MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 2
1.1. Khái niệm và vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 2
1.1.1. Khái niệm 2
1.1.2. Vai trò của lợi nhuận 3
1.1.2.1. Đối với bản thân doanh nghiệp 3
1.1.2.2. Đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân 4
1.1.2.3. Đối với người lao động 4
1.2. Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp 5
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp 6
1.3.1. Các nhân tố về phía doanh nghiệp 6
1.3.1.1. Tính chất của hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp 6
1.3.1.2. Quá trình tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá và dịch vụ 7
1.3.1.3. Quá trình tổ chức tiêu thụ hàng hoá dịch vụ trên thị trường 8
1.3.2. Các nhân tố ngoài doanh nghiệp 9
1.3.2.1. Quan hệ cung cầu về hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường 9
1.3.2.2. Tỷ giá hối đoái 10
1.3.2.3. Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ 11
1.4. Các tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. 12
1.4.1. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE). 12
1.4.2. Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROA). 12
1.4.3. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu. 13
1.4.4. Tỷ suất lợi nhuận giá thành. 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC GIANG 15
2.1. Khái quát về công ty Điện lực Bắc Giang 15
2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của công ty Điện lực Bắc Giang 15
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của điện lực Bắc Giang 19
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh danh 25
2.1.3.1 Đặc điểm của mặt hàng điện năng. 25
2.1.3.2. Đặc điểm về mạng lưới cơ sở hạ tầng 30
2.1.4. Tình hình SXKD, ĐTXD và các hoạt động khác năm 2007 của công ty Điện lực Bắc Giang. 31
2.1.4.1 Đặc điểm tình hình. 31
2.1.4.2 Kết quả về SXKD điện năm 2007. 32
2.1.4.3 Công tác ĐTXD và SCL. 36
2.1.4.4 Công tác tài chính. 37
2.1.4.5 Mục tiêu năm 2008. 38
2.2. Thực trạng về tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty Điện lực Bắc Giang 39
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty Điện lực Bắc Giang 45
2.3.1. Kết quả đạt được 45
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 45
2.3.2.1. Hạn chế 45
2.3.2.2 Nguyên nhân 46
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY 50
ĐIỆN LỰC BẮC GIANG 50
3.1. Các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại công ty 50
3.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 50
3.1.2 Chú trọng bồi dưỡng cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề người lao động, khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy sáng kiến trong quá trình sản xuất, tiêu thụ điện năng 51
3.2. Một số kiến nghị. 53
3.2.1 Tiến hành cải cách thủ tục hành chính 53
3.2.2 Chính phủ cần có những chính sách thuế phù hợp với ngành điện 54
KẾT LUẬN 55
58 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp tăng lợi nhuận tại công ty Điện lực Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vệ trong Điện lực. Quản lý toàn bộ tài sản, vật tư, trang thiết bị hành chính. Thực hiện việc trang bị dụng cụ, trang thiết bị hành chính cho các đơn vị trực thuộc Điện lực, bố trí sắp xếp phòng làm việc cho khu nhà điều hành sản xuất của Điện lực…
- Phòng Kế hoạch: Thực hiện công tác quản lý, điều hành công tác kế hoạch SXKD của toàn Điện lực. Làm đầu mối lập, trình duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn trong toàn Điện lực. kế hoạch mua sắm tài sản, quản lý năng lực tài sản trong SXKD của Điện lực, lập kế hoạch và thực hiện phân bổ tài sản của Điện lực; Tiếp nhận, bàn giao, điều chuyển tài sản thiết bị trong và ngoài Điên lực…
- Phòng Tổ chức lao động: Thực hiện công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công tác tuyển dụng lao động, công tác đào tạo; Quản lý công tác lao động, tiền lương, chế độ BHLĐ, chế độ BHXH, chế độ BHYT, đời sống xã hội; Quản lý công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Điện lực…
