MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Tổng quan về cho vay tiêu dùng 3
1.1.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng 3
1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 3
1.1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng 5
1.1.3.1. Đối với người tiêu dùng 5
1.1.3.2 Đối với ngân hàng 6
1.1.3.3 Đối với nền kinh tế 6
1.1.4 Các hình thức CVTD 7
1.1.4.1 Căn cứ vào mục đích vay 7
1.1.4.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả 7
1.1.4.3Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ 13
1.2 Nội dung cơ bản của mở rộng CVTD 18
1.2.1 Quan niệm về mở rộng CVTD 18
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng CVTD 19
1.2.2.1 Nhân tố khách quan 19
1.2.2.2 Nhân tố chủ quan 21
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng CVTD 23
1.2.3.1 Chỉ tiêu về số lượt khách hàng giao dịch với ngân hàng 23
1.2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh doanh số CVTD 24
1.2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh dư nợ CVTD 25
1.2.3.4 Chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng loại hình CVTD 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 27
2.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam 27
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam 27
2.1.2 Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam 31
2.2 Hoạt động huy động vốn 31
2.2.1 Hoạt động sử dụng vốn 33
2.2.2 Dịch vụ phi tín dụng khác 36
2.2.3 Kết quả kinh doanh 37
2.3 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 38
2.3.1 Khái quát về tình hình cho vay tiêu dùng hiện nay tại Việt Nam 38
2.3.2 Thực trạng mở rộng CVTD tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 40
2.3.2.1 Tình hình tăng trưởng doanh số và dư nợ CVTD 40
2.3.2.2 Phân tích cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo kỳ hạn 42
2.3.2.3. Tình hình nợ quá hạn CVTD. 43
2.3.2.4 Phân tích cơ cấu các khoản CVTD 43
2.4 Đánh giá chung về việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 48
2.4.1 Những kết quả được. 48
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 50
2.4.2.1 Một số tồn tại 50
2.4.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại. 53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 58
3.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 58
3.1.1 Định hướng phát triển chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm tới. 58
3.1.2. Định hướng đối với hoạt động CVTD 59
3.2 Một số giải pháp mở rộng CVTD tại Vietcombank 59
3.2.1 Ngân hàng phải có chính sách cụ thể về CVTD 59
3.2.2 Hoàn thiện quy trình CVTD 60
3.2.3 Hoàn thiện danh mục sản phẩm CVTD 62
3.2.4 Đa dạng hóa phương thức cho vay tiêu dùng 64
3.2.5 Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác Marketing đối với sản phẩm CVTD 64
3.2.6 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 67
3.3 Một số kiến nghị 69
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 69
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 70
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5286 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pore và Paris
3 Công ty liên doanh:
Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF)
Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina
Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday - Bến Thành
Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Asean Pacific Banker’s Club và là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Mô hình cơ cấu tổ chức ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Ngoại Thương Việt Nam (năm 2007 đến 2009) Đơn vị: tỷ VNĐ
2.1.2 Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
2.2 Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nó là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng, nó cũng quyết định khả năng cạnh tranh, năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường.
Có thể thấy trong 3 năm gần đây, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong công tác huy động vốn. Từ bảng 1 ta thấy:
Đến cuối năm 2007 tổng nguồn vốn huy động là 3,486,544 tỷ đồng
Đến thời điểm 31/12/2008 tổng nguồn vốn huy động đạt 4,888,106 tỷ đồng, tăng so với năm 2006 1,401,562 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng 40.2%.
Đến năm 2009 tổng nguồn vốn huy động đạt 5,505,315 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là 617,209 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 12,6%.
Như vậy, tổng nguồn vốn huy động của đều tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng luôn đạt trên 10%. Là một điểm tích cực, đạt được điều này là do đã áp dụng rất nhiều biện pháp như : áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, thực hiện các hình thức huy do động vốn đa dạng, tiếp tục củng cố khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ,…
Xét cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế
Phân theo thành phần kinh tế, tỷ lệ huy động vốn từ dân cư và các TCKT tương đối biến động qua các năm, tuy nhiên nguồn vốn huy động từ dân cư có xu hướng giảm.
