MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản về công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 3
I. Vị trí, vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp 3
1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 3
2. Vị trí vai trò và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm 4
2.1 Vị trí, vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm 4
2.2 ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 5
2.2.1 Công tác tiêu thụ sản phẩm là một khâu quyết định của chu kỳ sản xuất kinh doanh 5
2.2.2 Công tác tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc làm tăng thị phần phát triển thị trường 5
2.2.3 Công tác tiêu thụ sản phẩm góp phần làm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5
II. Nội dung chủ yếu của công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp 6
1. Nghiên cứu thị trường 6
1.1 Khái niệm và vai trò của thị trường 6
1.2 Nghiên cứu nhu cầu thị trường - xác định mặt hàng kinh doanh, khối lượng sản xuất kinh doanh 6
1.3 Dự báo thị trường 8
2. Kế hoạch hoá khâu tiêu thụ 9
2.1 Kế hoạch hoá bán hàng 9
2.2 Kế hoạch hoá chi phí tiêu thụ sản phẩm 9
3. Công tác quảng cáo 9
4. Các chính sách tiêu thụ 10
4.1 Chính sách xúc tiến bán hàng 10
4.1.1 Xúc tiến bán hàng 10
4.1.2 Các hoạt động yểm trợ 11
4.2. Chính sách sản phẩm 11
4.3 Chính sách giá 11
4.3.1 Khái niệm 11
4.3.2 Nguyên tắc về định giá trong kinh doanh 12
4.3.3 Phương pháp định giá 12
4.3.4 Các loại chính sách giá cả 13
5. Tổ chức hoạt động tiêu thụ 14
5.1 Xác định hệ thống kênh tiêu thụ 14
5.1.1 Xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 14
5.1.2 Xác định các loại kênh tiêu thụ sản phẩm 15
5.2 Trang thiết bị nơi bán hàng 18
5.3. Tổ chức bán hàng 19
6. Các dịch vụ sau bán hàng 19
7. Các chỉ tiêu đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 19
7.1 Hiệu quả về mặt xã hội 20
7.2 Hiệu quả đối với doanh nghiệp 20
7.3 Hiệu quả đối với khách hàng 20
III. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 22
1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 22
1.1 Giá thành sản phẩm 22
1.2 Chất lượng sản phẩm 23
1.3 Cơ cấu mặt hàng 24
1.4 Các biện pháp quảng cáo, khuyến mãi 24
1.5 Mạng kênh phân phối và dịch vụ sau bán hàng 24
2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 25
2.1 Tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng 25
2.2 Quy mô dân số và thu nhập bình quân đầu người 25
2.3 Số lượng các đối thủ cạnh tranh 25
2.4 Thị hiếu của người tiêu dùng 25
Chương II: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty Daewoo - Hanel 26
I. Khái quát về công ty DAEWOO – HANEL và những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty Daewoo-Hanel 26
1. Chiến lược và kế hoạch hoá của công ty DAEWOO-hanel 27
2. Đặc điểm sản phẩm và thị trường của công ty daewoo-hanel 28
3. Đặc điểm dây chuyền công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị 29
4. Đặc điểm lao động của công ty 30
5. Đặc điểm về nguyên vật liệu của công ty 31
6. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 31
II. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm vừa qua 33
1. Đặc điểm thị trường và đối thủ cạnh tranh 33
1.1 Đặc điểm thị trường kinh doanh của công ty Daewoo Hanel 33
1.1.1 Thị trường trong nước : 33
2.1.2 Thị trường nước ngoài : 34
2.2 Đối thủ cạnh tranh 34
2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 35
2.1 Tình hình sản xuất sản phẩm của công ty qua các năm: 36
2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng của công ty: 36
2.3 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo thị trường: 37
2.3.1 Doanh thu bán hàng theo thị trường mặt hàng Ti vi: 37
2.3.2 Doanh thu bán hàng theo thị trường mặt hàng Tủ lạnh 37
2.3.3 Doanh thu bán hàng theo thị trường mặt hàng Điều hòa 38
2.3.4 Doanh thu bán hàng theo thị trường mặt hàng Lái tia 38
2.3.5 Doanh thu bán hàng theo thị trường mặt hàng Lái tia 39
3. Phương thức phân phối và tiêu thụ sản phẩm 40
4. Các hoạt động yểm trợ tiêu thụ sản phẩm 41
4.1 Quảng cáo, khuyến mãi : 41
4.2 Tổ chức các hội nghị khách hàng : 41
4.3 Dịch vụ sau bán hàng: 42
III. Đánh giá ưu - nhược điểm hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty DAEWOO-HANEL 42
