Hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại chi nhánh Hà Nội ngân hàng VP Bank

Như vậy có thể nói trung tâm du lịch văn hoá thể thao Phú Sơn - Thị xã Bắc Ninh sẽ là một điểm du lịch mới của tỉnh, thu hút khách hàng tại tỉnh và các vùng lân cận khác cũng như khách thập phương đến thăm quan vùng Kinh Bắc Tại Bắc Ninh các loại hình vui chơi, hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, bể bơi còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách. Hệ thống nhà nghỉ các khách sạn hiện nay đều là những hệ thống cấp thấp. Trong khi trung tâm thị xã tập trung toàn bộ cơ quan đầu não của tỉnh, vì vậy việc xây dựng khách sạn 4 sao và khu ẩm thực quan họ sẽ đáp ứng nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, vui chới giải trí, thưởng thức nghệ thuật, rèn luyện thể thao của đông đảo tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước.

docx68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại chi nhánh Hà Nội ngân hàng VP Bank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sắc dân tộc – dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể. - Ngoài ra tỉnh Bắc Ninh còn là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống nhất trong cả nước như: làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, làng nghề đúc đồng Đại Bái, làng nghề tơ tằm Vọng Nguyệt, làng tranh Đông Hồ, làng giấy…. Có nhiều di tích lịch sử văn hoá rất nổi tiếng như: Đền Đô, đền Bà Chúa Kho, chùa Bút Tháp…, hàng năm đã thu hút một lượng rất lớn khách thăm quan trong và ngoài nước tới Bắc Ninh. Theo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh 2001 – 2010: tập trung phát triển toàn diện kinh tế du lịch, nhanh chóng đưa ngành du lịch thành ngành quan trọng của tỉnh; khẩn trương hoàn thành việc quy hoạch chi tiết để đầu tư phát triển các khu du lịch trên địa bàn, đặc biệt là đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng trong các khu du lịch nhằm tạo một hệ thống du lịch hoàn chỉnh, có liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển góp phần tăng tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mục tiêu cụ thể: - Nhịp độ tăng trưởng: tăng 14% giai đoạn 2001 – 2005, tăng 15% giai đoạn 2005 - 2010. - Lượt khách: + Năm 2005: 54297 lượt khách, trong đó 2000 lượt khách quốc tế + Năm 2010: 114.085 lượt khách, trong đó 4000 lượt khách quốc tế - Doanh thu du lịch: + Năm 2005: 40,8 tỷ đồng + Năm 2010: 85,7 tỷ đồng Như vậy có thể nói trung tâm du lịch văn hoá thể thao Phú Sơn - Thị xã Bắc Ninh sẽ là một điểm du lịch mới của tỉnh, thu hút khách hàng tại tỉnh và các vùng lân cận khác cũng như khách thập phương đến thăm quan vùng Kinh Bắc… Tại Bắc Ninh các loại hình vui chơi, hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, bể bơi còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách. Hệ thống nhà nghỉ các khách sạn hiện nay đều là những hệ thống cấp thấp. Trong khi trung tâm thị xã tập trung toàn bộ cơ quan đầu não của tỉnh, vì vậy việc xây dựng khách sạn 4 sao và khu ẩm thực quan họ sẽ đáp ứng nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, vui chới giải trí, thưởng thức nghệ thuật, rèn luyện thể thao của đông đảo tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước. Với yếu tố trên cộng với sự đa dạng trong các lĩnh vực kinh doanh của công ty, và các mối quan hệ của giám đốc, công ty giấy và bao bì Phú Giang có nhiều