Chuyên đề Hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty hàng không Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp

MỤC LỤC

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNGVIỆT NAM.

1- Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty HKVN.( 6-8 )

2- Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của TCT Hàng không Việt nam(8- 13)

3- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT Hàng không.(13- 16)

3.1- Vốn kinh doanh.(16-18)

3.2- Nguồn lao động.(18-19)

3.3- Cơ sỏ vật chất kỹ thuật.(19-20)

3.4- Mạng lưới kinh doanh.(20-22)

3.5- Đặc điểm khách hàng, thị trường.(22-25)

3.6- Chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Hàng không.(25-26)

CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA.

I/ Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2001-2006

1- Kết quả sản xuất kinh doanh chung của T.công ty Hàng không.(27-30)

2- Các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể T.công ty Hàng không.(30-33)

2.1- Hoạt động vận tải hành khách.(33-36)

2.2- Hoạt động vận tải hàng hoá.(36-39)

2.3- Hoạt động dịch vụ hàng không.(39-41)

2.4- Hoạt động hợp tác quốc tế.(41-43)

2.5- Hoạt đông khác.(43-44)

II/ Phân tích thực trạng hoạt động SXKD của Tổng công ty hàng không Việt nam trong giai đoạn 2001-2006

1- Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh.(44-49)

2- Phân tích tình hình mở rộng và phát triển thị trường.(50-53)

3- Phân tích tình hình về doanh thu ,chi phí, lợi nhuận .(53-57)

4- Phân tích về khách hàng và dịch vụ của T.công ty Hàng không Việt nam.(57-59)

III/ Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt nam

1- Những ưu điểm.(59-60)

2- Những hạn chế còn tồn tại.(60-61)

3- Những nguyên nhân của hạn chế.(61-63)

CHƯƠNG III:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .

I/ Định hướng phát triển của Tổng công ty hàng không

1- Mục tiêu.(64-65)

2- Định hướng phát triển.(65-68)

II/ Thuận lợi ,khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.(68-69)

III/ Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

1- Giải pháp và nguồn nhân lực.(70-71)

2- Giải pháp về nâng cao năng lực khai thác.(71-72)

3- Giải pháp về vốn.(72-74)

4- Giải pháp hội nhập quốc tế của Tổng công ty.(74-74)

5- Giải pháp cho sản phẩm và dịch vụ.(74-76)

6- Các giải pháp khác.(76-77)

Kết Luận.(77)

Tài liệu tham khảo.(78)

 

