MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 2
1.1. Khái niệm, đặc điểm và lợi ích của cho vay tiêu dùng 2
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm: 2
1.1.2. Lợi ích của hoạt động cho vay tiêu dùng 3
1.2. Các hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 4
1.2.1. Căn cứ vào mục đích vay 4
1.2.2.Căn cứ vào phương thức hoàn trả 5
1.2.2.1. Cho vay tiêu dùng trả góp 5
1.2.2.2. Cho vay tín dụng phi trả góp 8
1.2.2.3. Cho vay tín dụng tuần hoàn 8
1.2.3.Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ: 8
1.2.3.1.Cho vay tiêu dùng gián tiếp 8
1.2.3.2. Cho vay tiêu dùng trực tiếp 9
1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM 10
1.3.1.Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng 10
1.3.2.Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng 10
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 16
1.4.1.Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng 16
1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng 19
1.4.3.Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng 20
1.4.3.1. Tình trạng kinh tế vĩ mô 20
1.4.3.2. Quan điểm thúc đẩy lĩnh vực tiêu dùng trong nước của Chính phủ sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường tín dụng tiêu dùng 20
1.4.3.3. Môi trường pháp luật 21
1.4.3.4.Môi trường văn hoá- xã hội 21
1.5. Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng của các NHTM tại một số nước trên thế giới và bài học đối với các NHTM Việt Nam 21
1.5.1.Hoạt động cho vay tiêu dùng tại một số nước 21
1.5.1.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Trung Quốc 21
1.5.1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM Châu Âu 23
1.5.2.Bài học kinh nghiệm rút ra đối với các NHTM tại Việt Nam 26
CHƯƠNG II 27
2.1 Đặc điểm tự nhiên ,kinh tế xã hội của huyện Trực Ninh – Nam Định 27
2.1.1.Khái khoát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Trực Ninh – Tỉnh Nam Định: 27
2.1.1.1.Mục tiêu kinh tế xã hội của huyện trong các năm tới 27
2.1.2. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Trực Ninh 29
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh ngân hàng thương mại. 30
2.2.1. Các cơ chế chính sách hỗ trợ cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại 30
2.2.1.1. Cơ chế tín dụng 30
2.2.1.2. Cơ chế bảo đảm tiền vay của TCTD. 31
2.2.1.3. Kết quả cho vay tiêu dùng tại các NHTM Việt Nam 32
2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Trực Ninh 33
2.2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng trả góp không có bảo đảm tài sản đối với cán bộ công nhân viên 33
2.2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng trả góp có tài sản thế chấp 35
2.2.3. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Trực Ninh 36
2.2.3.1. Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng 36
2.2.3.2. Doanh số cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng 37
2.2.3.3. Doanh số cho vay tiêu dùng phân theo thời gian 40
2.2.3.4. Doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng 41
2.2.4. Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Trực Ninh 41
2.2.4.1. Kết quả đạt được 41
2.2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân 43
CHƯƠNG III 46
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT TRỰC NINH.46
3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Trực Ninh. 46
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT 46
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng của NHNo&PTNT Trực Ninh. 47
3.1.2.1 Định hướng chung 47
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 47
3.2. Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Trực Ninh. 48
3.2.1. Thắt chặt mối quan hệ với khách hàng truyền thống đi đôi với việc khai thác khách hàng tiềm năng 49
3.2.1.1. Mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng 49
3.2.1.2. Đa dạng các sản phẩm cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn 50
3.2.2. Cải tiến quy trình cho vay tiêu dùng 50
3.2.2.1.Chú trọng tới mức cho vay hợp lý và hấp dẫn: 50
3.2.2.2. Thời hạn vay vốn đa dạng và phù hợp 51
3.2.2.3.Lãi suất linh hoạt 51
3.2.2.4.Phương thức thu hồi nợ gốc và lãi vay không quá cứng nhắc 52
3.2.3. Mở rộng mạng lưới cho vay tiêu dùng 53
3.2.4. Quan tâm chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ 53
3.2.5. Phải theo kịp xu thế phát triển của công nghệ ngân hàng 54
3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ khác 55
3.3.Một số kiến nghị: 55
KẾT LUẬN 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Trực Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng được các nhu cầu ở mức cao hơn, chẳng hạn như các sản phẩm đầu tư, quản lý quỹ. Theo các nhà tư vấn, cách tốt nhất là lĩnh vực tiêu dùng cần phải được tách riêng thành những bộ phận có thể tự kinh doanh, tự quản lý và hạch toán lỗ lãi một cách độc lập với các hoạt động kinh doanh ngân hàng khác.
