MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 3
1.1.Khái Niệm bảo lãnh ngân hàng 3
1.1.1.Sự hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng 3
1.1.1.1.Sự cần thiết phải ra đời nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng 3
1.1.1.2.Sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng. 4
1.1.2.Khái Niệm nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng 7
1.1.3. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 9
1.1.3.1.Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ đa phương. 9
1.1.3.2. Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập. 10
1.1.3.3. bảo lãnh là hoạt động ngoại bảng 11
1.1.3.4. Bảo lãnh tiến hành trên cơ sở chứng từ. 11
1.1.4.Vai trò của ngân hàng khi thực hiện hoạt động bảo lãnh 12
1.1.4.1.Cung cấp công cụ đảm bảo cho khách hàng 12
1.1.4.2. Đôn đốc khách hàng thực hiện hợp đồng 12
1.1.5.Phân biệt bảo lãnh với một số hình thức bảo đảm khác 12
1.1.5.1.phân biệt bảo lãnh với thư tín dụng (L/C) 12
1.1.5.2.Phân biệt bảo lãnh với bảo hiểm. 14
1.1.6.Phân loại bảo lãnh ngân hàng. 14
1.1.6.1.Căn cứ theo phương thức phát hành bảo lãnh. 14
1.1.6.3.Theo điều kiện thanh toán. 24
1.1.6.4.Theo bản chất của bảo lãnh. 25
1.1.7.Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh 26
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng và một số rủi ro thường gặp trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng. 28
1.2.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng 29
1.2.1.1.Những nhân tố chủ quan. 29
1.2.1.2. Những nhân tố khách quan 32
1.2.2. Một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng 35
1.3.Vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh 37
1.3.1.Đối với bên thụ hưởng bảo lãnh. 37
1.3.2. Đối với bên được bảo lãnh. 37
1.3.3. Đối với ngân hàng phát hành bảo lãnh. 37
1.3.4. Đối với nền kinh tế 38
1.4. Mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng 38
1.4.1. Khái niệm mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng 38
1.4.2. Điều kiện để mở rộng hoạt động bảo lãnh và các nhân tố ảnh hưởng 39
1.4.3.Các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng của hoạt động bảo lãnh 42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH 47
TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á- CHI NHÁNH HÀNG ĐậU 47
2.1.Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Bắc Á 47
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Bắc Á 47
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ba 48
2.1.2.1.Phòng tín dụng 48
2.1.2.2. Phòng kế toán ngân quỹ 49
2.1.2.3.Phòng hành chính nhân sự 49
2.3.Các Hoạt động cơ bản của NASB chi nhánh Hàng Đậu. 49
2.3.1. Hoạt động huy động vốn 49
2.3.2. Hoạt động sử dụng vốn 51
2.2.Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hàng Đậu 56
2.2.1. Các loại hình bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hàng Đậu 56
2.2.2.Các quy định của NASB về hoạt động bảo lãnh. 56
2.2.2.1. Điều kiện được bảo lãnh. 56
2.2.2.2. Quy trình bảo lãnh 57
2.2.2.3.Biểu phí bảo lãnh. 61
2.2.3.Các kết quả đạt được của hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hàng Đậu. 62
1.2.3.1.Dư nợ bảo lãnh hàng năm tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hàng Đậu .63
1.2.3.2.Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh 70
2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động bảo lãnh tại NASB Hàng Đậu 72
2.2.4.1. Những kết quả đạt được 72
2.2.4.2.Những khó khăn và tồn tại. 75
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH 81
TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH HÀNG ĐẬU 81
3.1. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NASB 81
3.1.1. Định hướng phát triển chung của ngân hàng trong thời gian tới. 81
3.1.2. Định hướng về mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng trong thời gian tới. 82
3.2.Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại NASB Hàng Đậu. 83
3.2.1.Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động bảo lãnh thích hợp trong từng giai đoạn phát triển. 84
3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động marketing 86
3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định, thường xuyên kiểm tra giám sát món bảo lãnh 91
3.2.4. Xây dựng quy trình bảo lãnh riêng, đơn giản, gọn nhẹ 92
3.2.5. Nâng cao trình độ của cán bộ thực hiện bảo lãnh. 93
3.3.Một số kiến nghị 97
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan 97
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 98
3.3.2.1. Về mức phí bảo lãnh 98
3.3.3. Về loại hình bảo lãnh 99
3.3.4. Kiến nghị với NHTM cổ phần Bắc Á 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Hàng Đậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nợ bảo lãnh của ngân hàng là ngắn hạn, trung hay dài hạn… Vì vậy mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng không chỉ là tăng doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm mà còn tăng dư nợ bảo lãnh, tập trung vào những loại hình bảo lãnh là thế mạnh của ngân hàng, tăng dư nợ với những khách hàng truyền thống và tăng dư nợ những hợp đồng bảo lãnh có tính an toàn và hiệu quả cao.
Chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh trực tiếp khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh chủ yếu bao gồm phí dịch vụ bảo lãnh. Ngoài ra còn một số phụ phí đi kèm
phí dịch vụ bảo lãnh = tỷ lệ % * Số tiền bảo lãnh
Theo điều 22 quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25thàng08 năm 2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định: “ khách hàng phải trả cho TCTD phí bảo lãnh. Mức phí do các bên thoả thuận, không vượt quá2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Trường hợp mức phí tính theo tỷ lệ này thấp hơn 300.000 đồng thì TCTD được thu phí tối thiểu 300.000 đồng”. Như vậy, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tỷ lệ thuận với số tiền bảo lãnh. Để thu được thu nhập lớn từ hoạt động bảo lãnh, ngân hàng cần tìm kiếm các hợp đồng bảo lãnh lớn, có số tiền bảo lãnh cao mà vẫn đảm bảo an toàn.
Một số phụ phí khác như: phí phát hành thư bảo lãnh, phí huỷ thư bảo lãnh… tuy nhiêu tỷ trọng của nguồn thu này là không đáng kể so với nguồn thu từ phí dịch vụ bảo lãnh.
Một số chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động bảo lãnh so với tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ, và so với tổng doanh thu. Các chỉ tiêu này cho thấy tầm quan trọng của nguồn thu từ hoạt động so với toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động bảo lãnh thì đây chính là chỉ tiêu quan trọng cho thấy thành quả đạt được khi áp dụng các biện pháp nhằm mở rộng hoạt động bảo lãnh.
Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn.
Dư nợ bảo lãnh quá hạn là những khoản vốn mà ngân hàng trả thay khách hàng trong hợp đồng bảo lãnh mà khách hàng chưa bồi hoàn cho ngân hàng.
Nếu ngân hàng muốn mở rộng hoạt động bảo lãnh, muốn tăng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh thì trước hết, ngân hàng phải đảm bảo chất lượng cho các khoản bảo lãnh này. Có như thế, nguồn thu từ dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng mới ổn định và tăng trưởng được. Dư nợ bảo lãnh quá hạn càng lớn càng thể hiện ngân hàng đang đứng trước nguy cơ mất vốn, và chất lượng công tác thẩm định chất lượng bảo lãnh của ngân hàng là không tốt và chiến lược mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đang phạm sai lầm.
Dư nợ bảo lãnh quá hạn được xem xét qua hai chỉ tiêu như sau:
Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn
=
Dư nợ bảo lãnh quá hạn
Tổng doanh số bảo lãnh
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng doanh số bảo lãnh quá hạn trong tổng doanh số bảo lãnh, thể hiện phần trăm doanh số đã phát sinh rủi ro.
Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn giảm khi doanh số bảo lãnh quá hạn giảm hoặc doanh số bảo lãnh tăng. Cả hai phương pháp này đều thể hiện chất lượng bảo lãnh được nâng cao, việc mở rộng hoạt động bảo lãnh là có hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay do xu hướng muốn làm “đẹp” bảng cân đối kế toán mà các ngân hàng thương mại thường gia hạn nợ cho những khoản nợ đến hạn mà không đòi được, vì vậy làm giảm ý nghĩa của chỉ tiêu này.