docx82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty hàng không Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải hàng hoá tăng trưởng nhanh, đặc biệt trong những năm gần đây. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2006 đạt hơn 16 nghìn tỷ tăng 8,5%/năm. Việc duy trì tốc độ phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá trong những năm sắp tới tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường hàng hoá tăng trưởng tốt. Trong những năm qua, vận tải hàng hoá chỉ chiếm dưới 10% tổng doanh thu vận tải hàng không, nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về đội máy bay khai thác. Việc chở hàng hiện nay chủ yếu là kết hợp máy bay chở khách để chở hàng, tải cung ứng chủ yếu theo mạng bay thường lệ, chưa có máy bay chuyên dụng vận tải hàng hoá. Tổng lợi nhuận trước thuế của Hãng trong năm 2005 và 2006 là 826 tỷ so với 2005 là 724 tỷ vượt 7,7% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế của khối hạch toán tập trung đạt 644 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2005 vượt kế hoạch 9,2% kế hoạch, lợi nhuận đạt 190 tỷ, tăng 19,2% so với năm 2005 vượt 6,2% kế hoạch. Hoạt động đầu tư của Hãng tiếp tục tập trung cho việc thực hiện các dự án đầu tư mua sắm máy bay mới và hoàn thành kế hoạch phát triển đội bay giai đoạn tiếp theo. 2.1- Hoạt động vận tải hành khách Là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật cao, chính vì vậy mà các công nghệ, kỹ thuật mới đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho ngành hàng không ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ ngang tầm thế giới, từ đó thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó, thông qua hội nhập, hãng còn có cơ hội học hỏi hệ thống tiêu chuẩn, quy trình và những kỹ năng quản lý tiên tiến của hàng không thế giới, đồng thời, dẽ dàng sử dụng được nguồn nhân lực quốc tế có trìng đọ và kinh nghiệm cao hơn Vietnam Airlines, từ đó chất lượng của các dịch vụ đồng bộ với dịch vụ vận chuyển hàng không cũng được cải thiện và nâng cao. Cụ thể với sự giúp đỡ của Boeing, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tiến hành một cuộc điều tra qui mô nhỏ cảm nhận của khách hàng về dịch vụ hàng không trên các chuyến bay. Kết quả là mọi mặt đều bị đánh giá dưới mức trung bình. Điều này phản ánh thực trạng lúc bấy giờ của một hãng hàng không còn rất non trẻ, với cơ sở vật chất nghèo nàn yếu kém: đội máy bay ít ỏi, lạc hậu; nhà ga, sân bay xuống cấp nghiêm trọng; đồng vốn nhỏ bé chưa đủ để phát triển kinh doanh nhưng lại phải gồng mình đáp ứng nhu cầu thị trường đang bùng nổ. Theo kết quả điều tra hành khách bằng phiếu thăm dò và phỏng vấn trực tiếp trên chuyến bay từ năm 2004 đến năm 2006, lý do hành khách lựa chọn chuyến bay của Vietnam Airlines và các đánh giá của hành khách về tổng thể các mặt dịch vụ của Tổng công ty khả quan hơn (xem bảng trang sau). Bảng 3 : Lý do lựa chọn chuyến bay của Vietnam Airlines (Cách tính: tỷ lệ % của hành khách đồng ý trên tổng số hành khách được điều tra) Đơn vị: % Các chỉ tiêu đánh giá 2004 2005 2006 Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Thời gian đi đến thích hợp 34.95 51.70 60.5 63.8 69.7 65.2 Chuyến bay ít điểm dừng 16.78 17.80 9.1 8.3 9.4 7.7 Chuyến bay thuận tiện cho việc nối chuyến 17.86 11.34 8.8 4.9 7.3 5.0 Giá vé hợp lý 22.28 13.29 12.3 6.8 9.5 6.8 Máy bay hiện đại 4.87 10.87 2.1 6.4 1.9 5.1 Hài lòng với dịch vụ 17.47 31.95 9.1 13.1 9.2 13.9 Dịch vụ phản ánh văn hoá của Việtnam 11.79 13.04 5.3 4.9 6.5 5.0 Danh tiếng của Vietnam Airlines 5.34 9.63 2.0 4.3 2.7 5.3 Hãng hàng không quốc gia của mình 17.74 30.85 9.7 14.6 10.5 13.9 Chuyến bay duy nhất còn chỗ 10.68 12.19 7.2 7.7 6.5 5.2 Do người khác chọn hộ 10.98 