua sắm, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định của Nhà nước.
Tổ chức duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế kịp thời.
Xây dựng phương án lắp đặt cải tạo máy theo quy phạm Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam để trình cấp trên phê duyệt theo thẩm quyền.
Lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các loại máy, xây dựng quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy. Đối với những máy đắt tiền, quý hiếm phải có người trực tiếp bảo quản và sử dụng theo quyết định của Giám đốc bệnh viện.
Tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kỳ và đột xuất việc sử dụng và bảo quản thiết bị y tế.
Kiểm tra công tác bảo hộ lao động.
Định kỳ đánh giá, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng vật tư thiết bị y tế trong bệnh viện trình Giám đốc.
Tổ chức học tập cho các thành viên trong bệnh viện hoặc các bệnh viện tuyến dưới học tập về bảo quản, sử dụng, sửa chữa thiết bị y tế nhằm nâng cao tay nghề và sử dụng thiết bị y tế có hiệu quả.
- Phòng Tổ chức cán bộ:
Căn cứ vào nhiệm vụ chung của bệnh viện, lập kế hoạch tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân lực, đào tạo nhân lực, tổ chức thi tuyển nhân lực để trình Giám đốc xét duyệt và tổ chức thực hiện.
Tổ chức thực hiện công tác cán bộ, quản lý hồ sơ lí lịch theo phương pháp khoa học, làm thống kê báo cáo theo quy định.
Xây dựng lề lối làm việc và quan hệ công tác giữa các khoa phòng, trình Giám đốc bệnh viện xét duyệt, tổ chức thực hiện.
Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương để phối hợp công tác trong công việc có liên quan.
Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước, của ngành Y tế đối với mọi người và người bệnh trong bệnh viện.
Phối hợp với các đoàn thể quần chúng tổ chức phong trào thi đua, các đợt học tập thời sự, chính trị, chính sách, văn hóa, ngoại ngữ để nâng cao y đức, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ.
Phối hợp với các khoa, phòng chức năng đề xuất với Giám đốc bệnh viện giải quyết những vấn đề có liên quan đến người bệnh thuộc diện chính sách xã hội.
Nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng của mọi thành viên trong bệnh viện để đề xuất với Giám đốc xem xét, giải quyết.
- Phòng Tài chính kế toán:
Căn cứ vào chế độ, chính sách hiện hành và kế hoạch công tác của bệnh viện lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi của bệnh viện và tổ chức thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt.
Theo định hướng hạch toán kinh tế trong công tác khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức và quản lý chặt chẽ việc thu viện phí theo quy định.
Theo kế hoạch ngân sách và các nguồn thu khác tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của bệnh viện.
Tổ chức công tác kế toán trong bệnh viện theo quy định hiện hành. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương, chế độ chính sách, vật tư tài sản, hành chính sự nghiệp chính xác kịp thời. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu chi của bệnh viện.
Định kỳ thực hiện báo cáo quyết toán, tổng kết tài sản, kiểm kê tài sản.
Tổ chức bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định.
Tổng hợp tình hình, số liệu cụ thể, phân tích kết quả hoạt động của bệnh viện.
- Phòng Hành chính quản trị:
Căn cứ kế hoạch công tác của bệnh viện, lập kế hoạch công tác của phòng để trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiết bị thông dụng cho các khoa phòng trong bệnh viện theo kế hoạch đã được duyệt, đảm bảo đầy đủ, đúng chúng loại, đúng quy định về quản lý tài chính.
Tổ chức công tác quản lý có hệ thống các công văn đi và đến của bệnh viện, hệ thống bảo quản lưu trữ hồ sơ theo quy định. Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc của bệnh viện.
Quản lý nhà cửa, kho tàng, vật tư, thiết bị thông dụng của bệnh viện.
Quản lý các phương tiện vận tải của bệnh viện. Điều động xe ô tô đi công tác và cấp cứu theo quy định.
