MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
PHÁT TRIỂN NGUỒN HÀNG NK VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN NGUỒN NK VẬT TƯ, THIẾT BỊ NGÀNH NƯỚC Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XNK TẠP PHẨM (TOCONTAP HÀ NỘI) 4
1.1. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Các hình thức nhập khẩu 5
1.1.2.1. Nhập khẩu trực tiếp 5
1.1.2.2. Nhập khẩu liên doanh 6
1.1.2.3. Nhập khẩu ủy thác 8
1.1.2.4. Nhập khẩu đối lưu (H-H) 9
1.1.2.5. Nhập khẩu theo đơn đặt hàng 10
1.1.2.6. Nhập khẩu tái xuất 11
1.2. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGUỒN HÀNG NHẬP KHẨU 13
1.2.1. Khái niệm hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu 13
1.2.1.1. Khái niệm nguồn hàng nhập khẩu 13
1.2.1.2. Khái niệm phát triển nguồn hàng nhập khẩu 13
1.2.1.3. Khái niệm hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu 14
1.2.2. Nội dung của hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu 14
1.2.2.1. Nghiên cứu thị trường 15
a. Nghiên cứu thị trường trong nước.16
b. Nghiên cứu thị trường nước ngoài.18
1.2.2.2. Lựa chọn bạn hàng 22
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu 24
1.1.3.1. Sự gia tăng số lượng các nhà cung cấp nguồn hàng nhập khẩu 24
1.1.3.2. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu 25
1.1.3.3. Số lượng mặt hàng khai thác 25
1.1.3.4. Lượng vốn nhập khẩu 26
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN NGUỒN HÀNG NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ NGÀNH NƯỚC Ở CÔNG TY CP XNK TẠP PHẨM TOCONTAP HÀ NỘI 26
1.3.1. Những đóng góp của hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu vật tư thiết bị ngành nước đối với nền kinh tế đất nước nói chung và đối với công ty nói riêng 26
1.3.1.1. Đối với nền kinh tế đất nước 26
1.3.1.2. Đối với công ty XNK tạp phẩm Tocontap Hanoi 27
1.3.2. Tính tất yếu của hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu vật tư thiết bị ngành nước tại công ty 29
CHƯƠNG 2: 32
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGUỒN HÀNG NHẬP KHẨU VẬT TƯ, THIẾT BỊ NGÀNH NƯỚC Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XNK TẠP PHẨM (TOCONTAP HÀ NỘI) 32
GIAI ĐOẠN 2004-2008 32
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK TẠP PHẨM TOCONTAP HÀ NỘI 32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tocontap Hà Nội 32
2.1.1.1. Quá trình hình thành của công ty Tocontap Hà Nội 32
2.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty Tocontap Hà Nội 33
2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Tocontap Hà Nội 36
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty Tocontap Hà Nội 37
2.1.3. Những đặc diểm kinh tế, kĩ thuật chủ yếu của Công ty 44
2.1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm, thị trường 44
2.1.3.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất, kĩ thuật của công ty 44
2.1.3.3. Đặc điểm về vốn và nguồn vốn 45
2.1.3.4. Đặc điểm về nguồn nhân lực 46
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của toàn công ty giai đoạn 2004 - 2008 48
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGUỒN HÀNG NK VẬT TƯ, THIẾT BỊ NGÀNH NƯỚC Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XNK TẠP PHẨM (TOCONTAP HÀ NỘI) GIAI ĐOẠN 2004-2008 51
2.2.1. Kết quả kinh doanh NK vật tư thiết bị ngành nước ở Công ty 51
2.2.1.1. Mặt hàng vật tư thiết bị ngành nước NK ở Công ty 51
2.2.1.2. Về thị trường, thị phần nhập khẩu 55
2.2.2. Thực trạng phát triển nguồn hàng nhập khẩu vật tư, thiết bị ngành nước ở Công ty giai đoạn 2004-2008 59
2.2.2.1. Nội dung hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu vật tư, thiết bị ngành nước ở Công ty giai đoạn 2004-2008 59
a. Nghiên cứu thị trường.59
b. Lựa chọn bạn hàng.71
2.2.2.2 Các biện pháp công ty phát triển nguồn hàng nhập khẩu vật tư, thiết bị ngành nước 73
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phát triển nguồn nhập khẩu 74
2.2.3.1. Tốc độ gia tăng số lượng các nhà cung cấp hàng nhập khẩu 75
2.2.3.2. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu 76
2.2.3.3. Số lượng mặt hàng khai thác 77
2.2.3.4. Lượng vốn nhập khẩu 78
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGUỒN HÀNG NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ NGÀNH NƯỚC Ở CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 80
2.3.1. Ưu điểm trong hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu vật tư, thiết bị ngành nước ở công ty 80
2.3.1.1. Hoạt động phát triển nguồn hàng vật tư thiết bị ngành nước ở công ty cổ phần XNK tạp phẩm Hà Nội góp phần làm tăng kim ngạch nhập khẩu qua các năm 2004 – 2008 80
2.3.1.2. Thị trường nhập khẩu của Tocontap rất đa dạng và phong phú giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ở Công ty 81
2.3.1.3. Hoạt động lựa chọn bạn hàng trong 5 năm qua là điểm mạnh trong hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu vật tư thiết bị ngành nước của Tocontap 82
2.3.2. Những tồn tại trong hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu vật tư thiết bị ngành nước ở Công ty 82
2.3.2.1. Nguồn hàng nhập khẩu thiết bị vật tư ngành nước không ổn định qua các năm 82
2.3.2.2. Hoạt động nghiên cứu thị trường ở Công ty Tocontap Hà Nội chưa được tiến hành bài bản, còn mang tính định tính 83
