NHCT Thanh Xuân có thực hiện một số hình thức bảo lãnh khác nhau và hoạt động bảo lãnh chủ yếu dành cho các đơn vị xây dựng công trình, làm đường quốc lộ, tỉnh lộ, mua bán hàng hoá dưới một số hình thức chủ yếu là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và cam kết L/C trả ngay. Một số hình thức bảo lãnh khác như bảo lãnh đối ứng Ngân hàng không thực hiện vì không có uỷ quyền của NHCTVN
Nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng, trước10/09/2000, được tuân thủ Quyết định số 196/QĐ-NH14 ngày 16/09/1994 cuả NHNN và công văn hướng dẫn số 623/NHCT-TD ngày 06/06/1995 của NHCTVN. Từ khi Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14 của NHNN ngày 25//08/2000 đi vào hiệu lực thì nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện theo các quy định cuả Quyết định này.
Nhìn chung, nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện tại NHCT Thanh Xuân được thực hiện không nhiều, với mỗi loại bảo lãnh thì tổng số món thường dưới 50 món /1 năm và chủ yếu dưới hình thức phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh không cao vì mức phí là rất thấp và không phát sinh các khoản nợ quá hạn do hoạt động này gây ra. Việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo khá sát các quy định của các văn bản nêu trên.
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng công thương Thanh Xuân-Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính
Phòng kiểm tra -kiểm soát
Phòng kinhdoanh đối ngoại
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh doanh
Quỹ tiết kiệm số 31
Quỹ tiết kiệm số 40
Quỹ tiết kiệm số 44
Quỹ tiết kiệm số 45
Quỹ tiết kiệm số 47
Quỹ tiết kiệm số 66
Quỹ tiết kiệm số 67
Quỹ tiết kiệm số 68
Các phòng ban có chức năng hoạt động như sau:
* Phòng kinh doanh: Trực tiếp cấp tín dụng cho các cá nhân, tổ chức, làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cân đối về nguồn và sử dụng nguồn, thực hiện chế độ thông tin báo cáo và tổng hợp phân tích kế hoạch tài chính, lỗ lãi của Ngân hàng
*Phòng kinh doanh đối ngoại: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng nhiều hình thức như:Phát hành L/C nhập khẩu, L/C xuất khẩu,chuyển tiền bằng điện TTR ,kinh doanh ngoại tệ.
*Phòng kế toán tài chính: Quản lý tiền gửi tiền vay của các cá nhân, tổ chức ,thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt,kế toán thanh toán bù trừ điện tử ,kế toán chi tiêu nội bộ.
*Phòng tiền tệ-kho quỹ: Thực hiện thu chi tiền mặt,ngân phiếu ,ngoại tệ của các cá nhân tổ chức qua ngân hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đầy đủ
*Phòng quản lý tiền gửi dân cư:Thực hiện huy động vốn cả về nội tệ và ngoại tệvới các hình thức chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư,tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn..
*Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:Tiến hành kiểm tra kiểm soát mọi nghiệp vụ ngân hàng theo các quy định hiện hành( kiểm soát mọi thủ tục về kinh doanh ,kế toán ,ngân quỹ và thanh toán trong ngân hàng)
2.Môi trường hoạt động
Quận Thanh Xuân-nơi Ngân hàng đặt trụ sở và là địa bàn hoạt động chủ yếu của Ngân hàng-là quận động dân, có nhiều doanh nghiệp, một số khu công nghiệp lớn, nhiều chi nhánh ngân hàng khác hệ thống hoạt động nên từ khi ra đời ,Ngân hàng có rất nhiều khó khăn và thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình.