1. Ưu điểm: 42
2. Nhược điểm và nguyên nhân của những tồn tại 44
2.1 Nghiên cứu thị trường : 44
2.2 Chiến lược sản phẩm chưa được đổi mới kịp thời 44
2.3 Chính sách giá cả linh hoạt nhưng chưa thật mềm dẻo 44
2.4 Chính sách quảng cáo chưa được quan tâm đúng mức, chi phí cho quảng cáo còn thấp. 45
2.5 Công tác tổ chức và quản lý mạng lưới tiêu thụ còn lỏng lẻo chưa mang lại hiệu quả cao. 45
2.6 Đội ngũ nhân viên bán hàng chưa được đào tạo chuyên nghiệp 45
Chương III: Một số biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty DAEWOO- HANEL 46
I. Mục tiêu và phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới 46
1.Thuận lợi 46
2. Khó khăn 47
3. Phương hướng nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới 47
II. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty DAEWOO - HANEL 49
1. Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường 49
2. Nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm 51
3. Tổ chức tốt và quản lý có hiệu quả mạng lưới tiêu thụ 52
4. áp dụng chính sách giá cả mềm dẻo 53
5. Tổ chức đào tạo huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên bán hàng 54
6. Tăng cường hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm 55
6.1 Quảng cáo: 55
6.2 Hoạt động xúc tiến và yểm trợ bán hàng 56
7. Cải thiện và củng cố uy tín của công ty trên thị trường 56
Kết luận 58
70 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty DAEWOO-HANEL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o bán trên thị trường đều chứa một giá trị sử dụng nhất định, các sản phẩm đồng loại nhưng được sản xuất từ các doanh nghiệp khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau điều đó cho thấy sản phẩm của doanh nghiệp nào có chất lượng cao hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng về mình. Khi khách hàng biết đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và tin vào chất lượng thì họ sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy doanh nghiệp không chỉ bán được hàng duy trì được thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới, củng cố thêm vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là mục tiêu lợi nhuận nhưng để đạt được mục tiêu đó thì doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm và thu tiền về tức là được khách hàng chấp nhận. Muốn vậy, ngoài yếu tố giá cả ra thì doanh nghiệp cần chú trọng tới yếu tố chất lượng sản phẩm. Bởi vì chính chất lượng sản phẩm có thẻ tạo nên vị thế vững chắc của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời chất lượng sản phẩm sẽ thu hút khách hàng lâu dài, bền vững và làm cho khách hàng trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp mình.
1.3 Cơ cấu mặt hàng
Nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng, phong phú như vậy để đáp ứng nhu cầu hơn nữa và tăng tốc độ tiêu thụ của doanh nghiệp cần có cơ cấu mặt hàng hợp lý, đủ chủng loại. Doanh nghiệp có thể sản xuất, kinh doanh một sản phẩm, một số sản phẩm, hay nhiều sản phẩm ngoài sản phẩm chủ đạo của mình trên cơ sở tận dụng nguyên vật liệu và đáp ứng phần nào nhu cầu của người tiêu dùng, điều này cho phép doanh nghiệp tăng doanh số tiêu thụ và lợi nhuận. Hơn nữa, một cơ cấu sản phẩm hợp lý sẽ dễ dàng đáp ứng sự thay đổi nhanh của nhu cầu thị trường và giảm sự rủi ro cho doanh nghiệp đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
1.4 Các biện pháp quảng cáo, khuyến mãi
Để đảm bảo truyền thống, quảng cáo có hiệu quả các doanh nghiệp có thể thuê công ty quảng cáo để soạn thảo chương trình quảng cáo: thuê chuyên gia phân tích, kích thích tiêu thụ để xây dựng các chương trình quảng cáo, khuyến mãi để tạo hình ảnh của các doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần vận dụng linh hoạt các chương trình, phương tiện quảng cáo góp phần thúc đẩy tốc độ thị trường sản phẩm, chẳng hạn doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có thể quảng cáo trên báo chí, truyền hình, truyền thanh; còn doanh nghiệp sản xuất hàng tư liệu sản xuất thì quảng cáo bằng phương thức gửi thư chào hàng đến các doanh nghiệp liên quan, gửi mẫu hàng, tiếp xúc khách hàng sơ bộ.
