* Thiết kế tiến trình dạy học
Bài học được thiết kế thành 5 hoạt động theo tiến trình của phương pháp dạy học tích cực.
Hoạt động 1. Khởi động
- Lớp chia thành 4 nhóm
- GV chuẩn bị một số mô hình và vật thật về máy điện yêu cầu học sinh quan sát và cho biết tên gọi và yêu cầu HS mô tả về cấu tạo và hoạt động của chúng. Các nhóm trả lời vào bảng phụ và treo lên bảng.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận từng nhóm
Vậy để hiểu sâu hơn về các loại máy điện chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài 25.
MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA. MÁY BIẾN ÁP BA PHA
Nhóm 1, 3 : Tìm hiểu về máy điện xoay chiều 3 pha.
Nhóm 2,4: Tìm hiểu về MBA 3 pha.
GV yêu cầu các nhóm thảo luận và viết vào bảng phụ, sau đó từng nhóm cử đại diện lên bảng trình bày, các nhóm khác nghe và đóng góp ý kiến
GV: Kết luận và cho điểm từng nhóm.
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Máy điện xoay chiều ba pha. máy biến áp ba pha (Công nghệ 12), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM
TỔ LÝ - HÓA – SINH - CN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tam Điệp, ngày tháng năm 201
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA. MÁY BIẾN ÁP BA PHA
- Căn cứ kÕ ho¹ch n¨m häc cña trêng THPT Ngô Thì Nhậm n¨m häc 2017-2018
- Căn cứ kÕ ho¹ch ho¹t ®éng chuyªn m«n cña tæ Lý – Hóa – Sinh - CN n¨m häc 2017 - 2018
- Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh trường, tìm hiểu về các hoạt động học tập của học sinh
- Nhóm Công nghệ xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề: MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA. MÁY BIẾN ÁP BA PHA
I. Môc ®Ých yªu cÇu:
- Nhằm tạo điều kiện để giáo viên được nghiên cứu, thảo luận, bàn bạc và trao đổi những biện pháp xây dựng, vận dụng phương pháp và hướng dẫn học sinh một cách hiệu quả và tích cực đối với công tác nâng cao chất lượng bộ môn.
- Tạo điều kiện để các giáo viên trao đổi kinh nghiệm, cùng nhau xây dựng và tìm ra phương pháp, biện pháp hữu hiệu vận dụng vào công tác giảng dạy. Thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt- học tốt trong tổ cũng như trong nhà trường, nhằm đem lại hiệu quả giáo dục đào tạo
II. Thêi gian: ngµy / /20
III. §Þa ®iÓm: Tại phòng họp Tổ Lý – Hóa – Sinh – CN trường THPT Ngô Thì Nhậm
IV. Thµnh phÇn: Tổ Lý – Hóa – Sinh - CN.
V. Néi dung - h×nh thøc:
- Xây dựng chuyên đề : Giáo viên nhóm Công nghệ
- Báo cáo chuyên đề : đ/c Phạm Thị Dịu
- Thư ký tổng hợp và làm biên bản lưu ở tổ: đ/c Trịnh Thị Thanh Vân
Trên đây là kế hoạch tổ chức chuyên đề của nhóm Công nghệ
Rất mong được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường, sự đóng góp của đồng nghiệp để chuyên đề thực hiện thành công và có hiệu quả.
DUYỆT TỔ TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
NHÓM TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Phạm Thị Dịu
BIÊN BẢN BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
Tên chuyên đề: MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA. MÁY BIẾN ÁP BA PHA
* Thời gian: ngày tháng năm 201
* Địa điểm: Tại phòng họp Tổ Lý – Hóa – Sinh – CN trường THPT Ngô Thì Nhậm
* Thành phần: Các đ.c trong tổ lý – Hóa – Sinh - CN
1. Đ/c: Phạm Thị Dịu trình bày chuyên đề :
Bài 25. MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA. MÁY BIẾN ÁP BA PHA
I. Cơ Sở Xây Dựng Bài Học
- Bài học thuộc môn CNCN 12
- Bài 25. MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA. MÁY BIẾN ÁP BA PHA giúp học sinh nắm được khái niệm, phân loại, công dụng của máy điện ba pha và máy biến áp ba pha.
Ở bài này HS tìm hiểu:
- Thế nào là máy điện, MBA ba pha?
- MĐ gồm những loại MĐ nào?
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của MBA 3 pha.
- Cách vẽ sơ đồ nối dây MBA 3 pha
II. Nội Dung Bài Học
- Biết được khái niệm, phân loại, công dụng của máy điện ba pha
- Máy biến áp ba pha.
Chủ đề 1: Khái niệm, phân loại, công dụng của máy điện ba pha
Chủ đề 2: Máy biến áp ba pha
III. Chuẩn Kiến Thức Kỹ Năng Thái Độ Của Bài Học Và Những Năng Lực Phẩm Chất Có Thể Hình Thành Cho Học Sinh.
Chuẩn Kiến Thức Kỹ Năng Thái Độ Của Bài Học
+ Kiến thức:
- Biết được khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha. Máy biến áp ba pha.
