MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ NSNN CHO SỰ NGHIỆP GD THPT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 3
1.1. GD THPT trong quá trình phát triển KT – XH nước ta hiện nay 3
1.1.1. Khái quát về GD, GD THPT 3
1.1.2. Vai trò của GD THPT trong quá trình phát triển KT – XH 4
1.1.3.Chiến lược GD của Đảng & Nhà Nước ta những năm tới 5
1.2 NSNN cho hệ thống GD THPT 6
1.2.1. Khái niệm NSNN 6
1.2.2 Vai trò của NSNN cho sự nghiệp GD THPT 7
1.2.3. Nội dung chi NSNN cho hệ thống GD THPT 8
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới mức độ, cơ cấu, nội dung chi của NSNN cho hệ thống GD THPT 10
1.3. Quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp GD THPT ở cấp tỉnh 11
1.3.1. Khái niệm 11
1.3.2. Quy trình quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp GD THPT ở cấp tỉnh 11
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng 13
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG NSNN CHO SỰ NGHIỆP GD THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN 14
2.1.Khái quát đặc điểm tự nhiên, KT - XH và tình hình hoạt động của hệ thống GD THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua 14
2.2. Thực trạng phân bổ NSNN cho GD THPT ở Hưng Yên hiện nay 20
2.3. Thực trạng quản lý sử dụng NSNN cho GD THPT ở Hưng Yên hiện nay 33
2.4. Đánh giá ưu nhược điểm 36
CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ SỬ DỤNG NSNN CHO SỰ NGHIỆP GD THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN 38
3.1 Những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD THPT ở Hưng Yên trong thời gian tới 38
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho GD THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 39
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp 48
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu. Hưng Yên là một tỉnh thuần nông do đó nguồn thu rất hạn hẹp, trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển chung của đất nước, Hưng Yên cũng có sự thay đổi đáng kể, ngành công nghiệp bước đầu phát triển với các khu công nghiệp được xây dựng lên nhưng nhìn chung tổng thu của tỉnh vẫn khá thấp so với các tỉnh khác. Có thể thấy được tình hình thu chi của NSNN tỉnh trong các năm gần đây qua bảng số liệu sau :
Bảng 4 : Tình hình thu chi NS tỉnh trong 2 năm: 2008, 2009
Đơn vị : Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2
009
Số tiền
Số tiền
TH so với 2008 ( % )
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Tổng thu NS tỉnh
1.787
1.891
2.085
2.381
+ 26
Tổng chi NS tỉnh
1.752
1.877
2.053
2.354
+ 21
Nguồn số liệu: Phòng Kế hoạch Ngân sách – Sở Tài Chính Hưng Yên
Qua bảng số liệu trên ta thấy cả 2 năm 2008, 2009 số thu và chi đều vượt kế hoạch đề ra. Năm 2008, 2009 số thu vượt so với dự toán lần lượt là 104 ( tỷ đồng ); 296 ( tỷ đồng). Số chi vượt dự toán lần lượt là 125 ( tỷ đồng ); 408 ( tỷ đồng ). Thực tế cho thấy số thu và chi luôn tăng lên cùng với sự phát triển của nền KT - XH của tỉnh, năm 2009 số thu tăng 26%, số chi tăng 21% so với năm 2008. Số thu tăng lên cho thấy kinh tế phát triển ngày càng rõ nét, đây cũng là điều kiện thuận lợi để số chi NSNN tỉnh tăng lên, đáp ứng kịp thời các nhu cầu nhằm tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cho sự phát triển sau này.
