Chuyên đề Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hoá Hà Nội

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ THUẬT VÀ VẬT PHẨM VĂN HOÁ HÀ NỘI 1

I/ Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển 1

1. Một số nét chung 1

2. Các giai đoạn phát triển 1

3. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh 2

II/ Chức năng, nhiêm vụ và quyền hạn 2

1. Chức năng 2

2. Nhiệm vụ 3

3. Quyền hạn 3

III/ Tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 3

IV/ Tổ chức công tác kế toán 4

1. Đặc điểm, phương thức và mô hình tổ chức 4

2. Công tác kế toán 4

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM & XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ THUẬT VÀ VẬT PHẨM VĂN HOÁ HÀ NỘI 6

I/ Đặc điểm, phương thức và việc quản lý tiêu thụ thành phẩm 6

1.Đặc điểm tiêu thụ 6

2. Phương thức tiêu thụ 6

3. Quản lý tiêu thụ 6

II/ Nội dung công tác kế toán tại công ty 7

1. Chứng từ, sổ sách và tàI khoản sử dụng 7

2. Kế toán doanh thu bán hàng 8

2.1. Phương thức tiêu thụ trực tiếp 8

2.2. Phương thức tiêu thụ theo đại lý 8

3. Kế toán giá các khoản giảm trừ doanh thu 9

3.1. Giảm giá hàng bán 9

3.2. Hàng bán bị trả lại 9

4. Kế toán giá vốn hàng bán 10

4.1. Phương pháp tính giá vốn hàng bán 10

4.2. Đối với thành phẩm xuất kho bán trực tiếp 11

4.3. Đối với thành phẩm gửi bán đại lý 11

5. Kế toán chi phí bán hàng 11

6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 12

7. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ .12

CHƯƠNG III: ƯU –NHƯỢC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN C KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ THUẬT VÀ VẬT PHẨM VĂN HOÁ HÀ NỘI 14

