Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp may 379-Công ty may 3/2

- Tên đơn vị: Xí nghiệp may379_công ty may 3/2

- Trụ sở chính cuả công ty: Số 35 phuong Sơn Lộc_thị xã Sơn Tây_tỉnh Hà Tây

- Hình thức sở hữu vốn: nhà nước.

- Hình thức hoạt động: Sản xuất kinh doanh.

- Lĩnh vực hoat động: Sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu.

- Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế toán:VNĐ.

- Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác: theo tỷ công bố của Ngân Hàng ngoại thương Việt Nam.

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp may 379-Công ty may 3/2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức trên (1). - Với những doanh nghiệp có dây chuyền công nghệ mà NVL được bỏ dần vào trong quá trình sản xuất thì sản phẩm làm dở được xác định theo công thức. Dck = Dđk + C x Sd’ Stp + Sd’ Trong đó: C : chi phí được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ Sd’ : khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành (%HT). Sd’ = Sd x % HT Phương pháp này đảm bảo tính hợp lý hơn và chính xác hơn phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVL chính trực tiếp. Tuy nhiên khối lượng tính toán nhiều hơn nữa việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan. 1.4.2.3.Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí sản xuất định mức. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang kiểm kê, xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức ở từng khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm. Trong phương pháp này, các khoản mục chi phí được tính cho sản phẩm dở dang được tính theo mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở. Ngoài ra trên thực tế người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm làm dở như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang… 1.4.3.Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định. Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán phải lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều phương pháp để tính giá thành cho từng đối tượng. 1.4.3.1.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất. Đối với quá trình công nghệ sản xuất giản đơn. Phương pháp tính giá thành giản đơn. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức sau: Tổng giá thành sản phẩm = SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ - SPLD cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành Khối lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm có nhiều chủng loại khác nhau, đối tượng tính giá thành là từng chủng loại sản phẩm. Tổng giá thành từng quy cách = Tiêu chuẩn phân bổ từng quy cách x Tỷ lệ tính giá thành ( Tiêu thức phân bổ có thể là giá thành kế hoạch hay giá thành định mức ) Tỷ lệ giá thành = Tổng giá thành thực tế ( theo khoản mục) Tiêu thức phân bổ Phương pháp tính giá thành theo hệ số. Phương pháp này được áp dụng trong trượng hợp doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ, cùng một loại nguyên vật liệu tiêu hao và thu được sản phẩm có nhiều loại khác nhau, mặt khác đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Để tính được giá thành cho từng loại sản phẩm ta căn cứ vào hệ số tính giá thành quy cho từng loại sản phẩm. Sau đó, quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ. Tổng sản lượng quy đổi = Sản lượng thực tế x Hệ số sản phẩm Hệ số phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm: Hệ số phân bổ chi phí = Sản lượng quy đổi sản phẩm (i) sản phẩm Tổng sản lượng quy đổi Giá thành thực tế từng loại sản phẩm theo từng khoản mục: Tổng giá thành sản phẩm (i) = ( SP DD đầu kỳ + CPSX trong kỳ + SP DD cuối kỳ) x Hệ số phân bổ chi phí sản phẩm (i) Đối với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp. Phương pháp tính giá thành phân bước. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều công đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến ở giai đoạn sau. Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quá trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành có thể là kết quả của từng giai đoạn công nghệ trung gian (NTP) và giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất (TP) hoặc chỉ tính giá thành cho thành phẩm. + Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm. Kế toán phải tổng hợp chi phí của từng giai đoạn công nghệ, tính giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn trước đó và kết chuyển sang giai đoạn sau. Giá thành nửa thành phẩm được xác định như sau: ZNTP1 = DĐK1 + CTK1 –DCK1 ZNTP2 = DĐK2 + (ZNTP1+ CTK2) – DCK2 .......................................................... ZNTPn = D ĐKn-1+ (ZNTPn-1 + CTKn) - DCKn Trong đó: ZNTPi : Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i DĐKi : Chi phí dở dang đầu kỳ giai đoạn i CTki : Chi phí phát sinh trong giai đoạn i DCki : Chi phí dở dang cuối kỳ giai đoạn i + Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm. CPSX trong giá thành SP ở giai đoạn i = CPSPDD đầu kỳ + CPSX trong kỳ x Thành SPHT giai đoạn i + SP DD giai đoạn i phẩm Giá thành sản phẩm = CPSX giai đoạn i 1.4.3.2.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm theo công việc. Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc, sản xuất hàng loạt, sản xuất hàng loạt kết hợp với đơn đặt hàng. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng hoàn thành. Thật vậy, việc tính giá thành ở các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ và chuyển sang kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được chính là tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm chia cho số lượng sản phẩm trong đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành theo định mức. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán chi phí hợp lý. Phương pháp này cho phép kiểm tra tình hình thực hiện các định mức, dự toán chi phí từ đó có thể thấy được việc sử dụng chi phí là tiết kiệm hay lãng phí. Ngoài ra còn giảm bớt khối lượng ghi chép, tính toán của kế toán nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Giá thành thực tế của sản phẩm = Giá thành định mức + Chênh lệch do thay đổi định mức + Chênh lệch do thoát ly định mức + Giá thành định mức được căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính cho bộ phận chi tiết cấu thành thành phẩm. + Chênh lệch do thay đổi định mức : do giá thành định mức được xác định theo các định mức hiện hành nên khi thay đổi định mức cần phải cộng thêm phần chênh lệch. + Chênh lệch do thoát ly định mức : là số chênh lệch do tiết kiệm hay vượt chi. Trong số các phương pháp trên tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp để sao cho có thể tính giá thành một cách chính xác và thuận tiện nhất. 1.5.Sổ và báo cáo giá thành sản phẩm ( trong điều kiện thực hiện kế toán trên máy với phần mềm kế toán). Phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để xử lý tự động các thông tin kế toán trên máy vi tính bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên chứng từ theo quy trình của kế toán, sau đó in ra các sổ sách kế toán và báo cáo kế toán. Tùy thuộc vào từng hình thức kế toán áp dụng mà các loại sổ và báo cáo giá thành sản phẩm cũng sẽ khác nhau. Nhưng dù theo hình thức kế toán nào thì tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng phải đảm bảo một số nguyên lý chung như : xác định mã hóa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, danh mục khoản mục chi phí, tài khoản, chứng từ sử dụng…Các tài liệu gốc được cập nhật vào máy tính thông qua thiết bị nhập và được lưu giữ trên thiết bị nhớ ở dạng tệp tin dữ liệu chi tiết, từ các tệp dữ liệu chi tiết chuyển qua các tệp sổ cái để hệ thống hóa các nghiệp vụ theo từng đối tượng quản lý. Định kỳ, các sổ cái sẽ được xử lý để lập báo cáo kế toán. Phương pháp tính giá thành thường được sử dụng trong điều kiện thực hiện kế toán máy là phương pháp