Chuyên đề Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế

LỜI CĂM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ CỦA NƯỚC MÔNG CỔ

1.1 Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Mông Cổ trong giai đoạn từ năm 1986-1990

1.2 Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Mông Cổ trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay

1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1990-1996

 1.2.1.1 Tỷ lệ lạm phát

1.2.1.2 Tỷ giá hối đoái

1.2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 1996 đến nay

1.2.3 Cơ cấu kinh tế Mông Cổ

1.2.3.1 Xét theo tỷ trọng trong GDP nền kinh tế Mông Cổ

1.2.3.2 Xét theo tình hình tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của các ngành nền kinh tế Mông Cổ

1.2.4 Định hướng phát triển nền kinh tế Mông Cổ

1.3 Tình hình thu hút và sử dụng Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Mông Cổ

1.3.1 Vai trò của đầu tư nước ngoài trong việc phát triển kinh tế đất nước Mông Cổ

1.3.2 Tình hình dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI lưu chuyển toàn thế giới trong những năm gần đây

1.3.3 Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Mông Cổ từ năm

 

doc153 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phương trong thời gian qua, là các hoạt động ngoại giao cấp cao và hàng loạt các văn kiện quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ truyền thống đã được ký kết. Trên cơ sở đó, năm 1991, Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam được ký kết Hiệp định mới về hợp tác trên lĩnh vực thương mại và khâu thanh toán. Như vậy, từ năm 1991 Mông Cổ và Việt Nam đã thống nhất quyết định việc buôn bán giữa hai nước được thực hiện trên cơ sở giá cả thế giới và bằng ngoại tệ có thể chuyển đổi thay cho những nguyên tắc hợp tác trước kia. Tuy Hiệp định Thương mại đã được ký, nhưng trong mấy năm qua quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước vẫn chưa có được chú trọng những bước tiến mới. Nhưng cũng cần thấy rằng qua việc ký kết hiệp định, Mông Cổ đã bày tỏ lòng mong muốn trong bước khôi phục và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam. Đầu năm 1993, trong chuyến thăm Việt Nam của đoàn đại diện Bộ Ngoại giao Mông Cổ do trưởng ban Châu á - Phi ông Hurelbaatar dẫn đầu và đoàn đại diện Hội Hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam do Chủ tịch Hội hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam ông Adya dẫn đầu, hai bên Mông Cổ và Việt Nam đều khẳng định cần phải có những biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai nước, đặc biệt là quan hệ kinh tế - thương mại; hai phía đều trao đổi ý kiến về khả năng chia sẻ những kinh nghiệm của hai nước trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Trong chuyến thăm này, Chính phủ nước Việt Nam đã quyết định trợ cấp 1000 tấn gạo cho nhân dân Mông Cổ. Nhưng vì lý do phí vân tải đất và do mùa đông lạnh rét năm 1993 gây thêm những khó khăn khó vượt qua nổi đối với nhân dân Mông Cổ tại nông thôn, Chính phủ nước Việt Nam đã quyết định trợ cấp tiền với trị giá 200 nghìn đô la Mỹ thay cho 1000 tấn gạo. Ngoài ra còn trên cơ sở sự đề nghị từ phía Mông Cổ, Chính phủ Việt Nam đã ký được Hiệp định về việc xử lý nợ giữa CHXHCN Việt Nam và nước Mông Cổ. Theo tinh thần của Hiệp định số nợ với trị giá 400 triệu rúp đã được huỷ bỏ. Như vậy, với những nỗ lực của cả hai phía đã có cơ sở để khẳng định rằng trong thời gian tới quan hệ Việt Nam - Mông Cổ sẽ phát triển mở rộng. c. Giai đoạn từ 1994 đến nay. Có thể khái quát nét đặc trưng cơ bản nhất của giai đoạn này, đó là sự thừa nhận tính cấp thiết và những nỗ lực theo hướng đưa quan hệ Mông Cổ - Việt Nam lên tầm chiến lược lâu dài và ổn định. Trước những diễn biến của tình hình mới và của bối cảnh quốc tế ở vào nửa cuối thập niên 90, hai nước đều đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ hai bên lên một giai đoạn mới, một giai đoạn quan hệ cao hơn về