1.5.1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM Châu Âu
Tại châu Âu, tín dụng tiêu dùng ra đời muộn hơn các loại hình tín dụng khác. Nó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một lớn của người dân tại các quốc gia phát triển. Cho đến nay, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một hình thức tín dụng phổ biến tại châu Âu. Cùng với các loại tín dụng khác, tín dụng tiêu dùng làm hoàn thiện, làm phong phú môi trường tín dụng, hướng tới “bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng”.
(1) Đối tượng, hình thức, giá trị và thời hạn của khoản cho vay tiêu dùng
Ra đời ngày 22/12/1986, Nghị định 87/102/CEF của Cộng đồng chung châu Âu khởi thảo bước đầu tư iên có tính thống nhất về các điều luật, các quy tắc và quản lý hành chính tín dụng tiêu dùng trong phạm vi toàn bộ cộng đồng. Nghị định này liên tục được sửa đổi trong các giai đoạn tiếp theo: NĐ 90/08/CEE ngày 22/2/1990; NĐ 98/7/CEE ngày 16/2/1998.
Tất cả các cá nhân có đủ năng lực hành vi đều có khả năng được cấp tín dụng tiêu dùng, với điều kiện: khoản tín dụng đó không sử dụng để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp, nó chỉ mang tính chất thuần tuý là tiêu dùng cho cá nhân. Tuy thế, để phòng ngừa rủi ro, các NHTM vẫn có những giới hạn về đối tượng nhận tín dụng ví dụ như giới hạn về độ tuổi.
Trên cơ sở Nghị định chung, các nước cũng có đề ra những luật, quy tắc của riêng mình, tạo ra sự khác biệt nhất định giữa các quốc gia về phạm vi, đối tượng, giá trị của khoản vay, thời hạn vay, lãi suất...
Ví dụ, tại Bỉ, thông thường các khoản tín dụng tiêu dùng thường được cấp cho những người có nhu cầu vay với khoản tín dụng tối thiểu là 1.250 EUR, tối đa là 20.000 EUR trong thời hạn tối thiểu là 3 tháng. Trên thực tế, các NHTM Bỉ cũng áp dụng quy định này một cách linh hoạt. Ví dụ tại ngân hàng AGF:
- Đối với cho vay mua ô tô, ngân hàng AGF áp dụng mức tín dụng từ 1.500 EUR đến 100% giá trị tài sản mua, trong khoảng thời gian từ 12 tháng – 60 tháng, với lãi suất 0,805%/tháng.
- Với việc sửa chữa bếp, nhà tắm, bể bơi, trang trí nhà cửa... cho vay từ 2.250 EUR đến 45.000 EUR trong thời gian từ 12 tháng – 120 tháng với mức lãi suất 0,814%/tháng.
(2) Các thông tin trong cho vay tiêu dùng
Người vay khi đề nghị cấp một khoản tín dụng tiêu dùng phải có trách nhiệm khai báo chính xác và đầy đủ cho người cho vay những thông tin mà người cho vay thấy cần thiết nhằm đánh giá tình hình tài chính hay những khó khăn trong việc thanh toán của người vay. Trong khi đó, người cấp tín dụng có trách nhiệm thông báo chính xác và đầy đủ cho người vay những thông tin cần thiết, có trách nhiệm cố vấn cho người tiêu dùng loại hình, số lượng tín dụng phù hợp nhất, căn cứ vào tình hình tài chính của người tiêu dùng tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng và có trách nhiệm giữ kín thông tin cho người tiêu dùng trong trường hợp hợp đồng tín dụng không được ký kết.
