Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương thành phố Nam Định

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

TDNH ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KTNQD 3

1.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ KTNQD (KTNQD) TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1.1. Quan điểm phát triển KTNQD 3

1.1.2. Đặc điểm của các thành phần KTNQD 4

1.1.3. Vai trò của KTNQD 6

1.2. NHTM VÀ VAI TRÒ CỦA TDNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KTNQD 10

1.2.1. Vài nét về NHTM 10

1.2.2. Vai trò của TDNH đối với sự phát triển KTNQD 11

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng công tác cho vay đối với KTNQD 15

CHƯƠNG II 19

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY 19

ĐỐI VỚI KTNQD TẠI NHCT TP NAM ĐỊNH 19

2.1. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TP NAM ĐỊNH 19

2.2. KHÁI QUÁT VỀ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHCT TP NAM ĐỊNH 20

2.2.1. Vài nét giới thiệu về NHCT TP Nam Định 20

2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng của NHCT TP Nam Định 21

2.3. THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KTNQD TẠI NHCT TP NAM ĐỊNH 25

2.3.1. Tình hình cho vay KTNQD tại NHCT TP Nam Định 25

2.3.3. Một số khó khăn, tồn tại trong việc mở rộng công tác cho vay KTNQD của NHCT TP Nam Định 33

CHƯƠNG III 37

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CÔNG TÁC CHO VAY 37

ĐỐI VỚI KTNQD TẠI NHCT TP NAM ĐỊNH 37

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHCT TP NAM ĐỊNH 37

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CÔNG TÁC CHO VAY KTNQD TẠI NHCT TP NAM ĐỊNH 38

