Chuyên đề Một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế và xử lý nợ quá hạn

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG 1 3

NỢ QUÁ HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 3

I. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng 3

1. Định nghĩa Ngân hàng Thương mai 3

2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại 3

2.1. Các hình thức tín dụng. 4

2.1.1. Theo tính chất hoạt động. 4

2.1.2. Theo thời gian: 4

2.1.3. Theo bảo đảm: 5

2.2. Vai trò tín dụng của Ngân hàng. 5

2.2.1. Đối với Ngân hàng: 5

2.2.2. Đối với người đi vay. 6

2.2.3. Đối với nền kinh tế. 7

ii. nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng 9

1. Định nghĩa và đo lượng nợ quá hạn: 9

1.1. Định nghĩa: 9

1.2. Đo lường nợ quá hạn: 11

2. Phân loại nợ quá hạn. 12

2.1. Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi. 12

2.2. Nợ quá hạn theo thời gian quá hạn: 14

2.3. Nợ quá hạn theo biện pháp đảm bảo tiền vay. 14

2.4. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của người vay. 14

3. Các nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. 15

3.1. Nguyên nhân chủ quan. 15

3.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng. 15

3.2.1.Nguyên nhân chủ quan. 15

3.2.2. Nguyên nhân khách quan. 16

3.3. Nguyên nhân vượt qúa sự kiểm soát của doanh nghiệp và Ngân hàng. 16

4. Sự phát sinh nợ quá hạn từ một số nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng. 17

4.1. Nợ quá hạn trong nghiệp vụ cho vay. 17

4.2. Nợ quá hạn trong nghiệp vụ chiết khấu. 17

4.3. Nợ quá hạn trong nghiệp vụ bảo lãnh. 17

4.4. Nghiệp vụ bảo lãnh trong nghiệp vụ cho thuê. 18

5. Ảnh hưởng của nợ quá hạn. 18

5.1. Đối với hoạt động của Ngân hàng. 18

5.1.1. Giảm lợi nhuận. 18

5.1.2. Giảm khả năng thanh toán. 19

5.1.3. Giảm uy tín. 19

5.1.4. Mất vốn (vốn tự có) dẫn đến phá sản ngân hàng: 19

5.2. Đối với nền kinh tế. 20

III. các biện pháp phòng ngừa và xử lý nợ quá hạn của ngân hàng thương mại. 21

1. Các biện pháp phòng ngừa. 22

2. Các biện pháp xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng Thương mại 23

2.1. Đối với các khoản nợ quá hạn thông thường. 23

2.1.1. Khai thác: 23

2.1.2. Cho phép công ty mạnh mua lại công ty yếu. 26

2.2. Đối với các khoản nợ khó đòi và mất vốn: 26

2.2.1. Thanh lý tài sản thế chấp: 27

2.2.2. Bán nợ: 28

2.2.3. Yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp: 28

2.2.4. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro bù đắp: 30

CHƯƠNG II 33

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG II – HAI BÀ TRƯNG 33

1. Vài nét về chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. 33

1.1. Ngân hàng Công thương Việt Nam: 33

1.2. Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. 34

1.2.1. Lịch sử hình thành Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. 34

1.2.2. Cơ cấu tổ chức: 35

1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhành Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng: 36

2. thực trạng nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng công thương ii – Hai Bà Trưng đến 31/12/2002. 44

