Đề tài Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

Mục Lục

 

Phần I: Phần mở đầu

II: Chọn đề tài

III: Lịch sử vấn đề

IV: Mục đích nghiên cứu

V: Khách thể và đối tượng nghiên cứu

IV: Giả thuyết khoa học

VII: Phương pháp nghiên cứu

VIII : Giới hạn phạm vi nghiên cứu

 

Phần II : Nội dung nghiên cứu

ChươngI : Cơ sở lý luận của đề tài

I : Đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo liên quan đến việc tiếp nhận

thần thoại và khả năng kể lại chuyện sáng tạo ở trẻ

II : Cơ sở giáo dục học mẫu giáo

III : Cơ sở ngữ văn ( Truyện thần thoại)

Chương II : Thực trạng dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại truyện ở trường

Mầm non Hạ Long.

I : Khái quát về quá trình điều tra thực trạng dạy trẻ kể lại chuyện

ở lớp mẫu giáo lớn

II : Phân tích kết quả điều tra

III : Kết quả điều tra

Chương III: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại chuyện

thần thoại 1 cách sáng tạo.

I : Quan niệm về hoạt động sáng tạo và kể lại truyện thần thoại

một cách sáng tạo

II : Một số biện pháp dạy trẻ kể lại truyện thần thoại dân gian

có sáng tạo

Chương IV : Thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm

I : Thực nghiệm

II : Phân tích kết quả thực nghiệm

 