tính giá thành giản đơn. Cuối kỳ, các khoản chi phí được tập hợp và kết chuyển tự động nhờ chức năng kết chuyển chi phí cuối kỳ hay bút toán khóa sổ cuối kỳ. Chương trình cho phép tự động xem và in các sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản chi phí và bảng tính giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí. Ví dụ : Nếu chọn hình thức kế toán chứng từ ghi sổ thì chương trình cho phép in ra các sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản chi phí, chứng từ ghi sổ liên quan cũng như bảng tính giá thành các khoản mục chi phí. Phần mềm kế toán chính là công cụ tự động hóa công tác xử lý thông tin kế toán trong các đơn vị. Khi áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí nói riêng thì bộ phận kế toán không còn phải thực hiện một cách thủ công các công việc ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, lập báo cáo kế toán…và được thực hiện nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Chương II THựC TRạNG Tổ CHứC công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp may 379_công ty may3/2 2.1 Đặc điểm chung của xí nghiệp may 379_công ty may 3/2: - Tên đơn vị: Xí nghiệp may379_công ty may 3/2 - Trụ sở chính cuả công ty: Số 35 phuong Sơn Lộc_thị xã Sơn Tây_tỉnh Hà Tây - Hình thức sở hữu vốn: nhà nước. - Hình thức hoạt động: Sản xuất kinh doanh. - Lĩnh vực hoat động: Sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu. - Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế toán:VNĐ. - Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác: theo tỷ công bố của Ngân Hàng ngoại thương Việt Nam. 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp: Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2 đặt trụ sở tại số 35 phường, Sơn Lộc-thị xã Sơn Tây-tỉnh Hà Tây.Với nhiều ưu thế thuân lợi như:nằm trong thị xã Sơn Tây-là một trong nhưng cửa ngõ thủ đô Hà Nội , với con đường giao thông như quốc lộ 21A ,quốc lộ 32 và đặc biệt là con đường xuyên viêt mang tên “Đường mòn Hồ Chí Minh” bắc ngang qua hết sức thuận lợi.Bên cạnh đó thị xã Sơn Tây đươc thiên nhiên ban tặng cho nhiều quang cảnh đẹp,với tiêm năng di lịch lớn,dồi dào về nguồn nhân lực,thuận lợi cho việc phát triên kinh tế nói chung và xí nghiệp may 3/2 nói riêng. Với những đIũu kiên hết sức thuận lợi trên. xí nghiệp may379-công ty may3/2 hoàn toàn co đủ khả năng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Sơn Tây nói riêng và nên kinh tế quốc dân nói chung . Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2 tiền thân là xí nghiệp may thương binh thương binh 3/2 được thành lập vào ngày 3/2/1975 theo quyết định 338 của Thủ tướng Chính phủ trực thuọc quân khu 3 .Với nhiệm vụ ban đầu là đào tạo dạy nghề cho con em thương bệnh binh đã hoàn thành nghĩa vụ từ các chiến trường về và giảI quyết công ăn việc làm cho họ. Năm 1978, theo yêu cầu nhiệm vụ mới của quân đội Xí nghiệp chính thức đI vào sản xuất, phục vụ cho nghành quân đội. Mỗi năm đơn vị sản xuất từ 450000 đến 500000 sản phẩm .Đến năm 1986 do chuyển đổi từ bao cấp tập trung sang cơ chế thị trường có sự đIũu tiết cua nhà nước xi nghiệp cũng chuyển sang hạch toán kinh doanh độc lập. Tháng 5/1999 quân khu 3 xắp xếp lại doanh nghiệp sáp nhập 3 xí nghiệp may của quân khu lại làm một Xí nghiệp Tk 21_ Hải Phòng Xí nghiệp xây dưng Hoà Bình Chi nhánh Hà Nam Chi nhánh Hà Nội Xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp may 379- công ty may3/2. Ngoài nhiệm vụ sản xuất quốc phòng ra xí nghiệp còn sản xuất hàng dân sinh và hàng xuất khẩu. Mỗi năm tổng doanh thu của đơn vị đạt khoảng 10 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho con em trong tỉnh làm chi kinh tế chính trị được ổn định, với nền kinh tế thì có sự hỗ trợ cua xí nghiệp đối với địa phương về vật chất cũng như tinh thần đồng thời sự phát triển của địa phương cũng giúp đỡ cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, tăng thêm mối tình quân