3.2.1. Đổi mới cơ chế tín dụng đối với KTNQD 38

3.2.2. Đa dạng hoá các phương thức cho vay và mở rộng đối tượng đầu tư 42

3.2.3. Thực hiện tốt chiến lược khách hàng 43

3.2.4. Coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ 45

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ 46

3.3.1. Đối với Nhà nước và các cấp thuộc chính quyền địa phương 46

3.3.2. Đối với NHNN 47

3.3.3. Đối với NHCT Việt Nam 47

3.2.4. Đối với khách hàng vay vốn 48

KẾT LUẬN 49

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương thành phố Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật thì hiệu quả và lợi ích sẽ được đảm bảo. * Các nhân tố khác: Ngoài những nhân tố kể trên, quy mô công tác cho vay đối với mọi thành phần kinh tế nói chung đối với KTNQD nói riêng còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khác như: thái độ phục vụ khách hàng, trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh, hay một số yếu tố môi trường như thời tiết, bệnh dịch... Trên đây là một số trong rất nhiều nhân tố khác nhau tác động đến việc mở rộng công tác cho vay nói chung, đối với KTNQD nói riêng của ngân hàng. Có nhân tố chủ quan, có nhân tố khách quan, có nhân tố ảnh hưởng trực tiếp lại có nhân tố tác động gián tiếp. Vấn đề là ở chỗ cần thiết phải quan tâm đến tất cả những nhân tố ấy để ngân hàng có những "bước đi" phù hợp để có thể ngày càng mở rộng quy mô cho vay trên cơ sở an toàn - hiệu quả, để ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY ĐỐI VỚI KTNQD TẠI NHCT TP NAM ĐỊNH 2.1. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TP NAM ĐỊNH Nam Định là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, có diện tích khoảng 1.000 km2 và dân số hơn 1 triệu người. Với một lịch sử phát triển lâu đời, nơi đây có một nền văn hoá rất phong phú, có nhiều ngành nghề truyền thống và có tiềm năng dồi dào để phát triển kinh tế xã hội. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, giờ đây Nam Định đang phát triển mạnh mẽ tương xứng với vị trí là một trong những trung tâm phát triển của đồng bằng Sông Hồng. Tổng sản phẩm theo GDP 10 năm qua bình quân mỗi năm tăng 7,1%, GDP bình quân đầu người đến năm 2003 đạt 3.060.000đ tăng hơn 2 lần so với năm 1993. Cơ cấu kinh tế ngành và lĩnh vực bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ. KTQD được sắp xếp, đổi mới tổ chức lại sản xuất phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, kinh tế dân doanh phát triển năng động, có hiệu quả. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên trên bước đường tăng trưởng, Nam Định còn có một số tồn tại yếu kém. Tuy nền kinh tế tăng trưởng nhưng tốc độ phát triển hàng năm chưa cao, chưa có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Một số doanh nghiệp tuy đã được cổ phần hoá nhưng sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả. Khu vực dân doanh phát triển năng động nhưng công tác quản lý còn buông lỏng. Nguồn thu ngân sách chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư, chưa có dự án kinh tế trọng điểm để phát triển sản xuất thu hút đầu tư và khai thác tiềm năng của tỉnh. Nền kinh tế tỉnh nhà với những thuận lợi và khó khăn đó đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Những kết quả đã đạt được của nền kinh tế đã mở ra một thị trường thật rộng lớn cho hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư của ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế trên địa bàn tỉnh, hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng hoá và hiện đại hoá. Tuy nhiên đứng trước những tồn tại, yếu kém chung của kinh tế tỉnh nhà, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn. Đơn cử như việc cho vay ngân hàng muốn mở rộng cho vay lắm chứ, nhưng nếu không có nhiều những