PhầnIII : Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 23407 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình thức tổ chức học và vận dụng phương pháp, biện pháp sao cho phù hợp đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ để trẻ không chỉ tham gia tiếp nhận toàn diện và thích hợp, biết nhận xét đánh giá những điều mà trẻ đã lĩnh hội trong tác phẩm văn học. Cao hơn thế trẻ còn biết rung động, biết được cái hay cái đẹp của tác phẩm, biết sáng tạo tác phẩm. Muốn vậy phải tổ chức cho trẻ hoạt động “ chuyển vào bên trong” để tác phẩm trực tiếp tác động đến nhân cách trẻ, biến thành nội dung nhân cách bền vững. * Đảm bảo nguyên tắc vừa sức: vừa sức không phải là phù hợp với “khả năng hiện có” của trẻ mà hướng tới khả năng có thể đạt được bằng nỗ lực đánh thức tiềm năng của trẻ. Nhờ các phương pháp, biện pháp tích cực trong dạy văn học. Thực hiện nguyên tắc vừa sức phải chú ý: Đảm bảo tính sư phạm trong kế hoạch đào tạo có hệ thống: từ đơn giẩn đến phức tạp những gì cần thiết cho sự phát triển đúng đắn năng lực của trẻ. Giáo dục đúng đắn chính là thức tỉnh trong trẻ những gì vốn có. Giúp trẻ phát triển theo định hướng sư phạm, phải chăng cần phải phát triển theo định hướng sư phạm, phải chăng càng phát triển ở trẻ trực cảm văn học thông qua việc hình thành ngày càng nhiều và có chất lượng hơn những biểu tượng và mối liên hệ giữa các biểu tượng đó. Trẻ càng phát triển thì càng có khả năng kết hợp có mạch lạc, hệ thống hơn những biểu tượng và ý niệm trong một chỉnh thể tác phẩm . 4. Về vấn đề hoạt động nghệ thuật của trẻ: Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng những hình tượng sinh động, cụ thể gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng tình cảm. Bởi vậy giáo dục nghệ thuật cho trẻ là một quá trình khó khăn phức tạp . Tuy nhiên trẻ mẫu giáo đã có thể tham gia vào một số hình thức nghệ thuật : đặt một câu chuyện, thích tự mình kể lại chuyện, suy nghĩ một bài thơ, bài hát vẽ và nặn. Trẻ tham gia vào các hình thức nghệ thuật này một cách hồn nhiên và chân thực. Trên cơ sở ấy đứa trẻ đã hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật . Biểu hiện là trẻ biết phối hợp các tri thức, ấn tượng của mình để tạo ra một sản phẩm mang tính chất nghệ thuật , những tri thức, những ấn tượng ấy đã được tích lũy dần trong cuộc sống của trẻ trong câu chuyện, những cuộn phim… Trên cơ sở phát triển năng lực sáng tạo nghệ thuật ở trẻ sẽ góp phần kích thích khả năng trẻ tự tham gia vào hoạt động nghệ thuật. Sáng tạo của trẻ được thể hiện ở chỗ trẻ thường kết hợp có ý thức các chủ đề khác nhau. Trẻ lấy tư liệu từ truyện thần thoại, trong các chuyện kể, trong cuộc sống. Về khả năng tự hoạt động của trẻ thì nhà văn M.Gooski nói: “ Bản thân con người đã làm nghệ sỹ” trẻ tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật và bộc lộ những xúc cảm đó là biểu hiện của hoạt động nghệ thuật . Trong tiếp xúc với nghệ thuật , làm theo sáng kiến chủ động, chủ quan của mình tức là trẻ đã tìm được ra phương thức để thỏa mãn những nhu cầu tự thể hiện mình trước tác phẩm nghệ thuật và có thể nói là có thể nói là để có được những tác phẩm đó trẻ phải trải qua một quá trình tích lũy nhiều vốn văn hóa nghệ thuật nhất định: Trẻ đã nhiều lần được nghe kể chuyện, nghe đọc thơ, xem tranh, hát, múa … Trong khi chứng minh năng lực tự hoạt động nghệ thuật . Có thể nói trẻ rất có khả năng trong lĩnh vực này. Như vậy văn học là một loại hình nghệ thuật , tiếp xúc với văn học trẻ nảy sinh hoạt động văn học nghệ thuật. Tất cả các đặc điểm trên cho chúng ta thấy trẻ có khả năng kể sáng tạo truyện thần thoại. Từ việc nghe cô kể chuyện thì chính bản thân trẻ nảy sinh ra chủ định mong muốn thể hiện