Chuyên đề hội thảo môn Ngữ Văn: Chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương tự sự

III. Giới thiệu một số đề văn tiêu biểu về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự của các năm gần đây

1. Thi Quốc gia

Năm 2013:

Câu 2: (12 điểm)

“Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: Một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân) một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo) Đó là những đồ vật, sự vật mang ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận của con người.

Ý kiến của anh chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình tượng đồ vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình”.

 

doc23 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề hội thảo môn Ngữ Văn: Chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương tự sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goài mời gọi, lúc lại nhập sâu trong ý thức của Mị 2. Hướng dẫn học sinh phát hiện, bình giá chi tiết nghệ thuật trong giờ giảng văn. Nếu ví mạch ý là bộ khung xương thì những lời phân tích, bình giá trong đó có phân tích, bình giá các chi tiết nghệ thuật chính là phần da thịt tạo sức hấp dẫn, vẻ đẹp riêng cho bài học. Trước hết, cần hướng dẫn học sinh phát hiện những chi tiết độc đáo, có giá trị trong tác phẩm. Đó có thể là có thể là một âm thanh, một cái tên, một màu sắc, một đồ vật, một lời nói, một ý nghĩ của nhân vật Giáo viên có thể khéo léo sử dụng hệ thống câu hỏi gợi ý, không nên trực tiếp nêu ngay tên chi tiết trong lời hỏi (Ví dụ: Em cho biết chi tiết a, b, c có ý nghĩa/ tác động như thế nào?). Sau khi học sinh đã phát hiện được chi tiết đặc sắc, giáo viên hướng dẫn phân tích chi tiết đó trên tất cả các phương diện như vị trí, tần suất xuất hiện Ví dụ: từ gợi ý về vị trí tiếng trống thúc thuế trong tác phẩm Vợ nhặt: xuất hiện giữa bữa ăn thê thảm ngày đói, trong không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của xác người học sinh có thể phát hiện chi tiết này góp phần đẩy đẩy căng mâu thuẫn. Trong khi cái đói đã lên đến đỉnh điểm, nhiều nhà phải ăn cám, nhiều nhà không có cám mà ăn thì người dân vẫn phải đóng thuế Tất cả dồn đẩy người nông dân đến bước đường cùng, họ chỉ còn một cách tự cứu bản thân mình là đi theo Cách mạng. Trên cơ sở đó, hình ảnh lá cờ đỏ thấp thoáng trong óc Tràng xuất hiện hết sức tự nhiên, hợp lí nhằm mở ra hướng giải thoát cho cuộc đời các nhân vật. Khi phân tích, cũng có thể tìm ra những bất thường (nếu có), hoặc đặt chi tiết trong các mối quan hệ với nhân vật, hoàn cảnh để tìm hiểu ý nghĩa. Ví dụ, học sinh cần phát hiện được những bất thường xung quanh chi tiết: “Mị đứng lặng trong bóng tối” (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) như: Câu văn được đặt thành một dòng, hoàn toàn riêng rẽ với các phần văn bản trước và sau nó. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của Tô Hoài nhằm tạo quãng ngắt, là khoảng lặng bề ngoài cho những đấu tranh dữ dội trong nội tâm nhân vật: cuộc đấu tranh giữa thói quen sống nô lệ, những nỗi sợ hãi vô hình với khát vọng sống, khát vọng tự do. “Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ mới chỉ kịp đánh thức lòng đồng cảm, tình thương, sự căm giận bè lũ thống trị độc ác chứ chưa đánh thức sức sống mạnh mẽ trong Mị (Mị vẫn nghĩ: “ta là thân đàn bà, nó bắt ta về trình ma ở nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi”). Phải đến khi “A Phủ quật sức vùng lên, chạy” – bên cạnh một sức sống bừng bừng như thế, Mị mới bàng hoàng rồi sực tỉnh. Phút đứng lặng kia của nhân vật quý giá biết bao, chính nó đã tạo ra