chất. Cơ sở vững chắc để khôi phục và tiếp tục phát triển quan hệ Mông Cổ và Việt Nam là tình hữu nghị truyền thống gắn bó nhân dân hai nước qua nhiều thập kỷ, sự tương đồng về lợi ích và mục tiêu phát triển, sự gần gũi và trùng hợp quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế cơ bản. Những năm tới, hai bên có nhiều cuộc tiếp xúc làm việc ở các cấp khác nhau, theo đó tạo cơ sở pháp lý mới để phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam. Được thúc đẩy bởi những cơ sở pháp lý mới và bầu không khí hữu nghị hiểu biết lẫn nhau, hợp tác Mông Cổ - Việt Nam bắt đầu khởi tiến bằng nhiều bước đi tích cực và thực tế hơn trong giai đoạn từ năm 1994 đến nay. Sự kiện mang ý nghĩa cột mốc đánh dấu một giai đoạn 1994-2005 trong quan hệ Mông Cổ -Việt Nam là chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mông Cổ P.ochirbat tháng 3-1994 với việc ký kết "Tuyên bố chung hợp tác Mông Cổ - Việt Nam". Bản tuyên bố hợp tác Mông Cổ - Việt Nam tạo ra nền tảng pháp lý mới và những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động đối ngoại của mỗi nước với nhau và có ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ đối với triển vọng quan hệ hai nước. Chuyến thăm này đã đánh dấu một bước khôi phục lại mối quan hệ hợp tác, trao đổi thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam sau một thời gian dài bị gián đoạn. Tháng 5-1995, trong chuyến thăm chính thức Mông Cổ của Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm Nghị định thư sửa đổi hợp đồng hợp tác hiệp định mới về hợp tác hữu nghị giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam đã được ký kết. Trong chuyến thăm lần này có nhiều cuộc tiếp xúc ở cấp khác nhau giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam. Trong cuộc đàm phán, các lãnh đạo Bộ ngoại giao hai nước Mông Cổ và Việt Nam nhất trí tăng cuờng hơn nữa quan hệ hợp tác và đều khẳng định nhu cầu ký kết Hiệp định mới quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhân dân hai nước trong điều kiện mới. Trong chuyến thăm này, lãnh đạo hai Nhà nước cũng đã khẳng định có những khả năng tăng cường mạnh mẽ quan hệ hợp tác nhiều mặt cùng có lợi, nhất là các lĩnh vực thương mại, đầu tư, văn hoá và khoa học công nghệ. Có những khả năng thực tế tăng đáng kể khối lượng kim ngạch thương mại giữa hai nước và đồng thời nhấn mạnh những phương hướng đẩy mạnh quan hệ hợp tác Mông Cổ - Việt Nam, tương xứng với tiềm năng phong phú của hai bên và đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước. Năm 1997, đoàn đại biểu Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam do phó Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam ông Đăng Quân Thuỷ chỉ đạo thăm Mông Cổ để khôi phục lại quan hệ truyền thống hợp tác trực tiếp các cơ quan hành pháp hai nước Mông Cổ và Việt Nam. Uỷ ban Mông Cổ - Việt Nam của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam do đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ông Lê Minh Tạo làm trưởng ban đã được thành lập và đi vào hoạt động . Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ R.Gonchigdorj sang Việt Nam tháng 11-1998, tiếp theo chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải từ phía Việt Nam ngày 2-10-1999 đã có ý nghĩa quan trọng cho sự củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam. Trong chuyến thăm này hai bên đã thoả thuận và ký kết biên bản về quan hệ hợp tác giữa Quốc hội và giữa Uỷ ban hành chính Quốc hội hai nước Mông Cổ - Việt Nam. Cơ hội hợp tác giữa Mông cổ và Việt Nam hiện nay khá đa dạng. Trong chuyến thăm thủ đô Hà Nội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam của Thị trưởng thủ đô Ulaanbaatar nước Mông Cổ ông Narantratsralt năm 1998, hai bên đã đạt được thoả thuận về các biện pháp phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác giữa thủ đô hai nước Mông Cổ và Việt Nam. Trên cơ sở đó, hai Thủ đô đã ký Kế hoạch hợp tác. Kế hoạch này cần được thực thi một cách