- Phòng Kỹ thuật thiết kế: Tham mưu cho Giám đốc Điện lực quản lý công tác kỹ thuật trong toàn Điện lực. Lập kế hoạch công tác quản lý kỹ thuật lưới điện, thiết bị điện trong vận hành, quản lý hồ sơ lý lịch các thiết bị của Trạm biến áp Trung gian, Trạm biến áp 110kV, đường dây 110kV. Xây dựng và quản lý các định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị điện cho toàn Điện lực. Quản lý công tác nghiên cứu khoa học, tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ; Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào công tác kỹ thuật. Tham gia điều tra sự cố lưới điện, các vụ cháy nổ lớn và sự cố kỹ thuật. Nghiên cứu và đề ra các biện pháp ngăn ngừa sự cố kỹ thuật. Làm đầu mối xây dựng, trình và tổ chức thực hiện phương án, giải pháp kỹ thuật để giảm tổn thất điện năng…
- Phòng Tài chính kế toán: Thực hiện công tác quản lý công tác kinh tế tài chính, hạch toán kế toán toàn Điện lực. Lập kế hoạch tài chính của toàn Điện lực và triển khai thực hiện sau khi được Công ty Điện lực 1 phê duyệt. Quản lý tài sản, tiền vốn của toàn Điện lực về giá trị và hiện vật một cách hợp lý, tiết kiệm, linh hoạt trên cơ sở chế độ, chính sách tài chính hiện hành…
- Phòng Vật tư: Thực hiện công tác quản lý công tác vật tư của toàn Điện lực. Làm đầu mối chuẩn bị hồ sơ và thực hiện việc mời thầu, đấu thầu, lập hợp đồng kinh tế mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ công tác ĐTXD, SCL, SCTX và vật tư dự phòng. Trình duyệt kết quả đấu thầu mua sắm theo quy định. Cung ứng vật tư, thiết bị thuộc diện Điện lực quản lý, cấp phát vật tư, thiết bị trong nội bộ Điện lực. Tổ chức quản lý vật tư, thiết bị dự phòng chung của toàn Điện lực…
- Phòng Quản lý xây dựng: Thực hiện quản lý công tác ĐTXD của toàn Điện lực. Theo dõi, giám sát và thực hiện công tác ĐTXD của Điện lực theo quy định. Theo dõi tiến độ, khối lượng thực hiện ĐTXD và năng lực tài sản tăng sau khi bàn giao đưa công trình vào sử dụng, công tác đấu thầu, chỉ định thầu các dự án ĐTXD theo quy chế phân cấp quản lý, tổng hợp kết quả đánh giá năng lực nhà thầu theo quy định, Làm đầu mối trong công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng các công trình xây dựng kiến trúc theo phân cấp….
- Phòng Kinh doanh điện năng: Thực hiện quản lý công tác kinh doanh điện năng trong toàn Điện lực. Lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về điện thương phẩm, phát triển khách hàng mua điện, giá bán điện bình quân, doanh thu tiền điện, thu nộp tiền điện, tổn thất điện năng, nhu cầu công tơ và phương tiện đo lường, thay định kỳ công tơ để trình Công ty Điện lực 1 duyệt và tổ chức thực hiện. Tính toán, quản lý sản lượng điện năng mua, giao, nhận giữa Điện lực với Công ty Điện lực 1và với các đơn vị khác trong và ngoài ngành điện, theo dõi việc thu nộp, ghi chỉ số, giải quyết đơn thư khiếu nại của khách hàng…
- Phòng Điện nông thôn: Thực hiện quản lý công tác điện nông thôn của Điện lực. Tổ chức công tác điều tra dự báo, các biện pháp, hình thức và quy trình tiếp nhận lưới điện nông thôn theo đúng chủ trương của Nhà nước, quy định của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực 1. Hướng dẫn, quản lý việc tiếp nhận lưới điện trung áp, hạ áp nông thôn. Theo dõi hoạt động của các mô hình quản lý điện nông thôn, giá điện nông thôn. Hướng dẫn, và kiểm tra đôn đốc các chi nhánh điện trong việc điều tra lưới điện nông thôn. Tổng hợp đánh giá tài sản, lập kế hoạch tiếp nhận theo quy định hiện hành…
- Phòng An toàn lao động: Thực hiện công tác quản lý an toàn lao động, an toàn sản xuất trong toàn Điện lực. Lập kế hoạch trang bị dụng cụ An toàn lao động, kế hoạch phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão, kế hoạch giảm thiểu vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, tham gia trình duyệt và triển khai thực hiện.Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão của các đơn vị trực thuộc Điện lực Bắc Giang…