Tổ chức, thực hiện việc sửa chữa nhà cửa, duy tu, bảo dưỡng các máy thông dụng theo kế hoạch.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch, cung ứng điện, hơi để sấy, hấp tiệt trùng và xử lý chất thải bệnh viện.
Đảm bảo vệ sinh ngoại cảnh sạch, đẹp, hệ thống cống rãnh thông thoát trong bệnh viện. Đình kỳ tổ chức kiểm tra vệ sinh chung trong bệnh viện.
Định kỳ tổng kết công tác cung cấp, mua sắm vật liệu, vật tư, trang thiết bị thông dụng, báo cáo Giám đốc bệnh viện.
Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao vật tư thông dụng để trình Giám đốc bệnh viện duyệt và tổ chức thực hiện. Kiểm tra đôn đốc việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả, chống lãng phí, tham ô.
Định kỳ báo cáo Giám đốc về nhận xét việc sử dụng hợp lý vật tư tiêu hao của khoa, phòng trong bệnh viện để Giám đốc xem xét quyết định việc khen thưởng, kỷ luật.
Các khoa lâm sàng : gồm có 24 khoa
Khoa Khám bệnh
Khoa Điều trị tích cực
Khoa Cấp cứu
Khoa Nội tổng hợp
Khoa Nội Tim mạch
Khoa Nội Hô hấp
Khoa Nội Thận - Tiết niệu
Khoa Nội Tiêu hoá
Khoa Tiêu hoá Gan mật
Khoa Thận nhân tạo - Lọc máu.
Khoa Nội Thần kinh
Khoa Truyền nhiễm
Khoa Da liễu
Khoa Y học cổ truyền
Khoa Gây mê Hồi sức
Khoa Ngoại tổng hợp
Khoa Ngoại Thận - Tiết niệu
Khoa Ngoại Thần kinh
Khoa Ung bướu
Khoa Phụ sản
Khoa Răng Hàm Mặt
Khoa Tai Mũi Họng
Khoa Mắt
Khoa Điều trị theo yêu cầu
Các khoa cận lâm sàng: gồm 09 khoa
Khoa Huyết học
Khoa Hoá sinh
Khoa Vi sinh
Khoa Giải phẫu bệnh lý
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Khoa Thăm dò chức năng - Nội soi
Khoa Chống nhiễm khuẩn
Khoa Dược
Khoa Dinh dưỡng
Trung tâm Cơ Xương Khớp - Chấn thương Chỉnh hình bao gồm 03 khoa liên kết:
Khoa Chấn thương chỉnh hình
Khoa Cơ xương khớp
Khoa Phục hồi chức năng
Sơ đồ 1:
§oµn Thanh niªn
Communist Youth Union
Héi §iÒu dìng
Nursing's Society
Héi Phô n÷
The women's Society
C«ng ®oµn
Trade Union
S¬ ®åtæ chøc bÖnh viÖn E
E - hospital organization diagram
C¸c Tæ chøc ®oµn thÓ
Social Organizations
Héi Cùu chiÕn binh
Veteran's Society
Héi C¸n bé hu BVE
Retirement's Society
C¸c Héi ®ång
Consultant Coucils
C¸c phßng chøc n¨ng
Functional Offices
Khèi l©m sµng
Clinical Division
Khèi cËn l©m sµng
Paraclinical Division
Khoa Tim m¹ch
Depart of Cardiovascular
Khoa Kh¸m bÖnh
Depart of Consultation
Khoa TiÕt niÖu
Depart of Nephrology
Khoa Ngo¹i chÊn th¬ng
Depart of Traumatology & orthopedy
Khoa VËt lý trÞ liÖu
Depart of Physiotherapy
Khoa C¬ x¬ng khíp
Depart of Rheumatology
Khoa Néi tæng hîp
Depart of General Internal Medicine
Khoa Gan mËt C4
Depart of Hepatology
Khoa Phô s¶n
Depart of Obstetric Gyneacology
Khoa M¾t
Depart of Ophthalmology
Khoa H« hÊp
Depart of Respiratory
Khoa HSCC
Intensive care Depart
Khoa Tiªu ho¸ C3
Depart of Gastroenterology
Khoa Tai mòi häng
Depart of E.N.T
Khoa Y häc cæ truyÒn
Depart of Traditional Medicine