(3) Ký kết hợp đồng
Trước khi ký kết, người cấp tín dụng gửi cho người vay một bản hợp đồng trong đó nêu lên những điều khoản cần thiết (như số tiền vay, lãi suất, điều kiện sử dụng tín dụng, người bảo lãnh, lãi quá hạn, quyền chuyển nhượng của người cấp tín dụng...) mà 2 bên có thể thỏa thuận. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày người vay nhận được bản hợp đồng, người cấp tín dụng có trách nhiệm chờ thông tin phản hồi từ người tiêu dùng. Trong thời gian đó, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền từ chối ký kết và 7 ngày sau khi hợp đồng được ký kết, người tiêu dùng vẫn được phép huỷ hợp đồng.
(4) Thanh toán lãi và gốc
Nếu ký hiệu I là lãi suất mà người tiêu dùng phải thanh toán trên tổng tiền vay trong thời hạn 1 tháng, M là giá trị khoản vay và t là thời gian vay thì số tiền người tiêu dùng phải trả hàng tháng là:
Ví dụ nếu: I = 10%; M = 100 EUR; t = 60 tháng thì số tiền phải trả trong 1 tháng là:
Lãi suất tối đa áp dụng cho các khoản vay tín dụng được điều chỉnh định kỳ (ví dụ tại Bỉ là 6 tháng 1 lần). Lãi suất của các khoản tín dụng tiêu dùng thường được xác định dựa theo giá trị của khoản tín dụng và thời hạn vay của hợp đồng.
Thanh toán trước: Vào bất cứ thời điểm nào, người vay đều có quyền thanh toán trước hạn hợp đồng với điều kiện họ phải thông báo trước một thời gian nhất định (ở Bỉ là 1 tháng).
Thanh toán chậm: Trong trường hợp thanh toán chậm, người tiêu dùng sẽ phải chịu mức lãi suất phạt tối đa là mức lãi suất đang áp dụng + 10%.
Khi không còn khả năng thanh toán: Người tiêu dùng có thể yêu cầu thẩm phán tòa án kinh tế xem xét cho họ được hưởng sự “đơn giản hơn trong thanh toán” khi tình trạng tài chính của người tiêu dùng trở nên trầm trọng. Thẩm phán tòa án kinh tế có quyền xác định số tiền còn lại mà người đi vay tiếp tục phải chịu.
(5) Rủi ro và bảo đảm tín dụng
Tín dụng tiêu dùng được đánh giá là mang nhiều rủi ro. Để đảm bảo cho khoản tín dụng, ngân hàng đòi hỏi khách hàng:
Ký kết 1 hợp đồng bảo hiểm trọn đời liên quan trực tiếp đến khoản vay cá nhân này, nhằm bảo đảm được chi trả khi khách hàng qua đời trong thời hạn hợp đồng còn giá trị. Với Hợp đồng này, công ty bảo hiểm đảm nhận trách nhiệm hoàn trả cả tiền vốn và lãi còn phải trả của người đi vay cho ngân hàng.
Ký kết 1 hợp đồng chuyển nhượng lương. Hợp đồng này là 1 giấy uỷ quyền của khách hàng, bảo đảm chuyển toàn bộ quyền lợi (thu nhập) của anh ta vào hợp đồng bảo hiểm suốt đời. Chấm dứt hợp đồng tín dụng tiêu dùng, nếu khách hàng còn nợ ngân hàng, khoản bảo hiểm được chuyển lại cho khách hàng.
(6) Quản lý hành chính
Mỗi quốc gia có 1 hệ thống quản lý hành chính công tác cho vay tiêu dùng. Ví dụ tại Bỉ, Vua là người quyết định thành lập một hội đồng kiểm soát. Hội đồng này bao gồm 5 thành viên, 1 chủ tịch, 2 chuyên gia luật về tín dụng tiêu dùng, 2 chuyên gia về thông tin. Trong nhiệm kỳ 6 năm, Hội đồng liên kết với các cơ quan liên quan tiến hành giám sát, hướng dẫn:
- Sự tuân thủ các điều khoản trong luật
- Soạn thảo các tài liệu, giấy tờ cần thiết cho việc áp dụng luật
- Giúp đỡ giải quyết tranh chấp có liên quan
- Làm báo cáo hàng năm (vào đầu kỳ) gửi tới Phòng làm luật
Các ngành, cơ quan khác có liên quan như NHTW Bỉ, các tổ chức tín dụng, các cơ quan quản lý hành chính khác đều có trách nhiệm gửi các thông tin cần thiết cho Hội đồng và các thành viên của Hội đồng khi Hội đồng yêu cầu.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với các NHTM tại Việt Nam
- Tại đa số các nước, các ngân hàng ngày càng quan tâm đến việc phát triển loại hình tín dụng tiêu dùng trong hoạt động tín dụng chung của họ. Hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến và được khuyến khích phát triển.Tính đến nay, kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại các nước cho thấy đây là loại hình rủi ro tương đối thấp, góp phần ổn định thu nhập cho các ngân hàng, nhất là tại các nước có khu vực công ty làm ăn kém hiệu quả.
