MỤC LỤC
Mở bài 1
Chương I: Lý thuyết cơ bản 2
I Tổng quan về ngân hàng và dịch vụ của ngân hàng 2
1.1Khái niệm về ngân hàng 2
1. 2.Chức năng của ngân hàng 3
1.2.1 Trung gian tài chính 3
1.2.2 Tạo phương tiện thanh toán 4
1.2.3 trung gian thanh toán 5
II-Một số vấn đền về tín dụng của ngân hàng 6
2.1.Khái niệm tín dụng 6
2.2.Phân loại các nghiệp vụ tín dụng 7
2.2.1.phân theo hình thức cấp tín dụng 8
2.2.2.Phân theo thời gian: 19
III.Các khoản cho vay kinh doanh ngắn hạn 22
3.1.Khái niệm và đặc điểm cho vay kinh doanh ngắn hạn 22
3.2.Lý do cho vay kinh doanh ngắn hạn 23
3.2.1.Xuất phát từ nhu cầu vốn của doanh nghiệp 23
3.2.2. Xuất phát từ yêu cầu quản lý của NH 24
3.3. Các khoản cho vay kinh doanh ngắn hạn 25
3.3.1.Các khoản cho vay mua hàng dự trữ 25
3.3.2.Cho vay vốn lưu động 26
3.3.3.Cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng 27
3.3.4.Cho vay kinh doanh chứng khoán 28
3.3.5.Cho vay kinh doanh bán lẻ 29
3.3.6.Cho vay trên tài sản 30
3.4.Vai trò của cho vay kinh doanh ngắn hạn 30
3.4.1. Đối với nền kinh tế 31
3.4.2. Đối với doanh nghiệp 31
Chương II:Thực trạng và giải pháp cho vay kinh doanh ngắn hạn ở ngân hàng Eximbank Hà Nội 32
I.Giới thiệu về ngân hàng EXIMBANK Hà Nội 32
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Eximbank Hà Nội 32
1.1.1.Tổng quan về ngân hàng Eximbank 32
1.1.2.Quá trình hình thành của ngân hàng Eximbank Hà Nội 33
1.1.3.Quá trình phát triển của ngân hàng Eximbank Hà Nội 34
1.1.4.Cơ cấu tổ chức 35
1.2.Khái quát tình hình kinh doanh của ngân hàng Eximbank Hà Nội. 43
1.2.1.Huy động vốn 43
1.2.2.Hoạt động tín dụng 44
1.2.3.Kinh doanh ngoại tệ 46
1.2.4.Thanh toán quốc tế 47
1.2.6:Kết quả kinh doanh 49
II.Thực trạng cho vay kinh doanh ngắn han của ngân hàng EIB Hà Nội 49
2.1.Quy trình cho vay của ngân hàng Eximbank 49
2.1.1.Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay bằng ngoại tệ 49
2.1.2.Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay bằng đồng Việt Nam để kinh doanh, sản xuất. 53
2.2. Thực trạng cho vay kinh doanh ngắn hạn ở EIB Hà Nội 55
2.3. Đánh giá thực trạng cho vay kinh doanh ngắn hạn tại ngân hàng Eximbank 58
2.3.1.Kết quả 58
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân: 58
Chương III.Giải pháp để mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn 61
I Định hướng phát triển của chi nhánh 61
II. Giải pháp 61
2.1.Tăng cường các biện pháp huy động vốn đầu vào 61
2.2.Đa dạng hoá và sử dụng linh hoạt, phù hợp các hình thức tín dụng 62
2.3.Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý linh hoạt 63
2.4.Nâng cao công tác quản lý tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ tín dụng 63
2.5.Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, chủ động tìm kiếm 65
2.6.Mở rộng các dịch vụ khác nhằm thu hút doanh nghiệp 66
2.7.Nâng cao chất lượng công nghệ thông tin 66
2.8.Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát trong toàn Chi nhánh 67
2.9. Thu hồi nợ quá hạn. 68
Kết luận 69
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Mặc dù ngày nay ngânhàng không còn đơn thuần chỉ cho vay các khoản tự thanh toán như trước mà trong danh mục của nó đã xuất hiện thêm nhiều loại hình cho vay khác nhưng các khoản cho vay ngắn hạn - thường mang tính tự thanh toán - vẫn chiếm hơn 50% tổng giá trị các khoản mục cho vay kinh doanh trong hoạt động ngân hàng. Trên thực tế, phần lớn kì hạn của các khoản cho vay kinh doanh này chỉ kéo dài trong một vài tuần hoặc một vài tháng và thường liên quan chặt chẽ với nhu cầu tiền mặt ngắn hạn của người vay để phục vụ cho việc tài trợ mua hàng hoặc để trang trải chi phí sản xuất, nộp thuế, trả lãi cho trái phiếu cho các khoản nợ khác, trả cổ tức cho cổ đông.