dự án kinh tế, những phương án kinh doanh khả thi thì ngân hàng làm sao mà cho vay được... Và để cho kinh tế Nam Định phát huy hơn nữa những mặt đã đạt được, đồng thời khắc phục những yếu kém tồn tại, cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, nhiều cấp trong đó có vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn. 2.2. KHÁI QUÁT VỀ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHCT TP NAM ĐỊNH 2.2.1. Vài nét giới thiệu về NHCT TP Nam Định NHCT TP Nam Định là một chi nhánh thuộc NHCT tỉnh Nam Định . Từ khi thành lập đến nay đã nhanh chóng thích nghi với tình hình mới mà TP Nam Định đã dần xoá bỏ cơ chế quản lý bao cấp, chuyển hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Cơ cấu của NHCT TP Nam Định được tổ chức gồm chi nhánh chính và một phòng giao dịch Phan Đình Phùng . Tại chi nhánh chính gồm có ban giám đốc và 3 phòng nghiệp vụ. Mỗi phòng ban trong ngân hàng đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt tới mục tiêu chung của ngân hàng là: lợi nhuận ngày càng tăng cao, đảm bảo phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả. Cũng như các NHTM khác, NHCT TP Nam Định thực hiện nhiệm vụ chủ yếu, thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cho vay và cung ứng các dạng thanh toán. NHCT TP Nam Định làm dịch vụ thanh toán chuyển tiền qua hệ thống máy vi tính viễn thông đảm bảo nhanh chóng kịp thời, chính xác. tiếp, dịch vụ mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối cho mọi đối tượng với thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng. Chỉ với 64 cán bộ công nhân viên nhưng phạm vi hoạt động của NHCT TP Nam Định không chỉ bó kẹp trong địa bàn thành phố Nam Định mà còn vươn ra các xã ngoại thành. Hoạt động kinh doanh của NHCT là hoạt động đa năng, đầu tư vốn trên tất cả các lĩnh vực. Kể từ ngày thành lập đến nay, NHCT TP Nam Định đã không ngừng phát triển trở thành một trong những ngân hàng hiện đại đạt hiệu quả cao trong hệ thống NHCT Việt Nam. Trong thời gian qua NHCT TP Nam Định đã đạt được những kết quả nhất định khẳng định được bước đi vững chắc hiệu quả của ngân hàng. 2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng của NHCT TP Nam Định 2.2.2.1. Công tác huy động vốn: Với phương châm có nhiều nguồn vốn để phục vụ sự việc phát triển kinh tế của tỉnh và mục tiêu phát huy nội lực, chủ động tự cân đối được nguồn vốn trong kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vay vốn, thanh toán chi trả của khách hàng thuận tiện, nhanh chóng, NHCT TP Nam Định đã rất chú trọng tới công tác huy động vốn. Để khơi tăng nguồn vốn NHCT TP Nam Định luôn luôn cải tiến, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, các loại kỳ hạn khác nhau: năng suất hợp lý, mở rộng mạng lưới thanh toán dịch vụ... NHCT TP Nam Định cũng không ngừng cải tiến, phương pháp, phong cách giao dịch và chú ý đến công tác thông tin quảng cáo để người dân hiểu được mục đích và lợi ích của việc gửi tiền vào ngân hàng. Đặc biệt từ 11/1999 toàn bộ hệ thống NHCTVN nói chung và NHCT TP Nam Định nói riêng đã áp dụng thành công tiết kiệm điện tử vào công tác huy động vốn đảm bảo thuận tiện, nhanh chóng và an toàn. Bằng những phương pháp trên NHCT TP Nam Định đã huy động được nguồn vốn tăng trưởng liên tục, nhất là nguồn vốn ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu đầu tư cho mọi thành phần kinh tế, tạo được niềm tin giữa khách hàng - ngân hàng. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHCT TP Nam Định Đơn vị: triệu đồng 2001 2002 2003 CHỈ TIÊU VNĐ Ngoại tệ qui VNĐ VNĐ Ngoại tệ qui VNĐ VNĐ Ngoại tệ qui VNĐ Tổng số 198.371 131.372 253.063 187.816 228.305 280.198 1. Tiền gửi DN 48.550 4.229 68.189 4.909 84.492 14.547 - Không kỳ hạn 44.750 4.229 66.489 4.909 83.792 14.547 - Có kỳ hạn 3.800 0 1.700 0 700 0 2.. Tiền gửi t.kiệm 134.166 116.413 184.554 175.892 143.128 254.331 - Không kỳ hạn 2.245 712 1.760 1.022 1.955 1.966 - Có kỳ hạn 131.921 115.701 182.794 174.870 141.173 252.365 3. Phát hành giấy tờ có giá 14.307 10.034 5 2.830 2 14 4. Tiền gửi khác 1.348 696 315 4.185 683 11.306 Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng nhanh qua các năm: Năm 2002, lượng vốn huy động tăng 111.136 triệu (tương đương 33%) so với năm 2001, năm 2003 tăng 67.624 triệu so với năm 2002 (tương đương 15%), trong đó phải kể đến sự gia tăng đáng kể lượng tiền gửi bằng ngoại tệ của cả doanh nghiệp và dân cư. Tuy nhiên trong cơ cấu nguồn vốn huy động nguồn tiền gửi trên tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp và tài khoản cá nhân còn thấp. Ngân hàng phải tốn kém khá nhiều chi phí trong việc huy động các nguồn khác. Với số vốn huy động như vậy NHCT TP Nam Định đã sử dụng vốn như thế nào ? 2.2.2.2. Công tác sử dụng vốn: Trong điều kiện nền kinh tế Nam Định còn gặp nhiều khó khăn, ít có đơn vị vay vốn lại có nhiều ngân hàng cùng tham gia đầu tư nên việc mở rộng đầu tư nâng cao mức dư nợ đối với NHCT TP Nam Định là rất khó khăn.Song trên thực tế công tác sử dụng vốn của ngân hàng đã đạt những kết quả nhất định Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng theo thời gian cũng có những biến động được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn theo thời gian của NHCT TP Nam Định. ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. D.số cho vay 384.615 489.351 566.497 - Ngắn hạn 373.061 97 472.223 96,5 528.612 93,3 + KTQD 259.730 69,6 347.932 71 372.975 70,5 + KTNQD 113.331 30,4 124.291 29 155.637 29,5 - Trung - dài hạn 11.554 3 17.128 3,5 37.885 6,7 + KTQD 9.763 84,5 15.266 89 24.611 65 + KTNQD 1.791 15,5 1.862 11 13.274 35 2. D.số thu nợ 402.589 476.791 515.480 - Ngắn hạn 347.972 86,4 470.598 98,7 503.761 97,7 + KTQD 230.078 66 350.484 74,5 372.596 + KTNQD 117.894 34 120.114 25,5 131.165 - Trung - dài hạn 54.617 13,6 6.193 1,3 11.719 2,3 + KTQD 52.851 96,7 5.138 83 9.761 83,3 + KTNQD 1.766 3,3 1.055 17 1.958 16,7 3. Tổng dư nợ 167.560 180.120 231.137 - Ngắn hạn 154.819 92,4 156.444 86,8 181.295 78 + KTQD 111.841 72.2 109.289 69,9 109.668 60,5 + KTNQD 42.978 27,8 47.155 30,1 71.627 39,5 - Trung - dài hạn 12.741 7,6 23.676 13,2 49.842 22 + KTQD 11.253 88,3 21.381 90,3 36.231 73 + KTNQD 1.488 11,7 2.295 9,7 13.611 27 Xem xét hoạt động cho vay theo thời gian ta thấy: Hoạt động chủ yếu của NHCT TP Nam Định và cho vay ngắn hạn đối với KTQD. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn, dao động trong khoảng 93% - 97%. Doanh số cho vay trung - dài hạn chiếm tỷ trọng khiêm tốn nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong tổng doanh số thu nợ thì thu nợ ngắn hạn là chủ yếu (trên 90%), thu nợ trung - dài hạn, đặc biệt là thu nợ KTNQD còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Như vậy nhìn chung trong cơ cấu dư nợ thì dư nợ ngắn hạn vẫn là chủ yếu (chiếm > 80%), dư nợ ngắn hạn đối với KTNQD có xu hướng tăng mạnh. Tuy nhiên Ngân hàng vẫn chưa tìm kiếm được nhiều những dự án đầu tư trung - dài hạn nên dư nợ trung - dài hạn của Ngân hàng còn thấp, Ngân hàng chủ yếu đầu tư vốn vào mua chứng khoán Chính phủ. Ngân hàng huy động vốn với mục đích cho vay do đó cần thiết phải xem xét hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng. Bảng 3: Hiệu suất sử dụng vốn của NHCT TP Nam Định qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1. Nguồn vốn huy động 329.743 440.879 508.503 2. Dư nợ bình quân 162.219 167.888 199.219 3. Hiệu suất sử dụng vốn (%) 49,2% 38,0% 39,2% Khi đặt 2 chỉ tiêu: Nguồn vốn huy động và dư nợ bình quân cạnh nhau thì