Chuyên đề Một số biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Quận Đống Đa giai đoạn 2006-2010

Vai trò định hướng phát triển lâu dài nền kinh tế của Quận được các cơ quan, tổ chức chính quyền quản lý của Quận thể hiện rất rõ ràng qua những tác động tích cực tới tất cả các thành phần kinh tế thực thi.

 Với cốt lõi là các quy định về chế độ sở hữu kinh tế và lợi ích kinh tế, việc thực hiện vai trò này nhằm duy trì các đặc trưng chung của chế đội Xã hội Chủ nghĩa đã được ghi nhận trong Hiến pháp của đất nước.

 Các cơ quan quản lý Quận đã hoạt động hết sức nỗ lực và cố gắng nhằm duy trì sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sử hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Điển hình chứng minh là những thành tựu đã đạt được ở các loại hình kinh tế:

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Quận Đống Đa giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối ngoại. - Chính sách xã hội: chủ yếu gồm chính sách dân số và lao động, chính sách giáo dục, chính sách y tế, chính sách bảo đảm xã hội, chính sách văn hoá, chính sách khoa học công nghệ, chính sách bảo vệ môi trường… Chính sách là sản phẩm chủ quan của các nhà lãnh đạo và hoạch định đất nước trong quá trình thực thi quyền lực và ý đồ của mình; cho nên nó chỉ có thể thành công nếu nó phù hợp với các điều kiện thực tế khách quan diến ra của hệ thống và khắc phục được những tác động phản kháng nghịch chiều hay gây nhiễu khác từ mọi phía đối với hệ thống. 4. Kết cấu hạ tầng xã hội: Kết cấu hạ tầng xã hội là công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của kinh tế quận, bao gồm một hệ thống các công trình vật chất kỹ thuật, được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ, các công trình sự nghiệp có chức năng bảo đảm sự di chuyển các luồng thông tin, vật chất, dịch vụ nhằm phục vụ cho các nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất và đời sống cộng đồng dân cư theo lãnh thổ ( hệ thống đường giao thông, bưu chính, viễn thông, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn quản lý, y tế, đào tạo, pháp luật…) quận nào có trình độ kinh tế phát triển hơn thí sẽ có kết cấu hạ tầng cao hơn. Ngày nay, một kết luận đã được thừa nhận, là để phát triển kinh tế quốc dân vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng xã hội phải được ưu tiên phát triển đi trước một bước. 5. Các doanh nghiệp Nhà nước: Doanh nghiệp Nhà nước là một tổ chức sản xuất kinh doanh, do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách là chủ sở hữu, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Các doanh nghiệp Nhà nước với tư cách là một trong các công cụ điều hành nền kinh tế quốc dân của Nhà nước được thể hiện qua vai trò quan trọng của nó đối với quá trình vận hành nền kinh tế quận phát triển + Tạo ra các sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho quận mà các thành phần kinh tế khác không muốn và không có khả năng sản xuất, + Góp phần tích cực trong việc khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên trong quận, tạo ra của cải, chỗ làm cho mọi công dân trong quận nói riêng và Nhà Nước nói chung, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển Chính vì với vai trò to lớn này mà các nước Xã hội chủ nghĩa đều coi các doanh nghiệp Nhà nước là nền tảng của nền kinh tế nhà nước, giúp cho nền kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo của mình trong việc quản lý và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa + Các doanh nghiệp Nhà nước còn giúp Nhà nước xoá bỏ tình trạng độc quyền sản xuất kinh doanh bất hợp lý của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác vì lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. Điều khó khăn nhất là việc sử dụng kết hợp các công cụ nói trên như thế nào cho mỗi giai đoạn phát