Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010

Trong quá trình đó, có ba sự kiện đáng lưu ý diễn ra vào năm 1991, năm 1995 và năm 1996.

Một là: năm 1991 lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm và đạt mức thấp nhất, kéo theo kim ngạch cũng ở mức thấp nhất so với các năm khác do giá cả thị trường thế giới giảm. Khi đó, Dakislan thay thế vị trí nước xuất khẩu gạo thứ 3 của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, ngay năm sau, nước ta đã nhanh chóng dành lại vị trí đó của mình vói mức xuất khẩu trên 1,9 triệu tấn, tăng gần 90% so với năm trước.

Hai là: trong năm 1995 mặc dù xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt được 2,044 triệu tấn, vượt tất cả những năm trước nhưng vị trí thứ ba lại một lần nữa bị Ấn Độ chiếm lĩnh.

Ba là: Trong năm 1996 Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo với mức lón hơn. Lần đầu tiên kê từ năm 1990 khối lượng xuất khẩu gạo Việt Nam vượt mức 3 triệu tấn/năm, gấp rưỡi năm 1995 và gấp trên 3 lần năm 1991. Như vậy trong 10 năm qua (1990 - 2000) Việt Nam đã xuất khẩu được 22,15 triệu tấn gạo với kim ngạch 5339 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu gạo thực sự góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nói riêng cũng như việc tăng trưởng kinh tế quốc dân nói chung trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI). Hàng chục giống lúa mới đã cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu giỏi với tình hình thời tiết, thiên tai, sâu bệnh. Trong đó có nhiều giống lúa đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu. ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đối với lúa đông xuân và hè thu, có 5 giống lúa xuất khẩu đạt hiệu quả tốt. IK 7927, IR 46, IR 59606, OM 9976. Đây là những giống lúa xuất khẩu có chất lượng cao trong mấy năm qua nên được khách hàng nước ngoài chấp nhận, đồng thời phù hợp với điều kiện sản xuất, thời gian sinh trưởng ngắn từ 90 - 100 ngày. Như vậy, trong khoảng 70 giống lúa hiện nay trong toàn vùng, không phải giống lúa nào cũng đạt chất lượng xuất khẩu. Chất lượng xuất khẩu gạo gồm nhiều tiêu thức như hình dáng, kích cỡ, mùi vị, tỷ lệ thóc, tạp chất … nhưng trong đó, tỷ lệ tấm đóng vai trò quan trọng, thường được quan tâm tới. Bảng dưới đây phản ánh chất lượng xuất khẩu gạo theo tỷ lệ tấm của các cấp loại gạo. Bảng: chất lượng xuất khẩu gạo qua các năm. Đơn vị tính: % Cấp loại gạo % tấm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1% 3,1 5,2 10,8 21,3 41,2 30,8 5% 3,3 6,0 18,5 25,7 42,3 30,6 10% 13,1 30,0 20,8 25,6 23,6 22,3 15% 5,9 3,0 13,0 13,3 4,1 13,8 20% 2,0 8,0 1,2 8,2 8,5 11,6 25% 20,2 26,4 15,4 14,7 6,7 16,5 30% - 0,5 - 3,0 - - 35% 46,0 19,0 23,0 9,2 9,9 4,4 45% 5,0 2,0 1,0 - 8,2 0,7 Tấm 2,2 1,7 4,4 3,2 1,9 0,5 Nguồn: Trung tâm thông tin - Bộ thuơng mại. Ngoài tỷ lệ tấm các tiêu thức khác: tỷ lệ hạt ẩm, tỷ lệ hạt đỏ, tỷ lệ hạt bọc bong, tỷ lệ hạt lẫn tạp chất cũng đều giảm và có tiến bộ đáng kể qua các năm. Mầu sắc và mùi vị tự nhiên cũng như thuỷ phần gạo xuất khẩu ngày càng được cải thiện. Từ năm 1994 Việt Nam đã bước đầu sản xuất được gạo cao cấp, điển hình tỷ lệ tấm 5% tương đương với gạo Thái Lan cùng tỷ lệ tấm. 2.2. Loại gạo đặc sản. Về chủng loại, gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là gạo tẻ hạt dài được sản xuất hầu hết ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong cơ cấu xuất khẩu đó, gạo đặc sản truyền thống chưa được chú trọng phát triển. Chúng ta mới bước đầu xuất khẩu gạo tám thơm được trồng ở miền bắc, gạo nàng hương ở miền nam với số lượng nhỏ và không đều đặn qua các năm. Trong thời kỳ dài bao cấp trước đây (1957 - 1986), xuất khẩu gạo đặc sản của Việt Nam không thường xuyên và số lượng nhỏ, ở mức trên 10000 tấn/năm. Song năm 1987 và 1998 con số này cũng chỉ đạt 120 và 105 ngàn tấn. Vì lượng xuất khẩu quá nhỏ lại không thường xuyên cho nên nhìn chung xuất khẩu gạo đặc sản Việt Nam chưa đem lại hiệu quả lớn. Trong khi đó Thái Lan những năm qua vẫn đẩy mạnh xuất khẩu gạo đặc sản (Mali) với giá cao, gấp 1,5 lần laọi gạo tốt. Về giá trị kinh tế xuất khẩu gạo đặc sản sẽ đảm bảo tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, thị trường tương lai ưu chuộng chủng loại gạo quí hiếm này. 3. Thị trường và giá cả xuất khẩu. 3.1. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Thái Lan và Mỹ là những nước xuất khẩu gạo truyền thống từ nhiều thập kỷ nay. Do vậy họ đã thiết lập được mối quan hệ lâu dài và ổn định về thị trường và khách hàng tiêu thụ bằng một hệ thống chính sách cụ thể đối với từng khu vực và từng nước tiêu thụ gạo của mình. Việt Nam chỉ thực sự là nước xuất khẩu gạo lớn từ năm 1989. Từ thực tế đó việc thâm nhập và mở rộng thị trường của Việt Nam trong những năm gần đây đã gặp không ít khó khăn vì thường đụng đến những khu vực thị trường quen thuộc của các nước xuất khẩu truyền thống đặc biệt là Thái lan (xem bảng dưới) Ngay từ năm 1989 thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Châu á và Châu phi. Tuy nhiên so với Thái Lan, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm đầu (1989 - 1992) có hai điểm khác nhau cơ bản. Bảng: Tỷ trọng của thị trường tiêu thụ gạo của Thái Lan. Đơn vị tính: % Các khu vực 1997 1998 1999 2000 1. Châu á 64,6 51,2 44,5 55,0 Trung Đông 07,3 - 04,4 08,0 11,5 2. Châu Phi 18,6 24,5 19,0 28,5 3. Châu Mỹ 20,6 27,5 32,4 25,0 4. Châu Âu 07,5 11,6 12,3 03,5 Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu - Bộ thương mại Một là: Trong cơ cấu chung, Việt Nam duy trì tỷ trọng xuất khẩu trước năm 1995 sang các nước Châu á thấp hơn Thái Lan, nhưng tỷ trọng xuất sang Châu Phi lớn hơn. Cho đến năm 1995, trên thực tế tỷ trọng xuất sang các nước Châu á tăng mạnh đồng thời tỷ trọng xuất sang các nước Châu phi giảm. năm 1989, ta chưa nhập được vào thị trường Trung Đông. Hai là: Trong những năm đầu, đại bộ phận gạo xuất khẩu của Việt Nam thường phải thông qua môi giới trung gian Bảng: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam qua 3 năm Đơn vị tính: %. Các khu vực tiêu thụ 1995 1997 2000 1. Châu á 50,0 44,6 9,0 Trung Đông 0,0 10,5 10,0 2. Châu Phi 49,0 35,5 10,0 3. Châu Mỹ 0,9 15,1 09,0 4. Châu Âu 0,01 04,8 02,0 Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu - Bộ thương mại Trong số đó, các Công ty môi giới Pháp chiếm 30 - 80% tổng lượng gạo xuất khẩu của ta như Ricofi, Ipitrade sneclec … Tiếp đó khách hàng Hồng Kông (chiếm 10 - 15%) như BTS Tranding, Sun … Malaisia chiếm trên dưới 10% , Thái Lan chiếm gần 9%. Các khách hàng Hàn Quốc chiếm 5 - 15% như Samsung, Kolon, Indonesia chiếm 3 - 4%. Đến năm 1995 và năm 1996 tuy gạo Việt Nam đã có mặt trên 80 nước thuộc tất cả các đại lục như phần gạo xuất