các hình tượng do mình nghĩ ra bằng cách xây dựng lắp ghép các ấn tượng trí tuệ thành một câu chuyện và trẻ thể hiện nó (tự kể) song để phát triển trí sáng tạo ấy cần phải có quá trình dạy của cô, thông qua đó trẻ biết diễn đạt các hình tượng và mô tả sự vật khi kể. Bởi khả năng hoạt động sáng tạo nghệ thuật là kết quả của sự tổ chức hoạt động sáng tạo cho trẻ. Ngoài ra còn đưa trẻ vào tự hoạt động văn học nghệ thuật chính là đưa trẻ vào hoạt động, phát triển tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo … hình thành nhân cách trẻ. III/ Cơ sở ngữ văn ( truyện thần thoại) 1.Khái niệm truyện thần thoại dân gian:Là truyện kể về sự tích các thần, những câu chuyện này vốn do người thời cổ tưởng tượng ra, đẻ giải thích nguồn gốc ý nghĩa của hiện tượng tự nhiên và xã hội được coi là có quan hệ mật thiết đến sự sống còn của tập thể thị tộc, bộ lạc như: trời đất, mưa gió, sông núi, hạn hán, lũ lụt… 2. Đặc trưng cơ bản của thần thoại dân gian: ra đời từ sớm đó là từ thời Hùng Vương nhưng lại làm mất mát đi rất nhiều và nó có kết cấu phần lớn đều ngắn, kết cục thì đơn giản, ít chặt chẽ và ta có thể phân thành các nhóm: Nhóm thần thoại về nguồn gốc các loại động thực vật như “Sự tích lúa thần” Loại thần thoại về nguồn gốc con người: là các dân tộc ở Việt Nam như : truyện “ Ngọc Hoàng nặn người” “ Sự tích trăm trứng” Loại thần thoại về các anh hùng thời quyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư của các nghề như: “Lữ thần người mộc” “Sự tích bánh chưng, bánh dầy” Truyện thần thoại nó cũng được lan truyền từ người này sang người khác và từ đời này qua đời khác bằng cách truyền miệng. Mỗi người được nghe nó, khi kể lại có thể thêm bớt để kể lại cho người nghe khác. Qua nghe truyện thần thoại giúp cho con người ta có những ước mơ muốn vươn lên làm chủ thiên nhiên, cải tiến công cụ, kéo dài tuổi thọ và tăng hạnh phúc… cho con người và từ mơ ước ngày xưa dó nay đã trở thành hiện thực. 3. Đặc điểm thi pháp của truyện thần thoại dân gian: là truyện có mở đầu có kết thúc nó giải thích ước mơ ban đầu của tổ tiên chúng ta. Ngoài ra nó còn phản ánh ước mơ tái taọ của con người. Trong từng thời thơ ấu cũng giống hư thời cổ xưa của loài người. đó là lúc con người còn nhiều tính hồn nhiên, chất phát thơ ngây. Trong điều kiện hiểu biết rất ít ỏi nhưng lai cần tìm hiểu thiên nhiên, xã hội để lao động, đáu tranh cho sự tồn tại và phát triển của mình, con người phải bổ xung vào chỗ chưa hiểu biết bằng tưởng tượng . Do đó mà truyện thần thoại hấp dẫn đối với trẻ. Khi tư duy của trẻ chưa phát triển thì tưởng tượng được coi là phương thức rất quan trọng để nhận thức thế giới qua các câu truyện thần thoại. Các nhân vật trong chuyện được coi là thần thánh và bao giờ cũng giành được sự chiến thắng. Vì vậy truyện thần thoại nó giúp trẻ thích thú và khi kể nó có thể kể bằng sự sáng tạo của mình. Truyện thần thoại là sự lãng mạn sự mơ ước, sự khát vọng của con người đã đánh thức con người có tinh thần cách mạng với thực tế và đấu tranh chinh phục để thắng thiện tai. Khái quát hóa những thành công của con người. Hành động trong thần thoại: Lấy nhân vật làm trung tâm, những hành động của sự vật được miêu tả qua diến biến của thành công và chiến thắng. Thời gian thần thoại nó đi từ đời này qua đời khác và có yếu tố hiện thực, là sự khái quát hóa những thành công của con người. Vì vậy khi kể cô giáo phải đặc biệt chú ý đến yếu tố này để sáng tạo trong khi kể gây sự chú ý cho trẻ. Cô có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời gian của truyện bằng sự sáng tạo riêng của mình, để trẻ hiểu và có thể khi kể trẻ biết kể theo cách sáng tạo riêng của mình. Không gian trong chuyện thần thoại có sự tự nhiên và