Khoa Ngo¹i tæng hîp
Depart of General Surgery
Khoa TruyÒn nhiÔm
Depart of Infectious Deseases
Khoa ThÇn kinh
Depart of Neurology
Khoa PhÉu thuËt - GMHS
Anesthesiology - Operating the©tre
Khoa R¨ng hµm mÆt
Depart of T.J.F
Héi ®ång KHKT
Scientific and technical council
Ban an toµn lao ®éng
Labour safety board
Ban dù ¸n x©y dùng
Construction project board
Héi ®ång thi ®ua, khen thëng, kû luËt
Emulate, merite, discipline coucil
Héi ®ång thuèc vµ ®iÒu trÞ
Treatment and Drug coucil
Ban chèng nhiÔm khuÈn
Infection control board
Khoa HuyÕt häc
Depart of Hematologic
Khoa ChÈn ®o¸n h×nh ¶nh
Depart of Imaging Diagnosis
Khoa Ho¸ sinh
Depart of Biochemistry
Khoa Dinh dìng
Depart of Nutrition
Khoa Dîc
Depart of Pharmacy
Khoa Vi sinh
Depart of Microbiology
Khoa Gi¶i phÉu bÖnh
Depart of Pathology
Gi¸m ®èc
Director
C¸c Phã Gi¸m ®èc
Vice Directors
C¸c Phã Gi¸m ®èc
Vice Directors
Phßng KÕ ho¹ch tæng hîp
Bureau of Genral Planning
Phßng Tæ chøc c¸n bé
Bureau of Human Recourse
Phßng Tµi chÝnh kÕ to¸n
Bureau of Finance Audit
Phßng Hµnh chÝnh qu¶n trÞ
Bureau of Administration
Phßng VËt t - TTB Y tÕ
Bureau of Medical Materials
Phßng Y t¸ ®iÒu dìng
Bureau of Nursing Executive
Khoa Chèng nhiÔm khuÈn
Depart of Infection Control
Trung t©m X¬ng khíp
Rheumatology - Traumatology
Physiotherapy center
§¶ng bé
Communist Party
Khoa Kh¸m bÖnh PHC
Depart of PHC Consultation
Khoa Ung bíu
Depart of Oncology
Khoa Néi soi th¨mdß chøc n¨ng
Depart of Functional exploration endoscopy
§¬n vÞ ThËn nh©n t¹o
Hemodialyze unite
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Bệnh viện
- Bệnh viện là đơn vị dự toán cấp 2, được cấp kinh phí hoạt động theo đơn vị sự nghiệp y tế, quản lý tài chính độc lập, có tài khoản riêng. Bệnh viện có trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản và các nguồn kinh phí, thực hiện các qui định của pháp luật về tài chính kế toán.
- Khi chuyển đổi cơ chế quản lý Tài chính thì phải được phép của Bộ Y tế và thực hiện đúng những qui định của pháp luật.
Nguồn thu của Bệnh viện gồm:
Ngân sách Nhà nước cấp.
Nguồn kinh phí thu từ bảo hiểm y tế, các loại phí dịch vụ khám chữa bệnh.
Các nguồn thu từ dịch vụ khoa học kỹ thuật, đào tạo cán bộ, sản xuất thuốc, hợp tác mang lại và các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Các nguồn tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn thu khác được Nhà nước cho phép
Các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi của Bệnh viện gồm:
Chi phát triển Bệnh viện.
Lương và các khoản phụ cấp, BHXH …
Chi thường xuyên.
Chi thi đua khen thưởng.
Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Quản lý tài sản, trang thiết bị và xây dựng cơ bản gồm:
Tổ chức kiểm kê, tài sản theo qui định hàng năm. Tài sản, thiết bị và kinh phí đầu tư từ bất kỳ nguồn nào đều phải được quản lý, sử dụng đúng qui định về chế độ quản lý tài chính và tài sản.
Thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo qui định. Tiền khấu hao và thanh lý được theo dõi và hạch toán theo chế độ qui định.
Theo dõi tình hình tài sản thiếu thừa, hư hỏng để thanh lý hoặc điều động theo qui định của Nhà nước. Lập kế hoạch định kỳ bảo trì, bảo hành.
Kinh phí đầu tư, mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản đều phải xây dựng thành Đề án và tuân thủ các quy định của Nhà nước.
Quản lý các nguồn thu, chi tài chính
Hàng năm Bệnh viện phải lập dự toán thu, chi theo dõi từng nguồn kinh phí để kịp thời điều chỉnh hợp lý.
Có trách nhiệm báo cáo tổng hợp và quyết toán từng quí, năm với Bộ Y tế theo qui định.
Công khai tài chính theo quy định.
Bệnh viện áp dụng hình thức tổ chức kế toán: Tập trung
Bộ máy kế toán gồm: 25 người
- 1 kế toán trưởng
- 1 kế toán tổng hợp
- 1 kế toán ngân hàng, kho bạc
- 1 kế toán xây dựng cơ bản
- 2 kế toán dược
- 1 kế toán thanh toán
-18 kế toán viện phí
Chức năng nhiệm vụ của từng phần hành
Kế toán trưởng: Có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc, là người trực tiếp điều hành, quản lý, hướng dẫn kế toán viên trong công tác hạch toán kế toán.
Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh theo từng đối tượng tài khoản, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp số liệu kế toán và lập báo cáo tổng hợp.
Kế toán ngân hàng, kho bạc: Theo dõi các khoản vốn ngân sách Nhà nước cấp cho bệnh viện, thực hiện theo dõi ghi sổ, kiểm tra các giao dịch phát sinh với kho bạc đối với các hoạt động dịch vụ.
Kế toán xây dựng cơ bản: Theo dõi quá trình xây dựng cơ bản của bệnh viện và theo dõi tài sản cố định thuộc nguồn dự án đầu tư xây dựng bệnh viện.
Kế toán dược: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn các khoản thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho việc cấp phát thuốc trong bệnh viện..
Kế toán thanh toán: Chi tiền lương, các khoản phụ cấp...., giúp kế toán trưởng các nghiệp vụ kế toán thanh toán, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ khi thanh toán cho từng đối tượng trong bệnh viện.
Kế toán viện phí: Trực tiếp theo dõi và phản ánh các khoản thu, chi viện phí trong bệnh viện và lập báo cáo tổng hợp thu, chi cho kế toán tổng hợp.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
KT ngân hàng kho bạc
Kế toán XDCB
Kế toán thanh toán
Kế toán viện phí
Ban giám đốc
1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Bệnh viện
1.5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại Bệnh viện
Áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Hình thức kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ. Bệnh viện E áp dụng hình thức kế toán máy dựa trên phần mềm Misa – Mimosa phiên bản năm 2006.
Phương pháp kiểm kê thường xuyên: phương pháp tính giá hàng tồn kho.
1.5.2.Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
Chứng từ sử dụng tại Bệnh viện bao gồm:
+ Chỉ tiêu vật tư: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản, kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa...
+ Chỉ tiêu tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, biên bản kiểm kê quỹ, giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu tiền phí, lệ phí, bảng kê chi tiền cho người tham dự hội thảo, tập huấn, bảng thanh toán tiền thuê ngoài, biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán, bảng kê công tác phí...
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, giấy báo làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, bảng thanh toán phụ cấp, giấy đi đường, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán công việc, sản phẩm, bảng kê trích nộp các khoản theo lương....
+ Chỉ tiêu tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản kiểm kê tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, báo cáo tài sản cố định, báo cáo tăng giảm tài sản cố định…
1.5.3.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Bệnh viện E là một đơn vị hành chính sự nghiệp nên sử dụng hệ thống tài khoản kế toán dùng cho đơn vị hành chính sự nghiệp.