12.43 7.5 5.2 7.9 4.4 Lý do khác 8.56 4.39 4.4 2.2 3.9 2.4 (Nguồn: BK/HTT Báo cáo điều tra thường xuyên trên chuyến bay 2004-2006) Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào kết quả điều tra do chính Tổng công ty thực hiện thì mới chỉ có thể kết luận được kết quả cuộc chạy đua với chính mình thôi. Để có thể nhìn nhận một cách rõ ràng hơn về những cố gắng trong việc nâng cao dịch vụ hàng không của Tổng công ty trong những năm qua, chúng ta có thể tham khảo kết quả điều tra, thăm dò, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng với các dịch vụ hàng không do IATA thực hiện. Số lượng các hãng hàng không có mặt lên tới con số 115. Về một số mặt, Tổng công ty có thứ hạng khá cao. Tiện nghi trong khoang hành khách được xếp hạng 28/115, các chương trình giải trí trên máy bay được xếp thứ 41/115, hiệu quả làm việc của tiếp viên được xếp thứ 28/115. Năm 2001, theo công bố của tổ chức điều tra hàng không IRS (Anh) thì Vietnam Airlines được xếp thứ 10/19 hãng hàng không lớn trên thế giới dựa trên các tiêu chuẩn: chất lượng dịch vụ mặt đất, dịch vụ trên không, thái độ phục vụ, trang thiết bị và độ hài lòng của hành khách... riêng về trình độ tiếp viên Vietnam Airlines được xếp thứ 4 trong 66 hãng. Như vậy, thông qua một số số liệu thống kê trên chúng ta có thể thấy chất lượng phục vụ hành khách đã được nâng lên đáng kể nhờ việc bố trí lịch bay hợp lý, phù hợp với nhu cầu khách hàng. Dịch vụ trên máy bay đa dạng, phong phú hơn (thiết bị nghe nhìn, báo chí, suất ăn... ngày càng được cải thiện). Chất lượng phục vụ hành khách ở tất cả các khâu có nhiều tiến bộ, phong cách phục vụ của nhân viên tiếp cận với khách hàng, nhất là tiếp viên hàng không văn minh, lịch sự, chu đáo được hành khách khen ngợi. Tỷ trọng chuyến bay chậm đã giảm nhiều. Tất nhiên, với kết quả này, hãng hàng không Việt Nam chưa thể tự hào là một trong những hãng hàng không đứng đầu trong khu vực, nhưng rõ ràng đó là một kết quả khả quan đáng khích lệ nếu so với tầm vóc hiện nay của hãng. Có thể nói trong sáu năm qua, số lượng hành khách sử dụng vé máy bay hạng phổ thông (economy) đã tăng khoảng 50%, trong khi số lượng hành khách sử dụng vé máy bay hạng sang (premium) vẫn chỉ tương đương năm 2001.Trong năm 2006, số lượng hành khách sử dụng vé máy bay hạng sang trên các chuyến bay quốc tế đã tăng khoảng 4,3%, ít hơn so với tốc độ gia tăng của số lượng vé economy là 7,4%. Khác với một số thị trưường trọng điểm khác, du lịch bằng vé hạng sang tại thị trường Châu âu giảm 0,2% trong năm 2006 nhưng VN vẫn tăng trưởng. Nguyên nhân là do thị trường Châu Âu phát triển khá lâu đã trở nên bão hoà. Mặt khác, tại đây ngành Hàng không dân dụng đang phải cạnh tranh quyết liệt với hình thức vận tải đường sắt tốc độ cao nhưng với chi phí thấp hơn. Xu hướng tư nhân hoá và toàn cầu đã làm cho số lượng hành khách sử dụng vé hạng sang tại một số thị trường trọng điểm tăng mạnh. Dựa theo số liệu của Air Transport World về kết quả hoạt động vận chuyển của hãng Hàng không quốc gia Việt nam so với một số hàng trong khu vực trong năm 2006 có bảng số liệu như sau: Bảng 4: So sánh hệ số vận chuyển hành khách về dịch vụ hàng không Hãng HK Khách/ (1000) So với 2005(%) RPK (Triệu) So với 2005(%) HS SD ghế(%) FTK(triệu tấn) So với 2005(%) Vietnam Airlines 2.985 9,8 8.946 14,9 70,0 185 12,0 Thai Air Asia 2.977 65,5 2.751 62,2 78,7 0 0 Korean Air 11.607 0 52.178 6,4 72,6 8.857 8,8 Air China 31.504 13,8 60.322 15,1 75,9 3.288 19,1 Qantas 24.574 0,5 82.261 5,5 79,2 2.633 ( Số liệu do Air Transport World cung cấp ) Nhìn vào số liệu ta thấy lượng khách của Viet nam Airlines(VNA) so với các hãng khác đã có sự tăng trưởng và phát triển đáng kể. Trong những năm gần đây Hãng đã ưu tiên cho