tích cực. Theo đó, hai bên có thể triển khai một số dự án cụ thể, thiết thực như mở nhà hàng, lập Trung tâm Văn hoá - thương mại, lập liên doanh sản xuất, chế biến, tiêu thụ thực phẩm v.v ở Thủ đô mỗi nước. Các chuyến thăm tiếp theo như chuyến thăm Việt Nam của đoàn đại diện báo "Tin tức Chính phủ" nước Mông Cổ tháng 10 năm 1997, và chuyến thăm đoàn đại diện Hội hữu nghị Mông Cổ -Việt Nam năm 1996, đều đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển, và đã tạo sự tin tưởng trong quan hệ để tiến đến sự hợp tác trong tương lai. Chuyến thăm Mông Cổ của đoàn đại diện báo "Nhân dân”, đã gặp gỡ với lãnh đạo các báo "Tin tức Chính phủ" và với báo "Sự thật" mà báo “Nhân dân” đã có quan hệ truyền thống lâu dài và bền vững. Tiếp theo, chuyến thăm Mông Cổ của đoàn đại diện Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ tháng 8 năm 1998. Trong đoàn đã có mặt những đại diện các công ty Việt Nam nhiều lĩnh vực khác nhau, các doanh nghiệp Việt Nam đã có cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp Mông Cổ của hơn 40 công ty và các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt quan tâm và đánh giá cao tiềm năng của thị trường Mông Cổ và họ mong muốn tìm kiếm các cơ hội kinh doanh và đầu tư ở đây, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước, nhất là hợp tác trên lĩnh vực kinh tế cần được ưu tiên phát triển hơn nữa. Như vậy, chuyến thăm lần này đã tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Mông Cổ và Việt Nam có dịp gặp gỡ, trao đổi về công cuộc làm ăn. Sự kiện có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quan hệ Mông Cổ - Việt Nam thời kỳ này là chuyến thăm chính thức Mông Cổ của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đức Lương tháng 4- 2000. Chuyến thăm này mở ra một bước phát triển mới trong quan hệ hai nước trong những năm đầu của thế kỷ thứ XXI. Đặc biệt đáng chú ý là trong chuyến thăm này Hiệp định quan hệ hợp tác hữu nghị đã được hai nước ký ngày 17-4-2000 giữa CHXHCN Việt Nam và Mông Cổ. Chính phủ Mông Cổ đã khẳng định rằng, một nhiệm vụ quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mông Cổ ở Châu á - Thái Bình Dương là củng cố tình hữu nghị truyền thống và phối hợp hành động toàn diện với Việt Nam, coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở khu vực ASEAN. Trong chuyến thăm Mông Cổ của Chủ tịch Trần Đức Lương đã có 30 doanh nghiệp Việt Nam sang tìm hiểu thị trường Mông Cổ và khảo sát mậu dịch và đầu tư. Nhiều công ty Việt Nam trong đoàn doanh nhân lần này tỏ ý định muốn liên doanh với đối tác Mông Cổ trong lĩnh vực sản xuất nhựa cao cấp, sứ vệ sinh, hàng thuỷ sản và trao đổi về khả năng hợp tác liên doanh sản xuất hàng may mặc, du lịch. Gần đây nhất là các chuyến thăm Mông Cổ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (1-2003) và Thủ tướng Phan Văn Khải (5-2004) và các chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Mông Cổ En-khơ-bay-a (10-2002), Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ S.Tumur Ochir(1-2004) và Tổng thống Mông Cổ N.Bagabandi (1-2005). Chỉ trong vòng 15 năm qua, hai nước đã ký Hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, văn hoá, giáo dục, giao thông vận tải Những hiệp định, thoả thuận đã được ký giữa Mông Cổ và Việt Nam là cơ sở quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên tăng cường hợp tác. Hai nước Mông Cổ và Việt Nam cần lựa chọn những lĩnh vực có nhiều tiềm năng, thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp vốn có của hai nước. Bang 2.1 Các hiệp định hợp tác đã ký giữa Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam Các hiệp định hợp tác Tháng năm Hiệp định mới về hợp tác trên lĩnh vực thương mại và khâu thanh toán 3-1991 Hiệp định về việc xử lý nợ giữa CHXHCN Việt Nam và nước Mông Cổ 1-1993 Tuyên bố chung hợp tác Mông Cổ – Việt Nam 3-1994 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa hai Chính phủ Mông Cổ – Việt Nam 5-1995 Kế hoạch hợp tác giữa thủ đô hai nước Mông Cổ và Việt Nam 11-1998 Hiệp định Thương mại (Chính phủ hai nước đã ký Hiệp định Thương mại năm 1991, 1999 trong đó hai nước giành cho nhau quy chế “Tối huệ quốc”.) 