Bao gồm:
Loại 1: Tiền và vật tư
TK 111 - Tiền mặt
TK 112 - Tiền gửi ngân hàng – kho bạc
TK 113 - Tiền đang chuyển
TK 121 - Đầu tư tài chính ngắn hạn
TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
TK 155 - Công cụ, dụng cụ
TK 155 - Sản phẩm, hàng hóa
Loại 2: Tài sản cố định
TK 211 – TSCĐ hữu hình
TK 213 – TSCĐ vô hình
TK 214 – Hao mòn TSCĐ
TK 221 - Đầu tư tài chính dài hạn
TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Loại 3: Thanh toán
TK 331 – Các khoản phải thu
TK 312 - Tạm ứng
TK 313 – Cho vay
TK 331 – Các khoản phải trả
TK 332 – Các khoản phải nộp theo lương
TK 333 – Các khoản phải nộp Nhà nước
TK 334 - Phải trả công chức, viên chức
TK 335 - Phải trả đối tượng khác
TK 336 - Tạm ứng kinh phí
TK 337 – Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau
TK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới
TK 342 – Thanh toán nội bộ
Loại 4: Nguồn kinh phí
TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
TK 421 – Chênh lệch thu, chi chưa xử lý
TK 431 – Các quỹ
TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động
TK 462 - Nguồn kinh phí dự án
TK 465 - Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước
TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Loại 5: Các khoản thu
TK 511 – Các khoản thu
TK 521 – Thu chưa qua ngân sách
TK 531 – Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh
Loại 6: Các khoản chi
TK 631 – Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh
TK 635 – Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước
TK 643 – Chi phí trả trước
TK 661 – Chi hoạt động
Loại 0: Tài sản ngoại bảng
001 – Tài sản thuê ngoài
002 – Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công
004 – Khoán chi hành chính
005 - Dụng cụ lâu bền đang sử dụng
007 - Ngoại tệ các loại
008 - Dự toán chi hoạt động
009 - Dự toán chi chương trình, dự án
1.5.4.Tổ chức vận dụng sổ kế toán: sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Bệnh viện áp dụng hình thức kế toán tập trung.
+ Sổ tổng hợp: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái.
+ Sổ kế toán chi tiết: Chứng từ ghi sổ, sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc, sổ theo dõi kho (thẻ kho), sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, sổ tài sản cố định, sổ theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng, sổ chi tiết các khoản thu, sổ chi tiết chi hoạt động....
1.5.5.Tổ chức vận dụng báo cáo tài chính
Bệnh viện E lập báo cáo tài chính theo từng quý và theo từng năm.
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính.
Cuối mỗi quý, bệnh viện nộp báo cáo lên Bộ Y tế.
PHẦN 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN E
2.1 Đặc điểm lao động tại Bệnh viện
Tổng số lao động của bệnh viện E hiện nay là 562 người trong đó 480 người trong biên chế.
Cơ cấu tổ chức:
GS, PGS-TS: 03 người
Tiến sĩ: 09 người
BSCKII, CKI, ThS: 92 người
Dược sĩ: 07 người
Bác sĩ: 129 người
Đại học khác: 23 người
Mọi cán bộ viên chức trong bệnh viện đều làm việc theo lịch thời gian như chế độ quy định: 8 tiếng/ngày, 5 ngày/1 tuần được nghỉ thứ 7 và chủ nhật. Chỉ một số bộ phận như bộ phận thận nhân tạo, phòng bảo vệ, tổ xe làm việc 24/24 giờ còn lại các phòng ban khác đều có cử người thường trực. Ngày và giờ làm việc của CBVC đều được tổ trưởng công đoàn của khoa, phòng chấm công vào “bảng chấm công” một cách công khai và đều đặn. Đây là cơ sở để kế toán lương tính tiền lương phải trả cho mỗi người lao động.