điều kiện để thu hút khách hàng đến với trung tâm du lịch văn hoá thể thao, đặc biệt là khách có thu nhập cao. Đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ rất ít. Theo khảo sát của cán bộ tín dụng hiện tại quanh trung tâm du lịch văn hoá thể thao về dịch vụ ăn uống, khách sạn nhà nghỉ có nhà nghỉ Suối Hoa, Khách sạn Như Nguyệt, Vạn Hoa. Tuy nhiên đây đều là những nhà nghỉ, khách sạn loại thấp, không có khách sạn nào đạt tiêu chuẩn như của trung tâm. Còn bể bơi và sân tennis quanh đây chỉ có 2 bể bơi loại nhỏ (kích thước khoảng 20 – 30m) và một sân tennis đều không đạt được tiêu chuẩn như của trung tâm. Tuy nhiên những khách sạn ở đây như khách sạn Thanh Tùng hoạt động gần như hết công suất với đơn giá cho thuê phòng bằng với giá của công ty, các sân tennis cũng hoạt động trong những giờ cao điểm, không có giờ trống. Kết luận: Từ những phân tích trên cán bộ nhận thấy khả năng thành công của dự án là cao. 1.3.2.3. Thẩm định địa điểm đầu tư Khu đất dự án xây dựng nằm tại đường Phúc Sơn, phường Vũ Ninh,thị xã Bắc Ninh đối diện với sân vận động Suối Hoa của tỉnh Bắc Ninh và cách trung tâm thị xã Bắc Ninh khoảng 700m. Kinh tế khu vực này đang phát triển mạnh do đó được sự đầu tư của nhà nước và huy động đầu tư từ nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Phía trước là mặt đường đi Phúc Sơn, hiện nay đường rộng 22m, phía Tây Bắc giáp tuyến đường sắt bắc – nam, phía tây nam là đường Kinh Dương Vương dự kiến mở rộng 40m. Chính vị trí trên đã đưa đến những thuận lợi và khó khăn như sau: ® Thuận lợi - Về vị trí: Khu đất của dự án nằm đối diện với sân vận động Suối Hoa và cách trung tâm thị xã Bắc Ninh không xa – Nơi tập trung các cơ quan đầu não của tỉnh Bắc Ninh như UBND tỉnh, bưu điện, cục thuế, sở địa chính… đây là một trong những nơi tập trung chủ yếu lượng khách đến sử dụng các dịch vụ của công ty. Bên cạnh đó gần trung tâm có công viên Hoàng Quốc Việt, công viên Nguyên Phi Ỷ Lan, bến xe, đền Bà chúa kho, trung tâm văn hoá Kinh Bắc (đang được đầu tư với vốn đầu tư khoảng 110 tỷ đồng) đây là những điểm cũng tập trung rất nhiều khách. - Về giao thông: Nằm gần trục đường chính của thị xã, trung tâm du lịch văn hoá thể thao tại thị xã rất thuận lợi cho việc đến bơi lội, rèn luyện thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi của nhân dân trong thị xã. Bên cạnh đó trung tâm du lịch văn hoá thể thao cách Hà Nội khoảng hơn 30 km lại thuộc trục đường cao tốc 1B, quốc lộ 1A nên rất thuận tiện cho khách từ Hà Nội và các tỉnh lân cận. - Về các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật + Về cấp điện: hiện đã có tuyến điện cao thế 10 kv đi qua, đây là tuyến câp điện cho khu vực, nên về nguồn cung cấp điện cho dự án rất thuận lợi + Về thoát nước: thoát ra đường đã có. + Về cấp nước: dùng hệ thống cấp nước chung của thị xã trên trục đường đã có. ® Khó khăn: Do hiện tại quanh trung tâm không có nhà hàng, khách sạn nào có quy mô lớn như của Công ty nên Công ty phải tăng cường khâu quảng cáo tiếp thị. 1.3.2.4. Thẩm định tài chính dự án P Cơ cấu nguồn vốn của dự án Theo dự toán của Công ty thì tổng vốn đầu tư của dự án là 29.675.679.000 đồng nhưng sau khi cán bộ thẩm định tính toán lại thì tổng vốn đầu tư của dự án là 33.031.073.100 đồng. Bảng 1.3: Cơ cấu vốn của dự án Đơn vị tính: đồng I. Vốn cố định 30.214.823.100 1. Giá trị xây lắp 23.424.096.000 2. Giá trị thiết