2.3.2.3. Quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp mới trên thị trường trong hoạt động phát triển nguồn hàng chưa đạt được hiệu quả như mong đợi 84
2.3.2.4. Công ty chưa khai thác sâu những thị trường đã có 85
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 86
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 86
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan: 88
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NK VẬT TƯ, THIẾT BỊ NGÀNH NƯỚC Ở CÔNG TY TOCONTAP HÀ NỘI 91
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA CÔNG TY 91
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NK VẬT TƯ, THIẾT BỊ NGÀNH NƯỚC Ở CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2010-2015 92
3.2.1. Phát triển thêm nguồn hàng nhập khẩu mới 92
3.2.2. Tăng cường hoạt động Marketing nội địa và quốc tế 93
3.2.3. Hoàn thiện cơ cấu cán bộ chuyên trách trong từng phòng kinh doanh 94
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NK VẬT TƯ, THIẾT BỊ NGÀNH NƯỚC Ở CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 94
3.3.1. Đối với công ty 94
3.3.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu 94
3.3.1.2. Cơ cấu lại số lượng phòng kinh doanh và nguồn nhân lực trong từng phòng 96
3.3.1.3. Nghiên cứu và mở rộng nhiều nguồn hàng nhập khẩu trên cùng một thị trường 99
3.3.1.4. Tìm kiếm những bạn hàng mới bên cạnh việc thiết lập mối quan hệ lâu dài và vững chắc với bạn hàng truyền thống 102
3.3.1.5. Nâng cao nguồn lực tài chính 103
3.3.2. Đối với nhà nước 103
3.3.2.1. Xây dựng chính sách XNK toàn diện và nhất quán hơn 103
3.3.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lí hoạt động XNK 104
3.3.2.3. Hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế 106
3.3.2.4. Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lí tỷ giá hối đoái theo hướng linh hoạt 108
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 113
127 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu vật tư, thiết bị ngành nước ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm (Tocontap Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nên yêu cầu về trình độ lao động là rất cao để tránh được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh quốc tế đồng thời đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Trong những năm qua, Công ty cũng đã không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên thông qua việc cho nhân viên tham gia các khóa học đào tạo bổ trợ kiến thức để đáp ứng được các đòi hỏi ngày càng gay gắt cạnh tranh trên trường quốc tế.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của toàn công ty giai đoạn 2004 - 2008
Kết quả hoạt động kinh doanh của một công ty được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận. Quan sát biểu đồ 2.1 và bảng 2.3 ta thấy: tình hình kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2004-2008 của công ty tăng trưởng đều nhưng có đôi chút biến động trong năm 2005 theo hướng giảm DT. Từ năm 2004-2008 tình hình kinh doanh của công ty được chia theo 2 giai đoạn: 2004-2006 giai đoạn trước cổ phần hóa, 2006-2008 giai đoạn sau khi cổ phần hóa công ty.
Giai đoạn trước cổ phần hóa, năm 2005 DT giảm so với năm 2004 là 98 tỉ đồng nhưng ngay trong năm sau năm 2006 DT đã tăng lên hơn 42 tỉ đồng tức là tăng 107 % so với năm 2006. Giai đoạn sau khi cổ phần hóa, mức DT ngày càng tăng cao và có tính vượt trội hơn các năm trước, Năm 2007 DT tăng gần 300 tỉ đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 146 % so với năm 2006. Năm 2008 mức DT tiếp tục tăng hơn 146 tỉ đồng song tỉ lệ tăng chỉ chiếm 116% so với 2007. Tỉ lệ tăng này thấp hơn tỉ lệ tăng năm 2007 do năm 2006 doanh nghiệp đã cổ phần hóa và đi vào ổn định, cũng do 1 nguyên nhân khách quan đó là năm 2007 toàn bộ nền kinh tế nước ta tăng trưởng mạnh mẽ và đà tăng trưởng của công ty gắn với đà tăng trưởng của đất nước. Mặc dù DT biến động qua các năm theo xu hướng tăng giảm, song LN luôn tăng qua các năm theo chiều hướng tăng đều và ổn định.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2004-2008
Đơn vị: 1.000.000 đồng
Năm
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
Tỉ suất LN %
Tỉ suất LN/DT %
2004
678.444
649.544
2.890
0,45
0,42
2005
580.052
576.610
3.442
0,60
0,59
2006
622.560
618.960
3.600
0,58
0,64
2007
912.173
903.773
8.400
0,93
0,92
2008
1.058.634
1.048.259
10.375
0,99
0,98
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2004 - 2008
Tỉ suất lợi nhuận= LN / CP. Ở đây, tỉ suất lợi nhuận của công ty có xu hướng biến động qua các năm theo DT, sở dĩ như vậy là do năm 2006 công ty tiến hành cổ phần hóa nên chi phí kinh doanh tăng lên khiến cho mức tỉ suất lợi nhuận giảm đi 0,02% so với năm 2005. Nhưng ngay sau năm đó vào năm 2007 khi quá trình cổ phần đã hoàn thành và công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình mới thì tỉ suất lợi nhuận đã tăng lên 0,93% tăng so với năm 2006 là 0,35 %. Điều đó thể hiện tính hiệu quả trong việc cắt giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh của công ty. Sang năm 2008 sau 2 năm cổ phần hóa tỉ suất lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng 0.99% điều đó thể hiện tính hiệu quả trong việc giảm chi phí mà vẫn đảm bảo kinh doanh hiệu quả.