Mặt khác, việc tăng doanh số bảo lãnh trong năm đồng nghĩa việc làm tiềm ẩn nợ quá hạn lớn trong năm sắp tới. Bởi vì những khoản bảo lãnh trung và dài hạn năm nay thì chỉ có thể phát sinh nợ quá hạn trong những năm sau đó. Tức là, trong cơ cấu dư nợ bảo lãnh quá hạn năm nay sẽ có bộ phận không nhỏ là khoản trả thay bảo lãnh trung và dài hạn phát sinh từ những năm trước đó. Do đó, để đánh giá đúng hơn hoạt động bảo lãnh tại đơn vị mình, các ngân hàng nên xem xét dư nợ bảo lãnh quá hạn kết hợp các chỉ tiêu khác như: cơ cấu dư nợ bảo lãnh quá hạn theo thời hạn, cơ cấu doanh số bảo lãnh theo thời hạn…
Đồng thời, để theo dõi và quản lý tốt hơn các khoản bảo lãnh quá hạn, các ngân hàng nên sử dụng tới các chỉ tiêu:
Tỷ lệ nợ quá hạn khê đọng
=
Nợ quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm
Tổng doanh số bảo lãnh đến hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi
=
Nợ quá hạn trên 1 năm
Tổng doanh số bảo lãnh đến hạn
Bảo toàn và sinh lời nguốn vốn luôn là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng. Vì vậy nếu ngân hàng có tỷ lệ bảo lãnh quá hạn khó đòi cao có nghĩa là khả năng thu nợ từ khách hàng là rất thấp, việc đòi nợ có thể gây ra những tổn thất cho ngân hàng. Qua đó đánh giá được việc mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng là không hiệu quả.
Trên đây chỉ là một số chỉ tiêu đơn giản để đánh giá mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng, với mỗi ngân hàng, tuỳ vào thế mạnh và mục đích hoạt động riêng của ngân hàng có thể có những chỉ tiêu khác nữa để đánh giá.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á- CHI NHÁNH HÀNG ĐậU
2.1.Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Bắc Á
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Bắc Á
Ngân hàng TMCP Bắc Á ( NASB) được thành lập theo quyết định 0052/NHGP ngày 01/09/1994 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam. NASB là một ngân hàng TMCP có doanh số hoạt động kinh doanh lớn nhất khu vực miền trung. Ngoài hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ NASB còn tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh khác như kinh doanh du lịch và khách sạn. Trụ sở chính của ngân hàng đặt tại thành phố Vinh, Nghệ An và có 8 chi nhánh, 5 phòng giao dịch ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thanh Hoá. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, NASB đang ngày càng được mở rộng về quy mô, vốn, phạm vi hoạt động và các loại hình dịch vụ. Với nguồn vốn điều lệ ban đầu là 155 tỷ nay đã tăng lên 400 tỷ và hướng tới đạt 1000 tỷ vào năm 2008. Ngân hàng cung cấp các dịch vụ như: mở tài khoản nội tệ và ngoại tệ, nhận tiền gửi, đầu tư, cho vay và bảo lãnh thanh toán trong và ngoài nước, tài trợ thương mại, chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối, phát hành và thanh toán thẻ, sec…Mặc dù hệ thống mạng lưới chi nhánh của NASB chưa nhiều và rộng khắp cả nước nhưng NASB là ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, có uy tín và có đội ngũ cán bộ tận tình, chu đáo với khách hàng. Ngân hàng là một trong 10 ngân hàng được chọn vào hệ thống thanh toán tự động liên ngân hàng.
Trong tất cả các chi nhánh, thì chi nhánh Hà Nội là chi nhánh quan trọng nhất, được đầu tư nhiều nhất. Chi nhánh Hà Nội được thành lập sau hội sở chính gần 1 năm theo giấy chứng số 0025/GCT ngày 01 tháng 07 năm 1995 của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Chi nhánh được thành lập nhằm mở rộng mạng lưới của NASB, từng bước xây dựng hệ thống trên toàn quốc đồng thời thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ trên thị trường Hà Nội.