Về mặt thuận lợi, Ngân hàng, từ khi ra đời , đã được giao đầy đủ quyền tự chủ trong kinh doanh ,phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên vì sự phát triển của Ngân hàng. Địa bàn đông dân,nhiều doanh nghiệp nên có tiềm lực vốn và mở rộng tín dụng dồi dào.Ngân hàng luôn được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và được sự chỉ đạo sát sao của NHCT Việt Nam và được hoạt động trong môi trường cơ chế, chính sách thuộn lợi từ phía Nhà nước và NHCT Việt Nam…Đó là những thuận lợi rất cơ bản trong hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khác nhau mà Ngân hàng cũng đối mặt nhiều khó khăn.Trước hết phải kể đến việc vì là ngân hàng mới thành lập nên cạnh tranh trên địa bàn là rất lớn.Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn do có nhiều quầy huy động của các ngân hàng khác hệ thống hoạt động trên địa bàn.Thứ hai, các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu giao dịch với các ngân hàng khác do mối quan hệ truyền thống,ưu đãi nên việc mở rộng khách hàng trên địa bàn là rất khó khăn.Năng lực tài chính tài chính của các khách hàng của Ngân hàng cũng như cơ sở kỹ thuật công nghệ của họ là yếu kém.
Thứ ba,những năm gần đây,tình hình kinh tế thế giới,trong nước gặp nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp trên địa bàn cũng chịu nhiều ảnh hưởng, giá cả giảm mạnh khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong bán hàng ,mở rộng đầu tư máy móc trang thiết bị nên nhu cầu tài trợ của họ giảm.Lãi suất huy động cho vay giảm và chênh lệch lãi suất ngày càng thu hẹp,ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của Ngân hàng.
Trong tình hình đó, NHCT Thanh Xuân đã có những biện pháp, chủ trương để khắc phục những khó khăn, phát huy thuân lợi nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh "An toàn hiệu quả và phát triển".
Với quyết tâm cao và nhiều nỗ lực nên từ khi thành lập_1997_NHCT Thanh Xuân đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn. Tuy nhiên trong hoạt động vẫn có nhiều khó khăn, hạn chế cần giải quyết. Cụ thể những thành tựu, những khó khăn yêu cầu cần giải quyết sẽ được đề cập một cách cụ thể dưới đây.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh
3.1. Hoạt động huy động vốn
Trong hoạt động của mình, NHCT Thanh Xuân luôn coi trọng công tác huy động vốn, thực hiện mục tiêu chủ động cân đối vốn tại chỗ để từ đó mở rộng tín dụng, mở rộng hoạt động thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác.
Với phương châm”Tự chủ nguồn vốn huy động để cho vay”, chi nhánh, trong năm 1999 đã nâng tổng số quỹ tiết kiệm từ 5 lên 7 và năm 2000 đã phát triển thành mạng lưới 8 quỹ tiết kiệm trên địa bàn quận để huy động nguồn trong dân và năm nay, 2001, sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm của mình . Với chủ trương đúng đắn như thế nên mặc dù trên địa bàn có rất nhiều quỹ tiết kiệm của các ngân hàng khác- Ngân hàng TMCP Quân đội và NHCT Hà tây-Ngân hàng vẫn cố gắng đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, thể hiện qua bảng bên.
Qua bảng ta thấy qua 4 năm, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng nhanh chóng cả về số tương đối và số tuyệt đối.
Tốc độ tăng trưởng lần lượt là 94,37% năm 98 so với 97; 29,7% năm 99 so với 98 và 41,73% năm 2000 so với năm 99.
Trong cơ cấu tổn vốn huy động, tỷ trọng tiền gửi của khu vực dân cư là rất cao, lần lượt là 74,41%; 69,6%; 83,47 và 72,29% cho các năm 97,; 98; 99; 2000.Với các số liệu so sánh liên ngân hàng thì tỷ trọng này là khá phổ biến đối với các ngân hàng thuộc hệ thống NHCT nhưng chi phí trả lãi đối với loại tiền gửi này là cao, do đó đồi hỏi Ngân hàng phải tìm được nơi cho vay có mức lãi suất phù hợp để cân đối chi phí.
Tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế là thấp qua các năm, điều đó có nguyên nhân một phần từ việc vì là ngân hàng mới thành lập nên tổng số tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng như tiền gửi thanh toán của họ là thấp. Mức tăng trưởng bộ phận vốn này là không ổn định, đặc biệt có mức tăng trưởng –18,47% năm 1999 so với 1998. Trong năm 2000, bộ phận vốn này có một tốc độ tăng trưởng nhanh chóng là 148,69% và có một số khách hàng lớn mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng như kho bạc nhà nước quận Thanh Xuân , điều này khiến cho mức giao dịch vốn qua Ngân hàng tăng lên.
Bộ phận vốn thu được từ phát hành kỳ phiếu và từ huy động khác giảm mạnh theo thời gian, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng ngày một thấp và dần dần không đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng .
Cuối 1999, ở các quỹ tiết kiệm đã chuyển sang phương pháp kế toán mới, thực hiện giao dịch theo lô cuối ngày và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng bằng máy vi tính, điều này tạo nên hình ảnh ngày càng tốt hơn của Ngân hàng trong khách hàng, tạo thuận lợi cho công tác huy động vốn và nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn trên địa bàn.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại NHCT Thanh Xuân
Nguồn: Phòng kinh doanh Đơn vị:Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
So sánh 98/97
So sánh 99/98
Sosánh 2000/99
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng, giảm %
Tăng, giảm %
Tăng, giảm %
Tổng huy động
132110
100 %
256787
100 %
333066
100 %
472050
100 %
94,37%
29,70%
41,73%
+TGDN
23615
17,88%
63650
24,80%
54292
16,30%
130862
27,71%
169,53%
-14,70%
140,90%
+TGTK
98301
74,47%
178716
69,60%
278014
83,47%
341248
72,29%
81,80%
55,56%
22,74%
+Phát hành KF
8621
0,5%
11870
5,60%
760
0,23%
0
0%
37,69%
93,60%
----
+Huy động khác
1573
1,19%
2551
1,00%
0
0%
0
0%
62,17%
----
----
Tổng huy động
132110
100 %
256787
100 %
333066
100 %
472050
100 %
94,37%
29,70%
41,73%
+Tiền gửi VĐ
115694
87,57%
200844
78,21%
246389
73,98%
317233
67,20%
73,60%
22,67%
28,75%
+Tiền gửi USD
16416
12,43%
55943
21,79%
86678
26,02%
154817
32,80%
240,82%
54,94%
78,61%
Trong xem xét cơ cấu vốn huy động theo tiền gửi VNĐ và tiền gửi ngoại tệ. Qua bảng ta thấy tỷ trọng của nguồn vốn ngoại tệ ngày càng tăng. Các con số đại diện lần lượt là 12,43%; 21,79%; 26,02% và 32,80% trên tổng vốn huy động các năm. Tốc độ tăng trưởng của vốn ngoại tệ rất cao: năm 1998 so với 1997 tăng 240,82; năm 1999 so với 1998 tăng 54,94% và năm 2000 so với 1999 tăng 78,61%. Đây là một kết quả rất khả quan trong xem xét diễn biến tỷ giá rất bất lợi và sự chặt chẽ của các quy định quản lí ngoại hối. Thật vậy, từ cuối năm 1997, sức ép giảm giá đồng Việt nam là rất lớn khiến cho các cá nhân, doanh nghiệp có xu hướng giăm giữ ngoại tệ để tránh rủi ro và hưởng lợi từ sự giảm giá đồng nội tệ. Doanh số mua, bán ngoại tệ của các ngân hàng là rất thấp vì cung cầu không phù hợp. Việc gửi ngoại tệ vào các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong khai báo nguồn gốc, đăng kí giấy phép mua bán ngoại tệ ...Tất cả điều đó khiến cho Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp trên địa bàn trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hoạt động mua bán ngoại tệ có lúc bị ngừng trệ và chỉ đủ đáp ứng nhu cầu cho các khách hàng lớn nhất của mình. Trước thực tế đó, nhiều biện pháp huy động nguồn ngoại tệ được thực thi với kết quả được chỉ ra như trên, trong đó nguồn ngoại tệ huy động từ phía dân cư chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều nguồn huy động từ các doanh nghiệp và từ các nguồn khác. Trong so sánh với dư nợ cho vay ngoại tệ thì nguồn ngoại tệ huy động lớn hơn rất nhiều, nghĩa là Ngân hàng có được thêm một lượng ngoại tệ lớn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ và điều hoà vốn ngoại tệ cho các ngân hàng khác trong cùng hệ thống.