2.1. Quy trình tín dụng và phát sinh nợ quá hạn. 44

2.2. Thực trạng nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. 47

2.2.2. Theo khả năng thu hồi 48

3. Công tác xử lý nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. 52

3.1. Thực hiện xử lý nợ quá hạn theop chỉ đạo của Chính phủ 53

3.1.1. Giãn nợ: 54

3.1.2. Khoanh nợ. 55

3.1.3. Xoá nợ. 57

3.2. Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng trực tiếp xử lý. 60

3.2.1. Gia hạn nợ, điều chỉnh hạn nợ. 60

3.2.2. Khai thác. 62

3.2.3. Đôn đốc giám sát các khoản nợ quá hạn thông thường. 62

3.2.4. Giảm miễn lãi cho khách hàng. 63

3.2.5. Thanh lý. 65

3.2.6. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp. 66

2.2.2. Đẩy mạnh công tác thu nợ. 69

2.2.3. Yêu cầu cổ phần hoá, cho thuê, bán, khoán doanh nghiệp Nhà nước. 69

2.2.4. Chuyển giao cho tổ chức mua bán nợ tồn đọng (ODNI). 70

2.2.5. Yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. 71

2.2.6. Xử lý bằng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. 72

3. Kiến nghị. 72

3.1. Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam. 72

3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ. 73

3.2.1. Điều chỉnh thời hiệu khởi kiện vi phạm hợp đồng tín dụng. 73

3.2.2. Kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng về xử lý tài sản thế chấp. 73

3.2.3. Đưa ra chính sách về xử lý tài sản thế chấp nhằm khắc phục những khó khăn của Ngân hàng thương mại khi phát mại tài sản. 75