các dự án đầu tư cho kỹ thuật bảo dưỡng máy bay cũng như mua sắm thêm các máy bay thế hệ mới hiện đại để đưa vào khai thác và nâng cao năng lực khai thác nhằm đảm bảo khai thác hiệu quả. Nếu như năm 2005 hãng đã vận chuyển được hơn 6 triệu lượt khách thì năm 2006 đã tăng lên trên 7 triệu hành khách, vận chuyển hàng hoá năm 2005 đạt 97,01 nghìn tấn thì đến năm 2006 hãng đã vận chuyển được 185 nghìn tấn hàng hoá đạt 87,7% .Tuy nhiên , bên cạnh những kết quả đã đạt được thì Hãng còn có một số hạn chế như năng lực cạnh tranh còn có một số điểm còn hạn chế như vốn của hãng còn nhỏ bé so với tầm chiến lược đòi hỏi phải đầu tư cho cơ sở hạ tầng yêu cầu phát triển, chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, lao động cần phả tiếp tục đầu tư, phát triển; chất lượng sản phẩm dịch vụ đã được cải thiện nhưng chưa đồng đều; công tác quy hoạch luân chuyển cán bộ, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, cổ phần hoá còn chậm so với kế hoạch. Tuy trong bối cảnh thế giưới có nhiều diễn biết phức tạp, Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn. Các chính sách của nhà nước dần được nới lỏng trong tiến trình hội nhập, trong đó có việc miễn thị thực nhập cảnh đối với khách Nhật bản, Hàn Quốc... nhờ đó hoạt động vận tải hàng không của Việt Nam phục hồi và có đà phát triển. 2.2- Hoạt động vận tải hàng hoá Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực của mình, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã gặt hái được những thành công đáng kể về mọi mặt và bước đầu tạo được chỗ đứng và vị trí của mình trên thị trường hàng không khu vực và thế giới. Về phía khách hàng, Tổng công ty đã tạo được cách nhìn nhận mới mẻ và những tín hiệu đáng mừng từ khách hàng về phong cách phục vụ mới. Năm 2001, do ảnh hưởng mạnh của khủng vụ khủng bố vào Mỹ, các tác động tiêu cực của thị trường bên ngoài, đầu tư trong nước giảm sút, tốc độ tăng trưởng GDP giảm... cùng với những lý do không thuận lợi xuất phát từ nội tại của Tổng công ty, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty bị chững lại, doanh thu đạt mức 13.161 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế lợi tức chỉ còn 19 tỷ đồng, trong đó Vietnam Airlines lỗ 39 tỷ đồng. Trong năm 2002 sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng hàng không vẫn tiếp tục đã tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh vận tải của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Năm 2001 - 2002, thị trường vận tải hàng không Việt nam dần dần được phục hồi và tăng trở lại, tổng doanh thu năm 2001 đạt 13,798 tỷ đồng và năm 2002 đạt 14,686 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đang ở con số âm nay đã tăng lên 641 tỷ đồng (năm 2001) và 862 tỷ đồng (năm 2002). Năm 2004, thị trường vận tải hàng không vẫn phát triển tốt, nhưng do bị ảnh hưởng của khủng hoảng thị hàng không toàn cầu nên tổng doanh thu năm 2004 đạt mức khiêm tốn 8.330 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 10.202 tỷ đồng. Vietnam Airlines hiện nay với quy mô vận chuyển hàng hoá khoảng khoảng 185 ngàn tấn hàng hoá l /năm, hơn 6 tỷ hành khách/km, doanh thu hơn 3 tỷ USD tăng 11%, vẫn còn là một hãng hàng không nhỏ, đứng ở nhóm cuối bảng xếp hạng của các hãng thành viên của Hiệp hội các hãng hàng không châu á - Thái Bình Dương (AAPA) mà Vietnam Airlines là thành viên. Xét về số lượng hành khách chuyên chở, các hãng hàng không trung bình và tương đối lớn trong khu vực như Singapore Airlines, Thai Airways, Cathay Pacific lớn hơn gấp 6-8 lần Vietnam Airlines; nhưng xét về sản lượng khách/km thì Thai Airways lớn gấp 6 lần (30 tỷ khách/km), Cathay Pacific lớn gấp 8 lần (40 tỷ khách/km), Singapore Airlines lớn 11 lần (56 tỷ hành khách/km) so