dân “ như cá với nước”. Đặc biệt trong suốt 29 năm xây dưng và trưởng thành đơn vị đã được Đảng và nhà nước Quân đội tặng thưởng 3 huân chương, trong đó có một huân chương lao động, 2 huân chương chiến công va nhiều giây khen các loại . Và trong 5 năm gần đây (từ năm 1999 đến năm 2004) với sự cố gắng của xí nghiệp đã chủ động vươn lên tự khai thác nguồn hàng, nâng cao tay nghề công nhân phát huy sáng kiến , cải tiến kĩ thuật và đã đạt được một số thành tích nhất định qua các chỉ tiêu kinh tế cơ bản sau: Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1 Giá trị sản xuất 4500 4600 4600 4800 5000 5500 2 Doanh thu 5500 5600 5600 5700 6000 7000 3 Lợi nhuận 120 140 120 110 120 130 4 Thuế và các khoản phảI nộp 0.55 0.55 0.555 0.55 30.55 31.55 5 Tổng vốn KD VLĐ VCĐ 2500 300 2200 2500 300 2200 2500 300 2200 4000 300 3700 5000 300 4700 5200 300 4900 6 Số công nhân bq 330 330 330 330 330 369 7 Tiền lương bq 3.6 3.6 3.6 3.6 3.6 4.0 Do mục đích thành lập xí nghiêp may 379- công ty may 3/2 là dạy nghề và giải quyết công ăn việc làm cho anh chị em thương binh, bệnh binh đã hoàn thành nhiêm vụ từ các chiến trường trở về nên đặc thù của đơn vị là sản xuất hành quân trang cho quốc phòng, dạy nghề và đào tạo công ăn việc làm cho anh chị em , luôn sẵn sang chiến đấu và phục vụ cho chiến đấu. Nhưng trong nên kinh tế đang sôi sục hiện nay, cơ chế thị trương ngày càng có tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, để theo kịp với thời đại xí nghiệp còn sản xuất thêm một số hàng xuất khẩu, tuy theo đuổi thị trường quốc tế nhưng không bỏ qua thị trường trong nước và hiên nay hang may mặc của xí nghiệp đã có mặt khắp thị trường trong nước và một số thị trường EU. Bên cạnh đó xí nghiệp còn nhân gia công hộ cho các đơn vị bên ngoài để tạo thêm công ăn việc làm cho công nhân, tăng thêm thu nhập cho công nhân và cũng đồng thời tăng thêm một phần doanh thu cho doanh nghiệp. 2.1.2.Đặc điểm tổ chức quản lí và sản xuất ở cơ quan. Hiện nay trong toàn xí nghiệp có tổng số 369 công nhân có độ tuổi trung bình 25 đến 30 tuổi . Cách phân loại trong toàn xí nghiệp như sau : *Phân loại theo nguồn hình thành: Biên chế: 21 người . Sĩ quan số: 3 người. Quân nhân chuyên nghiệp: 3 người. Công nhân viên quốc phòng: 14 người. Hợp đồng dài hạn : 60 người. Hợp đồng ngắn hạn: 228 người . * Phân loại theo tính chất phục vụ: lao động trực tiếp : 333 người lao động gián tiếp: 36 người . * Phân loại theo trình độ chuyên môn : - Trình độ đại học : 8 người. Trình độ cao đẳng : 6 người . Trình độ THCN: 23 người. Quân nhân chuyên nghiệp: 3 người. Công nhân sản xuất : 332 người . Từ kết cấu số lao động trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bộ máy quản lí của xí nghiệp may 379 công ty may3/2 như sau: Sơ đồ bộ máy quản lí sản xuất kinh doanh của đơn vị : Ban giám đốc Phòng tài vụ kế toán Phòng kĩ thuật,KCS Phòng kế hoach,vtư Phòng tổ chức HC Bộ phận kinh doanh PhânxưởngII Phân xưởng I Ban giám đốc(3 người): - Đồng chí : Nguyễn Văn Trường Chức vụ : Giám đốc. Nhiệm vụ: phụ trách chung cho moi hoạt động sản xuất kinh doanh cua xi nghiệp, xắp sếp lao động và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp,thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật. - Đồng chí : Nguyễn Văn Đông Chức vụ : phó giám đốc. Nhiệm vụ: phụ trách công tác đảng công tác chính tri tư tưởng. - Đồng chí: Nguyễn Quốc Tuấn Chức vụ : phó giám đốc. Nhiệm vụ: phụ trách quá trình sản xuất, tiêu thụ kinh doanh. Các phòng ban: Phòng tổ chức hành chính (10 người): Trưởng phòng:Lê Đình Hồ và 9 nhân viên. Nhiệm vụ: Giúp giám đốc trong việc vận dụng thực hiên các chính sách nhà nước về công tác cán bộ lao động tiền lương, tổ chức bộ máy quản lí, kiểm tra việc thực hiên và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân. Phòng kế hoach-vật tư (7 người): Trưởng phòng: Phương Văn Cần và 6 nhân viên. Nhiệm vụ: Phòng kế hoạch vật tư co nhiêm vụ tổ chức sản xuất, đảm