Năm 2007 nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 1,026,945 tỷ đồng, chiếm 29.5% tổng nguồn vốn huy động
Năm 2008 nguồn vốn huy động từ dân cư giảm so với năm 2007 là 12,41 tỷ đồng, trong khi nguồn vốn huy động từ TCKT lại tăng 1,529,032 tỷ, nên tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư chỉ chiếm 18.4% trong tổng nguồn vốn huy động được.
Tiếp tục xu hướng giảm tỷ trọng nguồn vốn từ dân cư, đến năm 2009, nguồn vốn này tuy có tăng về số tuyệt đối là 151.899 tỷ đồng so với năm 2008, nhưng tỷ trọng của nguồn vốn này trọng tổng nguồn vốn huy động được cũng chỉ chiếm 18.9%. Là do nguồn vốn huy động từ TCKT lên đến 4,463,941 tỷ đồng, chiếm 81.1%.
Như vậy, có thể thấy dã có chính sách huy động vốn hợp lý, có mối quan hệ ngày càng tốt với các doanh nghiệp, đồng thời thể hiện uy tín của ngày được nâng cao tạo điều kiện cho khả năng huy động vốn từ đối tượng tổ chức kinh tế ngày một phát triển.
Xét cơ cấu vốn theo kỳ hạn
Nguồn vốn huy động được phân chia theo kỳ hạn cũng tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên có thể nhận thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động động không kỳ hạn có xu hướng tăng lên qua các năm, đây cũng là xu hướng tất yếu do khách hàng gửi tiền vào ngân hàng không chỉ tập trung vào mục đích sinh lời, mà còn phục vụ cho các hoạt động thanh toán, chi trả,…. Tuy nhiên việc tăng tỷ lệ nguồn vốn huy động không kì hạn cũng làm tăng tính không ổn định trong nguồn vốn huy động của ngân hàng, trong một số trường hợp dẫn đến giảm tính thanh khoản, ngân hàng cần có một biện pháp thích hợp để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Năm 2008, tiền gửi CKH đạt 1,941,776 tỷ đồng, chiếm 68.6% tổng nguồn vốn huy động
Năm 2009, tiền gửi CKH tăng lên 2,760,901 tỷ đồng, chiếm 56.5% tổng nguồn vốn huy động. tỷ trọng giảm nhưng về số tuyệt đối vẫn tăng 819.125 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng dạt 42.2%.
Năm 2009, tiền gửi CKH tăng so với năm 2008 là 986,988 tỷ đồng, đạt 3,747,889 tỷ đồng, về tỷ trọng trên tổng nguồn vốn huy động đạt 68.1%.
Xét theo loại tiền tệ
Qua 3 năm gần đây, nguồn vốn nội tề đều tăng lên, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động không thay đổi nhiều.
Năm 2007, nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm 91.9% tổng nguồn vốn huy động được, đạt 3,202,738 tỷ đồng.
Năm 2008, nguồn vốn này chiếm 78.5% tổng nguồn vốn huy động, tuy tỷ trọng giảm nhưng về số tuyệt đối vẫn tăng 633,659 tỷ đồng.
Năm 2009, vốn huy động bằng VNĐ đạt 4,333,648 tỷ đồng, đạt 78.7%, tăng cả về quy mô và tỷ trọng.
Qua các số liệu trên có thể thấy rằng gửi tiền ngân hàng bằng VNĐ vẫn là lựa chọn của đại bộ phận dân cư. Điều này có thể là do tỷ giá VNĐ/USD trong những năm biến động không nhiều, trong khi đó, lãi suất tiền gửi nội tệ lại luôn cao gấp 3-4 lần lãi suất tiền gửi ngoại tệ.
