Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 3

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của ngân hàng thương mại 3

1.1.1.1. Khái niệm của Ngân hàng thương mại 3

1.1.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng thương mại 4

1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 6

1.1.2.1. Huy động vốn 6

1.1.2.2. Sử dụng vốn 8

1.1.2.3. Hoạt động khác 9

1.2. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 10

1.2.1. Khái niệm của tín dụng 10

1.2.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng trung và dài hạn 11

1.3. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 15

1.3.1. Khái niệm của chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 15

1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại 16

1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính 16

1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng 17

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn 22

1.4.1. Nhân tố chủ quan 22

1.4.2. Nhân tố khách quan 25

1.4.2.1. Nhân tố thuộc về khách hàng 25

1.4.2.2. Các nhân tố khách quan khác 26

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 28

2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam 28

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 28

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban 33

2.1.2.1. Cơ cấu mô hình tổ chức NHTMCP NTVN sau khi cổ phần hóa 33

2.1.2.2. Bộ máy quản lý điều hành và các phòng ban giúp việc 35

2.1.2.3. Nhân sự tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 37

2.1.3. Các kết quả kinh doanh chủ yếu 39

2.1.3.1. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương 39

2.1.3.2. Tình hình huy động vốn 41

2.1.3.3. Hoạt động tín dụng 42

2.1.3.4. Tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng 45

2.1.3.5. Hoạt động thanh toán quốc tế 47

2.1.3.6. Kinh doanh ngoại tệ 48

2.1.3.7. Hoạt động ngân hàng đại lý 49

2.1.3.8. Hoạt động kinh doanh chứng khoán 49

2.1.3.9. Hoạt động cho thuê tài chính 50

2.1.3.10. Các hoạt động khác 51

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 51

2.2.1. Tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 51

2.2.1.1. Một số nội dung cơ bản của chính sách cho vay khách hàng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 51

2.2.1.2. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng 55

2.2.1.3. Quy trình tín dụng trung và dài hạn tai Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 59

2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 60

2.2.2.1. Nguồn cho vay trung và dài hạn 60

2.2.2.2. Quy mô tín dụng trung và dài hạn 63

2.2.2.3. Sử dụng vốn trung và dài hạn 64

2.2.2.4. Tình hình nợ quá hạn. 65

2.2.2.5. Chỉ tiêu lợi nhuận 66

2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 68

2.3.1. Kết quả đạt được 68

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 71

2.3.2.1. Hạn chế 71

2.3.2.2. Nguyên nhân 73

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 78

3.1. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 78

3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới 78

3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 81

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 84

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư 84

3.2.2. Xây dựng chiến lược Marketting Ngân hàng 88

3.2.3. Ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các khoản nợ quá hạn 90