2.2. Kế toán số lượng, thời gian và kết quả lao động tại Bệnh viện
2.2.1. Kế toán số lượng lao động.
Hạch toán số lượng lao động là theo dõi kịp thời, chính xác tình hình biến động tăng giảm số lượng lao động theo từng loại lao động trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương phải trả và các chế độ khác cho người lao động được kịp thời.
Số CBVC tăng thêm khi bệnh viện tuyển dụng thêm.
Số CBVC giảm khi CBVC trong bệnh viện thuyên chuyển công tác, thôi việc, nghỉ hưu, nghỉ mất sức.
2.2.2. Kế toán thời gian lao động
Tính đủ, tính đúng số giờ lao động thực tế của CBVC bao gồm số giờ lao động hành chính trong ngày làm việc và số giờ làm việc ngoài giờ, số giờ làm việc đột xuất khi có bệnh nhân đến cấp cứu.
2.2.3. Kế toán kết quả lao động.
Trả đủ lương và phụ cấp cho cán bộ viên chức của bênh viện E theo chế độ nhà nước ban hành theo cấp bậc lương của mỗi CBVC.
Ngoài mức lương được hưởng theo quy định của Nhà nước, CBVC còn được hưởng thêm các khoản phụ cấp như tiền dịch vụ, tiền độc hại, tiền làm thêm giờ, tiền phẫu thuật, thủ thuật.
2.3. Tính lương và các khoản trích theo lương tại Bệnh viện
Việc trả lương cho CBVC được phòng TCKT cho vào tài khoản của CBVC và được chia làm 2 lần:
Lần 1: Lĩnh các khoản phụ cấp của tháng trước vào ngày 10 hàng tháng này
Lần 2: Lĩnh lương vào ngày 20 hàng tháng
2.3.1. Tính lương phải trả cho người lao động.
Lương= Lương cấp bậc + Phụ cấp chức vụ + ưu đãi ngành + phụ cấp trách nhiệm + phụ cấp độc hại – các khoản khấu trừ
Mức lương tối thiểu: 540.000 đồng
Trong đó:
+ Lương cấp bậc = Hệ số cấp bậc lương x mức lương tối thiểu
+ Phụ cấp chức vụ = Bậc phụ cấp chức vụ x mức lương tối thiểu
Chi tiết:
Giám đốc : 10% hệ số cấp bậc lương
Phó Giám đốc: 8% hệ số cấp bậc lương
Trưởng phòng: 6% hệ số cấp bậc lương
Phó phòng, y tá trưởng : 5% hệ số cấp bậc lương
+ Ưu đãi ngành:
Căn cứ quyết định số 276/2005/QĐ-TTg ngày 01/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ ưu đãi ngành nghề đối với cán bộ, viên chức tại cơ sở Y tế của Nhà nước, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức.
Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với cán bộ, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế tại cơ sở y tế tuyến Trung ương
Mức phụ cấp 15% áp dụng đối với cán bộ, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế, lái xe cứu thương.
+ Phụ cấp trách nhiệm = 30% x mức lương tối thiểu
Những CBVC được hưởng phụ cấp trách nhiệm là những người chịu trách nhiệm hướng dẫn những viên chức mới trong thời gian tập sự.
+ Tiền phụ cấp độc hại = 20% x mức lương tối thiểu
Những người hưởng độc hại là những người làm việc trong môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe.
+ Các khoản khấu trừ
5% Bảo hiểm xã hội
1% Bảo hiểm y tế
1% Kinh phí công đoàn
+ Tiền lương ngày nghỉ việc
Theo chế độ quy định về BHXH, quỹ BHXH dùng để chi trả cho CBVC trong các trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như ốm đau, tai nạn lao động, mất sức về nghỉ hưu. Trong quá trình làm việc tại bệnh viện CBVC có thể nghỉ việc trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Người lao động được hưởng trợ cấp chế độ BHXH do quỹ BHXH thanh toán theo chế độ hiện hành. Căn cứ để tính toán và thanh toán BHXH là các phiếu nghỉ hưởng BHXH của CBVC có dấu xác nhận của cơ quan y tế.