- Những hiểu biết của người dân về các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả và chất lượng của hoạt động này.
- Việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng đòi hỏi các ngân hàng phải có quy định, quy trình giám sát và quản lý rủi ro tín dụng (trước, trong và sau khi cấp tín dụng) chặt chẽ, tỉ mỉ, hệ thống thông tin đánh giá khách hàng đầy đủ, cập nhật do hình thức tín dụng này chủ yếu là các món vay nhỏ và không có tài sản bảo đảm.
- Để phát triển hình thức tín dụng này và bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa ngân hàng trung ương, các tổ chức tín dụng và các cơ quan quản lý hành chính khác.
- Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các nước trong khu vực hiện gặp phải những khó khăn như: thu nhập của người dân không ổn định; hệ thống thông tin tín dụng cá nhân chưa phát triển; các chính sách, quy định pháp lý liên quan đến tín dụng tiêu dùng chưa hoàn thiện; cạnh tranh ngày càng gia tăng khi có sự tham gia ngày càng lớn của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường này.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG N0&PTNT HUYỆN TRỰC NINH – NAM ĐỊNH
2.1 Đặc điểm tự nhiên ,kinh tế xã hội của huyện Trực Ninh – Nam Định
2.1.1.Khái khoát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Trực Ninh – Tỉnh Nam Định:
Trực Ninh là một huyện nằm ở phía đông của Tỉnh Nam Định nằm trải dọc theo quốc lộ 56 và quốc lộ 21B địa bàn tiếp giáp với tỉnh Thái Bình và các Huyện Nam Trực, Hải Hậu, Xuân Trường, Nghĩa Hưng.
Trực Ninh là huyện nông nghiệp, dân số toàn huyện có trên 21 vạn dân được phân bố ở 20 xã và một thị trấn với diện tích đất nông nghiệp 20.000 ha diện tích đất canh tác là 17.000 ha. Huyện phát triển kinh tế theo cơ cấu nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.Tuy nhiên, trong cơ cấu kinh tế của Huyện nông nghiệp vẫn là ngành chính và quan trọng nhất, về tiềm năng nhìn chung có nhiều ưu thế mà thiên nhiên ưu đãi song cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn còn chưa được phát triển lắm theo nhịp nềm kinh tế. Trên địa bàn huyện có 2 doanh nghiệp nhà nước, 20doanh nghiệp tư nhân, 15 Công ty cổ phần, 12 Công ty TNHH chủ yếu phát triển kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ , hàng mộc, dệt lụa, ươm tơ, vận tải thuỷ... có 30 hợp tác xã thành lập theo luật hợp tác xã, đại đa số là Hộ sử dụng. Nền kinh tế huyện nhà còn chưa phát triển, hoạt động của các doanh nghiệp còn ở mức độ cầm chừng, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có.
2.1.1.1.Mục tiêu kinh tế xã hội của huyện trong các năm tới
- Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của huyện Trực Ninh trong giai đoạn tới là mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, sớm đưa kinh tế huyện nhà phát triển vươn lên, chất lượng các mặt đời sống của nhân dân được nâng lên.
- Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá phát triển đa dạng và bền vững, từng bước được hiên đại hoá trên cơ sở áp dụng công nghệ mới. Xây dựng nông thôn mới XHCN có cơ cấu kinh tế Nông nghiệp - Công nghiệp – Dịch vụ hợp lý.
- Phát huy và khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, mở rộng ngành nghề dịch vụ, hình thành sự liên kết Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ trên địa bàn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, xây dựng nông thôn mới theo mục tiêu công nghiệp hoá nông nghiệp – nông thôn.