1.5 Mạng kênh phân phối và dịch vụ sau bán hàng
Tổ chức tốt kênh phân phối và dịch vụ sau bán hàng sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, kênh phân phối bao gồm mạng lưới bán buộn, bán lẻ, đại lý được tổ chức một cách hợp lý khoa học sẽ chiếm lĩnh được không gian thị trường, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng và như vậy sẽ kích thich tiêu thụ hơn. Do vậy, để làm tốt điều này doanh nghiệp cần đảm bảo văn minh, lịch sự, đúng hẹn trong giao dịch và tiêu thụ, tạo mọi điều kiện có lợi nhất cho khách hàng tới mua hàng. Hơn nữa phải linh hoạt mềm dẻo trong phương thức thanh toán, giao nhận hàng hoá đảm bảo hai bên cùng có lợi, tránh tình trạng gây khó khăn cho khách hàng. Ngoài ra những dịch vụ sau bán hàng cũng góp phần đảm bảo cho khách hàng khi mua hàng hoá, làm cho khách hàng có niềm tin và yên tâm hơn khi quyết định tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp và do vậy hàng hoá sẽ ổn định và nhiều hơn, làm tăng và cải thiện công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
2.1 Tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng
Nhân tố này có tác động thuận lợi hoặc khó khăn trong việc luân chuyển hàng hoá, chu kỳ sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường hay xuất khẩu hàng hoá. Để mở rộng thị trường thì doanh nghiệp cần tăng quy mô, năng lực sản xuất tức là phải cần vốn. Như vậy, nếu lãi suất ngân hàng cao thì không thể vay vốn để đầu tư tăng năng lực sản xuất từ đó không thể tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ được.
2.2 Quy mô dân số và thu nhập bình quân đầu người
Các quy mô dân số và nhu càu cao của dân cư về các loại hàng hoá là yếu tố mạnh mẽ kích thích tiêu dùng hàng hoá. Có như vậy, doanh nghiệp mới tiêu thụ được nhiều hàng hoá hơn. Hơn nữa khi mà thu nhập bình quân đầu người cao, mức sống cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng tăng nhanh.
2.3 Số lượng các đối thủ cạnh tranh
Kinh doanh trên thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Tốc độ tiêu thụ cao hay thấp một phần phụ thuộc vào quy mô, số lượng đối thủ cạnh tranh. Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra tốc độ tiêu thụ sản phẩm còn phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.
2.4 Thị hiếu của người tiêu dùng
Hàng hoá sản xuất ra phải hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có như vậy mới mong được tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới lượng cầu trên thị trường. Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hơn nếu hàng hoá hợp thị hiếu và thiết yếu đối với họ.
chương II
thực trạng tiêu thụ sản phẩm
của công ty daewoo - hanel
I. Khái quát về công ty DAEWOO – HANEL Và Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty daewoo-hanel
Công ty điện tử Daewoo - Hanel là một trong những công ty điện tử có vốn đầu tư nước ngoài có mặt sớm nhất tại Việt Nam. Ngày 01.10.94 công ty đã được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư - nay là Bộ kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp theo quyết định số 1000/GP.
Trong giấy phép có nêu rõ :
Công ty DAEWOO- HANEL là liên doanh giữa công ty điện tử Hanel và hai công ty điện tử của tập đoàn Daewoo Hàn Quốc theo tỷ lệ góp vốn 3/7. Vốn pháp định của công ty khi thành lập là 10 triệu USD trong đó bên Hanel là 3 triệu USD tương đương với quyền sử dụng 44000m2 đất trong 17 năm. Bên đối tác góp 7 triệu USD bằng tiền nước ngoài. Tổng vốn đầu tư của liên doanh là 33 triệu USD. Thời hạn hoạt động của liên doanh là 17 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.
Tên viết tắt của công ty là: DEHACO
Tên giao dịch tiếng Anh: DAEWOO-HANEL ELECTRONICS CO ., Ltd
Địa chỉ: Khu công nghệ kỹ thuật cao, Sài Đồng B, Gia Lâm, Hà Nội
Số điện thoại: 04-8274661~5
Số Fax: 04-8274650, 8274531
Trong quá trình hoạt động, để mở rộng sản xuất, công ty đã xin phép nâng thêm vốn đầu tư. Ngày 13.05.95, UB Nhà nước về kế hoạch và đầu tư đã đồng ý cho phép công ty Daewoo - Hanel nâng vốn đầu tư lên 52 triệu USD. Vốn pháp định là 14 triệu USD. Tỷ lệ góp vốn của 2 bên vẫn là 3/7. Thời hạn hoạt động của liên doanh tăng từ 17 năm lên đến 26 năm. Về mặt nhân lực, công ty có tổng số 598 người trong đó có 12 người Hàn quốc. Tỷ lệ lao động trực tiếp so với gián tiếp là 495/103.