I/ Đánh giá chung 14

1. Những điểm manh .14

2. Hạn chế và tồn tại 14

II/ Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ 15

KẾT LUẬN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2330 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hoá Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở sát nhập 3 đơn vị: Công ty Vật tư Văn hoá Thông tin Công ty Băng đĩa nhạc, đĩa hát Xí nghiệp sản xuất nhạc cụ, thiết bị sân khấu Hai năm sau (1989) xí nghiệp sản xuất dịch vụ văn hoá ( gốc là xí nghiệp Thực nghiệm hoá màu) cũng sát nhập vào công ty. Năm 1993, Công ty Vật phẩm văn hoá Hà Nội được thành lập lại theo quyết định số 88/QĐ-UB ngày 02/03/1993 của UBND thành phố Hà Nội Năm 1998, UBND thành phố Hà Nội quyết định hợp nhất công ty Vật phẩm văn hoá Hà Nội và công ty Mỹ thuật quảng cáo Hà Nội thành công ty Mỹ thuật và vật phẩm văn hoá Hà Nội theo quyết định 49/1998/QĐ-UB ngày 06/10/1998 Ngày 04/04/2005 theo quyết định số 1589/QĐ-/UB của UBND thành phố Hà Nội, công ty Mỹ thuật và vật phẩm văn hoá Hà Nội chính thức chuyển thành công ty Cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hoá Hà Nội 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Qua hai mươi năm hoạt động, với kinh nghiệm của ban lãnh đạo và sự trưởng thành của cán bộ công nhân viên thì doanh nghiệp đã khẳng định được uy tín và vị thế trong lĩnh vực của mình và đạt được một số kết quả như sau: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005-2006 Đơn vị:1000đ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tốc độ tăng Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Tổng doanh thu 11.946.200 13.117.300 1.171.100 9,80 2.Các khoản giảm trừ 1.856 1.156 -700 -37,72 3.Doanh thu thuần 11.944.344 13.116.144 1.171.800 9.81 4.Giá vốn hàng bán 9.462.450 9.917.733,9 1.762.951 21,62 5.Lãi gộp 2.481.894 3.198.410,1 716.516,1 28,87 6.Chi phí bán hàng 1.969.865 2.625.357,5 655.492,5 33.28 7.Chi phí quản lý 342.210 384.365,1 42.155,1 12,32 8.LN thuần từ HĐKD 170.178 189.173,9 30.153,6 14,08 9.Doanh thu từ HĐTC 359 486,4 15.863,2 182,28 10.Tổng LN trước thuế 205.438,6 254.260 48.821,4 23,76 11.LN sau thuế 147.915,8 183.067,2 35.151,4 23,76 12.Thu nhập BQ 1.343,4 1.468,6 125,2 9,32 Số liệu trên thể hiện kết quả kinh doanh rất khả quan, các khoản thu nhập, lợi nhuận, lương bình quân, thuế nộp ngân sách đều tăng, các khoản giảm trừ giảm cho thấy sự lớn mạnh của doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó ta còn thấy tỷ lệ tăng chi phí vẫn lớn, cần tìm ra giải pháp hạ thấp chi phí để đạt kết quả tốt hơn. Ii/ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 1. Chức năng * Sản xuất, kinh doanh băng đĩa hình, tiếng; các tác phẩm mỹ thuật, hàng thủ công mỹ nghệ; nhạc cụ, thiết bị âm thanh, chiếu sáng chuyên ngành văn hoá; các sản phẩm điện tử, điện máy, hoá mỹ phẩm, sách ảnh, vật tư ngành ảnh * Trang trí, khánh tiết, thiết kế, thi công, trang trí nội ngoại thất, mẫu thời trang, chế bản điện tử, in ấn đồ hoạ, sáng tác mẫu thi công tượng đại, dịch vụ văn hoá và tổ chức biểu diễn nghệ thuật âm nhạc * Sản xuất, kinh doanh hàng hoá tiêu dùng, văn hoá phẩm, thiết bị thông tin, kinh doanh ăn uống, dịch vụ du lịch… * Kinh doanh bất động sản và văn phòng cho thuê 2. Nhiệm vụ Công ty là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hoá thông tin, tự chủ, độc lập trong công việc hạch toán kinh tế nhưng đồng thời có trách nhiệm thực hiện những mục tiêu chính trị, văn hoá thông qua những hoạt động cụ thể, đặc thù như sau: * Biên tập, phát hành chương trình tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội, vận động thực hiện