3.3.2.Cho vay vốn lưu động
Đây là những khoản vay ngắn hạn đối với các hãng kinh doanh, với kỳ hạn kéo dài từ vài ngày đến 1 năm. Các khoản vay vốn có những đặc điểm gần giống với các khoản cho vay tự thanh toán nhuư đã được đề cập ở trên.
Thông thường các khoản vay vốn lưu động được sử dụng để đáp ứng mức sản xuất và nhu cầu tín dụng trong các thời kỳ cao điểm của chu kỳ kinh doanh. Ví dụ, một hãng sản xuất quần áo dự đoán rằng nhu cầu đối với quần áo học sinh vào mùa thu và quần áo ấm vào mùa đông là rất lớn, hãng này sẽ cần các khoản tín dụng ngắn hạn vào cuối mùa xuân và mùa hạ để mua vải và thuê thêm công nhân nhằm tăng sản lượng để đáp ứng hàng hoá cho người bán lẻ trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12. Ngân hàng của hãng sẽ lập ra một hạn mức tín dụng thời hạn từ 6 đến 9 tháng cho phép hãng sản xuất quần áo có thể rút tiền khi cần trong suốt giai đoạn này. Quy mô của hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở dự tính về lượng vốn lớn nhất mà hãng có thể sẽ cần tại bất cứ thời điểm nào trong suốt kỳ hạn của hợp đồng tín dụng. Những khoản vay như vậya thường được tái lập với điều kiện người vay đã trả toàn bộ hoặc một phần đáng kể khoản vay.
Thông thường, các khoản cho vay vốn lưu động được đảm bảo bằng các khoản phải thu hoặc được thế chấp bằng hàng tồn kho và khách hàng sẽ phải chịu lãi suẩt (thường là) thả nổi trên lượng tiền vay thực tế họ đã sử dụng. Khoản lệ phí cam kết được tính trên phần tín dụng thuộc hạn mức không sử dụng và đôi khi được tính trên toàn bộ giá trị của hạn mức. Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải có số dư bù tiền gửi.Số dư bù bao gồm lượng tiền gửi tối thiểu bắt buộc được xác định trên cở sở quy mô của hạn mức tín dụng.
3.3.3.Cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng
Một hình thức cho vay ngắn hạn có bảo đảm phổ biến trong ngân hàng thương mại là cho vay hỗ trợ các công trình xây dựng nhà ở, các toà nhà văn phòng , trung tâm thương mại và các công trình khác. Mặc dù thời gian xây dựng công trình kéo dài nhưng các khoản cho vay lại chỉ mang tính tạm thời. Các khoản cho vay này cung cấp vốn cho bên thi công để thuê công nhân, thuê thiết bị xây dựng, mua vật liệu xây dựng và giải phóng mặt bằng. Khi giai đoạn cây dựng kết thúc, bên thi công thường vay thế chấp dài hạn từ các tổ chức tài chính khác (như công ty bảo hiểm hay quỹ hưu trí) để lấy tiền thanh toán cho các khoản vay xây dựng ngắn hạn. Trong thực tế, chỉ khi công ty xây dựng chắ hcắan có được một cam kết cho vay thế chấp để tiếp tục tài trợ dài hạn cho dự án sau khi kết thúc giai đoạn xây dựng thì ngân hàng mới thực hiện các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn. Gần đây, một vài ngân hàng đã cho vay với thời hạn khá dài từ 5 đến 7 năm, cung ứng vốn cho việc xây dựng và hoạt động trong giai đoạn của công trình.
3.3.4.Cho vay kinh doanh chứng khoán
Những người kinh doanh chứng khoán chính phủ và chứng khoán tư nhân thường cần sự hỗ trợ vốn ngắn hạn để mua chứng khoán mới và duy trì danh mục đầu tư chứng khoán hiện có cho tới khi các chứng khoán này được bán hoặc đến hạn thanh toán.Các ngân hàng lớn nhất thường sẵn sàng cho vay đối với người kinh doanh chứng khoán vì những khoản cho vay này có chất lượng cao,thường được đảm bảo bằng chứng khoán chính phủ mà nhà kinh doanh chứng khoán nắm giữ. Hơn nữa, nhiều khoản vay kinh doanh chứng khoán có kỳ hạn rất ngắn,chỉ vay qua đêm hoặc vài ngày, nhờ vậy ngân hàng có thể nhanh chóng thu hồi hoặc cho vay các khoản mới với lãi suất cao hơn nếu thị trường tín dụng trở nên căng thẳng.