- Nâng cao thu nhập cho mọi người dân trong huyện, thu nhập GDP tính theo đầu người tăng cao hơn so với mức bình quân của tỉnh.
Tóm lại: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế từ đó tạo điều kiện cho ngành Ngân hàng phát triển.
* Khái quát hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Huyện Trực Ninh - Nam Định:
+) Sự hình thành:
Ngân hàng No&PTNT Huyện Trực Ninh được tách ra từ Ngân Hàng No&PTNT Huyện Nam Ninh. Từ năm 1998, với sự khởi đầu gặp không ít nhũng khó khăn, trình độ, nhân lực thiếu thốn. Đến năm 1988 được chuyển sang ngân hàng chuyên doanh và chịu sự quản lý của Ngân hàng No&PTNT Tỉnh Nam Định. Đến nay hơn 17 năm đổi mới chi nhánh đã trải qua nhiều biến động để tồn tại và phát triển trở thành một đơn vị ngày càng hoàn thiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn huyện và đã tạo dựng được lòng tin với nhiều khách hàng
* Cơ cấu tổ chức:
Ngân hàng No&PTNT Huyện Trực Ninh trụ sở chính đặt tại Thị Trấn Cổ Lễ gồm ba phòng : Phòng tín dụng , phòng kế toán , phòng hành chính và 03 Ngân hàng khu vực là: Ngân hàng KV Trực Cát, Ngân Hàng KV Trực Thái, Ngân Hàng KV Chợ Đền và một phòng giao dịch Liên Phương.
Mô hình tổ chức được thể hiện như sau
-Ban giám đốc gồm ba người : Giám đốc và hai phó giám đốc
-Phòng kế toán – ngân quỹ gồm 14 người : 1 trưởng phòng , 1 phó phòng và 12 cán bộ kế toán , thủ quỹ
Phòng tín dụng gồm 18 người : Gồm 1 trưởng phòng , 1 phó phòng và 16 cán bộ tín dụng
Phòng hành chính nhân sự gồm 4 người : Gồm 1 trưởng phòng và 3 nhân viên kiêm lái xe và hành chính .
Còn các Ngân hàng loại 3 được bố trí tại các điểm gia dịch xa trung tâm huyện , các ngân hàng này đều có trụ sở giao dịch vá kho tiền bảo đảm an toàn , có hệ thống máy tính được kết nối mạng để phục vụ kịp thời nhanh chóng và an toàn cho khách hàng
+)Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Trực Ninh trong những năm qua
* Thuận lợi:
Tình hình kinh tế xã hội của cả tỉnh Nam Định nói chung và trên địa bàn huyện Trực Ninh nói riêng vấn giữ được nhịp độ tăng trưởng nhanh và đã thu được nhiều kết quả trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội .
Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã có nhiều chủ trương và giải pháp điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ ,ban hành nhiều chính sách mới như quy chế cho vay, quy chế đảm bảo tiền vay… tạo điều kiện cho Ngân hàng No&PTNT Huyện Trực Ninh hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ kế toán tại ngân hàng nói chung và nghiệp vụ kế toán huy động của ngân hàng nói riêng góp phần huy động triệt để nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư, cũng như của các tổ chức kinh tế. Để Ngân Hàng có hoạt đông đầu tư, kinh doanh an toàn và có hiệu quả. Thuận tiện cho hoạt động kinh doanh có lợi nhuận góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong huyện.
* Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, hoạt động của Chi nhánh cũng còn gặp không ít khó khăn do tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội trong và ngoài tỉnh.
Trực Ninh là huyện thuần nông ngành nghề chính là SX nông nghiệp nên tỷ lệ thu nhập bình quân theo đầu người thấp, nên việc huy động nguồn vốn gặp rất nhiều khó khăn.
Trực Ninh đang mở rộng hướng phát triển nền kinh tế theo cơ cấu nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hướng tới xây dựng nông thôn mới XHCN theo mục tiêu công nghiệp hoá nông nghiệp – nông thôn nên cần rất vốn đầu tư nên việc huy động vốn tại dân cư cũng gặp nhiều khó khăn.