ta thấy một vấn đề là NHCT TP Nam Định chưa sử dụng hết được nguồn vốn huy động vào mục đích cho vay. Hiệu suất sử dụng vốn qua các năm còn thấp. Trong hoạt động kinh doanh của mình, NHCT TP Nam Định luôn thừa vốn vì là một chi nhánh của NHCT Việt Nam nên phần vốn thừa này sẽ được điều chuyển lên quỹ điều hoà bằng lãi suất huy động bình quân là 0,15%/tháng. Nhìn chung phần vốn huy động thừa này không ảnh hưởng gì đến lợi nhuận chung của ngân hàng song nó nói lên một điều là: khả năng mở rộng tại thị trường tín dụng của NHCT TP Nam Định còn rất lớn. Ngân hàng cần có biện pháp để mở rộng hơn nữa công tác cho vay, đặc biệt chú ý đến một thị trường đầy tiềm năng là KTNQD để tận dụng tối đa nguồn vốn huy động nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Tóm lại hoạt động kinh doanh tín dụng của NHCT TP Nam Định trong những năm qua đã đạt những kết quả nhất định. Lợi thế của ngân hàng là có một nguồn vốn dồi dào, ổn định song hoạt động sử dụng vốn lại chưa phát huy được hết lợi thế đó. Công tác cho vay của ngân hàng cũng được mở rộng song nhìn chung còn chưa sôi động, chưa đa dạng cho vay KTNQD tuy có tăng song vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tiềm năng của ngân hàng cũng như so với nhu cầu còn rất lớn của khu vực kinh tế này. Như vậy để nâng cao lợi nhuận cải thiện đời sống CBCNV, để sử dụng nguồn vốn huy động một cách linh hoạt, hiệu quả, nhất thiết ngân hàng phải phát triển hoạt động tín dụng đối với tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt quan tâm đến khu vực KTNQD - một thị trường lớn đầy tiềm năng. 2.3. THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KTNQD TẠI NHCT TP NAM ĐỊNH 2.3.1. Tình hình cho vay KTNQD tại NHCT TP Nam Định Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi các nhà kinh doanh Ngân hàng phải đón bắt, hoà nhập với sự chuyển biến phức tạp của thị trường, của nền kinh tế hàng hoá, môi trường kinh tế xã hội, chính trị, pháp luật hiện hành. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, quy mô, lĩnh vực ngành nghề của khu vực KTNQD trên địa bàn Nam Định đã mở ra một thị trường tín dụng rộng lớn và hấp dẫn đối với Ngân hàng. Với tầm nhìn xa trông rộng NHCT TP Nam Định đã xác định được KTNQD là một thị trường khách hàng lớn, ẩn chứa nhiều tiềm năng vì thế NHCT TP Nam Định đã là một trong những Ngân hàng đi đầu trong việc mở rộng tín dụng đối với khu vực KTNQD bằng cách cắt giảm bớt những thủ tục phiền hà, đảm bảo tiền vay kịp thời, nhanh chóng. Sự ra đời của quy định cho vay đối với thành phần KTNQD và quy định thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho Ngân hàng đầu tư tín dụng vào khu vực KTNQD. Cùng với sự đổi mới trong nhận thức và trong hành động của toàn thể CBCNV Ngân hàng, cơ cấu đầu tư của NHCT TP Nam Định đã thay đổi rõ rệt. Nếu như dư nợ KTNQD cuối năm 1995 chỉ chiếm 6% trong tổng dư nợ thì đến cuối năm 2001 dư nợ ngoài quốc doanh đã chiếm 30% trong tổng dư nợ, tăng 75 lần so với 1995. Năm 2003 đã có 1543 khách hàng ngoài quốc doanh quan hệ tín dụng với Ngân hàng. 2.3.1.1. Doanh số cho vay: Doanh số cho vay đối với KTNQD chiếm tỷ trọng khoảng gần 30% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Con số 30% đó là một thành tích rất lớn của NHCT TP Nam Định trong điều kiện nền kinh tế tỉnh nhà còn nhiều khó khăn và có nhiều NHTM khác cùng cạnh tranh trên địa bàn. Tuy nhiên nếu so với tiềm năng và nhu cầu vay vốn rất lớn của khu vực KTNQD trên địa bàn thì con số 30% ấy còn là khiêm tốn. Địa bàn hoạt động chủ yếu của NHCT TP Nam Định là thành phố Nam Định và một số xã lân cận. Nơi đây tập trung dân cư đông đúc với rất nhiều ngành nghề truyền thống độc đáo. Nơi đây có nhiều Xí nghiệp, HTX, các hộ cá thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh với đủ các ngành nghề như công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm; thủ công mỹ nghệ. Hiện nay trên địa bàn có hơn 40 HTX, tổ sản xuất và hơn 5000 hộ kinh doanh dịch vụ... Qua bảng 2 ta thấy doanh số cho vay KTNQD của NH tăng rất nhanh và mạnh: Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 11.031 triệu đồng (tương đương là 9,5%); năm 2003 tăng so với năm 2001 là 42.758 triệu (tương đương là 33%). Có được kết quả đó trước tiên phải kể đến sự phát triển năng động và hiệu quả của khu vực KTNQD trên địa bàn Nam Định trong những năm gần đây. Nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của khu vực này ngày càng tăng và cũng nhớ đó số lượng khách hàng ngoài quốc doanh có quan hệ tín dụng với NH ngày càng tăng từ 1319 khách hàng năm 2001 và đến năm 2003 là 1459 khách hàng. Tiếp sau đó phải kể đến sự cố gắng từ phía NH. NHCT TP Nam Định đã triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các văn bản về hoạt động cấp tín dụng của NHNN: các văn bản về bảo đảm tiền vay, quy chế cho vay đối với CBCNV. Việc thực hiện cho vay tiêu dùng của NH đã khiến cho có nhiều khách hàng đến với NH hơn góp phần đẩy mạnh doanh số cho vay của NH, trong đó phần lớn là cho vay trung - dài hạn. Bảng 4: Doanh số cho vay KTNQD của NHCT TP Nam Định Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng doanh số cho vay KTNQD 115.122 100 126.153 100 168.911 100 1. HTX 6.541 5,9 5.780 4,6 4.909 3,9 2. TNHH 17.132 14,9 9.619 7,6 4.769 2,8 3. DNTN 1.334 1,2 5.221 4,2 3.785 2,3 4. Đối tượng khác 90.115 78,0 105.533 83,6 155.448 92,0 Nhìn vào bảng ta thấy: cơ cấu tín dụng đối với khu vực ngoài quốc doanh của NH không cân xứng nhau, điều đó dũng có sự thiếu xót của NH, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động khác nhau của từng loại hình trong nền kinh tế dẫn đến nhu cầu vay vốn khác nhau. Doanh số cho vay đối với HTX chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần. Bên cạnh một số HTX làm ăn có hiệu quả, phần lớn do HTX trên địa bàn hoạt động kém hiệu quả trình độ quản lý còn nhiều bất cập, do vậy không trụ được trong cơ chế thị trường. Doanh số cho vay Công ty TNHH và DNTN biến động không ổn định. Năm 2001 doanh số cho vay Công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay KTNQD. NH đã đáp ứng được nhu cầu vay ngoại tệ khá lớn cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị của một số Công ty TNHH trên địa bàn. Đến năm 2002, doanh số cho vay đối với Công ty TNHH giảm xuống chỉ còn 7,6% và năm 2003 còn 2,8%. Giảm phát kéo dài trong năm 2002 và đầu năm 2003 đã làm cho kinh tế địa phương bị chững lại, thị trường trầm lắng. Sản phẩm sản xuất ra của các Công ty TNHH rất khó tiêu thụ và cạnh tranh trên thị trường do vậy nhu cầu vay vốn NH giảm. Số lượng DNTN trên địa bàn còn ít do vậy số tín dụng cấp cho đối tượng này của Ngân hàng còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Chiếm tỷ trọng lớn và ngày một tăng cao trong tổng doanh số cho vay KTNQD của NHCT TP Nam Định là các đối tượng khác: hộ tư nhân, cá thể. Đối tượng này chiếm hơn 80% tổng doanh số cho vay KTNQD của Ngân hàng. Nam Định có rất nhiều ngành nghề truyền thống như dệt lụa, thủ công mỹ nghệ, sơn mài, khảm trai. Với chủ trương đổi mới quản lý sản xuất - kinh doanh và khai thác tối đa những lợi thế sẵn có của địa phương các ngành nghề truyền thống của Nam Định ngày càng có điều kiện phát triển. Các hộ gia đình làm công việc này ngày càng nhiều và nhu cầu vay vốn của họ ngày càng lớn để ổn định sản xuất kinh doanh và cạnh tranh được trên thị trường. Những năm gần đây kinh tế dân doanh trên địa bàn phát triển mạnh, hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau trong đó chủ yếu là lĩnh