Một hình thức tín dụng ngân hàng khác thuộc loại này là cho vay đối với các ngân hàng đầu tư, hỗ trợ cho hoạt động bảo kãnh phát hành trái phiếu, cổ phiếu công ty và các giấy nợ chính phủ.Việc bảo lãnh phát hành chứng khoán thường diễn ra khi ngân hàng đầu tư giúp đỡ khác hàng trong việc mua lãi công ty khác,giúp đỡ công ty phát hành đầu tư giúp đỡ khách hàng trong việc mua lại công ty khác, giúp đỡ công ty phát hành chứng khoán lần đầu, phát hành thêm cổ phiếu để tăng quy mô vốn kinh doanh hiện có hoặc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư mới.Khi ngân hàng bán chứng khoán mới cho cácnhà đầu tư trên thị trường vốn thì khoản vay cùng với lãi sẽ được hoàn trả.
Ngân hàng cũng tiến hành cho vay trực tiếp đối với các tổ chức và cá nhân để mua cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng quyền chọn và các công cụ tài chính khác.Cục dự trữ liên bang Mỹ đã đưa ra quy định về việc cho vay tối đa là 50% giá trị chứng khoán được mua (theo quy định U). Tuy nhiên để hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường vốn đối với các doanh nghiệp nhỏ, Cục dự trữ liên bang Mỹ đã ban hành quy định mới vào tháng 12/1997-Có hiệu lực từ 1/4/1998. Cho phép ngân hàng được quyền cho vay tới 100% tổng giá trị chứng khoán được mua của công ty nhỏ có đăng ký trên NASDAQ.
3.3.5.Cho vay kinh doanh bán lẻ
Các ngân hàng hỗ trợ người tiêu dùng trong việc mua trả góp xe máy , đồ dùng gia đình nội thất và các hàng hoá lâu bền khác bằng cách tài trợ cho các khoản phỉa thu mà người bán hàng hoá này sẽ nhận đựoc khi họ ký hợp đồng bán hàng trả góp. Hợp đồng trả góp sẽ đựơc ngân hàng của người bán kẻ xem xét. Nếu đáp ứng các yêu cầu tín dụng, ngân hàng sẽ mua những hợp đồng này với một mức lãi suất thay đổi tuỳ theo chất lượng tín dụng người vay vốn, chất lượng của vật thế chấp và thời gian của mỗi khoản vay.
Đối với những người kinh doanh mô tô, ti vi, đồ nội thất và các hàng hoá lâu bền khác, ngân hàng có thể đồng ý tài trợ toàn bộ dự trữ tồ kho thông qua việc xác định kế hoạch sàn. Ngân hàng sẽ cấp tìn dụng cho người bán kẻ để họ có thể yêu cầu hãng sản xuất chuyển hàng. Lúc đầu hầu hết cáckhoản vay như vậy có kỳ hạn 90 ngàyvà sau đó có thể được tái gia hạn với thời gian một tháng hay vài tháng. Để có đươcj khoản tín dụng này, người bán lẻ phải ký hợp đồng đảm bảo an toàn cho phép ngân hàng có quyền sở hữu hàng hoá trong trường hợp họ không thể thanh toán khoản vay. Sau đó, Nhà sản xuất sẽ có thể chuyển hàng cho người bán lẻ và gửi hoá đơn thanh toán cho ngân hàng. Định kỳ, ngân hàng sẽ cử cán bộ tới kiểm tra hàng hoá trong kho của người bán lẻ để xác định lượng hàng hoá đã được bán và lượng hàng tồn kho.Sau khi bán được hàng hoá, người bán lẻ sẽ gửi séc tới ngân hàng để thanh toán dầnkhoản nợ cho ngân hàng (được hiểu như một thoả thuận “trả tiền khi bán được hàng”).