2.2.1 Hoạt động sử dụng vốn
Theo chỉ đạo của NHNN, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã chủ động cho vay các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, trong đó chú trọng đến các dự sán sản xuất sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, các dự án đầu tư xây dựng, mua sắm, cải tiến dây truyền máy móc, thiết bị phục vụ cho việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp đẩy mạnh đầu tư để vừa cho vay các doanh nghiệp nhà nước là các khách hàng truyền thống vừa mở rộng đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định, chế độ tín dụng.
Với sự cố gắng và nỗ lực đó, Vietcombank đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Tổng dư nợ cho vay năm 2007 đạt 2,273,097 tỷ đồng, năm 2008 giảm 726,500 tỷ đồng tương ứng với 31.96% so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 đã tăng trưởng trở lại đạt 2,518,195 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 62.82%. Cụ thể như sau :
Xét dư nợ cho vay theo thời gian
Dư nợ của VCB chủ yếu là cho vay ngắn hạn
Năm 2007, dư nợ cho vay ngắn hạn là : 1,908,410 tỷ đồng, chiếm 84% tổng dư nợ
Năm 2008, dư nợ cho vay ngắn hạn là 1,236,513 tỷ đồng, giảm so với năm 2009 là 671,897 tỷ đồng tương ứng với giảm 35.21%, làm cho tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay giảm xuống còn 79.95%.
Năm 2009, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng trở lại đạt : 2,126,499 tỷ đồng, tăng lên 889,986 tỷ đồng tương ứng với tăng 71.96% so với năm 2008 và chiếm 84.4% trên tổng dư nợ cho vay.
Qua các số liệu trên có thể nhận thấy rằng dư nợ cho vay ngắn hạn tại luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Mặc dù cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nhưng lại đang có xu hướng tăng lên và đạt tốc độ tăng trưởng cao. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu vốn đầu tư theo chiều sâu đang tăng lên, mặt khác nhu cầu vốn đầu tư cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới, dự án nhà ở, vốn cho vay mua nhà chung cư, ô tô, phương tiện máy móc thiết bị thi công, vận chuyển, xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, siêu thị,… cũng tăng cao.
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
(năm 2007- đến 2009)
Đơn vị: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
%
Số tiền
%
So với năm 2007
Số tiền
%
So với năm 2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ
2,273,097
100
1,546,597
100
(726,500)
(31.96)
2,518,195
100
971598
62.82
Phân theo kỳ hạn
Ngắn hạn
1,908,410
84
1.236,513
79,95
(671,897)
(35,21)
2,126,499
84.4
889,986
71.96
Trung dài hạn
364,687
16
310.084
20.05
(54,603)
(14.97)
391,696
15.6
81,612
26.32
Phân theo loại tiền tệ
VNĐ
1,127,715
49.6
649,176
41.97
(478,539)
(42.43)
1,309,883
52.02
660,707
101.78
Ngoại tệ quy đổi VNĐ
1,145,382
50.4
897,421
58.03
(247,961)
(21.65)
1,208,312
47.98
310,891
34.64
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (2007-2009)
Xét dư nợ cho vay theo loại tiền tệ
Có thể thấy dư nợ cho vay bằng ngoại tệ luôn chiếm một tỷ lệ khá cao.
Năm 2007 dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 1,145,382 tỷ VNĐ, chiếm 50.4% tổng dư nợ.
Năm 2008 giảm 247,961 tỷ đồng so với năm 2007 nhưng về tỷ trọng lại tăng lên 58.03% trên tổng dư nợ là do trong năm doanh số cho vay của giảm, cả về VNĐ lẫn ngoại tệ.