Tình hình chi NSNN cho các lĩnh vực trong đó có GD được thể hiện qua bảng số liệu sau: ( Bảng 5 )
Bảng 5 : Tình hình chi NS tỉnh
Đơn vị: Triệu đồng
Nội dung các khoản Chi
Năm 2008
Năm 2009
Tổng số
1.877.258
2.354.787
A/ Chi cân đối NSĐP
1.872.258
2.349.787
I. Chi đầu tư phát triển
514.546
667.566
1. Chi xây dựng cơ bản tập trung
222.685
300.846
2. Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất
256.883
290.000
3. TW bổ sung XD công trình, dự án quan trọng
32.498
74.220
4. Hỗ trợ các DN cung cấp HH,DV công ích
2.480
2.500
II. Trả nợ vay đầu tư XDCB
25.000
15.000
III. Chi thường xuyên
1.253.325
1.594.928
1. Chi trợ giá, trợ cước
2.957
3.644
2. Chi sự nghiệp kinh tế
133.481
248.347
3. Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề
449.926
640.354
4. Chi SN y tế
116.315
164.175
5. Chi SN Khoa học và công nghệ
9.866
16.319
6. Chi SN Văn hoá - Thể thao - Du lịch
18.953
28.810
7. Chi SN phát thanh truyền hình
13.078
15.552
8. Chi đảm bảo xã hội
97.951
112.761
9. Chi quản lý hành chính
310.739
258.120
10. Chi an ninh quốc phòng địa phương
41.864
33.368
11. Chi khác ngân sách
29.815
18.229
12. Hoạt động sự nghiệp môi trường
28.380
55.249
IV- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
1.500
2.000
V- Chi chương trình mục tiêu Quốc gia
77.887
70.293
B/ Chi từ nguồn thu Xổ số kiến thiết
5.000
5.000
Nguồn số liệu: Phòng Kế hoạch Ngân sách - Sở Tài Chính Hưng Yên
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng chi toàn tỉnh tăng lên theo thời gian, do đó số chi của các mục chi hầu như luôn tăng lên qua từng năm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Chi cho Đầu Tư XDCB và chi cho sự nghiệp GD - ĐT chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chi cho sự nghiệp GD - ĐT là một trong những khoản chi lớn trong cơ cấu chi NSNN, hàng năm có tốc độ tăng tương đối cao, cao hơn cả tăng chi cho QP – AN. NSNN tỉnh đảm bảo khoảng trên 70% tổng nguồn vốn đầu tư cho GD - ĐT, một mặt đảm bảo việc chi tiền lương, phụ cấp lương và các chế độ chính sách cho toàn bộ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ trong ngành GD - ĐT, tránh tình trạng chậm trả lương và nợ lương của giáo viên vẫn xảy ra trước đây, mặt khác trong công tác quản lý điều hành đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành GD - ĐT tự chủ điều hành ngân sách của mình ( cơ chế tự chủ tài chính ), do đó cũng đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đội ngũ giáo viên yên tâm, gắn bó với nhà trường. Chi cho GD - ĐT năm 2008 chiếm 24% trong tổng chi NSNN. Và năm 2009 là 27 %. Con số này chứng tỏ số chi NSNN cho GD là lớn, đã cho thấy rõ tầm quan trọng và vị trí, vai trò của GD trong sự phát triển KT - XH của địa phương.
Trong tổng số chi NS tỉnh cho sự nghiệp GD - ĐT lại bao gồm nhiều khoản chi khác nhau cho các loại hình GD - ĐT như : mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, bổ túc, GD thường xuyên, CĐSP...và số chi NS tỉnh cho GD THPT được thể hiện qua bảng số liệu sau: ( Bảng 6 )
Bảng 6: Tình hình chi NS tỉnh cho GD THPT trong 2 năm 2008, 2009
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
Số tiền
Thực hiện so với 2008
Kế hoạch
Thực
hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện
Số tuyệt đối
52.690
61.342
87.624
99.949
38.607
Số tương đối
100
116,4
11,99
114,06
162,9
Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch Ngân sách - Sở Tài Chính Hưng Yên
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế và tài chính và nguồn NSNN còn hạn hẹp nhưng Hưng Yên cũng đã và đang quan tâm đến sự phát triển sự nghiệp GD nói chung và sự nghiệp GD THPT nói riêng, điều đó thể hiện ở việc tăng chi NS cho GD THPT trong 2 năm qua cả về kế hoạch và thực tế.