12-1999 Hiệp định hợp tác giữa Đài truyền hình quốc gia Mông Cổ và Đài phát thanh và truyền hình Trung Ương Việt Nam 12-1999 Hiệp định về điều kiện đi lại của công dân hai nước 12-1999 Hiệp định về Hàng không 12-1999 Hiệp định về miễn thị thực giữa Mông Cổ và Việt Nam 1-2000 Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác mới 4-2000 Hiệp định về khuyên khích và bảo hộ đầu tư 4-2000 Nghị định thư hợp tác giữa Phòng thương mại và công nghiệp hai nước Mông Cổ và Việt Nam 4-2000 Hiệp định trong lĩnh vực văn hoá - giáo dục giữa hai Chính phủ Mông Cổ – Việt Nam 7-2001 Hiệp định hợp tác về bảo vệ và kiểm dịch thực vật 10-2001 Hiệp định vận chuyển hàng hoá theo đường sắt liên vận qua Trung Quốc giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam 2-2002 Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác mới (Chính phủ hai nước đã 3 lần ký Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác (1961, 1979, 2000) 5-2002 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam 5-2002 Hiệp định hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực Hải quan 10-2002 Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực Y tế và y học 10-2002 Nghị định thư về hợp tác giữa Văn phòng Quốc hội hai nước Mông Cổ và Việt Nam 1-2003 Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực đường sắt 5-2004 Hiệp định hai Chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ 5-2004 Hiệp định hợp tác về Du lịch 1-2005 Bản ghi nhớ về hợp tác kinh doanh hai nước giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Gô-lom-tơ của Mông Cổ 1-2005 Thoả thuận hợp tác giữa hai cơ quan Tổng Kiểm toán quốc gia Mông Cổ và Kiểm toán Nhà nước Việt Nam 3-2006 Nguồn: Bộ Ngoại giao Mông Cổ, Vụ châu á 2.1.1.4 Sự cần thiết phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Mông Cổ – Việt Nam Phát triển các mối quan hệ song phương về mọi mặt giữa hai nước nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng mang lại những lợi ích lớn lao cho cả hai phía. Song, cần tăng cường hơn nữa, nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thể mạnh để phát huy hết tiềm năng của hai nước. a. Về phía Mông Cổ Về chính trị, Việt Nam là một quốc gia rất ổn định lâu dài, đã từ lâu không xảy ra các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, về phe phái chính trị. Những yếu tố trên có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo sự yên tâm cho các nhà đầu tư các nước vào Việt Nam, trong đó có các doanh nhân Mông Cổ. Theo khảo sát gần đây của Tổ chức tư vấn rủi ro kinh tế chính trị (PERC) với giới kinh doanh (thang điểm từ 1 đến 10 – rủi ro từ mức thấp nhất đến mức cao nhất) thì Việt Nam được xếp vào số những nước ít có khả năng chịu rủi ro từ bên ngoài nhất châu á với số điểm 3,44. Về kinh tế, Việt Nam với nền kinh tế thị trường tiềm năng với hơn 80 triệu dân với sức mua ngày càng được nâng cao sẽ là điều kiện thuận lợi để Mông Cổ tăng cường xuất khẩu hàng hoá của mình, phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa, có nhiều tiềm năng chưa được khai thác, sức lao động, trí tuệ, đất đai dồi dào, tiền công lao động thấp, tài nguyên thiên nhiên phong phú là những lợi thế của Việt Nam mà Mông Cổ có thể khai thác, các doanh nghiệp Mông Cổ có thể yên tâm làm ăn lâu dài. Năm 2001, Việt Nam được xếp là thị trường đầu tư an toàn nhất ở khu vực châu á - Thái Bình Dương. Việt Nam đứng thứ 13 trong số hơn 220 quốc gia trên thế giới, thứ 2 trong khu vực Đông Nam á. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 52,7% và có xu hướng tăng lên. Đây là một lợi thế lớn của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó chi phí nhân công (lương) của Viẹt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mông Cổ coi Việt Nam là một đối tác, một thị trưòng quan trọng ở khu vực Đông Nam á. Duy trì và phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam, Mông Cổ không những thu được lợi ích từ bản thân mối quan hệ này mà còn thu được nhiều lợi ích khác nhờ phát riển các mối quan hệ với các nước ASEAN thông qua Việt Nam. Khu vực châu á - Thái Bình Dương đang phát triển nhanh chóng, có nền kinh tế, chính trị ổn định và nếu quan hệ khu vực này có thể Mông Cổ sẽ giải quyết được một số ván đề về kinh tế, đặc biệt là thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại khu vực Đông Nam á, hơn nữa phát triển quan hệ kinh tế thương mại với các nước ASEAN sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Mông Cổ tăng thêm vai trò kinh tế của mình trong quá trình hoà nhập vào khu vực Châu á – Thái Bình Dương. Vì thế trong thời gian tới, Mông Cổ sẽ chú trọng phát triển kinh tế đối ngoại với các nước thuộc khu vực này, Mông Cổ đặc biệt là chú trọng tới Việt Nam do nước Việt Nam có một ý nghĩa đặc thù đối với lợi ích của Mông Cổ. Hệ thống pháp luật kinh tế, các cơ chế chính sách đang được từng bước đồng bộ hoá nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh đã thực sự có sức hấp dẫn các nhà đầu tư Mông Cổ. Chính phủ Việt Nam bước đầu đã tạo dựng được một hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được ban hành năm 1987. Bộ luật này đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới bởi nghị định 12 năm 1996 và nghị định 10 năm 1997, luật sửa đổi bổ sung năm 2000. Quan hệ kinh tế đối ngoại được tăng cường nhằm mở rộng thị trường ngoài nước, thu hút nguồn lực bên ngoài theo phương châm: Việt Nam sãn sàng là bạn của tất cả các nước, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Trên thực tế, các nước bè bạn quốc tế luôn coi Việt Nam là một nhân tố của hoà bình, ổn định, là một đối tác giàu tiềm năng và đáng tin cậy. Việt Nam có những buớc đi vững chắc nhằm hoà nhập vào “sân chơi chung” của quan hệ kinh tế quốc tế đương đại. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 167 nước trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới; có quan hệ thương mại với 150 nước và vùng lãnh thổ; ký 90 hiệp định thương mại song phương, trong đó có Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Đã tham gia Hịêp hội quốc gia Đông Nam á, đã tiến một bước dài trong việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua gia nhập AFTA, APEC và đang trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO. Cũng đã thiết lập quan hệ tín dụng với các tổ chức tài chính- tiền tệ quốc tế, tranh thủ được số lượng đáng kể vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng phát triển châu á (ADB). Tính đến 6-2004, có 4,575 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép và còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký hơn 43 tỷ USD. Năm 2005, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 17,1% tông số vốn đầu tư xã hội, 23% kim ngạch xuất khẩu, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút hơn nửa triệu lao động. b. Về phía Việt Nam Từ vài năm trở lại đây, nền kinh tế Mông Cổ đã phục hồi và đang trên đà phát triển, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, lạm phát cao bị đẩy lùi, nợ nước ngoài giảm, tình hình chính trị xã hội đang ổn định dần, là một thị trường với nhiều cơ hội mới cho đối tác nước ngoài trên nhiều lĩnh vực. Mông Cổ là một thị trường Việt Nam có mối quan hệ gắn bó về chính trị, kinh tế và văn hoá từ lâu, đã có những hiểu biết về nhu cầu và những phong tục, tập quán tiêu dùng của nhau, về khả năng cung ứng hàng hoá phù hợp, về các bạn hàng và phương thức thanh toán Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nên việc đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để bổ sung tổng vốn đầu tư phát triển là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng và là một trong những động lực cơ bản giúp Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Do đó, đối với Việt