Chuyên đề Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng công thương Thanh Xuân

 

Mục lục

Lời nói đầu

Chương 1 : Tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng

 của Ngân hàng thương mại .

I. Ngân hàng và tín dụng ngân hàng .

 1. Khái quát về ngân hàng thương mại .

 1.1. Khái niệm NHTM.

 1.2. Các chức năng chủ yếu của NHTM.

 2. Tín dụng ngân hàng.

 2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng.

 2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động của NHTM .

 

II. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

 1. Khái niệm rủi ro.

 2. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của

 Ngân hàng thương mại.

2.1. Rủi ro tín dụng.

2.2. Rủi ro lãi suất.

 2.3. Rủi ro nguồn vốn.

 2.4. Rủi ro hối đoái.

2.5. Rủi ro trong thanh toán.

2.6. Rủi ro thuần tuý.

2.7. Rủi ro mất khả năng thanh toán.

 3. Rủi ro tín dụng.

 3.1. Các hình thức của rủi ro tín dụng.

3.1.1 Không thu được lãi đúng hạn.

 3.1.2 Không thu được vốn đúng hạn.

 3.1.3. Không thu đủ lãi.

3.1.4. Không thu đủ vốn.

 3.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro.

 3.2.1. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh.

 3.2.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng.

 3.2.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng.

 3.3. Các dấu hiệu của rủi ro tín dụng.

 3.4. Tác động của rủi ro tín dụng.

 3.5. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng.

 4. Các phương thức quản lý giảm thiểu rủi ro tín dụng. Chương 2 : Thực trạng cho vay và rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Công thương Thanh Xuân Hà Nội.

 

I. Tổng quan về NHCT Thanh Xuân

II. Tình hình huy động và sử dụng vốn tại NHCT Thanh Xuân.

 1. Tình hình huy động vốn.

 2. Tình hình sử dụng vốn.

III. Rủi ro tín dụng ở NHCT Thanh Xuân

 1. Thực trạng rủi ro tín dụng.

 1.1. Tình hình lãi treo.

 1.2. Thực trạng nợ quá hạn những năm gần đây

 tại NHCT Thanh Xuân

 1.3. Tình hình nợ quá hạn phát sinh của NHCT

 Thanh Xuân năm 2001.

 2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại

 NHCT Thanh Xuân

 3. Công tác xử lý rủi ro tín dụng ở NHCT Thanh Xuân.

 4. Một số biện pháp NHCT Thanh Xuân đã và đang thực

 hiện nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Xuân.

Chương 3 : Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

 ở Ngân hàng Công thương Thanh Xuân.

I. Định hướng hoạt động tín dụng của NHCT Thanh Xuân

 trong thời gian tới.

II. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở NHCT Thanh Xuân

 1. Công tác tổ chức, đào tạo cán bộ.

 2. Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin.

 3. Linh hoạt, sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ.

 4. Các giải pháp phân tán rủi ro tín dụng.

 5. Các biện pháp bảo đảm tiền vay.

 6. Các biện pháp xử lý nợ khó đòi.

 7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

III. Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng.

 1. Kiến nghị với NHCT Việt Nam.

 2. Kiến nghị với NHNN và các cấp, các ngành có liên

 quan.

 3. Kiến nghị với Chính phủ.

Kết luận.