Về kế hoạch: Năm 2008 kế hoạch chi là 52.690 ( trđ ), năm 2009 kế hoạch chi là 87.624 ( trđ ), tăng 66,3% so với kế hoạch năm 2008, Trên thực tế số chi cho GD THPT trong 2 năm tăng lên so với kế hoạch. Năm 2008 số chi thực tế là 61.342 ( trđ ), năm 2009 là 99.949 ( trđ ), tăng 62,9%.Giữa số chi thực tế và kế hoạch từng năm luôn có sự chênh lệch tăng lên. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi ta thấy Hưng Yên luôn thực hiện tốt kế hoạch đề ra, năm 2008 thực hiện đạt 116,4 %so với kế hoạch hay tăng 16,4%, năm 2009 đạt 114,06% so với kế hoạch. Số chi các năm luôn tăng lên so với kế hoạch là do đầu tư nâng cấp cơ sở trường lớp ở các trường THPT, tăng lương cho CBCNV, làm phát sinh các khoản chi ngoài kế hoạch. Mặc dù vậy, Sở Tài Chính đã phối hợp với các ban ngành kịp thời điều chỉnh, đảm bảo đủ kinh phí đáp ứng cho số tăng thêm đó. Qua đó ta thấy Hưng Yên là tỉnh luôn coi trọng kế hoạch đã lập ra và luôn đảm bảo đầy đủ kinh phí sẵn sàng cấp phát kịp thời theo đúng kế hoạch và nâng cao tính khả thi của dự toán chi.
Để có thể nhìn nhận một cách tổng quát hơn về tình hình đầu tư, mức độ đầu tư cho GD THPT ta đi xêm xét tổng số chi NSNN cho sự nghiệp GD toàn tỉnh và tỷ trọng chi NSNN tỉnh cho GD THPT trong số chi đó.
Bảng 7 : Tỷ trọng số chi cho GD THPT trong tổng số chi NSNN Cho sự nghiệp giáo dục
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Tổng chi NS cho sự nghiệp GD - ĐT
Số chi NSNN cho GD THPT
Tỷ trọng so với tổng chi NSNN cho sự nghiệp GD - ĐT.
449.926
61.342
13,6%
640.354
99.949
15,6%
Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch Ngân sách - Sở Tài Chính Hưng Yên
Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy trong cơ cấu chi NSNN tỉnh cho sự nghiệp GD - ĐT thì tỷ trọng số chi cho GD THPT chưa phải là cao, chỉ chiếm 13,6% ( năm 2008 ) và 15,6% ( năm 2009 ). Nó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ như trên là do hệ thống GD THPT ngoài phần NSNN cấp còn có khoản thu học phí của học sinh, nó hoạt động dựa trên phương thức “ Nhà Nước và nhân dân cùng làm” do đó mức độ bao cấp cho hệ thống này bị thu gọn dần. Mặt khác, trong năm 2009 ở Hưng Yên hệ thống các trường công lập không tăng mà chỉ tăng dân lập cho và tỷ trọng chi cho GD THPT năm 2009 tăng lên là 15,6%. Đầu tư cho GD tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng nhưng chủ yếu là cho mầm non, tiểu học và THCS, ngoài ra tỉnh cũng đầu tư khá nhiều vào các trung tâm GD thường xuyên, đào tạo nghề cho học sinh.
Để thấy rõ tình hình chi cho GD THPT theo các nhóm mục chi và việc quản lý chúng, ta đi sâu xem xét từng nội dung cụ thể qua bảng sau: ( Bảng 8 )
Bảng 8: Cơ cấu chi NSNN tỉnh cho GD THPT theo nhóm mục chi
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Thực hiện 2009/2008
Kế
Hoạch
Thực hiện
Tỷ
Trọng
(%)
Kế
Hoạch
Thực
hiện
Tỷ trọng (%)
Chênh lệch
Tỷ
Trọng (%)
Tổng chi cho GD THPT
Trong đó:
Chi cho con người
Chi CMNV
Chi QLHC
Chi MS – SCL- XDN
52.690
45.250
3.989
975
2.476
61.342
49.607
5.600
1.840
4.295
100
80,87
9,13
3,0
7,0
87.624
73.155
7.135
1.898
5.436
99.949
80.888
9.565
2.968
6.528
100
80,93
9,57
2,97
6,53
38.607
31.281
3.965
1.128
2.233
62,9
63,0
70,8
61,3
52
Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch Ngân sách – Sở Tài chính Hưng Yên
Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tỷ trọng chi cho từng nhóm chi có sự biến động lớn. Đó là do sự gia tăng về trường học trong năm qua. Nhóm chi cho con người năm 2009 tăng 63% , chi cho CMNV tăng 70.8%, chi cho QLHC tăng 61,3% và chi cho MS – SCL – XDN tăng 52% so với năm 2008