với Vietnam Airlines.Trên cơ sở theo dõi và nắm chắc diễn biến phức tạp của thị trường vận tải hàng không nói chung và vận tải hàng hoá nói riêng Hãng đã xử lý linh hoạt trong khai thác, thực hiện tốt các điều chỉnh tăng giảm chuyến bay theo diễn biến và nhu cầu của thị trường. Hiệu quả khai thác từ đội máy bay cũng được nâng lên rõ rệt như năm 2005 lượng vận chuyển hàng hóa của hãng chỉ đạt 9,7 nghìn tấn chỉ đạt 97,2% kế hoạch nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch là do khối lượng vận chuyển hàng hoá nội địa giảm tới 12% so với năm 2004 nhưng chuyển sang năm 2006 đã dần chấm dứt được tình trạng đó.Lợi nhuận trong năm 2006 đạt 339 tỷ . Trong 6 tháng đầu năm 2007, vận chuyển trên các đường bay quốc tế và nội địa Việt nam đạt 185 nghìn tấn , tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2006. Lượng khách trên các đường bay quốc tế đạt 15,4% so với cùng kỳ năm 2006 ; trên các đường bay nội địa đạ 24,2% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó Vietnam Airlines (VN ) vận chuyển đạt 102% kế hoạch, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2006 ; khách luân chuyển bằng 113,8% so với cùng kỳ năm 2006. Thị phần của VN trên các đường bay quốc tế đạt 39,6%, giảm 3,2 điểm so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần suất của VNA trên các đường bay quốc tế đạt 71,6% tăng 5,6 điểm so với cùng kỳ. Các đường bay nội địa đạt bằng 123,2% so với cùng kỳ và đạt 107,1% so với kế hoạch. Ghế suất của VNA đạt 85,1% tăng 5,6 điểm so với năm 2006. Thị phần đạt 85,1% giảm 0,7 điểm so với năm 2006 của Vietnam Airlines cũng chuyên chở được 185 nghìn tấn hàng hoá. Để làm cho sản phẩm của Vietnam Airlines đa dạng , phong phú và tiện lợi hơn đối với hành khách, chúng tôi đã liên doanh liên kết với nhiều đối tác trên thế giới thông qua hợp tác liên doanh; liên danh trao đổi chỗ và hợp đồng trao đổi ; chia chặng đặc biệt. Hàng hoá vận chuyển tăng 10,4%/năm, đạt khoảng 263 nghìn tấn vào 2010 trong đó mức tăng trưởng bình quân của hàng hoá quốc tế 9,2%, hàng hoá nội địa 12,2%/năm. Dự bao thị trường vận tải hàng hoá của Vietnam Airlines đến năm 2010 như sau : Bảng số 5 : Bảng phân tích về tình hình vận tải hàng hoá từ năm 2006-2010 Đơn vị tính: nghìn tấn Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Hàng hoá 185.000 197.758 208.110 240.783 263.714 - Quốc tế 847.90 97.880 102.668 127.408 152.000 - Nội địa 100.210 99.878 99.442 113.375 111.714 Nguồn: Bảng số liệu tình hình sxkd của Hãng giai đoạn từ 2006-2010 Với tốc độ phát triển dự kiến khoảng 12%/năm nếu như năm 2006 đạt 185 nghìn tấn hàng hoá thì phải liên tục trong những năm tới đây, Vietnam Airlines cũng phải mất một thời gan khá dài để đạt quy mô về số lượng (300 ngàn tấn hàng hoá ), mất khoảng 30 năm để đạt quy mô về sản lượng (500 nghìn tấn /km), mất 25 năm để đạt quy mô về doanh thu (10,6 tỷ USD) như Singapore Airlines hiện nay. Để đạt quy mô của một hãng hàng không trung bình trong khu vực như Philippin Airlines (trước khi ngừng hoạt động vào giữa năm 1998) Vietnam Airlines cũng phải mất 12-14 năm để đạt mức sản lượng, doanh thu như năm 1997 của họ. . Khả năng mở rộng một cách hiệu quả thị trường vận tải hàng không, sự tăng trưởng của thị trường trong những năm tới tăng dần theo quy luật chung của vận tải hàng không thế giới. Việt nam vẫn bị coi là điểm đến đắt tiền, giá du lịch trọn gói cao hơn 30-50% so với các nước là đối thủ cạnh tranh. 