Như vậy, trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn, đối mặt với cạnh tranh gay gắt của các quỹ tiết kiệm của các ngân hàng khác hoạt động trên địa bàn, Ngân hàng vẫn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ huy động vốn của mình , mặc dù trong cơ cấu vốn vẫn còn một số vấn đề , đặc biệt là tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp vẫn còn thấp. Đạt được những kết quả đó là do sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên của Ngân hàng .
3.2 Hoạt động sử dụng vốn.
Ngoài việc phân bổ một phần vốn cho thực hiện các chức năng thanh toán, đảm bảo tính thanh khoản và đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc do chính sách tiền tệ đòi hỏi ,Ngân hàng dành một phần lớn vốn cho việc mở rộng tín dụng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về vốn lưu động, đầu tư dự án, cho vay thanh toán quốc tế, thực hiện bảo lãnh ngân hàng .v.v..
Hoạt đông tín dụng được thực hiện thông qua phòng kih doanh. Phòng kinh doanh có chức năng chủ yếu là trực tiếp cho các tổ chức kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với nhiều phương thức cho vay khác nhau, làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cân đối về nguồn và sử dụng nguồn, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tổng hợp, phân tích lỗ, lãi của Ngân hàng.
Trong những năm qua, cán bộ, nhân viên của phòng, dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc, luôn phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu tín dụng đề ra trong năm của nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, cố gắng nâng cao kĩ thuật nghiệp vụ, liên tục bổ sung kiến thức chuyên môn, quan hệ tốt với khách hàng thuộc quản lí của mình, thực hiện tốt công tác thẩm định cho vay...thể hiện qua bảng bên.
Qua bảng ta thấy doanh số cho vay qua các năm tăng trưởng nhanh ,trong hai năm 98,99 với mức tăng 317,98% của năm 98 so với 97; 160,26% của năm 99 so với 98 nhưng giảm –8,19% trong năm 2000 so với năm 1999, mức giảm này là do doanh số cho vay ngắn hạn giảm –12,04%. Tuy nhiên doanh số cho vay trung và dài hạn tăng 208,83%, đó là một tín hiệu tốt trong việc chuyển dịch cơ cấu dư nợ của Ngân hàng vì từ trước tới nay, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ là rất thấp.
Doanh số thu nợ tăng 330% trong năm 98 so với 97, tăng 417,40% trong năm 99 so với 98 nhưng giảm - 6,4% trong năm 2000 so với năm 1999. Mức giảm là do doanh số thu nợ giảm bắt nguồn từ doanh số cho vay ngắn hạn giảm.