3.2.4. Đa dạng hóa lĩnh vực cho vay trung và dài hạn 92

3.2.5. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, điều hành 93

3.2.6. Nâng cao chất lượng cán bộ Ngân hàng 94

3.2.7. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 95

3.2.8. Nâng cao hiệu lực kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng 96

3.3. Kiến nghị 97

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 97

3.3.2. Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành liên quan 98

3.3.3. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 99

KẾT LUẬN 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2676 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếp theo. Giai đoạn 2005-2007: do tập trung nguồn lực và thời gian cho việc triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro, nên NHNT thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn. Các chính sách tín dụng trong giai đoạn này bao gồm: Áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế: tách bạch hoạt động quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và xử lý tác nghiệp. Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao, kém hiệu quả. Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi; áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tế chưa phát triển đồng đều, ổn định. Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả. Sau khi hoàn thiện việc cơ cấu lại tổ chức quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, NHTMCP NTVN chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng trong năm 2008 và các năm tiếp theo (~30% cho năm 2008); đến cuối năm 2007, dư nợ tín dụng đã tăng ~34%. ♦ Diễn biến tăng trưởng tín dụng Biều đồ 1: Tình hình dư nợ của NHNT 2001 - 2007 Nguồn: Báo cáo kiểm toán của NHTMCP NTVN Nhìn vào biểu đồ trên thấy rằng: các hoạt động tín dụng cốt lõi của NH các năm gần đây đều tăng trưởng tốt. Tình hình dư nợ từ 2001-2007, tăng từ 16.476 tỉ đồng lên 90.774 tỉ đồng với các đặc điểm như sau: Với chính sách tập trung cho các khu vực phát triển năng động về kinh tế, tại các khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và miền Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với nhóm khách hàng DNNN trong tổng dư nợ có xu hướng giảm dần, tỷ trọng của nhóm khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá thể có xu hướng tăng dần. Tăng trưởng tín dụng với tốc độ đồng đều đối với VND và ngoại tệ. Tăng trưởng đồng đều đối với tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn. 2.1.3.4. Tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng Căn cứ quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành “Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” (Quyết định 493), số liệu về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro (tính riêng cho Công ty thành lập theo Luật Tổ chức tín dụng tại Việt Nam gồm NHNT và Công ty cho thuê tài chính NHNT) đến ngày 31/12/2007 được trình bày chi tiết tại bảng sau: Bảng 3: Chất lượng hoạt động tín dụng của NHNT giai đoạn 2005-2007 Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ 61.043.981 67.742.519  90.774.288 Các khoản NQH 1.145.846 808.721  989.439 trong đó: − NQH dưới 181 ngày 566.909 398.872 − NQH từ 181 đến 360 ngày 189.736 128.416 − Nợ khó đòi 389.201 281.433 Các khoản NQH có tài sản đảm bảo 648.117 262.684 Tỷ lệ dư nợ gốc quá hạn trên tổng dư nợ 1,88% 1,19%  1.09% Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (theo Quyết định 493) 3,44% 2,28% 2.22%  Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của NHTMCP NTVN Bảng 4: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại thời điểm 31/12/2007 theo Quyết định 493 của NHNN Đơn vị: triệu VND Nhóm nợ Giá trị của các DPRR cụ thể phải DPRR chung phải Tổng DPRR phải khoản nợ* trích lập trích lập trích lập trích lập  Nhóm 1 107.751.917 Nhóm 2 6.114.950 216.831 Nhóm 3 343.941 43.659 Nhóm 4 473.63 188.983 860.133 1.871.569 Nhóm 5 806.433 561961 Tổng cộng 115.490.873 1.011.436 860.133 1.871.569 Nguồn: Báo cáo kiểm toán NHTMCP NTVN Ghi chú: (*) bao gồm nợ nội bảng và cam kết ngoại bảng. Như vậy, nếu theo tiêu chí phân loại nợ theo Quyết định 493, nợ xấu của NHNT (bao gồm nợ được phân loại từ nhóm 3 trở lên) là 1.624.004 triệu