có nhân cách háo tự nhiên, nhiều truyện có tính chất thần thoại suy nguyên. Vì vậy khi kể phải thể hiện được giọng điệu để kể một cách sáng tạo . Đăc điểm tiêu biểu của truyện thần thoại rất nhiều những hiện tượng kỳ vĩ mỹ lệ và những chi tiết sống động, hấp dẫn, những cảm nghĩ độc đáo và những phương pháp , biện pháp , nghệ thuật có giá trị trong nghệ thuật . Qua những đặc điểm này giúp cho trí tưởng tượng của trẻ phong phú, đa dạng hơn và nó còn kích thích sự tích tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật , để rẻ biết kể lại truyện thần thoại có sự sáng tạo Chương II : Thực trạng dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại truyện ở trường mầm non Hạ Long Để xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp dạy trẻ kể lại truyện… một cách sáng tạo ở lớp mẫu giáo lớn, tôi đẫ tiến hành điều tra khảo sát thực trạng việc dạy trẻ kể lại truyện ở các lớp mẫu giáo tại trường mầm non Hạ Long- thành phố Hạ Long- tỉnh Quảng Ninh. I/ Khái quát về quá trình điều tra thực trạng dạy trẻ kể: 1. Mục đích điều tra: Khi tiến hành điều tra nhằm đánh giá thực trạng tình hình chung của việc dạy trẻ kể lại truyện ở các lớp mẫu giáo lớn để làm cơ sở nghiên cứu các biện pháp tổ chức cho trẻ kể lại truyện thần thoại một cách sáng tạo. 2. Các lớp được điều tra ở trường mầm non Hạ Long- TP Hạ Long - Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A - Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B - Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi C - Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi D; mẫu giáo 5-6 tuổi E,G. 3. Thời gian điều tra Từ ngày 20/3/2005 đến 20/4/2005. 4. Nội dung điều tra : Gồm: - Việc soạn giáo án của giáo viên - Tiết kể lại chuyện của trẻ. 5. Phương pháp điều tra ; Tôi sử dụng phương pháp quan sát để điều tra, đến từng lớp quan sát và dự giờ dạy trẻ kể lại truyện để xem cách thức của giáo viên ra sao. II/ Phân tích kết quả điều tra; 1. Việc soạn giáo án của giáo viên : Qua điều tra tôi thấy mục đíc yêu cần đặt ra trong các giáo án còn rất chung chung.Chủ yếu các giáo viên xác định 3 mục đích yêu cầu sau: Trẻ hiểu nội dung câu chuyện Trẻ hiểu được tính cách và ngữ điệu khác nhau của từng nhân vật Trẻ kể lại được truyện theo trình tự nội dung truyện trong 6 giáo án thì có 2 giáo án xác định mục đích yêu cầu sau: *Giáo án 1: Dạy trẻ kể lại truyện “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” + Trẻ hiểu nội dung truyện. + Trẻ phân biệt được giọng điệu khác nhau của các nhân vật + Trẻ lại truyện theo từng đoạn. + Rèn luyện khả năng kể diễn cảm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. ( Nguyễn Thị Loan- Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A) * Giáo án 2: Dạy trẻ kể lại truyện “ Sự tích bánh chưng bánh dày” + Trẻ hiểu nội dung câu chuyện + Trẻ kể lại toàn bộ nội dung truyện + Phát triển ngôn ngữ cho trẻ và giáo dục đạo đức. ( Trần Thị Thu Cúc lớp mẫu giáo 5-6 tuổi D0 Trong tất cả 6 giáo án thì chưa có giáo án nào nhắc tới việc sử dụng phương pháp , biện pháp gì trong tiết dạy và chưa có giáo án nào đề cập đến việc giáo dục nghệ thuật , giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Trong 4 giáo án chưa có giáo án nào đề cập và đặt ra yêu cần dạy trẻ kể lại truyện sáng tạo . 