triển; để một mặt duy trì được sự ổn định của xã hội về mặt chính trị, văn hoá, tư tưởng; mặt khác phải tung ra được các động lực đủ lớn và có hiệu quả để góp phần phát triển kinh tế đất nước với tốc độ cao nhất; không ngừng củng cố và phát triển địa vị đất nước góp phần xứng đáng vào việc bảo vệ môi trường sống và trật tự kinh tế chung. Chương II: Thực trạng tăng trưởng kinh tế quận Đống Đa I. Đặc điểm kinh tế xã hội Giới thiệu tổng quan về quận Đống Đa- Báo cáo phát triển kinh tế xã hội 2004 1. Đặc điểm tự nhiên Quận Đống Đa là một trong 7 quận của thủ đô Hà Nội hiện nay với diện tích tự nhiên là 997.64 ha nằm ở khu trung tâm của bản đồ nội thành thành phố, có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp quận Ba Đình. - Phía Nam giáp quận Thanh Xuân. - Phía Đông, Đông Bắc giáp quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm. - Phía Tây, Tây Nam giáp quận Cầu Giấy. Quận có địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều ao hồ, kênh mương xen kẽ trong đó có một số ao hồ lớn như hồ Xã Đàn, hồ Ba Mẫu, hồ Láng Thượng… Quận Đống Đa với diện tích tự nhiên 997.64ha ( chiếm 1.08% diện tích tự nhiên toàn thành phố Hà Nội) gồm có 21 phường: Cát Linh, Văn Miếu, Hàng Bột, Quốc Tử Giám, Văn Chương, Thổ Quan, Khâm Thiên, Trung Phụng, Trung Liệt, Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Khương Thượng, Phương Mai, Phương Liên, Kim Liên, Trung Tự, Nam Đồng, Quang Trung, Ô Chợ Dừa, Láng Hạ, Láng Thượng. 2. Đặc điểm kinh tế xã hội Năm 2001 Quận Đống Đa có dân số 315.980 người với 79.200 hộ dân sinh sống và hơn 400 cơ quan tổ chức hoạt động trên địa bàn quận. Quận Đống Đa là một trong bốn quận nội thành cũ của Hà Nội, đang trong quá trình quận hoá với tốc độ nhanh, dân số tập trung đông, mật độ dân cư cao nhất thành phố, thành phần dân cư đa dạng và phức tạp từ Cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, quân nhân trong quân đội, dân lao động phổ thông và rất đông bà con làm nghề buôn bán nhỏ. Trong những năm qua Quận Đống Đa luôn giữ được tốc độ tăng trưởng khá. So với năm trước giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17% trong đó kinh tế tập thể tăng 8.4%, kinh tế hỗn hợp tăng 20.5% đặc biệt kinh tế tư nhân tăng 54.3%. Hoạt động buôn bán trên địa bàn quận diễn ra cũng hết sức mạnh mẽ, tấp nập. Với lợi thế nằm ở trung tâm thành phố, trên địa bàn quận Đống Đa lại có các trục giao thông chính của Hà Nội chạy qua hoặc tiếp giáp như: Giảng Võ, Nguyễn Thái Học, đường Giải Phóng, Lê Duẩn, Tây Sơn, Tôn Đức Thắng, Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Nguyễn Chí Thanh…Mật độ đường xá khá dày đặc, đặc biệt gần đây được nâng cấp tu sửa rất khang trang. Điều đó là một thuận lợi lớn cho việc giao lưu buôn bán phát triển kinh tế xã hội cũng như giao thông đi lại của nhân dân trong quận. Nói tóm lại, trong những năm qua đời sống kinh tế văn hoá của nhân dân trong Quận được nâng cao rõ rệt cả về vật chất lẫn tinh thần. Cũng chính vị vậy quận trở thành một trong những địa điểm thu hút dân cư từ nơi khác chuyển đến làm ăn sinh sống, là nơi ngày càng tập trung đông các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội. Đây là thuận lợi đồng thời cũng là một vấn đề cần được quan tâm lưu ý của lãnh đạo Quận để Quận có thể phát triển ổn định, cân bằng, văn minh hiệu quả hơn trong những năm tới. II. Thực trạng tăng trưởng kinh tế quận Đống Đa 1. Các chỉ tiêu tăng trưởng đạt được từ năm 2000 đến nay Tiếp tục công cuộc đổi mới, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá Thủ đô, bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, quận Đống Đa thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Đống Đa 5 năm 2001 -2005 căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước và thủ đô Hà Nội: tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế xã hội phải đảm bảo tính bền vững, kết hợp chặt chẽ hiệu quả kinh tế với văn hoá xã hội theo phương châm “ Phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt”, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, phát huy dân chủ cơ sở, đảm bảo công bằng xã hội, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Như những thành tựu mà quận Đống Đa đã đạt được trong giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn tiếp theo của “ bước đệm” 1996-2000 sau khi tách 5 phường về quận Thanh Xuân, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của quận Đống Đa đã đi vào ổn định với nhiều thuận lợi mới: quá trình quận hoá diễn ra, những tiềm lực và kết cấu hạ tầng quận được tăng cường đáng kể; sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Đảng và Nhà nước cùng với sự ủng hộ phối hợp của các ban, ngành trên địa bàn Quận,sự trưởng thành của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn quận. Những thuận lợi trên cùng với những yếu tố tích cực của xu hướng hội nhập kinh tế của Thủ đô và cả nước đã tạo vận hội để quận Đống Đa có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển. Tuy nhiên, quận Đống Đa cũng gặp phải những khó khăn: tốc độ phát triển kinh tế của Quận chưa cao, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp- đặc biệt là các hợp tác xã và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thiết bị lạc hậu; một số chỉ tiêu kinh tế chưa đạt được; quản lý quận còn nhiều tồn tại, hệ thống hạ tầng quận còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; công tác giải phóng mặt bằng còn chậm; tình trạng quá tải về giao thông, ô nhiễm môi trường chưa được khắc phục. Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại, các mục tiêu được đặt ra là: khai thác và huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm ổn định kinh tế, tăng dần các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, tập trung cho các lĩnh vực phát triển hạ tầng quận, hoàn thành cơ bản việc cấc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, đổi mới sâu rộng và phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng, có cơ cấu hợp lý theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung giải quyết các vấn đề nhà ở, còn hộ nghèo, các tệ nạn xã hội; giữ vững ổn định an ninh chính trị trên địa bàn, bảo đảm trật tự kỷ cương, an toàn xã hội, phục vụ yêu cầu nhiệm vụ trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm ( 2001-2005) của Quận Đống Đa được thông qua là: - Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn bình quân 5 năm là 11% -13%. - Giá trị xuất khẩu địa phương tốc độ tăng bình quân 5 năm là 13.5% - Mức giảm tỷ lệ sinh đến năm 2005 là 1.28 % - Số lao động được giải quyết việc làm là 6500-7000 người / năm. Báo cáo kết quả thực hiện phắt triển KTXH quận Đống Đa 2001-2005 2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế quận Từ năm 2001 đến nay, quận Đống Đa đã có những bước tiến toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội. Thực vậy, nền kinh tế liên tục tăng trưởng hàng năm với mức 15% - 30%, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thuộc Quận quản lý tăng qua từng năm, năm sau giá trị sản lượng luôn cao hơn năm trước và vượt chỉ tiêu Thành phố giao. Bảng 1: Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh do Quận quản lý 2001-2004 Năm 2001 2002 2003 2004 Giá trị sản xuất công nghiệp NQD 253.270 297.846 376.477 494.365 Tốc độ tăng trưởng 117.3% 117.6% 126.4% 131.3% Nguồn: Báo cáo kết quả tăng trưởng các năm 2001- 2004 Mặc dù có khó khăn, nhưng nhìn chung giá tị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng lên đáng kể, trong đó năm 2003 so với năm 2001 ( là năm đầu tiên thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm ) tổng giá trị sản xuất ngoài quốc doanh tăng lên 1.5 