VND, chiếm 2,22% tổng dư nợ nội bảng tính đến 30/11/2007. Tổng số dự phòng rủi ro NHNT phải trích lập tính đến thời điểm 31/12/2007 là 1.871.569 triệu VND (trong đó 1.011.436 triệu VND là dự phòng cụ thể và 860.133 triệu VND dự phòng chung). Số dư dự phòng rủi ro NHNT đã trích lập tính đến ngày 31/12/2007 là 1.568.616 triệu VND. Năm 2007, NHNT đã trích đủ dự phòng rủi ro cụ thể theo yêu cầu và trích được 64,78% quỹ dự phòng rủi ro chung (theo quy định của NHNN, trong vòng 5 năm, kể từ ngày Quyết định 493 có hiệu lực (tháng 5/2005), tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập đủ số dự phòng chung). NHNT đã sử dụng dự phòng để xử lý tổng số rủi ro luỹ kế từ năm 1996 đến ngày 31/12/2007 khoảng 4.467 tỷ VND. Trong đó, nợ tín dụng 4.195 tỷ VND, L/C quá hạn từ thời bao cấp 146 tỷ đồng, rủi ro khác 126 tỷ VND. Sau khi xử lý nợ tín dụng bằng dự phòng, NHNT đã xây dựng phương án thu hồi nợ và tích cực tận thu cho Ngân hàng. 2.1.3.5. Hoạt động thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà NHTMCP NTVN luôn duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua NHTMCP NTVN. Bảng 5: Hoạt động thanh toán quốc tế của NHNT 2004-2006 Đơn vị: tỷ USD Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Giá trị Thị phần* Giá trị Thị phần* Giá trị Thị phần* DSTT XK 6,968 26,3% 9,375 28,9% 12,7 32% DSTT NK 9,414 29,5% 11,583 31,3% 10,1 22,8% Nguồn: Phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ghi chú: (*) thị phần so với kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của cả nước. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNT năm 2006 đạt gần 22,8 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm 2005, chiếm thị phần 27,4% so với kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu có thị phần thanh toán chủ yếu qua NHNT là dầu thô, gạo, thủy sản trong khi các mặt hàng nhập khẩu mà NHNT chiếm thị phần thanh toán lớn là xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị. Hoạt động thanh toán quốc tế của NHNT đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong giai đoạn 2004-2006, NHNT duy trì tỷ trọng 28,32% tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước với mức tăng bình quân 18,31%/năm. 2.1.3.6. Kinh doanh ngoại tệ Trong giai đoạn 2005-2007, hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT có nhiều thuận lợi: kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, nguồn kiều hối dồi dào, tỷ giá USD/VND khá ổn định. Trong năm 2007, bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tế và trong nước, NHNT đã 2 lần điều chỉnh lãi suất huy động USD và chú trọng phát triển các sản phẩm mới như SWAP lãi suất (IRS) với nước ngoài, sản phẩm quyền chọn ngoại tệ - VND, hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRA). Việc tham gia vào các hợp đồng phái sinh lãi suất với các đối tác nước ngoài và các hợp đồng phái sinh ngoại hối đã mang lại cho NHNT thêm nhiều phương thức phòng ngừa rủi ro và kịp thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Tính đến hết năm 2007, NHNT đã ký với các ngân hàng đối tác truyền thống các hợp đồng chuẩn hoán đổi lãi suất theo mẫu của tổ chức các sản phẩm hoán đổi và phái sinh quốc tế (ISDA) với tổng giá trị lên tới 110 triệu USD. Lợi nhuận từ hoạt động này cũng đạt khá - lãi từ kinh doanh ngoại tệ tăng từ mức 207 tỷ VND năm 2005 lên mức 274 tỷ VND năm 2007. 2.1.3.7. Hoạt động ngân hàng đại lý Hiện tại NHTMCP NTVN có quan hệ đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và Chi nhánh ngân hàng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó NHTMCP NTVN luôn đặt quan hệ đại lý với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó. Tại Việt Nam, NHTMCP NTVN có quan hệ với tất cả các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam, bao gồm 4 NHTM NN, 34 NHTM CP, 5 Ngân hàng liên doanh và 34 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 2.1.3.8. Hoạt động kinh doanh chứng khoán Năm 2002, NHNT thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNT theo mô hình Công ty TNHH một thành viên với mức vốn điều lệ 60 tỷ VND và do NHNT sở hữu 100% vốn. Năm 2007, NHNT đã cấp thêm vốn và tăng vốn điều lệ của Công ty chứng khoán NHNT lên đến trên 200 tỷ VND. Hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ như bảo lãnh phát hành, Lưu ký chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tự doanh, môi giới… Sau hơn 5 năm hoạt động, lĩnh vực kinh doanh chứng khoán của NHNT đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao về quy mô cũng như hiệu quả. Tính đến 31/12/2007 quy mô tổng tài sản của Công ty Chứng khóan NHNT đạt 2.545 tỷ VND, vốn chủ sở hữu đạt 309 tỷ VND. Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động kinh doanh chứng khoán của NHTMCP NTVN được nêu ra ở bảng dưới đây: Bảng 6: Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động kinh doanh chứng khoán giai đoạn 2005 -2007 Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Tổng tài sản 1.119.101 1.388.828 2.545.370 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 114.349 146.004 309.643 3. Doanh thu 90.864 124.595 234.33 4. Chi phí -56.422 -79.561 -113.654 5. Lợi nhuận trước thuế 34.442 45.034 120.676 6. Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 -4.715 -11.825 7. Lợi nhuận sau thuế 34.442 40.319 108.851 Nguồn: www.vietcombank.com. 2.1.3.9. Hoạt động cho thuê tài chính Công ty Cho thuê Tài chính NHNT là Công ty con do NHNT sở hữu 100% vốn. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty tập trung vào hoạt động cho thuê tài chính đối với các khách hàng. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, dư nợ cho thuê tài chính của Công ty đạt 1.095 tỷ VND, tăng 21% so với 905 tỷ VND năm 2006. Lợi nhuận sau thuế từ hoạt động cho thuê tài chính cũng liên tục gia tăng trong những năm gần đây và đạt khoảng 12.997 triệu VND năm 2007. Bảng 7: Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động cho thuê tài chính Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Tổng tài sản 558.317 928.435 1.115.955 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 101.237 136.746 131.918 3. Thu nhập thuần từ lãi 15.933 25.859 36.289 4. Thu nhập thuần ngoài lãi -5.281 -11.982 -18.237 5. Lợi nhuận trước thuế 10.652 13.877 18.051 6. Thuế thu nhập doanh nghiệp -2.982 -3.886 -5.054 7. Lợi nhuận sau thuế 7.669 9.991 12.997 8. Nợ quá hạn (%) 0,90 2,42 2,07 Nguồn: Báo cáo kiểm toán NHTMCP NTVN 2.1.3.10. Các hoạt động khác Trong những năm qua, các hoạt động như hoạt động mua bán nợ và khai thác tài sản, hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh cũng đạt nhưng kết quả đáng kể. Năm 2007, hoạt động mua bán nợ, lợi nhuận đạt 1.975 triệu đồng và hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh, tính đến năm 2007, tổng giá trị đầu tư góp vốn là 986.687 triệu đồng. 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 2.2.1. Tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 2.2.1.1. Một số nội dung cơ bản của chính sách cho vay khách hàng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ♦ Đối tượng vay vốn Chính sách cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không giới hạn vào một loại đối tượng nào cụ thể và hạn chế việc đưa ra nhiều loại chính sách khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Để đảm bảo tính bình đẳng, chính sách cho vay được áp dụng cho tất cả các đối tượng vay vốn. ♦ Nguyên tắc cho vay Khách hàng vay vốn phải của Ngân hàng Ngoại thương phải có tài sản đảm bảo: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. ♦ Điều kiện cho vay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định pháp luật; Mục đích sử dụng vốn hợp pháp Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả khi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. ♦ Mức cho vay Trong chính sách cho vay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không quy định cố định mức cho vay, mà giao quyền cho các giám đốc chi nhánh tự quyết định mức cho vay căn cứ theo nhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương và quy đinh của Pháp luật. ♦ Thời hạn cho vay Không quy định giới hạn tối đa về thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của khách hàng và thời hạn được phép kinh doanh, hoạt động của khách (đối với các trường hợp hoạt động có thời hạn). ♦ Lãi suất cho vay Ngân hàng Ngoại thương thực hiện chính sách lãi suất cho vay linh hoạt. Hội sở chính không áp dụng biện pháp quản lý lãi suất cho vay