Những điều đó dẫn tới kết quả là dư nợ tăng trưởng 408% của năm 98 so với năm 97; 30,2% của năm 99 so với 98 và 15,37% của năm 2000 so với 1999. Nhìn qua tốc độ tăng trưởng dư nợ ta thấy tốc độ giảm dần. Điều đó phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khá khó khăn trong năm qua, phản ánh điều kiện kinh tế không thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng , ví dụ như vì sự biến động tỷ giá bất lợi mà Ngân hàng gặp khó khăn trong phòng chống rủi ro nên không đáp ứng yêu cầu của khách hàng, sự sụt
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại NHCT Thanh Xuân
Nguồn: Phòng kinh doanh (Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
So sánh 98/97
So sánh 99/98
So sánh 2000/99
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
±%
±%
±%
1. DS cho vay
77354
100%
323330
100%
841501
100%
772607
100%
317,98%
160,26%
- 8,19%
2. D S thu nợ
35039
100%
150672
100%
779587
100%
729580
100%
330%
417,4%
- 6,40%
3. Dư nợ
42315
100%
214973
100%
279910
100%
332937
100%
408%
30,20%
15,37%
- Quốc doanh
28464
67,26%
210036
97,70%
271512
97,00%
308890
95,65%
637,90%
29,27%
13,77%
- Ngoài Q D
13851
32,74%
4937
2,30%
8398
3,00%
14047
4,35%
- 64,36%
70,10%
667,27%
- Ngắn hạn
37492
88,60%
196440
91,38%
251873
89,98%
264721
81,97%
42395%
28,22%
5,10%
- Trung,dài hạn
4823
11,40%
18533
8,62%
28037
10,02%
58206
18,03%
284,26%
51,28%
107,6%
- Việt NamĐ
39025
92,22%
210133
97,75%
270515
96,64%
282825
87,58%
438,45%
28,73%
4,55%
- Ngoại tệ
3290
7,78%
4840
2,25%
9395
3,36%
40112
12,42%
47,11%
94,11%
326,95%
giảm của chỉ số giá cả không kích thích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ,các doanh nghiệp phải đối mặt với hàng tồn kho nhiều. Việc phân tích cấu trúc của tín dụng trong phần sau sẽ chỉ những thành tựu, khó khăn và nghuyên nhân của khó khăn trong hoạt động tín dụng mà Ngân hàng tiến hành.
Bên cạnh việc cho vay Ngân hàng còn thực hiện việc bảo lãnh một cách có hiệu quả, chủ yếu là hoạt động bảo lãnh dự thầu với nhiều dự án như : Dự án xây dựng cầu cảng Nha Trang, khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Dự án mở rộng nhà máy Nhiệt điện Phả lại... từ đó mà cấp tín dụng cho việc xây dựng các công trình này với dư nợ rất lớn.
Ngân hàng trong hai năm 1999, 2000 đã góp phần tham gia vào việc cấp tín dụng cho các sinh viên thuộc ĐH Kiến trúc, ĐH Quốc gia, ĐH Dân lập Phương đông trên địa bàn làm giảm bớt khó khăn về tiền học phí, chi phí mua tài liệu để sinh viên yên tâm học tập. Tuy nhiên, hoạt động có doanh số và dư nợ rất thấp và gặp rủi ro khách quan nhiều hơn là chủ quan.
Trong hoạt động tín dụng, công tác thông tin phòng ngừa rủi ro được quan tâm với 100% hồ sơ khách hàng có doanh dư nợ tại NHCT Thanh Xuân được đưa và chương trình TPR, khai thác cập nhật thông tin giúp cho đầu tư tín dụng được an toàn, hiệu quả nhất. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất của Ngân hàng, do đó tín dụng chủ yếu tập trung vào khu vực khinh tế quốc doanh vì khu vực này chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, độ an toàn tín dụng và hoạt động kinh doanh vững vàng hơn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tronh những năm qua, tuy là ngân hàng được thành lập muộn hơn nhưng do có chiến lược khách hàng đúng đắn nên có nhiều doanh nghiệp lớn đã chuyển tài khoản giao dịch chính của họ về Ngân hàng với số dư nợ rất lớn , ví dụ như Tổng công ty Lương thực miền bắc, Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI).