2.3- Hoạt động dịch vụ hàng không Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực của mình, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã gặt hái được những thành công đáng kể về mọi mặt và bước đầu tạo được chỗ đứng và vị trí của mình trên thị trường hàng không khu vực và thế giới. Về phía khách hàng, Tổng công ty đã tạo được cách nhìn nhận mới mẻ và những tín hiệu đáng mừng từ khách hàng về phong cách phục vụ mới. Cụ thể như thị phần và ghế suất: Bảng 6 : Thị phần và hệ số sử dụng ghế của TCTHKVN giai đoạn 2002-2006 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 1. Thị phần (%) 59,3 58,4 60,3 59,3 61,9 - Quốc tế 42,5 41,6 41,7 42,4 53,3 - Nội địa 85,1 85,7 87,8 88,5 87,8 2. Hệ số sử dụng ghế (%) 74,5 76,4 67,7 65,4 72,7 - Quốc tế 71,9 74,6 63,6 61,9 70,8 - Nội địa 82,9 81,9 80,8 78,8 89,7 (Nguồn : Ban Dịch vụ thị trường Tổng công ty HKVN năm 2006) Với mạng lưới đường bay gồm 56 đường bay trong đó có 18 đường bay nội địa và 38 đường bay quốc tế.Tổng công ty hàng không đã thực hiện hàng loạt các giải pháp nhằm tăng thị phần và ghế suất. Thị phần vận tải hành khách đạt trung bình 59,9% trong đó, thị phần vận tải hành khách quốc tế đạt 43,3%. Đây là một tỷ lệ khá cao, có được trên cơ sở thực hiện các hiệp định hàng không song phương của Việt nam. Thị trường nội địa tăng trưởng từ 2002-2006, tuy nhiên lại giảm vào 2005 do bắt đầu bị cạnh tranh bởi Pacific Airlines .Xu hướng diễn ra đối với hệ số sử dụng ghế nội địa có xu hướng giảm dần qua các năm. Xét về giá cước vận chuyển quốc tế, về cơ bản mức giá cước vận chuyển quốc tế của Vietnam Airlines tại một số đường bay chính tương đương với mức giá của các đối thủ cạnh tranh. Đây là kết quả của những nỗ lực rất lớn nhằm giảm giá thành nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, về lâu dài, việc giảm giá cước vận chuyển, nâng cao chất lượng phục vụ, đưa ra các chương trình ưu tiên đối với những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của hãng... để cạnh tranh không thể coi là phương pháp chính, mà cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ hành khách trên không cũng như tại mặt đất. Từ ngày 01/01/2007, Luật hàng không dân dụng Việt nam có hiệu lực.Nội dung của Luật hàng không đã được phản ánh xu hướng và thực tế phát triển hàng không của Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những điểm nổi bật của Luật hàng không là việc cho phép các thành phần kinh tế tham gia thành lập hãng hàng không quốc gia Việt nam. . Khả năng mở rộng một cách hiệu quả thị trường vận tải hàng không, sự tăng trưởng của thị trường trong những năm tới tăng dần theo quy luật chung của vận tải hàng không thế giới. Việt nam vẫn bị coi là điểm đến đắt tiền, giá du lịch trọn gói cao hơn 30-50% so với các nước là đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong khu vực, trong khi chất lượng dịch vụ chưa tương xứng với giá, kết cấu hạ tầng du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Điểm lại những bước phát triển của công tác dịch vụ hàng không chúng ta có thể nhận thấy những tín hiệu đáng mừng ở ngành hàng không còn non trẻ này. Theo kết quả điều tra hành khách bằng phiếu thăm dò và phỏng vấn trực tiếp trên chuyến bay từ năm 2002 đến năm 2006, lý do hành khách lựa chọn chuyến bay của Vietnam Airlines và các đánh giá của hành khách về tổng thể các mặt dịch vụ của Tổng công ty khả quan hơn. Nhìn chung, tổng thể dịch vụ hàng không ở mức trung bình khá (gần 4 điểm/5 điểm), riêng dịch vụ giải trí trong thời gian bay bị đánh giá ở mức trung bình. Về lý do lựa chọn chuyến bay thì “lịch bay thích hợp” và “giá vé phải chăng” là 2 lý do chính để hành khách chọn các chuyến bay của Việt Nam, lý do ít được hành khách quan tâm nhất là danh tiếng của Tổng công ty. Để có cái nhìn khách quan thì ta có bảng đánh giá dưới đây: Bảng 7 : Đánh giá của hành khách về dịch vụ hàng không. (Cách tính điểm: Rất kém: 1 Kém: 2 Trung bình: 3 Khá: 4 Tốt: 5) Đơn vị: Điểm Dịch vụ 2004 2005 2006 Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Đặt