Nếu cán bộ ngân hàng xác định thấy bất lỳ một hàng hoá nào đã được bán mà ngân hàng không nhận được tiền thanh toán (được hiểu như là “bán lận”) thì cán bộ ngân hàng sẽ phải yêu cầu người bán lẻ viết ngay séc trả tiền cho số hàng hoá đó. Nếu người bán lẻ không thanh toán được, ngân hàng có thể buộc phải thu hồi hàng và trả một phần hoặc toàn không thanh toán được, ngân hàng có thể buộc phải thu hồi hàng và trả lại một phần hoăc toàn bộ số hàng đó cho nhà sản xuất để thu hồi số vốn vay.Hợp đồng kế hoạch sàn thường bao gồm một khoản dự phòng tổn thất tín dụng, tích luỹ từ các khoản lãi thu được khi người vay trả tiền.Quy mô của quỹ dự phòng sẽ giảm nếu có bất cứ khoản vay nào không được giảm trừ một phần số lãi của hợp đồng trả góp.
3.3.6.Cho vay trên tài sản
Trong những năm gần đây, các khoản cho vay trên tài sản là khoản tín dụng được bảo đảm bằng các tài sản ngắn hạn của hãng, được dự tính sẽ chuyển thành tiền mặt trong tương lai, ngày càng nhiều một tỷ trọng lớn trong tổng cho vay ngắn hạn. Tài sản chủ yếu được dùng để đảm bảo cho các khoản vay bao gồm các khoản phải thu, nguyên vật liệu hoặc thành phẩm tồn kho. Ngân hàng cho vay theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá trị ghi sổ của tài khoản phải thu hoặc trên giá trị hàng tồn kho.
Đối với hầu hết những khoản cho vay được thế chấp bằng các khoản phải thu hay hàng tồn kho, doanh nghiệp đi vay vẫn có quyền sở hữu đối với tài sản.Tuy nhiên, đôi khi quyền sở hữu cũng được chuyển sang cho ngân hàng để hạn chế rủi ro khi một số khoản nợ không được thanh toán như dự tính. Do ngân hàng phải gánh chịu hoàn toàn các chi phí phát sinh thêm và rủi ro của khoản cho vay bao thanh toán nên ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất chiết khấu cao hơn và cho doanh nghiệp vay ít hơn giá trị ghi sổ của các khoản phải thu.
3.4.Vai trò của cho vay kinh doanh ngắn hạn
Cho vay kinh doanh ngắn hạn có vai trò rất quan trọng tron đời sống kinh tế, xã hội. Đây là nguồn vốn lớn của nền kinh tế. Nguồn vốn ngắn hạn vay NHTM đã góp phần ổn định, duy trì và mở rộng sản xuất đối với doanh nghiệp, nâng cao đời sống của các cá nhân, là cơ sở cho một nền kinh tế ổn định và phát triển. Cho vay kinh doanh ngắn hạn có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng,trong đó ngân hàng bản thân cũng là một doanh nghiệp.
3.4.1. Đối với nền kinh tế
Là một trung gian tài chính, NHTM là nơi tập trung tích tụ vốn và phân bổ đầu tư có hiệu quả trong nền kinh tế. Cho vay là một hoạt động mang tính chất đầu tư cho nền kinh tế của NHTM. Trong khi thị trường chứng khoán, các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, các quỹ đầu tư…là chủ yếu trong việc đưa vốn trung và dài hạn vào nền kinh tế thì kênh dẫn vốn ngắn hạn lại chủ yếu là NHTM. Thị trường tiền tệ với trung gian tài chính là NHTM luôn là nơi cung cấp nguồn vốn rất lớn.
3.4.2. Đối với doanh nghiệp
-Cho vay kinh doanh ngắn hạn là nguồn bổ sung kịp thời cho các nhu cầu về vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Nguồn vốn này giúp các doanh nghiệp tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh hoặc giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tạm thời về tài chính. Trong nhiều trường hợp, vay vốn ngân hàng còn là giải pháp nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt kịp những cơ hội kinh doanh, tận dụng được thời cơ phát triển sản xuất.
-Cho vay kinh doan ngắn hạn là yếu tố kích thích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các điều kiện cho vay ngăn hạn tạo áp, lực buộc doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Đối với doanh nghiệp lớn thì phần lớn vốn lưu động đều vay ngân hàng dưới hình thức cho vay ngắn hạn ứng trước nhằm đáp ứng các cơ hội kinh doanh. Do tính chất của cho vay ứng trước là doanh nghiệp phải trả lãi trên toàn bộ dư nợ, kể cả phần dư nợ chưa sử dụng đến, cho nên bắt buộc doanh nghiệp phải quay vòng vốn.