Tài liệu tham khảo

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng công thương Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình huy động vốn ở NHCT Thanh Xuân phân tích theo tốc độ tăng trưởng Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số tiền %/ 98 Số tiền %/ 99 Số tiền %/ 00 Tổng vốn huy động 622402 659089 106 833655 126 Tiền gửi TCKT 161691 123 174403 108 212486 122 Tiền gửi dân cư 436155 117 454997 104 601840 132 Kỳphiếu,trái phiếu 24556 142 29689 121 19329 65 Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân. Số liệu bảng trên cho thấy tổng nguồn vốn huy động của NHCT Thanh Xuân mấy năm gần đây vẫn tăng trưởng ổn định với tốc độ cao bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế. Năm 1999,đất nước lại phải chịu nhiều thiên tai liên tiếp, tình hình kinh tế xa sút nhưng Ngân hàng vẫn thu hút được622089 triệu đồng, tăng 19% so với năm 1998. Có thể nói điều này đã khẳng định uy tín của NHCT Thanh Xuân đối với khách hàng khẳng định chiến lược kinh doanh đúng hướng của NHCT Thanh Xuân trong thời kỳ kinh tế đất nước gặp khó khăn. Hình 1 : Tình hình huy động vốn của NHCT Thanh Xuân phân tích theo hình thức huy động Trong số các nguồn vốn huy động của NHCT Thanh Xuân nguồn tiền gửi của dân luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, năm 1999 tăng 17%, năm 2000 tăng 4% và năm 2001 tăng 32%. Điều này là sự cụ thể hoá chủ trương của NHCT Thanh Xuân khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng qua chính sách lãi suất thực dương nhằm mục đích phát huy nội lực cho phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, do đặc điểm quận Thanh Xuân có nhiều cơ quan đơn vị sản xuất kinh doanh đóng và mới thành lập, dân cư đông đúc nên lượng tiền nhàn rỗi trong dân tương đối lớn, triệt để khai thác nguồn vốn này là một chủ trương đúng đắn của NHCT Thanh Xuân nhằm phát huy lợi thế trên địa bàn hoạt động. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng là một nguồn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động, nó chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán qua ngân hàng và biến động theo chiều hướng tăng trưởng của sản xuất kinh doanh. Để đánh giá tốc độ tăng bất thường của tiền gửi các tổ chức kinh tế ( năm 1999 tăng 23%, năm 2000 tăng 8%, năm 2001 tăng lên 22% ). Cùng với nguồn tiền gửi giao dịch của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, NHCT Thanh Xuân còn thực hiện nhiều hình thức huy động vốn khác như phát hành kỳ phiếu, tín phiếu bằng nội tệ và ngoại tệ. Tuy nhiên, nguồn này không lớn và chỉ là giải pháp tình thế nhằm thu hút vốn tức thời cho các mục đích nhất định. Năm 1999-2000, do nhu cầu thu hút tiền để để phát triển kinh doanh, nguồn huy động này được phát huy, năm 1999 đạt 24556 trđ tăng 42% so với năm 2000 và năm 2000 đạt 29689 trđ tăng 21% so với năm 1999 nhưng đến năm 2001, ngân hàng không có nhu cầu huy động vốn bất thường nên nguồn huy động này chỉ đạt 19329 trđ, bằng 65% so với năm 2000. Tóm lại, qua phân tích tình hình huy động vốn của NHCT Thanh Xuân có thể thấy sự linh hoạt trong điều hành hoạt động của Chi nhánh góp phần tăng trưởng nguồn vốn, cung cấp đầy đủ và thuận lợi cho các nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng. 2. Tình hình sử dụng vốn : Nhờ nguồn vốn huy động dồi dào, NHCT Thanh Xuân đã tiến hành đa dạng hoá các mặt nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng trong đó chủ yếu là hoạt động tín dụng, chiếm khoảng 90% tổng số vốn được sử dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động nghiệp vụ quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, vì thế, NHCT Thanh Xuân luôn đặt ra mục