công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, băng đĩa nhạc, các mảng ca khúc về Cách mạng, Đảng và Bác Hồ… * Tổ chức triển lãm mỹ thuật, giới thiệu hoạ sĩ trẻ, tạo điều kiện sáng tác cho những hoạ sĩ góp phần hình thành những tác phẩm có chất lượng trong ngành mỹ thuật Việt Nam * Tham gia trang trí, khánh tiết các công trình như: tượng đài cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong, đài tưởng niệm Bác Hồ… 3. Quyền hạn Công ty thực hiên quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, được ký kết các hợp đồng kinh tế với các thành phần kinh tế khác theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi Iii/ tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến-chức năng hay còn gọi là trực tuyến tham mưu. Đây là mô hình cơ cấu hỗn hợp nhằm tận dụng ưu điểm của cả hai mô hình trực tuyến và chức năng đồng thời hạn chế những nhược điểm của chúng. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý ( Sơ đồ 1-Phụ lục trang 1) Gồm có ban lãnh đạo và các phòng chức năng: Đứng đầu là Chủ tịch HĐQT Tiếp nữa là Giám đốc Phòng biên tập Phòng kỹ thuật (KCS) Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Kinh doanh- Xuất nhập khẩu Cuối cùng là các cửa hàng và trung tâm, phân xưởng iv/ cơ cấu tổ chức bộ máy công tác kế toán 1. Đặc điểm, phương thức và mô hình tổ chức Xuất phát từ đặc điểm sản xuất và yêu cầu quản lý, công ty đã chọn áp dụng hình thức kế toán tập trung. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Sơ đồ 2-Phụ lục trang 2) Nhiệm vụ và chứa năng của các thành viên: Đứng đầu là kế toán trưởng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, phụ trách quản lý tài chính và báo cáo tài chính Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình thu, chi, kiêm kế toán tiền lương Kế toán công nợ: theo dõi các khoản phải thu và phải trả, kiêm kế toán phó, giúp việc và thay thế khi kế toán trưởng vắng mặt Kế toán nguyên vật liệu, thành phẩm: theo dõi nhập, xuất, tồn kho Thủ quỹ: quản lý quỹ, thu chi, báo cáo quỹ, kiêm kế toán thuế 2. Tổ chức công tác kế toán áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp thẻ song song Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Niên độ kế toán là 1 năm dương lịch (từ 01/01 đến 31/12). Kỳ hạch toán là theo quý Đơn vị tiền tệ là VNĐ Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/QĐ/BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính + Hệ thống sổ sách bao gồm sổ cái các tài khoản, sổ chi tiết, nhật ký chứng từ và các bảng kê…theo đúng quy định hiện hành . + Hệ thống chứng từ theo mẫu của Bộ tài chính, hầu hết các nghiệp vụ kinh tế đều được lập chứng từ. Các chứng từ sau khi đủ các yếu tố cơ bản sẽ được vào sổ sau đó chuyển sang lưu trữ. Trình tự luân chuyển theo hình thức Nhật ký chứng từ (Sơ đồ 3-Phụ lục trang 2) + Hệ thống tài khoản vận dụng theo quyết định mới ban hành + Hệ thống báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN) Báo cáo hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN) Bảng cân đối ngân sách (Mẫu B09-DN) Chương II: thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hoá hà nội i/ đăc điểm, phương thức và việc quản lý tiêu thụ thành phẩm 1. Đặc điểm tiêu thụ Do sản phẩm của công ty sản xuất ra chủ yếu là băng đĩa hình, băng đĩa các chương trình ca nhạc, vỏ hộp bằng nhựa…nên sản phẩm có đặc tính dễ vỡ, hỏng, hay phải thay đổi lịch chương trình. Chính vì vậy, trong quá trình tiêu thụ và bảo quản cần tiến hành cẩn thận 2. Phương thức tiêu thụ Phương thức tiêu thụ trực tiếp tại kho: Để nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng cường quảng cáo, tạo công