Chương II:Thực trạng và giải pháp cho vay kinh doanh ngắn hạn ở ngân hàng Eximbank Hà Nội
I.Giới thiệu về ngân hàng EXIMBANK Hà Nội
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Eximbank Hà Nội
1.1.1.Tổng quan về ngân hàng Eximbank
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của chủ tịch hội đồng bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam(Việt Nam Export Import Bank),Là một trong những ngân hàng cổ phần thương mại đầu tiên của Việt Nam.Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990.Ngày 06/04/1992 Thống đốc ngân hàng nhà nước kí giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint-Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến tháng 12 năm 2006 vốn điều lệ của Eximbank là 1.212.371.000.000 đồng VN. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 26 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, và TP.HCM. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 640 ngân hàng ở trên 65 quốc gia trên thế giới
Eximbank cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng tầm cỡ quốc tế,như: Tiết kiệm tiền gửi, tín dụng bảo lãnh, thanh toán quốc tế-chiết khấu chứng từ ,dịch vụ tài chính - du họ, kinh doanh ngoại tệ ,thẻ tín dụng,và các dịch vụ ngân hàng khác: Ngân quỹ, tư vấn tài chính tiền tệ, dịch vụ địa ốc, truy vấn tài khoản, dịch vụ chuyển tiền, Home banking, telephone-banking, SMS banking… Eximbank không ngừng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại,tiếp cận với các sản phẩm tài chính hiện đại trên thế giới.
Eximbank có một hệ thống mạng lưới rộng khắp các vùng địa lý tại 64 quốc gia trên thế giới , Eximbank là cầu nối ,mở đường kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác trên thế giới .
Ngoài ra , Eximbank còn là ngân hàng TMCP hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ . Eximbank đã triển khai các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cho khách hàng như mua bán giao ngay (spot),mua bán kỳ hạn (forward),hoán đổi (swap),và quyền lựa chọn tiền tệ (option).Ngoài ra ,khả năng cạnh tranh của Eximbank còn thể hiện ở lĩnh vực thanh toán quốc tế ,tài trợ xuất khẩu,và nghiệp vụ thẻ.
Eximbank là ngân hàng TMCP đầu tiên được chọn tham gia “Hệ thống thanh toán và hiện đại hoá ngân hàng “ do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng thế Giới .Dự án Hợp Tác Đức _Việt (GTZ )cũng đang hợp tác ,hỗ trợ Eximbank trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ.Ngoài ra các ngân hàng đại lý như Wachovia,Credit Suisse…cũng chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về mặt chuyên môn cho Eximbank thông qua các hội thảo ngắn ngày.Hiện tại , Eximbank là thành viên chính thức về mặt chuyên môn cho Eximbank thông qua các MasterCard International,Visa International,Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam,Hiệp Hội các định chế tài trợ và phát triển khu vực Đông Nam Á –Thái Bình Dương(ADFIAP),và là thành viên thường trực của hiệp hội Ngân hàng Châu Á(ABA).
1.1.2.Quá trình hình thành của ngân hàng Eximbank Hà Nội
Chi nhánh Eximbank Hà Nội là một trong những chi nhánh đầu tiên được thành lậo theo giấy chấp thuận số 0002 ngày 22/09/1992 của NHNN và theo giấy phép đặt tại văn phòng chi nhánh số 00503/GP-UB của UBND thành phố Hà Nội.Tháng 11/1992 Eximbank Hà Nội bắt đầu đi vào hoạt động tại địa điểm tạm thời 66B Trần Hưng Đạo,nay có trụ sở chính đặt tại 19 phố Trần Hưng Đạo,Quận Hoàn Kiếm,Hà Nội.Ngoài trụ sở chính hiện nay , Eximbank Hà Nội còn có các chi nhánh cấp II là Chi nhánh Láng Hạ tại 54 K1 Thành Công ,Quận Ba Đình ,Hà Nội.Chi Nhánh Hai Bà Trưng tại 384 Bạch Mai ,Quận Hai Bà Trưng ,Hà Nội.Chi nhán Long Biên Tại 562 Nguyễn Văn Cừ,Quận Long Biên,Hà Nội.
Eximbank chi nhánhHà Nội có :
Trụ sở :Số 19,phố Trần Hưng Đạo,Quận Hoàn Kiếm ,Hà Nội.
