Mục lục
Trang
Lời nói đầu Error! Bookmark not defined.
Chương I: Tổng quan về hoạt động cho vay mua nhà ở của Ngân hàng thương mại Error! Bookmark not defined.
1.1. Ngân hàng thương mại và các loại hình cho vay của Ngân hàng thương mại Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại Error! Bookmark not defined.
1.1.2.1. Huy động vốn Error! Bookmark not defined.
1.1.2.2. Cho vay Error! Bookmark not defined.
1.1.2.3. Thanh toán Error! Bookmark not defined.
1.1.2.4 Các hoạt động khác Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Các hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại Error! Bookmark not defined.
1.1.3.1. Căn cứ vào kỳ hạn cho vay Error! Bookmark not defined.
1.1.3.2. Căn cứ vào tính chất bảo đảm vốn vay Error! Bookmark not defined.
1.1.3.3. Căn cứ vào phương thức cho vay Error! Bookmark not defined.
1.1.3.4. Căn cứ vào phương thức hoàn trả Error! Bookmark not defined.
1.1.3.5. Căn cứ vào mục đích sử dụng món vay Error! Bookmark not defined.
1.2 . Cho vay mua nhà ở của Ngân hàng thương mại Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm cho vay mua nhà ở Error! Bookmark not defined.
1.2.2.1. Đặc điểm về đối tượng vay Error! Bookmark not defined.
1.2.2.2. Đặc điểm về quy mô khoản vay Error! Bookmark not defined.
1.2.2.3. Đặc điểm về rủi ro, lãi suất, sinh lời và thời gian cho vay Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Các phương thức cho vay mua nhà Error! Bookmark not defined.
1.2.4.Vai trò của cho vay mua nhà Error! Bookmark not defined.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay mua nhà ở của NHTM Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Các nhân tố khách quan Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan Error! Bookmark not defined.
Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà ở tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Nội. Error! Bookmark not defined.
2.1. hoạt động cho vay mua nhà tại các NHTM Việt Nam Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Cở sở pháp lý của hoạt động cho vay mua nhà Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Thực trạng cho vay mua nhà của các Ngân hàng thương mại Error! Bookmark not defined.
2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Mhb Error! Bookmark not defined.
2.3. Thực trạng cho vay mua nhà tại MHb Hà Nội Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Thể lệ cho vay mua nhà, xây dựng nhà, sửa chữa nhà tại MHB Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Quy trình nghiệp vụ cho vay mua nhà tại MHB Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Thực trạng cho vay mua nhà tại MHB Hà Nội Error! Bookmark not defined.
2.4. Đánh giá về hoạt động cho vay mua nhà tại MHB Hà Nội Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Kết quả đạt được của MHB Hà Nội trong hoạt động cho vay mua nhà Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của MHB Hà Nội trong hoạt động cho vay mua nhà Error! Bookmark not defined.
Chương III: Giải pháp mở rộng cho vay mua nhà Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội. Error! Bookmark not defined.
3.1. Nhu cầu nhà ở trong tương lai và định hướng, quan điểm, nguyên tắc hoạt động cho vay mua nhà của MHB Hà Nội Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Dự đoán về tình hình Bất động sản trong tương lai và nhu cầu của người tiêu dùng về cho vay mua nhà Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Định hướng cho vay mua nhà của MHB Hà Nội Error! Bookmark not defined.
3.2. Giải pháp mở rộng cho vay mua nhà của MHB Hà Nội Error! Bookmark not defined.
3.2.1. MHB Hà Nội cần chú trọng đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng đặc biệt là nhu cầu mua nhà trong thời gian tới Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Các giải pháp về Marketing Error! Bookmark not defined.
3.2.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh và lựa chọn thị trường mục tiêu Error! Bookmark not defined.
3.2.2.2. Xây dựng chính sách khách hàng và triển khai các chương trình nâng cao chất lượng phục vụ Error! Bookmark not defined.