2. Điều tra một số tiết dạy trẻ kể lại truyện ( Tôi đã dự giờ ghi chép lại) ở trường mầm non Hạ Long thành phố Hạ Long- Quảng Ninh: - Tiết 1: Dạy trẻ kể lai truyện “ Sơn Tinh- Thủy Tinh”ở lớp mẫu giáo lớn A do cô giáo Nguyễn Thị Loan dạy. - Tiết 2: Dạy trẻ kể lại truyện “Sơn Tinh- Thủy Tinh” ở lớp mẫu giáo 5tuổi B do cô giáo Đào Thu Thảo dạy. Thực trạng kể lại truyện của trẻ ở 2 lớp này; đây là tiết dạy “ dạy trẻ kể lại truyện” Nhưng thực tế thì rất ít trẻ biết kể lại, cụ thể ở hai lớp mới chỉ có được 10 cháu biết kể lại còn những trẻ khác thì không thể kể được theo yêu cầu, còn trẻ biết kể lại thì chỉ kể được ở mức thuộc truyện chứ chưa thể hiện được giọng điệu và tính cách của từng nhân vật. Vì vậy giờ học chưa thu hút được sự chú ý của trẻ. Qua 2 tiết dạy trẻ kể lại chuyện “ Sơn Tinh –Thủy Tinh”ở 2 lớp này cô giáo tiến hành cong hình thức, cách tiến hành chưa gây được hứng thú với trẻ và trong tiết học các cô chưa sử dụng phương pháp , biện pháp nào. Cô cứ lần lượt cho trẻ kể lại, trẻ nào kể được thì về chỗ và cô mời bạn khác lên kể. Cô chỉ bao quát lớp và nhắc trẻ chú ý nghe bạn kể chuyện. Cụ thể: cô giáo Đào Thu Thảo- lớp 5 tuổi B đã tiến hành như sau: Vào tiết học cô nhắc trẻ trật tự và cô gọi cháu Nguyễn Minh An lên kể lại chuyện “Sơn Tinh -Thủy Tinh” cho cả lớp nghe. Khi cháu kể đến doạn Thủy Tinh đến sau và đã bị Sơn Tinh rước công chúa đi rồi và cháu không kể tiếp nữa. Cô cho cháu An về chỗ và gọi chua Thục Anh lên kể lại từ đầu mà cô không có biện pháp nào để khuyến khích trẻ tham gia vào họat động “kể” cô tổ chức tiết học quá đơn điệu dẫn đến tình trạng trẻ không chú ý trong tiết học. Một số trẻ kể được lại truyện nhưng chỉ ở mức độ thuộc truyện, chứ chưa có sự sáng tạo trong ngôn ngữ và trong hành động của từng nhân vật… Khi tiết học kết thúc cô đều chỉ nhắc trẻ kể lại truyện cho ông, bà, bố, mẹ nghe. Nhìn chung 2 tiết dạy trên. các cô mới chú ý đến một số trẻ biết kể lại truyện mà chưa chú ý đến những trẻ nhút nhát, trẻ chưa kể lại được cô chưa chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và cách thức tổ chức tiết học của mình. Tiết thứ 3; Dạy trẻ kể lại truyện” Chàng Rùa” ở lớp mẫu giáo 5 tuổi C So với 2 lớp trên thì lớp này có hứng thú trong giờ học hơn. Vì vào bài cô đã gây được sự chú ý của trẻ qua lời dẫn dắt hấp dẫn của cô như : Câu chuyện hôm nay nói về một cậu bé Rùa bé tí tẹo như “ cái bát” mà lại giúp được bố mẹ làm mọi việc…đó là nội dùn câu chuyện gì? “ Chàng Rùa” Vậy bạn nào hãy kể lại cho cô và các bạn cùng nghe. Tuy phần giới thiệu đã có sự hấp dẫn và thu hút được sự chú ý của trẻ nhưng trẻ vẫn kể ở giọng đèu đều, chưa thể hiện được cảm xúc của mình với nhân vật trong tác phẩm và có trẻ kể được một đoạn thì ấp úng nhưng cô chưa có sự gợi ý để trẻ nhớ tiếp những đoạn sau và cô chưa quan tâm đến sự sáng tạo trong khi kể của trẻ. Do đó tiết học chưa gây được hứng thú. Qua 3 tiết học trênở 3 lớp: A, B, C trường mầm non Hạ Long tôi thấy số trẻ kể được lại truyện còn rất ít chỉ khoảng (20/120) cháu và phần đông là cháu kể lại theo kiểu thuộc truyện chứ chưa có sự sáng tạo và cách tổ chức các tiết học còn buồn tẻ với các giọng kể đều đều dẫn đến không gây được hứng thú cho trẻ và không có khả năng phát huy tính sáng tạo của trẻ. Tiếp theo tôi dự 3 lớp mẫu giáo C, D, E cùng trường mầm non Hạ Long (3 tiết) Tiết thứ nhất: Dạy trẻ kể lại truyện: “Sơn Tinh –Thủy Tinh”ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi C do cô giáo : Vũ Mỹ Hạnh. Qua giờ dạy tôi đã thấy cô sử dụng biện pháp trnh minh họa vứi biện pháp đàm thoại trong tiết học. Trên thực tế trẻ đã kể lại được nội dung cốt truyện “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” và lời dẫn dắt vào bài của cô đã gây được sự chú ý cho trẻ cụ thể là : Trong câu chuyện nói về hai chàng trai đều rất tài ba người thì có tài dâng nước lên cao, còn người lại có tài dần níu lên cao. Trong hai người này đã có một người được Vua gả công chúa cho. Đó là nội dung của câu chuyện gì? Bạn nào đã thuộc kể lại cho cô và cả lớp cùng nghe. Cô mời cháu Anh Dũng có năng khiếu kể lại. Sau đó cho cháu về chỗ ngồi và cô cho cả lớp xem tranh minh họa. Cho