Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Phát hành kỳ phiếu có mục đích là nghiệp vụ huy động vốn trung và dài hạn khá hiệu quả, hấp dẫn người mua vì có mức lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn và BIDV luôn chủ động trong việc bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn khi cần thiết. Theo bảng 5 ta thấy vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu có mục đích tăng tương đối ổn định. Nếu như năm 1998 doanh số chỉ đạt 1600 tỷ đồng thì năm 2000 đã lên tới 3500 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 1998 và 40% năm 1999. Ngay cả trong cơ cấu tổng nguồn vốn thì nguồn này cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao, năm 2000 chiếm 7% tổng nguồn vốn ( năm 1999 chiếm 6% và năm 2000 chiếm 5%). Tuy nhiên phát hành kỳ phiếu có mục đích là nghiệp vụ huy động vốn không mang tính thường xuyên. Do đó chưa đáp ứng tối đa nhu cầu mua kỳ phiếu của dân chúng. Hơn nữa, kỳ hạn trong cùng một đợt phát hành còn đơn điệu, chưa đa dạng. Nhưng về phía Ngân hàng, việc phát hành kỳ phiếu có mục đích là để tài trợ cho dự án cụ thể. Vì vậy nghiệp vụ này được coi là rất hợp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gồm có chủ tịch hội đồng, các phó chủ tịch hội đồng và các uỷ viên. Bên cạnh hội đồng quản trị có ban thư ký và ban kiểm soát. Ban Tổng giám đốc của BIDV gồm có Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc hỗ trợ. Ngoài ra còn có các hội đồng tín dụng và kiểm tra nội bộ. Hiện nay, BIDV có hệ thống tổ chức khá phức tạp, với mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc rộng khắp ngân hàng có 64 chi nhánh, trong đó có 61 chi nhánh/61 tỉnh( TP) toàn quốc cùng với Sở giao dịch I tại Hà Nội, Sở giao dịch II tại thành phố Hồ Chí Minh và chi nhánh Thăng long. Ngoài ra, ngân hàng còn có một số công ty con và liên doanh như: Công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, liên doanh VID Public Bank, liên doanh ngân hàng Lào- Việt, liên doanh bảo hiểm Việt-úc. Bên cạnh đó BIDV còn tham gia hùn vốn vào các tổ chức như: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia,... Nhằm không ngừng nâng cao năng lực quản lý và điều hành cơ cấu tổ chức tại BIDV Trung ương ngày càng được hoàn thiện. Hiện nay tại BIDV Trung ương được tổ chức thành 28 phòng, mỗi hhòng đảm nhiệm những nội dung hoạt động khác nhau, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một khối thống nhất trong quá tình hoạt động. 2- Các hoạt động chính: 2.1- Huy động vốn: Sau khi Tổng cục đầu tư tách khỏi, BIDV lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng( kể cả vốn ngắn hạn). Trước tình hình đó BIDV đã áp dụng nhiều biện pháp huy động vốn theo tinh thần “ Tự bước đi bằng chính đôi chân của minh” . Đến nay công tác huy động vốn của hệ thống BIDV đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, cụ thể: + Tổng nguồn vốn năm 1998 đạt 28.806 tỉ đồng, tăng 26% so với năm 1997. Trong đó tiền gửi của khách hàng và phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đạt 15.414tỷ đồng, chiếm 51% nguồn vốn của ngân hàng. + Năm 1999, nhờ có chính sách huy động vốn tương đối nhạy bén và linh hoạt, tổng nguồn vốn của BIDV đạt 39.176 tỷ đồng tăng 40 % so với năm 1998. Trong đó vốn trong nước chiếm 98% tổng nguồn vốn, tăng 5% so với năm 1998 + Năm 2000, tổng nguồn vốn của BIDV đạt 49.790 tỷ đồng tăng 27 % so với năm 1999. Trong đó tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm 30 %, tăng 14 % so với năm 1999. Công tác huy động vốn trong những năm qua đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng chưa đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. Đặc biệt trong năm 2000, tiền gửi tiết kiệm của dân cư chỉ chiếm 30% tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó, cơ cấu và tốc độ huy động vốn giữa đồng nội tệ với ngoại tệ diến biến trái chiều với sử dụng vốn: huy động VNĐ chỉ tăng 3500 tỷ đồng nhưng cho vay VNĐ tăng 7 tỷ đồng. Tóm lại, công tác huy động vốn trong những năm qua đã đạt được một số kết quả bước đầu, hoàn thành kế hoạch đề ra, từng bước chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, tạo thế chủ động cho các chi nhánh, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, an toàn, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.2- Hoạt động Tín dụng Trong những năm gần đây, BIDV luôn khẳng đinh được vị trí của mình trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động đầu tư phát triển nói riêng với doanh số cho vay tăng đều đặn trong đó tập trung chủ yếu cho đầu tư phát triển các ngành công nghiệp và xây dựng. Bắt đầu từ năm 1990 BIDV đã thực hiện thành công thử nghiệm hết sức quan trọng cuả Đảng và Nhà nước trong đổi mới cơ chế đầu tư phát triển đó là: “ Mọi công trình, mọi dự án sản xuất kinh doanh có thu hồi vốn dưới mọi hình thức đều phải đi vay để đầu tư”. Bảng số liệu dưới đây là một minh chứng cho sự thành công này Bảng 1 : Quy mô hoạt động Tín dụng (1996- 1998). ( Đến 31/12 ) Chỉ tiêu Năm 1996 1997 1998 Tổng dư nợ tín dụng các loại ( tỷ đổng) 13.965 17.014 21.912 Cho vay đầu tư phát triển ( Tỷ đồng) 8.682 10.494 12.097 Cho vay tài trợ XNK ( Triệu USD) 14 25 39 Nguồn: Báo cáo thường niên 1998, BIDV. Phát huy lợi thế, tính chủ động, sáng tạo trong phục vụ đầu tư -phát triển. Dư nợ tín dụng đầu tư phát triển ngày càng được nâng cao, năm 2000 sư nợ tín dụng đầu tư phát triển đạt 18.000 tỷ đồng, chiếm 52% trong tổng dư nợ và tăng 29% so với năm 1999. Vốn tín dụng đầu tư phát triển đã tập trung phục vụ vào một số chương trình kinh tế lớn, phục vụ cho sự nghiệp CNH- HĐH như : Điện lực, dầu khí, xi măng, cao su,... Qua 6 năm hoạt động tài trợ XNK, BIDV đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng thuộc các nước EU với uy tín tạo lập được, BIDV đã mở rộng quan hệ tín dụng XNK với Mĩ cũng như các nước khác trên thế giới theo chương trình của ngân hàng US Exim Bank và Japan Exim bank hoạt động tài trợ XNK góp phần đa dạng hoá các hoạt động ngân hàng trong tiến trình hội nhập quốc tế, phục vụ tích cực cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong hệ thống BIDV vẫn còn một số chi nhánh chưa thực sự gắn chặt hoạt động tín dụng của mình với nhu cầu đầu tư phát triển của địa bàn, chưa chủ động tìm kiếm, khai thác đầu tư vào các dựa án khả thi, thị phần tín dụng chưa tương xứng với tiềm năng địa bàn 2.3- Hoạt động Đầu tư Cùng với sự tăng trưởng không ngừng của hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư cũng ngày càng được BIDV chú trọng. Các chứng khoán đầu tư hiện nay của BIDV là chứng khoán của Chính phủ ( Tín phiếu Kho bạc, Trái phiếu Kho bạc). Đây là các chứng khoán có độ an toàn cao và mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.