NASB chi nhánh Hàng Đậu là một trong những chi nhánh cấp 2 của NASB Hà Nội. Được đóng trên địa bàn trọng yếu trên địa bàn Hà Nội, NASB chi nhánh Hàng Đậu hàng năm đã chuyển một khối lượng lợi nhuận lớn về cho trụ sở chính tại Hà Nội. NASB chi nhánh Hàng Đậu thực hiện chức năng chính là huy động vốn và cho vay. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, NASB chi nhánh Hàng Đậu đã thực hiện cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng. Trong thời gian gần đây, hoạt động bảo lãnh đang dần trở thành hoạt động dịch vụ chính mà NASB Hàng Đậu cung cấp cho khách hàng, đem lại thu nhập không nhỏ cho chi nhánh hàng năm.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ba
Hiện nay, NASB chi nhánh Hàng Đậu được tổ chức theo mô hình sau:
2.1.2.1.Phòng tín dụng
Phòng tín dụng có 4 người trong đó có 1 trưởng phòng, một phó phòng và hai nhân viên. Phòng tín dụng thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, cho thuê…Hoạt động của phòng có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng nên quy trình phân tích tín dụng phải được tiến hành một cách chặt chẽ có kế hoạch nhằm hạn chế tối đa rủi ro mà vẫn đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Các thành viên trong phòng không chỉ có trách nhiệm phân tích thẩm định tốt các món vay mà còn phải có trách nhiệm kiểm soát và thu hồi nợ các món vay đó sau khi giải ngân và chịu trách nhiệm về món vay mà mình đã trực tiếp tiến hành phân tích, thẩm định theo quy định của NASB và luật ngân hàng. Hiện nay, NASB Hàng Đậu thực hiện đa dạng hoá các loại hình cho vay như: cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh, cho vay du học, cho vay trả góp…Ngoài ra, chi nhánh còn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng, hoạt động này đang dần đem lai nguồn thu lớn, ổn định cho ngân hàng.
2.1.2.2. Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng kế toán ngân quỹ có 8 người với 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 2 thủ quỹ và 4 kế toán viên. Nhiệm vụ của phòng thực hiện các dịch vụ nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng nội tệ, ngoại tế. Mở tài khoản và cấp sổ tiết kiệm cho khách hàng, thực hiện giải ngân đối với các khoản tiền vay, thu lãi theo định kỳ…
Sau mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm phòng phải cân đối vốn của chi nhánh, hoàn thành các chứng từ, sổ sách và sắp xếp lưu trữ. Phòng không chỉ thực hiện quản lý cân đối vốn theo cơ cấu của NASB đề ra mà còn tham mưu đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn.
2.1.2.3.Phòng hành chính nhân sự
Phòng có chức năng quản lý văn thư hành chính, tài liệu, báo cáo, các công tác liên quan đến nhân sự, đời sống của cán bộ nhân viên.
2.3.Các Hoạt động cơ bản của NASB chi nhánh Hàng Đậu.
2.3.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động vô cùng quan trọng của một trung gian tài chính nói chung và của các NHTM nói riêng. Để tồn tại và phát triển, các NHTM không chỉ dựa vào nguồn vốn nội bộ mà còn phải tìm kiếm các nguồn từ phía ngoài. Nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động tạo vốn, ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hàng Đậu luôn xây dựng một cơ cấu nguồn vốn hợp lý và áp dụng nhiều biện pháp để huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở tầng lớp dân cư. Bên cạnh việc huy động vốn từ các nguồn truyền thống như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức cá nhân trong nước, NASB Hàng Đậu đã vươn tới thị trường liên ngân hàng và thị trường quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu vốn bức thiết cho hoạt động của chi nhánh. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, việc huy động được vốn với nguồn chi phí thấp đã và đang là một trong những thách thức của các NHTM. Để đảm bảo khả năng cạnh tranh, NASB Hàng Đậu đã áp dụng mức lãi suất bậc thang không chỉ phù hợp với sự thay đổi của lãi suất thị trường mà còn hấp dẫn, thu hút khách hàng. Cùng với việc áp dụng mức lãi suất hấp dẫn, NASB Hàng Đậu còn xây dựng các chương trình huy động vốn đặc biệt như: TGTK dự thưởng, TGTK tham gia dự thưởng hàng quý, TGTK dự thưởng với tài sản lớn.