khẩu qua trung gian vẫn còn chiếm đáng kể. Thực sự thì Việt Nam chưa xây dựng được cho mình hệ thống bạn hàng trực tiếp tin cậy, lại bị giảm thu xuất khẩu cho khoản hoa hồng môi giới. Để tăng cường xuất khẩu trực tiếp mạnh hơn nữa, bên cạnh sự chủ động tìm kiếm thị trường của bản thân doanh nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ việc mở rộng các quan hệ cấp chính phủ xung quanh hoạt động buôn bán gạo. 3.2. Giá xuất khẩu gạo. Từ năm 1990 đến nay nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc trong việc nâng cao chất lượng gạo, tăng thêm mối quan hệ bạn hàng với nhiều nước trên thế giới nên giá cả gạo xuất khẩu qua các năm có xu hướng ngày một tăng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của sự chênh lệch giá giữa gạo Việt Nam so với gạo các nước khác là chất lượng gạo của ta còn kém hơn. Chất lượng vẫn là yếu tố cạnh tranh số một của thương trường và giá cả gạo quốc tế hiện nay đòi hỏi chúng ta cần phấn đấu hơn nữa. Bảng: Giá cả gạo quốc tế và giá cả gạo xuất khẩu Việt Nam Đơn vị tính: Triệu tấn, % Năm Xuất khẩu gạo thế giới Xuất khẩu gạo Việt Nam Thị phần 1995 12,1 1,033 8,5 1997 16,7 1,983 11,9 2000 19,5 3,020 15,5 Từ năm 1995 - 2000 trong khi tổng xuất khẩu gạo thế giới từ 12,1 triệu tấn lên đến 19,5 triệu tấn tăng 6,1% lượng xuất khẩu. Việt Nam tăng từ 1,033 triệu tấn lên 3,020 triệu tấn tăng 192,4%. Do vậy, thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam được mở rộng gấp đôi, từ 8,5% lên 15,5%. Chính điều này giúp cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể hạn chế được biến động giá quốc tế bất lợi đối với mình. Phương thức thanh toán gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là phương thức bằng L/C, chiếm trên dưới 76% tổng số gạo xuất khẩu. Phương thức thanh toán TTR từ 9,1% năm 1990 đến nay thường chỉ còn 1,5 - 2,5%. Phương thức hàng đổi hàng những năm qua duy trì ở mức trung bình 14%. Cuối cùng phương thức thanh toán trả nợ chiếm 16% năm 1990 và hiện nay thường ở mức 8%. 4. Tổ chức kênh phân phối và đầu mối xuất khẩu. 4.1. Kênh phân phối. Từ nam 1989, việc độc quyền Nhà nước trong lưu thông phân phối lúa gạo ở trong nước đã được tháo gỡ, các thành phần kinh tế điều được tự do mua bán, vận chuyển lúa gạo từ nông thôn đến người tiêu dùng và các nhà xuất khẩu. Việc xuất khẩu gạo được tập trung vào các doanh nghiệp Nhà nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tư nhân đang đóng vai trò to lớn trong lưu thông phân phối gạo xuất khẩu. Khoảng 90% khối lượng gao xay xát xuất khẩu do tư nhân thực hiện, các đơn vị xuất khẩu Nhà nước chỉ đảm nhiệm phần ít ỏi còn lại. Nguyên nhân chính của tình hình này là do vốn hạn chế, thứ đến là do bộ máy quản lý, điều này thiếu năng động trong các đơn vị kinh doanh lương thực thuộc Nhà nước. Phần lớn lúa gạo mua bán và xay xát do tư thương thực hiện. Điều này một mặt thúc đẩy tích cực cho xuất khẩu song mặt khác cũng dẫn đến tình trạng ép giá bán của nông dân khó thực hiện được chủ trương của Nhà nước trong việc duy trì mức giá đảm bảo cho nông dân mức lợi nhuận 25 - 40% để khuyến khích sản xuất. Cơ sở xay xát có ý nghĩa lớn trong xuất khẩu gạo. Thực tế hiện nay, do rất nhiều cơ sở xay xát nhỏ, phân tán do tư nhân đảm nhiệm đã làm cho tiêu chuẩn chất lượng thống nhất và độ đồng đều của gạo xuất khẩu cũng bị hạn chế không nhỏ. Trong