- Phòng Thanh tra, bảo vệ và pháp chế: Thực hiện công tác quản lý thanh tra, bảo vệ và pháp chế trong toàn Điện lực. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế phân cấp quản lý, quy định của Điện lực, Công ty Điện lực 1, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam trong toàn Điện lực. Thanh tra việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, các chỉ thị, mệnh lệnh của Điện lực đã giao cho các đơn vị trực thuộc…
- Phòng Công nghệ thông tin và viễn thông: Thực hiện công tác quản lý công tác Viễn thông và Công nghệ thông tin trong toàn Điện lực. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình phát triển công nghệ thông tin phục vụ quản lý và hoạt động SXKD của Điện lực. Lập kế hoạch hàng năm và dài hạn về đầu tư trang bị phần cứng, phần mềm của Điện lực và tổ chức thực hiện. Quản lý, vận hành hệ thống mạng máy tính của Điện lực, đảm bảo khai thác an toàn, bảo mật, đảm bảo sự kết nối thông suốt giữa các đơn vị trong Điện lực và giữa Điện lực với Công ty Điện lực 1, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hoặc các đơn vị khác ngoài Công ty Điện lực 1…
- Phòng Điều độ: Thực hiện công tác quản lý chỉ huy điều độ lưới điện phân phối theo đúng các quy định của Nhà nước và của ngành điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục, kinh tế, chất lượng và an toàn trong khu vực thuộc phạm vi quản lý của Điện lực Bắc Giang. Lập phương thức vận hành hàng ngày; Lập sơ đồ kết dây cơ bản của lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển theo quy định hiện hành. Thống kê, báo cáo và lưu trữ số liệu về thông số vận hành lưới. Điều chỉnh nguồn công suất vô công (gồm trạm bù tĩnh, bù quay kể cả nguồn công suất phản kháng của khách hàng), nấc phân áp của máy biến áp trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển để giữ điện áp các điểm nút theo quy định của A1…
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh danh
2.1.3.1 Đặc điểm của mặt hàng điện năng.
Điện năng là một sản phẩm công nghiệp, nó là kết quả trực tiếp hữu ích của hoạt động sản xuất công nghiệp được biểu hiện dưới dạng vật chất là một năng lượng chính vì vậy điện năng có một số đặc trưng sau:
Sản phẩm điện không được chia theo mức độ hoàn thành, không có sản phẩm dở dang mà chỉ được biểu hiện dưới một dạng duy nhất đó là thành phẩm. Sản phẩm điện chỉ coi là hoàn thành khi đã trải qua đủ các quy trình sản xuất.
Quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng diễn ra đồng thời, nó đòi hỏi có sự cân bằng giữa sản xuất và tiêu dùng để tỷ lệ tổn thất là nhỏ nhất. Do đó, điện không được lưu trữ ở bất kỳ khâu nào, không thể cất vào kho đệm như các hàng hoá thông thường khác, không thể sử dụng các biện pháp đầu cơ tích trữ để thay đổi giá cả trên thị trường mà phải căn cứ vào chi phí sản xuất, nhu cầu sử dụng điện để điều chỉnh giá bán điện cho phù hợp, đảm bảo hết công suất và cân bằng thu, phát.
Điện năng được phân phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ thông qua hệ thống dây tải điện, hệ thống các trạm biến áp cao thế, trung thế và hạ thế. Vì vậy, trong quá trình truyền tải điện luôn luôn có lượng điện năng bị hao hụt tự nhiên gọi là tổn thất điện năng. Tổn thất điện năng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có thể phân làm hai loại là: Tổn thất do các yếu tố kỹ thuật và tổn thất do các nguyên nhân quản lý. Điện năng tổn thất cao làm cho chi phí kinh doanh cao dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh :
- Tổn thất kỹ thuật là do các yếu tố kỹ thuật gây ra như chất lượng dây dẫn, chất lượng máy biến áp, cường độ dòng điện, cấp độ điện áp.
- Tổn thất thương mại là do các nguyên nhân quản lý gây ra như việc quản lý không chặt chẽ dẫn tới tình trạng ăn cắp điện.
