MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 3
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 3
1.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 4
1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 7
1.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 11
1.2.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 11
1.2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 11
1.2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 12
1.2.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 14
1.2.2.1. Khái niệm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 14
1.2.2.2. Các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 15
1.2.2.3. Quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 19
1.2.3. Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 23
1.2.3.1. Khái niệm mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 23
1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 23
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 26
1.3.1. Nhân tố chủ quan 26
1.3.2. Nhân tố khách quan 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HÀ NỘI 33
2.1. Khái quát về chi nhánh VPBank Hà Nội 33
2.1.1. Giới thiệu chung về VPBank 33
2.1.2. Khái quát về chi nhánh VPBank Hà Nội 34
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 34
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức 35
2.1.3. Kết quả hoạt động của chi nhánh VPBank Hà Nội 36
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 36
2.1.3.2. Hoạt động cho vay 38
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ 40
2.2. Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội 42
2.2.1. Khái quát về khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh VPBank Hà Nội 42
2.2.2. Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội 43
2.2.2.1. Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 43
2.2.2.2. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 46
2.2.2.3. Tỷ trọng dư nợ 47
2.2.2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN 49
2.2.2.5.Tỷ lệ nợ quá hạn 53
2.3. Đánh giá thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội 55
2.3.1. Thành tựu 55
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 58
2.3.2.1. Hạn chế 58
2.3.2.2. Nguyên nhân 59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HÀ NỘI 64
3.1. Định hướng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội 64
3.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 64
3.1.2. Định hướng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội 65
3.2. Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội 66
3.2.1. Xây dựng quy trình cho vay hợp lý 66
3.2.2. Phát triển chính sách khách hàng 68
3.2.3. Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại 69
3.2.4. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng 70
3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ khác 70
3.3. Kiến nghị 72
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 72
3.3.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 72
3.3.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 73
3.3.4. Kiến nghị với Hiệp hội DNVVN 75
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5779 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
in được đánh giá là yếu tố quan trọng trong các hoạt động của ngân hàng. Công nghệ sẽ góp phần giảm bớt các thủ tục vay vốn phiền hà, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Do đó, một hệ thống công nghệ hiện đại sẽ giúp ngân hàng thuận lợi hơn khi tiến hành cho vay, từ đó mở rộng quá trình cho vay. Các ngân hàng phải luôn nắm bắt sự thay đổi của môi trường kỹ thuật, khoa học công nghệ, tạo điều kiện áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất vào hoạt động cho vay đối với khách hàng.
1.3.2. Nhân tố khách quan
Môi trường chính trị: tình hình chính trị của một quốc gia luôn có những tác động nhất định không chỉ đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại mà còn tác động đến cả hệ thống tài chính tiền tệ. Những sự kiện như chiến tranh, thay đổi cơ chế bộ máy của một quốc gia hay biểu tình… đều có thể tạo ra những thay đổi về môi trường kinh doanh. Sự ổn định về chính trị mới là nền tảng vững chắc nhất cho các ngân hàng thương mại khi tiến hành mở rộng các hoạt động cho vay, trong đó có cho vay DNVVN.