Đồng thời nó còn là dự trữ thứ cấp của BIDV. Do đó, trong tình huống bị động, không có đầu ra thì Ngân hàng có thể xem Trái phiếu Kho bạc là một cứu cánh trong kinh doanh. Ngoài đầu tư vào chứng khoán của Chính phủ, BIDV còn mở rộng các hoạt động góp vốn như: Góp vốn liên doanh VID, Góp vốn liên doanh Lào- Việt, Góp vốn liên doanh Qbe, Góp vốn Quỹ TDND,… Nhằm mục tiêu an toàn và sinh lời. Trong giai đoạn từ năm 1998-2000, hoạt động đầu tư của BIDV đã có những bước tiến quan trọng, góp phần nâng cao thu nhập cho Ngân hàng. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2 : Quy mô hoạt động đầu tư của BIDV ( 1998- 2000) Đơn vị: tỷ đồng Đầu tư 31/12/1998 31/12/1999 31/12/2000 Chứng khoán 177 815 797 Góp vốn liên doanh 122 223 230 Tổng cộng 299 1038 1027 Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh, BIDV. 2.4-Hoạt động dịch vụ khác Mở rộng dịch vụ khác là giải pháp an toàn và phù hợp với xu hướng hoạt động của ngân hàng hiện đại. Bằng uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển, BIDV đã triển khai tốt các hoạt động dịch vụ khác: * Đại lý uỷ thác: BIDV thực hiện nhiệm vụ đại lý từ năm 1992, hầu hết các dự án được hưởng nguồn ODA của các chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế đều phát huy kết quả tốt. Ngân hàng tự hào với niềm tin tưởng mà khách hàng và các tổ chức tài trợ đã dành cho Ngân hàng trong những năm qua, với số lượng dự án ngày càng tăng và chất lượng ngày càng được củng cố: Năm 1999 có dư nợ là 2.715 tỷ đồng, trong đó đã triển khai được 27 dự án với tổng số vốn 742,6 triệu USD; năm 2000 đã tìm kiếm thêm 14 nguồn mới với 29 dự án mới có tổng trị giá gần 512 triệu đồng đạt 102% kế hoạch/năm. * Kinh doanh tiền tệ: Hoạt động này đang từng bước được củng cố và nhất quán theo mục tiêu quản lý và kinh doanh của Ngân hàng trong từng giai đoạn. Nếu như năm 1999 doanh số đầu tư tiền gửi nước ngoài đạt 2,5 tỷ USD thì năm 2000 đã lên tới 3,8 tỷ USD, tăng 52% và vượt 8% so với kế hoạch. Tỏng trong năm 2000, doanh số bán ngoại tệ qui đổi ra USD là 5,3 tỷ USD vượt 179% so với số thực hiện năm 1999 và 112% sơ với kế hoạch, lãi thu được từ hoạt động này là 22 tỷ đồng, tăng gần 60% so với năm 1999. * Hoạt động thanh toán: BIDV có mặng lưới thanh toán rộng khắp gồm hơn 100 chi nhánh trên toàn quốc, luôn đảm bảo phục vụ một cách kịp thời nhất yêu cầu thanh toán của khách hàng. Đặc biệt từ sau khi vận hành mạng thanh toán tập trung ( 1997) đến nay. Chất lượng công tác thanh toán của BIDV đã được nâng cao, một mặt thực hiện điều hành vốn nhanh chóng kịp thời trong toàn hệ thống,một mặt tiết kiệm được nguồn vốn đáng kể trong thanh toán so với trước đây. Mạng lưới thanh toán quốc tế cũng ngày càng được mở rộng, hiện nay BIDV là thành viên của mạng thanh toán liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT). Ngoài ra BIDV còn được uỷ ban chứng khoán Nhà nước lựa chọn làm ngân hàng thanh toán phục vụ cho hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán. Qua đó đã khẳng định bước tiến mới về uy tín, khả năng phục vụ của ngân hàng đối với hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. * Hoạt động bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh BIDV ngày càng được củng cố và mở rộng. Ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc bảo lãnh cho các dự án vay vốn thuộc các ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế, mà BIDV còn mở rộn sang nhiều lĩnh vực khác như sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, môi trường... BIDV cũng đã phát triển mạnh các hình thức như bảo lãnh dự thầu thực hiện hợp đồng, hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành sản phẩm. Doanh số bảo lãnh năm 1999 đạt 4.311tỷ đồng, tăng trưởng 109% so với năm 1998. năm 2000 doanh số bảo lãnh ước đạt 5000 tỷ đồng với mức phí thu được là 26 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 1999. Ngoài các hoạt động dịch vụ đã được đề cập, BIDV còn thực hiện một số loại hình dịch vụ khác như: Cho thuê tài chính, hoạt động trên thị trường chứng khoán... Tuy nhiên những hoạt động này mới được BIDV thực hiện trong những năm gần đây. Vì vậy nó cần được củng cố và từng bước hoàn thiện thêm. Bên cạnh một số hoạt động chính như trên, BIDV còn chú trọng tới một số hoạt động khác như: Phát triển nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới, ứng dụng CNTT, ... Trong đó, người, BIDV đã và đang thường xuyên mở các khoá đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống. Đến nay cán bộ trong toàn hệ có trình độ trên đại học là 40 người, trình độ đại học và cao đẳng là 3435 người, trình độ chính trị cao cấp và trung cấp là 359 người, ngoại ngữ cử nhân và bằng C là 1095 người, có thể khẳng định rằng từ khi hoạt động theo pháp lệnh ngân hàng và đặc biệt là khi có sự ra đời của hai luật ngân hàng năm 19998, BIDV đã có những bước tiến mới trong quá tình hoạt động. Qua đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế của BIDV trên thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Với những kết quả đạt được trong suốt 43 năm hoạt động, đặc biết trong 10 năm đổi mới, BIDV đã được Đảng và Nhà nước phong tặng đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000, cùng những phần thưởng cao quý khác trên bảng vàng truyền thống. II- Thực trạng huy động vốn trung và dài hạn tại BIDV( từ 1998-2000) Là ngân hàng có vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển ở Việt Nam luôn coi chính sách nguồn vốn là chính sách hàng đầu trong công tác hoạch định chiến lược phát triển của toàn hệ thống. Với sự nỗ lực và uy tín trong Kinh doanh, trong 5 năm liên tục ( 1996-2000) tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn của ngân hàng luôn được giữ vững ở mức cao ( tốc độ tăng trưởng bình quân 28%/năm) Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn của BIDV ( 1997- 2000) Qua biểu đồ ta thấy, tổng nguồn vốn của BIDV luôn được nâng cao. Nếu như năm 1997 tổng nguồn vốn là 22.870 tỷ đồng thì đến năm 2000 đã đạt tới 49.790 tỷ đồng ( tăng 118% so với năm 1997 và tăng 27% so với năm 1999). Theo dự kiến năm 2001 tổng nguồn vốn sẽ lên tới 62.000 tỷ đồng, tăng 25 % so với năm 2000. Sự tăng trưởng trong tổng nguồn vốn của BIDV thể hiện tiềm lực phát triển của Ngân hàng ngày càng lớn. Đồng thời cũng biểu hiện khả năng tự chủ trong Kinh doanh của BIDV, đặc biệt là trong công tác huy động vốn trung và dài hạn giai đoạn từ năm 1998- 2000. Nếu phân chia theo hình thức huy động thì nguồn vốn trung và dài hạn BIDV bao gồm 4 nguồn chính là: Vốn từ chủ sở hữu, Nguồn huy động tiền gửi trung và dài hạn, Vốn vay trung và dài hạn, Nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư. Chúng ta sẽ phân tích từng nguồn đó trongg tổng thể, dưới đây là bảng số liệu về nguồn vốn trung và dài hạn phân tổ theo hình thức huy động: Bảng 3: Tình hình huy động vốn trung và dài hạn tại BIDV ( từ 1998-2000) Đơn vị: Tỷ đồng Khoản mục 31/12/1998 31/12/1999 31/12/2000 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư tỷ trọng (%) số dư tỷ trọng (%) Vốn từ chủ sở hữu 4484 23,6 4376 19,5 4433 15,5 Nguồn huy động tiền gửi trung và dài hạn 4230 22,3 5100 22,7 7500 26,1 Vốn vay trung và dài hạn 6854 36,1 9637 43 13458 46,9 Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư 3410 18 3321 14,8 3303 11,5 Tổng cộng 18978 100 22434 100 28694 100 Nguồn: Phòng nguồn vốn- Kinh doanh, BIDV 1- Vốn từ chủ sở hữu: Đây là nguồn vốn mang tính chất nền tảng cho sự hình thành và phát triển của BIDV. Nếu phân chia theo nguồn hình thành thì nguồn chủ sở hữu bao gồm hai bộ phận chính cấu thành là: Vốn tự có và quỹ đầu tư phát triển. Giá trị của mỗi bộ phận được biểu hiện ở bảng sau: Bảng 4: Tình hình huy động vốn từ chủ sở hữu ( 1998-2000) Đơn vị: tỷ đồng * Vốn từ chủ sở hữu 31/3/1998 31/3/1999 31/3/2000 Số dư Tỷtrọng (%) số dư tỷtrọng (%) số dư tỷtrọng (%) Vốn tự có 784 18 1076 25 1133 26 Quỹ đầu tư phát triển 3700 82 3300 75 3300 74 Tổng cộng 4484 100 4376 100 4433 100 Nguồn: Phòng nguồn vốn Kinh doanh, BIDV BIDV là một trong những NHTMQD ở Việt Nam. Bởi vậy vốn tự có của BIDV được hình thành trên cơ sở: Nhà nước cấp vốn điều lệ và hàng năm căn cứ vào kết quả Kinh doanh mà ngân hàng trích lập quỹ bảo toàn vốn điều lệ theo luật định ( theo Pháp lệnh Ngân hàng thì các Ngân hàng phải trích 5% trên lợi nhuận ròng để lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Mức tối đa của quỹ do NHTM quy định). Quỹ bảo toàn vốn điều lệ được chuyển từ quỹ bảo toàn vốn và các quỹ cảu BIDV nhằm bảo toàn giá trị vốn điều lệ được cấp. Việc chuyển vào quỹ này phải được Bộ tài chính chấp thuận và về mặt pháp lý thì quỹ bảo toàn vốn điều lệ độc lập với vốn điều lệ được cấp. Theo bảng 4, ta thấy vốn tự có ngày càng lớn. Năm 1999 đạt 1076 tỷ đồng tăngg 37% so với năm 1998 và năm 2000 đã tăng lên tỡi 1133 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 1999. Sự tăng lên của vốn tự có biểu hiện quỹ bảo toàn vốn điều lệ ngày càng tăng. Là Ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực đầu tư phát triển, BIDV được Chính phủ cấp cho quỹ đầu tư phát triển để cho vay các dự án theo kế hạch Nhà nước chỉ định. Thông thường số thu nợ hàng năm từ việc cho vay nguồn vốn này được tiếp tục sử dụng để cho vay cá dự án mới. khi sử dụng nguồn này, BIDV không phải trả lãi mà được trích một khoản bảo toàn vốn theo tỷ lệ quy định. Năm 1994 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 30% trong tổng nguồn và là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất, đến năm 2000 đã giảm xuống chỉ còn chiếm 6,6% trong tổng nguồn. Theo bảng 4, nguồn này năm 1999 giảm 400 tỷ ( giản 11%) vì BIDV phải trả Bộ tài chính tỷ trọng quỹ đầu tư phát triển có xu hướng ngày càng giảm trong tổng nguồn vốn trong 3 năm qua. Tuy nhiên, nguồn này vẫn hết sức quan trọng cho đầu tư phát triển, đặc biệt trong giai đoạn CNH,HĐH đất nước từ nay đến năm 2020. Nguồn vốn từ chủ sở hữu có tính ổn định cao. Vì vậy BIDV thường sử dụng nguồn này để tài trợ cho sự phát triển của ngân hàng ( xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới...) và cho vay theo kế hoạch của Nhà nước. Để mở rộng nguồn này là rất khó vì nó phụ thuộc nhiều vào tình hình hoạt động Kinh doanh của ngân hàng và uy tín mà BIDV tạo lập được với chính phủ trong quá tình quản lý, điều hành các khoản cho vay theo kế hoạch Nhà nước. Tuy nhiên, qua số liệu trên đây đã phần nào khẳng định được niềm tin của Nhà nước, khách hàng, các đối