chỗ bán vé qua điện thoại 4.01 4.23 3.97 4.12 4.03 4.09 Đặt chỗ bán vé tại phòng vé 3.93 4.07 3.91 4.10 3.92 3.98 Thủ tục trước chuyến bay 3.87 4.00 3.88 3.88 3.85 3.94 Tiện nghi trên máy bay 3.84 4.07 3.82 4.00 3.74 4.01 Tiếp viên hàng không 4.18 4.22 4.15 4.23 4.08 4.19 Đồ ăn thức uống trên máy bay 3.79 3.70 3.80 3.74 3.75 3.74 Giải trí trong thời gian bay 3.05 2.96 3.05 2.95 3.00 3.01 (Nguồn: Ban KH thị trường, b/c điều tra thường xuyên trên chuyến bay 2004-2006) Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào kết quả điều tra do chính Tổng công ty thực hiện thì mới chỉ có thể kết luận được kết quả cuộc chạy đua với chính mình thôi. Để có thể nhìn nhận một cách rõ ràng hơn về những cố gắng trong việc nâng cao dịch vụ hàng không của Tổng công ty trong những năm qua, chúng ta có thể tham khảo kết quả điều tra, tham dò, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng với các dịch vụ hàng không do IATA thực hiện năm 1996. Số lượng các hãng hàng không có mặt lên tới con số 115. Về một số mặt, Tổng công ty có thứ hạng khá cao. Tiện nghi trong khoang hành khách được xếp hạng 28/115, các chương trình giải trí trên máy bay được xếp thứ 41/115, hiệu quả làm việc của tiếp viên được xếp thứ 28/115. Năm 2001, theo công bố của tổ chức điều tra hàng không IRS (Anh) thì Vietnam Airlines được xếp thứ 10/19 hãng hàng không lớn trên thế giới dựa trên các tiêu chuẩn: chất lượng dịch vụ mặt đất, dịch vụ trên không, thái độ phục vụ, trang thiết bị và độ hài lòng của hành khách... riêng về trình độ tiếp viên Vietnam Airlines được xếp thứ 4 trong 66 hãng. Tất nhiên, với kết quả này, hãng hàng không của chúng ta chưa thể tự hào là một trong những hãng hàng không đứng đầu trong khu vực, nhưng rõ ràng đó là một kết quả khả quan đáng khích lệ nếu so với tầm vóc hiện nay của hãng. 2.4- Hoạt động hợp tác quốc tế Tiến trình hợp tác quốc tế của Việt nam nói chung và Vietnam Airlines trong thời gian vừa qua có những bước tiến triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Sau các Tổ chức quốc tế mang tính chất khu vực như ASEAN, APEC...,Việt nam còn đặt chân vào tổ chức WTO một tổ chức có vai trò đặc biệt trong đời sống kinh tế quốc tế, là thành viên uỷ viên không thường trực của Liên Hợp quốc vào năm 2008...,WTO là ngành kinh tế mũi nhọn, mang tính chất toàn cầu buộc phải tuân thủ các quy định của các tổ chức : Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế ( IATA), Hiệp hội các hãng hàng không khu vực châu á - Thái Bình Dương ( AAPA)...., Hàng không được xem là lĩnh vực có mức độ hợp tác quốc tế khá cao. Đối với vận tải hàng không, Nhà nước đã có chính sách phi điều tiết từng phần, tiến tới từng bước tự do hoá thị trường vận tải hàng không trong khu vực và trên thế giới.Tới nay Việt nam đã ký hiệp định hàng không với 56 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có tất cả các cường quốc kinh tế trên thế giới, Việt nam cũng đã tham gia các hiệp định hàng không đa phương về vận tải hàng không ở cấp khu vực theo đúng lộ trình đặt ra.Với tầm quan trọng đặc biệt của hàng không trên các khía cạnh kinh tế, an ninh, chính trị, quốc phòng, ngoại giao..., quá trình hội nhập đòi hỏi Tổng công ty HKVN phải nắm được những nhận thức đứng đắn về điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và thách thức đang đón chờ để từ đó xây dựng những định hướng phát triển phù hợp nhằm tận dụng tối đa những cơ hội , đồng thời vượt qua những thách thức mà quá trình hội nhập đặt ra. Tổng công ty có cơ cấu sản xuất kinh doanh đa dạng, bao gồm vận chuyển hàng không và các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho vận chuyển hàng không như phục vụ hành khách, hàng hoá tại mặt đất, dịch vụ bảo dưỡng máy bay...Hoạt