Năm 2009, dư nợ ngoại tệ đạt 1,208,312 tỷ đồng, chiếm 47.98% tổng dư nợ
Về chất lượng tín dụng :
Bảng 2.3 : Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 2007- 2009
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Nợ xấu, nợ quá hạn
0.75
1.02
0.27
1.51
0.49
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 2007-2009
Trong điều kiện chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tỷ lệ nợ quá hạn có tăng trong 2 năm gần đây, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn ở mức thấp (<2%)
Kết quả thu nợ
Thực hiện chỉ đạo củaVCB, đã thực hiện công tác thu nợ, luôn phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Tập trung thu nợ, xử lý các khoản nợ có vấn đề, nợ khó đòi, áp dụng các biện pháp linh hoạt để tận thu các khoản nợ tồn đọng. Thường xuyên kiểm tra, xem xét thực trạng tài sản thế chấp tìm biện pháp quản lý chặt chẽ. Việc thu hồi nợ tốt đã giúp chủ động thêm nguồn vốn để góp phần đẩy mạnh các hoạt động tín dụng trong các năm tiếp theo.
2.2.2 Dịch vụ phi tín dụng khác
Nhìn chung, luôn coi mảng dịch vụ phi tín dụng là một trong những hoạt động được quan tâm hàng đầu. Các mảng hoạt động chính là:
Nhóm dịch vụ thanh toán :
Các dịch vụ thanh toán cung cấp cho khách hàng cá nhân chủ yếu gồm : chuyển tiền trong nước, chuyển tiền kiều hối ( qua kênh ngân hàng, qua hệ thống của Western Union), thanh toán lương, thanh toán hóa đơn
Trong năm 2008, công tác dịch vụ ngân hàng đã được nâng lên một bước rõ rệt, công tác thanh toán được tập trung đảm bảo chính xác, kịp thời, an toàn tài sản của Ngân hàng và khách hàng.
Tiếp tục phát huy các thế mạnh của , thu dịch vụ ròng đạt 20.8725 tỷ đồng. Tỷ trọng thu dịch vụ ròng/ tổng thu đạt được cơ cấu 20% theo phấn đấu của toàn hệ thống và đã có bước tăng trưởng đáng kể so với thực hiện năm 2007 là 13.16%
Không ngừng đổi mới tác phong, phong cách giao dịch, lắng nghe các nhu cầu của khách hàng để phát triển thêm các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
2.2.3 Kết quả kinh doanh
Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính của mình qua 2 nghiệp vụ chính là : huy động vốn và sử dụng vốn, qua đó mà thu được lợi nhuận. Thực hiện tốt và đảm bảo cân đối giữa hai hoạt động này sẽ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2009 Ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tuyệt đối
Tuyệt đối
% TT
Tuyệt đối
% TT
Thu dịch vụ ròng
18,812
35,360
87.96
39,041
10
Lợi nhuận trước thuế
42,000
128,760
206.57
148,074
15
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 2007-2009
Biểu đồ 2.1 : Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế
(Đơn vị: tỷ VNĐ)
Qua bảng số liệu trên có thấy được mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng của , nhất là trong năm 2008, tốc độ đạt trên 200%, giá trị gấp khoảng 3 lần năm 2007. Đến năm 2009, do tình hình khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng, tốc độ tăng lợi nhuận đã giảm, nhưng vẫn ở mức khá cao đạt 15%, giá trị lên đến hơn 148 tỷ đồng.