tiêu mở rộng tín dụng, đồng thời hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Trong những năm qua, với quyết tâm cao, Chi nhánh đã vận dụng kịp thời, linh hoạt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Ngành, bám sát từng đơn vị kinh tế và có những giải pháp tích cực nên kết quả hoạt động tín dụng của NHCT Thanh Xuân đạt được những kết quả tốt cả về tốc độ tăng trưởng lẫn chất lượng các khoản đầu tư. Ngân hàng đã thực hiện cho vay với các thành phần kinh tế khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó tăng cường đầu tư cho khu vực kinh tế quốc dân, các ngành kinh tế trọng điểm, kinh tế mũi nhọn, sản xuất kinh doanh lớn như: thép, cà phê, dầu khí , công nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải, ưu tiên đầu tư cho các dự án lớn, khả thi , có hiệu quả. Cùng với hoạt động kinh doanh tín dụng đơn thuần, NHCT Thanh Xuân còn thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, tín dụng chính sách như chương trình tín dụng tạo việc làm hay cho vay sinh viên... Các chương trình này đều thực hiện với lãi suất ưu đãi, tuy số dư không nhiều nhưng nó mang ý nghĩa xã hội sâu sắc được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ, nâng cao uy tín của ngân hàng. Bảng 2 : Tình hình sử dụng ở NHCT Thanh Xuân Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng số %/98 Tổng số %/99 Tổng số %/00 Huy động vốn 622402 119 659089 106 833655 126 Sử dụng vốn 555998 113 551736 99 723305 131 Hê số sử dụng vốn 89% 83,6% 86,7% Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân Bảng trên cho ta thấy tình hình sử dụng vốn của NHCT Thanh Xuân có nhiều tiến bộ. Ngoại trừ năm 2000 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng giảm một chút ( ở mức 1% ) còn lại đều tăng, năm 1999 tăng 13% và đặc biệt là năm 2001 tăng tới 31%. Sự giảm sút dư nợ năm 2000 là do năm này hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức mua giảm sút , môi trường kinh doanh không thuận lợi, các doanh nghiệp hạn chế mở rộng sản xuất nên nhu cầu vay vốn giảm. Sang năm 2001, tình hình nền kinh tế phần nào được cải thiện, kết hợp với sự quyết tâm cao của cán bộ nhân viên đã làm dư nợ của NHCT Thanh Xuân tăng tới 31% so với năm 2000. Hệ số sử dụng vốn ở mức 80-90% như vậy là cao đối với hệ thống NHCTVN, các ngân hàng khác HSSD vốn chỉ ở mức từ 70-80%. Đây là một thành công lớn của cán bộ công nhân viên NHCTTX đã đạt được,điều này càng khẳng định sự hoạt động có hiệu quả ở Ngân hàng công thương Thanh Xuân. Hình 2 : Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Công thương Thanh Xuân Tuy nhiên, hệ số sử dụng vốn của NHCT Thanh Xuân lại có chiều hướng không ổn định qua các năm. Năm 1999, hệ số sử dụng vốn là 89%, năm 2000 giảm xuống còn 83,6% và năm 2001 là 86,7%. Đó là do tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Ngân hàng tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng. Vấn đề này đòi hỏi nỗ lực cao hơn của NHCT Thanh Xuân để mở rộng dư nợ tín dụng tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng và cho cả hệ thống NHCT Việt Nam nói chung. Tình hình dư nợ tại Ngân hàng công thương Thanh Xuân. Bảng 3 : Tình hình dư nợ tại NHCT Thanh Xuân phân tích theo thành phần kinh tế Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Tổng số %/98 Tổng số %/99 Tổng số %/00 Tổng dư nợ 555998 113 551736 99 723305 131 Quốc doanh 536419 117 536568 100 705965 132 Ngoài QD 19579 64 15168 77 17340 130 Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân Số liệu bảng trên cho thấy mức dư nợ khu vực kinh tế quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng áp đảo và ngày càng tăng trong tổng dư nợ tín dụng của NHCT