3.2.4. Chính phủ nên cung cấp thông tin về thị trường cho doanh nghiệp và Ngân hàng. 76

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế và xử lý nợ quá hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rủi ro được quyết định căn cứ bởi mức rủi ro của các khoản nợ và khả năng quản lý rủi ro của Ban Giám đốc ngân hàng. Theo thông lệ, đây là một khoản được tính trong chi phí hoạt động hàng năm của ngân hàng. Cơ sở để xác định tỷ lệ % các khoản tín dụng bị mất (không thu hồi được) so với tổng các khoản cho vay của năm trước. Tỷ lệ đó được dùng để trích cho năm hiện tại. Nếu cuối năm số tiền cho vay bị mất nhỏ hơn phần không sử dụng, khi đó sẽ tạo thành nguồn vốn của ngân hàng. Nếu khoản tín dụng bị mất lớn hơn phần đã trích dự phòng thì phần thiếu hụt sẽ được lấy từ nguồn vốn của ngân hàng để bù đắp. Giải pháp này nhằm đảm bảo nguyên tắc: Ngân hàng phải chịu những rủi ro trong kinh doanh, ngân hàng không được phép lấy nguồn tiền gửi của khách hàng để bù đắp những tổn thất. Điều này giúp tình hình tài chính của ngân hàng được lành mạnh hơn đồng thời buộc ngân hàng phải thận trọng khi cấp tín dụng. Sau khi xác định khoản nợ là mất vốn, ngân hàng tiến hành xóa nợ bằng cách đưa khoản nợ ra khỏi dư nợ cho vay đồng thời giải quỹ dự phòng rủi ro. Như vậy sẽ đưa dư nợ về tình trạng thực tế, đồng thời tài sản và nguồn vốn của ngân hàng sẽ bị giảm xuống. Sau khi loại bỏ các khoản mất vốn ra khỏi bảng tổng kết tài sản, ngân hàng phải tiếp tục theo dõi ở phần ngoại bảng. Nếu sau này thu hồi lại được khoản nợ đã mất thì phần thu này được tính là thu nhập bất thường của ngân hàng. Theo luật Các tổ chức tín dụng của Việt Nam, tổ chức tín dụng phải dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Khoản dự phòng rủi ro này phải được hạch toán vào chi phí hoạt động. Ngân hàng lựa chọn các biện pháp xử lý nợ quá hạn căn cứ vào: - Tính chất của khoản nợ quá hạn đó. - Nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. - Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan. - Vị trí vai trò của ngân hàng, của khách hàng trong nền kinh tế. - Môi trường kinh tế. Chương II Thực trạng và một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế và xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương II – Hai Bà Trưng 1. Vài nét về chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. 1.1. Ngân hàng Công thương Việt Nam: Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn của Việt Nam và được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. Ngân hàng Công thương Việt Nam có mạng lưới kinh doanh rộng lớn với 2 Sở Giao dịch, 104 chi nhánh, 143 Phòng giao dịch, 358 Quỹ tiết kiệm ở hầu hết các tỉnh thành và trung tâm thương mại trong cả nước. Ngoài ra, Ngân hàng công thương Việt Nam còn có các chi nhánh trực thuộc như: Văn phòng đại diện tại TP.HCM, Trung tâm Đào tạo, Trung tâm Công nghệ thông tin, Công ty cho thuê tài chính,… Ngân hàng Công thương Việt Nam cung cấp các dịch vụ: Mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm, cho vay tín dụng ngắn, trung và dài hạn, cho vay hợp vốn, đồng tài trợ, bảo lãnh và thanh toán quốc tế,… và các dịch vụ đa dạng khác. Khách hàng chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam là các tổ chức kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất công nghịêp, xây dựng, Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch, dịch vụ,… và các khách hàng cá nhân tại các khu tập trung đông dân cư như thành phố, thị xã. Với phương châm hoạt động “Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp”, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước và sự phát triển thành đạt của các doanh nghiệp. Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong những Ngân hàng thương mại Việt Nam đi đầu trong việc cải tiến Công nghệ thông tin Ngân hàng. Năm 2001, Ngân hàng Công thương Việt Nam là Ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên xây dựng và triển khai mạng máy tính rút tiền tự động ATM trong toàn quốc. Ngân hàng Công thương Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội Ngân hàng Châu á (ABA), thành viên của Hiệp hội thanh toán viễn thông liên Ngân hàng toàn cầu (SWIFT), thành viên chính thức của Hiệp hội Visa, Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. 1.2. Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. 