bảo kế hoạch va tiếp nhận, cung cấp vật tư tiêu thụ sản phẩm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp , đIũu hành đôn đốc việc thực hiện kế hoạch hàng ngày, đảm bảo cho sản xuất được cân đối, diễn ra liên tục không bị ngừng trệ đảm bảo an toàn về vân chuyển kho tàng bốc rỡ. Phòng kĩ thuật_KCS(11 người): Trưởng phòng : Cần Hoàng Thảo va 10 nhân viên Nhiệm vụ:quản lí công tác xây dung qui trình công nghệ, lên định mức ve kĩ thuật, thời gian, nguyên vật liệu… để làm nên một khối lượng sản phẩm nhất định.Phòng kĩ thuật giữ một vai trò then chốt và kết hợp chặt chẽ với phòng kế hoạch để hoàn thành khối lượng sản phẩm đã đặt ra, phòng kĩ thuật phảI tao mẫu, may mẫu thử, sau đó chuyển giao và hướng dẫn công nghệ sản xuất, thiết kế day chuyền sản xuất cho phù hợp, kiểm tra KCS sản phẩm . Phòng tài vụ_kế toán (5 người) Trưởng phòng : Tạ thị Ngân và 4 nhân viên. Nhiệm vụ : tham mưu cho giám đốc trong việc hach toán kinh tế, tao vốn và quản lí vốn của xí nghiệp phản ánh kịp thời đầy đủ thường xuyên toàn bộ hoạt động kinh tế của xí nghiệp,phân tích hoạt động kinh tế, hach toán trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bộ phận sản xuất kinh doanh(Gồm 2 phân xưởng và một phòng kinh doanh). Phân xưởng I và phân xưởng II : có nhiệm vụ nhận kế hoạch, triển khai kế hoạch và hoàn thành kế hoạch sản xuất. Phòng kinh doanh: đây là một bộ phận kinh doanh độc lập có nhiệm vụ thăm dò thị trường, giới thiệu sản phẩm, kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ,nhận sản xuất và gia công hàng theo từng hợp đồng kinh tế được hai bên thoả thuận và được xí nghiệp đảm bảo tính pháp lí, tổ chức bán và giới thiệu sản phẩm nhằm tìm ra những nguồn lợi từ bên ngoàI, hàng tháng phòng kinh doanh phảI nộp % lợi nhuận cho đơn vị, tăng doanh thu cho xí nghiệp. NgoàI ra phòng kinh doanh còn có chức năng dự bị, đào tạo ra những người thợ * Quy trình công nghệ sản xuất Quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp gồm 4 giai đoạn: *Giai đoạn chuẩn bị: Đây la giai đoạn then chốt để xí nghiệp thực hiện nhiệm vụ của mình, nghĩa là trước khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất thì cần đưa ra mẫu sản phẩm để làm, sau đó kiểm tra xem có đúng màu sắc, chất lượng,số lượng, chủng loại hay không. Sắp sếp về sơ đồ trên giấy làm sao đưa vào khổ vảI lấp kín bề mặt để tiết kiệm tôI đa NVL, phần bỏ đi càng ít càng tốt. *Giai đoạn cắt: ở giai đoạn này nhận vải ở kho về tiến hành trà vải tuỳ theo độ dày của vảI mà có thể trảI từ 15 đến 20 lớp, rồi đặt sơ đồ giấy đã vẽ lên bề mặt vaỉ và cắt. VảI được cắt bằng hai loại máy đó là máy cắt phá, dùng để cắt đường ít gấp khúc và máy gọt dùng để cắt các đường vòng, đảm bảo được độ chính xác cao. VảI cắt xong sẽ được bộ phân kiêm tra chất lượng (gọi tắt là KCS) kiểm tra đánh giá chất lượng kĩ thuật xem có đạt kĩ thuật hay không. *Giai đoạn may: trong giai đoạn này được phân chia thành nhiều giai đoạn nhỏ. Mỗi công đoạn thực hiện một công việc khối lượng nhất dịnh như may cổ, may tay, may sườn, may hoàn thiện… *Giai đoạn đóng gói: Đây là giai đoạn đóng gói nhập kho thành phẩm, nó phải trải qua các bước như: hoàn thiện,KCS,đóng gói, nhập kho thành phẩm. 2.2.Tình hình chung về công tác kế toán Hiện nay có ba hình thức tổ chức bộ máy kế toán: Hình thức tập trung Hình thức phân tán Hình thức vừa tâp trung vừa phân tán Và do quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh, căn cứ vào địa bàn hoạt động của mình nên xí nghiệp may 379 lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán là hình thức tập trung. Cơ cấu bộ máy kế toán va chức năng từng bộ phận. Bộ máy kế toán gôm 5 người: về trình độ chuyên môn có : 3 người tốt ngiệp HVTC 2 trung cấp kế toán Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán NVL,CCDC kiêm KT TCSĐ Kế toán trưởng Thủ quĩ kiêm KT tiền lương Kế toán tiền mặt, TGNH Kế toán tập hợp CF,tính giá thành SP Chức năng nhiệm vụ chính