vực thương mại dịch vụ. Đó là lĩnh vực kinh doanh không cần vốn lớn, thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận trên vốn cao hơn, lại dễ chuyển vốn đầu tư khi cần... Ngân hàng Công thương tỉnh đã rất quan tâm đến khu vực này và đã cố gắng đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của họ. Các cán bộ tín dụng NHCT TP Nam Định đã không ngại với những món vay nhỏ, phục vụ khách hàng chu đáo, chủ động đến với khách hàng, cố gắng duy trì mối quan hệ với những khách hàng làm ăn hiệu quả, đồng thời tìm mọi biện pháp mở rộng quan hệ với các khách hàng vay vốn. Với những cố gắng đó, doanh số cho vay KTNQD đặc biệt là doanh số cho vay kinh tế dân doanh của Ngân hàng ngày một tăng cao. Tuy nhiên Ngân hàng cũng cần điều chỉnh cơ cấu tín dụng đối với KTNQD sao cho hợp lý hơn, bởi vì bản thân mỗi thành phần kinh tế đều có những thế mạnh riêng và khi tất cả đều có cơ hội phát huy sức mạnh của mình thì không chỉ làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn góp phần vào tăng trưởng kinh tế nói chung. 2.3.1.2. Doanh số thu nợ: Quá trình cho vay thu nợ phải được thực hiện kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong nền kinh tế thị trường việc cho vay đối với KTNQD có mức độ rủi ro khá cao, điều đó không chỉ thể hiện ở tài sản thế chấp mà ngay cả phương án kinh doanh của họ cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Do vậy công tác thu hồi nợ đối với KTNQD đã được Ngân hàng quan tâm đặc biệt. Nhìn vào bảng "Tình hình sử dụng vốn theo thời gian" ta thấy do Ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu nên doanh số thu nợ tập trung chủ yếu là thu nợ ngắn hạn. Thu nợ KTNQD chiếm khoảng gần 30% tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Bảng 5: Doanh số thu nợ đối với NHCT TP Nam Định Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Doanh số % Doanh số % Doanh số % Doanh số thu nợ KTNQD 119.660 100 101.169 100 133.123 100 1. HTX 6.894 5,8 6.472 5,3 4.316 3,2 2. TNHH 15.608 13 12.640 10,4 3.238 2,4 3. DNTN 1.108 0,9 0 0 736 0,7 4. Đối tượng khác 96.050 80,3 102.057 84,3 124.833 93,4 Nhìn vào bảng ta thấy doanh số thu nợ của NHCT TP Nam Định tăng dần qua các năm. Năm 2002 tăng 1509 triệu so với năm 2001; năm 2003 tăng 11.954 triệu đồng. Điều đó thể hiện sự nỗ lực rất lớn trong công tác thu nợ của Ngân hàng. Cụ thể, doanh số thu nợ của Ngân hàng tập trung vào thu nợ các đối tượng khác đó là các hộ kinh doanh cá thể. Đây là khu vực có nhu cầu vay vốn rất lớn trên địa bàn song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy Ngân hàng đã làm tốt công tác thu hồi nợ đối với kinh tế tư nhân, cá thể, hộ gia đình ... Điều đó cho thấy cán bộ tín dụng của Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thẩm định, kiểm tra giám sát đối với kế hoạch vay vốn, sử dụng vốn cũng như đôn đốc thu nợ đúng hạn cả gốc và lãi. Doanh số thu nợ đối với HTX, Công ty TNHH đã giảm dần. Điều đó có thể giải thích là do doanh số cho vay đối với 2 đối tượng này của Ngân hàng giảm dần. Sự giảm số lượng khách hàng là HTX, TNHH một phần là do sự kém hiệu quả trong kinh doanh của họ khiến cho doanh số thu nợ đối với thành phần này của Ngân hàng giảm xuống. Ngoài ra còn có một số khoản cho vay trung - dài hạn của Ngân hàng đối với HTX Thành Nam, HTX 30/4, Công ty TNHH Tuấn Nghĩa chưa đến kỳ hạn thu nợ. Công tác thu nợ đối với DNTN cũng được thực hiện rất kịp thời. Nhìn chung công tác thu nợ của Ngân hàng được thực hiện khá tốt. 2.3.1.3. Tình hình dư nợ đối với KTNQD Trong hoạt động kinh doanh của NH, chỉ tiêu dư nợ là chỉ tiêu hàng đầu mà bất cứ một Ngân hàng nào muốn tồn tại phát triển cần phải quan tâm. Bảng 6: Tình hình dư nợ đối với KTNQD của NHCT TP Nam Định Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ KTNQD 44.466 100 49.450 100 85.238 100 1. HTX 2.540 5,7 1.848 3,7 2.441 2,9 2. TNHH 3.413 7,7 402 0,8 1.933 2,7 3. DNTN 1.231 2,8 6.442 13,1 9.464 10,4 4. Đối tượng khác 37.282 83,8 40.758 82,4 71.400 84 Qua bảng 6 ta thấy dư nợ KTNQD của NHCT tp Nam Định ngày càng tăng qua các năm: Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 4.984 triệu đồng (tương ứng là 11%). Đặc biệt năm 2003 tăng so với năm 2002 là 35.788 triệu (tương ứng là 72%). Đây là một thành tích rất lớn của Ngân hàng. Ngoài nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khu vực KTNQD trên địa bàn, còn phải kể đến sự nỗ lực rất lớn của Ngân hàng trong việc mở rộng cho vay KTNQD và đôn đốc thu nợ kịp thời. Từ bảng 6 ta thấy mức dư nợ đối với HTX chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm. Doanh số cho vay và thu nợ của NH đối với HTX trong những năm gần đây đều giảm. Đó là do hoạt động kém hiệu quả của các HTX trên địa bàn, dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường kém do đó HTX phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc giải thể. Hoạt động của các DNTN, Công ty TNHH trên địa bàn Nam Định chưa thực sự mạnh, do vậy khả năng đứng vững trong cơ chế thị trường chưa vững chắc, do vậy dư nợ của Ngân hàng đối với những đối tượng này còn chiếm tỷ trọng nhỏ và biến động không ổn định. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ KTNQD là kinh tế hộ tư nhân, cá thể (80%). Con số này phản ánh nhu cầu vay vốn rất lớn của những đối tượng này cũng như sự tích cực mạnh dạn của NH trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của một khu vực năng động nhưng mạo hiểm và ẩn chứa nhiều rủi ro. Một chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất chất lượng tín dụng và là cơ sở để quyết định mở rộng hoạt động tín dụng của NH đó là nợ quá hạn. Vậy tình hình nợ quá hạn của NHCT TP Nam Định ra sao ? Bảng 7: Tình hình dư nợ đối với KTNQD của NHCT TP Nam Định Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 Chỉ tiêu Tổng Trong đó Tổng Trong đó Tổng Trong đó nợ quá hạn KTQD KTNQD nợ quá hạn KTQD KTNQD nợ quá hạn KTQD KTNQD Tổng nợ quá hạn 3.102 417 2.685 2.995 400 2.595 1.816 400 1.416 1. NQH đến 180 ngày 230 230 20 20 127 127 2. NQH từ 181 đến 360 ngày 638 187 451 8 8 822 400 422 3. Nợ khó đòi 737 737 1.114 1.114 427 427 4. Nợ chờ xử lý 1.497 1.497 1.853 1.853 430 430 5. Nợ quá hạn/ Tổng dự nợ 1,71% 1,78% 0,79% Một nhận xét đầu tiên có thể khẳng định đó là nợ quá hạn tại tp Nam Định chiếm tỷ trọng thấp và ngày càng có xu hướng giảm dần. NH đã rất quan tâm chú ý nâng cao chất lượng đầu tư và hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh. Nhưng trong tổng số nợ quá hạn thì khu vực KTNQD vẫn chiếm đa số. Mặc dù mức dư nợ đối với KTNQD của NH chỉ chiếm khoảng 30% tổng dư nợ nhưng nợ quá hạn đối với khu vực này phải chiếm khoảng 80% tổng nợ quá hạn của Ngân hàng. Nhìn vào bảng 7 ta không khỏi giật mình về số "nợ quá hạn" vượt trội của KTNQD so với KTQD. Tuy nhiên chiếm đa số trong tổng nợ quá hạn KTNQD của NH lại là nợ khó đòi và nợ chờ xử lý. Và đó lại là "chuyện của quá khứ".. Vào những năm 93, 94 KTNQD phát triển ồ ạt, NH chưa có kinh nghiệm trong việc cho vay KTNQD và kết quả là nợ quá hạn... và đến bây giờ nó chuyển thành nợ khó đòi, nợ chờ xử lý. Nhưng hiện nay tình hình đã khác rồi. Chất lượng hoạt động tín dụng của NH ngày càng được nâng cao. Năm 2003 NH không có nợ quá hạn mới phát sinh, nợ quá hạn cũ giảm 425 triệu đồng trong đó giảm 300 triệu nợ khó đòi. Đối với KTNQD tình hình nợ quá hạn những năm gần đây là như thế nào? Bảng 8: Nợ quá hạn dưới 360 ngày đối với KTNQD Đơn vị: Triệu đồng Chỉ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1814.doc
Tài liệu liên quan