tác với BIDV, tạo nền tảng cho sự phát triển và hội nhập quôc tế của BIDV trong tương lai. 2- Nguồn huy động tiền gửi trung và dài hạn: Tiền gửi trung và dài hạn là tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng do khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm mục đích tiết kiệm và sinh lời. Vì vậy nguồn này có tính chất khá ổn định, BIDV có thể yên tâm sử dụng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn này được cấu thành bởi hai nguồn cơ bản đó là: Tiền gửi trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế- xã hội, và tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn của dân cư. *Tiền gửi trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế-xã hội: Đây là những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi củâ các tổ chức kinh tế-xã hội nhưng họ chưa có nhu cầu sử dụng trong ngắn hạn. Vì vậy họ chọn giải pháp có lợi nhất là gửi vào ngân hàng. Kỳ hạn của khoản tiền này chủ yếu là trung hạn, quy mô không lớn, chiếm tỷ trọng nhỏ tổng tổng nguồn vốn trung và dài hạn của BIDV trong ba năm quá ( khoảng 1%-2%) * Tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn của dân cư: Sự biến động của nguồn vốn này qua từng giai đoạn phụ thuộc nhiều vào yếu tố kinh tế vĩ mô của nền kinh tế cũng như các chính sách về nguồn vốn của Ngân hàng, đặc biệt là chính sách lãi suất. theo các nhà kinh tế thì tiết kiệm trong tầng lứp dân cư là khá lớn từ 5- 10 tỷ USD. Để khơi dậy tiềm năng này, BIDV đã nghiên cứu và đưa ra nhiều hình thức huy động đa dạng với nhiều phương thức, thể lệ phù hợp với nhu cầu của dân chúng. Bên cạnh những nghiệp vụ mang tính truyền thống như: Tiết kiệm có kỳ hạn 1 năm, hai năm... Một số chi nhánh đã chủ động đưa ra các hình thức huy động mới như: Tiết kiệm cho vay xây dựng nhà ở, tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng,... Cụ thể các hình thức đó như sau: + Tiết kiệm cho vay xây dựng nhà ở: Đây là một hình thức tiết kiệm của các tầng lớp dân cư được BIDV áp dụng nhằm hỗ trợ cho người dân sớm có nhà ở, rút ngắn thời gian chờ đợi đủ vốn, góp phần vào việc thực hiện chính sách nhà ở của Đảng và Nhà nước. Khác hàng có nhu cầu mua sắm, cải tạo nhà có thể tiết kiệm có kỳ hạn ít nhất là một năm và được Ngân hàng cho vay thêm vốn để cùng với số tiết kiệm được để làm nhà ở. Ngân hàng và khách hàng sẽ ký kết một hợp đồng tiết kiệm và vay vốn xây dựng nhà ở thể hiện việc gửi và rút vốn. Người gửi sẽ nhận được một sổ tiết kiệm do Ngân hàng, sổ này có thể được chuyển nhượng, thừa kế và có thể vay vốn với mức tối đa bằng với số dư trên sổ tiết kiệm tại thời điểm xin vay. Trường hợp người gửi có nhu cầu vay vốn lớn hơn số sư trên sổ tiết kiệm thì Ngân hàng sẽ xem xét và có quyết định cụ thể với từng trường hợp. Hình thức tiết kiệm này đã tạo ra một nguồn vốn tương đối ổn định, BIDV có thể sử dụng để tài trợ cho phát triển kinh tế. + Tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng: Tâm lý của người gửi tiền là luôn luôn lo sợ đồng tiền mất giá khi gửi tiền có kỳ hạn dài. Vì vậy hình thức tiết kiệm này có thể loại bỏ được tâm lý lo sợ đó. Khách hàng gửi tiền, Ngân hàng sẽ quy ra vàng theo thời giá tại thời điểm gửi và khi hết hạn thì khách hàng sẽ nhận lại số tiền tương đương với giá trị số vàng đó cộng với phần lãi. Thông thường người gửi tiền quan niệm rằng vàng ít bị mất giá nên họ rất quan tâm đến hình thức tiết kiệm này, mặc dù lãi suất thấp hơn các