Xây dựng tại khu công nghiệp kỹ thuật cao Sài đồng B, Gia lâm, Hà nội, Công ty Daewoo Hanel có tổng số 44000 m2 với tổng diện tích nhà xưởng 25000m2 được phân thành 5 xưởng sản xuất, lắp ráp, TV, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, DY. Do những khó khăn nhất định nên phân xưởng sản xuất máy giặt phải đến năm 1999 mới được đưa vào hoạt động.
1. Chiến lược và kế hoạch hoá của công ty DAEWOO-hanel
Theo quan điểm của Fred R.David thì: "Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học, thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng này cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu nhiều chức năng này cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra". Nói chung quản trị chiến lược không chỉ là nhiệm vụ cá biệt của nhân tố lãnh đạo, chẳng hạn như kế hoạch hoá mà nó đề cập nhiệm vụ tổng thể của quản trị doanh nghiệp. Kế hoạch hoá là điểm chủ yếu của quản trị doanh nghiệp.
Theo quan điểm trên, công ty xác định rõ tầm quan trọng của quản trị chiến lược chiến lược và kế hoạch hoá. Trong thời gian qua, công ty đã phân tích những thuận lợi cũng như khó khăn để đưa ra phương hướng mục tiêu về sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Có thể nhận thấy trong những năm tới, công ty sẽ phát triển theo hướng chủ yếu sau:
- Phát triển mạnh thị trường kinh doanh: tăng cường mở rộng thị trường trong và ngoài nước, không ngừng củng cố mạng lưới bán hàng như: tăng cường quảng cáo sản phẩm trên các phương tiên thông tin đại chúng; thành lập các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trung tâm giao dịch các thành phố lớn; tích cực tham gia hội trợ triển lãm để lôi kéo khách hàng.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm
- Không ngừng cải thiện công tác tổ chức bộ máy
- Tăng doanh thu: mục tiêu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều là doanh thu và lợi nhuận, vì vậy công ty luôn tìm cách mở rộng mạng lưới tiêu thụ cả chiều rộng và chiều sâu, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí để thu lợi nhuận tối đa.
- Đẩy mạnh các hoạt động Marketing để nắm bắt tốt hơn về thị trường và nhu cầu thị trường. Nghiên cứu đối tác trong và ngoài nước nhằm tối ưu hoá thương mại đầu vào và phát triển mạnh mẽ thương mại đầu ra.
- Xây dựng và đào tạo nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên, kích thích óc làm việc sáng tạo, hăng say của họ đối với công việc.
- Tiếp tục hoàn thiện công tác nghiệp vụ nhằm đứng vững trên thị trường điện tử, điện lạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng với phương châm nhanh chóng, giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo.
2. Đặc điểm sản phẩm và thị trường của công ty daewoo-hanel
Sản phẩm của công ty bao gồm những mặt hàng: tivi(TV), tủ lạnh(REF), máy giặt(WM), lái tia(DY), điều hòa(AC), lò vi sóng(MWO)
Danh mục sản phẩm công ty sản xuất và cung cấp cho xã hội:
Bảng.1
Thứ tự
Tên nhóm
sản phẩm
Diện tích xưởng
Công suất sản xuất
Ghi chú
1
Ti vi
8.100m2
500.000 chiếc /năm
2
Tủ lạnh
10.950m2
300.000 chiếc/năm
3
Máy giặt
1.000m2
300.000 chiếc/năm
4
Lái tia
1.350m2
1.000.000chiếc/năm
5
Điều hòa
8.100m2
100.000chiếc/năm
Trong đó xưởng ti vi (TV) giữ vai trò chủ đạo, với chiến lược hướng về xuất khẩu, hơn 30% sản phẩm TV đã được xuất khẩu. Thị trường chủ yếu của TV là Nhật, Trung Đông, Đông Nam á. Không kém phần quan trọng, xưởng tủ lạnh với diện tích nhà xưởng lớn nhất, mỗi năm cũng xuất khẩu được một lượng sản phẩm rất lớn mang lại kim ngạch cao cho công ty. Hơn nữa, tủ lạnh Daewoo - Hanel rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt nam nên tỷ lệ tiêu thụ trong nước trong những năm qua thường cao hơn so với thị trường nước ngoài. Cũng như TV, thị trường tủ lạnh của công ty là Nhật, Đông Nam á, Đài Loan.
Sau 12 năm hoạt động, công ty đã mở rộng mạng lưới bán hàng và dịch vụ hậu mãi trên toàn quốc. Với năm mươi đại lý bán hàng, tám trăm cửa hàng bán lẻ, một trăm hai mươi trung tâm bảo hành, công ty Daewoo-Hanel được coi là một trong những công ty quan tâm đến khách hàng nhất, coi lợi ích của khách hàng đi đôi với lợi ích của doanh nghiệp.