chuyển biến quan trọng trong tâm hồn người con dâu gạt nợ: cô dũng cảm vùng lên, cắt đứt sợi dây trói của thần quyền, cường quyền, tìm đến với cuộc đời tự do. Nhằm làm sâu hơn sự phân tích, có thể thực hiện thao tác đối sánh đơn giản ngay trong giờ giảng văn. Để việc làm đúng trọng tâm, giáo viên cần gợi ý cho học sinh những hướng liên hệ đối sánh, học sinh tiếp tục phát hiện những điểm tương đồng và dị biệt, khám phá thêm những tầng ý nghĩa ẩn sâu của chi tiết. Sự đối sánh có thể tiến hành với những chi tiết trong cùng một tác phẩm hoặc với những chi tiết ở các tác phẩm khác nhau. Ví dụ, khi phân tích quang cảnh mới mẻ trước mắt Tràng trong buổi sáng hôm sau (Vợ nhặt – Kim Lân), có thể lựa chọn phân tích một âm thanh khỏe khoắn, vui tươi: “tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất” và liên hệ so sánh với “tiếng cười nói của mấy người đàn bà đi chợ” trong Chí Phèo (Nam Cao). Đó đều là những thanh âm giản dị của sự sống thường ngày, nhưng vì những bất thường (cái đói trong Vợ nhặt, những trận say và sự tha hóa trong Chí Phèo) mà các nhân vật chưa bao giờ được nghe hay để ý tới. Chúng đánh thức khát vọng về cuộc sống với hạnh phúc mộc mạc đơn sơ. Cùng là những âm thanh sự sống thường ngày song ở Chí Phèo, nó (kết hợp với những âm thanh, hình ảnh khác) gợi nhắc về mơ ước xa xôi trong quá khứ, kéo theo nhiều trạng thái phức tạp phía sau còn ở Vợ nhặt, nó gợi lên ở Tràng ý thức vun vén gia đình và khát vọng hướng tới tương lai. Tổ chức cho học sinh phát hiện, phân tích chi tiết nghệ thuật nói chung, chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương tự sự nói chung trong giờ giảng văn là cần thiết. Tuy vậy, do thời lượng dành cho mỗi bài học là có giới hạn nên việc lựa chọn phân tích luôn luôn phải có định hướng rõ ràng, tránh tham lam, phân tích lan man, làm loãng, rối mạch ý của bài học. 3. Hướng dẫn học sinh làm các dạng đề văn về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương tự sự. a) Dạng đề yêu cầu phân tích, cảm nhận về chi tiết nghệ thuật. Khi làm bài văn phân tích, cảm nhận về chi tiết nghệ thuật cần đảm bảo các nội dung chính sau: - Giới thiệu chi tiết nghệ thuật (nêu xuất xứ, vị trí của chi tiết trong tác phẩm, tái hiện chi tiết và có thể nói qua tác động của chi tiết đó đối với diễn biến của truyện. - Phân tích giá trị nội dung của chi tiết (ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa nhân văn) trong quan hệ với diễn biến của truyện, trong quan hệ giữa các nhân vật, trong quan hệ với chính bản thân nhân vật (số phận và tính cách) - Phân tích giá trị nghệ thuật của chi tiết (nghệ thuật xây dựng hình tượng, nghệ thuật điển hình hóa, nghệ thuật kết cấu) - Cuối cùng, đánh giá chung về chi tiết (góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm như thế nào, làm bật lên giá trị hiện thực, nhân đạo, tầm tư tưởng của tác giả, thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn ra sao v.v) Khi làm bài, học sinh có thể kết hợp phân tích với giải thích, bình luận làm sáng tỏ, sâu sắc hơn sự phân tích. Ví dụ: Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (Ngữ Văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), giữa đêm mùa đông, nhân vật Mị đã nhìn thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh dòng nước mắt trên của A Phủ. Hướng dẫn làm bài: Bài làm của học sinh cần đảm bảo được các nội dung cơ bản sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và chi tiết nghệ thuật “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. * Phân tích: - Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết dòng nước mắt của A Phủ: + Do sơ ý để hổ bắt mất bò, A Phủ bị thống lí Pá Tra trói đứng, bỏ mặc cho đói rét suốt mấy đêm liền giữa kì sương muối khắc nghiệt ở Hồng Ngài, còn Mị sau bao năm bị đọa đày cùng cực cũng đã trở nên chai lì. Những đêm trước, tuy vẫn trở dậy thổi lửa, hơ tay, nhìn thấy A Phủ bị trói nhưng Mị chỉ dửng dưng, vô cảm. + Đêm ấy, trong nỗi bất lực, bế tắc và hoàn toàn tuyệt vọng, A Phủ đã khóc, đúng lúc đó, Mị nhìn sang và bắt gặp dòng nước mắt của A Phủ. - Về nội dung, chi tiết dòng nước mắt của A Phủ có ý nghĩa: + Trực tiếp bộc lộ những cảm xúc: đau đớn, tuyệt vọng trong hoàn cảnh cùng đường của A Phủ. Đó cũng là một dạng “biểu hiện lộn trái” của lòng yêu đời, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật. Chàng trai trẻ, khỏe, phơi phới sức xuân lại sắp phải chịu cái chết bi thảm (chết trong tư thế bị trói đứng). Đây cũng là bằng chứng tố cáo sự tàn ác của giai cấp thống trị miền núi. + Tạo ra bước ngoặt quan trọng trong tâm lí nhân vật Mị: Mị nhớ lại lần cũng bị hành hạ như thế, mà xót thương mình, từ đó đồng cảm với nỗi đơn độc và tuyệt vọng của A Phủ. Từ mối đồng cảm ấy, Mị càng hiểu sâu sắc hơn sự độc ác của cha con thống lí Pá Tra, thấy rõ sự nguy khốn đang ập xuống A Phủ, lòng trắc ẩn của người phụ nữ bỗng chốc thức dậy đã đem lại sức mạnh cho Mị, khiến Mị dám liều mình cứu A Phủ. Khi tình thương người được giải tỏa thì lòng thương mình trỗi dậy, Mị vụt chạy theo A Phủ, tự cắt những sợi dây trói vô hình để giải phóng chính mình. - Về nghệ thuật, chi tiết dòng nước mắt của A Phủ đã thúc đẩy xung đột truyện lên đến cao trào, là đầu mối của một loạt những hành động bất ngờ làm thay đổi cuộc đời các nhân vật, vừa tạo sự vận động, phát triển của tính cách nhân vật vừa tạo sự vận động cho cốt truyện. * Đánh giá chung: - Chi tiết góp phần thể hiện giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm (phản ánh hiện thực cuộc sống đau khổ của người lao động, phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn các nhân vật như khát vọng sống, tình yêu thương) - Chi tiết nghệ thuật độc đáo thể hiện biệt tài phân tích tâm lí nhân vật của Tô Hoài (trực tiếp bộc lộ tâm trạng, cảm xúc nhân vật A Phủ, tạo cơ sở cho chuyển biến tâm lí nhân vật Mị một cách tự nhiên, hợp lí), bộc lộ cảm quan nhân đạo cách mạng của nhà văn. b) Dạng đề yêu cầu phân tích, cảm nhận về các chi tiết nghệ thuật trong thế đối sánh. Bài văn phân tích, cảm nhận về các chi tiết nghệ thuật trong thế đối sánh có thể được tiến hành làm theo hai cách: cách thứ nhất là phân tích lần lượt từng đối tượng rồi chỉ ra điểm giống, điểm khác nhau và lí giải nguyên nhân. Cách thứ hai là tiến hành so sánh đồng thời với việc phân tích, phần thân bài của bài viết được chia làm ba luận điểm lớn: Luận điểm thứ nhất là điểm giống nhau; luận điểm thứ hai là điểm khác nhau, (trong mỗi luận điểm lại có những phương diện so sánh phù hợp); luận điểm thứ ba là lí giải nguyên nhân. Dù tiến hành theo cách nào thì bài làm cũng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu các chi tiết nghệ thuật cần phân tích, cảm nhận trong thế đối sánh - Làm rõ các đặc điểm của từng chi tiết như xuất xứ, vị trí, ý nghĩa (tham khảo mục II.3.a) - Làm rõ những điểm tương đồng, dị biệt giữa các chi tiết, lí giải được nguyên nhân sự tương đồng, dị biệt đó. Ví dụ: “Từ thức dậy, Từ hiểu ngay, không cần hỏi một câu nào cũng hiểu. Và Từ cảm động. Mắt Từ giàn giụa nước.” (Đời thừa – Nam Cao) “Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt” (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) Cảm nhận của anh (chị) về “dòng nước mắt” của hai người phụ nữ trong những