3.2.2.3. Xây dựng và phát triển thượng hiệu Ngân hàng mới – phong cách mới Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Thành lập và đẩy mạnh hoạt động của ỎSiêu thị địa ốcÕ Error! Bookmark not defined.
3.2.6. Các giải pháp khác Error! Bookmark not defined.
3.3. Một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và với chính phủ Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng tiêu dùng Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Ban hành các văn bản tháo gỡ để thị trường bất động sản thoát khỏi tình trạng ỎĐóng băngÕ Error! Bookmark not defined.
3.3.2.1. Cần đổi mới hệ thống tài chính đất đai Error! Bookmark not defined.
3.3.2.2. Một số biện pháp quản lý vĩ mô của chính phủ và Ngân hàng nhà nước Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Đẩy nhanh tốc độ cấp ỎSổ đỏÕ Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Nhà nước cần có các chính sách với Ngân hàng thương mại tham gia vào các chủ chương của nhà nước trong cho vay mua nhà chung cư, nhà ở cho người có thu nhập thấp Error! Bookmark not defined.
Kết luận Error! Bookmark not defined.
Danh mục tài liệu tham khảo Error! Bookmark not defined.
91 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay mua nhà ở tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bổ sung các thoả thuận về thời hạn, kỳ hạn trả nợ mới vào hợp đồng tín dụng hoặc lập phụ lục hợp đồng tín dụng với khách hàng.
Trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ quá thời gian nói trên do nguyên nhân khách quan và tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng trả nợ, thì chi nhánh phải có tờ trình đề nghị Tổng giám đốc xem xét quyết định.
- Điều 9: Chuyển nợ quá hạn:
Các trường hợp sau đây Ngân hàng sẽ chuyển dư nợ còn lại trên hợp đồng tín dụng sang nợ quá hạn:
Khách hàng không trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi theo thoả thuận và quá 10 ngày làm việc mà vẫn không đến thanh toán nợ hoặc không được ngân hàng chấp thuận gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ;
Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc bán, thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo nợ vay hoặc tài sản hình thành từ vốn vay khi chưa trả dứt nợ;
Khách hàng vi phạm các cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Chuyển nợ quá hạn:
Trường hợp khoản vay bị chuyển nợ quá hạn, ngân hàng sẽ tính lãi theo lãi suất nợ quá hạn với gốc quá hạn (riêng số nợ gốc chưa tính đến hạn trả nợ nhưng phải chuyển nợ quá hạn do khách hàng không trả được nợ gốc các kỳ trước đó hoặc không trả được lãi vay thì vẫn thu lãi theo lãi suất trong hạn thu theo quy định của MHB) và áp dụng các biện pháp sau để thu hồi nợ:
Yêu cầu cơ quan công tác trích lương, thu nhập để trả nợ theo cam kết (nếu có);
Yêu cầu trên 60 ngày, khách hàng vẫn không trả được nợ và không thoả thuận được việc tự xử lý tài sản thì ngân hàng sẽ xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn;
Nợ quá hạn trên 90 ngày, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để có biện pháp xử lý thích hợp, trường hợp khách hàng cố ý chây ỳ, né tránh nghĩa vụ trả nợ phải khởi kiện ra toà án đã thoả thuận trong trường hợp hợp đồng tín dụng hoặc theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
Khách hàng vay không có tài sản bảo đảm, nếu chuyển nợ quá hạn từ 30 ngày trở lên, Giám đốc chi nhánh cần yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh hoặc liên hệ với cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp thu nợ thích hợp kể cả khởi kiện tại toà án.
- Điều 10: Những trường hợp không được cho vay và hạn chế cho vay:
Thực hiện theo Điều 18 Quy định chung về cho vay đối với khách hàng theo quyết định số 06/2002/QĐ - NHN- HĐQT ngày 20/3/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị MHB và các văn bản bổ sung quy định này.
- Điều 11: Miễn giảm lãi tiền vay:
Việc miễn giảm lãi tiền vay được thực hiện theo quy chế miễn, giảm lãi tiền vay do Hội đồng quản trị MHB quy định.