Thanh Xuân. Năm 1999 tăng 17%, năm 2000 tăng một chút và năm 2001 tăng 32%. Mức dư nợ tín dụng cao đối với khu vực kinh tế quốc doanh là tình trạng chung của các NHTM Việt Nam và NHCT Thanh Xuân không phải là một ngoại lệ. Đó là do hoạt động tín dụng của Ngân hàng thực hiện theo định hướng của Nhà nước, tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, khuyến khích sự phát triển lành mạnh của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Mặt khác, khu vực kinh tế quốc doanh có những lợi thế tuyệt đối so với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế quốc doanh nắm giữ phần lớn những ngành kinh tế then chốt của nền kinh tế, số vốn hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh lớn, lợi thế quy mô đã làm doanh nghiệp quốc doanh làm ăn có hiệu quả và an toàn hơn. Tuy kém lợi thế so với khu vực kinh tế quốc doanh nhưng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn là thị trường tiềm năng của Ngân hàng. Song, do hiện nay khả năng quản lý của các doanh nghiệp tư nhân yếu, thị trường có nhiều biến động phức tạp, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân thấp nên mức độ rủi ro khi cho vay khu vực này là cao đã hạn chế khả năng cho vay của Ngân hàng. Hơn nữa, do số vốn tự có thấp, ít có tài sản thế chấp, lại thiếu phương án kinh doanh có hiệu quả... vì thế số doanh nghiệp tư nhân có đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng là rất ít. Xuất phát từ thực tế đó, hoạt động tín dụng đối với khu vực ngoài quốc doanh ở NHCT Thanh Xuân hiện nay chỉ ở mức cầm chừng, Ngân hàng chỉ cho vay với những khách hàng quen thuộc, có uy tín và hoạt động có hiệu quả còn những khách hàng mới đến giao dịch phải có đủ điều kiện vay vốn theo quy định và phải qua những bước kiểm định chặt chẽ mới được xét duyệt cho vay. Bảng 4 : Tình hình dư nợ tại NHCT Thanh Xuân Phân tích theo thời hạn tín dụng Đơn vị : triệu đồng Chỉ 1999 2000 2001 tiêu Số tiền % %/ 98 Số tiền % %/ 99 Số tiền % %/ 00 Dư nợ 555998 100 113 551736 100 99 723350 100 131 NH 455634 82 111 443145 80 97 627411 87 142 TDH 100364 18 124 108591 20 108 95894 13 88 Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân Bảng trên cho thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn ở mức cao trong tổng dư nợ tín dụng, khoảng trên 80%. Có thể nói tín dụng ngắn hạn vẫn luôn là thế mạnh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Xét về tỷ lệ tăng trưởng, tình hình có vẻ diễn biến phức tạp. Tín dụng trung dài hạn năm 1999 tăng 24%, năm 2000 cũng tăng nhưng ở mức thấp chỉ 8% và sang năm 2000 giảm 12%. Tín dụng ngắn hạn năm 1999 tăng 11%, năm 2000 giảm một chút khoảng 3% nhưng sang năm 2001 lại tăng tới 42%. Tuy nhiên, có thể thấy mặc dù mức tăng giảm khác nhau nhưng diễn biến dư nợ tín dụng cả hai năm 1999-2000 gần như được duy trì và không có sự thay đổi đáng kể. Sự chuyển biến rõ rệt xảy ra vào năm 2001 khi dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng tới 42% trong khi dư nợ tín dụng trung dài hạn lại giảm 12%. Mức tăng trưởng tín dụng ngắn hạn năm 2001 đạt được do NHCT Thanh Xuân đã áp dụng nhiều biện pháp chủ động, sáng tạo, triển khai kịp thời các chủ trương chỉ đạo của ngành; thái độ, phong cách giao dịch với tinh thần trách nhiệm cao; hoạt động tín dụng đảm bảo thông suốt, thuận tiện. Ngân hàng có quan hệ tốt với khách hàng và áp dụng chính sách khách hàng một cách linh hoạt, đặc biệt quan tâm đến các khách hàng truyền thống, những đơn vị có tình hình tài chính tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả như Tổng công ty Thương mại và xây dựng, công ty quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất, công ty tư vấn