bị 2.055.000.000 3. Giá trị thiết bị nội thất phòng nghỉ 400.000.000 4. Chi phí khác 1.588.925.000 5. Chi phí dự phòng 2.746.802.000 II. Vốn lưu động 2.816.250.000 Tổng vốn đầu tư 33.031.073.100 Nguồn: Tờ trình thẩm định dự án “Đầu tư xây dựng mới khu trung tâm du lịch văn hoá thể thao Phú Sơn”, chi nhánh Hà Nội VP Bank P Thẩm định doanh thu, chi phí của dự án Dựa trên cơ sở thực tế là dự án đã đi vào hoạt động một phần (Công ty đã đưa mảng dịch vụ văn hoá ẩm thực, sen tennis vào kinh doanh từ tháng 3/2005. Trong đó mảng dịch vụ văn hoá ẩm thực, doanh thu trung bình một tháng đạt khoảng 400 triệu đồng, lợi nhuận khoảng 20%. Về doanh thu từ sân tennis: công ty đã ký hợp đồng cho thuê với công ty Ty Vân trong năm); căn cứ vào nghiên cứu thị trường; vào những gì đã đạt được và sự phát triển trong tương lai, cán bộ thẩm định đã tính toán lại doanh thu và chi phí của dự án như sau: (Xem chi tiết ở bảng phụ lục) ® Doanh thu của dự án như sau: Doanh thu từ bán vé bơi: Bể bơi có sức chứa tối đa khoảng 100 người, cán bộ tính toán trên cơ sở số lượng người mua vé bơi tăng 30%/ năm và sau 3 năm đến năm 2009 sẽ đạt 100% công suất. Doanh thu qua dịch vụ giải khát, ăn uống, các dịch vụ khác từ hoạt động bể bơi: số người sử dụng và đơn giá tăng trung bình 30%/ năm. Doanh thu từ sân tennis: Sân tennis đã được công ty đưa vào sử dụng năm 2005. Trong năm 2005 hoạt động được 9 tháng và giá thuê sân tennis sẽ thay đổi qua từng năm. Doanh thu từ khu văn hoá ẩm thực: Khu văn hoá ẩm thực cũng đã đưa vào sử dụng từ năm 2005, trong năm 2005 hoạt động được 9 tháng. Doanh thu sẽ tăng trung bình 20% năm trong 3 năm tiếp theo, kể từ năm thứ 5 mỗi năm chỉ tăng lên 5%. Doanh thu từ khu dịch vụ nhà hàng ăn uống, phục vụ hội nghị đám cưới: Doanh thu sẽ tăng trung bình 20% năm. Doanh thu từ kinh doanh dịch vụ xông hơi massage: Giá sẽ tăng 10% qua từng năm, công suất phòng sẽ tăng 20%. Doanh thu từ kinh doanh dịch vụ khách sạn: Giá sẽ tăng 20% qua từng năm và công suất tăng 10%. Sau 3 năm sẽ hoạt động đều 80% công suất. ® Chi phí của dự án Chi phí xây dựng, thiết bị, nội thất và các chi phí dự phòng: sẽ chi hết trong năm 2005. Chi phí hoạt động: - Chi phí nguyên vật liệu : 40% doanh thu - Chi phí điện nước, nhiên liệu : 2% doanh thu - Lương cán bộ công nhân viên :Tổng số lao động dự kiến sử dụng là 125 người (800,000đồng/ người) - Chi phí quản lý : 3% doanh thu - Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn : 19% lương cơ bản - Lãi vay ngân hàng : 12% năm - Thuế giá trị gia tăng (đầu ra - đầu vào) : 5% doanh thu - Khấu hao thiết bị trong 7 năm, khấu hao nhà cửa vật kiến trúc trong 20 năm P Các chỉ tiêu tài chính của dự án Qua xem xét và tính toán dự án của công ty đối với việc triển khai dự án đồng thời điều chỉnh một số chỉ tiêu tác động chính đến doanh thu và chi phí của dự án phù hợp với điều kiện thị trường tại thời điểm hiện tại có thể xác định hiệu quả tài chính cụ thể của dự án như sau ( tỷ lệ chiết khấu là 12%/ năm) NPV = 7,041 tỷ đồng > 0 IRR= 18% > lãi suất cho vay. Thời gian hoàn vốn: 7 năm Với NPV > 0 và IRR > lãi suất cho vay có thể thấy hiệu quả tài chính của phương án là khả thi. Chỉ tiêu năng lực hoà vốn (NI): không được cán bộ thẩm định tính trong dự án này. P Thời gian vay Theo bảng tính của dự án thì thời gian hoàn vốn là 7 năm, tuy nhiên để tạo điều kiện cho khách hàng và để phòng có