Điều 12: Lưu giữ hồ sơ tín dụng:
Hồ sơ tín dụng gồm có:
Giấy đề nghị vay vốn;
Tờ trình/ phiếu thẩm định và phê duyệt cho vay dự án nhà ở;
Giấy nhận nợ vay có chữ ký của người vay hoặc người được uỷ quyền nhận tiền;
Hợp đồng tín dụng và các phụ lục HĐTD;
Hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh (và các phụ lục hoặc giấy cam kết thế chấp kèm theo các giấy tờ có liên quan tới sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở hoặc tài sản khác;
Hợp đồng liên kết (Nếu Sở giao dịch và chi nhánh phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan trong cho vay, thu hồi nợ dự án nhà ở);
Giấy uỷ nhiệm trích lương hàng tháng để trả nợ của cơ quan nơi khách hàng đang công tác, nếu khách hàng là công chức, người lao động được cơ quan giới thiệu vay vốn và cam kết trích tiền lương của người vay để trả nợ cho ngân hàng như trong trường hợp vay vốn tiêu dùng;
Giấy đề nghị gia hạn nợ , điều chỉnh kỳ hạn nợ (nếu có);
Bản sao chứng minh nhân dân và hộ khẩu thường trú hoặc các giấy tờ xác nhận thường trú của cơ quan có thẩ quyền.
Hồ sơ này được lưu giữ như sau:
Phòng tín dụng (phòng kinh doanh) lưu giữ;
Bản sao một bộ hồ sơ tín dụng nêu trên;
Bản chính các biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay;
Các tài liệu liên quan đến khoản vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ
Phòng kế toán ngân quỹ lưu giữ bản chính các loại hồ sơ từ mục 1 đến mục 8 và bản sao giấy tờ mục 9 của hồ sơ tín dụng, trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Giấy tờ có giá và các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản khác được lưu giữ giấy tờ có giá theo quy định của NHNN.
- Điều 13: Quản lý và thu hồi nợ vay:
Bộ phận kế toán cho vay phải lập bảng theo dõi nợ vay như: tên khách hàng vay, số hiệu giấy nhận nợ vay, tổng dư nợ hiện có, lãi suất, các kỳ hạn và số tiền thanh toán hàng kỳ, lãi và gốc đã thu, tình hình trả nợ (quá hạn, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn) và phải ghi vào phần theo dõi thu nợ, lập giấy báo nợ đến kỳ hạn thanh toán giao cán bộ tín dụng gửi cho khách hàng vay 10 ngày trước trước khi đến hạn thanh toán.
2.3.2. Quy trình nghiệp vụ cho vay mua nhà tại MHB
Lập hồ sơ vay vốn:
Với khách hàng vay xây dựng, sửa chữa nhà ở trong hồ sơ vay vốn gồm có:
- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng.
- Các giấy tờ chứng minh nhu cầu vốn của dự án: Hoá đơn, giấy báo giá, hợp đồng thi công, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, cung cấp nguyên, vật liệu, bảng dự trù, dự toán chi phí dự ánẶ
- Hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án và tài sản bảo đảm như: Giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà ở của cấp có thẩm quyền theo quy định về xây dựng tại địa phương (nếu có). Bản vẽ xây dựng hoặc thiết kế xây dựng, sửa chữa nhà ở (nếu có), giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc các loại giấy tờ được pháp luật thừa nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở của khách hàng.
- Các loại giấy tờ chứng minh thu nhập như: thư giới thiệu và xác nhận của người sử dụng lao động, chứng nhận bảng lương, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cho thuê tài sản (nếu có), kê khai thu nhập của người vayẶ
- Hợp đồng liên kết cho vay (nếu Ngân hàng và đơn vị cùng liên kết cho vay xây dựng nhà ở).
Với khách hàng vay mua nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở hồ sơ vay vốn gồm có:
- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng.