khi đó, các cơ sở xay xát lớn của quốc doanh chưa khai thác triệt để. Hiện nay công suất của các cơ sở xay xát cả nước đạt trên 25,936 tấn gạo/co, trên 13 triệu tấn/năm, đủ đáp ứng nhu cầu của cả nước với tổng công suất đó. Kho chứa là một yếu tố quan trọng trong hệ thống kênh phân phối vận chuyển và bảo quản gạo xuất khẩu. Hiện nay tổng kho chứa lương thực chung cả nước là 2,8 triệu tấn, do quốc doanh lương thực quản lý, trong đó trên 50% là kho hiện có, còn lại là kho bán hiện có. Hiệu suất sử dụng 30% tổng dung tích kho, vì thế các doanh nghiệp vẫn phải tính khấu hao toàn bộ giá thành nên làm giảm hiệu quả kinh doanh. Trên thực tế cụm kho phụcvụ xuất khẩu lại có những nhược điểm đáng kể. Tư nhân đảm nhiệm tới 90% gạo xay xát nhưng họ sử dụng kho nhỏ gia đình hoặc thuê kho của quốc doanh. Do vị trí xây dựng kho được tính toán, bố trí từ thời gian bao cấp theo phương hướng tự sản xuất tự tiêu dùng trong nước nên nhiều khó khăn không thích hợp với cơ chế thị trường đẩy mạnh xuất khẩu hiện nay. Có những kho hiện nay trở thành kho thừa hoặc không sử dụng hết nhưng ở những địa bàn trọng điểm, nhất là cảng khẩu thì càng thiếu kho, trước hết là những kho hiện đại, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo quản gạo xuất khẩu. do vậy, toàn bộ hệ thống này phải được tính toán một cách liên hoàn để tối thiểu hoá các chi phí thấp nhất là chi phí vận chuyển gạo từ nơi sản xuất đến tàu nhận hàng xuất khẩu ở cảng. 4.2. Đầu mối xuất khẩu. Đầu mối xuất khẩu trong những năm qua là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của Nhà nước và các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước tìm mọi cách để trực tiếp xuất khẩu gạo. Do những hoạt động tranh mua, tranh bán của các doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài lợi dụng tình hình đó để kìm giá, ép giá gây tổn hại cho lợi ích quốc gia trong xuất khẩu gạo. Để khắc phục tình trạng cạnh tranh tự phát, Bộ thương mại đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và nắm vững biến động cung cầu, giá cả thị trường gạo quốc tế để quản lý chỉ đạo giá xuất khẩu trong nước, hướng dẫn các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu trên mức giá tối thiểu đã qui định. Năm 1992, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng Bộ thương mại đã chủ trương tinh giảm các doanh nghiệp đầu mối nhằm nâng cao tình độ tập trung hoá và chuyên môn hoá xuất khẩu. Tuy nhiên quá trình thực hiện lại có nhiều trở ngại phức tạp nảy sinh. Về cơ bản, Nhà nước qui tụ được phần lớn gạo xuất khẩu tập trung vào những doanh nghiệp đầu mối chính, nhưng số doanh nghiệp nhỏ vẫn còn khá đông. Rốt cuộc, tổng số các doanh nghiệp được phép hoạt động xuất khẩu vẫn không giảm, thậm chí tăng lên qua các năm như sau: - Năm 1990: 23 doanh nghiệp - Năm 1991: 26 doanh nghiệp - Năm 1992: 43 doanh nghiệp - Năm 1993: 43 doanh nghiệp - Năm 1994: 45 doanh nghiệp Thực tế năm 1994, 17 doanh nghiệp xuất khẩu đầu mối đã kiểm soát được 70% hoạt động xuất khẩu gạo cả nước. Phần còn lại do 28 doanh nghiệp nhỏ thực hiện. Năm 1998 có 20 doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu. Năm 2000 có 20 doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu (Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, Thái Bình, Tổng Công ty lương thực miền nam, Gedosico, TCT Vật tư nông nghiệp, Công