những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến ngành du lịch như dịch SARS, cúm gà… để đảm bảo chắc chắn thu được nợ gốc đúng hạn, cán bộ tín dụng đề nghị cho công ty vay trong thời hạn 8 năm trong đó thời gian ân hạn là 1 năm. Kể từ năm thứ 2 sẽ trả gốc đều theo quý. Khi đó số tiền trả nợ trên kỳ thấp, trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh du lịch, dịch vụ thì có thể dùng nguồn từ hoạt động kinh doanh để trả nợ, tránh gia hạn hay chuyển nợ quá hạn. 1.3.2.5. Thẩm định tài sản đảm bảo Tài sản là: toàn bộ tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất tại trung tâm du lịch văn hoá thể thao Phú Sơn - phường Vũ Ninh- thị xã Bắc Ninh thuộc quyền quản lý và sử dụng của công ty giấy và bao bì Phú Giang được hình thành từ một phần vốn vay VP Bank. - Diện tích đất: 8968,7 m2 - Hình thức sử dụng: đất thuê 50 năm (đến năm 2053) để xây dựng trung tâm văn hoá thể thao Phú Sơn. Công ty đã trả tiền thuê đất hết 50 năm. - Tài sản gắn liền với đất: Toàn bộ vật kiến trúc của trung tâm du lịch văn hoá thể thao Phú Sơn đã được hình thành và sẽ được hình thành trong tương lai trên diện tích đất gồm: 1 san tennis, 02 nhà cột đã hoàn thành, 1 khách sạn 5 tầng, 1 bể bơi và các vật kiến trúc khác. Giấy tờ tài sản hiện có: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số A010085 do UBND tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 16/07/2004 Hợp đồng thuê đất Biên bản giao đất trên thực địa cho công ty giấy và bao bì Phú Giang. Giấy phép xây dựng của sở xây dựng Bắc Ninh. Giá trị tài sản: Tổng tài sản dự kiến đầu tư là hơn 29 tỷ đồng. Tuy nhiên theo cán bộ thẩm định tính toán và theo tiên lượng của phòng thẩm định tài sản đảm bảo thì tài sản trên khi hoàn thành giá trị đầu tư khoảng 31 tỷ đồng. Tính đến nay khối lượng công trình đã thực hiện là 15,226 tỷ đồng chiếm khoảng gần 50% giá trị đầu tư. Gồm: - Giá trị quyền sử dụng đất khoảng : 2.228.000.000 đồng - Giá trị tài sản gắn liền với đất : 12.998.000.000 đồng Tổng : 15.226.000.000 đồng Theo báo cáo của phòng thẩm định tài sản thì tài sản trên có thể đảm bảo cho khoản vay tối đa: 15 tỷ đồng tương đương với số vốn doanh nghiệp đã thực chi cho tài sản và bằng 50% giá trị tài sản khi hoàn thành theo dự toán. 1.3.3 Kết luận và đề xuất của cán bộ thẩm định 1.3.3.1. Kết luận Theo đánh giá của cán bộ tín dụng doanh nghiệp, công ty giấy và bao bì Phú Giang là một khách hàng: Có đủ tư cách pháp nhân Giám đốc công ty là người có trình độ và khả năng quản lý, tâm huyết với nghề nghiệp. đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm thực tế,có năng lực. Dự án khả thi Tài sản đảm bảo đủ giá trị. 1.3.3.2 Đề xuất: Từ phân tích và kết luận như trên, cán bộ thẩm định đề xuất cho công ty giấy và bao bì Phú Giang vay như sau: - Số tiền cho vay : 15.000.000.000 đồng - Mục đích vay vốn : Đầu tư xây dựng khu trung tâm du lịch văn hoá thể thao Phú Sơn. - Thời hạn cho vay : 96 tháng kể từ ngày nhận nợ đầu tiên, ân hạn gốc 1 năm - Lãi suất cho vay : 1% /tháng trong năm đầu tiên kể từ ngày nhận nợ. Từ năm thứ hai áp dụng lãi suất bằng lãi suất huy động tiết kiệm bằng VNĐ kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau của VP Bank + 0,3%/ tháng. - Kế hoạch trả nợ : ân hạn gốc 1 năm đầu tiên. kể từ năm thứ hai trả gốc đều theo quý - Tiền lãi : Trả hàng tháng - Tài sản đảm bảo : toàn bộ tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất tại trung tâm du lịch văn hoá thể thao Phú Sơn - phường Vũ Ninh thị xã Bắc Ninh thuộc quyền quản lý và sử dụng của công ty giấy và bao bì Phú Giang được hình thành từ một phần vốn vay VP Bank. - Giải ngân theo tiến độ xây dựng - Hợp đồng đảm bảo về tài sản phải được ký tại phòng công chứng nhà nước, tài sản phải được đảm bảo đăng ký giao dịch theo quy định. Tất cả các đề xuất nêu trên là hoàn toàn phù hợp với các điều kiện của VP Bank và của nhà nước và thuộc thẩm quyền xét duyệt của hội đồng tín dụng. 1.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỚI KHU TRUNG TÂM DU LỊCH VĂN HOÁ THỂ THAO PHÚ SƠN” Công tác thẩm định dự án “Đầu tư xây dựng mới khu trung tâm du lịch văn hoá thể thao Phú Sơn” đã tuân thủ chặt chẽ quy trình thẩm định, thời gian thẩm định được rút ngắn hơn so với quy định, dự án chỉ thẩm định trong vòng có 25 ngày. Có được kết quả như thế này là nhờ vào sự làm việc không mệt mỏi, tận tình của cán bộ thẩm định. Chính điều này đã tạo điều kiện rất tốt cho công ty giấy và bao bì Phú Giang đầu tư vào dự án trên đúng tiến độ thực hiện dự án. Việc phân cấp thẩm định là tương đối rõ ràng: cán bộ Đỗ Anh Vũ ở phòng thẩm định tài sản đảm bảo thẩm định tài sản đảm bảo, còn cán bộ Trần Việt Dũng thực hiện thẩm định các nội dung khác của dự án. Thông qua dự án này ta cũng thấy được sự linh hoạt của cán bộ thẩm định dự án tại chi nhánh Hà Nội ngân hàng VP Bank. Do đây là dự án xây dựng khách sạn nên có một số nội dung thẩm định có thể bỏ qua như nội dung thẩm định môi trường phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đạt được trong thẩm định dự án trên, thì có những nhược điểm nhất định: Thứ nhất, đây là dự án xây dựng khách sạn 4 sao, sân gôn sử dụng công nghệ thiết bị máy móc rất hiện đại thế nhưng nội dung này lại không được cán bộ thẩm định đề cập đến. Mặt khác dự án này tạo ra được khá nhiều công ăn việc làm cho người dân tại tỉnh Bắc Ninh, nhưng cán bộ thẩm định lại chưa xem xét đến hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Nội dung thẩm định cơ cấu tổ chức quản lý dự án cũng không được xem xét. Thứ hai,việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án cũng còn nhiều điểm cần phải xem xét: - Khi tính dòng thu của dự án cán bộ thẩm định không xem xét đến hai khoản thu là: giá trị thanh lý của các tài sản cố định cuối đời dự án và khoản thu hồi vốn lưu động. Giá trị thiết bị được khấu hao trong vòng 7 năm, cuối đời dự án đã hết nhưng nhà cửa vật kiến trúc thì được khấu hao trong vòng 20 năm trong khi dự án chỉ hoạt động trong có 9 năm. Đáng lẽ ra giá trị này phải được thu hồi, tức tính vào dòng thu của dự án. Còn vốn hoạt động năm đầu của dự án được tính vào tổng vốn đầu tư. Lượng vốn này sẽ được thu hồi vào cuối mỗi năm hoạt động, nếu năm đó cần bổ sung lượng vốn này thì sẽ được lấy từ lợi nhuận sau thuế. Và do vậy, cuối đời hoạt động của dự án khoản vốn này phải được thu hồi. Việc không tính hai khoản thu này làm cho việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính NPV, IRR không chính xác. - Việc xác định tỷ suất chiết khấu “r” là không chính xác. Tỷ suất chiết khấu được lấy đúng bằng lãi vay ngân hàng, cán bộ thẩm định đã không xem xét đến chi phí cơ hội của vốn tự có của chủ đầu tư, chưa tính đến những yếu tố khác như lạm phát, trượt giá… -Thứ 3, đây là một dự án chịu rất nhiều rủi ro về biến động của thị trường, thị hiếu người tiêu dùng… Với những dự án như thế này thì nội dung phân tích rủi ro của dự án là không thể thiếu nhưng nội dung này lại bị bỏ qua khi thẩm định. Đây là hạn chế rất lớn khi thẩm định dự án này. 1.5. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI-VP BANK 1.5.1. Những kết quả đạt được Tuy mới chỉ thành lập chưa đầy hai năm nhưng chi nhánh Hà Nội đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, tuyển chọn đội ngũ cán bộ thẩm định đặc biệt là không ngừng nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng. Thẩm định dự án đầu tư đã tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ, các cán bộ thẩm định đã thực hiệnh đúng quy trình nghiệp vụ thẩm định. Việc thẩm định tài sản được tách riêng ra với việc thẩm định dự án, công tác thẩm định khách hàng được đặc biệt chú trọng, thời gian thẩm định được rút ngắn một cách tối đa. Chính điều này làm cho chất lượng công tác thẩm định được nâng cao, số dự án thẩm định ngày một nhiều, số dự án không trả được nợ ngày càng giảm: Bảng 1.4: Số dự án đã thẩm định tại chi nhánh Hà Nội – VP Bank Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2005 2006 Số dự án đã thẩm định 42 51 Số dự án đã cho vay 39 47 Số tiền cho vay ( tỷ đồng) 1278 1786 Nguồn: Báo cáo hoạt động-Chi nhánh Hà Nội ngân hàng VP Bank Như vậy, bên cạnh những dự án được vay vốn thì còn có một số dự án không được vay vốn. Những dự án này không được vay vốn chủ yếu là do: sau khi cán bộ thẩm định tính toán lại thì thấy dự án không khả thi hoặc tài sản đảm bảo không đủ để đảm bảo cho khoản vay đó. 1.5.1.1. Về quy trình thẩm định dự án Trong thời gian qua, ngân hàng VP Bank đã ban hành quy trình tín dụng áp dụng thống nhất chung cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng. Quy trình được xây dựng dựa trên cơ sở sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, các bộ phận chức năng, sự phối hợp này diễn ra một cách khá hiệu quả, phát huy được tính độc lập của mỗi bộ phận nhưng không xảy ra tình trạng chồng chéo.Các bước trong quy trình thẩm định được quy định bài bản và khá logic từ việc gặp gỡ khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, đến việc kiểm tra thẩm định khách hàng cũng như hồ sơ vay vốn, lập tờ trình thẩm định… Quy trình thẩm định được quy điịnh một cách rõ ràng như vậy là cơ sở cho công tác thẩm định được diễn ra một cách thuận lợi và dễ dàng, nhanh chóng. 1.5.1.2. Về nội dung thẩm định Nội dung thẩm định được tách ra làm 10 nội dung nhỏ từ 7 nội dung chính, trong đó nội dung thẩm định kỹ thuật được tách ra thành 3 nội dung nhỏ là thẩm định địa điểm đầu tư, thẩm định kỹ thuật và thẩm định các yếu tố đảm bảo đầu vào của dự án. Việc tách 7 nội dung lớn thành 10 nội dung thẩm định như thế này giúp cán bộ phân tách được công việc thẩm định một cách dễ dàng hơn. Nội dung thẩm định dự án tại Ngân hàng ngày càng hoàn thiện đầy đủ hơn. Nếu trước đây, Ngân hàng chỉ tập trung thẩm định tài chính của dự án thì nay Ngân hàng đã thẩm định tât cả các nội dung của dự án từ thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án, thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật, thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội…Việc xem xét tất cả các nội dung của dự án giúp Ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ cho dự án một cách chính xác hơn, giảm thiểu những rủi ró có thể xảy ra đối với