Tỉ suất lợi nhuận/DT= Tổng LN / DT phản ánh 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu % đồng lời. Theo bảng ta thấy tỉ suất LN/DT có xu hướng tăng đều qua các năm điều này chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả và đã thành công. Năm 2004 cứ 1 đồng DT bỏ ra sẽ thu được 0,42 % đồng lời nhưng sau đó đến năm 2005 thu được 0,59 % đồng lời và năm 2006 thu đựợc 0.64 % đồng lời. Mức tăng đột biến sang năm 2007, cứ 1 đồng DT công ty bỏ ra sẽ thu được 0,92 % đồng lời và năm 2008 là 0,99%. Lợi nhuận của Công ty tăng dần qua các năm điều này phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Qua biểu đồ 2.1 ta thấy, mức doanh thu thực hiện của công ty qua các năm luôn vượt mức kế hoạch đề ra, doanh thu năm sau luôn tăng cao hơn năm trước.
BIỂU ĐỒ 2.1: Doanh thu của công ty năm 2004 - 2008
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2004-2008
Năm 2008, Công ty đạt mức doanh thu 1.058.634 tỉ đồng tăng 381 tỉ đồng so với năm 2004, điều đó phản ánh quy mô các hợp đồngvà mặt hàng kinh doanh cuả công ty đang dần gia tăng. Doanh thu giai đoạn trước cổ phần hoá đang trên đà giảm nhưng sau giai đoạn cổ phần hoá từ 2006-2008 mức doanh thu tăng liên tục và tăng đều qua 3 năm, điều này thể hiện công ty làm ăn có hiệu quả sau cổ phần hoá. Mặc dù năm 2008 nền kinh tế trong nước và thế giới rơi vào suy thoái song tình hình kinh doanh của công ty vẫn đạt hiệu quả và doanh thu cao vượt mức kế hoạch đề ra. Đạt được kết quả như trên là nhờ vào đội ngũ cán bộ quản lí cùng với sự nỗ lực của nhân viên các phòng ban đặc biệt là các phòng kinh doanh trong năm qua.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGUỒN HÀNG NK VẬT TƯ, THIẾT BỊ NGÀNH NƯỚC Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XNK TẠP PHẨM (TOCONTAP HÀ NỘI) GIAI ĐOẠN 2004-2008
2.2.1. Kết quả kinh doanh NK vật tư thiết bị ngành nước ở Công ty
2.2.1.1. Mặt hàng vật tư thiết bị ngành nước NK ở Công ty
Nhìn vào bảng 2.4 danh mục sản phẩm nhập khẩu của Công ty về mặt hàng vật tư thiết bị ngành nước, chúng ta dễ dàng thấy được sản phẩm đa dạng về kích cỡ, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ...
Bảng 2.4: Danh mục mặt hàng vật tư thiết bị ngành nước NK
của Công ty
Sản phẩm
Kích cỡ (mm)
Thị trường nhập khẩu chủ yếu
Kênh phân phối
Đường ống(L1)
15-25-32-40-50
Thái Lan, Đức,
Đan Mạch, Áo,
Malaysia, Hàn Quốc, Italia,
Nhật Bản, Ấn Độ,
Tây Ban Nha, Singapore,
Trung Quốc.