2.3 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
2.3.1 Khái quát về tình hình cho vay tiêu dùng hiện nay tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, nền kinh tế đã có những bước phát triển mạnh mẽ: tốc độ tăng trưởng GDP cao, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện. Do vậy, loại hình cho vay này mới được quan tâm và trở thành một loại hình cho vay mới đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nên nó chưa được các NHTM quan tâm mở rộng và phát triển, đặc biệt là ở các ngân hàng thương mại quốc doanh. Điều này giải thích vì sao quy mô và doanh số CVTD của các ngân hàng thương mại quốc doanh hầu như không đáng kể. Trong khi đó ở các ngân hàng thương mại cổ phần thì đã bắt đầu có sự quan tâm và phát triển đến loại hình cho vay này, phù hợp với tiềm lực của họ, nổi bật là ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu với sản phẩm cho vay mua nhà trả góp, Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương với sản phẩm cho vay du học, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á với sản phẩm “ xe hơi mới”,…
Nghiệp vụ CVTD của các ngân hàng thương mại chưa được chú trọng phát triển là do Việt Nam chưa có một hệ thống các văn bản pháp luật một cách đầy đủ, chặt chẽ và đồng bộ về hoạt động CVTD. Tại Việt Nam hiện nay chưa có luật CVTD như ở một số nước có hoạt động CVTD phát triển. Với sự tăng trưởng của nền kinh tế hiện nay, đời sống dân cư ngày càng được nâng cao, điều này tạo điều kiện mạnh cho nhu cầu tiêu dùng ngày một nhiều hơn. Nhu cầu về mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở là rất lớn, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố HCM, Hải Phòng,… Ô tô làm phương tiện đi lại cũng trở nên khá phổ biến. Trong những năm qua, số lượng xe tiêu thụ của các hãng liên doanh lắp rắp trong nước cũng như xe ô tô nhập khẩu từ nước ngoài đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhiều hãng bán cháy hàng. Điều này chứng tỏ đây là thị trường tiềm năng và nhu cầu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hiện nay, vấn đề giáo dục rất được gia đình và xã hội quan tâm. Khi mức sống của người dân tăng lên, cùng với đó là quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều gia đình có xu hướng cho con em mình đi du học tạ các trường nổi tiếng của nước ngoài nhằm chuẩn bị cho con em mình một tương lai tốt nhất, hình thức du học tự túc ngày càng phổ biến hơn. Chính vì vậy mà nhu cầu vay du học ngày càng tăng, các ngân hàng thương mại cần phải đầu tư và đáp ứng tốt hơn nhu cầu này cũng như các dịch vụ đi kèm như : chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, thanh toán quốc tế,…
Với việc đời sống không ngừng được nâng cao, nhu cầu thiết yếu phục vụ sinh hoạt như : máy giặt, ti vi, tủ lạnh, máy tính xách tay,… cho đến những đồ dùng sinh hoạt cao cấp khác ngày một tăng lên. Cùng với đó là hệ thống siêu thị, công ty, đại lý bán hàng được mở ra, tạo điều kiện cho việc mua sắm các phương tiện, đồ dùng này sẽ làm cho nhu cầu trong dân cư tăng mạnh trong tương lai.
Qua sự đánh giá sơ bộ trên ta thấy, nhu cầu tiêu dùng trong dân cư là rất lớn mà quy mô CVTD của các NHTM cũng như các định chế tài chính khác còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vì vậy các NHTM cần có các chính sách cụ thể để phát triển, mở rộng loại hình cho vay này trong tương lai.
2.3.2 Thực trạng mở rộng CVTD tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
2.3.2.1 Tình hình tăng trưởng doanh số và dư nợ CVTD
Bảng 2.5 : Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu dư nợ
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Hoạt động cho vay
2,273,097
100
1,997,000
100
2,518,195
100
Cho vay tiêu dùng
95,455
4.2
129,805
6.5
259,374.085
10.3
(Nguồn: Báo cáo phòng tín dụng qua các năm 2007-2009)
Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Qua bảng ta thấy, dư nợ CVTD của Vietcombank tăng trưởng khá nhanh cả về quy mô và tốc độ. Tổng dư nợ CVTD năm 2009 đã tăng gấp hơn 2 lần tổng dư nợ CVTD năm 2007. Tuy nhiên vẫn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng cho vay của Vietcombank.