Con người là nhân tố quyết định mọi thắng lợi, vì vậy cần quan tâm phát huy nhân tố này. Bảng số liệu cho biết chi cho con người chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều đó hoàn toàn phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước: coi con người là trung tâm của sự phát triển. Quỹ lương cho GD ngày càng tăng lên nhằm đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu về sinh hoạt vật chất, tinh thần cho CBCNV các trường. Tuy nhiên hiệu quả của việc chi lương chưa cao, có đến hơn 20% giáo viên không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đặt ra; quỹ lương lớn nhưng mức lương của CBGV còn ở mức thấp so với mặt bằng giá cả và so với mức lương chung trên thế giới; tiền lương vẫn chưa phải được coi là đòn bẩy kinh tế, động lực thúc đẩy người lao động nhiệt tình trong công tác. Trong những năm tới cần tăng chi cho con người lên 85% trong tổng chi NSNN tỉnh cho GD THPT thì mới phù hợp. Khoản chi QLHC cần giảm đi cùng với việc thực hiện Pháp lệnh tiết kiệm và chống lãng phí. Cần bố trí phù hợp giữa các nhóm mục chi còn lại sao cho chúng chiếm không quá lớn trong tổng chi NSNN tỉnh cho GD THPT. Chi QLHC vẫn tăng qua các năm, tỉnh vẫn chưa quán triệt được chủ trương thực hiện tiết kiệm và chống lãng phí; tình trạng tiêu cực, thất thoát tài sản, tiền vốn ở một số trường vẫn tồn tại; tình trạng mua sắm tài sản không phù hợp với nhu cầu.
Chi cho con người
Khoản chi này bao gồm chi tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm, phúc lợi tập thể và tiền công. Nhóm chi này nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà trường cụ thể là đảm bảo nhu cầu vật chất phục vụ đời sống sinh hoạt cho CBCNV trong trường. Đây cũng là nhóm chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên cho GD THPT, có tính chất quan trọng nhất và nó tác động trực tiếp đến chất lượng GD THPT bởi vì nó khuyến khích giáo viên gắn bó với nghề nghiệp, yên tâm công tác.
Bảng 9: Tình hình chi NSNN tỉnh cho con người thuộc hệ thống các trường THPT trong 2 năm 2008, 2009
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm2008
Năm 2009
TH 2009/ 2008
Kế
Hoạch
Thực
Hiện
Tỷ
Trọng
TH(%)
Kế
hoạch
Thực
hiện
Tỷ
Trọng
TH (%)
Chênh
Lệch
Tỷ trọng TH (%)
Tổng chi
trong đó:
+ Chi lương
+ Phụ cấp
+ Bảo hiểm
+ Học bổng
+ Thưởng
+ Phúc lợi
+ Y tế - VS
445.067
30.730
2.725
10.506
90,115
199,575
210,452
45,125
49.607
34.745
2.976
11.260
99,214
248,035
248,035
49,607
100
70
6
22,7
0,2
0,5
0,5
0,1
70.204
50.453
2.981
15.495
360,265
360,265
360,265
195,126
80.888
57.592
3.235
18.604
404,44
404,44
404,44
242,66
100
71,2
4
23
0,5
0,5
0,5
0,3
31.281
22.847
259
7.344
305,226
156,405
156,405
193,053
63
65,7
8,7
65,2
307
63
63
393,4
Nguồn số liệu: Phòng Kế hoạch Ngân sách - Sở Tài Chính Hưng Yên.
Nhận xét: Trong tổng số các khoản chi cho con người thì chi tiền lương vẫn là khoản chi lớn nhất, chiếm tỷ trọng 71,2% trong tổng số chi cho con người năm 2009, đây chính là khoản thu nhập chủ yếu của đội ngũ giáo viên của tỉnh. Song trên thực tế với mức tiền lương này họ mới chỉ đảm bảo được phần nào cuộc sống cho nên ngoài lương họ còn được nhận thêm các khoản phụ cấp thêm thu nhập.
- Tiền lương: Năm 2008 số chi lương thực tế là 34.745(trđ ),chiếm 70% tổng chi cho con người; sang năm 200 số chi thực tế là 57.592 ( trđ ), chiếm 71,2% tổng chi cho con người. So sánh tỷ trọng chi lương giữa 2 năm ta thấy năm 2009 tỷ trọng chi tăng 1,2%, tỷ trọng này tăng là do việc tăng lương cho cán bộ công chức nhà nước và số giáo viên ngày một tăng và một bộ phận giáo viên được tăng hệ số lương.