- Các giấy tờ chứng minh nhu cầu dự án: hợp đồng mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở giữa cá nhân và cá nhân, hoặc giữa cá nhân và tổ chức, doanh nghiệpẶđược công chứng nhà nước hoặc uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp khách hàng vay mua nhà từ các đơn vị kinh tế nhà có hợp đồng liên kết với ngân hàng thì Hợp đồng mua bán nhà có thể không cần công chứng, chứng thực.
- Hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc các loại giấy tờ được pháp luật thừa nhận chứng minh quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở của bên bán được quyền chuyển nhượng hoặc đã chuyển quyền sở hữu, sử dụng cho người vay.
- Các loại giấy tờ chứng minh thu nhập của khách hàng vay như: thư giới thiệu và xác nhận của người sử dụng lao động, chứng nhận bảng lương, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cho thuê tài sản (nếu có), kê khai thu nhập của người vayẶ
- Hợp đồng liên kết cho vay (nếu Ngân hàng và đơn vị cùng liên kết cho mua nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở).
Phỏng vấn khách hàng:
Khi có khách hàng đến ngân hàng đề nghị vay tiền thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm phỏng vấn trực tiếp khách hàng nhằm ghi nhận các nhu cầu vay vốn, thu thập các thông tin cần thiết cho việc thẩm định và theo dõi sau cho vay, hỗ trợ khách hàng đưa ra các quyết định về tài chính, thông báo cho khách hàng vay về quy trình cho vay và trả nợ (trường hợp khách hàng thuộc đơn vị có ký hợp đồng liên kết cho vay với ngân hàng thì phải có tên trong danh sách giới thiệu vay vốn của đơn vị), xem xét các loại giấy tờ, tài liệu do khách hàng cung cấp có đầy đủ và hợp pháp, hợp lệ hay không, nếu thiếu thì yêu cầu khách hàng bổ sung cho đầy đủ, hướng dẫn khách hàng điền vào mẫu giấy đề nghị vay vốn kiêm tờ trình phê duyệt cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà ở, chuyển quyền sử dụng đất ở hoặc sàng lọc để loại bỏ ngay từ đầu các khách hàng không đủ điều kiện vay vốn và yêu cầu xin vay không phù hợp.
Thẩm định cho vay:
Cán bộ tín dụng thẩm định cho vay cần xem xét các thông tin tín dụng trong quá khứ, mối quan hệ xã hội và tư cách của khách hàng vay để đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn của họ.
Cơ sở pháp lý của khách hàng và dự án nhà ở xin vay, tình hình tài chính của khách hàng đối chiếu thu nhập hiện tại và tương lai với các điều kiện cho vay, tính toán tổng chi phí sinh hoạt trên tổng thu nhập, tỷ lệ thu nhập dùng để trả nợ trên tổng thu nhập (tỷ lệ này thường dao động trong khoảng từ 30% đến 40%), đánh giá tình hình tài sản, công nợ (kể cả nợ vay tại Tổ chức tín dụng, cá nhân), khả năng tích luỹ của khách hàng và vốn tự có tham gia dự án, đánh giá tình hợp pháp của tài sản thế chấp, tình trạng và điều kiện quản lý giám sát, chất lượng và giá trị của tài sản thế chấp.
Trong đó cần chú ý xác định ỎThu nhập ổn địnhÕ của khách hàng bao gồm tổng thu nhập thuần hàng tháng hoặc từng kỳ, từng vụ từ công việc chính thức của người vay cộng với các khoản thu nhập phụ có thể xác định như: cho thuê tài sản, tiền thưởng, hoa hồng, tiền làm ngoài giờ hoặc làm bán thời gian/thời vụ, các khoản thu nhập người vay chắc chắn sẽ hưởng thụ trong tương laiẶnhằm bảo đảm khả năng trả các khoản nợ đúng hạn rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.