Nguyên nhân: Có thể thấy Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng của tín dụng tiêu dùng và có những đường lối phát triển đúng đắn. Trong 2 năm 2008-2009 các sản phẩm tín dụng tiêu dùng của của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã được hoàn thiện phù hợp với thị trường như : cho vay thấu chi qua tài khoản, lãi suất hợp lý được điều chỉnh theo ngày, cho vay mua xe hơi có đảm bảo bằng xe ô tô dự định mua… Đồng thời, thủ tục vay vốn đơn giản gọn nhẹ, cán bộ tín dụng trẻ trung năng động,… Vietcombankcũng đã có sự tách biệt rõ ràng về lĩnh vực hoạt động của từng cán bộ tín dụng về hai mảng : tín dụng doanh nghiệp và tín dụng tiêu dùng do đó có tính chuyên môn hóa cao hơn, nâng cao hiệu quả công việc
2.3.2.2 Phân tích cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo kỳ hạn
Bảng 2.6 : Cơ cấu tín dụng tiêu dùng theo kỳ hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
(Đơn vị :tỷ đồng)
Kì hạn
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng
95,455
100
129,805
100
259,374.09
100
Ngắn hạn
66,931.95
70.1
67,758.21
52.2
128,908.92
49.7
Trung hạn
24,913.75
26.1
55,947.96
43.1
118,015.21
45.5
Dài hạn
3,627.29
3.8
6,100.94
4.7
12,449.96
4.8
Nguồn : Báo cáo phòng tín dụng các năm 2007-2009
Về mặt kỳ hạn có thể nói trong giai đoạn đầu các sản phẩm CVTD thường là các nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Năm 2007 dư nợ ngắn hạn chiếm 70.1% đạt 66,931.95 tỷ đồng.; năm 2008 tăng lên 67,758.21 tỷ đồng chiếm 52.2% tổng dư nợ và tiếp tục tăng về số tuyệt đối đến năm 2009 đạt 128,908.92 tỷ đồng, chiếm 49.7%.
Tỷ lệ cho vay tiêu dùng trung và dài hạn chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ. Sở dĩ như vậy bởi các khoản vốn ngắn hạn thường là để đáp ứng các mục đích mua nhà, sửa chữa nhà. Tuy nhiên từ năm 2007 trở đi,sự phát triển của sản phẩm cho vay ô tô trả góp với 95% các món vay ô tô trả góp có thời hạn trung bình khoảng 24-36 tháng đã đưa tỷ lệ cho vay tiêu dùng trung hạn từ 26.1% năm 2007 lên đến 43.1%năm 2007 và 45.5% năm 2009.
Nhưng các khoản vay dài hạn vẫn chưa được cải thiện, tuy có tăng về số tuyệt đối tương ứng theo các năm 2007-2009 nhưng về tỷ trọng thì không có sự thay đổi đáng kể nào mà gần như bằng nhau qua 3 năm. Xét về lâu dài, các khoản CVTD trung dài hạn đối với ô tô thường ổn định hơn các khoản cho vay bất động sản ngắn hạn chịu nhiều biến động của thị trường.
2.3.2.3. Tình hình nợ quá hạn CVTD.
Chỉ tiêu nợ quá hạn được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của khoản vay, chứa đựng những nguy cơ rủ ro đối với ngân hàng mà khách hàng gây ra. Các khoản nợ quá hạn kéo dài thời hạn tín dụng, làm thay đổi kế hoạch tài trợ, kinh doanh của ngân hàng, mặt khác có thể dẫn tới nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán của ngân hàng và cố thể làm ngân hàng phá sản.
Kể từ khi bắt đầu triển khai mạnh mẽ các sản phẩm CVTD đến nay có thể nói việc kiểm soát rủi ro của Vietcombank khá chặt chẽ. Việc theo dõi và đốc thúc nợ được diễn ra thường xuyên nên việc thu nợ gốc và lãi được thực hiện rất nghiêm túc. Một số khoản vay trả góp có xuất hiện tình trạng chậm trả vài kì nhưng sau khi được ngân hàng xem xét cho gia hạn hoặc cơ cấu lai thì tiếp tục hoàn trả đúng hạn. Tính đến ngày 31/12/2009, chất lượng tín dụng tốt, các khoản vay tiêu dùng không có các nợ xấu và nợ quá hạn, đây là một điểm rất tích cực, phản ánh sự lành mạnh của loại hình tín dụng này củaVietcombank.