3. Đặc điểm dây chuyền công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị
Công ty Daewoo-Hanel là công ty liên doanh giữa công ty Hanel với tập đoàn Daewoo theo hình thức: tập đoàn Daewoo đầu tư toàn bộ trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, công ty Hanel đầu tư bằng mặt bằng đất sử dụng và lao động. Do vậy, hệ thống máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đều được nhập từ nước ngoài thông qua phía đối tác là tập đoàn Daewoo.
Bảng.2
TT
Tên thiết bị, máy móc
Nơi lắp đặt
Số lượng
Đặc điểm
Nước chế tạo
1
Máy cuốn cuộn dòng
Phân xưởng DY
11
80%
Hàn Quốc
2
Máy cuốn cuộn ngang
04
75%
Nhật Bản
3
Dây chuyền
lắp ráp cuộn lái tia
02
70%
Hàn Quốc
4
Máy tự động lắp ráp
linh kiện bảng mạch TV
Phân xưởng TV
04
80%
Mỹ
5
Dây chuyền lắp ráp TV
02
80%
Nhật Bản
6
Máy phát sóng chuẩn
Phân xưởng TV
02
85%
Mỹ
7
Máy hàn linh kiện
02
80%
Mỹ
8
Máy đột dập
02
70%
Hàn Quốc
9
Máy tạo khuôn
02
75%
Nhật Bản
10
Máy cắt tôn
03
70%
Đức
11
Máy nạp ga
02
85%
Nhật Bản
12
Máy hàn giàn lạnh
02
75%
Nhật Bản
13
Máy kiểm tra
áp suất bình ga
04
85%
Nhật Bản
14
Dây chuyền lắp ráp tủ lạnh
02
75%
Hàn Quốc
15
Dây chuyền
lắp ráp máy giặt
Phân xưởng WM
01
90%
Hàn Quồc
16
Máy nén khí tổng
Phòng bảo dưỡng
01
70%
Nhật Bản
4. Đặc điểm lao động của công ty
Để vận hành được dây chuyền sản xuất với những thiết bị hiện đại, đòi hỏi người công nhân phải có trình độ tay nghề cao. Chính vì vậy, công ty rất quan tâm tới đội ngũ công nhân trẻ có trình độ. Hiện tại, công ty có tổng số lao động là 598 người với trình độ cụ thể như sau:
Chuyên gia Hàn Quốc: 12 người
Đại học : 46 người (trong đó có 15 người là nữ)
Công nhân kỹ thuật : 157 người (trong đó có 49 người là nữ)
Công nhân phổ thông : 383 người (trongđó có 222 người là nữ)
Theo thống kê, tỷ lệ lao động trực tiếp so với gián tiếp là: 495/103. Trong đó, tỷ lệ lao động nữ là: 286/495 bằng 58%. Đây là tỷ lệ thích hợp, bởi đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất trên dây chuyền đòi hỏi sự nhanh nhẹn và khéo léo của người công nhân.
Trình độ đại học: 46/598 bằng 7,69%. Đây là tỷ lệ rất thấp, chưa đáp ứng dược với qui mô của công ty, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi nguồn chất xám được coi trọng như một yếu tố quan trọng trong việc điều hành, đưa ra những giải pháp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần tuyển chọn thêm lực lượng lao động có trình độ đại học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
5. Đặc điểm về nguyên vật liệu của công ty
Vật tư, nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất ra tủ lạnh, máy giặt, tivi, lái tia, cao áp là: lốc, giàn lạnh, hệ thống cách nhiệt, mô tơ, bảng mạch, đèn hình, tụ, điện trở, IC, dây đồng chất lượng cao(ba lớp), vỏ và hộp xốp. NgoàI đèn hình, vỏ và hộp xốp được sản xuất trong nước, các loại vật tư và nguyên vật liệu đều phải nhập từ nước ngoài. Qui cách chủng loại vật tư rất đa dạng (hàng nghìn qui cách chủng loại). Do vậy, để đảm bảo đủ số lượng vật tư, nguyên vật liệu phuc vụ cho sản xuất, công ty phải nhập thường xuyên một số lượng lớn từ nước ngoài về dự trữ. Điều này dẫn đến tình trạng gây ứ đọng vốn trong khi giao dịch mua bán với nước ngoài đều phải bằng ngoại tệ. Điều này làm cho công ty bị phụ thuộc và thường bị động trong sản xuất kinh doanh.
Những đặc điểm chủ yếu trên đã gây không ít khó khăn cho công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty Daewoo-Hanel. Chính vì vậy, việc chủ động khai thác nguồn vật tư, nguyên vật liệu trong nước (nội địa hoá) là hướng đi đúng đắn cho việc đảm bảo nguồn cung ứng vật tư, hạn chế tồn kho nguyên vật liệu đầu vào, tiết kiệm được ngoại tệ và từ đó góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian tới.
6. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Là một công ty lớn với hơn năm trăm công nhân làm việc trong các xưởng nên cơ cấu tổ chức của công ty được lập theo mô hình trực tuyến- chức năng.
Sơ đồ: 6
Tổng giám đốc
Phòng
xuất nhập
khẩu
Phòng
nhân
sự
Phòng
bán
hàng
Phòng
bảo
dưỡng
Phòng
kế
toán
Phó T.G.Đốc
Xưởng
tủ
lạnh
Xưởng
Ti
Vi
MWO
Xưởng
lái
tia
Xưởng
máy
giặt
điều
hòa
- Tổng giám đốc: là người trong Hội đồng quản trị, do công ty điện tử DAEWOO cử ra. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty DAEWOO - HANEL.
- Phó tổng giám đốc: là người trong Hội đồng quản trị do công ty điện tử HANEL cử ra. Phó tổng giám đốc có nhiệm vụ giúp đỡ Tổng giám đốc trong việc điều hành công ty.
- Phòng bán hàng: lập kế hoạch bán hàng, công tác tiêu thụ sản phẩm. Lập kế hoạch tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi, xúc tiến bán hàng, ký kết hợp đồng với các đại lý.
- Phòng kế toán: xây dựng cơ cấu vốn hợp lí qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Lập kế hoạch giảm chi phí sản xuất qua đó nâng cao lợi nhuận. Lập báo cáo tài chính phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng, quí, năm.
- Phòng nhân sự : giải quyết các vấn đề về nhân sự trong công ty như tuyển dụng lao động, soạn thảo quy chế, nội quy của công ty, quản lý các công văn, giải quyết các vấn đề tiền lương.
- Phòng xuất nhập khẩu : có nhiệm vụ hỗ trợ sản xuất, làm các thủ tục hải quan, thuế, chịu trách nhiệm nhập khẩu vật tư, xuất khẩu hàng hóa.
- Phòng bảo dưỡng : chịu trách nhiệm quản lý sửa chữa kho tàng, nhà xưởng, giải quyết các sự cố về điện, nước, khí nén phục vụ cho sản xuất.
- Các phân xưởng sản xuất : Sản xuất ra các sản phẩm theo các đơn đặt hàng. Trong đó quản đốc các xưởng làm việc độc lập, quản lý toàn bộ phân xưởng mình phụ trách, lập kế hoạch tổ chức điều hành sản xuất và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi vấn đề trong phân xưởng mình phụ trách.
Như vậy, qua hệ thống quản lý trên, chúng ta thấy rõ đây là hệ thống quản lý rất chặt chẽ và gọn gàng. Hầu như mọi việc đều do các trưởng phòng và quản đốc tự quyết định và chịu trách nhiệm. Có thể lấy việc quản lý và điều hành sản xuất phân xưởng ti vi làm ví dụ:
Việc lập kế hoạch sản xuất đều do quản đốc thực hiện trên cơ sở các báo cáo của các phòng kinh doanh, xuất nhập khẩu và các đơn đặt hàng của khách hàng. Việc tìm các nguồn nguyên vật liệu và thị trường xuất khẩu cũng do các phân xưởng chịu trách nhiệm thực hiện.
II. tình hình tiêu thụ SảN PHẩM của công ty trong NHữNG NĂM VừA QUA
1. Đặc điểm thị trường và đối thủ cạnh tranh
1.1 Đặc điểm thị trường kinh doanh của công ty Daewoo Hanel
1.1.1 Thị trường trong nước :
Do hoàn cảnh và đời sống thu nhập còn thấp, nên trước đây trên thị trường nước ta phổ biến loại ti vi đen trắng của Samsung, Vietronics và ti vi màu phổ biến là JVC, tủ lạnh chủ yếu là của Liên xô cũ và của Nhật. Nhưng trong một số năm trở lại đây, mức sống của người dân đâng tăng lên, đặc biệt là ở vùng thành thị nên nhu cầu mua sắm tiện nghi trong gia đình cũng thay đổi. Chính vì vậy thị trường điện tử cũng được hâm nóng lên. Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều chủng loại ti vi với đầy đủ màu sắc, mẫu mã, nhiều tính năng ưu việt, giá cả đa dạng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của mọi tầng lớp nhân dân. Đối với các mặt hàng điện tử cao cấp, người tiêu dùng có thể chọn sản phẩm đắt tiền với tính năng hiên đại của các hãng nổi tiếng như : Panasonic, Sony, Sharp ... Đối với thị trường điện tử giành cho người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp, họ có thể lựa chọn những sản phẩm hợp với túi tiền như các sản phẩm của Daewoo, Sam sung, LG Sel, Vietronics Biên Hòa. Các sản phẩm của các công ty Hàn quốc có mẫu mã đa dạng, phong phú, giá thành hợp lý nên được những người tiêu dùng có mức thu nhập bình quân và thấp lựa chọn. Và thị trường chính này được coi là thị trường trọng điểm của công ty.