1.2.1. Lịch sử hình thành Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. Ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng là một chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam. Sau khi thực hiện Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển sang cơ chế ngân hàng hai cấp, Ngân hàng Nhà nước quận Hai Bà Trưng, gồm một chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp quận và một chi nhánh Ngân hàng kinh tế cấp quận, chuyển thành các chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực I và II quận Hai Bà Trưng trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tại quyết định số 93/NHCT-TCCB ngày01/4/1993 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam sắp xếp lại bộ máy tổ chức Ngân hàng Công thương trên địa bàn Hà Nội theo mô hình quản lý hai cấp của Ngân hàng Công thương Việt Nam, bỏ cấp thành phố, hai chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực I và II Hai Bà Trưng là Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như Chi nhánh Ngân hàng Công thương cấp tỉnh, thành phố. Kể từ ngày 01/9/1993, theo quyết định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam, sát nhập chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực I và chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng. Như vậy kể từ ngày 01/9/1993 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chỉ còn duy nhất một Chi nhánh Ngân hàng Công thương. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức: Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II – Hai Bà Trưng có trụ sở chính đặt tại 285 đường Trần Khát Chân – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Hiện nay chi nhánh có biên chế gần 340 cán bộ công nhân viên trong đó hơn 65% có trình độ cao đẳng, đại học. Bộ máy tổ chức Chi nhánh bao gồm Ban Giám đốc, 8 phòng chức năng, 2 phòng Giao dịch, 2 tổ nghiệp vụ và 13 Quỹ tiết kiệm được thể hiện qua sơ đồ sau: Ban giám đốc Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Phòng Tổ chức Hành chính Phòng kinh doanh đối ngoại Phòng Giao Dịch chợ hôm Phòng nghiệp vụ bảo hiểm Phòng Kho quỹ Phòng nguồn vốn Phòng kiểm soát Phòng T.T điện toán Cửa hàng kinh doanh vàng bạc Phòng Giao Dịch trương định Tổ cân đối tổng hợp 13 Quỹ tiết kiệm 1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhành Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng: Quận Hai Bà Trưng chiếm vị trí rất quan trọng của thành phố Hà Nội và mạn Đông Nam. Có diện tích đất 13,53km2, dân số 335.300 người theo thống kê năm 1999. Trên địa bàn quận tập trung khối sản xuất công nông nghiệp Trung ương và địa phương, nhất là khu công nghiệp Sợi – Dệt – May và CN cơ khí, Công ty thương nghiệp, và nhiều loại hình kinh doanh khác… Ngoài ra, quận có vị trí hết sức thuận lợi cho việc hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc thuận lợi của giao thông đường bộ và giao thông đường thủy (Cảng Phà Đen) đã thúc đẩy lưu thông nhanh hàng hóa, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh. Từ đó tạo ra môi trường kinh doanh cho Ngân hàng, đó là cung ứng vốn, dịch vụ sản xuất kinh doanh. Không dừng lại ở đó, hoạt động của ngân hàng không chỉ bó hẹp trong địa bàn quận Hai Bà Trưng mà còn vươn ra bình đẳng kinh doanh với tất cả các ngân hàng khác địa bàn thành phố, hòa nhập vào sự nghiệp đổi mới kinh tế, đổi mới hoạt động của ngành. Tập thể lãnh đạo cán bộ công nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng đã quyết tâm phấn đấu thực hiện có hiệu quả chức năng nhiệm vụ của cấp trên giao phó với mục tiêu “Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp, sự thành đạt trong doanh nghiệp cũng chính là sự thành đạt của Ngân hàng”, thực hiện tiếp tục đổi mới nâng cao trách nhiệm tôn trọng khách hàng. Cùng với sự thăng trầm của kinh tế nước ta, Ngân hàng Công thương khu vực II – Hai Bà Trưng nhiều lúc cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định, hạn chế khả năng huy động tiền vốn cũng như cho vay đối với các tổ chức kinh doanh ở một số lĩnh vực như: khách sạn, cơ khí… Tuy vậy với sự cố gắng không ngừng, đến nay Ngân hàng Công thương khu vực II – Hai Bà Trưng đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình đối với nền kinh tế thủ đô, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng các mặt kinh doanh dịch vụ tiền tệ Ngân hàng thường xuyên tăng cường nguồn vốn có hiệu