ăn việc làm thêm cho cán bộ công nhân viên, công ty đã mở các cửa hàng giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, đây là hình thức tiêu thụ chủ yếu. Ngoài ra còn có các tổ lưu động tiêu thụ hàng hoá trên khắp lãnh thổ Việt Nam để tối đa hoá thị trường. Phương thức bán hàng theo đại lý: Đây cũng là hình thức tiêu thụ được sử dụng nhiều. Hệ thống đại lý được phân bổ rộng khắp trên toàn quốc nên doanh thu theo hình thức này chiếm khối lượng khá lớn 3. Quản lý tiêu thụ Trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay để tồn tại và đứng vững được đòi hỏi công ty phải cố gắng, nỗ lực đưa ra những biện pháp cụ thể để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của mình. Với phương châm “Khách hàng là thượng đế” thì biện pháp tổ chức tiêu thụ và quản lý khâu tiêu thụ phải là vấn đề cần quan tâm hàng đầu với mục tiêu thuận tiện, hiệu quả nhất đối với khách hàng. Vài năm gần đây, công ty đã áp dụng một số chính sách khuyển khích việc tiêu thụ như mở quầy hàng giới thiệu sản phẩm, thường xuyên quản cáo trên các phương tiện thông tín đại chúng, các triển lãm trong nước. Bên cạnh đó là các biện pháp quản lý tiêu thụ: Quy cách, phẩm chất thành phẩm nhập kho đều phải qua KCS kiểm tra một cách nghiêm ngặt. Giá bán là nhân tố quan trọng, được tính trên cơ sở giá thành của công ty và sự biến động của thị trường, đồng thời đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi Về vận chuyển: khách hàng có thể tự vận chuyển hoặc nếu yêu cầu công ty sẽ cung cấp phương tiện vận chuyển, chi phí vận chuyển sẽ được tính vào chi phí bán hàng II/ NộI DUNG CÔNG TáC Kế TOáN 1. Chứng từ, sổ sách và tài khoản sử dụng Chứng từ. Hoá đơn GTGT ( Biểu1-Phụ lục trang 9) Phiếu xuất kho ( Biểu 2-Phụ lục trang 10) Phiếu nhập kho ( Biểu 3-Phụ lục trang 11) Thẻ kho ( Biểu 4-Phụ lụch trang 12) Phiếu thu tiền mặt, Giấy báo có Sổ sách Sổ chi tiết, Sổ cái các tài khoản 511, 531, 632, 641, 642, 911 ( Biểu 5 đến 10- Phụ lục trang 13 đến 18) Nhật ký chứng từ số1, số 2 và số 8 Bảng kê số1, số 2 , số5, số 11 Tài khoản + 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + 531- Hàng bán bị trả lại + 632- Giá vốn hàng bán + 641- Chi phí bán hàng + 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp + 911- Xác định kết quả kinh doanh Và một số tài khoản liên quan khác như : 111, 112, 131, 3331… 2. Kế toán doanh thu bán hàng Căn cứ vào các hoá đơn GTGT, mỗi hoá đơn ghi một dòng và lần lượt theo số thứ tự của hoá đơn, kế toán ghi vào Sổ doanh thu bán hàng. Dùng số liệu tổng cộng cuối quý để ghi vào Nhật ký chứng từ số 8 Kế toán căn cứ vào các hoá đơn đã được khách hàng chấp nhận thanh toán, các chứng từ thanh toán ghi vào Sổ chi tiết thanh toán với người mua( Biểu 11-Phụ lục trang 19). Sau mỗi quý, kế toán cộng sổ chi tiết TK131 một lần, số liệu tổng cộng này dùng để ghi Bảng kê số 11-TK 131( Biểu 12-Phụ lục trang 20). Cuối quý, khoá sổ Bảng kế số 11, lấy số tổng cộng để ghi Nhật ký chứng từ số 8. 2.1. Phương thức tiêu thụ trực tiếp Kế toán tiêu thụ theo phương thức trực tiếp ( Sơ đồ 4-Phụ lục trang 3) Căn cứ vào trên hoá đơn GTGT ( Biểu 1-Phụ lụch trang 9) và Sổ cái tài khoản 511 ( Biểu 5-Phụ lục trang 13) Khi bán trực tiếp , thu tiền mặt: Nợ TK 111 : 510.392.993 Có TK 511 : 463.933.630 Có TK 3331 : 46.393.363 Khi bán hàng thu bằng séc: Nợ TK 112 : 55.000.000 Có TK 511 : 50.000.000 Có TK 3331 : 5.000.000 Nếu khách hàng thanh toán sau: Nợ TK 131 : 1.606.229.713 Có TK 511 : 1.460.208.830 Có TK 3331 : 146.020.883 2.2 Phương thức bán hàng theo đại lý Kế toán tiêu thụ theo phương thức gửi đại lý ( Sơ đồ 5-Phụ lục trang 4) Ví dụ: Ngày 