lần ( từ 253.270 triệu đồng lên 376.477 triệu đồng), đặc biệt phải kể đến năm 2004, ước thực hiện tăng 19.6% so với giá trị cùng kỳ so với giá trị gia tăng là 136.690 triệu đồng. Một số ngành có sự tăng trưởng khá và ổn định so với năm trước: ngành thực phẩm đồ uống ( tăng 63.4%), các sản phẩm in ( tăng 55.8), ngành sản xuất thiết bị máy móc ( tăng 15.2%), 2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế tập thể Trong quá trình thực hiện đổi mới, phát triển và nâng cao kinh tế tập thể trên địa bàn quận còn nhiều hạn chế vì các HTX hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật HTX, điều lệ HTX nên việc định hướng HTX phát triển còn gặp nhiều khó khăn. Đa số các HTX trê n địa bàn quận là sản xuất nhỏ, sản xuất các mặt hàng giản đơn chủ yếu là sản phẩm nhựa, cơ khí..., địa điểm sản xuất chật hẹp lại xen kẽ trong khu vực dân cư nên việc đảm bảo môi trườn là điều khó tránh khỏi, vì vậy mở rộng sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX dưới nhiều hình thức, trình độ khác nhau trong các ngành, các lĩnh vực đã cố gắng phát huy nội lực, mở mang ngành nghề kinh doanh, đã sản xuất được nhiều mặt hàng kinh doanh đa dạng, đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống xã viên… 2.1.2. Thực trạng kinh tế tổ hợp tác Hiện nay trên địa bàn Quận còn 20 tổ hợp tác, các tổ hợp tác hoạt động đơn điệu, nhỏ lẻ mang tính chất gia đình là chính hiệu quả thấp, còn lỏng lẻo, quy mô nhỏ khả năng cạnh tranh kém. Xu hướng chung của các tổ hợp tác là: có tiềm lực về tài sản, vốn quỹ, sẽ chuyển đổi thành mô hình doanh nghiệp hoặc HTX, các tổ hợp quy mô nhỏ hoạt động cầm chừng, đơn điệu sẽ chuyển sang mô hình kinh tế hộ. 2.1.2. Thực trạng kinh tế hợp tác xã Tổng số HTX trên địa bàn quận Đống Đa tính đến ngày 31/05/2004 là 75 HTX .Trong đó: - HTX TTCN: 52 HTX ( 03 HTX thành lập mới + 30 HTX chuyển đổi + 19 chưa chuyển đổi) - HTX nông nghiệp: 09 HTX ( chưa chuyển đổi) - HTX vận tải: 04 HTX ( 03 thành lập mới + 01 chuyển đổi) - HTX thương mại: 05 HTX ( chuyển đổi) - HTX khác: 01 HTX ( chuyển đổi) Trong thời kỳ 2001- 2004, nhiều HTX tỏ ra sa sút, tốc độ tăng trưởng và giá trị tổng sản lượng bình quân liên tục giảm. Tổng số HTX trên địa bàn quận Đống Đa là 75 HTX. Trong đó: Bảng số 2: Tình hình hoạt động của loại hình HTX giai đoạn 2001-2004 Loại hình HTX Thành lập mới Chưa chuyển đổi Đã chuyển đổi HTX TTCN 03 19 30 HTX nông nghiệp - 09 - HTX vận tải 1 - 3 HTX xây dựng - - 4 HTX thương mại - - 5 HTX khác - - 1 Nguồn: Dữ liệu thống kê kinh tế Quận Đống Đa a. Đối với HTX đã chuyển đổi: Quận Đống Đa là một quận đô thị hoá nhanh với mật độ dân cư đông tạo nên nhiều lợi thế về thị trường tiêu thụ. Để khai thác các tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn một số HTX đã huy động được vốn, đầu tư sửa chữa cải tạo nhà xưởng, đổi mới công nghệ trang thiết bị, củng cố đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới thích ứng với cơ chế thị trường, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đời sống xã viên càng ngày càng được nâng cao. Nhiều HTX đã thu hút được xã viên có trình độ trẻ, có vốn vào HTX, đồng thời chăm lo đào tạo bồi dưỡng trình độ tay nghề cũng như trình độ quản lý cho cán bộ, xã viên bằng nhiều hình thức như: tự đào tạo, thông qua các lớp đào tạo do Liên minh HTX tổ chức. Mô hình HTX NN Láng Hạ là một điển hình đã chuyển đổi từ HTX NN sang mô hình HTX thương mại dịch vụ để đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Một số HTX đã mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, huy động vốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh dịch vụ như HTX Điện Biên, HTX Láng Hạ, HTX Nam Hồng, HTX Minh Hồng, HTX mua bán Nam Đồng… Một số HTX chủ động liên doanh liên kết với thành phần kinh tế khác như: HTX công nghiệp Tháng Mười đẩy mạnh