Môi trường kinh tế : Ngành ngân hàng là ngành có chu kỳ phát triển phù hợp với chu kỳ kinh tế. Do vậy, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu đầu tư và tín dụng sẽ tăng cao, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và doanh thu của toàn ngành ngân hàng. Khi đó, hoạt động cho vay DNVVN sẽ có cơ sở để mở rộng và phát triển. Ngược lại, trong thời kì suy thoái, ngân hàng sẽ cần xem xét lại quy mô các khoản cho vay nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
Môi trường pháp lý: Bên cạnh môi trường chính trị và môi trường kinh tế, môi trường pháp lý cũng là một trong những yếu tố cơ bản tác động đến việc mở rộng cho vay DNVVN. Những quy định đối với hoạt động của ngân hàng, các chính sách tài chính - ngân sách, chính sách tiền tệ của Chính phủ đều có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng. Các khung pháp lý về cho vay DNVVN được nới lỏng hay thắt chặt cũng sẽ ảnh hưởng đến việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Bên cạnh đó, nếu việc truyền tải các văn bản luật được sửa đổi bổ sung đến với ngân hàng còn chậm sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt các văn bản luật mới để hoạch định chính sách tín dụng cho phù hợp, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Nhân tố từ phía khách hàng: quá trình mở rộng cho vay có thực hiện tốt được hay không cũng phụ thuộc nhiều vào chính các DNVVN. Hiện nay, sự phát triển của DNVVN ngày càng tăng, tuy nhiên vấn đề vay vốn ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nếu như các doanh nghiệp luôn đảm bảo tính xác thực về thông tin dự án, phương án vay vốn cũng như khả năng trả nợ thì hoạt động cho vay sẽ đảm bảo đạt được hiệu quả cao hơn. Sự tuân thủ theo nguyên tắc cho vay chính là cơ sở để tạo lập mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, năng lực tài chính cũng như năng lực quản lý của DNVVN cũng có tác động đến khả năng vay vốn. Bởi vì điều đó sẽ quyết định đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh tốt sẽ có khả năng vay vốn ngân hàng dễ dàng hơn các doanh nghiệp khác. Bất kì ngân hàng nào khi tiến hành cho vay cũng mong muốn khoản vay có hiệu quả và an toàn.
Tóm lại, có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động cho vay DNVVN của NHTM. Mỗi nhân tố đều thể hiện những tác động khác nhau đối với hoạt động cho vay. Việc xác định các nhân tố tác động sẽ giúp ngân hàng định hướng tốt hơn chiến lược mở rộng cho vay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HÀ NỘI
2.1. Khái quát về chi nhánh VPBank Hà Nội
2.1.1. Giới thiệu chung về VPBank
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của ngân hàng Nhà nước cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là ngân hàng OCBC - một mgân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tính đến ngày 25/12/2008, vốn điều lệ của ngân hàng là 2117 tỷ đồng.
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có 3200 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
Bảng 2.1. Vị trí của VPBank trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần
Số liệu của 10 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị lớn (30/06/2007)
Đơn vị: tỷ đồng
Tên ngân hàng
Vốn điều lệ
Tổng tài sản
Lợi nhuận trước thuế
Mạng lưới giao dịch
ACB
2,539
58,378
880
89
Sacombank
2,340
38,391
611
184
Eximbank
1,212
20,025
317
-
Techcombank
1,500
24,000
315
111
VIBank
1,000
20,000
150
70
Quân đội
1,045
18,276
318
43
Đông Á
1,400
16,000
-
83
VPBank
750
12,000
140
86
Phương Nam
1,291
9,186
-
58
Phương Đông
1,000
7,699
109
-
Nguồn: Tài liệu đào tạo nhân viên VPBank
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Tính đến tháng 8 năm 2006, hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố lớn của đất nước và hai công ty trực thuộc. Hiện tại VPBank đã có 136 chi nhánh và phòng giao dịch hoạt động trên phạm vi cả nước, trong đó có chi nhánh VPBank Hà Nội.
2.1.2. Khái quát về chi nhánh VPBank Hà Nội
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 4/1/2005, VPBank - Chi nhánh Hà Nội (trụ sở đóng tại số 4 Dã Tượng - Hà Nội) chính thức được tách khỏi Hội sở VPBank để hoạt động độc lập với tư cách một chi nhánh cấp I. Sau một năm hoạt động, chi nhánh Hà Nội đã khẳng định được vị trí đứng đầu với tổng lợi nhuận sau trích dự phòng rủi ro chung chiếm gần 26% tổng lợi nhuận toàn hệ thống. Tổng số dư huy động chiếm trên 36% số dư huy động từ thị trường I của toàn hệ thống; tổng dư nợ chiếm 34% dư nợ tín dụng toàn hệ thống. Chất lượng tín dụng luôn được bảo đảm với tỷ lệ nợ xấu thấp dưới quy định của NHNN rất nhiều (luôn nhỏ hơn 1%).
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu cơ bản của chi nhánh VPBank Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tổng tài sản
1,757,178
2,635,767
3,426,497
Tổng nợ phải trả
1,724,251
2,586,376
3,362,289
Lợi nhuận sau thuế
32,831
49,247
64,021
ROA
1.868394%
1.868412%
1.868410%
Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh VPBank Hà Nội
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Ban giám đốc
Phòng giao dịch
Chi nhánh cấp II
Phòng phục vụ khách hàng DN
Phòng phục vụ khách hàng cá nhân
Bộ phận thanh toán quốc tế
2.1.3. Kết quả hoạt động của chi nhánh VPBank Hà Nội
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng.