Bảng 2.1. Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hàng Đậu
Đơn vị: triệu đồng
Theo đối tượng huy động
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tiền gửi dân cư
526.611
36.39
684.594
35.33
855.742
35.33
Tiền gửi TCKT
805.662
56.13
926.511
47.81
1.158.138
47.81
Tiền gửi của các TCTD khác
102.197
7.19
326.780
16.86
408.476
16.86
Tổng NV
1.435.470
100
1.937.885
100
2.422.356
100
Theo thời gian huy động
TG không KH
510.027
35.53
688.537
35.53
860.671
35.53
TG có kỳ hạn
925.443
64.47
1.249.348
64.47
1.561.685
64.47
Tổng NV
1.435.470
100
1.937.885
100
2.422.356
100
(Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NASB Hàng Đậu năm 2004,2005,2006)
Do chú trọng công tác tạo vốn, coi việc tạo vốn là nền tảng cho mọi hoạt động nên trong những năm qua, nguồn vốn huy động được của ngân hàng tăng đều đặn. Cụ thể là: tốc độ huy động vốn năm 2005 tăng 35% so với năm 2004, năm 2006 tăng 484.471 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng là 25%. Nguồn vốn huy động được hàng năm không ngừng nguyên nhân là do ngân hàng áp dụng chế độ lãi suất linh hoạt, cùng với việc mở rộng các kỳ hạn cho vay, thu hút nhiều đối tượng tham gia. Trong cơ cấu nguồn vốn thì tiền gửi của các TCKT chiếm tỷ trọng cao trong các năm: Năm 2004 chiếm 56.13% so với tổng nguông vốn( chiếm hơn một nửa tổng nguồn vốn), năm 2005 chiếm 47.81% và tỷ trọng này được giữ ổn định cho đến năm 2006. Qua bảng số liệu cho thấy ngân hàng đang dần chuyển chú trọng sang huy động vốn của các tổ chức kinh tế. Đây là nguồn vốn ngắn hạn, không ổn định, nhưng bù lại họ lại cho ngân hàng khối lượng vốn lớn. Tiền gửi của các tổ chức dân cư qua các năm tăng nhẹ, chứng tỏ ngân hàng chưa có biện pháp kịp thời nhằm tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi, chi phí thấp này. Đây là một vấn đề mà ngân hàng cần có biện pháp kịp thời trong thời gian tới. Không chỉ có vậy, qua bảng số liệu cho thấy tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn ( chiếm 35.53%) trong khi đó, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lai chiếm tỷ trọng “áp đảo” là 64.47%, điều đó chứng tỏ ngân hàng chưa có những sản phẩm dịch vụ hấp dẫn, thu hút loại tiền gửi có chi phí thấp này.
Tóm lại, mặc dù có những hạn chế nhất định trong việc huy động vốn, song, NASB Hàng Đậu đã góp phần tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đảm bảo phát triể và bền vững.
2.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Phần lớn các NHTM thu lợi nhuận chủ yếu bằng cách cho vay ( bán tài sản nợ và dùng tiền thu được để mua tài sản có). Tiền cho vay là một món nợ đối với một cá nhân hoặc một tổ chức nhưng nó lại là một loại tài sản của ngân hàng vì nó mang lại thu nhập cho ngân hàng. Nhìn chung các món cho vay này đều kém lỏng vì chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi đến hạn. Được thành lập năm 1995 đến nay, ngân hàng TMCP Bắc Á đã không ngừng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu vay vốn kịp thời của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Chính vì vậy mà uy tín của ngân hàng không ngừng được củng cố tạo niềm tin không chỉ đối với người gửi tiền mà còn với cả những người vay tiền, những người có nhu cầu vốn trong nền kinh tế.
Bảng 2.2. Tình hình dư nợ tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hàng Đậu.