Phê duyệt cho vay:
Trên cơ sở thẩm định tư cách khách hàng, kiểm tra tài sản và định giá, cán bộ tín dụng lập tờ trình xin phê duyệt tín dụng bao gồm các nội dung đã thẩm định nói trên, đánh giá mục đích khoản vay, thời hạn và số tiền cho vay, lãi suất cho vay, phương thức cho vay, kế hoạch, điều kiện giải ngân, kế hoạch trả nợ gốc, nợ lãi,ẶKết luận, nhận xét đánh giá khách hàng đi vay, các điều kiện đầy đủ để đề xuất cho vay hoặc từ chối cho vay chuyển lãnh đạo phòng Tín dụng (hoặc phòng Kinh doanh) ghi rõ ý kiến đồng ý hoặc không để ý cho vay, lãi suất, thời hạn cho vay, điều kiện giải ngân, thu nợ, tài sản bảo đảm Ặvà trình lãnh đạo Chi nhánh hoặc người được uỷ quyền phê duyệt vay. Trường hợp lãnh đạo Chi nhánh không chấp thuận cho vay phải ghi rõ lý do để cán bộ tín dụng lập thông báo trả lời hoặc trả lời trực tiếp cho khách hàng được rõ.
Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ MHB Hà Nội nơi tiếp nhận hồ sơ vay phải thông báo cho khách hàng biết việc chấp thuận cho vay hay không cho vay.
Phương thức cho vay:
Trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng, khả năng kiểm tra giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay MHB Hà Nội thoả thuận với khách hàng thực hiện phương thức cho vay từng lần. Mỗi lần cho vay chi nhánh và khách hàng vay vốn phải lập hợp đồng tín dụng. Căn cứ vào hợp đồng tín dụng có thể giải ngân một lần hoặc nhiều lần phù hợp với tiến độ sử dụng vốn đồng thời tuỳ theo mục đích sử dụng vốn để giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay hoặc chuyển trả cho người bán theo đề nghị của khách hàng vay bằng tiền bằng tiền mặt.
Kế hoạch trả nợ gốc, nợ lãi:
Nếu là khách hàng vay vốn xác định phân kỳ trả nợ theo mùa vụ thu hoạch thì ngân hàng cùng khách hàng vay vốn xác định phân kỳ hạn trả nợ (gốc và lãi phù hợp với thu nhập của từng khách hàng theo từng thời kỳ trong năm).
Nếu là khách hàng có hoạt động sản xuất – kinh doanh – dịch vụ hoặc làm những ngành nghề có thu nhập thường xuyên thì phân kỳ hạn trả nợ theo tháng, quý. Trường hợp thu nhập không thường xuyên, có tính chất theo chu kỳ thì phân kỳ hạn trả nợ theo chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Nếu khách hàng là công chức hoặc nguời lao động hưởng lương hàng tháng và trả nợ từ tiền lương và thu nhập của họ thì phân kỳ trả nợ gốc và lãi theo từng tháng. Trường hợp thu nhập không thường xuyên, có tính chất theo chu kỳ thì phân kỳ trả nợ theo chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Số tiền trả nợ từng kỳ được tính theo các phương pháp sau:
Số tiền trả mỗi kỳ được chia thành từng khoản bằng nhau theo công thức:
Số tiền trả mỗi kỳ
=
Số tiền vay x Lãi suất trong kỳ (1 + Lãi suất trong kỳ)số kỳ
(1 + Lãi suất trong kỳ)Số kỳ - 1
Lãi suất trong kỳ là lãi suất năm chia cho số kỳ phải trả trong năm
Số tiền gốc và lãi phải trả được chia thành từng khoản bằng nhau cho mỗi kỳ được điều chỉnh cho phù hợp với thời điểm người vay có thu nhập:
Trường hợp trả lãi hàng tháng hoặc quý, trả gốc theo định kỳ thu nhập thì số tiền trả nợ được tính như sau:
+ Nợ gốc: Tính theo định kỳ thu nhập;
+ Tiền lãi hàng kỳ bằng Dư nợ nhân với lãi suất tháng nhân với số tháng phải trả lãi.