Bình quân giai đoạn 2004-2006 nguồn vốn huy động của VPBank đạt mức tăng trưởng 68%. Trong đó, nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của VPBank (khoảng 80%).
Trong năm 2007, thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt. Sự thành lập của nhiều ngân hàng cũng như mạng lưới các chi nhánh của các ngân hàng thương mại liên tục được mở rộng ít nhiều đã có tác động đến tình hình hoạt động của VPBank. Tuy nhiên bằng các biện pháp hữu hiệu như thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh, tiếp tục thực hiện các chương trình khuyến mãi…VPBank đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao. Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15.448 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007 và tăng 6.393 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương đương tăng 70%). Trong đó nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư (thị trường I) đạt 12.764 tỷ đồng, tăng 128% so với cuối năm 2006. Nguồn vốn liên ngân hàng (thị trường II) cuối năm 2007 là 2.439 tỷ đồng, giảm 947 tỷ đồng so với cuối năm 2006.
Biểu đồ 2.1. Vốn huy động của VPBank
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: www.vpbank.com.vn
Sáu tháng đầu năm 2008 nền kinh tế có nhiều điều kiện bất lợi, trên thị trường tài chính nguồn vốn trở nên khan hiếm nên cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt. Theo báo cáo tài chính sáu tháng đầu năm của VPBank, ngân hàng đã liên tục tăng lãi suất huy động để phù hợp với diễn biến của thị trường (trong 6 tháng VPBank đã hơn 10 lần tăng lãi suất huy động vốn). Tổng nguồn vốn huy động của VPBank cuối tháng 6/2008 đạt 17.687 tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm 2007 và tăng 64% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tổng nguồn vốn huy động thị trường I đạt 15.947 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm trước và tăng 89% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng đối với chi nhánh VPBank Hà Nội, cơ cấu vốn trong năm 2008 tăng đáng kể so với năm 2007. Tỷ trọng vốn huy động trung và dài hạn đạt 86% trong năm 2008.
Bảng 2.3. Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh VPBank Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2007
Tỷ trọng 2007
2008
Tỷ trọng 2008
I
Theo kì hạn
2,843,967.517
100%
3,055,307.817
100%
1
Ngắn hạn
548,359.716
19%
424,912.975
14%
2
Trung và dài hạn
2,295,607.801
81%
2,630,394.842
86%
II
Theo loại tiền
2,843,967.517
100%
3,055,307.817
100%
1
Theo nội tệ
2,578,867.619
91%
2,608,026.250
85%
2
Theo ngoại tệ
265,099.898
9%
447,281.567
15%
Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh VPBank Hà Nội
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Trong thời gian từ 2004 - 2006, hoạt động cho vay của VPBank được giữ vững theo phương châm “bảo thủ”, không cạnh tranh bằng cách nới lỏng điều kiện cho vay. Tuy vậy, nhờ có sự nỗ lực tiếp thị khách hàng của các đơn vị, trong đó có chi nhánh Hà Nội, nên tốc độ phát triển cho vay vẫn đạt mức tăng khá, cao gấp hơn hai lần mức tăng trưởng cho vay chung của toàn ngành ngân hàng. Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2006 đạt 6.594 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2005. Dư nợ cho vay toàn hệ thống tính đến 31/12/2006 đạt 5.013 tỷ đồng, vượt 17% so với kế hoạch, tăng 2.017 tỷ đồng (tương đương tăng gần 67%) so với năm 2005. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.323 tỷ đồng, tăng 8.317 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương ứng tăng 165% so với cuối năm 2006) và vượt 53% so với kế hoạch cả năm 2007. Trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12.726 tỷ đồng, chiếm 95% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 6.959 tỷ đồng, chiếm 52% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của toàn ngân hàng đến cuối tháng 12/2007 là 0.49%.
Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay 2005-2007 của VPBank
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Tỷ trọng 2005
Năm 2006
Tỷ trọng 2006
Năm 2007
Tỷ trọng 2007
Tổng dư nợ
3,297
100%
5,006
100%
13,323
100%
Theo loại hình cho vay
Cho vay ngắn hạn
1,688
51%
2,488
49.7%
6,959
52%
Cho vay trung, dài hạn
1,607
49%
2,518
50.3%
6,364
48%
Cho vay khác
2,058
62%
-
-
-
-
Theo loại tiền tệ
Cho vay bằng đồng Việt Nam
3,191
97%
4,736
95%
12,726
96%
Cho vay bằng ngoại tệ
106
3%
270
5%
596
4%
Nguồn: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong năm 2007, www.vpbank.com.vn
Trong tháng 1/2008 hoạt động cho vay của VPBank tăng trưởng mạnh. Dư nợ cho vay đến cuối tháng 1/2008 tăng 14% so với cuối năm 2007. Tuy nhiên từ cuối tháng 1, khi nguồn vốn trên thị trường trở nên khan hiếm, nhằm đảm bảo thanh khoản VPBank đã thực hiện nhiều biện pháp: hạn chế cho vay; ngừng cho vay kinh doanh bất động sản; áp dụng hạn mức tín dụng cho các chi nhánh; hạn chế các khoản vay của khách hàng mới…nên dư nợ cho vay của VPBank trong tháng 2 và tháng 3 tăng chậm lại. Từ tháng 4/2008 VPBank tiếp tục thắt chặt hoạt động cho vay bằng cách tiếp tục áp dụng hạn mức tín dụng cho các chi nhánh; nâng cao chất lượng cho vay bằng cách sàng lọc khách hàng tốt, từ chối nhu cầu vay vốn của các khách hàng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về cho vay hoặc đáp ứng ở mức thấp; tạm dừng cho vay đối với khách hàng liên quan đến lĩnh vực rủi ro cao (kinh doanh bất động sản, chứng khoán, đầu cơ tích trữ xi măng, sắt thép…). Tổng dư nợ cho vay của VPBank đến 30/06/2008 là 15.130 tỷ đồng tăng 14% so với cuối năm 2007 và tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng đối với chi nhánh VPBank Hà Nội, mặc dù có những biến động về kinh tế trong năm 2008 nhưng hoạt động cho vay của chi nhánh vẫn đạt được những kết quả khả quan. Dư nợ cho vay từ năm 2006 đến năm 2008 đều tăng. Năm 2008, dư nợ cho vay của VPBank Hà Nội đạt 2353 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2007.
Biểu đồ 2.2. Dư nợ cho vay của chi nhánh VPBank Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank chi nhánh Hà Nội
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ
Hoạt động dịch vụ của VPBank trong những năm gần đây tiếp tục tăng trưởng đều đặn. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của VPBank đến 31/12/2007 đạt trên 4 tỷ đồng. Trong ba năm liên tiếp (2004 - 2006), VPBank được The Bank of New York trao “ Chứng nhận đạt tỷ lệ diện chuẩn trong giao dịch thanh toán quốc tế”. Trong 4 tháng đầu năm 2008, hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank tiếp tục tăng trưởng đều đặn. Trong tháng 5 và tháng 6/2008 do tình hình nguồn vốn khó khăn nên hoạt động thanh toán quốc tế giảm sút cả về số lượng và doanh số, tuy nhiên so với 6 tháng đầu năm 2007 hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank vẫn có những tăng trưởng đáng ghi nhận. Thu phí dịch vụ trong 6 tháng đạt hơn 4,1 tỷ đồng, tăng 38% so với 6 tháng đầu năm 2007. Đến cuối tháng 6/2008 VPBank đã hoàn tất việc thanh toán tập trung trên toàn hệ thống. Trong tháng 3/2008 VPBank vinh dự được đại diện của Wachovia Bank - một trong bốn ngân hàng lớn nhất của Mỹ trao tặng Chứng nhận đạt tỷ lệ diện chuẩn trong giao dịch thanh toán quốc tế năm 2007.