Fax: (84.4)826 7798
Telex: 411308 EIBHN VT
SWIFT:EBVIVN2X
Wesbite:http:// eximbank.com.vn
Cũng như Ngân hàng chính , Eximbank Hà Nội là đơn vị chuyên doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu và kinh doanh xuất khẩu , đồng thời trong xu hướng xây dựng Eximbank trở thành một ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ , đa năng ,hiện đại kết hợp tài trợ xuất nhập khẩu, Eximbank Hà Nội đã thực hiện tốt công tác phục vụ khách hàng khu vực phía Bắc ,hỗ trợ hoạt động của Eximbank tại hội sở chính và các chi nhánh khác trong cùng hệ thống.hoạt động kinh doanh ngân hàng hiệu quả làm tăng vốn cho hệ thống.
1.1.3.Quá trình phát triển của ngân hàng Eximbank Hà Nội
Từ năm 1992-2000 là quá trình xây dựng và tăng trưởng của ngân hàng,quá trình này ngân hàng mới được thành lập nên gặp nhiều khó khăn,tuy nhiên vào giai đoạn này ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu và phát triển khá mạnh.
Đến năm 2001-2002 ngân hàng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt do tỷ lệ nợ quá hạn rất cao ,và thời gian dài không có lãi .Trong hoàn cảnh khó khăn đó ,ngân hàng đã có những giải pháp hợp lý ,kiên trì để vượt qua sóng gió.
Năm 2003, Eximbank đã phát hành cổ phiếu ,cơ cấu lại nguồn vốn tăng năng lực tài chính và nâng hệ số an toàn vốn từ 7,16% đến 10,02%,nhưng đồng thời cũng tạo áp lực nặng nề từ phía các cổ đông muốn chia cổ tức .Các chi nhánh được chỉ đạo phải tự cân đối nợ, có thể mở rộng quy mô nhưng phải tiết kiệm chi phí,tăng hiệu suất lao động.Toàn ngân hàng quyết tâm vượt khó khăn này. Cùng tham gia xử lý nợ với Eximbank có các chuyên gia của ngân hàng Nhà Nước và ngành ngân hàng .
Quý ba năm 2004, công ty mua bán nợ Bộ Tài chính đã mua một số khoản nợ có thế chấp của Eximbank, giúp giảm gánh nặng cho ngân hàng. Việc xử lý nợ là cần thiết nhưng việc kinh doanh không thể ngừng lại. Eximbank đã nỗ lực phát triển thế mạnh của mình là mảng thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ ,lấy lại niềm tin nơi khách hàng. Eximbank đã tạo ra được những dịch vụ mới mạng tính riêng biệt với giá hấp giẫn ,chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao .Từ năm 2001 ,ngân hàng đã có lãi nhưng tất cả đều trích dự phòng rủi ro. Đến năm 2005,lợi nhuận trước thuế của ngân hàng là 224 tỷ đồng ,sau bù đắp rủi ro dư 19 tỷ đồng ngân hàng đã quyết định chia cổ tức với tỷ lệ là 3,2%.Năm 2006 lợi nhuận tăng lên là 23 tỷ.Với những nỗ lực của mình ,tới nay Eximbank đã vượt qua khỏi khó khăn và đang có những bước phát triển mới khả quan.Ngân hàng đã đạt mục tiêu không chỉ lợi nhuận mà còn cả thị phần trên thị trường tài chính .Chậm hơn các ngân hàng khác do gặp phải những khó khăn ,trong năm 2007 ngân hàng Eximbank Việt Nam nói chung và ngân hàng Eximbank Hà Nội nói riêng đang cố gắng hết mình để tiến tới hội nhập và phát triển. Đến nay ngân hàng đã thực hiện nhiều dịch vụ , đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng,hướng tới nghiệp vụ vừa truyền thống vừa hiện đại.
1.1.4.Cơ cấu tổ chức
1.1.4.1.Ban Giám Đốc
Ban giám đốc Eximbank Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn điều hành mọi hoạt động của chi nhánh ,quản lý tài sản và nhân sự của chi nhánh theo các quy đinh của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Eximbank Việt Nam,chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và trước pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Phòng Tín Dụng _Đầu Tư
Phòng Dịch vụ khách hàng
Phòng Thanh Toán quốc tế
Phòng Ngân Quỹ
Phòng KD Tổng Hợp
Phòng HC Nhân Sự
Ban giám đốc
Tổ PCCN-Thẩm Định Giá
Tổ Kiểm Tra Nội Bộ
Tổ xử lý thông tin
Phòng Giao Dịch Hàng Than
Phòng Giao Dịch Bạch Mai
Sơ Đồ 1.1.4:Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
.