Thương lượng ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay:
Sau khi khoản vay được phê duyệt, cán bộ tín dụng soạn thảo, thương lượng và thu xếp cho khách hàng ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay nếu khách hàng vay có đảm bảo bằng tài sản (theo mẫu Hợp đồng tín dụng nhà ở và mẫu Hợp đồng bảo đảm tiền vay của MHB) và các văn bản có liên quan. Tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc công chứng theo quy định.
Giải ngân:
Sau khi kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay vốn trước khi giải ngân, cán bộ tín dụng có trách nhiệm thông báo ký Giấy nhận nợ, lập tờ trình giải ngân trình lãnh đạo phê duyệt giải ngân, chuyển hồ sơ tín dụng, giấy tờ tài sản thế chấp cho phòng kế toán – ngân hàng quỹ nhận và hạch toán các khoản giải ngân theo quy định.
2.3.3. Thực trạng cho vay mua nhà tại MHB Hà Nội
Năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP cả nước tương đối cao 8,4% tăng 0,8% so với năm 2004, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp mức tăng trưởng cao, sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì ổn định. Đây là một trong những nhân tố thuận lợi ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của một NHTM nói chung và MHB Hà Nội nói riêng. Mặc khác, lãi suất cơ bản, lãi suất chuết khấu, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh kịp thời phù hợp với yêu cầu của thị trường và chính sách tiền tệ của NHNN.
Nội bộ MHB Hà Nội đoàn kết có sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành, phối hợp tốt cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể Công đoàn, đoàn thanh niên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; tạo dựng được môi trường làm việc dân chủ, lành mạnh, bộ máy tổ chức tinh gọn, đội ngũ cán bộ chủ chốt trẻ, năng động, phong cách điều hành mới, hiệu quả.
Những thành tích chung MHB Hà Nội đạt được :
Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2003- 2004-2005
của MHB Hà Nội
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Thu từ lãi
1226,504622
957646,623195
Ỵ
Chi từ lãi
1097,422293
79050,029434
Ỵ
TN từ lãi
129,082329
16714,593761
Ỵ
TN ngoài
0,471545
70,641137
Ỵ
CF ngoài lãi
1939,639253
9760,687752
Ỵ
TN ngoài lãi
1939,167708
9690,046615
Ỵ
LN trước thuế
1810,085379
7024,547146
15173,02184
Thuế TNDN
579,227321
2247,855087
4855,366989
LN sau thuế
1230,858058
4776,692059
10317,65485
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MHB Hà Nội các năm 2003, 2004, 2005)
Biểu 1: Lợi nhuận trước thuế của MHB Hà Nội
Đơn vị triệu đồng
(Nguồn: Xử lý số liệu từ bảng 1)
- Về nguồn vốn huy động:
Tại thời điểm 31/12/2004, tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 2.421 tỷ đồng, trong năm 2005, mặc dù thị trường vốn rất sôi động và diễn biến theo chiều hướng bất lợi đối với hoạt động huy động vốn của ngân hàng- lãi suất liên tục tăng cao do ảnh hưởng của lạm phát và những động thái tăng lãi suất của FED - nhưng Chi nhánh đã áp dụng mọi biện pháp thích hợp để tiếp tục duy trì và tăng trưởng nguồn vốn, dự kiến đến 31/12/2005, đạt mức 3.050 tỷ đồng, tăng 126% so với cuối năm 2004, trong đó tỷ lệ vốn thị trường I trên tổng nguồn tăng mạnh đạt được mục tiêu đề ra từ 8% của năm 2004 tăng lên 18% tính đến cuối năm 2005.
Đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn là 2.997 tỷ đồng đạt 111% kế hoạch, tăng 123,8% so với cùng kỳ năm trước –dẫn đầu toàn hệ thống, về cơ cầu nguồn vốn đảm bảo đúng định hướng hội đồng quản trị: vốn không kỳ hạn chỉ chiếm 0,5% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động lớn trên đã tạo được thế chủ động cho hoạt động tín dụng cho toàn hệ thống. Số dư huy động vốn bình quân đầu người đạt 41 tỷ đồng, cao nhất và cao gấp 8,5 lần so với mức bình quân của toàn hệ thống. Tổng dư nợ: 190,2 tỷ đồng đạt 190,2% kế hoạch được giao, không có dư nợ quá hạn. Lợi nhuận: 15,2 tỷ đồng bằng 216% năm 2004 vượt 21% kế hoạch được gia đứng trong top 5 đơn vị đầu tiên dẫn đầu toàn hệ thống về lợi nhuận đạt được năm 2005. Tỷ suất lợi nhuận bình quân đầu người đạt 208 triệu đồng/người/năm đứng thứ 2 toàn hệ thống, sau MHB Sài Gòn.
Để đạt được kết quả này, tập thể MHB Hà Nội đã rất quyết tâm trong việc khai thác thị trường, nâng cao uy tín thương hiệu, áp dụng các giải pháp marketing phù hợp, quan tâm khai thác nguồn vốn tiềm năng từ các dự án đền bù giải phóng mặt bằng, quan tâm phát triển sản phẩm mới, Chi nhánh đã đưa ra thị trường sản phẩm tiết kiệm luỹ tiến với mức lãi suất gia tăng cùng tiền gửi, liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng.
Với nguồn vốn lớn mạnh như trên, MHB Hà nội đã hoàn toàn tạo được thế chủ động trong đầu tư tín dụng cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn, đồng thời đã đáp ứng vốn cho toàn hệ thống tăng trưởng và phát triển.
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của MHB Hà Nội
Đơn vị triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Tổng nguồn vốn huy động
1.146.547
2.421.838
2.997.845
1.1
Tiền gửi không kỳ hạn
-
14.501
45.741
1.2
Tiền gửi có kỳ hạn
-
2.407.337
2.952.104
2
Vốn huy động BQ/cán bộ
-
43.247
41.564
(Nguồn: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu các năm 2003 –2005)
- Về đầu tư tín dụng:
Năm 2005 dư nợ tăng trưởng vượt bậc so với cuối năm 2004, đạt 180 tỷ đồng bằng 340% so với cuối năm 2004 đạt 180% kế hoạch, không có dư nợ quá hạn, 100% dư nợ lành mạnh. Công tác đầu tư, cho vay của chi nhánh thực hiện theo đúng định hướng của NHNN và hệ thống MHB - "tăng trưởng tín dụng đi đôi với an toàn hiệu quả", tập trung cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân có tài sản bảo đảm vào các lĩnh vực ngành nghề ít rủi ro, hạn chế cho vay dự án lớn, dài hạn.
Cuối năm 2005, Chi nhánh đã mở được quan hệ tín dụng với Tổng công ty xăng dầu Việt Nam với hạn mức tín dụng lớn.
- Kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế:
Năm 2005, Chi nhánh đã triển khai tốt hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế tại tất cả các điểm giao dịch. Tích cực tìm kiếm khách hàng và tận dụng triệt để cơ hội kinh doanh nhằm tăng trưởng doanh số, tăng thu lợi nhuận. Chi nhánh đã tham gia mua bán ngoại tệ trên thị trường liên Ngân hàng, đạt được kết quả khả quan, tăng gấp 4 lần so với năm 2004, giúp Chi nhánh tăng trưởng tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
- Doanh số mua vào: 40 triệu USD
- Doanh số bán ra : 39,5 triệu USD
- Về công tác thanh toán và ngân quỹ:
Năm 2005, hệ thống MHB đã thực hiện chuyển đổi tài khoản vào tháng 6/2005 trong khi đầu năm 01/01/2005 cũng vừa mới hoàn thành xong chuyển đổi tài khoản Chi nhánh Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc đảm bảo chính xác đúng thời hạn việc chuyển đổi tài khoản theo quy định. Chương trình kế toán giao dịch ngày càng được hoàn thiện, nâng cấp. Hoạt động thu chi tiền mặt luôn đảm bảo kịp thời, an toàn, chính xác, không để xảy ra tình trạng mất mát hoặc để khách hàng phàn nàn. Hệ thống sổ sách, báo cáo, quy trình ra vào kho tiền luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc, chế độ. Cán bộ thủ quỹ kiểm ngân luôn nêu cao và phát huy tính trung thực, liêm khiết, nhiều lần trả lại tiền thừa cho khách hàng, phong cách giao tiếp lịch sự, tận tình chu đáo "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi", góp phần tạo lập niềm tin của khách hàng đối với Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL. Chi nhánh chú trọng việc phát triển cả về chất và lượng các dịch vụ thanh toán, tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng thực hiện chuyển tiền nhanh thông qua Westerm Union, thanh toán Master 0card. Nhờ đó, doanh thu từ dịch vụ năm 2005 đã tăng vượt bậc - bằng 200% so với năm 2004, tổng giá trị thanh toán tăng 150% so với năm 2004.
- ổn định tổ chức và phát triển mạng lưới:
Hiện nay, sau hơn 3 năm hoạt động, đến năm 2005, mạng lưới hoạt động của Chi nhánh đã phát triển thêm 2 Chi nhánh cấp 2 và 3 phòng giao dịch, trụ sở khang trang, vị trí các điểm giao dịch đều rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, phát huy tinh thần đoàn kết, những đơn vị mới ra đời đều đã sớm ổn định tổ chức, đoàn kết nhất trí cao trong chỉ đạo điều hành, tác nghiệp, tập trung phát triển thị trường, tăng trưởng doanh số hoạt động. Đây là một trong những yếu tố then chốt dẫn đến thành công trong hoạt động kinh doanh của MHB Hà Nội.
- Kết quả hoạt động tài chính (công khai báo cáo tài chính)
MHB Hà Nội là đơn vị hạch toán phụ thuộc, nên theo quy chế tài chính không có quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng mà toàn bộ lợi nhuận được chuyển về Hộ sở, tại MHB Hà Nội chỉ có quỹ tiền lương, năm 2005 quỹ tiền lương của MHB Hà Nội được tính trên cơ sở tiền lương được chi bình quân đầu người 2.200.000đ/người/tháng.
Thu nhậṕ: 191,76 tỷ đồng
Tổng chi phí́: 176,56 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế́: 15,2 tỷ đồng
Tuy là đơn vị được thành lập vào năm 2003 nhưng đến năm 2005 mức thu nhập bình quân của chi nhánh đã đạt được mức cao trong toàn hệ thống – là một trong năm đơn vị dẫn đầu về thu nhập bình quân đầu người.
Để đạt được những thành tích trên, cấp uỷ Đảng, Công đoàn và Ban Lãnh đạo Chi nhánh Hà nội đã đồng tâm hiệp lực, phối hợp chặt chẽ phát động kịp thời và hiệu quả các phong trào thi đua trong toàn Chi nhánh, Ban Giám đốc đã có những giải pháp thích hợp trong chỉ đạo, điều hành.
Những thành tích MHB Hà Nội đạt được trong cho vay mua nhà:
Trong hơn ba năm qua hoạt động tín dụng tại MHB Hà Nội đều tăng. Để hiểu rõ hoạt động cho vay mua nhà, chúng ta đi vào đánh giá hoạt động tín dụng của MHB Hà Nội so với hệ thống MHB trong cả nước
Bảng 3: Hoạt động tín dụng của MHB Hà Nội
so với toàn hệ thống MHB
Đơn vị triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Cho vay của
MHB Hà Nội
3422
53069
190187
Cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo rong cho vay mua nha o tai NHPT nha DBSCL-CQ 442096-NGUYEN LAN PHUONG-TCDN 44D.doc