Đối với các sản phẩm tiền gửi, VPBank tiếp tục duy trì sản phẩm tiết kiệm gốc linh hoạt, mang lại cho khách hàng lãi suất cao mà vẫn chủ động trong việc sử dụng tiền. Đối với các sản phẩm cho vay, VPBank liên tục khuyến khích khách hàng vay tiêu dùng bằng chính sách lãi suất hợp lý. Bên cạnh đó VPBank đưa ra sản phẩm “Cho vay mua ô tô đã qua sử dụng”, giúp khách hàng có thể mua cho mình một chiếc ô tô phù hợp với khả năng tài chính. Đặc biệt năm 2007 VPBank đã triển khai sản phẩm cho vay tín chấp đối với cán bộ, nhân viên và các sản phẩm cho vay qua thẻ tín dụng. Đối với VPBank Hà Nội, năm 2008, thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 6388 triệu đồng, tăng 30% so với năm 2006.
Bảng 2.3. Chỉ tiêu hoạt động dịch vụ của VPBank chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu từ hoạt động dịch vụ
4,067
6,100
7,930
Chi phí hoạt động dịch vụ
790
1,186
1,542
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ
3,277
4,914
6,388
Tỷ lệ Thu nhập/Doanh thu từ hoạt động dịch vụ
80.58%
80.56%
80.55%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VPBank chi nhánh Hà Nội
Nhìn chung, các hoạt động cơ bản của VPBank cũng như của chi nhánh Hà Nội đều duy trì được tốc độ tăng trưởng qua các năm. Ngân hàng luôn đưa ra được nhiều giải pháp tích cực, linh hoạt trong lĩnh vực huy động vốn, tín dụng và đầu tư để vừa đảm bảo đạt được lợi nhuận kế hoạch đề ra, vừa đảm bảo an toàn hoạt động. Bên cạnh đó, VPBank Hà Nội thường xuyên quan tâm và hướng tới mục tiêu phát triển của chi nhánh là mở rộng cho vay DNVVN.
2.2. Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội
2.2.1. Khái quát về khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh VPBank Hà Nội
Với mục tiêu kinh doanh tín dụng đảm bảo an toàn và hiệu quả, VPBank chỉ cấp tín dụng cho các khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng và phù hợp với định hướng chiến lược khách hàng của VPBank. Ngân hàng luôn ưu tiên cho vay đối với các khách hàng là DNVVN. Có thể nói đây là một bước đi đúng đắn của ngân hàng trong việc lựa chon khách hàng phù hợp với khả năng và quy mô ngân hàng. Bởi vì việc huy động vốn của VPBank chủ yếu từ dân cư với lãi suất cao nên khó cạnh tranh khi cho vay các khách hàng lớn. Bên cạnh đó, cho vay DNVVN ngày càng thể hiện nhiều ưu điểm:
- Các doanh nghiệp này sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất đủ bù đắp chi phí và có lãi hợp lý cho ngân hàng.
- Dư nợ cho vay mỗi khách hàng không cao nên phân tán được rủi ro.
- Các khoản vay nhỏ dễ thu xếp tài sản thế chấp, từ đó góp phần nâng cao độ an toàn cho ngân hàng.
Đối tượng khách hàng DNVVN của VPBank Hà Nội hiện nay vẫn tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Trong đó tập trung nhiều vào các hình thức cho vay mua ô tô, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh taxi, vận tải hành khách và nhu cầu mua xe ô tô để sử dụng trong nội bộ cơ quan, doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích đi lại, đưa đón cán bộ công nhân viên.
Một số đối tượng khách hàng của chi nhánh như công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Tân Thịnh, công ty Vista, Ba Sao… Bên cạnh đó, các DNVVN trong lĩnh vực xây dựng cũng là đối tượng tiềm năng của ngân hàng như công ty Thép Việt Đức, công ty cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng Ngân Hà, công ty TNHH thương mại Sao Việt. Tuy nhiên, khách hàng là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm thủy sản còn hạn chế, đặc biệt là lĩnh vực nông lâm nghiệp. Đây là điều không tránh khỏi vì chi nhánh đặt tại Hà Nội, trung tâm công nghiệp của cả nước, do đó chủ yếu tập trung các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và sản xuất.