6/5/2007, công ty xuất kho thành phẩm 3.000 băng nhạc gửi bán cho đại lý ở Hải phòng. Giá thành đơn vị thực tế là 5.000 đồng/chiếc, giá bán đơn vị cả thuế GTGT 10% là 6.820 đồng/chiếc. Đến ngày 25/5/2006, công ty nhận được bảng kê và hóa đơn do đại lý nộp bán hết số băng, sau khi trừ hoa hồng được hưởng 7% trên tổng giá thanh toán ( gồm cả thuế GTGT 10%) đại lý thanh toán bằng chuyển khoản, kế toán định khoản: Giá vốn hàng xuất bán: Nợ TK 632 : 150.000 Có TK 157 : 150.000 Căn cứ phiếu xác định doanh thu, kế toán ghi: Nợ TK 131 : 204.600 Có TK 511 : 186.000 Có TK 33311: 18.600 Lập phiếu thu tiền hàng, xác định chi trả tiền hoa hồng: Nợ TK 641 : 13.020 Nợ TK 1331 : 1.302 Có TK 131 : 14.322 Nhận tiền thanh toán bằng chuyển khoản Nợ TK 112 : 190.278 Có TK 131 : 190.278 3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 3.1. Giảm giá hàng bán Khi khách hàng có quan hệ mua bán lâu năm và mua với số lượng lớn thì công ty thực hiện giảm giá. Tuy nhiên do việc giảm giá thực hiện ngay ký hợp đồng, trước khi viết Hoá đơn GTGT nên không ảnh hưởng đến doanh thu được ghi nhận. VD : Ngày 8/4/2007 , cửa hàng Minh Lợi mua 20.000 cuốn băng đơn giá 12.000đồng. Công ty giảm giá với mức ưu đãi là 11.500/cuốn băng, kế toán ghi: Nợ TK 532 : 10.000.000 Nợ TK 33311 : 1.000.000 Có TK 131 : 11.000.000 3.2. Hàng bán bị trả lại Xem Sổ cái tài khoản 531( Biểu 6-Phụ lục trang 14) Khi nhận được hàng bán bị trả lại, phòng KCS sẽ kiểm tra chất lượng xem có đúng với lý do khách hàng đưa ra không. Nếu đúng thì tiến hành làm thủ tục nhập kho VD: Ngày 16/3/2007, công ty nhập kho 40 đĩa hình mã 34M với giá 6.000đ/đĩa chưa có thuế GTGT. Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt, kế toán ghi: Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại, kế toán ghi: Nợ TK 531 : 240.000 Nợ TK 33311 : 24.000 Có TK 111 : 264.000 Phản ánh giá vốn bị trả lại và tiến hành nhập kho: Nợ TK 155 : 240.000 Có TK 632 : 240.000 Cuối quý, kết chuyển doanh thu hàng bán : Nợ TK 511 : 240.000 Có TK 531 : 240.000 4. Kế toán giá vốn hàng bán Để theo dõi trị giá vốn hàng bán, kế toán phản ánh vào Sổ giá vốn hàng bán. Tại công ty, kế toán chỉ vào sổ này một lần vào cuối quý. Sau khi đã trừ các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán trong kỳ được kết chuyển sang TK 911. Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên ( Sơ đồ 6-Phụ lục trang 5) Sổ cái tài khoản 632 ( Biểu 7-Phụ lục trang 15) 4.1. Phương pháp tính giá vốn hàng xuất bán Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền, theo công thức: Đơn giá bình quân = Trị giá mua thực tế hàng tồn đầu kỳ + Trị giá mua thực tế hàng nhập trong kỳ Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ Trị giá thực tế hàng xuất kho = Số lượng hàng xuất kho x Đơn giá bình quân 4.2. Đối với thành phẩm xuất kho bán trực tiếp VD: Căn cứ vào hoá đơn số 00775 ngày 16/2/2007, công ty xuất bán 100 đầu đĩa với giá bình quân là 1.250.000/ chiếc, kế toán ghi: Nợ TK 632 : 125.000.000 Có TK 155 : 125.000.000 4.3. Đối với thành phẩm gửi bán đại lý VD: Ngày 19/2/2007, số đĩa hình gửi bán tại đại lý Minh Trang tại Hưng Yên được xác nhận đã bán hết có giá trị là 12.560.000đồng công ty có doanh thu, kế toán ghi bút toán phản ánh giá vốn như sau: Nợ TK 632 : 12.560.000 Có TK 157 : 12.560.000 5. Kế toán chi phí bán hàng Sơ đồ kế toán chi phí bán hàng ( Sơ đồ 7-Phụ lục trang 6) Trong quá trình tiêu thụ, công ty phải bỏ ra các khoản chi phí cho khâu bán hàng. Việc tập hợp chi phí bán hàng được thực hiên trên Bảng kê số 5-TK 641( Biểu 13-Phụ lục trang 21). Cơ sở để ghi vào bảng kê này là các bảng thanh toán lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, Nhật ký chứng từ số 1,2 và số 8 (Biểu 14-Phụ lục trang 22) và các chứng từ khác có liên quan Tính tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên bộ phận tiêu thụ: Nợ TK 6411 : 97.500.000 Có TK 334 : 97.500.000 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên bán hàng vào chi phí: Nợ TK 6411 : 18.525.000 Có TK 3382 : 1.950.000 Có TK 3383 : 14.625.000 Có TK 3384 : 1.950.000 Xuất thành phẩm để chào hàng: Nợ TK 6412 : 12.540.000 Có TK 155 : 12.540.000 Tính và trích khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng: Nợ TK 6414 : 26.506.195 Có TK 214 : 26.506.195 Trong kỳ phát sinh các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài: Nợ TK 6417 : 12.791.642 Có TK 111 : 12.791.642 Xem Sổ cái tài khoản 641 (Biểu 8-Phụ lục trang 16) 6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Là toàn bộ chi phí phục vụ cho quá trình quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính…được thực hiện trên Bảng kê số 5-TK 642 ( Biểu 15-Phụ lục trang 23), chi tiết theo từng tài khoản cấp 2 và căn cứ vào bảng thanh toán lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý doanh nghiệp và các chứng từ khác có liên quan Sơ đồ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp ( Sơ đồ 8-Phụ lục trang 7) Tính tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiêp: Nợ TK 6421 : 117.820.000 Có TK 334 : 117.820.000 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý doanh nghiệp Nợ TK 6421 : 22.385.800 Có TK 3382 : 2.356.400 Có TK 3383 : 17.673.000 Có TK 3384 : 2.356.400 Trích khấu hao TSCĐ phục vụ quản lý: Nợ TK 6424 : 39.065.700 Có TK 214 : 39.065.700 Trong kỳ phát sinh các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ quản lý: Nợ TK 6427 : 15.121.500 Có TK 111 : 15.121.500 Xem Sổ cái tài khoản 642 ( Biểu 9-Phụ lục trang 17) 7. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ Kết quả tiêu thụ là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời gian nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Công thức tính: Kết quả tiêu thụ thành phẩm Doanh thu thuần về bán thành phẩm Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp = - - - Sơ đồ kế toán xác định kết quả tiêu thụ ( Sơ đồ 9-Phụ lục trang 8) Kế toán sử dụng TK 911. Cuối kỳ, sau khi đã xác định số liệu của các TK 511, 632, 641, 642 kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển Doanh thu thuần: 1.974.202.460-12.755.000=1.961.447.460 Cuối quý kết chuyển doanh thu thuần sang TK xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 511 : 1.961.447.460 Có TK 911 : 1.961.447.460 Kết chuyển trị giá vốn hàng xuất bán sang TK xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 911 : 1.521.217.750 Có TK 632 : 1.521.217.750 Thu nhập gộp : 1.961.447.460-1.521.217.750 =440.229.710 Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 911 : 361.034.727 Có TK 641 : 167.862.837 Có TK 642 : 193.171.890 Thu nhập thuần : 440.229.710 -361.034.727 = 79.194.983 Kết chuyển lãi Nợ TK 911 : 79.194.983 Có TK 421 : 79.194.983 Xem Sổ cái tài khoản 911 ( Biểu 10-Phụ lục trang 18) Chương III: ưu nhược điểm và một số giảI pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần mỹ thuật và vật phẩm văn hoá hà nội I/ Đánh giá chung 1. Những điểm mạnh Công tác kế toán ngày càng được củng cố hoàn thiện, trở thành công cụ đắc lực giúp ban lãnh đạo theo dõi, giám sát và đánh giá tài chính, quản lý hoạt động kinh doanh. Hệ thống tổ chức bộ máy kế toán, chứng từ, sổ sách thực hiện theo đúng chế độ kế toán ban hành của Bộ tài chính. Ngoài ra đơn vị còn lập thêm một số chứng từ khác để phục vụ cho việc hạch toán rõ ràng và chính xác và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh đặc thù của công ty. Ban lãnh đạo rất tâm huyết với việc đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao nên đầu vào ngày một chất lượng hơn. Hiện nay các cán bộ trong phòng Tài chính-Kế toán đều có trình độ đại học. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên thường xuyên được tổ chức giúp đội ngũ cán bộ kế toán có năng lực chuyên môn vững vàng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công tác quản lý. 2. Hạn chế và tồn tại Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm Hiện nay khi công ty xuất kho để đem đi chào hàng, quảng cáo, kế toán căn cứ vào trị giá vốn hàng xuất sổ ghi như sau: Nợ TK 641 : 12.540.000 Có TK 155 : 12.540.000 Việc này phản ánh không chính xác, thực chất nghiệp vụ xuất kho để chào hàng, quảng cáo phải được coi là tiêu thụ Về thời gian lập sổ kế toán Hiện nay, một số Sổ chi tiết, Bảng kê được kế toán lập sau mỗi quý.Với tình hình nhập xuất thành phẩm thường xuyên biến động thì lập sổ theo quý chưa thể cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo Về hình thức ghi sổ kế toán Hình thức sổ Nhật ký chứng không còn phù hợp, công việc của kế toán lại phức tạp không thuận tiện cho việc đưa tin học vào, gây kho khăn cho công tác kế toán Về trích lập dự phòng Công ty chưa sử dụng các tài khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và giảm giá hàng tồn kho. Vì vậy mà doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi có tình huống bất thường xảy ra Chưa áp dụng kế toán máy II/ Một số giảI pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm Trường hợp xuất thành phẩm để chào hàng, quảng cáo, kế toán coi như nghiệp vụ tiêu thụ. Kế toán không dùng phiếu xuất kho mà viết Hoá đơn GTGT, sau đó ghi sổ kế toán như sau: Nợ TK 641 Có TK 511 Có TK 33311 Đồng thời kế toán ghi trị giá vốn thành phẩm xuất kho: Nợ TK 632 Có TK 155 Về thời gian lập sổ kế toán Công ty nên theo dõi theo tháng với các thẻ chi tiết, sổ chi tiết thanh toán cho người mua, sổ doanh thu bán hàng, thẻ kho, báo cáo thành phẩm… Về hình thức ghi sổ Nên chuyển đổi sang hình thức Nhật ký chung Về trích lập dự phòng Nên trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho áp dụng kế toán máy: tiến đến áp dụng kế toán máy và các phần mềm hiện đại để hỗ trợ cho công việc của kế toán. Lời mở đầu Trước vòng quay của sự phát triển kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ là vấn đề sống còn, là nhịp cầu nối liền sản xuất với tiêu dùng. Chính vì vậy mỗi doanh nhân đều phải đặt bút tính toán thật kỹ xem cần sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Kinh doanh như thế nào để đáp ứng được nhu cầu thị trường?... Để hoạt động tiêu thụ đạt kết quả cao đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống đồng bộ kết hợp với chế độ kế toán phù hợp. Kế toán không chỉ có nhiệm vụ hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời nghiệp vụ mà còn là công cụ đắc lực hỗ trợ lãnh đạo quyết định các phương án kinh doanh phù hợp, đúng đắn. Trong thời gian đi sâu tìm hiểu thực tế tại công ty Cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hoá Hà Nội, nhận thấy tầm quan trọng của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, cùng kiến thức đã học ở trường với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn và cô chú trong phòng Tài chính-Kế toán, em đã hoàn thành bài báo cáo này dựa trên sự đi sâu, tìm hiểu tổng hợp tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh và đặc biệt là về lĩnh vực kế toán. Em đã mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu để tài : ”Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hoá Hà Nội” để làm đề tài thực tập của mình. Báo cáo của em được cấu thành từ ba chương Chương 1: Khái quát chung về công ty Cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hoá Hà Nội Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hoá Hà Nội Chương 3: Ưu - nhược điểm và một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hoá Hà Nội kết luận Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và hoà vào môi trường kinh tế quốc tế mà giờ đây là chiến trường khốc kiệt nhất cho doanh nhân. Vì vậy mà cũng đặt ra các đòi hỏi cao hơn đối với doanh nghiệp trong công tác quản lý kinh tế và đặc biệt trong lĩnh vực tài chính-kế toán . Qua thời gian thực tập tại đơn vị, em đã được biết về quá trình hình thành và phát triển từ những ngày đầu thành lập, cùng với đó là thực trạng kết quả kinh doanh và công tác kế toán. Từ đó, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến với hy vọng góp phần hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ của công ty Cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hoá Hà Nội. Mặc dù em đã tận dụng mọi thời gian và điều kiện để thực tập tại công ty. Song do kiến thức tích lũy của em còn hạn chế, thời gian thực tập lại không nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy giáo hướng dẫn và các cô chú trong phòng Tài chính-Kế toán để em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập đồng thời chuẩn bị cho việc viết và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Kinh Oanh đã truyền đạt kiến thức, tận tình hướng dẫn và cô chú trong phòng Tài vụ của Công ty đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn ! Mục lục Mở đầu Chương I: KháI quát chung về công ty Cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hoá Hà Nội 1 I/ Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển 1 1. Một số nét chung 1 2. Các giai đoạn phát triển 1 3. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh 2 II/ Chức năng, nhiêm vụ và quyền hạn 2 1. Chức năng 2 2. Nhiệm vụ 3 3. Quyền hạn 3 III/ Tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 3 IV/ Tổ chức công tác kế toán 4 1. Đặc điểm, phương thức và mô hình tổ chức 4 2. Công tác kế toán 4 Chương II:Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm & xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hoá Hà Nội 6 I/ Đặc điểm, phương thức và việc quản lý tiêu thụ thành phẩm 6 1.Đặc điểm tiêu thụ 6 2. Phương thức tiêu thụ 6 3. Quản lý tiêu thụ 6 II/ Nội dung công tác kế toán tại công ty 7 1. Chứng từ, sổ sách và tàI khoản sử dụng 7 2. Kế toán doanh thu bán hàng 8 2.1. Phương thức tiêu thụ trực tiếp 8 2.2. Phương thức tiêu thụ theo đại lý 8 3. Kế toán giá các khoản giảm trừ doanh thu 9 3.1. Giảm giá hàng bán 9 3.2. Hàng bán bị trả lại 9 4. Kế toán giá vốn hàng bán 10 4.1. Phương pháp tính giá vốn hàng bán 10 4.2. Đối với thành phẩm xuất kho bán trực tiếp 11 4.3. Đối với thành phẩm gửi bán đại lý 11 5. Kế toán chi phí bán hàng 11 6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 12 7. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ .12 Chương III: Ưu –nhược điểm và một số giảI pháp nhằm hoàn thiện c kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hoá Hà Nội 14 I/ Đánh giá chung 14 1. Những điểm manh .14 2. Hạn chế và tồn tại 14 II/ Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ 15 Kết luận hụ lục Sơ đồ: Bộ máy tổ chức 1 Bộ máy kế toán 2 Trình tự luân chuyển chứng từ 2 Kế toán tiêu thụ theo p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35941.DOC
Tài liệu liên quan