2.3.2.4 Phân tích cơ cấu các khoản CVTD
Những sản phẩm cho vay tiêu dùng mà Vietcombank đang triển khai hiện nay gồm : Cho vay bất động sản( mua nhà, đất, sửa chữa, xây dựng mới,..), cho vay cầm cố ứng trước tièn bán chứng khoán, cho vay mua cổ phiếu góp vốn lần đầu, cho vay mua ô tô,và một số sản phẩm khác.Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại trong năm gần nhất (2009) được thể hiện rõ hơn qua bảng sau
Bảng 2.7: Thực trạng cho vay tiêu dùng
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Cho vay mua, sửa chữa nhà ở
71,327.87
27.5
Cho vay mua ô tô
61.627.28
23.76
Cho vay đảm bảo bằng lương
59,137.29
22.85
Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
38,906.11
15
Các sản phẩm khác
28,245.84
10.89
Tổng
259,374.09
100
Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ thực trạng CVTD tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam năm 2009
(Nguồn : Báo cáo phòng tín dụng qua các năm 2007-2009)
Nhận xét:
Cho vay bất động sản của trong năm 2009 đã chịu nhiều ảnh hưởng từ chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như : hạn chế cho vay bất động sản đòi hỏi thời gian thu hồi vốn nhanh, cho vay phải đảm bảo điều kiện pháp lý đầy đủ có thể tiến hành đầu tư, xây dựng ngay, không cho vay với phương án chuyển nhượng Quyền sử dụng đất để bán lại với mục đích đầu cơ, kinh doanh bất động sản, chỉ cho vay mua nhà/ chuyển quyền sử dụng đất, xây dựng, sửa chữa nhà đáp ứng nhu cầu thiết yếu về nhà ở nên đã hạn chế nhu cầu vay của khách hàng. Thêm vào đó trong quá trình xét duyệt thủ tục, hồ sơ nhiều làm khách hàng e ngại khi cung cấp và hoàn thiện hồ sơ, thủ tục cho Ngân hàng nên cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay của khách hàng.
Hiện nay, cho vay phục vụ nhu cầu nhà ở vẫn là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất của Vietcombank. Chiếm 27.5% dư nợ bán lẻ ( dư nợ bình quân là 1.14 tỷ đồng/01 khách hàng)
Cho vay lương của ngân hàng hiện nay đang được đánh giá là phát triển mạnh với thủ tục nhanh gọn, đơn giản. Đối tượng cho vay rộng nhất, dư nợ khá lớn so với các trong hệ thống. Với hai sản phẩm này, mặc dù Vietcombank đã có quy trình hướng dẫn cụ thể nhưng việc triển khai chưa triệt để, rộng khắp toàn hệ thống, có cho vay, có không cho vay.
Các sản phẩm này tiềm ẩn nhiều rủi ro vì điều kiện cho vay đơn giản, thủ tục nhanh gọn nhưng việc ràng buộc trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng của người vay còn lỏng, cũng như trách nhiệm của đơn vị chi trả lương khi xác nhận thu nhập của người vay, nhất là ở các công ty cổ phần, công ty chứng khoán.
Với vay lương: hàng tháng khi đến hạn trả nợ, Cán bộ của phòng tín dụng cá nhân thường xuyên phải nhắc nợ khách hàng vay vốn do ý thức thực hiện nghĩa vụ trả nợ của một số khách hàng kém hay đơn vị chi trả lương chậm trả lương. Thực tế cũng đã có rất nhiều cán bộ vay lương, khi nghỉ việc bản thân người vay không thông báo cho Ngân hàng, đơn vị chi trả lương cũng không thông báo do không bị ràng buộc trách nhiệm.