câu văn trên. Đáp án, thang điểm: 1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm) - Nam Cao là cây bút hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại; “người kết thúc vẻ vang cho trào lưu văn học hiện thực phê phán”. Một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông là Đời thừa. Trong tác phẩm, bên cạnh những giọt nước mắt đau khổ, ân hận của Hộ người đọc còn xúc động trước những giọt nước mắt của Từ - người vợ hiền lành, đáng thương. (0,5 điểm) - Nguyễn Minh Châu là “người mở đường tinh anh và tài năng nhất” của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Nếu trước thập kỉ tám mươi, ông là ngòi bút sử thi có khuynh hướng trữ tình lãng mạn thì sau thập kỉ tám mươi, nhà văn chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh sâu sắc. Một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn sáng tác thứ hai này chính là Chiếc thuyền ngoài xa. Và một hình ảnh gây xúc động cho bạn đọc là hình ảnh những giọt nước mắt của người đàn bà hàng chài - những giọt nước mắt soi tỏ nhiều góc khuất trong tâm hồn nhân vật. (0,5 điểm) 2. Về chi tiết những giọt nước mắt của Từ (1,5 điểm) - Ý nghĩa về nội dung: + Thể hiện sự cảm thông của người vợ trước nỗi đau tinh thần mà chồng mình phải chịu đựng. + Là biểu hiện sự bất lực của Từ trong bi kịch của gia đình họ, khắc sâu nỗi đau của các nhân vật. + Những giọt nước mắt cảm thông chân thành cùng những quan tâm, chăm chút dịu dàng của Từ là biểu hiện của tình yêu thương sâu bền, sự bao dung của người vợ; đánh thức lương tâm và lương tri của Hộ, khiến anh càng thấm thía về nghĩa tình, day dứt, ăn năn về những hành vi vũ phu với vợ con khi say. - Ý nghĩa về nghệ thuật: Giúp khắc hoạ tính cách, tâm lí nhân vật và góp phần thể hiện sinh động tư tưởng của Nam Cao về khả năng cảm hoá của tình người. 3. Về chi tiết giọt nước mắt của người đàn bà hàng chài (1,5 điểm) - Ý nghĩa về nội dung: + Thể hiện nỗi đau, sự bất lực của người vợ, người mẹ trong hoàn cảnh hết sức éo le: Trước đó, dù hứng chịu trận đòn roi trút xuống như lửa cháy, người đàn bà vẫn “cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy”. Chỉ khi bị đứa con phát hiện, chứng kiến cảnh tượng đau lòng: con đánh cha, cha đánh con, người đàn bà mới đau đớn bật khóc. Giọt nước mắt bật ra từ những xót xa, tủi nhục mà người đàn bà dồn nén, chất chứa bấy lâu trong lòng. Hơn hết, giọt nước mắt bật ra từ trái tim người mẹ: bất lực không thể bảo vệ được tâm hồn non nớt, thơ ngây của đứa trẻ, bất lực nhìn cái gia đình mà mình cố sức giữ gìn có nguy cơ tan vỡ - Ý nghĩa về nghệ thuật: Giúp khắc hoạ tính cách, tâm lí nhân vật, thể hiện bi kịch của nhân vật và cho thấy chiều sâu tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu. 4. Về sự tương đồng và khác biệt - Tương đồng: Cả hai chi tiết đều góp phần biểu hiện tình cảm, tấm lòng của những người vợ, người mẹ trong bi kịch gia đình, đều thể hiện biệt tài sử dụng chi tiết của các nhà văn lớn. (0,5 điểm) - Khác biệt: Giọt nước mắt của Từ chủ yếu bộc lộ thái độ đồng cảm, xót xa của người vợ, (cùng với những hành động khác của nhân vật) nó có tác dụng cứu chuộc nhân tính, thức tỉnh lương tri của Hộ. Giọt nước mắt của người đàn bà hàng chài chủ yếu thể hiện nỗi đau, sự bất lực của người mẹ không thể bảo vệ được tâm hồn ngây thơ, trong sáng cho đứa trẻ (0,5 điểm) * Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. III. Giới thiệu một số đề văn tiêu biểu về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự của các năm gần đây 1. Thi Quốc gia Năm 2013: Câu 2: (12 điểm) “Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: Một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân) một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo) Đó là những đồ vật, sự vật mang ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận của con người. Ý kiến của anh chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình tượng đồ vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình”. 