Dich cúm gia cầm, giá cả hàng hoá tăng nhiều ,giá vàng , giá Euro biến động tăng mạnh trong những tháng cuồi năm .Kinh tế của huyện Trực Ninh nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung vẫn chậm phát triển, các dự án đầu tư lớn đang ở giai đoạn chuẩn bị và mới hình thành , giá bất động sản có xu hướng giảm đã ảnh không nhỏ đến công tác huy động vốn và đầu tư vốn của Chi Nhánh .
2.1.2. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Trực Ninh
Trong những năm qua NH huyện Trực Ninh với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên và sự liên kết chặt chẽ với trung tâm điều hành, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được những bước đáng kể. Trong công tác huy động nguồn vốn và kinh doanh nguồn vốn dư thừa ngoài xã hội và đã tạo ra mang lưới lớn trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu toàn xã hội về nguồn vốn dư thừa ngoài xã hội để thúc đẩy quay vòng nguồn vốn trong xã hội tận dụng đồg tiền nhàn rỗi trong nhân dân. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được thể hiện:
- Lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng ngày càng lớn, và thấy được lợi ích của họ được đảm bảo, nắm bắt được tình hình thực tế về điều đó ngân hàng đã có những biện pháp phù hợp nhằm thu hút khách hàng gửi tiền hoặc mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, chất lượng tín dụng ngày càng được đảm bảo.vì thế nguồn vốn ma ngân hàng có được ngày càng lớn mạnh,mới đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.
- NH không ngừng cải tiến và đưa ra những sản phẩm, dịch vụ những hình thức huy động mới nhằm thúc đẩy mạnh quá trình huy động vốn nhằm làm tăng nguồn vốn huy động nhằm làm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng đồng thời phục vụ các nhu cầu ngày càng cao hơn của khách hàng.
- Cho đến nay, chi nhánh Trực Ninh đã có khá nhiều khách hàng trung thành, và không ngừng tiếp tục thu hút những khách hàng mới thông qua các chính sách ưu đãi của mình. Ngân hàng không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, thái độ và phương thức phục vụ của cán bộ để thích nghi kịp thời với sự thay đổi của nền kinh tế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, chi nhánh vẫn còn một số hạn chế:
- Nguồn vốn huy động của dân cư còn đạt tỷ lệ thấp
- Tăng trưởng dư nợ còn ở mức khiêm tốn
- Tỷ lệ thu từ dịch vụ còn thấp
- Hệ thống chứng từ còn nhiều phức tạp, do đó yêu cầu chỉnh sửa chế độ chứng từ về cả nội dung và hình thức là rất cần thiết.
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh ngân hàng thương mại.
2.2.1. Các cơ chế chính sách hỗ trợ cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại
2.2.1.1. Cơ chế tín dụng
Từ tháng 8/1988 đến tháng 10/1990 NHNN đã ban hành cơ chế tín dụng theo thành phần kinh tế, đã bắt đầu mở rộng việc cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh. Trước khi Luật các tổ chức tín dụng ra đời, từ năm 1990 đến năm tháng 9/19980 NHNN đã ban hành cơ chế tín dụng theo hướng mở rộng cho vay, nâng cao từng bước quyền tự chủ kinh doanh của TCTD. Khi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành về cơ bản, những quy định của Quy chế cho vay 324 đã điều chỉnh được quan hệ vay vốn giữa các TCTD và khách hàng trong quá trình vay vốn và trả nợ, thay thế cho hệ thống văn bản về cho vay khá cồng kềnh và chắp vá trước đó, đảm bảo thông thoáng hơn trong quy trình cho vay, nhấn mạnh về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động tín dụng. Cơ chế cho vay được mở rộng, thông thoáng hơn bằng Quy chế cho vay kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN. Theo đó, các TCTD được cho vay các đối tượng mà Quy chế không cấm. Quy chế cho vay 1627 đã tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng nhưng an toàn cho hoạt động cho vay, tạo điều kiện cho TCTD thực hiện đầy đủ quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc cho vay, áp dụng thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế và môi trường pháp lý của Việt Nam. Cơ chế 1627 tiếp tục được bổ sung, sửa đổi theo các quyết định số 127/QĐ/2005/QĐ-NHNN, số 87/QĐ/2005/QĐ-NHNN cho phù hợp hơn với thực tế hoạt động của các TCTD, góp phần tạo chủ động trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD, đồng thời nâng cao khả năng quản lý của NHNN về công tác tín dụng.