Thị trường bán lẻ
Đường ống(L2)
50-80-100
Công trình dân dụng
Đường ống(L3)
50-80-100-200
Thị trường bán lẻ,
Công trình dân dụng
Đường ống(L4)
50-80-100-200-250-300-350-400-450
Công trình dân dụng
Van điện
500-600-800
Công trình dân dụng
Nguồn: Số liệu thống kê phòng kinh doanh số I
Sản phẩm chính gồm đường ống nước và van điện với kích cỡ từ 15mm-800mm với chất liệu gang cầu dẻo trong lòng ống được tráng tĩnh điện bằng ximăng trắng, chuyên cung cấp cho thị trường bán buôn và bán lẻ, các công trình xây dựng lớn và tiêu dùng hộ gia đình. Mặt hàng van điện kích cỡ đường kính 500-800mm chuyên phân phối cho các công trình xây dựng lớn, trọng điểm quốc gia với những yêu cầu tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt về thông số kĩ thuật, chất lượng của sản phẩm. Mặt hàng nhập khẩu này của Công ty được nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản là chủ yếu vì đây là thị trường đi đầu trong việc cung cấp các mặt hàng đáp ứng được những tiêu chuẩn kĩ thuật nghiêm ngặt và chất lượng sản phẩm luôn đi đầu trên thị trường nguồn cung máy móc, thiết bị kĩ thuật. Các sản phẩm kích cỡ từ 25-400mm chuyên phân phối cho thị trường bán buôn bán lẻ phục vụ cho tiêu dùng hộ gia đình. Những sản phẩm này có kích cỡ nhỏ phù hợp với những công trình xây dựng qui mô nhỏ.
Theo dõi bảng 2.5 và biểu đồ 2.2 dưới đây chúng ta thấy rằng: Tổng kim ngạch xuất khẩu theo từng mặt hàng tăng đều hàng năm từ 2004-2007 và đỉnh cao là kim ngạch năm 2007 tăng gấp 3,2 lần so với năm 2004. Riêng năm 2008 có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2007 từ 725.283 USD xuống 655.691 USD, giảm xấp xỉ 70.000 USD. Năm 2006 là năm Công ty chuyển đổi từ công ty trực thuộc Bộ thương mại thành công ty cổ phần do đó, đây sẽ là năm mốc để so sánh giữa 2 năm đầu cổ phần hóa và 2 năm trước thời điểm cổ phần hóa. Năm 2004-2005, kim ngạch nhập khẩu thấp chỉ đạt 224.718 và 367.057 USD do khi đó công ty tiến hành hoạt động nhập khẩu theo chỉ tiêu mà Bộ giao cho nên chưa tự chủ trong hoạt động phân phối trên thị trường nội địa dẫn đến lượng hàng nhập về có giá trị kim ngạch thấp. Ba năm sau cổ phần hóa kim ngạch nhập khẩu tăng đột biến, do khi đó công ty tự chủ trong hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa nên cán bộ công nhân viên trong Công ty đã tự chủ trong kinh doanh và đạt được chỉ tiêu vượt mức kế hoạch.
Mặc dù kim ngạch nhập khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước song tỷ trọng các mặt hàng luôn biến động theo chiều hướng tăng giảm không ổn định.
Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng vật tư thiết bị ngành nước theo sản phẩm tại công ty giai đoạn 2004-2008
Đơn vị: USD
TT
K/N NK
Sp
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
Tỷ trọng%
Giá trị
Tỷ trọng%
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng%
Giá trị
Tỷ trọng %
1
L1
93.601
41,6
117.155
31,9
269.703
41,7
321.124
44,2
245.003
37,3
2
L2
17.325
7,8
23.785
6,6
35.683
5,5
34.936
4,8
60.357
9,2
3
L3
37.492
16,7
110.549
30,1
211.513
32,7
236.751
32,6
158.530
24,1
4
L4
50.000
22.2
87.874
23,9
100.257
15,5
110.589
15,2
159.556
24,3
5
Van điện
26.300
11,7
27.694
7,5
29.117
4,6
21.883
3,2
32.245
5,1
Tổng KN
224.718
100
367.057
100
646.273
100
725.283
100
655.691
100
Nguồn: Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa năm 2004-2008
Cụ thể như mặt hàng van điện năm 2004 chiếm 11,7 % nhưng năm 2006 chỉ còn 4,6% và năm 2007 chiếm 3,2% và năm 2008 tăng lên 5,1% tỷ trọng các mặt hàng chưa phát triển ổn định. Năm 2006-2007 cũng là năm Việt Nam chính thức ra nhập WTO, chính phủ đã có những cơ chế thông thoáng hơn trong hoạt động ngoại thương và đó cũng là năm Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trên 8% / 1 năm nên nhu cầu tiêu thụ hàng nhập khẩu phục vụ cho hoạt động xây dựng tăng cao.
BIỂU ĐỒ 2.2: Cơ cấu Kim ngạch nhập khẩu theo sản phẩm của Công ty
năm 2004 - 2008
Nguồn: Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa năm 2004-2008
Sang năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua các cuộc lạm phát tiền tệ, giá cả leo thang giá các đồng ngoại tệ mạnh USD và EURO tăng mạnh, thị trường USD trong nước khan hiếm gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên nhìn chung trong 5 năm từ 2004-2008 kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty vẫn đang trên đà phát triển tốt. Mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất đó là đường ống L1, L3 và L4 vì đây là những mặt hàng có mẫu mã kích thước phổ thông phục vụ cho cả các công trình dân dụng và thị trường bán buôn bán lẻ. Còn mặt hàng van điện có kim ngạch nhập khẩu thấp nhất vì đây là mặt hàng có kích cỡ lớn chuyên cung cấp cho các công trình xây dựng trọng điểm với công suất lớn nên khối lượng tiêu thụ hạn chế hơn so với các mặt hàng còn lại.