đối với chi nhánh, mà không qua công cụ lãi suất cho vay vốn và các hướng dẫn không mang tính bắt buộc. Các hướng dẫn này thay đổi theo từng thời kỳ và nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình lãi suất trong toàn hệ thống cũng như trên thị trường, qua đó giúp chi nhánh chủ động đưa ra một mức lãi suất có lợi cho mình. Việc áp dụng các mức lãi suất cho từng khoản vay cụ thể do chi nhánh và khách hàng thỏa thuận. Phương thức áp dụng lãi suất cũng linh hoạt. Các chi nhánh có quyền tự chủ quyết định phương thức lãi suất cố định hay có điều chỉnh (định kỳ hoặc theo thông báo trên thị trường quốc tế hoặc của Ngân hàng Ngoại thương). ♦ Bảo đảm tiền vay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tự xem xét quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho các khoản vay ở mức thấp nhất. Cần lưu ý, các biện pháp bảo đảm tiền vay được xác định là các biện pháp làm tăng khả năng thu hồi vốn vay, chứ không phải là điều kiện đầu tiên và bắt buộc khi xem xét quyết định cho vay. Vấn đề quyết định là khả năng trả nợi của chính phương án, dự án vay vốn. ♦ Một số lưu ý trong quá trình thực hiện chính sách cho vay Thẩm định kỹ phương án/dự án vay vốn; mặc dù quyết định cho vay dựa trên cơ sở xem xét nhiều khía cạnh, song kinh nghiệm rút ra trong hoạt động thực tế cho thấy, bản thân dự án/phương án vay vốn có vay trò quyết định đến hiệu quả của khoản vay. Để đảm bảo tính khách quan trong thẩm định, Ngân hàng Ngoại thương áp dụng cơ chế phân tách trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Vì vậy, bộ phận thẩm định (cán bộ tín dụng) có quyền độc lập đưa ra ý kiến đánh giá của mình trong báo cáo thẩm định. Khi tiến hành thẩm định, ngoài yếu tố pháp lý, cần phải làm rõ các khía cạnh: tính khả thi của dự án/phương án (như về mặt tổ chức triển khai, kỹ thuật, cơ cấu nguồn vốn v.v.), tính hiệu quả và khả năng tự trả nợ của chính phương án/dự án đó (phân tích về dòng tiền, khả năng sinh lời v.v.). Kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay, tránh tình trạng chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong giai đoạn thẩm định (trước khi cho vay). Việc kiểm soát giai đoạn trong và sau khi cho vay sẽ có tác dụng: Đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận. Cập nhật thông tin thường xuyên về khách hàng, kể cả các khách hàng tốt. Phát hiện kịp thời các dấu hiẹu rủi ro và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp. Coi trọng khâu đàm phán và soạn thảo nội dung hợp đồng tín dụng vì đây là cơ sở pháp lý ràng buộc khách hàng phải thực hiện các cảm kết với ngân hàng. Trong văn bản Hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về quy chế cho vay đối với khách hàng có đưa ra một số mẫu hợp đồng tín dụng nhằm giúp chi nhánh bảo đảm một số nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng. Trong thực tế, nội dung của hợp đồng tín dụng có thể được điều chỉnh, bổ sung nhưng đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi cao nhất cho ngân hàng khi xảy ra tranh chấp. 2.2.1.2. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng ♦ Quan điểm tổng quát của Ngân hàng Ngoại thương về rủi ro tín dụng Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 01 khách hàng, 01 ngành nghề/lĩnh vực; các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên quan với nhau; 01 loại tiền tệ; và tại một địa bàn. Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án đầu tư lớn phải được thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động tín dụng), bảo đảm tính khách quan. Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng tùy thuộc và năng lực của chi nhánh. ♦ Hình thức Việc quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện dưới hình thức: Các Quy chế, Quyết định, Quy định do Chủ tịch Hội đồng Quản trị hoặc Tổng Giám đốc ban hành. Định hướng hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Công văn, Thôgn báo cho thành viên Ban Điều hành ký. ♦ Các nội dung quản lý rủi ro tín dụng cơ bản Giới hạn tín dụng đối với 01 khách hàng ● Khái niệm Giới hạn tín dụng của một khách hàng là Tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà Ngân hàng Ngoại thương chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời ký (1 năm). Tổng mức dư nợ tín dụng đề cập trong Giới hạn tín dụng gồm: dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh và phàn L/C miễn ký quỹ, dư nợ cho vay chiết khấu, dư nợ cho vay thấu chi. ● Mục đích và ý nghĩa Áp dụng giới hạn tín dụng nhằm định hướng hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng Ngoại thương theo chuẩn mực quốc tê và có những ý nghĩa sau: Quản lý rủi ro đối với một khách hàng. Trước đây, mỗi phòng ban nghiệp vụ tự đánh giá rủi ro khách hàng riêng để cung cấp loại dịch vụ mà phòng ban mình được phân công (phòng tín dụng xây dựng mức cho vay độc lập với việc phòng thanh toán xây dựng mức hạn mức mở L/C), do đó thông tin về một khách hàng bị phân tán. Giới hạn tín dụng sẽ khắc phục tình trạng này. Tăng cường tính tập thể, khách quna trong hoạt động tín dụng. Do Giới hạn tín dụng phải được thông qua Hội đồng Tín dụng nên thực chất việc cấp tín dụng đến việc khách hàng được một tập thể xem xét quyết định. Mở rộng quyền chủ động của chi nhánh trong hoạt độn tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng. Do Giới hạn tín dụng được xác định định kỳ, trước khi khách hàng có nhu cầu nên chi nhánh có thể chủ động tiếp cận khách hàng, rút ngắn thời gian thẩm định. ● Thời hạn và Thẩm quyền xác định Giới hạn tín dụng Việc xác định Giới hạn tín dụng cho khách hàng phải được tiến hành xong chậm nhất là vào tháng 6 hàng năm đảm bảo cơ sở lập kế hoặch tiếp cận khách hàng trong năm. Việc duyệt Giới hạn tín dụng cho khách hàng được chia thành 2 cấp, theo đó các Hội đồng tín dụng cơ sở có các mức thẩm quyền duyệt khác nhau tuỳ thuộc vào năng lực chi nhánh. Các Giới hạn tín dụng vượt thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở phải trình ra Hội đồng tín dụng Trung ương xem xét phê duyệt. ♦ Phân vùng đầu tư Để đảm bảo chất lượng tín dụng và thuận tiện trong quá trình giám sát khoản vay, mỗi chi nhánh sẽ tập trung cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc những vùng đầu tư nhất định. Chi nhánh có thể cấp tín dụng cho các khách hàng ngoài vùng đầu tư của mình nếu được Tổng Giám đốc cho phép bằng văn bản. Tuy nhiên, chi nhánh nên tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh thuộc vùng đầu tư của mình trước khi đầu tư ra ngoài. Chi nhánh có thể gặp trường hợp khách hàng nằm tại địa bàn đầu tư của chi nhánh khác (chi nhánh sở tại) nhưng có đơn vị phụ thuộc hoặc dự án đầu tư hoạt động hoặc được triển khai tại địa bàn đầu tư của mình. Trong trường hợp này, chi nhánh có thể cho khách hàng vay để phục vụ nhu cầu kinh doanh của đơn vị phụ thuộc hoặc dự án, với điều kiện là có thỏa thuận bằng văn bản với chi nhánh sở tại. Việc phân bổ vùng đầu tư được tiến hành trên cơ sở: Đặc điểm địa lý nơi chi nhánh đặt trụ sở; Năng lực tài chính của chi nhánh. ♦ Phân chia thẩm quyền quản lý rủi ro tín dụng cơ bản Nhằm vừa tạo tính linh hoạt, vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng, Tổng Giám đốc ban hàng quy định thẩm quyền xét duyệt cho vay theo các cấp như sau: ● Giám đốc chi nhánh: Thẩm quyền xét duyệt cho vay đối với mỗi chi nhánh được quy định khác nhau, tùy thuộc vào tình hình thực tế trên địa bản và năng lực quản lý. Mức thẩm quyền cao nhất là 60 tỷ đồng, thấp nhất là 20 tỷ đồng đối với từng lầm cho vay dự án đầu tư và mở L/C, bảo lãnh miễn ký quỹ (trừ lĩnh vực/mặt hàng mang tính đặc thù riêng). Các khoản cho vya khác có giá trị nằm trong Giới hạn tín dụng đã được duyệt, Giám đốc chi nhánh được quyền chủ động quyết định. Đối với các khoản cho vay vượt ngoài phạm vi nói trên, Chi nhánh phải trình Tổng Giám đốc xem xét phê duyệt. ● Tổng Giám đốc Các khoản thuộc Hội sở chính hoặc do chi nhánh gửi lên được chia làm 3 cấp: các khoản có giá trị đến 100 tỷ đồng do Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng được quyền xem xét và quyết đinh; các khoản từ trên 100 tỷ đến 120 tỷ đồng do Tổng Giám đốc quyết định; các khoản lớn hơn 120 tỷ đồng phải do Hội đồng tín dụng Trung ương xem xét phê duyệt. ● Hội đồng tín dụng Hội đồng tín dung là tổ chức hỗ trợ cho Tổng Giám đốc và Giám đốc chi nhánh, có nhiệm vụ và quyền ra quyết định các khoản cấp tín dụng có giá trị lớn, mức độ phức tạp để đảm bảo tính khách quan. Hình thức làm