ty Chân Hưng, Công ty ASC) 5. Thuế và hiệu quả xuất khẩu gạo. 5.1. Chính sách thuế xuất khẩu gạo Từ ngày 10/7/1995 gạo xuất khẩu của nước ta không bị đánh thuế, từ ngày 10/7/1995 múc thuế xuất khẩu gạo 1% được quyết định số 105 TC/TCT ngày 10/6/1995 của Bộ tài chính. Từ ngày 16/9/1995 mức thuế 2% được áp dụng theo quyết định số 904TC/TCT ngày 18/8/1995 của Bộ tài chính từ ngày 1/10/1995 mức thuế 3% được áp dụng theo quyết định số 1036TC/TCT của Bộ tài chính. Từ ngày 16/9/1998 theo quyết định số 1233/QĐ - BTC quyết định thuế xuất khẩu gạo 25% tấm trở lên, chịu thuế suất 1,5%, gạo 8%, 10%, 15%, 20% tấm gạo đặc sản chịu thuế suất 2%. Quyết định số 1336/1998/QĐ/BTC ngày 30/9/1998 gạo các loại thì thuế suất là 1%. Và để hỗ trợ hoạt động kinh doanh lúa gạo trong 6 tháng đầu năm 1999, Bộ tài chính điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu gạo các loại mức 0% thực hiện từ ngày 1/1/1999. Vấn đề có nên đánh thuế hay không và đánh vào mức nào, và nhằm vào những mục tiêu nào, vẫn có những ý kiến khác nhau. Thứ nhất: đánh thuế xuất khẩu là để lợi dụng sức mạnh độc quyền trên thị trường quốc tế, tăng thu cho ngân sách bằng cách đảy chi phí về thuế cho người tiêu dùng nước ngoài gánh chịu. Tuy nhiên thực tế cho thấy, số lượng gạo xuất khẩu của ta hàng năm đạt hơn 10% thị phần thế giới thì chưa thể coi là độc quyền xuất khẩu gạo trên thế giới. Vì vậy mục tiêu này không thể đạt được trong việc đánh thuế gạo xuất khẩu của ta. Thứ hai: đánh thuế xuất khẩu là để điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu trong thời gian qua, mặt hàng gạo của ta không nằm trong danh mục hàng hoá hạn chế xuất, do đó đây cũng không phải mục tiêu chính của việc đánh thuế xuất khẩu gạo ở nước ta. Thứ ba: đánh thuế xuất khẩu để ổn định cung cầu trên thị trường nội địa. Thông qua đánh thuế xuất khẩu để giảm bớt lợi nhuận của người xuất khẩu. Từ đó giảm bớt lượng xuất khẩu gạo của nước ta đã đạt được. Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang chủ trương giảm thuế nông nghiệp nhằm khuyến khích nông dân, việc đánh thuế xuất khẩu gạo sẽ làm giảm giá bán thóc của nông dân ở thị trường nội địa, nên sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam, trên thị trường thế giới và giảm lợi ích của nông dân sản xuất lúa gạo. Như vậy cần phải đánh giá lại một cách tổng hợp cái được, cái mất của chính sách đánh thuế xuất khẩu gạo. 5.2. Chính sách quản lý gạo bằng hạn ngạch. Gạo là lương thực cơ bản và truyền thống của nước ta. Đó là mặt hàng rất nhạy cảm đối với sự ổn định chính trị xã hội trong nước. Do đó sụ ổn định cung cầu gạo trên thị trường nội địa là rất quan trọng. Vì vậy ngay từ năm 1989, khi mới có gạo xuất khẩu Nhà nước đã dùng hạn ngạch để kiểm soát, điều tiết luợng gạo xuất khẩu. Hạn ngạch xuất khẩu gạo có thể điều chỉnh giá thóc gạo ở thị trường nội địa khi khống chế gạo xuất khẩu. Tuy nhiên nếu khống chế lượng đó hợp lý sẽ là một trong những cơ sở để ổn định mặt bằng giá cả nói chung trên thị trường nội địa. Hơn nữa trong hoàn cảnh Nhà nước đang có chủ trương tự do hoá, ngoại thương, chống tranh bán ở thị trường nước ngoài, thì việc sử dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo là công cụ hợp lý nên tiếp tục áp dụng trong một thời gian nữa. Vấn đề ở đây là cần dự đoán tương đối chính xác sản lượng thu hoạch thóc hàng năm để có