Nam, mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với Mông Cổ trong nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư từ Mông Cổ vào Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về kinh tế chính trị mà còn nhu cầu bức thiết đáp ứng những lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của hai nước. Vì vậy, các doanh nghiệp của hai nước tiếp cận và thâm nhập vào thị trường nhau sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với một số thị trường mới khác. Mông Cổ là nước có nền kinh tế chuyển đổi, đang từng bước mở cửa thị trường, nên có nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư cho các đối tác nước ngoài. Các qui định và rào cản đối với hàng nhập khẩu không nghiêm ngặt như ở thị trường các nước trong khu vực khác. Khôi phục và phát triển mối quan hệ thương mại với Mông Cổ theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi Việt Nam sẽ đảm bảo được sự thăng bằng trong quan hệ thương mại giữa khu vực thuộc hệ thống các nước XHCN trước đây và khu vực các nước mới quan hệ hiện nay. Ngoài ra, Mông Cổ là thị trường ít nhiều đã phần nào quen dùng sản phẩm của Việt Nam sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế, từ đó góp phần phát triển nền kinh tế trong nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Do đặc thù của vị trí địa lý, Mông Cổ thuộc vùng khí hậu ôn đời, mùa đông kéo dài và giá lạnh, vì thế ở Mông Cổ trong một năm chỉ tiến hành một vụ hè thu trồng trọt. Mặc dù đất đai mầu mỡ, nhưng năng suất trồng trọt ở Mông Cổ không cao, đôi khi xảy ra mất mùa do bão tuyết hoặc mùa đông kéo dài, dẫn đến sản lượng lương thực – thực phẩm bị thiếu hụt, để cung cấp đủ nhu cầu trong nước buộc Mông Cổ phải nhập khẩu. Trong đó, về lương thực nhập khẩu chủ yếu là lúa mỳ, bột mì, gạo, mỳ ăn liền, đường. Theo thống kê của Mông Cổ, năm 2002 Mông Cổ đã nhập khẩu khoảng 26 nghìn tấn đường, khoảng 34 nghìn tấn gạo [10]. Đối với Mông Cổ nhập khẩu nông sản Việt Nam có nhiều thuận lợi và rẻ hơn do các nước Đông Bắc á gần kề (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan) ít có tiềm năng về xuất khẩu nông sản. Đó là các nước công nghiệp mới ít quan tâm đến phát triển nông nghịêp. Do đó, đối với Việt Nam, tăng cường quan hệ buôn bán với Mông Cổ là sự lựa chọn hợp lý, là một lối ra cho ngành xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới không chỉ đối với những mặt hàng truyền thống mà còn đối với nhiều mặt hàng tiềm năng khác. Có nhiêu doanh nhân Việt Nam đã và đang kinh doanh thành công ở các thành phố và hầu khắp nước Mông Cổ. Trong đó, nhiều người Việt Nam đã được đào tạo đại học, học nghề, vì vậy họ vừa có tình cảm gắn bó với đất nước và con người Mông Cổ, vừa rất hiểu thị trường ở đây với những luật lệ, các quy định, định chế, tập quán, thói quen tiêu dùng, hệ thống kênh phân phối bán buôn, bán lẻ, cách thức phân phối hàng một cách có hiệu quả cũng như việc thanh toán, dự báo được các rủi ro có thể xảy ra, thậm chí họ còn hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh từ các nước khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Mông Cổ chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu thông qua các công ty vừa và nhỏ. Hiện nay, Mông Cổ và Việt Nam là hai nước đang phát triển. Hai nước Mông Cổ và Việt Nam đã mở rộng hoạt động đổi mới, cải cách một cách tích cực phát triển hợp tác đa lĩnh vực với các nước trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương và góp phần vào việc thúc đẩy hoà bình, ổn định ở khu vực trên cơ sở tôn trọng công lý và quy tắc luật pháp về quan hệ giữa các nước trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương nói riêng và toàn thế giới nói chung. Mối quan hệ hữu nghị, tôn trọng và truyền thống lâu dài giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam đã trải qua những khó khăn trong thời kỳ đổi mới và đây là một chứng nhận mạnh mẽ và rõ rệt của quan hệ hữu nghị vững chắc giữa hai nước. Mông Cổ luôn