động vận tải hàng không do hãng hàng không quốc gia đảm nhiệm và được sự hỗ trợ về nhiều mặt của nhà nước. Mặt khác, hình thức liên danh cũng là một hình thức được Tổng công ty hàng không Việt Nam sử dụng để duy trì tuyến bay nhằm phục vụ nhu cầu thị trường khi Tổng công ty chưa có đủ điều kiện về vốn và các điều kiện khác để mở đường bay mới. Cho đến nay Tổng công ty đã ký hợp đồng mua chỗ với hãng hàng không Hàn Quốc: Korean Ailines(KE), hãng hàng không Pháp: Air France(AF), hãng hàng không Lauda Air(NG); ký hợp đồng mua khoang với KE, hợp đồng trao đổi chỗ với hãng hàng không Nhật Bản: Japan Airlines(JAL), hãng hàng không Lào: Laos Aviation(QV), hãng hàng không Trung Quốc: China Airlines(CI). Hợp đồng mua chỗ giúp Tổng công ty vẫn duy trì được tuyến bay của mình chờ có điều kiện để thiết lập đường bay mới hay khôi phục đường bay cũ. Hợp đồng trao đổi chỗ Tổng công ty thực hiện khi đường bay vẫn duy trì nhưng thường xuyên thừa tải và hệ số sử dụng ghế thấp. Điển hình là hợp đồng trao đổi chỗ giữa VNA và CI- VNA sẽ nhường một số chỗ nhất định cho CI trên tuyến bay HANOI- TAIPEI và SAIGON- KAOHSUNG, đổi lại CI sẽ nhường một số chỗ tương đương cho VNA trên tuyến bay TAIPEI- LOSANGELES do VNA thường xuyên thừa tải trong khi VNA chưa có đủ điều kiện để mở một đường bay tới LOSANGELES. Qúa trình hợp tác quốc tế của Vietnam Airlines đòi hỏi hãng phải nắm được những nhậ thức đứng đắn về điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và thách thức đang đón chờ để từ đó xây dựng những định hướng phát triển phù hợp nhằm tận dụng tối đa những cơ hội, đồng thời vượt qua những thách thức mà quá trình hợp tác quốc tế đặt rra như: Tổng công ty có cơ cấu sản xuất kinh doanh đa dạng, cơ cấu mạng đường bay nội địa và khu vực hợp lý, Đội ngũ máy bay thuộc loại tiên tiến, công nghệ hiện đại nhất thế giới do hai hãng chế tạo máy bay thương mại hàng đầu là Boeing (Mỹ), Airbus (Châu âu) sản xuất, an toàn an ninh hàng không đảm bảo, chất lượng dịch vụ đạt mức trung bình khá, đội ngũ cán bộ lãnh đạo mạnh, lực lượng lao động đặc thù hàng không được đào tạo bài bản... Cơ hội lớn nhất của Vietnam Airlines chính là khả năng tiếp cận những thị trường mới, rộng lớn từ xu thế phi điều tiết và tự do hoá trong hội nhập Hàng không thế giới, theo đó các quốc gia nới lỏng và tiến tới gỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế về thâm nhập thị trường cho các dịch vụ như : tải cung ứng vé, giá vé, phân phối giờ hạ cánh, đồng thời mở rộng thị trường cho các dịch vụ đặt chỗ qua máy tính, bảo dưỡng máy bay... Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không, khi đó sẽ giúp Việt nam tham gia vào một trong các liên minh hàng không toàn cầu, khi đó Vietnam Airlines sẽ có cơ hội thâm nhập các thị trường mới, tăng nguồn khách thông qua các chuyến bay nối chuyến của các hãng hàng không đối tác. Hợp tác quốc tế sẽ giúp Vietnam Airlines tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài đặc biệt là vốn, công nghệ và tri thức kinh doanh, quá trình hội nhập sâu rộng của đất nước sẽ giúp Vietnam Airlines có cơ hội tiếp cận nhiều nguồn vốn mới, đa dạng và phong phú trên tất cả các thị trường vốn. Các giao dịch mua sắm máy bay của Tổng công ty hàng không Việt nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn nếu Việt Nam gia nhập công ước CAPE Town về bảo hộ các quyền quốc tế đối với các trang thiết bị di động trong đó có máy bay.Mới đây nhất, việc mua trái phiếu chính phủ của Việt Nam được bán thành công trên thị trường chứng khoán quốc tế cũng hứa hẹn tương lai của việc phát hành trái

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty hàng không Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp.docx
Tài liệu liên quan