Nghỉ ốm, con ốm: hưởng 75% lương
Nghỉ phép: hưởng 100% lương
Nghỉ thai sản: BHXH trả thay lương.
2.3.2. Tính các khoản trích theo lương.
+ Lương cấp bậc = Hệ số cấp bậc lương x mức lương tối thiểu
+ Phụ cấp chức vụ = Bậc phụ cấp chức vụ x mức lương tối thiểu
Chi tiết:
Giám đốc : 10% hệ số cấp bậc lương
Phó Giám đốc: 8% hệ số cấp bậc lương
Trưởng phòng: 6% hệ số cấp bậc lương
Phó phòng, y tá trưởng : 5% hệ số cấp bậc lương
+ Hệ số thực hiện công việc = 10% (lương cấp bậc + phụ cấp chức vụ)
Các khoa, phòng thực hiện tốt kế hoạch do bệnh viện đề ra sẽ được hưởng thêm 10% số tiền được lĩnh.
Cách tính tiền phụ cấp phẫu thuật
Số tiền 1 Phân loại
Bác sĩ
Y tá
Ca mổ loại đặc biệt
70.000
50.000
Ca mổ loại 1
35.000
25.000
Ca mổ loại 2
25.000
15.000
Ca mổ loại 3
20.000
10.000
Cách tính tiền phụ cấp thủ thuật
Số tiền 1 ca
Phân loại
Bác sĩ
Y tá
Ca mổ loại 1
12.000
10.000
Ca mổ loại 2
9.000
7.000
Ca mổ loại 3
7.000
5.000
Cách tính tiền làm ngoài giờ
Tổng số giờ làm việc trong tháng: 176 giờ
Số tiền một giờ làm thêm = Lương chính/176
Nếu làm ngày thường được hưởng 150% số tiền làm 1 giờ
Nếu làm ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật được hưởng 200% số tiền làm 1 giờ.
Cách tính tiền thường trực chuyên môn y tế
Trực ngày thường: 45.000 đồng/người/ngày
Trực ngày chủ nhật: 58.500 đồng/người/ngày
Trực ngày lễ, tết: 81.000 đồng/người/ngày
2.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bệnh viện.
2.4.1. Nhiệm vụ kế toán tiền lương
Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động.
Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản trợ cấp.
Kiểm tra việc sử dụng lao động và chấp hành chính sách, chế độ về lao động tiền lương, trợ cấp BHXH và việc sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH.
Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương, BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp, thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương và BHXH theo đúng chế độ của Nhà nước ban hành.
Lập báo cáo về lao động tiền lương, BHXH để phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH. Đề xuất biện pháp để khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động, ngăn ngừa những vi phạm về lao động, vi phạm về chính sách chế độ lao động.
2.4.2. Chứng từ kế toán
Các chứng từ kế toán về tiền lương và BHXH chủ yếu là các chứng từ về tính toán lương, BHXH và thanh toán tiền lương BHXH như:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán tiền làm ngoài giờ
- Bảng thanh toán tiền phẫu thuật, thủ thuật
- Bảng thanh toán tiền DVYT và BHYT
- Các phiếu chi, các chứng từ tài liệu về các khoản trích nộp có liên quan.
Các chứng từ có thể được sử dụng làm căn cứ ghi sổ kế toán trực tiếp hoặc làm căn cứ để tổng hợp ghi sổ.
2.4.3. Tài khoản kế toán
Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán bệnh viện E chủ yếu sử dụng các tài khoản như sau:
TK 334: Phải trả CNV.
TK 332: Các khoản phải nộp theo lương
a) TK 334:
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán với CNV trong đơn vị hành chính sự nghiệp về tiền lương và các khoản phải trả khác. Tài khoản này còn được dùng để phản ánh tình hình thanh toán với các đối tượng khác trong bệnh viện như bệnh nhân. Các khoản chi thanh toán trên tài khoản này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại bệnh viện E.doc