khoản đầu tư khác. Với Ngân hàng, đây là hình thức huy động vốn trung và dài hạn có thể nói là khá đặc biệt. Nhờ có chính sách huy động vốn linh hoạt, tiền gưởi trung và dài hạn tại BIDV ngày càng tăng trưởng. Năm 1999 tăng 20,6% so với năm 1998, chiếm 22% tổng nguồn vốn trung và dài hạn. Đến cuối năm 2000 số dư đạt 7500 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 1999 và chiếm 26% tổng nguồn vốn trung và dài hạn. Sự biến động theo chiều hướng tích cực của nguồn vốn này chứng tỏ Ngân hàng đã đực biệt quan tâm khai thác nguồn vốn đầu tư từ các tầng lớp dân cư đồng thời cũng biểu hiện lòng tin của quần chúng đối với BIDV ngày càng được nâng cao. Để huy động ngày càng nhiều nguồn tiền gửi trung và dài hạn, BIDV đã và đang không ngừng đổi mới áp dụng các nghiệp vụ huy động hiện đại, kích thích dân chúng gửi tiền với kỳ hạn đài và lãi suất hợp lý. 3- Vốn vay trung và dài hạn BIDV vay vốn trung và dài hạn trên thị trường thông qua hai hình thức chủ yếu: Vay thông qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu; Vay trực tiếp. Chúng ta sẽ nghiên cứu nguồn vốn này trên cơ sở số liệu của bảng sau: Bảng 5: Cơ cấu vốn vay trung và dài hạn của BIDV Đơn vị: Tỷ đồng * Vốn vay trung và dài hạn 31/12/1998 31/12/1999 31/12/2000 Số dư Tỷ trọng ( %) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Vay thông qua phát hành: - Kỳ phiếu có mục đích - Trái phiếu 2800 1600 1200 40,8 23,3 17,5 5400 2500 2900 56 26 30 8000 3500 4500 59,4 26 33,4 - Vay trực tếp: + Vay NHNN và BTC + Vay các TCTD + Vay nước ngoài cho ĐTPT 4054 801 1559 1694 59,2 11,7 22,8 25,7 4237 1648 2135 454 44 17 22 5 5458 2100 3143 215 40,6 15,6 23,4 1,6 Tổng cộng 6854 100 9637 100 13.458 100 Nguồn: Phòng nguồn Kinh doanh, BIDV 3.1- Vay trung và dài hạn thông qua phát hành kỳ phiếu và trái phiếu. * Phát hành ký phiếu trung và dài hạn ( cả VND và USD): Kỳ phiếu của BIDV là một loại giấy nhận nợ do Ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trong dân cư một cách linh hoạt , đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hoặc để tài trợ cho các chương tình phát triển, dự án kinh tế. Căn cứ vào tình hình nguồn vốn và nhi cầu mở rộng tín dụng trong từng thời điểm màBIDV phát hành kỳ phiều bằng VND hoặc USD cũng như là kỳ phiếu ngắn hạn hay trung và dài hạn. Kỳ phiếu trung và dài hạn (kỳ phiếu có mục đích) của BIDV là kỳ phiếu có thời hạn dài từ 1 đến 5 năm. Kỳ phiếu được phát hành theo mục đích cụ thể của Ngân hàng như tài trợ cho một dự án kinh tế với lãi suất tuỳ vào mỗi đợt phát hành. Kỳ phiếu có mục đích của BIDV được phát hành theo từng đợt. Các chi nhánh muốn phát hành thì phải trình và được BIDV Trung ương cho phép, ấn định mức lãi suất và số lượng phát hành Phương thức trả lãi cho người mua kỳ phiếu được BIDV áp dụng rất linh hoạt: Trả lãi sau cùng gốc , trả lãi trước, trả lãi định kỳ. Nếu là kỳ phiếu không ghi danh thì không áp dụng phương thức trả lãi định kỳ. Đến kỳ hạn lĩnh lãi mà chủ sở hưu không đến lĩnh lãi thì được BIDV giữ hộ và được hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn ( không nhập lãi vào gốc) . Đối với số vốn gốc kỳ phiếu đến hạn mà chủ sở hữu chưa đến thanh toán, được BIDV giữ hộ hoặc chuyển sang tài khoản gửi cá nhân và được hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn. Phát hành kỳ phiếu có mục đích là nghiệp vụ huy động vốn trung và dài hạn khá hiệu quả, hấp dẫn người mua vì có mức lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn và BIDV luôn chủ động trong việc bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn khi cần thiết. Theo bảng 5 ta thấy vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu có mục đích tăng tương đối ổn định. Nếu như năm 1998 doanh số chỉ đạt 1600 tỷ đồng thì năm 2000 đã lên tới 3500 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 1998 và 40% năm 1999. Ngay cả trong cơ cấu tổng nguồn vốn thì nguồn này cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao, năm 2000 chiếm 7% tổng nguồn vốn ( năm 1999 chiếm 6% và năm 2000 chiếm 5%). Tuy nhiên phát hành kỳ phiếu có mục đích là nghiệp vụ huy động vốn không mang tính thường xuyên. Do đó chưa đáp ứng tối đa nhu cầu mua kỳ phiếu của dân chúng. Hơn nữa, kỳ hạn trong cùng một đợt phát hành còn đơn điệu, chưa đa dạng. Nhưng về phía Ngân hàng, việc phát hành kỳ phiếu có mục đích là để tài trợ cho dự án cụ thể. Vì vậy nghiệp vụ này được coi là rất hợp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. * Phát hành trái phiếu trung và dài hạn ( cả VND và USD): Trái phiếu Ngân hàng là một công cụ vay nợ dài hạn trên thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ do BIDV phát hành để huy động vốn. Trong đó BIDV cam kết trả lãi và gốc cho người mua ( hoặc người sở hữu) sau một thời gian nhất định. Tờ trái phiếu do BIDV trung ương ấn hành theo mẫu quy định được NHNN duyệt. Trên tờ trái phiếu có xác định thời hạn trái phiếu, mệnh giá, lãi suất, phương thức trả lãi, địa điểm trả lãi,... Về phía người mua, trái phiếu Ngân hàng là giấy chứng nhận việc đầu tư vốn và quyền được hưởng thu nhập của người mua trên số tiền mua trái phiếu. Hiện nay ở nước ta, BIDV là Ngân hàng duy nhất có nghiệp vụ huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Trái phiếu của BIDV được phát hành theo đợt gắn với đầu tư cho một hoặc nhiều công trình, do BIDV trung ương trình Thống đốc NHNN về các nội dung phát hành. Sau khi được phép, BIDV trung ương sẽ phân bổ lượng trái phiếu đến các chi nhánh. Trái phiếu BIDV là công cụ huy động vốn dài hạn thường có thời hạn trên 1 năm: 2 năm, 3 năm, 5 năm. Trái phiếu BIDV được phát hành dưới hình thức: ghi danh, vô danh và gi sổ. Phương thức trả lãi trái phiếu được BIDV áp dụng khá linh hoạt. Trả lãi sau ( khi đáo hạn), trả lãi trước một năm hợc trả lãi từng định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm căn cứ vào mức lãi ghi trên các phiếu lĩnh lãi kèm theo trái phiếu ( Coupon). Nếu đến hạn mà khách hàng chưa đến lĩnh lãi và gốc thì được BIDV giữ hộ ( không nhập lãi gốc) và được hưởng lãi theo mức lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn tại chi nhánh BIDV nơi mua tại thời điểm đó, kể từ ngày đến hạn theo mệnh giá từ trái phiếu và số tiền lãi chưa lĩnh. Trái phiếu BIDV được chuyển nhượng, cầm cố, chiết khấu theo hướng dẫn của từng đợt phát hành. Nhìn chung với trái phiéu vô danh thì được tự do chuyển nhượng. Cũng như hầu hết các NHTM khác, hiện nay BIDV đã và đang mở rộng huy động vốn trung và dài hạn nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu sinh lời của Ngân hàng. Đây là một bài toán khó, bởi diễn biến lãi suất có xu hướng giảm, Ngân hàng dễ gặp rủi ro lãi suất trong kinh doanh. Hơn nữa, các tầng lớp dân cư lại chưa sẵn sàng gửi tiền với kỳ hạn dài. Tuy nhiên, BIDV là Ngân hàng chủ lực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100774.doc
Tài liệu liên quan