quả, thay đổi cơ cấu đầu tư, phục vụ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tăng cường vật chất kỹ thuật để từng bước đổi mới công nghệ góp phần vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, điều nà được tể hiện ở những mặt chủ yếu sau: 1.2.3.1. Huy động vốn. Chi nhánh đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn dưới mọi hình thức, để đảm bảo quy mô nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng theo kế hoạch xác định. Bằng biện pháp đúng đắn thích hợp như: - Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn thanh toán qua Ngân hàng, thực hiện tốt những chính sách khuyến khích lợi ích khách hàng mở tài khoản và thanh toán. - Bên cạnh đó là công tác huy động vốn tiền gửi dân cư được phát triển với mạng lưới các quỹ tiết kiệm hợp lý, thái độ phục vụ văn minh lịch sự. Thông qua công tác tự kiểm tra kiểm soát đảm bảo an toàn tiền gửi dân cư, đã tạo được truyền thống cao cho Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II – Hai Bà Trưng. Đặc biệt đã triển khai thực hiện tốt quy trình giao dịch tiết kiệm bằng máy vi tính, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, tạo thuận lợi cho khách hàng. - Trong công tác huy động vốn, mặc dù lãi suất huy động không cao so với mặt bằng trung của các Ngân hàng thương mại khách hệ thống trên địa bàn, đặc biệt là lãi suất huy động USD giảm mạnh, nhưng do thường xuyên coi trọng chất lượng giao dịch vụ kết hợp tốt chính sách khách hàng, nê nguồn vốn của chi nhánh tăng đều, đảm bảo được cân đối vốn cng cầu tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh. - Công tác quản lý tiền gửi của dân cư được chi nhánh thực hiện thường xuyên nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra với nhiều hình thức. Qua đó đã khắc phục những sai xót, đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn tiền gửi dân cư và các giấy tờ in quan trọng, nâng cao uy tín của Ngân hàng với khách hàng. Kết quả của những nỗ lực trên của Ngân hàng là trong nhiều năm liên tục nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thương khu vực II – Hai Bà Trưng luôn tăng trưởng đáng kể và cơ cấu nguồn vốn cũng thay đổi theo hướng tích cực cụ thể là: Biểu 1: sơ đồ cơ cấu huy động vốn năm 2000 – 2002 Đơn vị: Tỷ đồng Qua bảng phân tích số liệu và biểu đồ, ta thấy tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II – Hai Bà Trưngtrong thời gian qua có một số điểm chú ý: Nguồn vốn tăng trưởng đều đặn trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn đạt và vượt kế hoạch. Tính đến 31/12/2001, tổng nguồn vốn huy động được là 1838 tỷ đồng, tăng 259 tỷ so với năm 2000, tốc độ tăng là 16,4%. Cuối năm 2002, con số này là 2013 tỷ đồng, bằng 109,5% so với cùng kỳ năm trước. Với nguồn vốn khá dồi dào, chi nhánh không những đủ khả năng chủ động kinh doanh, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn mà còn điều chuyển lên Ngân hàng Công thương Trung ương hàng năm trung bình trên 600 tỷ đồng, điều hoà lại cho các Chi nhánh thiếu vốn để phục vụ cho vay và đầu tư phát triển kinh tế. Cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi, nguồn vốn huy động từ các TCKT vẫn tăng nhưng tốc độ tăng trưởng ngày càng chậm lại. Năm 2001 đạt 697 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2000, mức tăng tuyệt đối là 116 tỷ đồng. Đến năm 2002 đạt 697 tỷ đồng, tốc độ tăng giảm xuống còn 8,4%, mức tăng tuyệt đối là 54 tỷ đồng. Mặc dù vậy tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ các TCKT vẫn chiếm tỷ trọng khá trong tổng nguồn, trên 33%, điều này chứng tỏ mối quan hệ giữa Chi nhánh với các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi để Chi nhánh hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tiền gửi của dân cư vẫn giữ mức tăng ổn định trong những năm qua, tốc độ tăng trung bình trên 10%. Mức tăng tuyệt đối năm 2001 so với năm 2000 là 143 tỷ đồng, năm 2002 so với năm 2001 là 121 tỷ đồng. Đây là khu vực đông dân cư, thêm vào đó những năm gần đây nền kinh tế đất nước nói chung và nền kinh tế Thủ đô nói riêng có nhiều biến đổi tốt, thu nhập người dân không ngừng tăng lên. Đồng thời trong năm 2002, Chi nhánh đã mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm tại các khu đô thị mới kết hợp với màng lưới quỹ tiết kiệm đang hoạt động và điều chỉnh lãi suất huy động theo thị trường một cách phù hợp đã ngày càng thu hút và đáp ứng được nhu cầu gửi tiền của dân cư. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có tỷ trọng trong tổng nguồn ngày càng giảm xuống nhưng vẫn ở mức khá trên 22%. Năm 2001 so với năm 2000 tăng 10,8% nhưng tỷ trọng lại giảm từ 26,9% xuống còn 25,6%. Năm 2002 so với năm 2001 giảm 16 tỷ đồng (quy ra VNĐ) tương đương với 3,4%, tỷ trọng giảm xuống còn 22,6%. Đối với Chi nhánh nguồn vốn bằng ngoài tệ chủ yếu được huy động từ dân cư chiếm tới hơn 98%, chủ yếu là đồng USD. Trong các năm 2001, 2002 vừa qua đồng USD có nhiều biến động lớn do bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn trong tình hình chính trị xã hội với vụ khủng bố ngày 11/9/2001 và sự chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược irăc đã làm nền kinh tế Mỹ đang rơi vào giai đoạn suy thoái, lãi suất đồng USD liên tục sụt giảm đồng thời với sự ra đời của đồng tiền chung Châ Âu EUR vào ngày 01/01/2001, càng làm giảm giá trị cũng như vai trò của đồng USD. Thêm vào đó đồng VNĐ ổn định với lãi suất ngày càng cao đã thu hút được người gửi làm giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ trong tổng nguồn vốn HĐ. Tỷ trọng nguồn vốn huy động không kỳ hạn từ năm 2000 đến năm 2002 tương đối ổn định, không có nhiều biến động, duy trì ở mức 22,9%; 21,4%; 22,4%. Tuy nhiên, xét về mức tăng tương đối và tuyệt đối thì rõ ràng có sự chuyển biến, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 8,9% (tương đương với 32 tỷ VNĐ). Nguồn này Chi nhánh chỉ phải trả lãi huy động rất thấp, đây là nguồn hỗ trợ cho Chi nhánh dùng trong công tác thanh toán, đáp ứng tỷ lệ dự trữ cần thiết, giảm chi phí đầu vào, nâng cao lợi nhuận, chủ động trong cạnh tranh lãi suất. Nhìn chung, công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng đã đạt được những kết quả khả quan, nguồn vốn tăng trưởng liên tục và ổn định. Không những đáp ứng được nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đang giao dịch tại Chi nhánh mà còn góp phần vào nguồn vốn chung của Ngân hàng Công thương Việt Nam. 1.2.3.2. Hoạt động tín dụng: Trên cơ sở nguồn vốn huy động tăng trưởng liên tục và ổn định, Chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động tín dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn hoạt động. Thời gian qua, trong môi trường đầu tư hết sức khó khăn, Chi nhánh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, chủ động bám sát các doanh nghiệp, phân tích kỹ các khó khăn thuận lợi, dự đoán những vấn đề có thể nảy sinh để hạn chế rủi ro và đồng thời tạo mọi thuận lợi cho các doanh nghiệp được vay vốn thực hiện phương châm “phát triển, an toàn, hiệu quả”. Nhờ những nỗ lực như vậy nên trong thời gian qua Chi nhánh đã vượt qua được những khó khăn chung của nền kinh tế, đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh, vững chắc. Biểu 2: sơ đồ cơ cấu tín dụng năm 2000 – 2002 Đơn vị: Tỷ đồng Qua bảng biểu cho thấy, doanh số cho vay, sau một thời gian liên tục tăng: năm 1999 doanh số cho vay là 1011 tỷ đồng; năm 2000 là 1042 tỷ đồng; năm 2001 là 20,83% thì đến năm 2002 doanh số cho vay giảm sút còn 1221 tỷ đồng bằng 96,9% năm 2001. Nguyên nhân là do trong năm 2002 hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn, môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng quyết liệt, các Ngân hàng liên tục cắt giảm lãi suất cho vay đồng thời nền kinh tế trong nước cũng gặp nhiều khó khăn, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp cũng giảm sút. Tuy vậy, tổng dư nợ của Chi nhánh vẫn tăng trưởng ổn định. Năm 200, dư nợ đạt 603 tỷ đồng; năm 2001 đạt 824 tỷ đồng tăng 221 tỷ (36,7%) so với năm 2000, sang năm 2002 dư nợ tiếp tục tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng đạt 9,7% (tương đương 80 tỷ đồng) tuy giảm so với năm 2001 nhưng nhìn chung vẫn ổn định. So sánh với công tác huy động vốn ta nhận thấy, sự tăng trưởng của tổng dư nợ vẫn chưa tương xứng với sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn. Điều này phản ánh trên phương diện tiềm năng thực tế, tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh chưa tương xứng với khả năng và vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì sự tăng trưởng dư nợ mà Chi nhánh đã đạt được là một điều đáng khích lệ. Trong tổng dư nợ, tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh ngày càng tăng: năm 2000 chiếm 91,7%; năm 2001 chiếm 93,1% năm 2002 chiếm 93,4%. Ngược lại, tỷ trọng dư nợ trong tổng dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ngày càng giảm. nguyên nhân chính của hiện tượng này là các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh trong địa bàn chiếm một số lượng lớn, nhưng lại rất ít doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện vốn vay của Ngân hàng, thêm vào đó rủi ro đối với khu vực này ngày càng cao nên Chi nhánh e ngại khi cho vay. Tuy nhiên, dư nợ đối với thành phần kinh tế nói chung vẫn tiếp tục tăng. Đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, năm 2001 đạt 767 tỷ đồng tăng 38,7% so với năm 2000, năm 2002 đạt 844 tỷ đồng tăng 10% so. Còn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, năm 2001 tăng 14% so với năm 2000 đạt 57 tỷ đồng, năm 2000 tăng 5,3% đạt 60 tỷ đồng. Theo thời hạn cho vay, cả tổng dư nợ ngắn hạn và trung hạn đều tăng lên trong 3 năm qua, trong đó phải kể đến sự tăng lên rất lớn của cho vay trung hạn và dài hạn. tốc độ tăng trưởng của tín dụng ngắn hạn cũng khá ổn định, chứng tỏ Ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu lớn về vốn cho nền kinh tế. Tuy tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn ở mức cao nhưng đã có xu hướng giảm xuống, đây cũng là hướng đi đúng của Chi nhánh bởi tín dụng trung dài hạn phục vụ cho việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì quan hệ lâu dài với Ngân hàng đồng thời cũng tăng thêm lợi nhuận bảo đảm dư nợ luôn ổn định. Xét theo đơn vị tiền tệ, dư nợ bằng VNĐ luôn giữ được chiều hướng tăng với mức tăng cả về tương đối và tuyệt đối đều lớn. Trong khi đó dư nợ ngoại tệ ngày càng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá trong tổng dư nợ, nguyên nhân chủ yếu là do tỷ giá có nhiều biến động theo chiều tăng dần, gây sức ép tâm lý đối với khách hàng nhập khẩu vay VNĐ mua ngoại tệ thanh toán với nước ngoài, thêm vào đó Nhà nước liên tục giảm tỷ lệ kết hối ngoại tệ làm nhu cầu tín dụng về ngoại tệ của các doanh nghiệp giảm sút. Tóm lại, hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng thời gian qua nhìn chung tăng trưởng khá, đạt được các mục tiêu đề ra, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng còn một số tồn tại cần khắc phục như chưa đa dạng nghiệp vụ tín dụng, công tác tín dụng mới chỉ đáp ứng nhu cầu của khách, việc mở rộng cho vay khu vực ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn. 1.2.3.3. Hoạt động kinh doanh đối ngoại. Quận Hai Bà Trưng là địa bàn có khá nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, do đó có thể coi đây là một điểm mạnh cần khai thác. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng đã có nhiều hình thức kinh doanh đối ngoại như: Mua bán ngoại tệ, mỏ L/C, thanh toán nhờ thu, thanh toán chuyển tiền quốc tế. Cho đến nay nghiệp vụ này ngày càng phát triển, thu hút thêm nhiều khách hàng thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ. Năm 2002, doanh số mua bán một số loại ngoại tệ như sau: Bảng 5: doanh số mua bán ngoại tệ năm 2002 Loại ngoại tệ Doanh số mua Doanh số bán USD 20.117.988 21.812.484 JPY 343.887.065 343.887.065 UER 893.405 931.427 AUD 137.663 137.663 (Nguồn: Tổ cân đối tổng hợp Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng) Về công tác mở thư tín dụng (L/C) năm 2002 đạt: - L/C nhập: Mở 337 món = 20,5 triệu USD; Thanh toán 400 món = 24,7 triệu USD. - L/C suất: 311 món = 9,7 triệu USD, tăng 48% so với năm 2001. Đây là sự tiến bộ rất lớn trong công tác thanh toán L/C, vì tất cả các bộ xuất đều đã đòi được tiền từ Ngân hàng nước ngoài chính xác, kiph thời không để xảy ra sai sót. Qua quá trình phát triển và đổi mới, hoạt động kinh doanh đối ngoại đã tạo được lòng tin và uy tín đối với khách hàng, tạo lợi thế để mở rộng hoạt động tín dụng đối nội, tăng nguồn vốn ngoại tệ. Trên cơ sở nguồn vốn ngoại tệ tăng trưởng ổn định, Chi nhánh không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng vốn vay mà còn thường xuyên điều một lượng vốn ngoại tệ bình quân 250 tỷ (quy ra VNĐ) về Ngân hàng Công thương Việt Nam để cân đối chung trong toàn hệ thống. Hoạt động kinh doanh đối ngoại đã góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Tóm lại, trong giai đoạn 2000 – 2002, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng đã đạt được một số thành tích đáng kể, mọi mặt nghiệp vụ đều nâng lên một cách vững mạnh. Đạt được kết quả này là do Chi nhánh đã để ra những giải pháp cụ thể hữu hiệu, tích cực tìm kiếm những dự án khả thi để cho vay và đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh, phối hợp giữa công đoàn và chuyên môn phát động các đợt thi đua, động viên toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ. Tuy vậy, hoạt động của Chi nhánh vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục để mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng tín dụng. 2. thực trạng nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng công thương ii – Hai Bà Trưng đến 31/12/2002. 