Nói tóm lại, điện năng là một loại sản phẩm, một loại hàng hoá đặc biệt và thiết yếu của nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho quảng đại quần chúng nhân dân nên hiện nay nó là sản phẩm độc quyền của nhà nước, do nhà nước trực tiếp quản lý và phân phối.
* Đặc điểm của hoạt động kinh doanh bán điện.
Điện năng là một dạng hàng hoá đặc biệt nên quy trình sản xuất kinh doanh cũng có những đặc điểm riêng khác biệt. Tính chất kinh doanh riêng biệt của ngành điện thể hiện trong dây truyền sản xuất: phát, truyền dẫn và sử dụng xảy ra đồng thời liên tục. Với một lưới điện rộng khắp và số lượng khách hàng là toàn bộ nhân dân, ngành điện phải hàng ngày, hàng giờ vừa đảm bảo cung ứng điện năng, vừa theo dõi quản lý, thu tiền từ sản phẩm của mình bán ra. Để phục vụ cho việc theo dõi và hạch toán, ngành điện tiến hành lắp đặt hệ thống công tơ đo đếm theo các ranh giới được phân cấp từ nhà máy tới các Điện lực đặt tại các tỉnh, quận, huyện và sau đó đến từng khách hàng sử dụng điện. Cùng với quá trình trên, mỗi cấp quản lý còn phải tự hạch toán đầu vào và đầu ra giữa điện nhận đầu nguồn và điện năng phân phối hay điện năng thương phẩm. Hiện nay, chu kỳ kinh doanh điện năng diễn ra đều đặn hàng tháng theo thuộc tính khách hàng tiêu dùng trước, trả tiền sau.
- Tính chất liên tục của hoạt động kinh doanh bán điện còn thể hiện ở chỗ các chu kỳ kinh doanh bán điện phân biệt với nhau một cách tương đối vì việc cung ứng và sử dụng điện năng không thể gián đoạn được, trong khi việc ghi chỉ số của chu kỳ sau đã bắt đầu thì việc thu tiền điện của chu kỳ trước vẫn đang tiếp tục, thêm vào đó chu kỳ của khu vực này có thể tính từ đầu tháng này đến đầu tháng sau thì ở khu vực khác lại có thể bắt đầu từ giữa hoặc cuối tháng và tương đương kết thúc vào giữa hay cuối tháng sau. Từ đó ta thấy chu kỳ kinh doanh điện năng có tính liên tục và tính phân đoạn tương đối làm cho quá trình kinh doanh của ngành có những điểm khác biệt với các ngành khác.
- Bên cạnh đó là việc khách hàng sử dụng trước trả tiền sau cũng là đặc tính riêng của hoạt động kinh doanh bán điện. ở đây cần phân biệt việc kinh doanh bán điện của ngành điện với việc bán hàng trả chậm ở một số ngành kinh doanh khác, bởi dù có bán hàng trước trả tiền sau thì doanh nghiệp ở một số ngành kinh doanh nào đó vẫn xác định được doanh thu của mình từ khi xuất bán. Còn ở ngành điện thì phải sau khi khách hàng tiêu thụ một lượng điện năng nhất định thể hiện trên công tơ đo đếm điện năng thì ngành điện mới xác định được doanh thu của mình và từ đó mới tiến hành công tác thu tiền bán điện.
* Đặc điểm về lao động:
Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức luôn là lực lượng nòng cốt, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp. Tại Điện lực Bắc Giang kể từ khi thành lập đến nay số lượng cán bộ công nhân viên đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng và thật sự trở thành một nhân tố quan trọng cho sự trưởng thành vươn lên trong đổi mới của Điện lực. Có được như vậy là do lãnh đạo Điện lực đã có những chủ trương, chính sách đào tạo con người tốt nên luôn tận dụng được các nhân tố tích cực trong cán bộ công nhân viên, có biện pháp khuyến khích nâng cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mọi thành viên trong đơn vị. Trình độ quản lý cũng như nhận thức của cán bộ công nhân viên chức ngày càng được nâng cao.