1.1.4.2.Phòng tín dung –đầu tư:
Là bộ phận quan trọng trong nghiệp vụ sử dụng vốn mang lại hiệu quả phát triển sản xuất ,thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ,tăng tích luỹ.
Phòng tín dụng _đầu tư chia làm nhiều tổ :tổ tín dụng doanh nghiệp ,tổ tín dụng cá nhân,tổ cho vay du học ,tổ bảo lãnh…
Nhiệm vụ chung của phòng :
-Nghiên cứu ,nắm tình hình thu lượm thông tin kinh tế ,lập hồ sơ kinh tế , phân tích khách hàng và tính toán hiệu quả kinh tế để đầu tư .
-Cho vau theo dõi việc sử dụng vốn vay ,thu hồi nợ vay,
-Hợp tác liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế để sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả .
-Nghiên cứu các yêu cầu bảo lãnh thanh toán ,dự thầu,thực hiện hợp đồng …cho khách hàng .
-Thực hiện công tác tư vấn ,cho vay du học .
-Báo cáo các thống kê và phân tích hiệu quả kinh tế về nghiệp vụ tín dụng bảo lãnh và đầu tư.
-Một trong những nhiệm vụ quan trọng của phòng tín dụng là nghiên cứu lập các hồ sơ kinh tế của các đơn vị và tổ chức kinh tế có quan hệ tín dụng với ngân hàng để theo dõi tình hình hoạt động ,năng lực tài chính ,khả năng thực hiện kế hoạch …nhằm ra quyết định cho vay , đảm bảo vốn cho vay sử dụng đúng mục đích ,có hiệu quả , đảm bảo trả được nợ vay.
1.1.4.3.Phòng Dich vụ khách hàng
-Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế toán giao dịch trực tiếp với khách hàng theo đúng các quy định.
-Thực hiện việc đóng ,mở tài khoản cho khách hàng ,thực hiện các giao dịch có liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Eximbank Hà Nội.
-Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu ,bảo lãnh thực hiện hợp đồng ,bảo lãnh phát hành có ký quỹ đủ 100%.
-Thực hiện nghiệp vụ rút vốn ,lãi các sổ tiết kiệm của Eximbank Hà Nội ,hạch toán nghiệp vụ cầm cố sổ tiết kiệm theo yêu cầu của các phòng có liên quan
-Thực hiện các nghiệp vụ chi lương bằng chuyển khoản của các khách hàng là doanh nghiệp.
-Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến dịch vụ kiều hối ,bán ngoại tệ đi công tác nước ngoài cho các doanh nghiệp có tài khoản tại ngân hàng Eximbank,bán ngoại tệ phục vụ cho du học sinh .
-Trao đổi, phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan để phối hợp công tác nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán giao dịch của chi nhánh.
1.1.4.4 Phòng thanh toán quốc tế.
-Tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu có chứng từ của khách hàng Eximbank Hà Nội theo đúng quy định.
-Thực hiện việc phát hành ,tiếp nhận ,tu chỉnh ,thanh toán L/C,nghiên cứu kỹ các điều khoản ,kịp thời phát hiện những điểm không hợp lý để lưu ý đơn vị xuất nhập khẩu tu chỉnh .
-Hướng dẫn đơn vị xuất nhập khẩu lập chứng từ thanh toán cho chính xác ,nghiên cứu ,tư vấn cho cá đơn vị xuất khẩu , áp dụng linh hoạt phương thức thanh toán có lợi nhất.
-Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu chứng từ xuất hàng cho doanh nghiệp theo quy định .
-Thực hiện lệnh thanh toán cho ngâ nhàng nước ngoài liên quan đến nghiệp vụ thanh toán L/C và nhờ thu của các chi nhánh trong hệ thống Eximbank thưo đề nghị của chi nhánh .
-Thực hiện các thủ tục đòi tiền hàng xuất khẩu với ngân hàng nước ngoài và đối với jhách hàng xuất khẩu liên quan tới nghiệp vụ thanh toán xuẩt khẩu.
-Thu các khoản thủ tục phí , điện phí đối với ngân hàng và khách hàng xuất khẩu liên quan tới nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu
-Chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng nước ngoài cho các chi nhánh theo L/C ,nhờ thu hàng xuất khẩu.
-Kiểm soát lại các nghiệp vụ liên quan trong khâu đối ngoại trước khi chuyển tiền ra nước ngoài .