xây dựng sông đà, công ty liên doanh TNHHQuốc tế Hoàng gia, công ty may 40, công ty kẹo Hải hà, công ty thương mại Thuốc lá, công ty lắp giáp máy điện tử... Ngoài ra, Ngân hàng luôn đẩy mạnh công tác tiếp thị thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến giao dịch. Về tín dụng trung dài hạn năm 2001, số dự án không nhiều, vốn đầu tư không lớn nhưng Chi nhánh đã kịp thời đầu tư vốn cho một số dự án khả thi, đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế,đậc biệt tiếp cận thẩm định các dự án lớn các chương trình trọng điểm của nhà nước như dự án cho vay đồngtài trợ mở rộng nhà máy Nhiệt Uông Bí với tổng số tiền sẽ giải ngân 600 tỷ đồng; cho vay cơ cấu lại nợ vay nước ngoài của liên doanh khách sạn Thống Nhất Mẻtpole trị giá hàng 5 triệu USD ; cho vay các doanh nghiệp để mua sắm máy móc thiết bị thi công xây dựng trị giá hàng chục tỷ đồng như đối với tổng công ty LICOGT, công ty xây dựng số 6 Thăng Long, công ty cơ giới xây lắp, công ty xây dựng số 19.... Tuy nhiên, do tình hình của nền kinh tế, mọi hoạt động phát triển kinh doanh, sản xuất nói chung có xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng nên việc cho vay đầu tư của NHCT Thanh Xuân cũng bị hạn chế. Bảng 5 : Tình hình dư nợ tại NHCT Thanh Xuân Phân tích theo nội tệ, ngoại tệ Đơn vị : triệu đồng Chỉ Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 tiêu Số tiền % %/ 98 Số tiền % %/ 99 Số tiền % %/ 00 Dư nợ 555998 100 113 551736 100 99 723350 100 131 Nội tệ 450918 81 112 467314 82 104 618564 85 132 Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân Bảng trên cho thấy, trong tổng dư nợ của NHCT Thanh Xuân, dư nợ bằng nội tệ chiếm tỷ trọng cao trên 80%, trog khi đó dư nợ bằng ngoại tệ chiếm chưa tới 20%. Không những dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ so với dư nợ ngoại tệ mà còn đạt được mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Năm 1999 tăng 12% , năm 2000 tăng 4% và đặc biệt năm 2001 tăng 32%. Góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng trong những năm qua, NHCT Thanh Xuân đã thực hiện tốt công tác bảo lãnh, đến 31/12/2001 tổng dư nợ bảo lãnh của Ngân hàng là 405,47 tỷ đồng, gồm các món bảo lãnh trong nước hay bảo lãnh mở L/C trả chậm trung hạn. Công tác bảo lãnh của NHCT Thanh Xuân luôn tỏ ra có hiệu quả, trong vài năm gần đây Ngân hàng chưa gặp phải một rủi ro nào trong công tác này và đem lại nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng. Ngoài hoạt động tín dụng, NHCT Thanh Xuân còn thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, các hoạt động dịch vụ khác như dịch vụ chi trả kiều hối, séc du lịch, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng dưới các hình thức sử dụng séc, L/C nhập, L/C xuất, nhờ thu đi, thanh toán nhờ thu hay thanh toán chuyển tiền điện ( T/T ) ... Các hoạt động này đã góp phần nâng cao uy tín, thu hút khách hàng đến giao dịch đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. Cùng với việc mở rộng các hoạt động, NHCT Thanh Xuân luôn đặt ra mục tiêu an toàn và hiệu quả. Trong hoạt động của NHCT Thanh Xuân có thể thấy tín dụng là hoạt động trọng tâm và cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Nghiên cứu rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Xuân sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quát về thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng, tìm ra những nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp có tính thực tiễn nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. III. Đánh giá tình hình rủi ro tín dụng ở NHCT Thanh Xuân: 1. Thực trạng rủi ro tín dụng: 1.1. Tình hình lãi treo: Bảng 6 : Tình