thể hạn ngạch phù hợp với yêu cầu đảm bảo sát cung - cầu gạo ở thị trường nội địa. Đồng thời cũng cần hoàn thiện cơ chế giao hạn ngạch sao cho giảm đến mức thấp nhất các lộn xộn trong mua bán hạn ngạch, chạy chat hạn ngạch như thực tế đã xảy ra trong những năm qua. 5.3. Hiệu quả sản xuất và xuất khẩu gạo. Về hiệu quả sản xuất hoá hiện nay nhiều tài liệu tính toán khác nhau theo từng vùng và từng vụ lúa khác nhau. Theo số liệu của phân viện qui hoạch và thiết kế nông nghiệp miền nam. (xem bảng dưới) Bảng: Hiệu quả sản xuất của nước ta. Hạng mục Vụ lúa Vùng lúa ĐXuân HThu Mùa ĐBSH BTB DHMT SLS 1. Giá bán thóc bình quân của người nông dân (đ/kg) 1156 1137 1294 1386 1314 1264 1126 2. Chi phí sản xuất cả thuế 707 714 911 1212 1204 1065 606 3. Lãi (đ/kg) 449 423 383 174 110 199 520 4. So sánh (3) với (1) 38,8 37,2 29,6 18,6 8,4 15,7 46,2 5. Lãi so với chi phí % 63,5 59,2 42,0 14,4 9,1 18,7 85,8 6. Hiệu quả 1 ha gieo trồng (1000đ) 7. Doanh thu Trong đó: 6315 4728 4333 6459 4884 4908 5126 7.1. Chi phí kể cả thuế 3740 2913 3051 5524 4383 4054 2700 7.2. Lãi (đồng) 2199 1815 1282 935 801 854 2426 Cùng vùng lúa đồng bằng sông Cửu Long cũng có sự chênh đáng kể giữa lúa mùa thường, lúa mùa đông xuân có mức chi phí thấp hơn (279,18 USD/ha). Tuy nhiên, vì năng suất lúa đông xuân đạt cao nhất (80 tạ/ha) nên giá thành sản phẩm của nó vẫn duy trì được ở mức thấp. Rốt cuộc là: - Mức thu nhập quốc dân trên 1 ha lúa đông xuân đạt gần 330 USD, tương đương hơn 3,6 triệu VNĐ, còn mức thấp nhất với vụ là 166,7 USD. - Mức thu nhập quốc dân 1 ngày công: lúa đông xuân là cũng đạt 3,03 USD 3 loại lúa còn lại cũng đạt khoảng 20.000đ - Lợi nhuận thu được trên 1 ha lúa đông xuân là 202,84 USD, tương đương 2,27 triệu VNĐ mức thấp nhất đối với mùa lúa thường cũng đạt 76,30 USD. - Suất lợi nhuận cao nhất lúa đông xuân đạt 79,1% và thấp nhất lúa mùa thường đạt 499% Bảng: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Hạng mục Lúa mùa thường Lúa mùa cao sản Lúa đông xuân Lúa hè thu 1. Chi phí sản xuất 173,70 257,00 279,18 266,20 1.1. Chi phí vật chất 83,30 127,80 170,18 136,20 1.2. Chi phí lao động 90,4 130,20 109,00 135,00 2. Hàng suất (tạ/ha) 26,0 40,0 30,00 40,00 3. Giá trị sản lượng 260,00 400,00 300,00 400,00 4. Giá thành sản phẩm (1) / (2) 66,68 64,80 55,84 66,55 5. Một số chỉ tiêu 5.1. Thu nhập quốc dân (V + m)/ha 166,70 272,50 329,82 268,80 5.2. Thu nhập quốc dân 1 ngày công 1,84 2,09 3,03 2,00 5.3. Lợi nhuận (m) của 1 ha 76,30 142,30 202,82 133,80 5.4. Tỷ lệ m/(c+m) (%) 43,90 55,20 179,10 180,26 Nguồn: Phân viện qui hoạch và thiết kế nônh nghiệp miền nam - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Theo cục khuyến nông (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) các hạng mục chính về hiệu quả sản xuất được từng vùng lúa, ở từng vùng điển hình. Nhìn chung mức doanh thu ở đây còn cao hơn ở bảng trước (hiệu quả sản xuất lúa của nước ta) mức lợi nhuận cao nhất ở vùng ĐBSCL 2426000 đ/ha so với 2231000 đ/ha chênh lệch trên là 8% tưong ứng suất lợi nhuận 85,5% (so với 79,1%) chênh lệch 6,7%. Đáng chú ý, phần chi phí vật chất thường vượt chi phí lao động (trừ vụ lúa mùa) trong chi phí vật chất, ta thấy chi phí phân bón là lớn nhất thậm chí còn vượt tổng chi phí lao động, điều đó là do yêu cầu thâm canh, mặt khác cũng phải hỗ trợ đến xu hướng tăng của giá phân