-Cập nhập và theo dõi lượng nghiệp vụ giao dịch của từng khách hàng để kịp thời đề ra phương án tiếp thị từng thời điểm ,từng tháng ,quý ,năm.
1.1.4.5.Phòng Ngân quỹ:
Bộ phận thu đổi tiền ,mua bán ngoại tệ tại quầy thu phát tiền ,kiểm đếm tiền và boả quản tiền ,các dấy tờ có giá trị.
Nhiệm vụ của phòng là :
-Thực hiện thu chi chính xác kịp thời và quản lý chặt chẽ tiền mặt nội tệ và ngoại tệ ,séc và các giấy tờ có giá trị ở kho quỹ,Theo dõi tồn quỹ để kịp thời báo cáo với lãnh đạo để có kế hoạch điều chuyển.
-Thực hiện đúng nội quy ,chế độ ,ghi chép đối chiếu ,bảo quản kho quỹ để đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản.
-Ngiên cứu biện pháp chống tiền giả ,theo dõi ngoại tệ đang lưu hành và hết thời hạn lưu hành ,phổ biến và hướng dẫn các đơn vị thu ngoại tệ tránh nhầm lẫn thất thoát tài sản.
-Thực hiện các nghiệp vụ mua bán ,thu đổi ngoại tệ và VND tại quầy,phòng ngân quỹ bao gồm các tổ giao dịch thu ,giao dịch chi ,tổ mua bán và thu đổi ngoại tệ,tổ tiết kiệm,tổ kho và kiểm ngân.
1.1.4.6.Kinh doanh tổng hợp:
-Thực hiện việc quản lý tài khoản tiền gửi của chi nhánh tai ngan hàng Nhà Nước và các ngân hàng thương mại trong nước .giao nhận chứng từ ,hạch toán các báo cáo đối chiếu ,tra soát ,theo dõi số dư tài khoản ,có kế hoạch điều vốn đảm bảo đủ vốn thanh toán.
-Thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ ,xử lý ,thực hiện các lệnh chuyển tiền nhận từ phiên thanh toán bù trừ và hạch toán .
-Quản lý tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại ngân hàng nước ngoài ,xử lý các điện thanh toán ,hạch toán ,tra soát , đối chiếu .Theo dõi số dư tài khoản ,có kế hoạch điều chuyển vốn để đảm bảo đủ vốn thanh toán.
-Thực hiện các chỉ thị ,văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ của hội sở .
-Nhật ký chứng từ :tâp hợp và lưu trữ chứng từ hàng ngày theo đúng chế độ.
-Cân đối kế toán hàng ngày ,hàng tháng,thực hiện công tác quyết toán năm.
-Thực hiện việc lập ,kiểm tra,kiểm toán các báo cáo tài chính
-Thanh toán các khoản chi phí quản lý theo đúng chế độ .
-Quản lý về mặt kế toán các tài sản mà Eximbank Hà Nội đang quản lý và khai thác
-Hạch toán tiền mặt ,tài sản quý ,giấy tờ có giá theo đúng chế độ .Hướng dẫn ,kiểm tra việc mở và ghi chép sổ sách thủ quỹ,thủ kho .
-Kiểm quỹ cuối ngày đảm bảo khớp đúng giữa sổ sách kế toán và thủ quỹ . Tổ chức kiểm kê định kì hoặc đột xuất đảm bảo khớp đúng giữa tồn quỹ thực tế với tồn quỹ trên sổ sách kế toán và sổ sách thủ quỹ ,thủ kho quỹ.
-Xây dựng nội quy và lề lối làm việc của phòng nhằm đảm bảo hiệu quả công tác và giữ bí mật tài liệu ,thông tin do phòng quản lý.
Tổ thẻ tín dụng
-Thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong và ngoài nước theo đúng quy định.
-Thực hiện thẩm định hồ sơ khách hàng một cách có hệ thống ,chặt chẽ ,có chất lượng và hạn mực tín dụng được xác định phù hợp với từng đối tượng khách hàng theo từng thời kỳ đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất.
-Theo dõi tình hình thanh toán các khoản tín dụng ,các loại phí mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng để kịp thời thu hồi đúng hạn .
-Thực hiện việc mở , đóng tài khoản và hạch toán theo đúng chế độ về hạch toán nghiệp vụ liên quan đến thẻ tín dụng.
-Đề xuất và xây dựng kế hoạch tiếp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội.docx