hình lãi treo ở NHCT Thanh Xuân Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Lãi treo phát sinh 15187 15135 16033 Lãi treo thu được 8550 10754 14915 Chênh lệch 6637 4381 1118 Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân Số liệu bảng trên cho thấy, số lãi treo phát sinh qua các năm của NHCT Thanh Xuân hầu như không có sự thay đổi đáng kể. Năm 2000 số lãi treo phát sinh có giảm đi chút ít so với năm 1999 ở mức 15.135 trđ giảm 54 trđ, nhưng đến năm 2001 lại tăng lên 898 trđ ở mức 16.033 trđ. Tuy nhiên , số lãi treo thu được trong những năm gần đây ngày càng tăng với tốc độ nhanh. Năm 1999 số lãi treo thu được là 8.550 trđ, sang năm 2000 con số này tăng 2.204 triệu đồng đạt mức 10.754 trđ và năm 2001 số lãi treo thu được ở mức 14.915 trđ tăng 4.161 trđ so với năm 2000. Hình 3 : Tình hình lãi treo của NHCT Thanh Xuân Như vậy có thể nói tình hình lãi treo của NHCT Thanh Xuân đã có chuyển biến khả quan. Số lãi treo không thu được ngày càng giảm, năm 1999 số lãi treo không thu được là 6637 trđ, đến năm 2000 con số này giảm xuống còn 4.381 trđ và năm 2001 chỉ còn 1118 trđ . 1.2: Thực trạng nợ quá hạn những năm gần đây tại NHCT Thanh Xuân. Bảng 7 : Tình hình nợ quá hạn tại NHCT Thanh Xuân: Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 31-12-1999 31-12-2000 31-12-2001 1.NQH 18.447 15.286 9.616 2.Tổng dư nợ 555.998 551.736 723.305 3.Tỷ trọng (1/2) 3,32% 2,77% 1,33% Nguồn : Báo cáo hoạt động tín dụng NHCT Thanh Xuân Số liệu bảng trên cho thấy tình hình nợ quá hạn của NHCT Thanh Xuân những năm gần đây có những chuyển biến tích cực, số nợ quá hạn của NHCT Thanh Xuân giảm dần qua các năm. Năm 1999 số nợ quá hạn của Ngân hàng là 18.447 triệu đồng, năm 2000 giảm xuống còn 15.286 triệu đồng và năm 2001 chỉ còn 9.616 triệu đồng. Tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ cũng giảm dần qua các năm , năm 99 tỷ trọng này là 3,32%, năm 2000 giảm xuống còn 2,77%, năm 2001 là 1,31%. Những con số này càng có ý nghĩa nếu đem so sánh với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng Việt nam trong những năm qua, năm 99 tỷ lệ này của các tổ chức tín dụng Việt Nam là 4,5%, năm 2000 là 5,8% và năm 2001 là 5,4%,điều này cho thấy số nợ quá hạn ở Ngân hàng TX được sử lý một cách rất hiệu quả.Đây là sự thàn công lớn của NHCT TX. Biểu 4 : Tình hình nợ quá hạn so với tổng dư nợ của Ngân hàng Công thương Thanh Xuân Trong những năm gần đây số nợ quá hạn của NHCT Thnah Xuân biểu hiện qua những con số trên bao gồm cả những khoản nợ quá hạn tồn đọng lại từ những năm 96, 97 là những năm có mức chuyển nợ quá hạn lớn chưa xử lý được. Trong những năm qua một mặt Ngân hàng thực hiện việc xử lý các khoản nợ quá hạn phát sinh trong năm có hiệu quả, đồng thời tích cực giải quyết thu các khoản nợ quá hạn tồn đọng đã làm giảm đáng kể số nợ quá hạn của ngân hàng . Đó là những điều đáng mừng trong công tác xử lý nợ quá hạn của NHCT Thanh Xuân. Bảng 8 : Tình hình nợ quá hạn tại NHCT Thanh Xuân phân tích theo thành phần kinh tế, thời hạn tín dụng và phân theo nội , ngoại tệ. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/99 31/12/00 31/12/01 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng số NQH 18.447 100 15.286 100 9.616 100 NQH phân theo ngành kinh tế +KTQD +KTNQD 15.127 3.320 82 18 12.053 3.233 79 21 7.579 2.037 79 21 NQH phân theo nội tệ, ngoại tệ +Nội tệ +Ngoại tệ 12.919 5.528 70 30 11.165 4.121 73 27 8.796 820 91 9 3. NQH phân theo thời hạn tín dụng +Ngắn hạn +Trung, dài hạn 16.246 2.201 88 12 13.160 2.126 86 14 6.428 3.188 67 34 Nguồn : Báo cáo hoạt động tín dụng của NHCT Thanh Xuân Nhìn bảng số liệu trên có thể nhận xét rằng tình hình nợ quá hạn