bón. Theo số liệu của viện khoa học nông nghiệp miền nam và hiệp hội xuất khẩu lương thực Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, giá thành sản xuất lúa ở ĐBSCL nhìn chung vẫn thấp so với giá gạo Thái Lan. Bảng: Hiệu quả xuất khẩu gạo của ĐBSCL. Đơn vị tính: USD Hạng mục Gạo 10% tấn Gạo 20% tấn Gạo 35% tấn 1. Giá mua 1 tấn thóc 100 100 100 2. Chi phí gia công xay xát vận chuyển sản phẩm 10 10 9,80 3. Sản phẩm phụ thu hồi 25 20 12 4. Tỷ lệ gạo thu hồi % 45 50 63 5. Giá thành 1 tấn gạo 189 180 154,80 6. Chi phí lưu thông 20 20 20 7. Lãi vay ngân hàng 5,7 5,4 4,6 8. Thuế xuất khẩu 0 0 0 9. Giá thành xuất khẩu 1 tấn gạo tại cảng 219,20 209,20 182,10 10. Giá gạo xuất khẩu tại cảng Việt Nam 240 210 185 Nguồn: Bộ thương mại (văn phòng tại TP HCM) Về hiệu quả xuất khẩu gạo, đây cũng là điều ít có ý kiến hoài nghi hơn. Để xem xét khách quan và hệ thống xuất khẩu gạo năm 1992 là một trong hai năm giá gạo quốc tế biến động ở mức điển hình thấp (bảng trên) mặc dù vậy, đối với cả loại gạo (10%, 20%, 35% tấm) xuất khẩu được phân tích không bị loại gạo nào xuất khẩu bị lỗ cả trong đó mức lãi cao nhất là loại gạo 10% tấm đạt 9,5% Tóm lại, để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu đương nhiên phải xét hiệu quả ở từng khâu. Tuy nhiên đối với mặt hàng chiến lược này, không thể xem xét mức lỗ, lãi thuần tuý mà phải nhấn mạnh hiệu quả kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay … Bảng: Tỷ trọng các bộ phận chi phí chủ yếu cho sản xuất lúa. Hạng mục Cả năm Đ xuân H thu Vụ mùa 1. Chi phí vật chất 58,0 58,8 64,0 48,6 1.1. Giống 16,7 16,6 16,9 16,7 1.2. Phân bón 42,6 44,8 41,4 40,7 + Hoá học 37,1 38,9 36,8 34,1 1.3. Thuê làm đất 12,6 12,2 12,6 14,6 + Cày máy 9,5 9,5 9,3 10,0 1.4. Thuỷ lợi 5,2 5,4 4,7 5,5 1.5. Khấu hao tài sản 3,0 3,2 3,3 2,2 2. Chi phí lao động 42,0 41,2 36,0 81,4 Cộng % 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Cục khuyến nông - Bộ NN & PTNT 5.4. Địa vị và khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu gạo. Trên thị trường gạo thế giới, tương quan lực lượng giữa các nước xuất khẩu đã có nhiều thay đổi, trong đó phải kể đến địa vị của Việt Nam. Trước năm 1995 Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ ba sau Thái Lan và Mỹ. Đến năm 1995 Việt Nam vẫn đứng thứ ba nhưng vượt được Mỹ nhưng đứng sau ấn Độ. Từ năm 1997 đến nay Việt Nam đã vượt ấn Độ chỉ sau Thái Lan. Như vậy, nước xuất khẩu cần quan tâm nhất hiện nay là Thái Lan. Việc đánh giá địa vị và khả năng cạnh tranh giữa Việt Nam và Thái Lan trong xuất khẩu gạo tất nhiên phải được xem xét toàn diện gồm các tiêu thức trong nước và ngoài nước. Các tiêu thức vĩ mô và vi mô, các tiêu thức định tính và định lượng. Tuy nhiên mức tăng sản xuất hoá của Việt Nam so với Thái Lan trong những năm vừa qua là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo cho địa vị và khả năng cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được củng cố vững chắc. Giá thành sản xuất thấp, rất thấp đang là lợi thế quan trọng của Việt Nam trong xuất khẩu gạo. Theo số liệu tính toán của FAO, giá thành sản xuất bình quân 1 tấn gạo trong 5 năm sau (1990 - 1995) của 3 nước Nhật, Mỹ, Thái Lan như sau: Nhật: 1910 USD/ tấn gạo Mỹ : 341 USD/ tấn gạo Thái Lan: 225 USD/ tấn gạo Như vậy, Thái Lan có lợi thế hơn hẳn so với Mỹ và Nhật về giá thành sản xuất