trẻ xem tới đâu, cô đặt câu hỏi đàm thoại tới đó, để trẻ nhớ lại trình tự nội dung cốt truyện. Sau đó mời cháu khác kể lại. Tiết học này trẻ đã có hứng thú khi được kêt lại toàn bộ câu chuyện. Tiết thứ hai: Dạy trẻ kể lại truyện “Sự tích bánh Chưng bánh dầy” ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi D do cô giáo: Trần Thu Cúc. Trong tiết học cô sử dụng biện pháp đàm thoại. Cụ thể cô hỏi trẻ. Hôm trước cô đã kể cho cả lớp mình nghe truyện gì? Ai là người đã nghĩ racách làm 2 thứ bánh “ Bánh chưng- bánh dầy”? Hai thứ bánh đó được tế trời đất vào ngày nào hàng năm? (Ngày hội đầu năm, ngày tết) Lang Liêu đã được nhà vua cho làm gì? Ai lên kể lại cho cô và cả lớp cùng nghe. ở tiết này trẻ đã kể được lại truyện “ Sự tích bánh chưng- bánh dầy” theo trình tự nội dung cốt truyện. Tuy nhiên vẫn chưa có sự sáng tạo . Nhưng có cháu đã biết tóm tắt: Ví dụ: Ngày xưa ở nước ta, vua Hùng thứ 6 có một người con trai tên là Lang liêu, còn các hoàng tử kia đều văn hay võ giỏi nhưng lại không thích lao động. Chỉ có Lang Liêu là chăm chỉ hiền lành. Chàng đem vợ con về quê cuốc nương làm rẫy… Do đó mà lời kể của trẻ đã thu hút được sự chú ý của các bạn. Trẻ kể xong cô cho các bạn nhận xét và nhắc trẻ về nhà kể lại cho ông bà, bố mẹ nghe. Tiết thứ 3: Dạy trẻ kể lại truyện: “ Sự tích bánh chưng- bánh dầy” do cô giáo Phạm Thị Quyên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi G. Trong tiết họccô đã sử dụng biện pháp thi đua, biện pháp dùng tranh minh họa kết hợp vớp đàm thoại. Trên thực tế trẻ ở lớp này khi kể đã có sự sáng tạo với thủ thuật của cô để cuốn hút trẻ. Cụ thể: Cô hỏi trẻ: Bạn nào cho cô và các bạn cùng biết. Trong ngày tết mọi nhà đều gói bánh gì để thắp hương? ( bánh chưng) có nhà còn làm cả bánh gì nữa?( bánh dầy). Bánh này ăn có ngon không? cháu có biết ai là người nghĩ ra cách làm hai thứ bánh này không? . Bây giờ phong tục của nhân dân ta đến tết gói bánh gì? ( làm bánh gì?) Làm bánh chưng thế nào? Làm bánh dầy thế nào? Mời 1 bạn lên kể cho cô và các bạn cùng nghe chuyện “ Sự tích bánh chưng- bánh dầy” Cô mời cháu Hà Phương lên kể tới đoạn… “ đến ngày hội lớn đầu năm. Ai tìm được của ngon vật lạ nhất đem đến để tế trời đất thì sẽ được nhường ngôi. Khi Hà Phương kể xong cô động viên và khuyến khích để trẻ cố gắng kể lần sau hay hơn. ví dụ Bạn Hà Phương kể rất hay nhưng nếu bạn thể hiện giọng điệu phù hợp từng nhân vật thì câu chuyện còn hay hơn, hấp dẫn hơn nữa đấy. Cô kể mẫu một câu sau đó gợi ý vàmời trẻ khác lên kể lại truyện. Cô cho trẻ xem tranh minh họa và đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ để giúp trẻ nhớ lại và tự tin hơn khi kể. Ví dụ; cho trẻ xem bức tranh vẽ cảnh ngày tết có bánh chưng- bánh dầy và hỏi trẻ: đây là bán gì? do ai nghĩ ra? Làm như thế nào để được bánh chưng? Sau đó cô mời trẻ khác kể tiếp theo tranh cho đến hết câu chuyện. Nhìn chung trẻ lớp này số đông các cháu hứng thú với tiết học và một vài trẻ đã kể có 1 chút sáng tạo trong ngôn ngữ. Tuy nhiên trẻ chưa hình tượngể hiện được giong điệu rõ ràng của từng nhân vật trong chuyện. Cô giáo đã có sự động viên khuyến khích trẻ kịp thờo. Vì vậy mà trẻ đã tự tin hơn trong tiết học và tham gia tích cực trong hoạt động “kể” III/ Kết quả điều tra : 1. Ưu điểm: - Về phía cô: Các cô đã chú ý đến việc soạn giáo án cho tiết dạy, một vài cô đã chú ý đến khả năng kể chuyện của trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ và một vài cô đã có thủ thuật cuốn hút trẻ vào tiết học. - Về phía trẻ: Một số trẻ đã biết thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, biết chú ý nghe cô, nghe bạn kể lại truyện và có một vài trẻ kể chuyện có sự sáng tạo trong ngôn ngữ . 