liên kết lắp rắp xe máy với công ty quan hệ đầu tư quốc tế… Riêng việc liên doanh, liên kết giữa các HTX trong cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động chưa được các HTX chú trọng. + Tổng doanh thu: 62.865 triệu đồng - Thương mại, dịch vụ: 7.020 triệu đồng - Xấy dựng: 1.784 triệu đồng - Vận tải: 2.833 triệu đồng - TTCN: 51.228 triệu đồng + Thuế: 2.442 triệu đồng + Lương bình quân/xã viên: 500-600 ngàn đồng/ tháng Mô hình HTX mới xuất hiện là HTX thương mại Láng Hạ ( KD dịch vụ chợ, trông giữ xe ôtô…) có xu thế phát triển mạnh, đầu tư mở rộng kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp; HTX CN Con Quay ( sản xuất hàng thổ cẩm); HTX thương mại Nam Đồng ( trồng trọt, chăn nuôi, thả cả…); HTX cơ khí may ( lắp ráp đầu loa VCD…); HTX CN Nam Hồng ( sản xuất ruột nồi cơm điện…); HTX CN Minh Hồng ( đầu tư sản xuất tấm lợp…). Các HTX đã tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất ra những sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được, hoạt động của các HTX trên địa bàn quận những năm qua vẫn còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục như: vấn đề tài chính chưa được giải quyết triệt để, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, tổ chức quản lý yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, dây chuyền sản xuất lạc hậu, thu nhập còn thấp so với bình quân xã hội, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, một số HTX không tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ xây dựng nhà, kiốt để cho thuê lấy thu nhập và tồn tại. b. Đối với HTX mới thành lập Các HTX mới thành lập có quy mô vừa và nhỏ kể cả về vốn và số lượng xã viên, đội ngũ quản lý gọn, nhẹ, trẻ kết quả hoạt động sản xuất chưa cao. c. Đối với HTX chưa chuyển đổi, giải thể: Trên địa bàn quận hiện còn 28 HTX chưa chuyển đổi, giải thể trong đó có 19 HTX phi nông nghệp, 09 HTX nông nghiệp. Các HTX phi nông nghiệp chưa chuyển đổi, giải thể do không còn cơ sở vật chất, không còn vốn, quỹ, xã viên quá già yếu. Một số HTX chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. 2.2.Thực trạng tăng trưởng kinh tế tư nhân Các doanh nghiệp của tư nhân trên địa bàn quận trong những năm qua được khuyến khích phát triển và ngày càng được tạo thuận lợi trong sản xuất kinh doanh. Theo số liệu điều tra của thống kê đến ngày 31/12/2003 có 2172 doanh nghiệp, trong đó: 1876 công ty TNHH, 137 công ty cổ phần, 159 DN tư nhân. - Số công ty TNHH: trên địa bàn Quận là 2.240 công ty với tổng số lao động tham gia sản xuất kinh doanh là 27.878 lao động. Năm 2004 giá trị sản xuất của khu vực doanh nghiệp này ước đạt 489.869 triệu đồng, tăng 0.2% so với năm 2003 với giá trị tăng là 1.209 triệu đồng. Kết quả này là do công ty TNHH ATA chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần, đồng thời một số công ty ở loại hình này hoạt động ổn định và có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng cao. - Công ty cổ phần: Số công ty cổ phần là 260 công ty với tổng số lao động là 7.210 người, kinh doanh trên tổng nguồn vốn là 12.487 tỷ đồng. Năm 2004 ước đạt 174.245 triệu, tăng 4.2 lần so với năm 2003 với tổng giá trị tăng tuyệt đối là 132.650 triệu đồng. Kết quả khả quan này chính là do hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty đi vào ổn định và hiệu quả. - Doanh nghiệp tư nhân: Tính đến thời điểm năm 2004, tổng số DN tư nhân trên địa bàn quận là 125 doanh nghiệp với số lao động tham gia là 1.175 người và mức vốn sản xuất là 145 tỷ đồng. Năm 2004, giá trị sản xuất ước đạt là 39.225 triệu đồng, tăng 8.5% so với năm trước với giá trị gia tăng là 3.085 triệu đồng. Nguyên nhân là do một số Doanh nghiệp tư nhân mới hoạt động ở một số lĩnh vực như sản xuất giấy bìa, in ấn, phụ tùng xe đạp, xe máy. Các doanh nghiệp của tư nhân tăng nhanh về số lượng