của NHCT Thanh Xuân một cách cụ thể hơn. Có thể thấy số nợ quá hạn của NHCT Thanh Xuân phần lớn thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, tỷ trọng nợ quá hạn của khu vực kinh tế quốc doanh luôn vào khoảng 80% tổng số nợ quá hạn. Tuy nhiên, nếu so tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thì có thấy thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với thành phần kinh tế quốc doanh, mặc dù tỷ trọng nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ khoảng 20% nhưng số dư nợ của khu vực này chỉ là vài phần trăm trong tổng dư nợ.Thế nhưng nợ quá hạn của khu vực kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh đều có xu hướng giảm dần qua các năm ,đặc biệt là khu vực kinh tế quốc doanh. Nợ quá hạn khu vực kinh tế quốc doanh năm 1999 là 15.127 trđ, năm 2000 giảm xuống 12.053 trđ và năm 2001 còn 7.579 trđ . Hình 5 : Tình hình nợ quá hạn của NHCT Thanh Xuân phân tích theo thành phần kinh tế Nợ quá hạn bằng nội tệ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ quá hạn của Ngân hàng. Cả số nợ quá hạn bằng nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng giảm trong những năm gần đây đặc biệt trong năm 2001, năm 2001 nợ quá hạn bằng nội tệ giảm 2.369 trđ còn nợ quá hạn bằng ngoại tệ giảm 3.301 trđ. Hình 6 : Tình hình nợ quá hạn của NHCT Thanh Xuân phân tích theo nội, ngoại tệ Nếu xét theo thời hạn tín dụng, nợ quá hạn ngắn hạn vẫn chiếm đa số trong tổng số nợ quá hạn của NHCT Thanh Xuân.Trong những năm gần đây, trong khi tình hình nợ quá hạn đối với các khoản tín dụng trung dài hạn không có những chuyển biến đáng kể, năm 2001 thậm chí nợ quá hạn tín dụng trung dài hạn còn tăng trên 1 tỷ đồng, một phần do Ngân hàng mở rộng cho vay trung dài hạn. Ngược lại, nợ quá hạn của các khoản tín dụng ngắn hạn lại giảm khá nhanh, năm 2000 giảm 3.086 trđ và năm 2001 giảm 6.732 trđ. Hình 7 : Tình hình nợ quá hạn của NHCT Thanh Xuân phân tích theo thời hạn tín dụng Qua các cách phân tích trên , chúng ta đã phần nào hiểu được thực trạng nợ quá hạn của NHCT Thanh Xuân. Sau đây chúng ta cùng xem xét vấn đề này qua một cách phân loại khác - phân tích nợ quá hạn theo thời hạn cho vay và khả năng thu hồi. Bảng 9 : Tình hình nợ quá hạn tại NHCT Thanh Xuân phân theo cơ cấu tín dụng Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2000 31/12/2001 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ quá hạn 15.286 100 9.616 100 NQH dưới 6 tháng Quốc doanh Ngoài quốc doanh NQH từ 6-12 tháng Quốc doanh Ngoài quốc doanh NQH trên 12 tháng Quốc doanh Ngoài quốc doanh 1.222 470 752 280 0 280 13.806 11.582 2.224 8 3 5 2 90 76 14 1.736 1.569 167 251 0 251 7.629 6.010 1.619 18 16 2 3 79 63 16 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của NHCT Thanh Xuân Nhìn bảng số liệu trên ta thấy số nợ quá hạn khó thu hồi của NHCT Thanh Xuân rất cao, chiếm khoảng 80% tổng số nợ quá hạn. Số nợ quá hạn từ 6-12 tháng rất ít chỉ khoảng 3%, còn lại là số nợ quá hạn dưới 6 tháng chiếm khoảng gần 20%. Vậy những con số này nói lên điều gì ? Chúng cho ta thấy rằng số nợ quá hạn của NHCT Thanh Xuân chủ yếu là những khoản nợ quá hạn khó thu hồi tồn đọng từ những năm trước và trong năm qua Ngân hàng đã có nhiều biện pháp để thu hồi những khoản nợ này, năm 2001 Ngân hàng đã thu hồi được gần 6 tỷ đồng nợ quá hạn khó đòi. Trong khi đó nợ quá hạn phát sinh trong năm luôn chỉ ở mức vài tỷ đồng và Ngân hàng sẽ nhanh chóng tìm cách thu hồi các khoản nợ đó. Chính vì vậy mà số nợ quá hạn phát sinh kéo dài tới 6-12 tháng của NHCT Thanh Xuân rất ít. Hình 8 : Tình hình nợ quá hạn của NHCT Thanh Xuân phân tích theo cơ cấu tín dụng Như vậy, có thể nói tình hình nợ quá