Bên cạnh sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng, một phần vốn huy động chủ yếu là ngoại tệ được đáp ứng cho nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp qua mua bán. Phòng kinh doanh đối ngoại của ngân hàng tuy mới thành lập nhưng đã có những kết quả rất khả quan: Năm 1998 chỉ có 31 L/C được mở với tổng giá trị 3.472.094 USD nhưng vào năm 1999 đã có 54 L/C được mở với tổng giá trị 8.171.143 và trong năm 2000, con số đó lần lượt là 89 và 12.412.053. Năm 1999, doanh số mua vào 29.118.161,92 USD và ngoại tệ khác quy đổi, doanh số bán ra 29.086.999,47 USD và ngoại tệ khác quy đổi, vào năm 2000 doanh số ngoại tệ mua và là 17.413.707.04 USD và 1.873.722,15 DEM; doanh số ngoại tệ bán ra 18.701.090,4 USD . Trong năm 1999, ngân hàng chi trả 208 món kiều hối, trong đó 144 món có số tiền 815.324,04 USD và 94 món với số tiền 305.412,4 DEM. Trong năm 2000 chi trả kiều hối là 1.086.615 USD.
Việc kinh doanh ngoại tệ không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng để kiếm lợi nhuận mà còn để tạo uy tín, tiềm lực cho Ngân hàng.
Hiện tại, Ngân hàng đã thực hiện thí điểm và đang mở rộng hình thức thanh toán thẻ qua ngân hàng, áp dụng công nghệ mới và thanh toán, quản lý nhằm phát huy hơn nữa tiềm lực của Ngân hàng trong giai đoạn mới.
Như vậy, là hoạt động chủ yếu của NHCT Thanh Xuân nên hoạt động tín dụng được sự quan tâm sâu sát của ban lãnh đạo, được cán bộ nhân viên phòng kinh doanh cũng như toàn thể ngân hàng đầu tư giúp đỡ. Nhưng ở đây phải đề cập tới một vấn đề quan trọng là hoạt động cho vay chưa tương xứng với nguồn vốn huy động nên Ngân hàng vẫn phải điều chuyển vốn trong hệ thống để lấy chênh lệch lãi suất, tỷ trong tài sản sinh lời trên tổng tài sản chưa cao, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Sự phân tích một cách có hệ thống và toàn diện về hoạt động tín dụng tại NHCT Thanh Xuân sẽ được thực hiện trong những phần tiếp theo nhằm có thể tìm được những nguyên nhân của thành công, hạn chế, những giải pháp có thể được đặt ra để giải quyết thực trạng đó.
3.3. Hoạt động thanh toán.
Công tác thanh toán được thực hiện qua phòng Kế toán-Tài chính với nhiều phương thức thanh toán như bù trừ, liên hàng, thanh toán qua hệ thống điện tử...Ngân hàng cũng mỏ rộng thanh toán quốc tế tại phòng kinh doanh đối ngoại.
Công tác thanh toán điện tử không ngừng được cải thiện, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác góp phần đẩy mạnh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Trong hai năm qua đã có nhiều khách hàng đến mở tài khoản và giao dịch chuyển tiền với tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tới 85% tổng lượng thanh toán qua Ngân hàng. Với thái độ ân cần, nhiệt tình của phòng Kế toán- Tài chính nên đã góp phần thu hút khách hàng và tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn nhằm mở rộng tín dụng. Hoạt động thanh toán góp phần tạo thêm thu nhập cho Ngân hàng, tránh sự tập trung quá mức của thu nhập và hoạt động tín dụng.
II. Thực trạng hoạt động tín dụng.
Nói chung, mục tiêu chủ yếu của các ngân hàng đối với hoạt động tín dụng là kiếm được lợi nhuận một cách an toàn trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của các cá nhâ, tổ chức trong nền kinh tế. Đối với NHCT Thanh Xuân ngoài mục tiêu đó còn có một mục tiêu rất quan trọng là thu hồi được vốn, tạo được độ an toàn tín dụng nhất định. Trong hoạt động tín dụng mà Ngân hàng thực hiện, hai mục tiêu đó, tức là an toàn và lợi nhuận được thể hiện rất rõ ràng qua việc phân tích diễn biến, cơ cấu tín dụng của ngân hàng.
II.1. Thực trạng cho vay.
1. Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế.
Trong chiến lược hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện nay thì khu vực kinh tế quốc doanh được ưu tiên nhất. Đối với NHCT Thanh Xuân cũng vậy.