- Tính đến ngày 31/12/2006 tổng số cán bộ công nhân viên của điện lực Bắc Giang có 662 người. Trong đó lao động nữ là 136 người, lao động nam là 526 người, 122 Người có trình độ đại học, 10 Người có trình độ cao đẳng, 244 Người có trình độ trung học chuyên nghiệp, 268 Người là công nhân kỹ thuật, 18 Người là lao động phổ thông.
* Thu tiền điện:
Như chúng ta đã biết, đặc thù của quá trình kinh doanh bán điện là khách hàng sử dụng điện trước trả tiền điện sau. Do đó có một khoảng cách thời gian giữa việc dùng điện và thanh toán tiền điện cho nên việc thu hết tiền điện phát sinh là một vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Điện lực Bắc Giang. Các biện pháp kỹ thuật và kinh tế nhằm giảm tổn thất điện năng mới chỉ tác động tới doanh thu bán điện, còn việc thu hết tiền điện phát sinh mới đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh bán điện. Nhờ nhận thức đúng được tầm quan trọng của công tác thu tiền lãnh đạo Điện lực hết sức quan tâm đã chỉ đạo thực hiện các chi nhánh giải quyết triệt để việc thu tiền điện phát sinh. Tuy nhiên việc thu tiền điện của Điện lực trong các năm qua đều không đạt kế hoạch công ty giao, điều này là do các công ty khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh không thanh toán số tiền điện đã tiêu thụ cho ngành điện. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005 số dư nợ tiền tiện của toàn điện lực là 12.565 tỷ đồng đúng bằng số dư nợ tiền điện của các công ty khai thác công trình thuỷ lợi nợ Điện lực. Hiện nay lãnh đạo Điện lực đã tìm nhiều biện pháp trong đó biện pháp bám sát, đề nghị UBND tỉnh cấp bù số tiền mà khối các công ty khai thác công trình thuỷ nợ ngành điện. Số thu tiền điện phát sinh ở các thành phần kinh tế khác đều hoàn thành 100%, đó là sự nỗ lực lớn của tập thể cán bộ công nhân viên Điện lực Bắc Giang.
* Tổn thất điện năng:
Trong tất cả các chỉ tiêu để đánh hiệu quả sản xuất kinh doanh thì tổn thất điện năng là một chỉ tiêu quan trọng nhất cấu thành lên chi phí sản xuất kinh doanh của ngành điện. Việc giảm tổn thất điện năng giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Tại Điện lực Bắc Giang trong những năm gần đây mục tiêu giảm chỉ tiêu tổn thất luôn được đặt lên nhiệm vụ hàng đầu và có ý nghĩa sống còn với hoạt động kinh doanh của Điện lực. Bắc Giang là một tỉnh miền núi có mật độ dân cư thưa thớt nhất là ở huyện như Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động làm cho việc truyền tải điện năng từ nơi mua đến nơi bán xa, dẫn đến tổn thất lớn. Điều này đã đựơc chứng minh trong các năm qua tỷ lệ tổn thất trên tuyến đường dây 35kV Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động luôn >10%. Cuối năm 2005 Điện lực Bắc Giang đã đưa vào vận hành trạm biến áp 110kV Lục Ngạn công suất 25MVA sẽ giải quyết được vấn đề quá tải điện năng cho 03 huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động trong những năm tới và tổn thất trên đường dây này sẽ giảm xuống. Trong năm 2005 Điện lực Bắc Giang đã trình công ty Điện lực 1 dự án mở rộng trạm 110kV Đình Trám Việt Yên, Trạm biến áp 110kV Hiệp Hoà, Yên Thế. Khi các dự án này được thực hiện về cơ bản lưới điện của tỉnh bắc Giang đến năm 2015 được đảm bảo ổn định.
2.1.3.2. Đặc điểm về mạng lưới cơ sở hạ tầng
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005 lưới điện tỉnh Bắc Giang có: 3 trạm biến áp 110KV với tổng công suất là: 155,0 MVA; 17 trạm biến áp trung gian 35/6-10kV với tổng công suất 57,0 MVA; 1.319 trạm biến áp phân phối 35, 6, 10, 22 với tổng công suất 260,0 MVA.
101,45Km đường dây 110kV; 983,02 km đường dây 35kV; 881,25 km đường dây 6, 10, 22 kV; 0,3km cáp ngầm; 1,1km đường dây cáp ngầm 6, 22kV; 526,2Km đường dây hạ thế.