2. Thi Đại học Khối C: Năm 2008: Câu IIIa. (3 điểm) Trong tác phẩm “Chữ người tử tù”, vì sao tác giả Nguyễn Tuân lại ví tấm lòng của nhân vật quản ngục như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”? Câu IIIb. (3 điểm) Trong tác phẩm “Một người Hà Nội”, vì sao tác giả Nguyễn Khải lại gọi nhân vật bà Hiền là “một hạt bụi vàng của Hà Nội”? Năm 2012: Câu I (2 điểm) Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), ở phần nói về thượng nguồn sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ví vẻ đẹp của dòng sông này với hình ảnh hai người phụ nữ, đó là những hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh ấy? Năm 2013: Câu I (2 điểm) Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà Nội có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn Liên? Khối D: Năm 2010: Câu IIIb. (5 điểm) Cảm nhận của anh chị về chi tiết “bát cháo hành” mà nhân vật Thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời thừa – Nam Cao). Năm 2012: Câu I (2 điểm) Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (Ngữ Văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), việc Mị nhìn thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ diễn ra trong hoàn cảnh nào? Sự việc ấy có ý nghĩa gì đối với tâm lí của nhân vật Mị? Câu IIIa. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm) Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh: Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.155) Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh: Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.32) Cảm nhận của anh chị về ý nghĩa của những kết thúc trên. Năm 2013: Câu I (2 điểm) Trong tùy bút Người lái đò sông Đà (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013), Nguyễn Tuân từng nhìn “Sông Đà như một cố nhân”. Người “cố nhân” ấy có tính nết như thế nào? Cách ví von này có ý nghĩa gì? Đề thi minh hoạ THPT Quốc gia năm 2018-2019 Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bát bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là chị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng”. (Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31) Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. IV. Một số đề luyện tập mở rộng Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh đôi bàn tay rực lửa của Tnú trong đêm nổi dậy của dân làng Xô Man (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành): “Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc” Gợi ý: Bài làm của học sinh cần đảm bảo các nội dung sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hình ảnh đôi bàn tay rực lửa của Tnú. - Hình ảnh đôi bàn tay rực lửa của Tnú là minh chứng cho tội ác dã man của kẻ thù. Chúng đốt bàn tay Tnú trước hết là để trả thù, hành hạ kẻ đã dám cầm súng chống lại chúng, sau nữa là để đe dọa dân làng khiến họ run sợ mà không dám nổi dậy (“đứa nào muốn cầm rựa, cầm giáo thì coi bàn tay thằng Tnú đây!”). - Hình ảnh đôi bàn tay rực lửa còn cho thấy phẩm chất phi thường của người anh hùng Tnú. Nỗi đau lớn đến mức Tnú có cảm giác cả thân thể anh bị thiêu đốt nhưng anh quyết không kêu van. Khi cả nỗi đau và lòng căm thù lên đến đỉnh điểm, Tnú thét lên một tiếng, tiếng thét của anh lập tức vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Dân làng Xô Man dưới sự lãnh đạo của cụ Mết đã đồng loạt nổi dậy. Mười đầu ngón tay Tnú trở thành bó đuốc sống không những không làm nao núng tinh thần của người dân như kẻ thù mong muốn, ngược lại, nó cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh cho người dân. - Về nghệ thuật: hình ảnh đôi bàn tay bốc cháy được miêu tả bằng những câu văn ngắn, nhịp văn chậm, nhà văn xoáy sâu miêu tả kĩ từng chi tiết, qua đó làm bật lên sự man rợ của kẻ thù. Đó là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, đẩy mâu thuẫn lên cao trào, đồng thời góp phần khắc họa hình tượng nhân vật, tạo màu sắc sử thi cho tác phẩm Đề 2: “Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội.” (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) Cảm nhận của anh (chị) về tiếng hò của nhân vật chú Năm trong câu văn trên. Gợi ý: Bài làm của học sinh cần đảm bảo các nội dung sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và chi tiết nghệ thuật: tiếng hò của chú Năm. - Tiếng hò thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân vật. Qua tiếng hò ấy, chú Năm gửi gắm tâm sự của một con người yêu nước, căm thù giặc... Nó là lời nhắn nhủ của thế hệ đi trước với thế hệ sau: phải tiếp nối truyền thống cha anh, là nỗi lòng thiết tha của bậc cha chú truyền sức mạnh cho con cháu ngày ra trận (chú ý các từ: hiệu lệnh, lời thề) - Về nghệ thuật, chi tiết tiếng hò cho thấy khả năng khám phá tâm lí của Nguyễn Thi. Những cảm xúc tâm lí khó nắm bắt, những diễn biến phức tạp trong tâm hồn người chú (đã lớn tuổi, là người giàu tình cảm nhưng ít và khó bộc lộ tình cảm trực tiếp) đã được bộc lộ qua tiếng hò. Hình tượng nhân vật hiện lên nhờ thế cũng tự nhiên, sinh động hơn, tính cách nhân vật cũng được khám phá dưới nhiều góc độ: vừa anh hùng, vừa chân chất, mộc mạc + Tiếng hò tạo màu sắc Nam Bộ cho tác phẩm: Ai đó đã nói thức ăn tinh thần chính của người Nam Bộ buổi đầu tiên là tiếng hò câu hát. Âm thanh tiếng hò vang lên giữa không gian sông nước, vườn cây trái mênh mông ... rất giàu sức gợi về một không gian văn hóa đặc trưng Nam Bộ. Đề 3: Về những câu hát được Tô Hoài trích dẫn trong Vợ chồng A Phủ. Gợi ý: Bài làm của học sinh cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích: những câu hát được Tô Hoài trích dẫn trong tác phẩm. - Những câu hát được chọn lọc kĩ càng theo dụng ý nghệ thuật riêng: Tô Hoài có một khoảng thời gian dài đi thực tế Tây Bắc (hơn tám tháng). Trong khoảng thời gian ấy, ông đã cùng ăn, cùng ở, học tiếng của các đồng bào dân tộc ít người và trong cuốn sổ tay của mình, nhà văn ghi lại nhiều lời hát của họ. Tư liệu phong phú song khi đưa vào tác phẩm, Tô Hoài chỉ lựa chọn rất ít, có 3 lần nhà văn nhắc tới những lời hát: -“Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu.” -“Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi” -“Em không yêu, quả pao rơi rồi Em yêu người nào, em bắt pao nào” - Những câu hát này Mị không nghe trực tiếp, nó là lời Mị tự “nhẩm thầm” khi nghe tiếng sáo. Và một điều không phải ngẫu nhiên: chúng đều là lời ca của những người đang yêu hoặc đang đi tìm tình yêu, thể hiện khát vọng tình yêu – đặc biệt là khát vọng tình yêu tự do (hãy chú ý tư thế chủ động: “ta đi tìm người yêu”, cô gái không yêu có quyền từ chối bắt pao, cô có quyền lựa chọn: “em yêu người nào, em bắt pao nào”). Trước khi về nhà thống lí, Mị từng có một thời tuổi trẻ say mê theo tiếng sáo, theo lời hát. Và Mị đã từng yêu. Mị về nhà thống lí với thân phận con dâu gạt nợ, bị cầm tù trong một cuộc hôn nhân ép buộc: “A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”. Chính