Chiến lược đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các Tổng công ty 90, 91 đều có thâm niên hoạt động, uy tín trong kinh doanh và trong quan hệ tín dụng. Phương án vay vốn của họ dựa trên cở sở thực tế chính xác, đáng tin cậy. Thứ hai, mặc dù các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu vay dưới hình thức tín chấp vì tài sản đảm bảo của họ thường không lớn và không đủ dàn trải cho các hợp đồng vay nhưng do Chính phủ và NHNN đã nới lỏng những điều kiện vay vốn cho doanh nghiệp nhà nước, nghĩa là trong trường hợp rủi ro tín dụng xẩy ra thì có nhà nước đứng phía sau nên các ngân hàng đều không qua lo lắng khi đầu tư vào thành phần kinh tế này. Thứ ba, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có rủi ro trong cho vay là rất lớn khiến cho các ngân hàng rất ngần ngại khi đầu tư vào họ. Mặc dù họ có nhiều ưu thế bao gồm từ khả năng thích ứng với thị trường do quy mô nhỏ cho đến khả năng quay vòng vốn nhanh... nhưng do sự phân biệt đối xử trong kinh doanh, công nghệ không phát triển và nhỏ bé, hạn chế về quản lý tài chính, khả năng đầu tư lâu dài thấp, tài sản thế chấp ít... nên rủi ro rất cao. Mặt khác, khả năng không trả nợ được khi có rủi ro là rất cao vì các văn bản quy định về quyền và nghĩa vụ trả nợ chưa đầy đủ, tính quyết tâm trong trả nợ thường là thấp, vì mục tiêu an toàn, các ngân hàng thương mại ít đầu tư vào thành phần này.
Trên địa bàn hoạt động của NHCT Thanh Xuân, các doanh nghiệp nhà nước đều được thành lập từ lâu, sản phẩm có uy tín và có sức cạnh tranh trên thị trường. Nhu cầu tài trợ vốn lưu động và vốn dài hạn trao đổi máy móc, thiết bị và nâng cao đội ngũ cán bộ kỹ thuật là rất cao. Trước tình hình đó, cộng với khả năng điều chỉnh phương hướng hoạt động, thích nghi trong điều kiện mới và ổn định sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, NHCT Thanh Xuân đã liên tục mở rộng tín dụng đối với khu vực này. Trong những năm qua tuy là ngân hàng được thành lập muộn, nhưng do có chiến lược khách hàng đúng đắn nên có nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn đã chuyển tài khoản giao dịch chính của họ về ngân hàng như Tổng công ty Lương thực Miền bắc, Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI). Chiến lược sử dụng vốn của NHCT Thanh Xuân được thể hiện cụ thể qua bảng bên.
Về công tác cho vay, khu vực quốc doanh chiếm tỷ trong rất cao và hoàn toàn chiếm ưu thế. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng của khu vực này là không ổn định, đặc biệt là trong năm 2000 cho thấy mức giảm –9,18% của doanh số cho vay so với năm 1999. Mức giảm này là do cho vay ngắn hạn khu vực quốc doanh giảm với nguyên nhân bắt nguồn từ cho vay ngắn hạn phụ thuộc nhiều và nhu cầu đột xuất của các doanh nghiệp, ví dụ như Tổng công ty lương thực Miền bắc, một khách hàng lớn của ngân hàng, do điều kiện hoạt động xuất nhập khẩu gặp khó khăn trong năm 2000 nên thừa vốn và không có nhu cầu vay khác nên doanh số vay của Tổng công ty là thấp, dẫn tới doanh số chung giảm. Mặt khác, đó còn do Ngân hàng có ít khách hàng truyền thống vì mới thành lập nên các doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với Ngân hàng rất thất thường. Doanh số cho vay khu vực ngoài quốc doanh có tỷ trong giảm dần nhưng có tốc độ tăng trưởng rất cao, nguyên nhân sẽ được chỉ ra trong phân tích dưới đây.