2.2.1.2. Về thị trường, thị phần nhập khẩu
Bảng 2.6: Kim ngạch NK theo thị trường qua các năm 2004- 2008
Đơn vị: USD
TT
Thị truờng
Kim ngạch NK 2004
Kim ngạch NK 2005
Kim ngạch NK 2006
Kim ngạch NK 2007
Kim ngạch NK 2008
1
Malaysia
-
94.509
164.883
247.919
207.509
2
Hàn Quốc
-
95.284
181.513
-
89.206
3
TrungQuốc
25.558
-
20.960
39.904
-
4
Ấn Độ
-
-
17.000
-
-
5
Thái Lan
113.601
117.155
231.813
321.124
245.003
6
TâyBanNha
-
37.157
30.104
-
-
7
Italia
-
-
-
81.400
-
8
Đan mạch
-
-
-
34.936
60.357
9
Đức
-
19.735
-
-
21.371
10
Nhật
26.300
-
-
-
32.245
11
Áo
52.748
-
-
-
-
12
Singapore
6.511
3.217
-
-
-
224.718
367.057
646.273
725.283
655.691
(Nguồn: Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa năm 2004- 2008)
Dưới đây là 5 biểu đồ cơ cấu thị phần nhập khẩu theo thị trường của công ty qua 5 năm từ 2004-2008. Quan sát các biểu đồ dưới đây ta thấy chúng có kích cỡ to nhỏ khác nhau, kích cỡ to nhỏ biểu thị cho kim ngạch nhập khẩu lớn nhỏ gắn với kim ngạch nhập khẩu mỗi năm của công ty.
Theo dõi biểu đồ 2.3 ta thấy:
BIỂU ĐỒ 2.3 : Cơ cấu thị phần NK theo thị trườngcủa Công ty năm 2004 Nguồn: Báo cáo hoạt động NK năm 2004
Năm 2004, thị trường nhập khẩu chính của công ty bao gồm: Thái Lan chiếm 51% tỉ trọng nhập khẩu, sau đó đến Áo chiếm 23%, Nhật Bản chiếm 12%, Trung Quốc chiếm 11% và Singapore chiếm 3%. Tổng kim ngạch năm 2004 của công ty đạt 224.718 USD.
Từ biểu đồ 2.4 dưới đây chúng ta thấy:
BIỂU ĐỒ 2.4 : Cơ cấu thị phần NK theo thị trường của công ty năm 2005
Nguồn: Báo cáo hoạt động NK năm 2005
Năm 2005, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 365.057 tăng 1,62% so với kim ngạch nhập khẩu năm 2004 về giá trị kim ngạch và công ty đã khai thác được thị trường nguồn cung mới đó là Malaysia, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc. Song thị trường cũ như Trung Quốc, Áo với kim ngạch chiếm 34% năm 2004 đã không còn trong danh sách thị trường nguồn cung năm 2005. Năm 2005 thị trường chính đứng đầu vẫn là Thái Lan với 32% giảm so với năm 2004 là 19% trong tỉ trọng thị phần nhập khẩu năm song khối lượng giao dịch vẫn tăng hơn 3.000USD. Sau đó là thị trường Hàn Quốc và Singapore chiếm 26% có giá trị tương đương nhau về thị phần hàng nhập khẩu. Tây Ban Nha chiếm 10%, Đức 5% và Singapore chiếm 1%.
Quan sát biểu đồ 2.5 ta thấy: Sang năm 2006, Thái Lan vẫn là quốc gia đứng đầu trong thị trường nguồn cung chiếm 35% thị phần nhập khẩu. Sau đó là Hàn Quốc chiếm 28%, Malysia vẫn chiếm 26% thị phần song kim ngạch nhập khẩu tăng so với năm 2005 khoảng 70.000USD giá trị nhập khẩu.
BIỂU ĐỒ 2.5 : Cơ cấu thị phần NK theo thị trường của công ty năm 2006
Nguồn: Báo cáo hoạt động XNK năm 2006
Còn lại là Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Ban Nha với tổng thị phần của 3 quốc gia chỉ chiếm 11% tỉ trọng trong thị phần năm 2006. Đây là 3 thị trường mới mà công ty khai thác được trong thời gian gần đây nên các giao dịch mới trong giai đoạn thăm dò nên chiếm tỉ trọng thấp so với các thị trường khác.