2.1. Quy trình tín dụng và phát sinh nợ quá hạn. Sau khi phát tiền vay, cán bộ tín dụng có trách nhiệm theo dõi hoạt động của khách hàng và trước mỗi kỳ trả nợ, lãi cán bộ tín dụng lập gửi phiếu báo nhắc thu nợ để khách hàng chuẩn bị trả nợ và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gửi cho Ngân hàng. Sơ đồ phát sinh nợ quá hạn Khoản nợ đã được thanh toán Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ xin vay, thẩm định, quyết định cho vay và theo dõi hợp đồng tín dụng. Cán bộ tín dụng lập và gửi phiếu báo nhắc thu nợ để khách hàng chuẩn bị trả Khách hàng xin gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Được sở giao dịch chấp nhận Hạn trả nợ Khách hàng trả được nợ Nợ quá hạn Các biện pháp xử lý Không được gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ Đúng Sai Sai Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi (bao gồm các kỳ hạn trả nợ cụ thể đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng), nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi thì Ngân hàng được quyền chủ động trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ hoặc chuyển toàn bộ dư nợ gốc sang dư nợ quá hạn và thông báo cho khách hàng biết. Cụ thể từ ngày 01/7/2002, Ngân hàng thực hiện chuyển nợ quá hạn của các khoản vay thuộc các hợp đồng tín dụng được ký kết trước và sau ngày 01/2/2002 theo quy định như sau: - Đến kỳ hạn trả nợ gốc trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn số nợ gốc phải trả của kỳ hạn đó và không được Ngân hàng chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc thì Ngân hàng chuyển toàn bộ số dư nợ gốc thực tế còn lại của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn. - Đến thời điểm cuối cùng của thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả hết số nợ gốc hoặc nợ lãi thì Ngân hàng chuyển toàn bộ dư nợ gốc thực tế còn lại của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn. - Việc chuyển nợ quá hạn đối với các khoản cho vay ưu đãi và cho vay các dự án đầu tư tín dụng phát triển của Nhà nước theo chỉ định và uỷ thác của Chính phủ được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Đối với trường hợp khách hàng có khả năng chậm trả lãi vốn vay một số ngày làm việc so với kỳ hạn trả lãi đã thoả thuận, Ngân hàng thực hiện các biện pháp: Hướng dẫn cho khách hàng vay biết và thực hiện theo quy định mới về chuyển nợ quá hạn; chủ động đôn đốc khách hàng vay trả nợ lãi đúng hạn; thoả thuận với khách hàng định kỳ thu lãi phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc có thể thoả thuận trong hợp đồng tín dụng về việc quá một số ngày làm việc nhất định so với kỳ hạn trả lãi mà khách hàng vay không trả và không có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì Ngân hàng chuyển nợ gốc khoản nợ vay đó sang nợ quá hạn. Về áp dụng lãi suất đối với nợ gốc quá hạn: - Mức lãi suất cho vay trong hạn được thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam về lãi suất cho vay tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng. - Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc Ngân hàng quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết trong hợp đồng tín dụng. 2.2. Thực trạng nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. Để hiểu rõ thực trạng nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng, chúng ta cần xem xét nợ quá hạn qua các khía cạnh sau: 2.2.1. Theo loại cho vay: Bảng 4: Cơ cấu nợ quá hạn theo loại cho vay. Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 NQH Tỷ trọng (%) NQH Tỷ trọng (%) NQH Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 10.046 55,34 10.761 57,34 7.071 52,60 Trung dài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33575.doc
Tài liệu liên quan