Doanh số thu nợ cũng biến động tương tự doanh số cho vay nhưng có khoảng cách ngày càng hẹp dần giữa hai doanh số, đó là do các khoản vay phần lớn đều dưới dạng ngắn hạn nên tốc độ thu nợ cũng nhanh.
Khi phân tích cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế thì quan trọng nhất vẫn là xem xét mức biến động và cơ cấu của dư nợ. Qua số liệu 04 năm ta thấy tỷ trọng của dư nợ của khu vực quốc doanh là chủ yếu và dư nợ khu vực ngoài quốc doanh giảm sút rất mạnh trong năm 1998, đó là do lúc mới thành lập, mục tiêu của Ngân hàng là cung cấp tín dụng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhưng rủi ro rất cao nên Ngân hàng phải chuyển hướng sang tập trung và khu vực quốc doanh.
Tuy nhiên mức tăng dư nợ khu vực quốc doanh ngày càng giảm dần, trong khi đó, dư nợ khu vực ngoài quốc doanh tăng lên, thể hiện là dư nợ khu vực quốc doanh năm 1998 so với năm 1997 tăng với tốc độ cực kỳ cao là 637,90% nhưng năm 1999 so với năm 1998 chỉ là 29,27% và con số đó của năm 2000 so với năm 1999 lại chỉ còn là 13,77%. Trong khi đó dư nợ của năm1998 so với năm 1999 của khu vực ngoài quốc doanh giảm là - 64,36%, năm 1999 so với năm 1998 tăng 70,1% và năm 2000 so với năm 1999 tăng 67,27%, về con số tuyệt đối đã khôi phục được mức dư nợ như năm 1997.
Mức tăng dư nợ khu vực quốc doanh ngày càng giảm là do các doanh nghiệp ngày ứ đọng vốn, tình hình giá cả, điều kiện thị trường ngày càng không thuận lợi chứ không phải là Ngân hàng đổi hướng trở lại sang khu vực ngoài quốc doanh. Khu vực ngoài quốc doanh tìm đến Ngân hàng với những dự án khả thi hơn trước và tài sản bảo đảm tốt cũng như quyết tâm trả nợ cao hơn trước nên mức dư nợ ngày càng tăng trưởng như đã chỉ rõ. Nhưng Ngân hàng cũng rất chú ý tới khu vực này vì hầu hết dư nợ quá hạn là xuất phát từ họ.
Nhìn chung NHCT Thanh Xuân cho vay khu vực ngoài quốc doanh theo đúng văn bản của ngân hàng nhà nước cũng như của NHCTVN hướng dẫn, qua đó góp phần bảo đảm an toàn vốn cũng như phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
Bảng 3: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế
Nguồn: Phòng kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
So sánh 98/97
So sánh 99/98
So sánh 2000/99
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
± %
± %
± %
1. DS cho vay
77354
100%
323330
100%
841501
100%
772607
100%
317,98%
160,26%
- 8,19%
- Quốc doanh
55902
72,26%
313420
96,63%
825933
98,15%
750105
97,09%
460,66%
163,50%
- 9,18%
- Ngoài Q D
21452
27,74%
9910
3,07%
15568
1,85%
22502
2,91%
-53,8%
84,18%
44,54%
2. DS thu nợ
35039
100%
150672
100%
77957
100%
729580
100%
330%
417,4%
- 6,4%
- Quốc doanh
27438
78,31%
131848
87,50%
---
---
712177
97,62%
380,53%
---
---
- Ngoài Q D
7601
21,69%
18824
12,49%
---
---
17403
2,38%
147,65%
---
---
3. Dư nợ
42315
100%
214937
100%
279910
100%
332937
100%
408%
30,20%
15,37%
- Quốc doanh
28464
67,26%
210036
97,70%
271512
97%
308890
95,65%
637,9%
29,27%
13,77%
- Ngoài Q D
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100039.doc