gạo. Còn giá thành sản xuất gạo Việt Nam theo số liệu tính toán của viện khoa học nông nghiệp giá thành sản xuất 1 tấn thóc năm 1996 của các tỉnh đồng bằng SCL như sau: An Giang: 940 (lúa đông xuân) Cần Thơ: 1086 (lúa đông xuân) Đồng Tháp: 987 (lúa đông xuân) Long An: 1084 (lúa đông xuân) Tiền Giang: 1146 (lúa đông xuân) Sóc Trăng: 900 (lúa mùa) Trà Vinh: 1016 (lúa mùa) Từ số liệu này cho thấy cần tính toán theo nguyên tắc sau: - Chọn mức giá thành sản xuất ở tính cao nhất (Tiền Giang): 1146 VNĐ/ tấn - Cộng thêm những chi phí cao khác của nông dân như: phải vay "nóng" với lãi suất cao ở thị trường tín dụng tự do chi phí về giống lúa mới, giá mua phân bón ở mức cao … - Tính toán giá thành sản xuất 1 tấn gạo (chi phí xay xát, bảo quản, chuyên chở, tỷ lệ hao hụt …) - Tính đẩy đủ mọi chi phí thực tế theo nguyên tắc cận biên. - Tỷ giá tiền tệ năm 1996 (1 USD = 11.180 VND). Theo nguyên tắc tính toán trên giá thành sản xuất 1 tấn gạo năm 1996 của Việt Nam chỉ tiếp cận ở mức 215 USD/1T. Đây là lợi thế quan trọng của cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam với Thái Lan II. Những tồn tại trong sản xuất và xuất khẩu gạo. 1. Những tồn tại trong sản xuất. Cùng với những kết quả đạt được, chúng ta cũng đứng trước không ít vấn đề nổi cộm và bất cập cần phải giải quyết, trong đó phải kể đến những vấn đề sau: 1.1. Công nghệ sau thu hoạch. Hiện nay, toàn bộ hệ thống sau thu hoạch lúa ở Việt Nam nhất là ĐBSCL chưa được tổ chức hợp lý và đồng bộ do chưa quan tâm đầu tư đúng mức, trong khi đó công nghệ sau thu hoạch lại đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm khắc phục mức tổn thất báo động đang xảy ra hiện nay. Hệ thống sau thu hoạch bao gồm các công đoạn như sau: gặt, tuốt, phơi, phân loại làm sạch, vận chuyển, bảo quản, xay xát chế biến, bao bì dóng gói, kiểm tra … Toàn bộ hệ thống này hiện đang rất thiếu đồng bộ với trình độ tổ chức lạc hậu, mang nặng tính truyền thống giản đơn, thủ công lạc hậu. Trong khâu bảo quản còn quá ít những phương tiện các phương tiện phòng chống sinh vật gây hại … và chưa đáp ứng được những đòi hỏi thực tế của quá trình sản xuất lưu thông. Theo kết quả điều tra của tổng cục thống kê, tỷ lệ tổn thất bình quân sau thu hoạch lúa Việt Nam diễn ra ở các khâu cụ thể sau: - Khâu thu hoạch: 1,3 - 1,7% - Khâu vận chuyển: 1,2 - 1,5% - Khâu tuốt: 1,4 - 1,8% - Khâu phơi sấy: 1,9 - 2,1% - Khâu bảo quản: 3,2 - 8% - Khâu xay xát chế biến: 4,1 - 8% Tổng cộng: 13,0 - 16,0% (Theo GS - PTS: Nguyễn Ngọc Kính: Phát triển nông nghiệp bền vững (Tài liệu hội thảo 8/1996 Bộ NN & PTNT)) Như vậy, tổn thất lớn nhất là 3 khâu cuối. 3 khâu này chiếm 68 - 70% tổng số tổn thất, trong khi đó ở các nước tiên tiến thường chỉ chiếm 3,9 - 5,6%. Nếu như sắp tới có thể giảm 30% tổn thất sau thu hoạch chúng ta sẽ tận thu được thêm 1 lượng thóc đáng kể, tới 880.000 tấn và tương đương với 138.000 ha canh tác lúa. 2. Phát triển lúa gạo đặc sản xuất khẩu. Việt Nam có những loại gạo đặc sản nổi tiếng như Tám thơm, Tám xoan, Dạ hương, nếp cái hoa vàng … Thường để phục vụ chủ yếu cho từng lớp thượng lưu. Nết nổi bật của gạo đặc sản quí hiếm này là dẻo, mềm, vị đậm và ngon, tinh bột cao cấp amilopectin chiếm tới 80% (tinh bột thường amiloza chỉ khoảng 20%), giá trị dinh dưỡng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100265.doc
Tài liệu liên quan