Ngoài thị trường đầu ra liên quan tới các sản phẩm tiêu dùng như ti vi, tủ lạnh, máy giặt thì công ty còn kinh doanh sản phẩm linh kiện điện tử (thị trường đầu vào). Với sản phẩm cuộn lái tia, công ty đã chiếm độc quyền cung cấp sản phẩm này trên thị trường trong nước. Hiện nay, công tyDaewooHanel là công ty duy nhất sản xuất sản phẩm này.
2.1.2 Thị trường nước ngoài :
Công ty Daewoo Hanel được thành lập với mục đích xuất khẩu 80% sản phẩm tivi, tủ lạnh ra nước ngoài. Thị trường nước ngoài là thị trường chính tiêu thụ sản phẩm của công ty. Với nhãn hiệu Daewoo nên sản phẩm của công ty xuất sang thị trường nước ngoài được người tiêu dùng rất tín nhiệm. Hiện nay, sản phẩm của công ty đã có mặt hầu hết trên thị trường của các khu vực khác nhau như Nhật, Nga, Trung đông, Đài loan.
2.2 Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Chính yếu tố cạnh tranh làm cho hoạt động kinh doanh trên thị trường sống động, chất lượng kinh doanh phục vụ người tiêu dùng ngày càng được nâng cao. Thị trường điện tử tại Việt nam ngày càng trở lên sôi động với sự tham gia của các công ty có tên tuổi hàng đầu trên thế giới như Matshushita, Daewoo, L/G, Samsung, Sony, JVC. Các công ty trong nước tham gia vào thị trường này bao gồm các công ty như công ty điện tử Hanel, công ty điện tử Tân bình, Thuận Thảo...Thị trường hàng điện lạnh cũng không kém phần sôi động. Người tiêu dùng Việt nam có thể mua bất kỳ một loại sản phẩm nào đó có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới như Nhật, Mỹ, Hàn quốc, các nước Tây Âu...Trên thị trường hiện nay, các công ty nổi tiếng của Nhật nhắm vào các khách hàng có thu nhập cao, còn thị trường với những khách hàng có thu nhập trung bình và thấp, đây là thị trường trọng điểm của công ty thì đối thủ cạnh tranh của công ty là LG Sel. Bởi vì thị trường trọng điểm của họ gần giống với thị trường trọng điểm của công ty, sản phẩm của họ chất lượng tốt, giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng phong phú rất phù hợp với thị hiếu của người nông dân Việt nam có thu nhập thấp.
Phần lớn các công ty sản xuất và lắp ráp đồ điện tử, điện lạnh trong nước hiện nay đều là các công ty liên doanh hoặc các công ty trong nước. Đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có một công ty sản xuất hàng điên tử với 100% vốn nước ngoài đi vào hoạt động nhưng với chính sách mở cửa như hiện nay, Việc xuất hiện một công ty điện tử 100% vốn nước ngoài là điều khó có thể tránh khỏi và đây chính là một đối thủ cạnh tranh tiềm tàng với công ty Daewoo-Hanel và các công ty điện tử khác của Việt nam nói chung. Hiện nay một nhà máy lắp rắp ti vi TLC với công suất 300.000 chiếc/năm do một tập đoàn kinh tế của Trung quốc đầu tư đã được thành lập ở Bình Dương. Sản phẩm của những công ty của Trung quốc nổi tiếng là giá thành rẻ, có sức cạnh tranh cao trên thị trường Việt nam và cả trên thị trường quốc tế chính vì vậy đây là một đối thủ cạnh tranh mới đáng gờm của công ty.