- Nguyên lý làm việc của Máy biến áp ba pha.
+ Kỹ năng: Đọc và vẽ được sơ đồ về máy biến áp ba pha.
+ Thái độ: Có ý thức sử dụng và bảo vệ máy điện, máy biến áp.
2. Những Năng Lực Phẩm Chất Có Thể Hình Thành Cho Học Sinh.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ HS hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ như máy điện tĩnh, máy điện động, MBA... từ đó HS sẽ trao đổi nhóm tích cực hơn.
- Năng lực tự học:
+ HS tự đọc, trao đổi trong nhóm, qua đó biết được khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha, vẽ được sơ đồ nối dây MBA 3 pha và biết được tầm quan trọng của máy điện, MBA trong thực tế.
- Năng lực giải quyết vấn đề
+ HS hiểu được cách sử dụng các loại máy điện đúng quy trình kỹ thuật, thấy được ưu điểm về cách nối dây các máy điện 3 pha theo hình sao hoặc tam giác.
- Năng lực hợp tác
+ Với hình thức và phương pháp học tập theo nhóm sẽ tạo cho HS năng lực hợp tác làm việc.
IV. Các Mức Độ Yêu Cầu Của Câu Hỏi, Bài Tập Dùng Trong Dạy Học Và Kiểm Tra Đánh Giá.
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Máy điện XC 3 pha, MBA 3 pha
- Trình bày được khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha.
- Trình bày được khái niệm, cấu tạo, nguyên lý làm việc của MBA 3 pha.
- Vẽ được sơ đồ nối dây MBA 3 pha.
- Biết được MBAHA 3 pha phía thứ cấp được nối theo sao có dây trung tính.
- Ứng dụng của các loại máy điện.
- Giải thích được tại sao lõi thép MBA được chế tạo bằng những lá thép kỹ thuật điện.
Trên cơ sở nội dung bài học, mục tiêu và bảng mô tả các yêu cầu kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học của bài 25" MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA. MÁY BIẾN ÁP BA PHA" môn CNCN 12 có thể phân bố các câu hỏi như sau.
Mức độ yêu cầu cần đạt
Nôi dung
Nhận biết/Biết
Thông hiểu/hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Chủ đề 1. Khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha.
Câu I: 1.1
Câu I: 2.1
Chủ đề 2. Máy biến áp ba pha
Câu II: 1.1
Câu II: 3.1
CâuII: 3.2
Câu II: 4.1
Câu II: 4.2
V. Câu Hỏi Bài Tập Dùng Trong Dạy Học Và Kiểm Tra Đánh Giá.
I: 1.1: Kể tên các loại máy điện trong thực tế mà em biết?
I: 1.2: Máy điện tĩnh và máy điện quay có điểm gì khác nhau? cho ví dụ ?
II: 1.1: Tại sao lõi thép MBA được chế tạo từ những lá thép kỹ thuật điện?
II: 3.1: Vẽ sơ đồ nối dây MBA theo kiểu ∆/Үo ?
II: 3.2: Tìm mối liên hệ giữa Kp, Kd trong các trường hợp ∆/Үo ; Ү /∆ ?
II: 4.1: Tại sao trong thực tế MBAHA cung cấp điện tới tải tiêu thụ được nối theo kiểu ∆/Үo ?
II: 4.2: Cho MBA có N1=11000(vòng); N2= 200(vòng). Đấu Y/Үo . Có Ud1=22KV.
a. vẽ sơ đồ đấu dây
b. tính Kp, kd ?
c. Tính Ud2,Up2 ?
Đáp án câu hỏi:
I: 1.1: ĐC điện, MFĐ, MBA...
I: 1.2: MĐ tĩnh khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động. Ví dụ MBA
MĐ động khi làm việc có bộ phận chuyển động. Ví dụ MFĐ, ĐCĐ.
II: 1.1: Giảm tổn thất điện năng và tăng tuổi thọ động cơ
II: 3.1:
A
B
C
a
b
c
o
II: 4.1 Sơ cấp nối ∆ có Id = √3Ip Ip = Id/ √3 khi đó sẽ giảm được vật liệu cách điện.
Thứ câp nối Үo tạo ra 2 trị số điện áp khác nhau, sử dụng được nhiều tải hơn và khi sử dụng điện một pha không đối xứng thì giữa các pha điện áp không vượt quá điện áp định mức.
II. 4.2:
MBA đấu Y/Үo
N1=11000(vòng)
N2= 200(vòng) Ud1=22KV.
a. Vẽ sơ đồ đấu dây ?
b. Tính Kp, kd ?
c. Tính Ud2,Up2 ?
a. Sơ đồ đấu dây:
b. Kp= N1/N2=11000/200=55
Kd=Kp=55
c. Kd= Ud1/Ud2 => Ud2=Ud1/Kd=22/55 = 0,4(KV)
Ud2=√3Up2 =>Up2 = Ud2/√3 = 0,4/√3 = 0,23 (KV)
0
2. Đồng chí Phạm Thị Dịu dạy giờ minh họa
* Thiết kế tiến trình dạy học
Bài học được thiết kế thành 5 hoạt động theo tiến trình của phương pháp dạy học tích cực.
