Chuyên đề Hoàn thiện quản lý hoạt động huy động nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

 Chức năng: phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh. Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

 Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà nước và kế hoạch phát triển theo vùng kinh tế, ngành kinh tế tại địa phương, các văn bản về hoạt động ngân hàng chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng Công thương Việt Nam và thực trạng tín dụng tại chi nhánh trong từng thời kỳ để:

Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của chi nhánh và tình hình phát triển kinh tế tại địa phương.

Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng.

 

doc93 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2204 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quản lý hoạt động huy động nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yền quyết định theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch: Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác. Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đưa ra các đề xuất chấp thuận, từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định. Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký. Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này. Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lỷ rủi ro. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng. Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết. Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành, chuyển kết quả phân loại nợ cho Tổ quản lý nợ có vấn đề để tính toán trích lập dự phòng rủi ro. Thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử lý nợ nhóm 2. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. Làm công tác khác khi được Giám đốc giao. 2. Phòng khách hàng số 2 (Doanh nghiệp vừa và nhỏ): Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiệm vụ: Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công thương Việt Nam: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử… Làm đối mối bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công thương Việt Nam đến các khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho các khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch: Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác. Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đưa ra các đề xuất chấp thuận, từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định. Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký. Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này. Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng. Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết. Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành, chuyển kết quả phân loại nợ cho Tổ quản lý nợ có vấn đề để tính toán trích lập dự phòng rủi ro. Thực hiện nhiệm vụ quản lý và xử lý nợ nhóm 2. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. Làm công tác khác khi được Giám đốc giao. 3. Phòng khách hàng cá nhân: Chức năng: phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. Nhiệm vụ: Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công thương Việt Nam: tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử… Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công thương Việt Nam đến các khách hàng cá nhân. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng cá nhân. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch: Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác. Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đưa ra các đề xuất chấp nhận, từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định. Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký. Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này. Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng. Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh. Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch; hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ các dịch vụ ngân hàng cho các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch; kiểm tra giám sát các hoạt động của Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch theo quy chế tổ chức hoạt động của Điểm giao dịch, Quỹ tiết kiệm. Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành, chuyển kết quả phân loại nợ cho Tổ quản lý nợ có vấn đề để tính toán trích lập dự phòng rủi ro. Thực hiện nhiệm vụ quản lý và xử lý nợ nhóm 2. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong cơ chế nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. Làm công tác khác khi được Giám đốc giao. 4. Phòng quản lý rủi ro: Chức năng: phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh. Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Nhiệm vụ: Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà nước và kế hoạch phát triển theo vùng kinh tế, ngành kinh tế tại địa phương, các văn bản về hoạt động ngân hàng… chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng Công thương Việt Nam và thực trạng tín dụng tại chi nhánh trong từng thời kỳ để: Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế… phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của chi nhánh và tình hình phát triển kinh tế tại địa phương. Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng. Thực hiện thẩm định độc lập (theo cấp độ quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam hoặc theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh, Hội đồng tín dụng chi nhánh) hoặc tái thẩm định: Thẩm định, xác định giới hạn tín dụng, các khoản cấp tín dụng cho khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh và trình cấp có thẩm quyền quyết định. Thẩm định các khoản vay, dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh, cấp tín dụng khác có độ phức tạp hoặc có giá trị lớn theo các quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong từng thời kỳ hoặc theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng chi nhánh. Thẩm định đánh giá rủi ro đối với đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh, Hội đồng tín dụng cơ sở. Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng khác hoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng chi nhánh. Chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh. Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, giám sát thực hiện các khoản cấp tín dụng và việc nhập dữ liệu đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh (đối với những khoản vay/dự án/ khách hàng cần phải có bộ phận quản lý rủi ro tham gia quản lý theo các quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam) sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Kiểm tra việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục tín dụng do các phòng liên quan lập, đảm bảo tuân thủ theo đúng điều kiện của khoản tín dụng đã được phê duyệt. Theo dõi, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng và giám sát, kiểm tra việc nhập dữ liệu khoản tín dụng vào hệ thống máy tính của phòng có liên quan sau khi cấp tín dụng, đảm bảo sự chính xác, phù hợp về hồ sơ tín dụng trên máy tính và trên giấy. Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ của các nghiệp vụ về tài trợ thương mại, chuyển tiền ngoại tệ, mua bán nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Nghiên cứu các danh mục tài sản đảm bảo tiền vay, cảnh báo rủi ro trong việc nhận tài sản đảm bảo. Tham gia Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam hoặc theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh, Chủ tịch Hội đồng. Triển khai thực hiện các chính sách, quy trình, quy định về quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán… của Ngân hàng Công thương Việt Nam nhằm giúp các hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro. Cung cấp thông tin liên quan đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho các phòng có liên quan tại chi nhánh và trụ sở chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam khi có yêu cầu. Làm đầu mối liên hệ với trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn trong việc cung cấp và khai thác sử dụng thông tin tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Lưu giữ hồ sơ số liệu, lập báo cáo theo quy định hiện hành và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 5. Tổ quản lý nợ có vấn đề: Chức năng: tổ quản lý nợ có vấn đề chịu trách nhiệm về quản lý, xử lý nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo quy định phân loại nợ) nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý; là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu. Nhiệm vụ: Nghiên cứu chủ trương, chính sách, luật pháp, các văn bản pháp quy của Nhà nước, của các ngành và Ngân hàng Công thương Việt Nam có liên quan đến hoạt động ngân hàng để đề xuất và thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay. Tổng hợp báo cáo phân loại nợ trên cơ sở kết quả phân loại nợ từng khách hàng do phòng khách hàng cung cấp. Theo dõi tính toán trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của các khoản nợ xấu theo yêu cầu của Ngân hàng Công thương Việt Nam hoặc Ban Giám đốc, đề xuất các biện pháp xử lý nợ. Đầu mối, phối hợp với các phòng khách hàng theo dõi, quản lý, thực hiện các biện pháp, chế tài tín dụng, tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Đề xuất các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ phù hợp với quy định của Pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đề xuất phương án trình các cấp, các ngành có liên quan hỗ trợ chi nhánh trong việc xử lý thu hồi các khoản nợ xấu vượt phạm vi, khả năng xử lý của chi nhánh. Đầu mối kiểm tra, tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro, miễn giảm lãi, bán nợ của chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền cho xử lý xoá nợ, khoanh nợ (nếu có) theo hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong từng thời kỳ. Tham gia Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý tài sản đảm bảo theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng. Tổng hợp, thống kê, lưu trữ tài liệu liên quan đến các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ ngoại bảng và xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ. Làm các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Làm các công việc khác do Giám đốc chi nhánh giao. 6. Phòng kế toán tài chính: Chức năng: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám đốc thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Nhiệm vụ: Phối hợp với phòng Thông tin điện toán chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng. Tổ chức quản lý theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của chi nhánh. Phối hợp với phòng Tổ chức Hành chính lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tài sản cố định, xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. Thực hiện việc tra soát tài khoản điều chuyển vốn (ngoại tệ và VND) với trụ sở chính; kiểm tra đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán. Lưu giữ chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ, số liệu theo quy định hiện hành của Ngân hàng Công thương Việt Nam, thực hiện các giao dịch nội bộ. Phối hợp với các phòng liên quan phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh để trình Ban lãnh đạo chi nhánh quyết định mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội bộ bảo đảm hoạt động kinh doanh của chi nhánh trình Giám đốc chi nhánh quyết định. Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương quý, năm, chi các quỹ theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh. Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định. Là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế, tài chính. Làm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng. Làm công tác khác do Giám đốc giao. 7. Phòng kế toán giao dịch: Chức năng: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng. Nhiệm vụ: Phối hợp với phòng Thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy: thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày; Nhận các dữ liệu, tham số mới nhất từ Ngân hàng Công thương Việt Nam; Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: Mở, đóng các tài khoản (ngoại tệ và VND). Thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền từ tài khoản. Bán séc, ấn chỉ thường… cho khách hàng theo quy định. Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền VND, chuyển tiền ngoại tệ. Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc du lịch, séc bảo chi, séc chuyển khoản, nhờ thu phi thương mại… Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xoá nợ… Thực hiện nghiệp vụ thấu chi (theo hạn mức được cấp), chiết khấu chứng từ có giá theo quy định. Kiểm tra tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra tính lãi (lãi cho vay, lãi huy động). Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản giấy tờ có giá, cho thuê tủ két…). Hạch toán các khoản mua, bán ngoại tệ bằng chuyển khoản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công thương Việt Nam, do bộ phận kinh doanh ngoại tệ chuyển sang (có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền). Thực hiện kiểm soát sau: Kiểm soát tất cả các bút toán tạo mới và các bút toán điều chỉnh (bao gồm các bút toán tự động trong các module nghiệp vụ thuộc hệ thống INCAS và tạo tay trực tiếp trong BDS của GL). Thực hiện việc tra soát tài khoản điều chuyển vốn (ngoại tệ và VND) với trụ sở chính; Tra soát với Ngân hàng ngoài hệ thống điện chuyển tiền giao dịch của doanh nghiệp và cá nhân. Kiểm tra, đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán. Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu, lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên theo quy định. Kiểm soát sau tất cả các bút toán giao dịch, điều chỉnh của phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch theo quy định. Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, thanh toán liên ngân hàng. Quản lý thông tin: Duy trì, quản lý hồ sơ thông tin khách hàng. Quản lý mẫu dấu chữ ký của khách hàng là doanh nghiệp cá nhân. Quản lý séc và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng từ gốc…của các Giao dịch viên và toàn chi nhánh. Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày (Qũy tiền mặt của các Giao dịch viên); Thực hiện việc kiểm soát, đối chiếu tiền mặt hàng ngày với Phòng tiền tệ kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Lưu giữ chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ, số liệu theo quy định hiện hành của Ngân hàng Công thương Việt Nam, đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quyết định của Ngân hàng. Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch, đối chiếu lập và in báo cáo, đóng nhật ký theo quy định. Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. Làm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng. Làm công tác khác do Giám đốc giao. 8. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: Chức năng: là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Nhiệm vụ: Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp: Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu; thông báo thanh toán L/C xuất khẩu. Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu liên quan đến xuất nhập khẩu (nhờ thu kèm bộ chứng từ, nhờ thu không kèm bộ chứng từ, nhờ thu séc thương mại). Phối hợp với các phòng Khách hàng số 1 (Doanh nghiệp lớn), phòng Khách hàng số 2 (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ, nghiệp vụ biên lai tín thác, bao thanh toán, bao thanh toán tuyệt đối. Phát hành, thông báo (bao gồm cả sửa đổi bảo lãnh) bảo lãnh trong nước và nước ngoài trong phạm vi được uỷ quyền. Phối hợp với các phòng khách hàng theo dõi các khoản cho vay bắt buộc. Thực hiện các nghiệp vụ khác theo hướng dẫn và uỷ quyền của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong từng thời kỳ. Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ: Xây dựng giá mua, bán hàng ngày trình lãnh đạo duyệt theo thẩm quyền để thực hiện trong toàn chi nhánh. Thực hiện nghiệp vụ liên quan để ký kết hợp đồng mua, bán ngoại tệ (chuyển khoản) với các tổ chức kinh tế, cá nhân, chuyển Phòng kế toán để hạch toán kế toán theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ với các đại lý thu đổi ngoại tệ thuộc chi nhánh quản lý. Hỗ trợ phòng Kế toán thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài (nếu cần). Kiểm tra hợp đồng ngoại thương hoặc thủ tục của các khoản chuyển tiền khác theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Phối hợp với bộ phận kiểm soát sau thuộc phòng Kế toán kiểm soát, đối chiếu các bút toán phát sinh trên các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ của phòng và xử lý các khoản sai sót, chênh lệch theo quy trình nghiệp vụ và chế độ kế toán hiện hành. Phối hợp với các phòng khách hàng thực hiện công tác tiếp thị để khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh; tiếp thị khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, thanh toán xuất nhập khẩu. Tham gia Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro (khi có yêu cầu). Tổng hợp báo cáo, lưu giữ chứng từ, tài liệu theo quy định. Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định. Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ. Làm công tác khác do Giám đốc giao. 9. Phòng tiền tệ kho quỹ: Chức năng: phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các Qũy tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. Nhiệm vụ: Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VND và ngoại tệ, thẻ trắng, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp…) theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định. Thu, chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng. Phối hợp với phòng Kế toán, Tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh với Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng Công thương Việt Nam trên địa bàn, các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch, Phòng giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tại chi nhánh. Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hoặc sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho qũy, báo cáo Ban giám đốc kịp thời xử lý. Lập kế hoạch sửa chữa cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Thực hiện ghi chép theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ, kịp thời. Làm các báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển séc du lịch, hoá đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện quản lý hoạt động huy động vốn tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm.DOC