Với hiện trạng tồn tại nhiều cấp điện áp tồn tại song song, lưới điện cũ nát chắp và thiếu đồng bộ và chưa thực sự hợp lý dẫn đến sự cố lưới điện xẩy ra tương đối nhiều làm gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng. Tình trạng quá tải của các máy áp và các đường dây còn nhiều dẫn đến tổn thất điện năng lớn, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Điện lực.
Đặc điểm của khách hàng:
Có thể nói trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang trình độ dân cư rất đa dạng nhưng nhìn chung đều chưa có ý thức sử dụng tiết kiệm điện, các hiện tượng tiêu cực trong mua bán điện vẫn còn xảy ra, nhiều nhất là khu vực tập chung chủ yếu là dân cư lao động. Mặt khác, do chưa có hiểu biết nhiều về các thiết bị điện nên khi lựa chọn mua sắm họ không quan tâm đến khả năng tiết kiệm điện của nó mà chỉ chú ý đến giá của nó. Với các đặc điểm nói trên, cùng với tỷ lệ điện năng dùng cho quản lý, tiêu dùng của dân cư chiếm tới 77,6% thì việc tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện và chống các hiện tượng tiêu cực trong mua bán và sử dụng điện của Điện lực Bắc Giang là rất cần thiết, cấp bách cần phải được thực hiện một cách thường xuyên liên tục. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2005 Điện lực Bắc Giang có tổng số 48.479 khách hàng. Hiện nay và sắp tới Điện lực sẽ có rất nhiều khách hàng có nhu cầu tiêu thụ điện năng với công suất lớn, sản lượng nhiều, chất lượng điện áp ổn định như các nhà máy, các khu công nghiệp của Tỉnh mới thành lập… Đối với những khách hàng này Điện lực cho phép họ bỏ vốn ra đầu tư xây dựng trạm biến áp riêng. Việc mua bán điện sẽ thông qua đồng hồ đo đếm đặt ở phía hạ thế hay cao thế tùy theo hợp đồng mua bán điện mà hai bên thỏa thuận. Những trạm biến áp kiểu này gọi là những trạm biến áp chuyên dùng. Với các khách hàng này, Điện lực có thể tận dụng nguồn vốn của khách hàng, đồng thời vẫn bán được điện năng. Tỷ lệ tổn thất của các trạm chuyên dùng là rất nhỏ (chủ yếu tổn hao do máy biến áp) và chi phí quản lý rất ít (vì khách hàng phải tự quản lý ngành điện chỉ vận hành sửa chữa theo hợp đồng đã ký kết). Tuy nhiên do đây là khách hàng có sản lượng tiêu thụ lớn nên hệ thống đo đếm điện năng không chính xác hoặc việc áp giá bán điện không đúng sẽ gây thiệt hại cho điện lực.
2.1.4. Tình hình SXKD, ĐTXD và các hoạt động khác năm 2007 của công ty Điện lực Bắc Giang.
2.1.4.1 Đặc điểm tình hình.
Bắc Giang là tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên là 3.882,3 (đv dt), trong đóđịa hình miền núi chiếm 72%, với dân số khoảng 1,6 triệu người. Tỉnh Bắc Giang có 10 huyện, thành phố; trong đó có: 1 thành phố, 3 huyện trung du, 5 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (Sơn Động); 229 xã, phường, thị trấn.
Tỉnh Bắc Giang được cấp điện từ 03 trạm 110kV có tổng công suất đạt 155MVA. Lưới điện tỉnh Bắc Giang (ĐBG) phần lớn là lưới điện trung áp nông thôn, đến tháng 4/2006 lưới điện quốc gia đã phủ kín 229 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh, 96% hộ dân được dung điện lưới quốc gia. Tính đến 30/12/2007 ĐBG quản lí vận hành1.961,4km đường dây trung áp, 581 đường dây hạ áp và 1.484 trạm biến áp phân phối với54.772 khách hang, sản lượng điện thương phẩm năm 2007 là 480 triệu kWh.