2.2.1.2. Cơ chế bảo đảm tiền vay của TCTD.
Do điều kiện thực tế đòi hỏi NHNN phải có quy định mới về bảo đảm tiền vay, ngày 17/8/1996, Thống đốc NHNN đã ban hành Quy chế thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vay vốn ngân hàng của các TCTD kèm theo Quyết định số 217/QĐ-NH1 (Quy chế 217). Theo Quy chế 217, tất cả các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế vay vốn của các TCTD đều phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Quy định này vô hình dung đã coi việc bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là một điều kiện vay quan trọng nhất. Việc quy định bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay chỉ áp dụng đối với khoản vay hoặc các dự án vì quốc kế dân sinh do Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD quyết định và chịu trách nhiệm.
Thực hiện quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Bộ Luật dân sự, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan, ngày 29/12/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các TCTD (Nghị định 178). Nghị định 178 và các văn bản về bảo đảm tiền vay là bước đổi mới căn bản tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng trong việc thu hồi các khoản nợ mà TCTD đã cho khách hàng vay, nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro.
Ngày 25/10/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2002/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các TCTD (Nghị định 85). Nghị định này đã đảm bảo tính thống nhất, tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan, theo thông lệ quốc tế. Nghị định 85 đã cho phép TCTD tự quy định và thoả thuận với khách hàng vay về việc bảo đảm tiền vay
2.2.1.3. Kết quả cho vay tiêu dùng tại các NHTM Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng của tín dụng tiêu dùng đã và tăng cao trong những năm qua, thể hiện ở chỗ dư nợ cho vay tiêu dùng của cả nước qua năm 2007, 2008, 2009 gần đây tăng nên đáng kể. Nguyên nhân là do đời sống người dân ngày càng được cải thiện hiện, đòi hỏi người dân tiêu dùng nhiều hơn. Chính vì thế, hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng là mối quan tâm lớn .Vì thế người dân vay nhiều hơn nên hoạt động cho vay ngày rộng rãi, phát triển hơn, doanh số đạt được ngày càng lớn mạnh hơn.
Về cơ cấu tín dụng, Ngân hàng phân theo các vùng lãnh thổ, khu vực dư nợ cho vay tiêu dùng cao nhất tập trung ở các khu vực có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế là các tỉnh phía Nam, tập trung ở vùng Đông Nam bộ, vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Các vùng có dư nợ thấp nhất là những vùng có điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn như các tỉnh vùng Tây Bắc và các tỉnh ở vùng Bắc Trung bộ.
Hiện nay, nhu cầu vay tiêu dùng trong dân cư là rất lớn,các đối tượng vay tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở 9 nhu cầu tiêu dùng chủ yếu là cho vay xây dựng, mua sắm, sửa chữa nhà cửa; cho vay mua ô tô, … cho vay dưới dạng thẻ tín dụng và một số nhu cầu tiêu dùng khác.
Biểu 7: Cơ cấu cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng vốn
STT
Chỉ tiêu
Tỷ trọng (%)
1
Cho vay sửa chữa, mua nhà ở
47.04
2
Mua ô tô, phương tiện đi lại
30.98
3
Khám, chữa bệnh
0.12
4
Học nghề
0.06
5
Sinh viên
0.001
6
Du học
0.33
7
Xuất khẩu lao động
0.66
8
Thẻ tín dụng
0.13
9
Nhu cầu đời sống khác
20.69
(Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2004)
Biểu 7 cho thấy, cho vay tiêu dùng chủ yếu tập trung vào cho vay sửa chữa, mua sắm nhà ở chiếm tới 47,04% tổng dư nợ tiêu dùng và cho vay để mua ô tô và phương tiện đi lại chiếm 30,98%. Cho vay đối với xuất khẩu lao động, thẻ tín dụng, khám chữa bệnh, cho vay đối với học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ rất thấp.