2. Nhược điểm: - Về phía cô: Các cô soạn giáo án còn rất chung chung, chủ yếu là soạn dựa vào cuốn “ Chương trình chăm sóc giáo dục và hướng dẫn thực hiện.” Đây là cuốn sách mang tính chất là phương hướng chỉ đạo chung. Mục đích yêu cầu đặt ra cho tiết học cũng rất chung chung. Vì vậy đòi hỏi môic giáo viên khi soạn giáo án cần phải có sáng kiến của mình. Các cô mới chú ý đến việc ổn định tổ chức lớp và chú ý đến những trẻ mạnh dạn biết kể lại chuyện mà chưa quan tâm chú ý tới cháu còn nhút nhát và khả năng tiếp thu kém. Trong tiết học các cô chưa xác định được với tiết này thì cần sử dụng phương pháp , biện pháp nào cho phù hợp để giúp trẻ nhận thức tốt. Khi cô sử dụng biện pháp đàm thoại thì những câu hỏi mà cô dặt ra cong rất đơn giản, chưa khai thác được khả năng sáng tạo của trẻ.Ví dụ: truyện “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” Cô hỏi? Bỗng nhiên có mấy người cùng một lúc đến xin thi tài ? đó là ai?... Nhưng cũng với câu hỏi về ý đồ đó thì có cô lạihỏi cách khác, để gây kích thích trí tưởng tượng của trẻ và khả năng tái tọa truyện của trẻ bằng ngôn ngữ của chính bản thân trẻ. Ví dụ : Cùng một lúc có mấy chàng trai đến xin thi tài? chàng trai đó có tên là gì? và họ đã trổ tài ra sao?... Nhìn chung các câu hỏi mà cô đặt ra chưa thể hiện được sự gợi mở để trẻ có thể dẽ hình dung, tưởng tượng và sống với tác phẩm , với câu chuyện thần thoại mà mình được nghe. Do vậy khi trẻ kể lại truyeenj trẻ cũng chưa có sự sáng tạo, thậm chí nếu trẻ có thể kể khác đi một chút nhưng nội dung truyện vẫn không thay đổi thì cô giáo lại uốn nắn để trẻ kể lại giống như trong sách. Phần đông các cô chưa đặt ra được biện pháp kích thích mọi trẻ đều được tham gia vào hoạt động học tập. Do đó mà tiết học trở nên nhàm chán và buồn tẻ không gây được hứng thú cho trẻ. - Về phía trẻ: Phần đông trẻ chưa chú ý vào tiết học, khả năng kể lại truyện của trẻ còn kém ( chủ yếu là kể theo kiểu thuộc truyện) 3. Nguyên nhân đẫn đến thực trạng điều tra trên. Trong quá trình điều tra thực trạng kể lai truyện của trẻ. Tôi có dự các tiết học của cô giáo trong giờ kể chuyện cho trẻ nghe. Qua các tiết này tôi nhận thấy các cô đều rơi vào tình trạng kể như thuộc truyện, kể với giọng đều đều và kể lần 1, lần 2, lần 3 đều như nhau. Khi kể cử chỉ điệu bộ của cô chưa thể hiện được, ngữ điệu của cô chưa phù hợp diễn biến câu chuyện, chưa thể hiện rõ giọng điệu của từng nhân vật trong chuyện, cô kể chưa có sự sáng tạo và chưa được diễn cảm . Khi cho trẻ kể lại truyện cô có sử dụng biện pháp đàm thoại, những câu hỏi đặt ra chưa phong phú. Nhìn chung các cô chưa nhìn thấy tầm quan trọng, vị trí vai trò của hoạt động văn học nghệ thuật. Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Do vậy mà chưa xem trẻ không chỉ là một chủ thể tiếp thu mà còn là một chủ thể sáng tạo. Giáo viên chưa nắm vững được phương pháp ,biện pháp dạy trẻ kể lại truyện. Do đó mà khi tổ chức cho trẻ hoạt động còn lúng túng và cứng nhắc. Các cô chưa hiểu rõ vai trò của truyện thần thoại đối với khả năng sáng tạo của trẻ. Cho nên chưa tạo điều kiện và có được những biện pháp nâng cao khả năng làm việc độc lập sáng tạo của trẻ, giúp trẻ hứng thú trong tiết học. Trương mẫu giáo là môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện. Vì trẻ có khả năng tự hoạt động nghệ thuật sáng tạo. Cách thức tổ chức tiết học ở trường mẫu giáo cũng có vai trò rất lớn trong quá trình giáo dục trẻ. Tổ chức làm sao để phat huy được ở trẻ tích cực độc lập sáng tạo trong mọi hoạt động, nhất là hoạt động văn học nghệ thuật . Qua việc điều tra sư bộ thực trạng trong việc tổ chức cho trẻ kể lại truyện thần thoại ở một trường mầm non, kết hợp với khả năng phát triển của trẻ. Tôi thấy rằng cần thiết phải có