những lời ca đẹp cùng với tiếng sáo, chứ không phải chỉ bản thân tiếng sáo – đã gọi về quá khứ hạnh phúc gắn với tình yêu, tuổi trẻ, từ đó thổi bùng dậy khao khát yêu và sống trong tâm hồn Mị. Làm phép giả định ngược lại, nếu đó chỉ là những lời ca buồn, tiếng than não nuột cho thân phận thì có thể nhận được đồng cảm nhưng chưa chắc đã làm bừng lên khát vọng sống trong nhân vật. - Về nghệ thuật: cùng với tiếng sáo, những câu hát góp phần thúc đẩy, tạo bước ngoặt trong diễn biến tâm lí của Mị. Chúng cũng tạo nên sắc thái trữ tình, chất thơ cho tác phẩm. “Chất Tây Bắc” rất riêng của Vợ chồng A Phủ không chỉ được gợi ra từ cảnh sắc thiên nhiên, phong tục, con người mà còn từ chính những lời ca như thế. V. Giới thiệu bài làm của học sinh Đề bài: Hình ảnh giọt nước mắt của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Bài làm Từng nghe đâu đó có câu ví rằng: sáng tác văn chương cũng giống như việc nấu ăn vậy; người đầu bếp có thể thay đổi hương vị của món ăn chỉ bằng cách thêm vào chút gia vị lạ - người sáng tác cũng chỉ dụng ý khéo léo trong một chi tiết nhỏ nhưng lại đem đến tầng sâu giá trị nội dung và nghệ thuật cho tác phẩm. Dễ dàng nhận thấy, trên trang viết của nhà văn Nam Cao, có một chi tiết nghệ thuật trở đi trở lại, ám ảnh người đọc trong nhiều cung bậc cảm xúc, ấy là hình ảnh giọt nước mắt, tiêu biểu là giọt nước mắt của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên. Nam Cao là một trí thức nghèo, sống tại nơi thôn quê xa phủ xa tỉnh, gắn bó hàng ngày với những người nông dân khổ đau chốn ấy. Đề tài sáng tác của ông, bởi thế, cũng tập trung ở hai đối tượng: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Tuy nhiên, dù viết về đề tài nào, truyện Nam Cao cũng đau đáu một nỗi băn khoăn đến đau đớn trước tình trạng con người bị huỷ hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới. Và như thế, giọt nước mắt chảy ra dưới ngòi bút nghệ thuật như một lẽ tất yếu, khi thì biểu hiện cho uất ức khổ đau, lúc lại là thứ nước rửa trôi bụi bặm quá khứ, thức tỉnh nhân vật Chí Phèo được coi là kiệt tác của Nam Cao nói riêng, của văn học thời kì bấy giờ nói chung. Truyện kể về cuộc đời Chí Phèo – một đứa trẻ bị bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng, được người làng chuyền tay nuôi. Năm hai mươi tuổi, Chí trở thành một anh canh điền khoẻ mạnh, làm thuê cho nhà bá Kiến. Vì lòng ghen tuông vô lí của cụ bá, Chí bị đẩy vào tù, bắt đầu những chuỗi ngày dài trên con đường tha hoá. Bảy năm sau, hắn trở về, anh nông dân “hiền như đất” ngày nào bỗng thành tên lưu manh côn đồ, uống rượu say khướt rồi rạch mặt chửi bới, ăn vạ. Và rồi, bằng những thủ đoạn “khôn róc đời”, Bá Kiến tiếp tục đẩy Chí Phèo lấn sâu hơn trên con đường tha hóa, trở thành “con quỷ dữ làng Vũ Đại”, gieo bao tội ác cho dân làng. Cuộc đời Chí cứ triền miên trong một cơn say dài của men rượu và tội lỗi cho tới khi gặp được thị Nở, được ăn cháo hành thị nấu, được thị chăm sóc và yêu thương bằng một thứ tình thương bình thường nhưng không người dân làng Vũ Đại nào có được. Chí tỉnh rượu, và tỉnh cả phần tâm thức từ lâu đã vùi lấp dưới hơi rượu. Chí khao khát trở về “xã hội bằng phẳng của những người lương thiện” rồi cũng đau đớn nhận ra nơi ấy đã không dành cho Chí một lối vào nào nữa cả. Bi kịch lên tới đỉnh điểm, Chí xách dao tới nhà bá Kiến, đâm chết bá Kiến và cũng kết liễu đời mình. Truyện kết thúc bằng hình ảnh “cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua” – cũng là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHI TIET NGHE THUAT TRONG TAC PHAM VAN CHUONG TU SU_12506511.doc