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam là khá mới mẻ, tuy nhiên các ngân hàng đã kịp thời nắm bắt và học hỏi được từ các quốc gia khác, đã đưa ra được chiến lược phát triển cho hoạt động này và thu được kết quả rất cao. Chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Trực Ninh
2.2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng trả góp không có bảo đảm tài sản đối với cán bộ công nhân viên
a) Đối tượng vay vốn
Đối tượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng chủ yếu là những cán bộ công nhân viên chức có thu nhập ổn định như: cán bộ, công nhân, công chức, viên chức, giáo viên. Họ đều là công dân Việt Nam có năng lực pháp luật và hành vi dân sự. Cụ thể:
Cán bộ công nhân viên hiện đang công tác tại các đơn vị sản xuất kinh doanh (các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần nhà nước).
Cán bộ nhân viên hiện đang công tác tại các đơn vị hành chính sự nghiệp (trường học, bệnh viện).
Cán bộ nhân viên hiện đang công tác tại các đơn vị an ninh, quốc phòng và các cán bộ nhân viên thuộc các tổ chức khác do phòng tín dụng nơi cho vay xem xét quyết định và chịu trách nhiệm.
b) Hồ sơ vay vốn: bao gồm
Giấy đề nghị vay vốn sinh hoạt tiêu dùng trả góp.
Thư bảo lãnh hoặc thư cam kết của thủ trưởng đơn vị.
Giấy tờ chứng minh việc làm, mức thu nhập của cán bộ công nhân viên như: hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, nâng bậc lương, bảng lương (bản sao).
Hộ khẩu, chứng minh nhân dân của người vay (bản sao).
c) Thủ tục cho vay
Tiếp nhận hồ sơ: người vay hay người đại diện tại đơn vị trực tiếp mang hồ sơ vay vốn nộp cho ngân hàng. Nhân viên tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày thẩm tra hồ sơ vay vốn, còn nếu chưa đầy đủ hay chưa hợp lệ thì đề nghị người vay tiếp tục bổ sung các giấy tờ còn thiếu.
Thẩm định và đề xuất ý kiến: nhân viên tín dụng tìm hiểu tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị có cán bộ công nhân viên vay vốn, đồng thời xác định mức lương và các nguồn thu nhập khác của cán bộ công nhân viên vay vốn. Sau khi chứng minh thực tế, nhân viên tín dụng sẽ đề xuất ý kiến với ban tín dụng: đề nghị mức vay tiền, thời hạn cho vay nếu đồng ý cho vay hoặc đề xuất không đồng ý cho vay và nêu lý do từ chối cho vay.
Xét duyệt cho vay: phòng tín dụng họp và phê duyệt mức cho vay, sau khi nhân viên tín dụng thông báo hẹn lịch giải ngân cho khách hàng.
Nhân viên tín dụng lập hồ sơ tín dụng và giải ngân.
Theo dõi nợ vay trả góp và xử lý nợ vay trả góp trễ hạn: bộ phận tín dụng có trách nhiệm theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng; liệt kê, theo dõi và thông báo các khoản nợ trễ hạn.
d)Các thông tin về khoản vay
Mức cho vay: phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của người vay.
Thời hạn cho vay: phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của người vay.
Lãi suất cho vay: được áp dụng theo biểu lãi suất cho vay trả góp do NHNo&PTNT ban hành trong từng thời kỳ. hiện nay lãi suất Chi nhánh áp dụng đối với cho vay tiêu dùng ngắn hạn là 1,3%/ tháng, đối với cho vay tiêu dùng trung và dài hạn là 1,34%/tháng.
2.2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng trả góp có tài sản thế chấp
Đối tượng vay vốn
Cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
Hồ sơ vay vốn: bao gồm
Đơn xin vay vốn và bản khai tình hình tài chính, nguồn trả nợ vay.
Đơn xin xác nhận tình trạng nhà.
Hồ sơ thân nhân người vay, chủ sở hữu tài sản thế chấp: chứng minh nhân dân, hộ khẩu.
Hồ sơ tài sản thế chấp.
Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay (nếu có).
Giấy tờ chứng minh nghề nghiệp thu nhập.
Thủ tục cho vay
Tiếp nhận hồ sơ: nhân viên tín dụng kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110896.doc