việc của Hội đồng tín dụng là tổ chức hợp các thành viên. Các cuộc họp đều phải có biên bản với đầy đủ các chữ ký thành viên. Quyết định các khoản cấp tín dụng có giá trị lớn, mức độ phức tạp để đảm bảo tính khách quan. Hình thức làm việc của Hội đồng tín dụng là tổ chức họp các thành viên. Các cuộc họp đều phải có biên bản với đầy đủ các chữ ký thành viên, theo nguyên tắc đa số (quá bán). Hệ thống Hội đồng tín dụng gồm 2 cấp: Hội đồng tín dụng cơ sở do chi nhánh thành lập, và hội đồng tín dụng Trung ương do Hội Sở Chính thành lập. ♦ Mức dư nợ tối đã đối với từng chi nhánh Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn và năng lực quản lý rủi ro tại chi nhánh, Tổng Giám đốc khống chế mức dư nợ tốt đã quy VND đối với từng chi nhánh. Đây là các mức dư nợ khống chế, chi nhánh không được vượt, trừ trường hợp cho sự chấp thuận bằng văn bản của Tổng Giám đốc. ♦ Giới hạn khác Ngoài ra, tùy tình hình thực tế tại từng thời điểm và trên cơ sở đánh giá những biến động đột ngột có tác động xấu đến công tác quản lý rủi ro tín dụng, Tổng Giám đốc có thể ban hành văn bản giới hạn, ngừng cho vay mới , hoặc áp dụng các kỹ thuật giảm dư nợ đối với một nhóm khách hàng,mặt hàng/lĩnh vực đầu tư. 2.2.1.3. Quy trình tín dụng trung và dài hạn tai Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Tại Ngân hàng Ngoại thương, việc cho vay các dự án trung và dài hạn do phòng Đầu tư dự án (đối với các chi nhánh có phòng Đầu tư dự án) đảm nhiệm. Quy trình cho vay theo các bước:(i) Đề xuất cho vay, (ii) Thẩm định rủi ro các khoản vay, (iii) Phê duyệt khoản vay, (iv) Soạn thảo ký kết hợp đồng, (v) Nhập dữ liệu vào hệ thống, (vi) Rút vốn vay, (vii) Quản lý, giám sát khoản vay/khách hàng vay, (viii) Điều chỉnh tín dụng, (ix) Thu hồi nợ vay, (x) Sử lý đối với các khoản nợ quá hạn. 2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2.2.2.1. Nguồn cho vay trung và dài hạn Nguồn hình thành nên các khoản cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương gồm các khoản: Vốn tự có của ngân hàng ngoại thương, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng; Ngân hàng Ngoại thương phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi; nguồn đi vay trung dài hạn của các tổ chức tín dụng và ngân hàng Nhà nước; và một phần vốn ngắn hạn của Ngân hàng ngoại thương. Bảng 8: Nguồn vốn dùng để cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Tiền gửi Trong đó tỷ trọng 118.169.425 135.000.327 168.267.383 - Tiền gửi không kỳ hạn 45.636.450 47.689.033 62.278.118 - Tiền gửi có kỳ hạn 72.532.975 87.202.294 115.989.265 + Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 42.452.306 46.063.006 47.089.674 + Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng (1) 30.080.669 41.139.288 68.899.591 Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng/tiền gửi 25.46% 30.47% 40.95% 2. Tiền vay Trong đó tỷ trọng 3.876.977 9.664.796 10.223.459 - Vay ngắn hạn 2.895.074 6.354.603 6.397.841 - Vay trung và dài hạn (2) 981.903 3.310.193 3.825.618 Vay trung và dài hạn/tiền vay 25.32% 34.25% 37.42% 3. Phát hành giấy tờ có giá (3) 3.113.970 7.405.678 3.639.582 4. Vốn chủ sở hữu 8.415.901 11.127.248 12.981.202 5. Tổng nguồn vốn trung và dài hạn (1+2+3) 34.176.542 51.855.159 76.364.791 6. Tổng số 125.160.372 152.070.801 178.490.842 7. Tổng nguồn vốn trung và dài hạn/tổng số 27.31% 34.1% 41.96% Nguồn: Bản cân đối kế toán của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Tiền gửi của khách hàng tăng lên qua các năm. Vốn huy động năm 2007 đạt trên 168.000 tỷ VND, tăng 24.44% so với năm 2006 và 42.37% so với năm 2005. Chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đang có hiệu quả tốt. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng cũng tăng lên và tăng đột phá trong năm 2007. Năm 2006 tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng so với năm 2005 là % và tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng trên tổng tiền gửi năm 2006 là 30,47%, tăng 5.01% so với năm 2005 (Năm 2005 là 25.46%). Năm 2007, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng trên tổng tiền gửi tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng NHTMCP Ngoại Thương (VietcomBank) VN.DOC
Tài liệu liên quan