VPBank luôn đặt ra mục tiêu hướng tới mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu, do đó việc mở rộng cho vay DNVVN sẽ thu hút nhiều hơn nữa những khách hàng có tiềm năng, thúc đẩy hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
2.2.2. Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội
Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay DNVVN của VPBank Hà Nội đã đạt được những kết quả khả quan. Để đạt được mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay, quá trình phân tích và nhìn nhận lại thực trạng cho vay của VPBank Hà Nội là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả mở rộng cho vay trong những năm tiếp theo. Có thể xem xét thực trạng qua một vài chỉ tiêu sau:
2.2.2.1. Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh số cho vay trong kì phản ánh dung lượng hoạt động cho vay trong kì. Trong giai đoạn từ năm 2006 - 2008, doanh số cho vay DNVVN của VPBank Hà Nội tăng trưởng không ổn định. Tỷ lệ gia tăng doanh số cho vay năm 2007 là 12%, trong khi đó năm 2008 doanh số cho vay chỉ còn hơn 687 triệu đồng, giảm 5% so với năm 2007. Nguyên nhân chính là do năm 2008 nền kinh tế có nhiều biến động. Các DNVVN gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó doanh số vay vốn ngân hàng cũng bị hạn chế.
Biểu đồ 2.3. Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank Hà Nội
Mặc dù vậy, số lượng khách hàng của chi nhánh vẫn có xu hướng tăng. Cụ thể trong năm 2007, số lượng DNVVN vay vốn tại chi nhánh là 398 doanh nghiệp, tăng 15% so với năm 2006. Đây là năm VPBank đạt được nhiều thành công lớn trong việc thu hút các đối tượng khách hàng mới. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với nhu cầu vốn đầu tư tăng cao là nguyên nhân góp phần làm sôi động hoạt động của các NHTM, trong đó có hoạt động cho vay.
Năm 2008, VPBank Hà Nội vẫn duy trì được số lượng khách hàng tiềm năng và có thêm những khách hàng mới như công ty cổ phần y học Rạng Đông, công ty TNHH thương mại kỹ thuật An Thành... Tuy nhiên, nếu so sánh mức tăng số lượng khách hàng trong năm 2008 với mức tăng năm 2007 của chi nhánh sẽ cho thấy tốc độ gia tăng khách hàng trên thực tế đang giảm. Năm 2007, tỷ lệ tăng số lượng khách hàng là 15% , trong khi đó năm 2008 chỉ đạt 4% với 412 khách hàng. Có thể nói chi nhánh đang gặp khó khăn trong việc thu hút thêm đối tượng vay vốn. Nguyên nhân chính là do chính sách khách hàng chưa được chú trọng. VPBank Hà Nội có thế mạnh là cán bộ nhân viên rất nhiệt tình và năng động trong công việc. Tuy nhiên, một chính sách khách hàng hợp lý vẫn là điều kiện cần thiết để đảm bảo hiệu quả trong công tác giao tiếp, phục vụ khách hàng vay vốn.
Biểu đồ 2.4. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn
tại VPBank Hà Nội
Đơn vị: doanh nghiệp
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VPBank Hà Nội
Bảng 2.4. Doanh số cho vay và số lượng khách hàng
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ lệ
2006-2007
2007-2008
Doanh số cho vay
645,432
724,345
687,631
12%
-5%
Số lượng khách hàng
345
398
412
15%
4%
Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank Hà Nội
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, năm 2008 mặc dù số lượng khách hàng tăng chậm nhưng doanh số cho vay giảm. Điều đó cho thấy quy mô các khoản tiền vay của khách hàng giảm so với các năm trước. Những khó khăn của nền kinh tế trở thành rào cản đối với các DNVVN trong việc vay vốn cũng như giảm cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. DNVVN trở nên lưỡng lự khi quyết định vay vốn tại ngân hàng, mặt khác ngân hàng lại thận trọng hơn trước những hợp đồng vay vốn của khách hàng mới.
Tuy nhiên, doanh số cho vay và số lượng khách hàng vay vốn vẫn chưa thể hiện rõ thực trạng cho vay DNVVN tại VPBank Hà Nội. Do đó dư nợ cho vay là chỉ tiêu tiếp theo cần được xem xét.
2.2.2.2. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mặc dù cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt song dư nợ cho vay của VPBank Hà Nội vẫn đạt được mức tăng trưởng. Năm 2007, dư nợ cho vay tăng hơn 490 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ gia tăng là 94% so với năm 2006.