Theo biểu đồ 2.6 : Năm 2007 Thái Lan vẫn dẫn đầu cơ cấu thị phần nhập khẩu theo thị trường của công ty với 44% thị phần, sau đó là Malaysia chiếm 34% thị phần còn lại 22% thị phần dành cho 3 thị trường mới đang trong giai đoạn thăm dò đó là Italia, Đan Mạch, Trung Quốc. Mặc dù đã 3 năm liên tiếp nhập khẩu sản phẩm tại thị trường Trung Quốc song thị phần nhập khẩu thấp so với Thái Lan và Malaysia.
BIỂU ĐỒ 2.6 : Cơ cấu thị phần NK theo thị trường của công ty năm 2007
Nguồn: Báo cáo hoạt động NK năm 2007
Qua biểu đồ cơ cấu thị phần nhập khẩu theo thị trường ta thấy Thái Lan và Malaysia là 2 thị trường mà công ty giao dịch với khối lượng kim ngạch nhập khẩu lớn. Đây đều là 2 thị trường nằm trong khối ASIAN nên công ty sẽ được ưu đãi với mức thuế suất ưu đãi trong khối, và đây cũng là thị trường có các sản phẩm đúc đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật cao với tiêu chuẩn đạt trình độ quốc tế.
Theo dõi biểu đồ 2.7 dưới đây ta thấy: Năm 2008 kim ngạch nhập khẩu giảm so với năm 2007 nhưng sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan vẫn chiếm tỉ trọng cao trong thị phần nhập khẩu của công ty với 37% sau đó là Malaysia với
BIỂU ĐỒ 2.7 : Cơ cấu thị phần NK theo thị trường của công ty năm 2008
Nguồn: Báo cáo hoạt động NK năm 2008
32 %, Hàn Quốc là 14% còn lại là các thị trường mới như Đan Mạch chiếm 9%, Nhật Bản 5% và Đức 3%. Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản tuy thấp chỉ chiếm dưới 10% thị phần nhập khẩu song đây lại là những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được những yêu cầu về tiêu chuẩn kĩ thuật mà các sản phẩm từ các thị trường khác không đáp ứng được.
Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 giảm so với năm 2007 nhưng đó là do yếu tố khách quan của thị trường nên không đáng lo ngại và duy trì giữ vũng được nhịp độ tăng trưởng như vậy trong 5 năm thể hiện sự năng động tự chủ trong kinh doanh của cán bộ nhân viên công ty trong hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị ngành nước.
Như vậy, trong thời gian qua Công ty luôn đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa và đạt chỉ tiêu mà Công ty đã đề ra. Chứng tỏ rằng Công ty đã khai thác có hiệu quả các nguồn hàng nhập khẩu của mình.
2.2.2. Thực trạng phát triển nguồn hàng nhập khẩu vật tư, thiết bị ngành nước ở Công ty giai đoạn 2004-2008
2.2.2.1. Nội dung hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu vật tư, thiết bị ngành nước ở Công ty giai đoạn 2004-2008
a. Nghiên cứu thị trường
Tất cả thông tin trong nội dung nghiên cứu thị trường được trình bày dưới đây đều sử dụng số liệu ở bảng 2.7.
Nghiên cứu thị trường phục vụ cho hoạt động nhập khẩu ở công ty Tocontap thường tiến hành như sau:
Nghiên cứu thị trường trong nước:
Công ty tuy mới cổ phần hóa được 3 năm song trên cơ sở kế thừa hoạt động kinh doanh từ công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội trực thuộc Bộ Thương mại với bề dày trên 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động ngoại thương và đặc biệt là hoạt động nhập khẩu. Các mối quan hệ làm ăn với các đại lí tiêu thụ, kênh phân phối trên thị trường, các chủ thầu xây dựng lớn… từ lâu năm đã được xem là đối tượng để Công ty tiến hành hoạt động nghiên cứu, thăm dò thị trường nội địa.
- Nghiên cứu về đối tượng khách hàng trên thị trường:
Cán bộ phòng kinh doanh tiến hành tìm hiểu về đối tác thông qua các mối quan hệ làm ăn trước đây và khả năng giao tiếp, mối quan hệ của cán bộ kinh doanh của phòng kinh doanh số I mà Công ty có được danh sách đối tượng khách hàng là các đơn vị, tổ chức có nhu cầu về nguồn hàng vật tư thiết bị ngành nước. Đối tượng khách hàng của Công ty trong ngành hàng này chủ yếu là các nhà máy nước, các công trình xây dựng với những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn kĩ thuật. Bên cạnh đó là các nhà phân phối trên thị trường bán buôn và bán lẻ phục vụ cho tiêu dùng hộ gia đình do đó khối lượng tiêu thụ lớn và có thể dự báo được dung lượng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể, giai đoạn từ 2004 - 2008 lượng khách hàng chủ yếu của công ty là các công ty công trình, nhà máy cấp thoát nước…Các sản phẩm đường ống L2-L4 và van điện được cung cấp cho các công trình nhà máy nước có công suất lớn và hiện đại như: Nhà máy nước Quảng Trị, Công ty công trình nhà máy cấp nước Gia Lâm trực thuộc Tổng công ty cấp thoát nước Hà Nội, Công ty cung cấp nước sạch Nghệ An…Nhóm khách hàng này chiếm hơn 50% thị phần về tiêu thụ sản phẩm của công ty. Ngoài ra, các sản phẩm có kích cỡ nhỏ từ 15-50mm chủ yếu cung cấp cho thị trường bán lẻ, các cửa hàng, đại lí phân phối phục vụ cho tiêu dùng hộ gia đình.