Hoạt động 1. Khởi động
- Lớp chia thành 4 nhóm
- GV chuẩn bị một số mô hình và vật thật về máy điện yêu cầu học sinh quan sát và cho biết tên gọi và yêu cầu HS mô tả về cấu tạo và hoạt động của chúng. Các nhóm trả lời vào bảng phụ và treo lên bảng.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận từng nhóm
Vậy để hiểu sâu hơn về các loại máy điện chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài 25.
MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA. MÁY BIẾN ÁP BA PHA
Nhóm 1, 3 : Tìm hiểu về máy điện xoay chiều 3 pha.
Nhóm 2,4: Tìm hiểu về MBA 3 pha.
GV yêu cầu các nhóm thảo luận và viết vào bảng phụ, sau đó từng nhóm cử đại diện lên bảng trình bày, các nhóm khác nghe và đóng góp ý kiến
GV: Kết luận và cho điểm từng nhóm.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
+ Hình thành kiến thức về "MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA. MÁY BIẾN ÁP BA PHA"
Nhóm 1, 3 lần lượt cử đại diện lên bảng trình bày nội dung nghiên cứu của nhóm mình.
a. Khái niệm máy điện xoay chiều ba pha
b. Phân loại
c. Công dụng
Các nhóm còn lại sau khi nghe phần trình bày của nhóm 1, 3. Thảo luận 2 phút, nhận xét phần trình bày và đặt câu hỏi cho nhóm 1,3
1. Nêu khái niệm về máy điện và máy điện xoay chiều 1 pha?
2. Hãy cho biết ứng dụng của máy điện trong thực tiễn
Nhóm 2, 4 lần lượt cử đại diện lên bảng trình bày nội dung nghiên cứu của nhóm mình.
a. Khái niệm và công dụng của MBA ba pha
b. Cấu tạo
c. Vẽ sơ đồ nối dây
d. Nguyên lý làm việc
Các nhóm còn lại sau khi nghe phần trình bày của nhóm 2, 4. Thảo luận 4 phút, nhận xét phần trình bày và đặt câu hỏi cho nhóm 2,4
1. Khái niệm về máy biến áp 1 pha?
2. MBA có điện áp đầu vào lớn hơn điện áp đầu ra là MBA loại gì?
3. Vẽ sơ đồ nối dây MBA theo kiểu ∆/Үo
4. Nêu nguyên lý làm việc của máy biến áp 1 pha?
Hoạt động 3. Luyện Tập, Thực hành
Các nhóm thảo luận và làm bài tập số 3 trang 102 SGK
Hoạt động 4. Vận dụng
GV tổ chức hoạt động thảo lận nhóm, cả lớp cùng thảo luận nhằm vận dụng kiến thức bài học đã biết, hiểu biết thực tiễn giải thích việc sử dụng MBA 3 pha vào các lĩnh vực khác nhau, những hiện tượng kĩ thuật và các vận hành bảo dưỡng MBA.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
GV yêu cầu học sinh ôn bài cũ, đọc bài mới, tìm hiểu, sưu tầm các kiến thức liên quan đến bài học trong thực tiễn, qua sách báo, internet..
3. Thảo luận : Các ý kiến phát biểu:
- Đ/c Hồng: Đa số HS tích cực chủ động học bài, hiểu bài tuy nhiên còn một số điểm nhỏ cần khắc phục
- Đ/c Viêt: Phần khởi động cho HS đóng kịch hay, nhưng phần sau dạy mặc dù sử dụng phương pháp mới nhưng vẫn còn phương pháp cũ.
- Đ/c Tuyền: GV sử dụng phương pháp phòng tranh chưa hiệu quả, phải cho HS nhận xét
- Đ.c Nhài: HS có học tập tích cực tuy nhiên GV sử dụng hình ảnh còn lướt, chưa phân tích kĩ
4. Đánh giá, rút kinh nghiệm chuyên đề:
- Đánh giá:
* ưu điểm:
+ GV sử dụng các phương pháp dạy học mới: hoạt động nhóm, kĩ thuật phòng tranh, đóng kịch.
+ Thể hiện được đặc trưng của bộ môn Công nghệ : Vận dụng vào thực tế đời sống hàng ngày.
+ HS chủ động tích cực tham gia các hoạt động và tham gia phát biểu xây dựng sôi nổi
+ Rèn cho HS được một số kĩ năng: làm việc nhóm, tư duy, phân tích, vận dụng
* nhược điểm:
+ Vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học cũ: GV vẫn còn làm việc nhiều
+ HS làm việc nhóm chưa đồng đều, trong nhóm còn một số em yếu chưa tích cực
* Phương hướng triển khai vận dụng kết quả của chủ đề trong thực tế giảng dạy.
Tất cả các giáo viên dự học tập được những kinh nghiệm rút ra từ chuyên đề, khắc phục những hạn chế và tiến hành áp dụng tại lớp trong thời gian tới
Biên bản kết thúc lúc 16 giờ 50 phút cùng ngày.
Chủ trì Thư kí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_12478751.doc