hạn của NHCT Thanh Xuân trong những năm vừa qua có chuyển biến khả quan, số nợ quá hạn phát sinh thấp và được giải quyết kịp thời trong năm, số nợ quá hạn tồn đọng cũng được giải có hiệu quả. Để xem xét một cách cụ thể hơn chính xác hơn, sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu tình hình NQH có khả năng tổn thất tại ngân hàng. Qua tình hình NQH phân tích theo cơ cấu tín dụng, ta có: Bảng 10: Tình hình NQH có khả năng tổn thất tại ngân hàng công thương Thanh Xuân. Chỉ tiêu 31/12/00 Số tiền 31/12/01 Số tiền Tổng dư nợ QH 15286 9616 NQH có khả năng tổn thất (>6 th ) 14086 7880 NQH <6 th 1200 1736 Như vậy qua bảng trên , ta thấy tổng số nợ quá hạn có khả năng tổn thất chiếm chủ yếu trong cơ cấu nợ quá hạn tại ngân hàng công thương thanh xuân. Và tỷ lệ NQH Có khả năng tổn thất/Dư nợ quá hạn = 0,92 (năm 2000), và bằng 0,82 (năm2001). Nghĩa là trong tổng số NQH là 15286 trđ thì có khoảng 14086 trđ có khả năng gặp rủi ro (năm 20000 ), trong 9616 trđ có 7880 trđ (năm2001).Do vậy, đây là khoản mà Ngân hàng cần sử lý nếu muốn giảm thiểu rủi ro tín dụng. Sau đây chúng ta cùng xem xét tình hình nợ quá hạn của NHCT Thanh Xuân trong năm vừa qua, những nguyên nhân và những biện pháp mà NHCT Thanh Xuân đã áp dụng nhằm hạn chế rủi ro để từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu giảm thiểu rủi ro tín dụng của Chi nhánh. 1.3. Tình hình nợ quá hạn phát sinh của Ngân hàng Công thương Thanh Xuân năm 2001: Năm 2001 , tổng số nợ quá hạn phát sinh của NHCT Thanhn Xuân là 10.752 trđ trong đó thu được 8.765 trđ . Nợ quá hạn VND phát sinh và thu hồi được ngay trong năm chủ yếu là của công ty xây dựng vay vốn ngắn hạn để mua nguyên vật liệu thi công công trình nhưng chưa trả được nợ cho Ngân hàng do công trình được thanh toán chậm so với kế hoạch như tổng công ty thương mại và xây dựng, công ty xây lắp ... Số nợ quá hạn ngoại tệ phát sinh và thu hồi ngay trong năm là của các doanh nghiệp vay vốn ngoại tệ nhập nguyên vật liệu , máy móc thiết bị nhưng do gặp khó khăn tạm thời trong khâu tiêu thụ nên chậm thu hồi vốn trả nợ cho Ngân hàng ví dụ như công ty may 40, công ty kẹo .... Nợ quá hạn phát sinh năm 2001 và tồn đọng đến cuối năm chưa thu hồi được là 1.987 trđ bao gồm 58.764 USD ( tương đương 824 trđ ) và 1.163 triệu VND. Trong năm 2001 Ngân hàng không phải chịu một khoản rủi ro nào gây ra các khoản nợ khó đòi, số nợ khó đòi của Ngân hàng là do số nợ tồn đọng từ năm 2000 chưa xử lý hết vào khoảng 7.629 trđ. Như vậy, đến cuối năm 2001 tổng số nợ quá hạn của NHCT Thanh Xuân là 9.616 trđ được phân chia theo khả năng thu hồi cụ thể như sau: + Nợ quá hạn dưới 6 tháng gồm: 408 trđ của công ty Đại Việt, công ty Hoàng Anh 690 trđ và 638 trđ của Anh Nguyễn Văn Huy. + Nợ quá hạn từ 6-12 tháng gồm: Hai khách hàng Phmj quang Thiều và Cung hồng Quân là 167 trđ và 84 trđ . + Nợ quá hạn trên 12 tháng : Đây là số nợ quá hạn khó đòi chiếm 79% tổng số nợ quá hạn của NHCT Thanh Xuân. Ngân hàng đã có nhiều biện pháp để thu khoản nợ này, cần tiếp tục phát huy để giải quyết dứt điểm số nợ dây dưa lâu ngày. 2 Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tại NHCT Thanh Xuân: Bảng 11 : Tình hình nợ quá hạn của NHCT Thanh Xuân phân tích theo nguyên nhân Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2000 31/12/2001 Số tiền % Số tiền % Tổng số nợ quá hạn 15.286 100 9.616 100 1. Nguyên nhân chủ quan _ Về phía ngân hàng _ Về phía khách hàng vay Trong đó: + Do kinh doanh thua lỗ phá sản + Do hàng hoá chậm tiêu thụ + Do sử dụng vốn sai mục đích + Do cố ý lừa đảo + Do công nợ chưa thu được +

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33521.doc
Tài liệu liên quan