Phụ cấp: Năm 2008 chi phụ cấp là 2.976 ( trđ ), năm 2009 là 3.235 ( trđ ) tăng 259 (trđ ) với tỷ lệ tăng là 8,7%. Sở dĩ phụ cấp tăng là do số cán bộ giáo viên lâu năm trong nghề đông nên hệ số phụ cấp cao, mặt khác phụ cấp tăng nhằm góp phần vào việc đảm bảo đời sống sinh hoạt cho cán bộ giáo viên.
Bảo hiểm: Năm 2008 chi cho bảo hiểm là 11.260 ( trđ ), chiếm tỷ trọng là 22,7% trong tổng chi cho con người, sang năm 2009 là 18.604 (trđ ) chiếm tỷ trọng 23%, tăng 7.344 ( trđ ) tức 65,2%. Số chi cho bảo hiểm tăng lên cùng với sự tăng lên của quỹ lương và nó tăng lên là vì tất cả các giáo viên đều tham gia mua BHXH, BHYT... nhằm góp phần hỗ trợ và ổn định cho đời sống cán bộ giáo viên khi xảy ra tình trạng ốm đau, thai sản…
Học bổng: Năm 2008 chi cho học bổng là 99,214 ( trđ ), sang năm 2009 là 404,44 ( trđ ), tăng 305,226 ( trđ ) tức 307%. Số chi này tăng lên bởi tỉnh và ngành GD đang có chủ trương khuyến khích học sinh hăng hái học tập, tham gia các kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh và quốc gia tổ chức
Thưởng: Năm 2008 chi cho mục này là 248,035 ( trđ ), năm 2009 là 404,44 ( trđ ), tăng 156,405 ( trđ ), tức 63%. Số chi này tăng nhanh qua 2 năm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ, chỉ 0,5% năm 2009 trong tổng chi cho con người, nó là nguồn động viên, khuyến khích các cá nhân, tập thể có những đóng góp tích cực cho sự nghệp GD THPT
Phúc lợi: Năm 2008 số chi cho phúc lợi là 248,035 ( trđ ), năm 2009 là 404,44 ( trđ ), tăng 156,405 ( trđ ) tức 63% và nó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi cho con người.
Y tế - vệ sinh: Mục chi này chiếm tỷ lệ rất nhỏ bởi chi y tế chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu thuốc men,khám chữa các bệnh thông thường xảy ra bất ngờ.
Chi chuyên môn nghiệp vụ
Nhóm chi này gồm các khoản chi mua sắm trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy như SGK, giáo trình, thiết bị, vật thí nghiệm...Đây là khoản chi hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD THPT và nó phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất, quy mô của từng trường. Trong thời gian qua, cùng với việc cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy thì nhu cầu về chi cho các khoản chi này có xu hướng ngày càng gia tăng, cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau: ( Bảng 10 )
Bảng 10 : Tình hình chi NSNN tỉnh cho NVCM trong các trường
THPT ở Hưng Yên
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
TH 2009/ 2008
Kế
Hoạch
Thực
hiện
Tỷ
Trọng
TH(%)
Kế
Hoạch
Thực
hiện
Tỷ trọng TH(%)
Chênh
lệch
Tỷ
Trọng TH(%)
Tổng chi
Trong đó:
+ SGK & tài liệu khác dùng cho ngành
+ Dụng cụ giảng dạy học tập
+ Chi mua in ấn chỉ
+ Đồng phục trang phục
+ Chi khác
4.989
1.592
2.675
253,5
159,6
308,9
5.600
1.602
3.069
273,3
164,08
491,62
100
28,61
54,82
4,88
2,93
8,76
8.953
2.841
5.015
198,3
115,4
783,3
9.565
2.939
5.394
209,47
126,26
896,27
100
30,73
56,4
2,19
1,32
9,36
3.965
1.337
2.325
-63,83
-37,82
404,65
70,8
83,45
75,75
-23,3
-23,05
82,3
Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch ngân sách – Sở Tài Chính Hưng Yên.