Năm 2007 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống điện thiếu nguồn song được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Ngành điện cấp trên, của chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể CBCNV ĐBG đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch PC1 giao, đảm bảo cấp điện ổn định cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
2.1.4.2 Kết quả về SXKD điện năm 2007.
Tổn thất điện năng.
Mặc dù tổn thất điện năng giảm 0.56% so với năm 2006 tuy nhiên tổn thất điện năng vẫn tăng 0.1% so với chỉ tiêu kế hoạch PC1 giao.
ĐBG đã áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật và quản lú để giảm tổn thất điện năng như: tính toán lựa chọn phương án kết dây kinh tế nhất, thực hiện vận hành kinh tế các trạm trung gian chỉ có 2 MBA dù điều kiện vận hành song song, thực hiện kiểm tra do dây dẫn các công trình trước khi lắp đặt, thực hiện trao đổi các MBA cho phù hợp với công suất tải, lắp đặt tụ bù, tăng cường công tác kiểm tra hệ đếm điện đúng qui trình. Nhưng tổn thất điện năng vẫn không đạt chỉ tiêu PC1 giao.
Tổn thất điện năng không đạt chỉ tiêu PC1 giao chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Khu vực trung tâm thành phố Bắc Giang được cấp nguồn bằng các nguồn dây 6kV, phụ tải lớn, tập trung ở cuối nguồn, các đường dây đã đầy tải và quá tải. Mặc dù lưới điện 6kV khu vực này đã được cải tạo tối thiểu sẵn sàng chuyển sang vận hành ở cấp điện áp 22kV nhưng hiện chưa có nguồn 22kV để cấp điện cho khu vực này.
- Địa bàn tỉnh Bắc Giang tương đối lớn và kéo dài trong khi đó toàn tỉnh chỉ có 3 trạm 110kV do vậy còn tồn tại nhiều đường dây trung áp có bán kính cấp điện lớn, phụ tải tập trung ở cuối đường dây.
- Còn tồn tại đầy trạm biến áp vận hành đầy tải và quá tải vào giờ cao điểm tối.
- Công tác kiểm tra, thay thế hệ thống đo đếm cho phù hợp với tải chưa được kịp thời.
- Việc phân tích tìm nguyên nhân biện pháp khắc phục dẫn đến tổn thất tăng cao của một số tuyến đường dây thực hiện chưa triệt để.
- Công tác kiểm tra khắc phục các tồn tại của lưới điện thực hiện chưa triệt để do thiếu vốn, chất lượng kiểm tra chưa cao.
Giá bán điện bình quân:
Giá bán điện bình quân tăng 33,38đ/kWh so với năm 2006, tuy nhiên giá bán điện bình quân vẫn không đạt kế hoạch PC1 giao.
ĐBG đã áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao giá bán điện như tăng cường công tác kiểm tra áp giá, thực hiện tiết giảm điện khu vực nông thôn khi thiếu nguồn.
Giá bán bình quân không đạt kế hoạch, ĐBG là đơn vị có giá bán bình quân thấp nhất PC1 là do các nguyên nhân sau:
- Tỷ trọng điện sinh hoạt nông thôn chiếm 58% tổng sản lượng điện. Trong khi đó việc tiếp nhận để bán điện trực tíêp đến hộ dân nông thôn còn quá ít và rất khó khăn.
- Tỷ trọng điện cho công nghiệp xây dựng tuy có tăng 30% so với năm 2006 nhưng chỉ chiếm 12% tổng sản lượng điện của năm 2007
- Công tác kiểm tra, áp giá thực hiện chưa thực sự triệt để và quyết liệt.
Thu tiền điện:
Công tác thu tiền điện nhìn chung thực hiện tốt, tuy nhiên công tác thu tiền điện không đạt kế hoạch là do việc nợ đọng kéo dài của các công ty khai thác công trình thuỷ lợi. Tổng nợ của các Công ty khai thác công trình thuỷ lợi đến thời điểm này là 23,3 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 14,4 tỷ đồng, lãi chậm trả là 8,9 tỷ đồng. Mặc dù đã có sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự phối hợp giữa ĐBG và các cơ quan ngành Thuỷ nông, song kết quả đạt được còn rất thấp. Tuy nhiên ĐBG cũng chưa kiên quyết cắt điện để giảm số tiền nợ của Công ty KTCT TL.