Đơn vị: triệu đồng
Kết cấu dư nợ theo thời hạn
Năm/chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
số tiền
số tiền
05/04(%)
số tiền
06/05(%)
Cho vay ngắn hạn
621.074
838.490
35.01
1.048.113
25.00
tỷ trọng (%)
56.20
60.70
60.70
Cho vay trung và dài hạn
484.039
542.941
12.17
678.676
25.00
tỷ trọng
43.80
39.30
39.30
Tổng dư nợ
1.105.113
1.381.431
25.00
1.726.789
25.00
Kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế
Năm/Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Số tiền
05/04(±%)
Số tiền
06/05(±%)
Cho vay ngắn hạn
621.074
838.490
35.01
1.048.113
25.00
Tỷ trọng
56.20
60.70
60.70
cho vay trung và dài hạn
484.039
542.941
12.17
678.676
25.00
Tỷ trọng
43.80
39.30
39.30
tổng dư nợ
1.105.113
1.381.431
25.00
1.726.789
25.00
( Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doah NASB Hàng Đậu năm 2004,2005,2006)
Qua bảng báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Băc Á chi nhánh Hàng Đậu, ta thấy tổng dư nợ của ngân hàng tăng trưởng đều đặn hàng năm 25%. Đây là một tốc độ tăng trưởng tương đối tốt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ: Năm 2004 chiếm 56.20% so với tổng dư nợ, năm 2005 chiếm 60.70% và giữ ổn định tỷ trọng này cho đến năm 2006. Nguyên nhân là do nguồn vốn mà ngân hàng huy động được chủ yếu là nguồn gửi có kỳ hạn ( ngắn hạn) của các tổ chức kinh tế (đây là nguồn vốn có tính ổn định kém vì nó mang tính tạm thời). Mặc dù ngân hàng có chức năng của một NHTM là chuyển đổi kỳ hạn của vốn ( huy động nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn). Nhưng để đảm bảo tính an toàn cần thiết, nên NASB Hàng Đậu đã thực hiện chính sách “ an toàn và hiệu quả”, nghĩa là chỉ duy trì dư nợ trung và dài hạn trong một giới hạn nhất định. Do đó tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn của ngân hàng chiến tỷ trọng thấp. Cụ thể là: năm 2004 chiếm 43.80%, năm 2005 chiếm 39.30% và giữ ổn định tỷ trọng này cho đến cuối năm 2006.Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ nhưng cho vay trung và dài hạn vẫn đáp ứng đủ, kịp thời vốn cho các dự án khả thi, giúp các doanh nghiệp trong nền kinh tế không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh do thiếu vốn. Bằng chứng là ngân hàng vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng của các khoản vay này hàng năm. Đặc biệt, năm 2006 dư nợ cho vay trung và hạn tăng 25% so với 2005 ( trong khi năm 2005 chỉ tăng 12.17% so vơi năm 2004). Ngoài ra, ngân hàng Bắc Á Hàng Đậu cũng không ngừng mở rộng các phương thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng của nền kinh tế. Ngoài các phương thức cho vay truyền thống như: cho vay từng lân, hạn mức, theo dự án đầu tư… Ngân hàng đã từng bước áp dụng phương thức cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi…Khách hàng có thể tùy ý lựa chọn phương thức vay phù hợp khẳ năng tài chính của mình. Mặt khác, đối với những khoản vay vượt quy định dư nợ đối với một khách hàng do nhà nước quy định, ngân hàng đã áp dụng phương thức cho vay hợp vốn (đồng tài trợ cùng với một ngân hàng khác) để không làm ảnh hưởng đến quan hệ khách hàng lâu hàng lâu dài đồng thời cũng không vi phạm quy định. Bên cạnh việc cho vay có tài sản đảm bảo hoặc phải có bảo lãnh của bên thứ ba, ngân hàng đang từng bước áp dụng phương thức cho vay tín chấp (cho vay dựa vào uy tín của khách hàng). Tuy hình thức này khá mạo hiểm nhưng đó cũng là một biện pháp nhằm giữ chân khách hàng tốt, khách hàng có tiền lực tài chính lớn, uy tín trên thị trường. Hình thức này cũng áp dụng với cán bộ, nhân viên ngân hàng nhằm giúp họ mua sắm phương tiện đi lại hoặc mua nhà với lãi suất cho vay ưu đãi. Nhìn chung, với các phương thức cho vay đa dạng, ngân hàng không chỉ giúp cho khách hàng bảo đảm ổn định tình hình sản suất, kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường mà còn đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng trong thời gian qua.