dự án, nâng cao chất lượng, hiệu quả của dự án. 1.5.1.3. Về thời gian thẩm định dự án Thời gian thẩm định được Ngân hàng quy định như sau: Bảng 1.5 : Thời gian thẩm định dự án tại Ngân hàng STT Công việc Thời gian tối đa 1 Tiếp xúc với khách hàng, thu thập hồ sơ Không quy định thời gian tối đa 2 Thẩm định của nhân viên tín dụng 7 ngày 3 Thẩm định của phòng thẩm định tài sản đảm bảo 5 ngày 4 Phản biện của C/O (do ban tín dụng, hội đồng tín dụng chỉ định) 7 ngày 5 Lãnh đạo phòng kiểm soát hồ sơ 2 ngày 6 Quyết định của ban tín dụng, hộiđồng tín dụng 7 ngày 7 Công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay và hồ sơ tín dụng 4 ngày Tổng thời gian giải quyết hồ sơ cho vay 27 ngày Nguồn: Phụ lục Quy trình tín dụng-Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp Ta có thể thấy thời gian thẩm định của Ngân hàng đã được rút ngắn, thời gian thẩm định tối đa với một dự án là 3 tháng, giúp cho chủ đầu tư không bị bỏ lỡ cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.5.1.4. Tổ chức và phân cấp thẩm định Chi nhánh Hà Nội có hai phòng làm công tác thẩm định dự án đó là: phòng tín dụng doanh nghiệp cá nhân tổ chức thẩm định những dự án vay vốn của cá nhân, còn phòng tín dụng doanh nghiệp tổ chức thẩm định những dự án trong và ngoài nước của doanh nghiệp. Riêng nội dung thẩm định tài sản thì phòng thẩm định tài sản chuyên trách thực hiện. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng quy định là đối với những dự án có mức vốn dưới hai tỷ đồng thì do ban tín dụng tiến hành thẩm định và những dự án có mức vốn lớn hơn 2 tỷ đồng, có tính chất phức tạp hơn thì do hội đồng tín dụng thẩm định. Việc phân cấp thẩm định một cách rõ ràng như trên giúp cho công tác thẩm định được tiến hành một cách nhanh chóng, không bị chồng chéo, đồng thời cũng dễ quản lý, theo dõi và kiểm tra dự án trong quá trình triển khai, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của dự án. 1.5.1.5. Về đội ngũ cán bộ thẩm định Đội ngũ cán bộ thẩm định của Ngân hàng hiện nay đều rất trẻ, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học, họ đều là những người có trình độ chuyên môn tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành về kinh tế, ngân hàng như: Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Học viện Ngân Hàng, Học viện Tài Chính…Do vậy mà họ rất am hiểu về thị trường, có trình độ chuyên môn, nắm vững quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đội ngũ cán bộ trẻ năng động nhiệt tình, Ngân hàng còn có nhiều cán bộ làm việc lâu năm, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu về dự án đặc biệt là những dự án lớn phức tạp. Công tác tổ chức đào tạo cũng được Ngân hàng rất chú trọng. Ngân hàng thường xuyên tổ chức những lớp đào tạo nghiệp vụ, nâng cao trình độ của cán bộ thẩm định. Hiện nay Ngân hàng đã có trung tâm đào tạo riêng. Bên cạnh đội ngũ giảng dạy là những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong công tác thẩm định, Ngân hàng còn mời những chuyên gia giỏi về thẩm định dự án đến giảng dạy tại Ngân hàng, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm. Chính nhờ vậy mà hiện nay Ngân hàng đã có một đội ngũ cán bộ thẩm định giỏi về chuyên môn, có tư cách đạo đức tốt. 1.5.1.6. Về công tác thu thập, quản lý, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định Thông tin là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng công tác thẩm định dự án. Hiểu rõ được điều đó, trong thời gian qua Ngân hàng luôn nỗ lực tăng cường công tác thu thập thông tin, tìm mọi biện pháp để lưu trữ thông tin một cách có hiệu quả phục vụ cho công tác thẩm định. Việc thu thập thông tin trong quá trình thẩm định ngày càng đa dạng phong phú. Nếu như trước đây thông tin chủ yếu do chủ đầu tư cung cấp, việc thẩm định chỉ xoay quanh việc kiểm tra tính hơp pháp của những số liệu mà chủ đầu tư cung cấp, thì nay việc kiểm tra các thông tin do chủ đầu tư cung cấp từ nhiều nguôn khác nhau như: kiểm tra thông tin từ tài liệu lưu trữ trên hệ thống liên ngân hàng , thông qua bạn hàng của doanh nghiệp, từ các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan, từ trung tâm phân tích tín dụng và phòng ngừa rủi ro ( CIC)… Có thể thấy rằng công tác thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin tại Ngân hàng ngày càng được chú trọng, quan tâm hơn. Cơ sở vật chất trang bị phục vụ cho công tác thẩm định tại Ngân hàng hiện nay cũng rất tốt. Tính trung bình 3 cán bộ thẩm định thì có hai máy tính nối mạng và một máy điện thoại dùng để thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin tốt hơn, từ đó rút ngắn thời gian thẩm định, nâng cao hiệu quả thẩm định tại Ngân hàng. 1.5.2. Những tồn tại và hạn chế Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong hai năm qua, công tác thẩm định của chi nhánh Hà Nội cũng còn những tồn tại và hạn chế như sau: 1.5.2.1. Về nội dung thẩm định Nội dung thẩm định của Ngân hàng được chi tiết ra thành 10 nội dung nhỏ nhưng trên thực tế trong quá trình thẩm định chỉ tập trung chủ yếu vào thẩm định nội dung thị trường và tài chính, còn các nội dung khác thì bỏ qua hoặc có thẩm định thì cũng thẩm định một cách rất sơ sài. Cụ thể là: Khi đánh giá về khía cạnh kỹ thuật, cán bộ thẩm định mới chỉ dựa trên những luận chứng mà khách hàng đưa ra, mà chưa thẩm định một cách kỹ càng thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của ngành. Ta có thể thấy rõ điều này thông qua việc thẩm định dự án “đầu tư xây dựng khu trung tâm du lịch,văn hoá,thể thao Phú Sơn”. Khía cạnh thẩm định kỹ thuật của dự án này mớichỉ dừng lại ở việc thẩm định địa điểm đầu tư mà chưa xem xét đến các khía cạnh khác như thẩm định giải pháp xây dựng, thẩm định các yếu tố bảo đảm đầu vào cho dự án. Các nộidung thẩm định khác như thẩm định cơ cấu tổ chức quản lý, thẩm định về môi trường sinh thái, thẩm định về hiệu quả kinh tế xã hội. Đây cũng là một trong những nội dung quyết định đến sự thành bại của dự án nhưng lại không được cán bộ thẩm định quan tâm một cách thích đáng. Khía cạnh thẩm định thị trường và khía cạnh thẩm định tài chính là hai khía cạnh được cán bộ thẩm định coi trọng nhất nhưng hai nội dung này cũng còn những tồn tại, những hạn chế. Cụ thể: ® Đối với khía cạnh thẩm định thị trường: cán bộ thẩm định chủ yếu dựa trên việc phân tích thị trường một cách định tính, các quyết định đưa ra đều thiếu cơ sở. Cán bộ thẩm địnhchưa sử dụng những phương pháp toán học trong phân tích và dự đoán cung cầu thị trường để phân tích. ® Đối với khía cạnh tài chính. Thứ nhất: Khi thẩm định tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, tốc độ bỏ vốn, ngân hàng thường chấp nhận theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện công tác thẩm định dự án tại chi nhánh Hà Nội ngân hàng VP Bank.docx
Tài liệu liên quan