Nhận xét: Năm 2008 số chi cho CMNV là 5.600 ( trđ ), năm 2009 là 9.565 ( trđ ), tăng 3.965 ( trđ ) tức 70,8%. Số tăng chi này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
Qua bảng số liệu ta thấy số chi cho SGK & dụng cụ giảng dạy đều tăng. Năm 2008 chi cho SGK là 1.602( trđ ), chiếm % 28,61% trong tổng chi cho CMNV; năm 2009 là 2.939 ( trđ ) chiếm 30,73% tổng chi CMNV, tăng 1.337 ( trđ ) tức 85,45% so với năm 2009. Chi cho dụng cụ giảng dạy cũng tăng 2.325 ( trđ ) qua 2 năm. Riêng khoản chi cho đồng phục trang phục và in ấn chỉ là giảm 23,3% và 23,05%so với năm 2008 bởi các mục chi này không thực sự cần thiết lắm trong việc phát triển GD THPT, chỉ cần có một khoản chi vừa đủ là cũng có thể đáp ứng được mục tiêu đề ra. Các khoản chi khác năm 2008 là 491,62 ( trđ ), chiếm 8,76%; năm 2009 là 896,27 ( trđ ) chiếm 9,36%, tăng 404,65 ( trđ ) tức 82,3%. Khoản chi này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi cho CMNV nhưng vẫn tăng lên qua các năm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Cơ quan tài chính không thể biết chính xác các khoản chi thuộc mục này đã được sử dụng cho những công việc gì, mục đích ra sao, do đó đây là khoản chi dễ gây ra tình trạng sử dụng bừa bãi, lãng phí, thất thoát của công cho nên cần phải có phương pháp xác định cụ thể
Chi cho quản lý hành chính
Đây là nhóm chi chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng số chi cho GD THPT, bao gồm: chi trả cước thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, chi cho hội nghị, công tác phí...Nhóm chi này không liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động của hệ thống GD THPT song lại là khoản không thể thiếu được đối với hoạt động của ngành GD cũng như của tất cả các ngành khác bởi vì nó duy trì hoạt động quản lý, hành chính ở các đơn vị. Nhóm chi này cần phải được quản lý một cách chặt chẽ vì hàng hoá sử dụng chủ yếu là hàng hoá công cộng vì vậy việc đánh giá cũng như xác định nhu cầu tiêu dùng và công tác quản lý chúng là rất khó khăn, quán triệt nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả. Tình hình chi NSNN cho QLHC tại các trường THPT được xem xét qua bảng sau: ( Bảng 11 )
Bảng 11: Tình hình chi NSNN cho QLHC tại các trường THPT của Hưng Yên trong 2 năm 2008, 2009
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
TH 2009/ 2008
Kế
hoạch
Thực hiện
Tỷ trọng TH(%)
Kế
Hoạch
Thực
hiện
Tỷ trọng TH(%)
Chênh
lệch
Tỷ trọng TH(%)
Tổng chi
trong đó:
+ Chi thanh toán DVCC
+ Chi văn phòng phẩm
+Chi thông tin liên lạc
+ Chi hội nghị
+Chi công tác phí
1.723
350,6
345,2
320,5
56,7
650
1.840
336,7
355,7
336
69,55
742,05
100
18,3
19,33
18,26
3,78
40,33
2.879
553,5
542,1
515,6
135,9
1131,9
2.968
591,2
570,4
533,6
149,6
1123,2
100
19,92
19,22
17,98
5,04
37,84
1128
254,5
214,7
197,6
80,05
381,15
61,3
75,58
60,35
58,81
115,1
51,36
Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch Ngân sách – Sở Tài Chính Hưng Yên
Nhận xét: Khi so sánh giữa số kế hoạch và số thực tế ở 2 năm 2008, 2009 ta thấy sự chênh lệch giữa chúng là không thật sự lớn lắm, năm 2008 số chi thực tế tăng so với dự toán là 117 ( trđ ), năm 2009 tăng so với dự toán là 89 ( trđ ) chứng tỏ công tác lập dự toán ngày càng được thực hiện tốt hơn. Thực hiện năm 2009 tăng so với 2008 là 1.128 ( trđ ) tức 61,3% đã cho thấy số chi cho QLHC trong các trường THPT tăng khá cao qua các năm nhờ được sự quan tâm đầu tư của các ban ngành lãnh đạo. Đây là khoản chi nhằm duy trì sự hoạt động về quản lý hành chính ở các trường song theo như chế độ chi tiêu hiện hành thì nhóm chi này cần phải giảm dần nhằm đảm bảo việc chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả.