Song song với công tác mở rộng tín dụng, mở rộng đối tượng cho vay, công tác thẩm định tài chính và giám sát khách hàng trước, trong và sau khi cho vay đã được NASB Hàng Đậu đặc biệt chú trọng. Chính vì thế mà trong thời gian qua chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể. Ngân hàng đã loại bỏ được các loại rủi do tín dụng xảy ra do thông tin không cân xứng và “ sự lựa chọn đối nghịch”.
Bảng 2.3: Nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hàng Đậu
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Số tiền
05/04(±%)
số tiền
06/05(±%)
Tổng dư nợ (triệu đồng)
1.105.113
1.381.431
25.00
1.726.789
25.00
Nợ quá hạn (triệu đồng)
8.156
4.078
-50.00
3.059
-24.99
NQH/tổng dư nợ
0.74%
0.30%
0.18%
(Báo cáo tổn kết hoạt động kinh doanh của NASB Hàng Đậu năm 2004, 2005, 2006)
Qua báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NASB Hàng Đậu cho thấy, chất lượng tín dụng của ngân hàng tương đối tốt. Nợ quá hạn được duy trì ở mức thấp, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ và có tốc độ giảm dần qua các năm: Năm 2004 tổng nợ quá hạn là 8.156 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 0.74% trong tổng dư nợ. Đến năm 2005 tổng nợ quá hạn giảm 50% ( chỉ còn chiếm 0.3% so với tổng dư nợ), năm 2006 lại giảm chỉ còn chiếm 0.18% tổng dư nợ. Đây quả thật là một tín hiệu tốt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó khẳng định những cố gắng, nỗ lực của ngân hàng nói chung và của bộ phận tín dụng nói riêng trong việc xử lý và thu hồi nợ.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua có những bước tăng trưởng mạnh mẽ mà vẫn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Đây là một thành công lớn của ngân hàng và còn hứa hẹn những kết quả khả quan hơn nữa trong thời gian tới.
2.2.Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hàng Đậu
2.2.1. Các loại hình bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hàng Đậu
Hiện nay, NASB Hàng Đậu thực hiện tất cả các loại hình bảo lãnh được ngân hàng Nhà nước cho phép. Cụ thể bao gồm những loại hình sau:
- Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm
- Bảo lãnh hoàn thanh toán
- Bảo lãnh vay vốn
- Bảo lãnh mở L/C trả chậm
- Bảo lãnh đối ứng
Trong đó, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một trong những nghiệp vụ bảo lãnh chủ yếu ở NASB Hàng Đậu.
2.2.2.Các quy định của NASB về hoạt động bảo lãnh.
2.2.2.1. Điều kiện được bảo lãnh.
NASB Hàng Đậu xem xét và quyết định bảo lãnh khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định
Có trụ sở làm việc hợp pháp (đối với pháp nhân, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân) hoặc hộ khẩu thường trú (đối với cá nhân, hộ kinh doanh cá thể) cùng địa bàn nơi chi nhánh đóng trụ sở.
Có dự án đầu tư hoặc phương án kinh doanh khả thi, hoặc phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam đề nghị bảo lãnh.
Đối với lệnh phiếu, hối phiếu, khách hàng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật về thương phiếu
Đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài khách hàng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nước ngoài.
2.2.2.2. Quy trình bảo lãnh
Hiện nay, NASB đang áp dụng thực hiện bảo lãnh theo quy định của pháp luật có liên quan về bảo lãnh đồng thời cụ thể hoá một số bước cho phù hợp với tình hình cụ thể.
Bước 1: tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng.
Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ bảo lãnh bao gồm:
Hồ sơ pháp lý: Quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy phép hành nghề ( nếu có), biên bản góp vốn và danh sách các thành viên( nếu có), quyết định bổ nhiệm…
Hồ sơ bảo lãnh. Bao gồm:
ü Giấy đề nghị bảo lãnh: giấy đề nghị bảo lãnh phải được ký theo đúng thẩm quyền ký được quy định trong hồ sơ pháp lý của khách hàng
ü Các loại giấy tờ về: kế hoạch sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính của ba năm gần nhất, bảng kê các loại công nợ đối với ngân hàng, bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn, các hợp đồng đầu ra, đầu vào, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả…
ü Các giấy tờ liên quan đến nghĩa vụ xin bảo lãnh:
§ Bảo lãnh dự thầu: thư mời thầu, hồ sơ mời thầu theo quy định.
§ Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm: văn bản thoả thuận về chất lượng sản phẩm.
§ Bảo lãnh vay vốn: Hợp đồng tín dụng, dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
§ Bảo lãnh thanh toán: Hợp đồng mua bán hoặc cung cấp dịch vụ
§ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà trúng thầu.
§ Bảo lãnh đối ứng: cam kết bảo lãnh.
Hồ sơ bảo đảm cho khoản bảo lãnh: Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản, các loại giấy tờ liên quan khác.Trường hợp ngân hàng yêu cầu khách hàng ký quỹ bảo lãnh thi trong hợp đồng bảo lãnh phải nêu rõ số tiền mà khách hàng đã ký quỹ cho khoản bảo lãnh.
Bước 2: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ bảo lãnh:
Kiểm tra hồ sơ và mục đích xin bảo lãnh: kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản bảo lãnh, hồ sơ tài sản đảm bảo. Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ nếu còn thiếu
Phân tích thẩm định khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh đề nghị bảo lãnh. Riêng đối với trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của TCTD nước ngoài và xác nhận bảo lãnh của TCTD nước ngoài, ngân hàng chỉ thực hiện đối với đề nghị của TCTD có quan hệ đại lý và bên nhận bảo lãnh là người cư trú tại Việt Nam.
Phân tích và thẩm định biện pháp bảo đảm cho khoản bảo lãnh
Xem xét phương án bảo lãnh
Lập báo cáo thẩm định đề nghị phê duyệt, nêu rõ ý kiến đồng ý bảo lãnh hay từ chối bảo lãnh.
Bước 3: ký kết hợp đồng và phát hành cam kết bảo lãnh
Ngân hàng sẽ ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng. Ghi rõ số tiền bảo lãnh hoặc hạn mức được duyệt. Quy đinh rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Phát hành thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. Trong đó ghi rõ: tên địa chỉ của ngân hàng phát hành, khách hàng được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh; số tiền, phạm vi, đối tượng của bảo lãnh; hình thức thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; địa điểm nhận yêu cầu thanh toán…
Bước 4: Theo rõi HĐBL và xử lý khi thực hiện bảo lãnh.
Theo rõi hợp đồng bảo lãnh: Cán bộ tín dụng phải theo rõi tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện hợp đồng kinh tế với bên thụ hưởng dựa trên thông tin về tình hình tài chính của khách hàng. Yêu cầu khách hàng cung cấp bằng chứng của khoản thanh toán mà khách hàng đã trả cho bên nhận bảo lãnh, sau đó thông báo cho phòng kế toán để hạch toán ghi giảm số tiền dư nợ của cam kết bảo lãnh tương ứng; Theo rõi tình hình khách hàng thực hiện và bảo đảm duy trì các cam kết với ngân hàng trong HĐBL và hợp đồng đảm bảo.
Xử lý khi thực hiện bảo lãnh: Cán bộ tín dụng kiểm tra cam kết bảo lãnh về hiệu lực bảo lãnh và các điều kiện yêu cầu với yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ( nội dung, hình thức, thời hạn…) khi nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do bên thụ hưởng gửi đến.
Nếu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phù hợp với các điều kiện trong cam kết bảo lãnh, các bộ tín dụng thông báo với bộ phận nguồn vốn và kết toán để làm thủ tục trả tiền cho bên thụ hưởng.
Cán bộ tín dụng thông báo với khách hàng về số tiền mà ngân hàng đã thanh toán thay theo cam kết bảo lãnh và yêu cầu phòng kế toán trích tài khoản của khách hàng số tiền đã thanh toán thay cùng với tất cả các chi phí, lệ phí phát sinh.Nếu trên tài khoản của khách hàng không đủ số dư thì ngân hàng sẽ đề nghị khách hàng nhận nợ số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33382.doc