Công trình xây dựng Trung tâm hội nghị quốc gia-2006 sử dụng toàn bộ hệ thống van nước điều khiển điện (van điện) và đường ống cho hệ thống cấp thoát nước ở trung tâm do Công ty cung cấp. Trải qua kiểm định kĩ thuật và hệ thống an ninh nghiêm ngặt các sản phẩm nhập khẩu của công ty đã được tin tưởng và sử dụng cho hệ thống cấp thoát nước của Trung tâm, các sản phẩm đó không chỉ đảm bảo về mặt chất lượng và kĩ thuật mà còn đảm bảo về mặt an ninh quốc gia…Vì đây là nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEM và là nơi diễn ra các cuộc họp cấp cao quan trọng. Điều đó khẳng định uy tín và chất lượng phục vụ của Công ty trong việc cung cấp mặt hàng vật tư thiết bị ngành nước.
Việc tiến hành nghiên cứu về đối tượng khách hàng trên thị trường nội địa giai đoạn 2004-2008 đã góp phần thúc đẩy hoạt động phát triển nguồn hàng vật tư thiết bị ngành nước tại Công ty Tocontap.
- Mặt hàng hiện có trên thị trường:
Việc tiến hành nghiên cứu về mặt hàng vật tư ngành nước trên thị trường nội địa giúp cán bộ kinh doanh trong Công ty nhìn nhận về tổng quan bức tranh sản phẩm trên thị trường. Qua đó, Công ty dễ dàng chọn cho mình sản phẩm mà thị trường cần và sản phẩm mà Công ty sẽ cung cấp trên thị trường nội địa nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất và Công ty đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Theo nghiên cứu của Tocontap giai đoạn 2004 - 2008, trên thị trường nội địa có 2 dòng sản phẩm đường ống và van điện được bày bán trên thị trường đó là các sản phẩm chất lượng trung bình có nguồn gốc xuất xứ do các công ty trong nước sản xuất và những mặt hàng nhập khẩu. Các sản phẩm đó được sản xuất bằng chất liệu gang giòn, dễ vỡ khi va chạm, quá trình ôxi hóa diễn ra nhanh chóng, độ bền chưa cao. Sau khi tiến hành nghiên cứu và đã xác định được những nhược điểm của các sản phẩm đó Tocontap Hà Nội đã xác định được những sản phẩm nhập khẩu của mình phải khắc phục được những nhược điểm trên. Chính hoạt động nghiên cứu các mặt hàng hiện có trên thị trường nội địa đã là nền tảng giúp Công ty xác định được những yêu cầu mới về tính năng của sản phẩm mà Công ty sẽ cung cấp trong thời gian tới. Qua đó sẽ lựa chọn được phân khúc thị trường mà Công ty tiến hành hoạt động kinh doanh.
Như đã đề cập ở trên, thông qua các kênh phân phối, mạng lưới đại lí tiêu thụ và thông tin của các công ty cùng kinh doanh trong lĩnh vực này trên thị trường, cán bộ kinh doanh phòng XNK số I đã tiến hành phân tích và đưa ra những ưu nhược điểm của sản phẩm hiện có trên thị trường. Sau đó, chỉ ra được ưu nhược điểm của các sản phẩm đó để xây dựng cho mình kế hoạch nhập khẩu khắc phục được những nhược điểm đó để tạo ra tính ưu việt sản phẩm mà công ty sẽ cung cấp trên thị trường nội địa.
- Nghiên cứu giá cả hàng hóa:
Tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu giá cả sản phẩm hiện có trên thị trường thông qua các kênh như đã trình bày ở trên. Trên cơ sở đó để xây dựng một chính sách giá phù hợp đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và Công ty vẫn tối đa hóa được lợi nhuận cho mình. Từ hoạt động nghiên cứu giá cả hàng hóa trên thị trường nội địa Công ty sẽ xây dựng được cho mình một chính sách giá thâm nhập thị trường phù hợp, hiệu quả và lựa chọn cho mình một phân đoạn thị trường phù hợp để thâm nhập. Khi tiến hành hoạt động nghiên cứu giá cả hàng hóa cán bộ kinh doanh của Công ty sẽ “đóng kịch” trong vai trò là khách hàng có nhu cầu lớn về nguồn hàng vật tư thiết bị ngành nước với mẫu mã chủng loại sản phẩm như đã nghiên cứu ở trên. Qua đó, họ nắm bắt được giá cả hàng hóa một cách tương đối sát với giá thực tế. Hoặc có thể kiểm tra thông tin qua thư chào hàng của các đối tác chuyên phân phối những sản phẩm đó.