Một đối thủ cạnh tranh khác đó là hàng điện tử, điện lạnh nhập lậu hay hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng. Nhờ có ưu thế về giá rẻ do đã qua sử dụng và trốn thuế nên những sản phẩm nhập lậu này hiện đang thâm nhập khá sâu vào thị trường ở các vùng nông thôn, những người có thu nhập thấp nên gây không ít khó khăn cho công việc kinh doanh của các công ty làm ăn chân chính trong đó có công ty Daewoo Hanel. Ví dụ nếu mua một sản phẩm ti vi 21 inch của công ty, người tiêu dùng phải bỏ ra 1,8 triệu đồng.Trong khi đó để mua một ti vi 21 inch đã qua sử dụng thì người tiêu dùng chỉ cần phải bỏ ra khoảng trên 1 triệu tuỳ thuộc vào khoảng thời gian đã sử dụng của sản phẩm. Hiện nay, đối với thị trường trong nước, thị phần của công ty đối với mặt hàng TV là khoảng 15%, mặt hàng tủ lạnh là khoảng 45%, máy giặt khoảng 5%. Công ty đang cố gắng giữ vững thị phần của mặt hàng tủ lạnh và tăng thị phần đối với mặt hàng máy giặt và TV trong những năm tới.
2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
Trong những năm qua, tuy tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhưng công ty đã đạt được một số thành tựu nhất định như sau:
2.1 Tình hình sản xuất sản phẩm của công ty qua các năm:
Bảng 4
Số lượng : Chiếc
Năm
S.P
2005
2006
2007
Tổng
TiVi
22.600
24.846
78.238
125.684
Tủ lạnh
143.997
131.810
157.331
433.138
Máy giặt
12.730
6.677
5.039
24.446
Lái tia
824.787
450.710
65.105
1.340.602
Điều hòa
2.061
26.673
69.991
98.725
Lò vi sóng
3.545
2.006
3.663
9.214
Tình hình tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng của công ty:
Bảng.5
Đơn vị: Số lượng: Chiếc ; Doanh thu: 1 triệu USD
Năm
S.P
2005
2006
2007
Số lượng
Doanh thu
Số lượng
Doanh thu
Số lượng
Doanh thu
TiVi
22.600
2,199
24.846
2,422
78.238
6,118
Tủ lạnh
143.997
21,301
131.810
19,284
157.331
24,024
Máy giặt
12.730
1,894
6.677
0,957
5.039
0,753
Lái tia
824.787
2,252
450.710
1,433
65.105
0,239
Điều hòa
2.061
0,628
26.673
4,307
69.991
13,982
Lò vi sóng
3.545
0,316
2.006
0,174
3.663
0,290
Tổng doanh thu
28,593
28,572
45,409
2.3 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo thị trường:
2.3.1 Doanh thu bán hàng theo thị trường mặt hàng Ti vi:
Bảng.6
Đơn vị: Số lượng: Chiếc ; Doanh thu: 1 triệu USD
Năm
T.T
2005
2006
2007
Số lượng
Doanh thu
Số lượng
Doanh thu
Số lưọng
Doanh thu
Nội địa
2.234
2,177
19.677
1,925
23.389
2,214
Lò vi sóng
256
0,022
5.169
0,497
54.489
3,904
Tổng doanh thu
2,199
2,422
6,118
2.3.2 Doanh thu bán hàng theo thị trường mặt hàng Tủ lạnh
Bảng.7
Đơn vị: Số lượng: Chiếc ; Doanh thu: 1 triệu USD
Năm
T.T
2005
2006
2007
Số lượng
Doanh thu
Số lượng
Doanh thu
Số lưọng
Doanh thu
Nội địa
138.341
20,419
128.782
18,802
156.009
23,843
Nước ngoài
5.656
0,882
3.208
0,482
1.322
0,181
Tổng doanh thu
21,301
19,284
24,024
2..3.3 Doanh thu bán hàng theo thị trường mặt hàng Điều hòa
Bảng.8
Đơn vị: Số lượng: Chiếc ; Doanh thu: 1 triệu USD
Năm
T.T
2005
2006
2007
Số lượng
Doanh thu
Số lượng
Doanh thu
Số lưọng
Doanh thu
Nội địa
12.730
1,894
1002
0,262
2.127
0,516
Nước ngoài
-
-
25.671
4,045
67.864
13,466
Tổng doanh thu
1,894
4,307
13,982
2..3.4 Doanh thu bán hàng theo thị trường mặt hàng Lái tia
Bảng.9
Đơn vị: Số lượng: Chiếc ; Doanh thu: 1 triệu USD
Năm
T.T
2005
2006
2007
Số lượng
Doanh thu
Số lượng
Doanh thu
Số lưọng
Doanh thu
Nội địa
824.787
2,252
450.710
1,433
65.105
0,239
Nước ngoài
-
-
-
-
-
-
Tổng doanh thu
2,252
1,433
0,239
2..3.5 Doanh thu bán hàng theo thị trường mặt hàng Lái tia
Bảng.10
Đơn vị: Số lượng: Chiếc ; Doanh thu: 1 triệu USD
Năm
T.T
2005
2006
2007
Số lượng
Doanh thu
Số lượng
D
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7768.doc