Biểu đồ 2.5. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính chi nhánh VPBank Hà Nội
Năm 2008, cùng với việc số lượng khách hàng tăng chậm hơn so với giai đoạn 2006-2007, dư nợ cho vay của VPBank cũng tăng nhưng chỉ đạt hơn 100 triệu đồng so với năm 2007. Đây là thời kì khó khăn của các doanh nghiệp trong việc đi vay cũng như trả các khoản vay cũ. Do đó, doanh số cho vay trong kì cũng như doanh số thu nợ trong kì của ngân hàng giảm. Vì vậy, mặc dù dư nợ vẫn tăng nhưng tăng với tỷ lệ thấp hơn so với giai đoạn trước. Tỷ lệ gia tăng chỉ đạt là 13%. Con số cụ thể được thể hiện chi tiết trong bảng sau:
Bảng 2.5. Doanh số và dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại VPBank Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ lệ
2006-2007
2007-2008
Doanh số cho vay
645,432
724,345
687,631
12%
-5%
Dư nợ cho vay
530,091
1,028,495
1,163,493
94%
13%
Nguồn: Báo cáo tài chính chi nhánh VPBank Hà Nội
2.2.2.3. Tỷ trọng dư nợ
Bên cạnh tình hình dư nợ nói chung, tỷ trọng cho vay DNVVN phản ánh rõ hơn về thực trạng cho vay của VPBank Hà Nội.
Bảng 2.6. Tỷ trọng cho vay DNVVN tại chi nhánh VPBank Hà Nội
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
Tỷ trọng 2006
2007
Tỷ trọng 2007
2008
Tỷ trọng 2008
Tổng dư nợ cho vay
1,081,818
100%
1,940,557
100%
2,115,441
100%
Cho vay DNVVN
530,091
49%
1,028,495
53%
1,163,493
55%
Cho vay khác
551,727
51%
912,062
47%
951,948
45%
Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh VPBank Hà Nội
Tỷ trọng cho vay DNVVN trong tổng số dư nợ cho vay càng thể hiện rõ mục tiêu của VPBank Hà Nội. Đối tượng khách hàng chính của chi nhánh luôn là các DNVVN. Hoạt động cho vay DNVVN chiếm trung bình khoảng 50% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2008, mặc dù ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế nhưng tỷ trọng cho vay DNVVN vẫn được giữ vững, thậm chí tăng thêm 2% so với năm 2007, với dư nợ đạt trên 1,1163 triệu đồng.
Bên cạnh đó, chỉ tính riêng trong khoản mục cho vay doanh nghiệp, cho vay DNVVN của VPBank Hà Nội đã chiếm tới 93% trong năm 2007 và năm 2008.
Bảng 2.7. Dư nợ cho vay DN theo quy mô tại VPBank Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
Tỷ trọng
2007
Tỷ trọng
2008
Tỷ trọng
Tổng dư nợ cho vay DN
574,446
100%
1,109,998
100%
1,250,649
100%
Cho vay DNVVN
530,091
92%
1,028,495
93%
1,163,493
93%
Cho vay DN lớn
44,355
8%
81,503
7%
87,156
7%
Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh VPBank Hà Nội
Nhìn vào cơ cấu dư nợ cho vay DN của ngân hàng có thể thấy, VPBank Hà Nội chủ yếu cho vay với đối tượng khách hàng là các DNVVN. Có thể nói đây là mục tiêu và định hướng của toàn hệ thống VPBank trong việc phát triển và mở rộng khách hàng tiềm năng. Năm 2008, tốc độ tăng dư nợ cho vay DNVVN là 13%, trong khi đó tốc độ tăng dư nợ cho vay DN lớn chỉ đạt 6.94% [=(87,156-81503)/81503*100%], tương ứng với 87,156 triệu đồng. Cho vay DNVVN chiếm tỷ trọng khá lớn trong khoản mục cho vay doanh nghiệp. Tỷ trọng này duy trì ở mức 92% - 93% trong suốt ba năm từ năm 2006 đến năm 2007. Trong khi đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn chỉ đạt trung bình trên 7% trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Mức độ ổn định trong cơ cấu cho vay càng thể hiện rõ hơn ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3184.doc.doc