Các khoản vay lương, do hàng tháng còn thu nợ gốc, lãi nên còn theo dõi được diễn biến vay, trả của khách hàng. Đối với các khoản vay thấu chi, hiện tại ngân hàng chưa kiểm soát được sát sao việc sử dụng thấu chi chi tiết của khách hàng (do số lượng khách hàng nhiều). Hiện tại, hàng ngày chỉ theo dõi, quản lý được tổng dư nợ thấu chi. Nên nếu khách hàng không còn công tác tại đơn vị đã xác nhận thì ngân hàng không thể theo dõi kịp thời và có thể đến khi khách hàng đến hạn tất toán vay thấu chi mới phát hiện được. Vì vậy, trên cơ sở quy trình hạn mức cấp thấu chi của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, ngân hàng đã có một số giới hạn phạm vi cấp thấu chi cho khách hàng như ưu tiên cấp thấu chi đối với các cán bộ trong hệ thống, cho cán bộ nhân viên tại các doanh nghiệp nhà nước có thu nhập khá, ổn định, giảm mức cấp thấu chi,…
Với số lượng khách hàng lớn, trong đó sản phẩm cho vay lương bao gồm trong hệ thống Vietcombank có hơn 300.000 hồ sơ, khách hàng bên ngoài chiếm 1/3hồ sơ, còn lại là hồ sơ vay thấu chi nhưng việc theo dõi các khoản vay này vẫn thực hiện thủ công, chương trình thu nợ tự động lại thường xuyên thu sai, thu không đủ hoặc không thu…mà không rõ nguyên nhân nên đã gây không ít khó khăn trong quản lý khoản vay của ngân hàng, đây cũng là nguyên nhân thường xuyên phát sinh nợ quá hạn vào những ngày tập trung thu nợ từ lương.
Đến thời điểm báo cáo năm 2009, các sản phẩm cho vay lương, vay thấu chi được đảm bảo bằng thu nhập hàng tháng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, chiếm 22.85% trong dư nợ bán lẻ của Vietcombank, nhưng số lượng khách hàng rất nhiều hơn 6000 khách hàng với dư nợ bình quân 500 triệu đồng/01 khách hàng.
Cho vay cầm cố, ứng trước tiền bán chứng khoán:
Trong suốt gần 1 năm 2009, do diễn biến của thị trường nên việc cho vay cầm cố và ứng trước tiền bán chứng khoán đã gặp nhiều biến động, đã ảnh hưởng mạnh đến dư nợ của sản phẩm cho vay này, từ gần 70 tỷ đồng đầu năm 2009 giảm mạnh, có thời điểm dư nợ còn gần bằng 0. Đối phó với tình hình suy giảm của thị trường chứng khoán, để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn phát vay, ngân hàng đã chủ động rút ngắn thời gian cho vay, điều chỉnh mức cho vay tối đa xuống còn 80% theo giá thị trường tính theo 5885/QĐ-PC, đồng thời trình giám đốc phê duyệt danh mục cổ phiếu nhận cầm cố cho vay nhằm đảm bảo an toàn phù hợp với tình hình thị trường chứng khoán giai đoạn hiện nay…và nhiều lần thông báo dừng, hạn chế cho vay hay chỉ tập trung thu nợ. Bên cạnh đó, việc theo dõi diễn biến giá cổ phiếu lên xuống theo từng phiên giao dịch đều phải thực hiện thủ công.
Đến nay, dư nợ cầm cố và ứng trước tiền bán chứng khoán của phòng chiếm 15% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ.
Trong giai đoạn này, tuy việc cho vay khó khăn nhưng về lâu dài cho vay cầm cố, ứng trước tiền bán chứng khoán vẫn được coi là sản phẩm tín dụng bán lẻ làm tăng nhanh dư nợ củaVietcombank, do vậy Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam vẫn tiếp tục tiếp thị và ký hợp đồng với các công ty chứng khoán, đặc biệt ưu tiên đối với các công ty có kết nối trực tuyến với Vietcombank. Tính đến thời điểm báo cáo năm 2009, các công ty chứng khoán phòng đã ký hợp đồng cấp hạn mức tín dụng là 15 công ty.
Cho vay mua ô tô:
Cũng như cho vay bất động sản, cho vay mua ô tô cũng chịu chung ả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3831.doc