- Dung lượng thị trường: Khi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu dung lượng thị trường nội địa, các cán bộ kinh doanh của phòng kinh doanh số I đã tiến hành khảo sát thị trường thật. Trên cơ sở đó phân tích đặc điểm thị trường ở từng khu vực, song bản dự báo về dung lượng thị trường chỉ mang tính chất tương đối. Dung lượng thị trường được ước tính dựa vào 2 nguồn số liệu, đó là số lượng từng ngành do cục thống kê lưu trữ và lượng nhập về của các doanh nghiệp phản ánh qua số lượng hàng nhập về. Hai nguồn số liệu này có thể chênh lệch nhau, Công ty phải thông qua sản phẩm kinh doanh để đánh giá.
- Kênh phân phối:
Hình thức tiêu thụ của Tocontap trong 5 năm trở lại đây chủ yếu là cung cấp trực tiếp cho các nhà thầu theo đơn đặt hàng của nhà thầu tại các công trình lớn như các nhà máy xử lí nước sạch, các công trình xây dựng hiện đại, yêu cầu chất lượng đường ống và các loại van điện với công nghệ cao, kĩ thuật tiên tiến hiện đại. Thông qua các đại lí phân phối bán buôn bán lẻ trên thị trường nội địa-đây là mạng lưới hợp tác lâu năm với công ty, đôi bên hợp tác trên cơ sở uy tín và tin tưởng lẫn nhau.
Trong giai đoạn 2004 – 2008 khách hàng chủ yếu của Tocontap Hà Nội là các công ty công trình, nhà máy cấp thoát nước…Các sản phẩm đường ống L2-L4 và van điện được cung cấp cho các công trình nhà máy nước có công suất lớn và hiện đại như: Nhà máy nước Quảng Trị, công ty công trình nhà máy cấp nước Gia Lâm trực thuộc Tổng công ty cấp thoát nước Hà Nội, Công ty cung cấp nước sạch Nghệ An…Nhóm khách hàng này chiếm hơn 50% thị phần về tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Ngoài ra, các sản phẩm có kích cỡ nhỏ từ 15-50mm chủ yếu cung cấp cho thị trường bán lẻ, các cửa hàng, đại lí phân phối phục vụ cho tiêu dùng hộ gia đình.
Công trình xây dựng Trung tâm hội nghị quốc gia hoàn thiện năm 2006, sử dụng toàn bộ hệ thống van nước điều khiển điện (van điện) và đường ống cho hệ thống cấp thoát nước ở Trung tâm do Công ty cung cấp. Trải qua kiểm định kĩ thuật và hệ thống an ninh nghiêm ngặt các sản phẩm nhập khẩu của công ty đã được tin tưởng và sử dụng cho hệ thống cấp thoát nước của Trung tâm, các sản phẩm đó không chỉ đảm bảo về mặt chất lượng và kĩ thuật mà còn đảm bảo về mặt an ninh quốc gia…Vì đây là nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEM và là nơi diễn ra các cuộc họp cấp cao quan trọng. Điều đó khẳng định uy tín và chất lượng phục vụ của Công ty trong việc cung cấp mặt hàng vật tư thiết bị ngành nước.
- Tình hình cạnh tranh trên thị trường nội địa:
Tiến hành thu thập thông tin về các công ty khác cùng kinh doanh mặt hàng ngành nước trên thị trường (đối thủ cạnh tranh) mục đích đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường nội địa. Phán đoán chiến lược của họ như các kế họach đầu tư, mạng lưới tiêu thụ, kênh phân phối…trên thị trường nội địa; nguồn cung hàng hóa nhập khẩu, giá bán…để có những chính sách cạnh tranh hiệu quả. Bên cạnh đó, tìm hiểu các phương thức kinh doanh của đối thủ, các biện pháp đối thủ thực hiện như vốn, nhân sự và mục tiêu kinh doanh của họ là gì?
Công ty luôn xây dựng cho mình phương châm cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững, do vậy mặt hàng vật tư thiết bị do phòng kinh doanh số I nhập về là những mặt hàng có chất lượng phù hợp đáp ứng được nhu cầu của thị trường do đó bản thân sản phẩm đã có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, bên cạnh đó là uy tín và thương hiệu Công ty được kế thừa hơn 50 năm qua hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh XNK.
Thế mạnh của Công ty khi cung cấp mặt hàng này trên thị trường nội địa đó là Giá cả của hàng nhập thông qua tìm hiểu được so sánh với giá cả các sản phẩm mà ĐTCT đã cung cấp trên thị trường nội địa, qua đó cán bộ kinh doanh sẽ phân tích kĩ lưỡng để có những chính sách nhập khẩu hợp lí, vì giá cả phần nào phản ánh năng lực cạnh tranh của mặt hàng mà Công ty nhập về.
- Nghiên cứu môi trường luật pháp trong nước đối với hoạt động nhập khẩu:
Hoạt động nghiên cứu mô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22042.doc