đơn vị, vốn kinh doanh và lao động, hoạt động trên nhiều lĩnh vực ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đặc biệt số lượng doanh nghiệp của tư nhân tăng rất nhanh sau khi thực hiện theo luật doanh nghiệp. Quy mô của các doanh nghiệp thường là vừa và nhỏ, với bộ máy quản lý gọn, nhẹ hiệu quả và linh hoạt. đây là thành phần kinh tế rất năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế của quận, tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm đều tăng cụ thể năm 2002 tăng 17.6%, năm 2003 tăng 17.9% và tính đến 6 tháng đầu năm 2004 tăng 18.6% so với cùng kỳ năm 2003. Bên cạnh các thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại các hạn chế, khó khăn cần phải khắc phục như: - Thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn quận chủ yếu có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu. Rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất, vốn, còn một số đơn vị chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật đối với người lao động, vi phạm các quy định của pháp luật: trốn thuế, kinh doanh trái phép. - Các doanh nghiệp hoạt động còn manh mún, chạy theo lợi nhuận trước mắt, ngại hợp tác và liên kết, chưa coi trọng những lợi thế do chuyên môn hoá mang lại để trở thành các đối thủ mạnh thực hiện các thương vụ kinh doanh lớn, hiệu quả cao, bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. 2.3. Kinh tế hộ cá thể Theo số liệu điều tra của thống kê năm 2003 trên địa bàn quận cso 9873 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, trong đó có hơn 760 hộ sản xuất, còn lại là các hộ kinh doanh dịch vụ thương mại, vận tải… với tổng số vốn đăng ký là 637.210 triệu đồng và sử dụng hơn 20 ngàn lao động. Trong những năm qua, kinh tế hộ cá thể thực sự đã góp phần quan trọng trong công cuộc tăng trưởng kinh tế toàn quận, đóng góp lớn vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm hộ đói nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo… Năm 2001: 61.175 triệu đồng Năm 2002: 63.530 triệu đồng Năm 2003: 96.736 triệu đồng Năm 2004: 98.919 triệu đồng tăng 2.3% so với năm trước với giá trị tăng là 2.183 triệu đồng, đã cấp mới được 1110 ĐKKD, cấp bổ sung 62 ĐKKD, cấp đổi 58 ĐKKD. Nguyên nhân chính làm cho thành phần này có sự tăng trưởng thấp là do một số hộ sản xuất có quy mô lớn đã chuyển đổi dần sang loại hình kinh doanh khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó những khó khăn vẫn còn tồn tại như nhiều hộ kinh doanh không đứng giấy phép được cấp, trốn lậu thuế, ngoài ra hộ khi thôi không kinh doanh cũng không thông báo xin nghỉ…tất cả những bất cập ấy cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc gây thiệt hại và giảm sút cho sự tăng trưởng kinh tế toàn quận. Bảng số3: Tình hình thực hiện một số nhiệm vụ thu, chi ngân sách ( 2001-2004) Đơn vị: triệu đồng Năm 2001 2002 2003 2004 TH /KH TH /KH TH /KH TH /KH Tổngthu ngân sách Thungân sách NN 124.797 110.88 148.536 107.39 204.331 118.87 262.442 116.73 Thu thuế NQD 88.056 112.9 108.997 100.78 157.870 110.94 190.856 98.4 Thu thuế nhà đất 3.782 111.24 4.052 112.57 3.788 114.8 4.631 132.33 Thu tiền thuê đất 11.593 148.63 14.473 115.78 17.197 127.38 22.004 110.41 Thu phí và lệ phí 2.406 85.9 2.129 64.5 2.419 93.05 2.904 - Tổng chi ngân sách Chi NS quận 105.997 - 136.462 - 149.743 - 154.000 - Chi thường xuyên 75.506 - 103.460 - 122.632 - 120.300 - Chi SN kinh tế ĐT 11.359 - 9.892 - 7.482 - 7.393 - Chi CXC 19.132 - 23.110 - 19.629 - 26.285 - Nguồn: Báo cáo thu chi ngân sách Quận Đống Đa 3. Những khó khăn chung và nguyên nhân tồn tại 3.1. Những khó khăn chung Bên cạnh những thành tích đạt được, quá trình phát triển kinh tế xã hội của Quận Đống Đa còn gặp phải rất nhiều khó khăn như: Tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, nhất là các doanh nghiệp, hộ cá thể có quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị lạc hậu. - Một số chỉ tiêu kinh tế chưa đạt. Quản lý quận còn nhiều tồn tại. Hệ thống hạ tầng tuy được cải thiện, song chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường còn chưa được khắc phục. Vi phạm TTXD vẫn diễn ra phức tạp, hiệu quả xử lý chưa cao, thiếu kiên quyết ngay từ khi phát sinh dẫn đến vụ việc kéo dài, khó khăn trong giải quyết. - Về thu chi ngân sách: Một số đơn vị SN có thu không đạt kế hoạch thu đề ra, công tác lập dự toán chi không sát, không đảm bảo thời gian, tổ chức thực hiện nguồn vốn cho một số công trình còn nhiều bất cập. Trong khảo sát, chuẩn bị đầu tư, lập dự án và tổ chức thực hiện còn chậm, chưa đồng bộ. Công tác thanh quyết toán công trình chậm, kéo dài. - Công tác giải phóng mặt bằng có nhiều nỗ lực, cố gắng để giải quyết dứt điểm một số dự án còn tồn đọng. Nhưng công tác này vẫn còn chậm, đội ngũ cán bộ công tác chưa tương xứng và đảm đương được khối lượng công việc. - Trong tiến trành công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nước như hiện nay, với phương châm chiến dịch chuyển dịch kinh tế của các địa phương diễn ra rất mạnh mẽ, tuy nhiên tại địa bàn cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn rất chậm. - Tiềm năng phát triển của các bộ phận trong dân cư là rất dồi dào, tuy nhiên quận chưa phát huy hết được. Để thu hút và sử dụng được những nguồn lực đó, cần phải có sự cố gắng nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành trong địa bàn quận nhằm tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ các doanh nghiệp TW, Thành phố trên địa bàn, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh. - Khoảng cách giàu nghèo giữa một bộ phận dân cư có chiều hướng gia tăng nhanh. - Để có thể phát triển nhanh và bền vững cần phải có cơ sở vững chắc, tuy nhiên quận còn thiếu và yếu về cơ sở hạ tầng, không đồng bộ. 3.2 Nguyên nhân tồn tại - Quá trình đô thị hoá diễn ra quá nhanh làm cho nhiều chủ trương chính sách không còn phù hợp với tình hình mới của nền kinh tế đất nước. Từ đó phát sinh nhiều mâu thuẫn phức tạp rất khó dự báo trước để có biện pháp phòng ngừa cụ thể. - Kết quả và hoạt động đầu tư chưa cao, phải tính đến nguyên nhân là do tính thiếu đồng bộ về sự phối hợp giữa các tổ chức, ban ngành. Nguồn lực tuy dồi dào song lại không sử dụng hết khả năng, nguyên do vì chưa được tập trung, còn quá dàn trải, phân tán, chưa phát huy hết tiềm lực vào mục tiêu chung. Mặt khác, với nguồn vốn phân cấp của nhà nước, quận mới chỉ hoạt động công tác đầu tư trong phạm vi hạn hẹp, với lượng vốn như thế chắc chắn địa phương không thể mở rộng cũng như thu hút được thêm các loại nguồn đầu tư vốn khác còn đang rất tiềm tàng trong nhân dân vào các kế hoạch đầu tư bao quát của đô thị. Bên cạnh đó, định hướng phát triển còn ngắn hạn, thiếu tầm nhìn tổng quan định hướng rõ ràng trong các giai đoạn tiếp theo. Chính vì vậy mà công tác đầu tư còn manh mún, hạn hẹp không chiến lược. - Hiệu quả hoạt động phát triển kinh tế - xã hội còn chưa cao, còn cần phải kể đến nguyên nhân ở đây là do sự thiếu quy hoạch định hướng tổng thể phát triển các ngành, các lĩnh vực. Từng ngành, từng lĩnh vực còn thiếu chủ động kết hợp, thống nhất với nhau trong mục tiêu phát triển chung của quận, còn thiếu chủ động. Chính điều đó đã dẫn đến tình trạng như hiện nay là sự phát triển không đồng bộ, nhiều khi còn tự phát, không hợp lý do chồng chéo quá nhiều, khó phân biệt, khó bao quát. - Nền kinh tế của quận chưa phát triển mạnh mẽ là do còn ảnh hưởng bị động quá nhiều vào sự trợ giúp của Nhà nước, các loại hình kinh tế ngoài quốc doanh chưa phát huy hết công suất, tiềm lực rất lớn, dồi dào song không thể hiện, không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28227.doc
Tài liệu liên quan