Đối với khoản thanh toán DVCC: như thanh toán tiền điện, nước; chi cho thông tin liên lạc như tiền điện thoại, cước phí, sách báo, tạp chí ngày càng có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu về sử dụng các DVCC và thông tin liên lạc gia tăng, nhưng trên thực tế thì việc quản lý các khoản chi này còn lỏng lẻo, hơn nữa trong năm qua còn có sự biến động về giá cả thị trường nên dẫn đến khoản chi này có xu hướng gia tăng. Năm 2009 tăng 254,5 ( trđ ) tức 75,58% so với năm 2008. Chi thông tin liên lạc năm 2009 tăng so với năm 2008 là 197,6 ( trđ ) tức 58,81%.
Đối với khoản chi văn phòng phẩm: Năm 2008 là 355,7 ( trđ ) chiếm 19,33%, năm 2009 là 570,4( trđ ) chiếm 19,22%, tăng 214,7 ( trđ ) tức 60,35%. Điều đó cho thấy tỉnh đã tiếp tục quan tâm đầu tư một số dụng cụ phục vụ giảng dạy trong năm qua.
Đối với khoản chi hội nghị: Đây là khoản chi cho các hội nghị phát sinh trong năm như: hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề, chi phí để tiếp khác... Khoản chi này phụ thuộc vào số lần hội nghị và quy mô hội nghị mỗi lần. Dựa vào bảng số liệu ta thấy năm 2008 chi cho mục này là 69,55 ( trđ ) chiếm 3,78% trong tổng chi cho QLHC; năm 2009 là 149,6 ( trđ ) chiếm 5,04%, tăng 80,05 ( trđ ) tức 115,1% so với năm 2008.
Đối với khoản chi công tác phí: Đây là khoản chi về phụ cấp đi đường và phụ cấp lưu trú cho hoạt động công tác của đội ngũ cán bộ giảng dạy và đội ngũ cán bộ quản lý. Năm 2008 là 742,05 ( trđ ) chiếm 40,33% trong tổng chi QLHC; đến năm 2009 là 1123 ( trđ ) chiếm 37,84%.
Chi mua sắm – sửa chữa lớn – xây dựng nhỏ
Con người và cơ sở vật chất là 2 yếu tố không thể thiếu được để thực hiện hoạt động GD. Hoạt động này ngày càng có nhu cầu tăng lên. Khi số học sinh tới trường ngày càng nhiều thì cơ sở vật chất đòi hỏi ngày càng được củng cố và phát triển. Chi MS – SCL – XDN gồm chi mua sắm trang thiết bị, xây dựng mới trường lớp, sửa chữa lớn các cơ sở sẵn có nhằm tăng cường hơn nữa về cơ sở vật chất cho các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
Bảng 12: Tình hình chi NSNN tỉnh cho MS – SCL – XDN trong
các trường THPT ở Hưng Yên
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
TH 2009/ 2008
Kế
Hoạch
Thực
hiện
Tỷ
trọng TH(%)
Kế hoạch
Thực
hiện
Tỷ trọng TH(%)
Chênh
lệch
Tỷ trọng TH(%)
Tổng chi
trong đó:
+ Chi mua sắm
+ Chi sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ
4.023
1995,4
2.076
4.295
2100
2.195
100
48,9
51,1
6.233
2.954
3.279
6.528
3.146
3.382
100
48,2
51,8
2.233
1.046
1.187
51.9
49,8
54,07
Nguồn số liệu: Phòng Kế hoạch Ngân sách – Sở Tài Chính Hưng Yên
Nhận xét: Tình hình thực hiện chi MS – SCL – XDN trong 2 năm đã vượt mức kế hoạch đề ra. Năm 2008 kế hoạch đề ra là 4.023 ( trđ ), thực hiện 4.295 ( trđ ), tăng 272 ( trđ ) tức 6,76%. Năm 2009 kế hoạch là 6.233 ( trđ ), thực hiện 6.528 ( trđ ) tăng 295 ( trđ ) tức 4.7%. Cụ thể:
Chi mua sắm: Chiếm 48,9% hay 2.100 ( trđ ) năm 2008 và 48,2% 3.146 ( trđ ) năm 2009 trong tổng chi cho MS – SCL – XDN. Năm 2009 chi cho mua sắm tăng 1.046 ( trđ ) so với 2008 là do số lượng học sinh ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng đồ dùng học tập, dụng cụ giảng dạy cũng tăng, đồng thời giá cả các mặt hàng này biến động tăng lên trong năm vừa qua.