Công tác tiết kiệm điện.
Thực hiện chỉ đạo của EVN, PC1 về công tác tiết kiệm điện, ĐBG đã tham mưu cho UBND tỉnh ra chỉ thị thực hành tiết kiệm điện tới các cơ quan ban ngành, các đơn vị và nhân dân trong toàn tỉnh. Thực hiện cam kết giữa EVN và UBND tỉnh về thực hiện tiết kiệm 7,4 triệu kWh.
Bằng các biện pháp tuyên truyền vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, gửi thư ngỏ của giám đốc Điện lực đến khách hang, bán 38000 bóng đèn Compact theo trương trình của EVN. Phối hợp với sở công nghiệp và kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm điện của các đơn vị sử dụng kinh phí từ ngân sách. Điện lực đưa việc thực hiện tiết kiệm điện vào chỉ tiêu thi đua. Lãnh đạo điện lực đến làm việc với khách hang trọng điểm để vận động sử dụng tiết kiệm và tránh sử dụng vào giờ cao điểm. Từ những việc làm trên nên năm 2007 đã tiết kiệm được 7,6 triệu kWh/7,4 triệu kWh PC1 giao.
Công tác quản lí kĩ thuật vận hành.
- Các qui trình qui phạm liên quan đến côn tác quản lí kĩ thuật, vận hành, được kiểm soát cập nhật biên soạn đầy đủ, đến nay hầu hết các thiết bị lưới điện đều có đủ qui trình.
- Công tác cập nhật hồ sơ quản lý kĩ thuật, theo dõi vận hành đã triển khai thực hiện theo chỉ đạo của công ty. Đến nay các loại hồ sơ sổ sách đã được lập và cập nhật ngày càng hoàn thiện.
- Măn 2007, bằng các nguồn vốn XDCB, SCL, SCTX, lưới điện được xây dựng mới và sửa chữa đã góp phần mở rộng phạm vi, năng lực cung cấp điện, nâng cao chất lượng điện, đảm bảo an toàn ổn định.
- Đã tập trung giải quyết tình trạng quá tải ở các trạm trung gian, và các máy biến áp phụ tải, năm 2007 đã nâng công suất và tráo đổi được 102 MBA phụ tải, cơ bản giải quyết tình trạng các MBA phụ tải quá tải trên lưới.
Công tác quản lý kĩ thuật, vận hành năm 2007 cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, đã hạn chế được tình trạng mất điện do sự cố lưới điện và thiết bị, góp phần vào việc giảm tổn thất điện năng. Xong công tác quản lý kĩ thuật còn một số tồn tại là:
- Công tác xử lý các khiếm khuyết trên lưới điện chưa được triệt để.
- Chất lượng kiểm tra, khắc phục các tồn tại chưa tốt.
Công tác an toàn và bảo hộ lao động:
- Điện lực đã quan tâm, chú trọng đến trang bị BHLĐ cá nhân, trang bị dụng cụ an toàn, dụng cụ thi công cho các đôn vị sản xuất, quan tâm đến công tác huấn luyện chế độ BHLĐ, huấn luyện sát hạch kiểm tra quy trình qui phạm cho CBCNV, huấn luyện nghiệp vụ PCCN cho lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở.
- Lãnh đạo điện lực, các phòng nghiệp vụ và các đôn vị sản xuất thường xuyên quan tâm đến công tác kiểmn tra hiện trường sản xuất, phát hiện uốn nắn kịp thới các sai xót xảy ra. Chất lượng kiểm tra hiện trường sản xuất, kiểm tra lưới điện ngày một nâng cao.
- Do việc kiểm tra và sử lý nghiêm các vi phạm nên việc chấp hành các qui trình qui phạm và kĩ thuật vận hành ngày một chuyển biến tích cực, không còn xảy ra những sai xót lớn, trong nhiều năm qua và năm 2007 ĐBG không có tai nạn trong sản xuất và kinh doanh điện.
2.1.4.3 Công tác ĐTXD và SCL.
Công tác ĐTXD.
Các dự án do điện lục BG trực tiếp quản lý dự án năm 2007:
Năm 2007 ĐBG đượ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp tăng lợi nhuận tại công ty Điện lực Bắc Giang.DOC