giữ vững lập trường trước sau như một đoàn kết ủng hộ sự nghiệp cách mạng của dân tộc, các quốc gia trên thế giới nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng. Như vậy, quan hệ hai nước Mông Cổ - Việt Nam có bề dày lịch sử, có truyền thống tốt đẹp, đã thu được những thành tựu to lớn trong hơn bốn thập kỷ quan hệ ngoại giao vừa qua, đặc biệt trong 15 năm gần đây mối quan hệ giữa hai nước có đầy đủ cơ sở và những điều kiện thuận lợi để ngày càng được củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống và mối quan hệ hợp tác nhiều mặt vì lợi ích của nhân dân hai nước. Nhân dân Mông Cổ luôn giữ gìn và quí trọng quan hệ hữu nghị với nhân dân Việt Nam anh hùng. 2.2. Đặc điểm quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư song phương 2.2.1 Về hợp tác trong lĩnh vực thương mại 2.2.1.1 Giai đoạn 1991-1998 Quan hệ thương mại Mông Cổ - Việt Nam mang đậm tính hữu nghị và giúp đỡ của Mông Cổ đối với Việt Nam, với phương thức trao đổi hàng hóa qua các nghị định thư và các hiệp định được ký kết giữa hai nước, mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu chưa xuất phát từ nhu cầu của thị trường, chưa lấy thị trường là mục tiêu, nhưng hoạt động trao đổi hàng hoá giũa hai nước cũng đã phản ánh lợi thế so sánh của hai nước thông qua hoạt động ngoại thương. Có thể khẳng định rằng, từ khi Mông Cổ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ kinh tế – thương mại với nhau đến trước năm 1991, quan hệ thương mại hai nước không ngừng phát triển, có ảnh hưởng tích cực và vô cùng quan trọng đến nền kinh tế của Việt Nam. Trên cơ sở quan hệ thương mại chủ yếu một chiều từ Mông Cổ sang Việt Nam, đã giúp cho Việt Nam xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam và phục vụ cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam. Hàng xuất khẩu của Mông Cổ từ những năm trước 90 gồm: xe KAMAZ, bột xương, gỗ thông, lông cừu, da và các sản phẩm da, nhưng hiện nay xuất không đáng kể [44]. Trên thực tế, ngoại thương giữa hai nước bị đình trệ trong suốt một thập niên, mặc dù số thương vụ tăng trong vài năm (từ 1994-1998) nhưng không làm thay đổi tình trạng tổng quát. Từ năm 1991, quan hệ thương mại giũa hai nước bước sang một thời kỳ mới với phương thức hoạt động mới, lấy thị trưòng làm mục tiêu, trong đó các doanh nghiệp chiếm vị thế trung tâm. Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam đã quyết định việc buôn bán giũa hai nước được thực hiện trên cơ sở giá cả thế giới và bằng ngoại tệ chuyển đổi thay cho những nguyên tắc trước đây. Do những khó khăn ban đầu trong cải cách kinh tế của Mông Cổ trong các năm 1989-1994, do hoàn cảnh chính trị – kinh tế của mỗi nước mà quan hệ thương maị hai nước tạm thời bị thu hẹp, chỉ sau đó ít lâu Mông Cổ đã chủ động nối lại và có những hoạt động tích cực nhằm thúc đẩy quạn hệ hợp tác Mông Cổ – Việt Nam trên một cơ sở mới. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn và khủng hoảng, nhưng từ những năm đầu thập kỷ 90, quan hệ thương mại Mông Cổ – Việt Nam đã dần từng bước phục hồi, tuy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương của mỗi nước, vào năm 1998 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Mông Cổ và Việt Nam đạt mức cao nhát, kết quả đạt được như vậy chủ yếu do nền kinh tế hai nước Mông Cổ và Việt Nam đã tương đối ổn định, môi trường kinh doanh có được cải thiện (năm 1994, chiếm xấp xỉ 0.1% trong tổng kim ngạch ngoại thương của Mông Cổ, năm 1995 chiếm 0.2%, năm 1996, 1997, 1998 chiếm 0.3% trong tổng kim ngạch ngoại thương Mông Cổ). Bảng 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam Đơn vị: nghìn USD Năm Tổng kim ngạch XNK Xuất khẩu Nhập khẩu 1991 6,7 - 6,7 1992 - - - 1993 - - - 1994 131,5 - 131,5 1995 253,1 1,5 251,6 1996 676,3 - 676,3 1997 2685,0 37,1 2647,9 1998 3014,6 - 3014,6 1999 1716,6 3,9 1712,7 2000 1550,9 1,5 1549,4 Nguồn: Tổng Cục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT623.doc
Tài liệu liên quan