Chi sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ: Cũng thực hiện vượt kế hoạch đề ra và có xu hướng tăng dần về tỷ trọng vì nhìn chung cơ sở vật chất của một số trường vẫn còn trong tình trạng cũ kỹ, xuống cấp do xây dựng đã lâu cho nên cần phải được tu sửa, xây dựng lại. Năm 2008 số chi cho mục này là 2.195 ( trđ ), năm 2009 là 3.382 ( trđ ), tăng 1.187 ( trđ ) tức 54,07%. Việc tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học là khoản đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng.
Trên đây là một số phân tích, đánh giá tình hình quản lý chi và sử dụng NSNN cho sự nghiệp GD THPT trong thời gian qua cho thấy tỉnh Hưng Yên đã có rất nhiều cố gắng trong công tác sử dụng và quản lý nguồn NSNN cho GD THPT, sự nghiệp GD nói chung và GD THPT nói riêng đang ngày được quan tâm đầu tư từ các cấp lãnh đạo. Điều đó được thể hiện bằng sự tăng lên của tổng chi NS tỉnh cho GD THPT trong 2 năm 2008 và 2009. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích mà tỉnh đã đạt được trong thời gian qua vẫn còn tồn tại không ít những mặt hạn chế. Điều đó đòi hỏi phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của chi cũng như sử dụng NSNN cho GD THPT.
2.3. Thực trạng quản lý sử dụng NSNN cho GD THPT ở Hưng Yên hiện nay
Xuất phát từ vai trò, nhiệm vụ của GD nói chung và GD THPT nói riêng thì nhu cầu đầu tư kinh phí từ NSNN cho GD THPT cũng tăng lên để GD THPT đảm đương được vai trò đó. Cùng với việc không ngừng đầu tư kinh phí cho GD THPT thì việc không ngừng đổi mới, tăng cường công tác quản lý kinh phí NSNN là việc làm rất cần thiết. Nó đòi hỏi sự phối hợp một cách thường xuyên của các ban, ngành, các cấp, đồng thời không ngừng tăng cường kỷ luật tài chính nhằm đảm bảo cho nguồn kinh phí NSNN không bị lãng phí, thất thoát, sử dụng không đúng mục đích, không đạt hiệu quả. Chi NSNN có đạt được mục tiêu đề ra, đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý chi NSNN. Chính vì vậy việc quản lý sử dụng NSNN cho GD THPT là một yêu cầu rất cấp thiết hiện nay.
Chu trình quản lý NSNN được thực hiện qua 3 giai đoạn: lập dự toán chi, chấp hành dự toán, quyết toán chi.
Lập dự toán chi:
Đây là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của Nhà Nước để từ đó xác lập các chỉ tiêu chi của NSNN trong năm trình cho các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền xét duyệt.
Trên thực tế trong những năm vừa qua, Sở Tài Chính Hưng Yên khi lập kế hoạch chi NSNN cho GD THPT đã chấp hành đúng các tiêu thức, căn cứ mà Bộ Tài chính đã quy định; việc xây dựng định mức, cơ cấu chi phù hợp với các hoạt động và nhiệm vụ của từng trường cũng như nhiệm vụ phát triển KT - XH của tỉnh; tạo điều kiện tốt cho việc dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD THPT mà Đảng và Nhà Nước đã đề ra. Tuy nhiên việc lập kế hoạch chi vẫn không tránh khỏi những vướng mắc, sơ hở nên việc chấp hành có thể gặp khó khăn. Cụ thể:
+ Có một số chỉ tiêu xây dựng chưa sát với thực tế, vẫn còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: các cán bộ quản lý kinh phí có thể lợi dụng sự quen biết để xin thêm kinh phí dẫn dến kinh phí đưọc cấp nhiều hơn so với nhu cầu thực tế, gây thất thoát vốn cho Nhà Nước, làm cho các công trình đầu tư khác bị thiếu vốn.
+ Việc xây dựng định mức chi căn cứ vào số học sinh đi học, số giáo viên, số đầu dân cũng chưa thực sự sát với thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26773.doc