các biện pháp để giáo viên sử dụng linh hoạt trong việc tổ chức cho trẻ kể lại truyện. Kích thích trẻ kể sáng tạo và phát huy tính tích cực của tư duy và khả năng tự hoạt động nghệ thuật của trẻ. Chương III: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại truyện thần thoại một cách sáng tạo. I/ Quan niệm về hoạt động sáng tạo: là bất cứ hoạt động nào của con người, tạo ra một cái gì mới không kể rằng cái được tạo ra ấy là một vật nào đó của thế giới bên ngoài hay một cấu tạo nào đó của trí tuệ hoặc tình cảm, chỉ sống và biểu lộ trong bản thân con người. Bộ não không chỉ là một cơ quan giữ lại và tái hiện kinh nghiệmcũ của chúng ta. Nó còn là cơ quan phối hợp chỉnh lý một cách sáng tạo và xây dựng lên những tình thế mới và hành vi mới bằng những yếu tố của kinh nghiệm cũ đó. Nếu như hoạt động của con người chỉ hạn chế ở việc tái hiện cái cũ thì con người chỉ là một sinh vật chỉ hướng về quá khứ và chỉ biết thích ứng với tương lai trong chừng mực mà cái tương lai đó tái hiện cái quá khứ này. Chính hoạt động sáng tạo của con người đã làm cho con người trở thành một sinh vật hướng về tương lai của mình. Hoạt động sáng tạo dựa trên năng lực phối hợp của bộ náo chúng ta dược khoa học tâm lý gọi là tưởng tượng. Thường thường nói đến tưởng tượng hoặc huyền tưởng ta không hoàn toàn hiểu đúng từ những từ đónhư chúng ta đẫ hiểu được trong khoa học. Theo thói quen sử dụng hàng ngày ta thường gọi tưởng tượng hay huyền tưởng là tất cả những gì không có thực, không phù hợp với hiện thực. Do đó không thể có một ý nghĩa thực tế nghiêm chỉnh nào. Nhưng thực ra trí tưởng tượng là cơ sở của bất cứ hoạt động sáng tạo nào biểu hiện hoàn toàn như nhau trong mọi phương diện của đời sống văn hóa. Nó làm cho một sáng tạo nghệ thuật khoa học và kỹ thuật có khả năng thực hiện. Theo quan điểm thông thường thì sáng tạo là lĩnh vực của một số ít người, những thiên tài, những tài năng đã sáng tác ra những tác phẩm vĩ đại. Tìm ra những phát minh khoa học lớn hoặc nghĩ ra một cải tiến nào đó trong kỹ thuật ở đây tôi nhất trí với quan điểm của Vưgôtxki “ Sáng tạo thực ra không chỉ có ở những nơi tạo ra sản phẩm lịch sử vĩ đại mà ở khắp nơi nào dù có con người tưởng tượng ,phối hợp, biến đổi ra một cái gì mới, dù nhỏ bé đến đâu chăng nữa so với sáng tạo của những bậc thiên tài”. “Tuyệt đại đa số những phát minh là do những người vô danh làm ra. Như thế một quan điểm khoa học về vấn đề này buộc ta phải xem xét sự sáng tạo là một qui luật hơn là một ngoại lệ”. Tất nhiên những biểu hiện cao nhất của sáng tạo cho đến nay vẫn là một số ít thiên tài chọn lọc trong nhân loại, nhưng trong đời sống hàng ngày xung quanh ta sáng tạo là một điều kiện cần thiết của sự tồn tại và tất cả những gì vượt qua ngoài khuôn khổ cũ dù chỉ một nét của cái mới thì nguồn gốc phát minh của nó đều do quá trình sáng tạo của con người. Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động sáng tạo được thể hiện trong mọi hoạt động: hoạt động vui chơi, hoạt động học tập… Trong hoạt động học tập, sự sáng tạo được thể hiện ngay trong quá trình học mà chúng ta có thể quan sát được qua hoạt động, qua diễn đạt ngôn ngữ của trẻ, Đặc biệt nó được thể hịên rõ nhất thông qua hoạt động văn học nghệ thuật ở trẻ như : đọc , thơ, kể chuyện, đóng kịch… 2. Kể lại truyện thần thoại một cách sáng tạo có thể được quan niệm như sau: Vẫn giữ nguyên nội dung cốt truyện, làm phong phú cốt chuyện hay nói cách khác kể chuyện sáng tạo không làm biến dạng thần thoại. Sáng tạo không có nghĩa là sáng tạo ra một văn bản thần thoại mới mà căn cứ vào những yếu tố động, Biến đổi của truyện để sáng tạo tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu luan 10.doc
Tài liệu liên quan