của phòng tàI chính kế toán là quản lí thống kê kế toán, tài chính kịp thời đầy đủ , tổng hợp cân đối ,kế hoạch trong đơn vị (tháng, quí, năm) đề xuất kế hoạch sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh ngắn, trung và dài hạn. Giúp giám đốc thực hiện các chính sách tài chính với quĩ tiền tệ, chỉ tiêu theo qui định và thực hiện nghĩã vụ với quân khu 3 và nhà nước tổng hợp nhiệm vụ do giám đốc giao. * Nhiệm vụ của từng kế toán: - Kế toán trưởng : Phụ trách công tác kế toán của xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước giám đốc va cơ quan cấp trên ve cong tác tai chính kế toán - Kế toán NVK-CCDC kiêm kế toán TSCĐ : có trách nhiệm theo dõi việc Nhập_Xuất_Tồn kho NVL, CCDC cuối tháng lập bảng phân bổ số 2 và theo dõi việc tăng giảm TSCĐ để trích khấu hao hàng tháng, quí năm . Cuối tháng lập bảng khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ NVL_CCDC . - Thủ quĩ : theo dõi các khoản vốn bằng tiền của doanh nghiệp , phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm quĩ tiền mặt tiến hành phát lương cho toàn bộ cán bộ CNV trong toàn bộ xí nghiệp. Theo dõi và trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho từng cán bộ CNV, BHXH theo lương quí. Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất do nhân viên quản lí lập và gửi về phòng kế toán theo định kỳ và vào chứng từ để quyết toán lương chính, bổ xung thu nhập và các khoản chế độ khác cho từng cán bộ CNV từng phân xưởng . - Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ thanh toán về các khoản chi phí phat sinh phản ánh kịp thời tình hình sử dụng các loại vốn bằng tiền, bên cạnh đó tính toán lương và các khoản trích theo lương cho toàn cán bộ CNV và công nhân hợp đồng trong toàn xí nghiệp, lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán thành phẩm: Hàng tháng có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất phát sinh, tính giá thành công xưởng cho sản xuất sản phẩm trong tháng, theo dõi tình hình Nhâp-Xuất-Tồn thành phẩm và hạch toán doanh thu của toàn xí nghiệp.Lập báo cáo với quản lý cấp trên. Chế độ kế toán ban hành theo quyết định 1141TCQĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của bộ trưởng Bộ TàI chính qui định rõ việc mở sổ ghi chép lưu trữ và bảo quản sổ sách kế toán theo 4 hình thức: _ Hình thức nhật kí chung _ Hình thức nhật kí sổ cái _ Hình thức nhật kí chứng từ _ Hình thức chứng từ ghi sổ Đối với Xí nghiệp may 379 – Công ty may 3/2 thì căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ đội ngũ kế toán cũng như về trang bị kỹ thuật cho phòng kế toán nên đơn vị áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”. Đặc trưng cơ bản của hình thức chứng từ ghi sổ : căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán - Trình tự ghi sổ kế toán như sau: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ ,thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng loại TK trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh, sau đó lập bảng cân đối kế toán. Sau khi đối chiếu đúng khớp số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các TK trên bảng cân đối số phát sinh bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và dư Có của các TK trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, số dư của từng TK tương ứng trên bảng chi tiết. Một số phương pháp hạch toán mà đơn vị đang áp dụng hiện nay: + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên + Phương pháp đánh gía hang tồn kho cuối kỳ :Theo phương pháp bình quân gia quyền. Đơn gía = Giá vốn thực tế VL tồn kho đk+ VL nhập kho ck bình quân SL vật liệu tồn đầu kì + VL nhập kho trong kì + Phương pháp kế toán TSCĐ : Theo nguyên giá và giá trị còn lại + Phương pháp tính khấu hao : Công thức : Mức trích khấu hao tháng = Nguyên giá TSCĐ*Tỷ lệ khấu hao bq TSCĐ 12 2.3 . Những thuận lợi và khó khăn chủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA11.doc
Tài liệu liên quan