Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 3

1.1 Tổng quan về tín dụng 3

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 3

1.1.2 Vai trò của hoạt động tín dụng 4

1.1.3 Phân loại tín dụng 6

1.2 Quản lý tín dụng trong ngân hàng thương mại 9

1.2.1 Khái niệm về quản lý và quản lý tín dụng ngân hàng thương mại 9

1.2.2 Đặc điểm của quản lý tín dụng 9

1.2.3 Vai trò của quản lý tín dụng ngân hàng 10

1.2.4 Nội dung công tác quản lý tín dụng ngân hàng 10

1.2.5 Hiệu quả công tác quản lý tín dụng 11

1.2.5.1 Các chỉ tiêu định tính 11

1.2.5.2 Các chỉ tiêu định lượng 12

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tín dụng ngân hàng 14

1.3.1 Nhân tố thuộc về phía khách hàng 15

1.3.2 Nhân tố thuộc phía ngân hàng 16

1.3.3 Nhân tố khách quan 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH 21

2.1 Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành 21

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 21

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động 23

2.1.3 Những hoạt động chính của Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành 29

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành 30

2.2 Kết quả công tác quản lý tín dụng tại Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành 37

2.2.1 Về mặt định tính 37

2.2.2 Các yếu tố định lượng 39

2.3 Đánh giá những kết quả đạt được tại chi nhánh Hà Thành 42

2.3.1 Những kết quả đạt được 42

2.3.2 Hạn chế còn tồn tại 44

2.3.3 Nguyên nhân 45

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHĐT&PT HÀ THÀNH 48

3.1 Định hướng, mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2010 48

3.1.1 Định hướng – Mục tiêu chung 48

3.1.2 Chỉ tiêu cụ thể 48

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành 50

3.2.1 Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng. 50

3.2.2 Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả 51

3.3.3 Thực hiện đầy đủ và đổi mới quy trình tín dụng 52

3.2.4 Thực hiện đầy đủ các quy trình về bảo đảm tiền vay 52

3.2.5 Đổi mới thiết bị, công nghệ ngân hàng 53

3.2.6 Thu thập, xử lý thông tin tín dụng 54

3.2.7 Đa dạng hóa danh mục sản phẩm tín dụng của BIDV Hà Thành 55

3.2.8 Giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát 56

3.2.9 Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng 56

3.2.10 Thực hiện tốt công tác quản lý và xử lý nợ 57

3.3 Một số kiến nghị 59

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 59

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 60

KẾT LUẬN 61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Nhờ áp dụng triệt để mô hình giao dịch một cửa, NHĐT&PT Hà Thành đã rút ngắn được thời gian  giao dịch với khách hàng, giản tiện các thủ tục nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, an toàn,  đem lại sự tiện ích, hài lòng cho khách hàng. Điều này được khẳng định bởi kết quả: NHĐT&PT Hà Thành là một trong  những đơn vị mạnh về dịch vụ của toàn hệ thống, tỷ trọng thu phí tín dụng chiếm hơn 60%  tổng thu nhập. Phương châm “Hợp tác toàn diện, phát triển bền vững, hướng tới tương lai” đã và đang được BIDV Hà Thành tiếp tục thực hiện có hiệu quả, hợp lực cùng các doanh nghiệp đi tới mục tiêu đóng góp được nhiều nhất cho phát triển kinh tế Thủ đô và đất nước. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động Ban giám đốc Khối quan hệ khách hàng Khối trực thuộc Khối quản lý nội bộ Khối tác nghiệp Khối quản lý rủi ro Phòng QL rủi ro Phòng DVKH Phòng quản trị tín dụng Phòng QHKH II Phòng QHKH I Phòng thanh toán quốc tế Phòng QL và DV kho quỹ Phòng giao dịch Phòng tài chính– ktoán Phòng điện toán Phòng kế hoạch tông hợp Phòng tổ chức – hành chính Điểm giao dịch Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy BIDV Hà Thành a) Ban giám đốc: Ban giám đốc chi nhánh gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc, với nhiệm vụ chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động chung của chi nhánh, quyết định cho vay, bảo lãnh trong thẩm quyền được cấp trên phê duyệt. b) Phòng quan hệ khách hàng I - Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: + Đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng + Tiếp thị và bán sản phẩm + Thiết lập và duy trì quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng - Công tác tín dụng: + Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng + Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. + Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. + Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng, mức tăng trưởng và hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp của chi nhánh. c) Phòng quan hệ khách hàng II - Tiếp thị và phát triển khách hàng: + Thu thập, khai thác thông tin về thị trường bán lẻ để đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân + Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm + Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV - Bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ: + Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân + Tư vấn cho khách hàng lựa chọn, sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV + Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng + Chịu trách nhiệm về bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hóa doanh thu - Công tác tín dụng: + Tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và tiếp nhận hồ sơ vay vốn + Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay và lập báo cáo thẩm định + Soạn thảo các hợp đồng liên quan + Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, lập đề xuất giải ngân + Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. + Lập báo cáo đề xuất điều chỉnh tín dụng + Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng + Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, tính chính xác, trung thực đối với các thông tin của khách hàng - Các nhiệm vụ khác d) Phòng quản lý rủi ro - Công tác quản lý tín dụng + Đề xuất chính sách, biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng + Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh + Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro + Đề xuất kế hoạch giảm nợ xấu và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng - Công tác quản lý rủi ro tín dụng: + Đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng + Đề xuất, trình phê duyệt cấp tín dụng, bảo lãnh, tài trợ dự án, tài trợ thương mại hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm quyền + Phối hợp với phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề + Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và an toàn pháp lý trong hoạt động tín dụng của chi nhánh - Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp: + Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đè xuất, hướng dẫn các chương trình triển khai phòng ngừa giảm thiểu rủi ro tác nghiệp + Hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong chi nhánh tự kiểm tra và đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp - Công tác phòng chống rửa tiền - Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO - Công tác kiểm tra nội bộ e) Phòng quản trị tín dụng - Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ giải ngân/cấp bảo lãnh và các điều kiện giải ngân/cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng tín dụng đã ký, lập tờ trình giải ngân/cấp bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt - Kiểm tra, rà soát tính đầy đủ của hồ sơ tín dụng theo quy định - Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ đến hạn - Thực hiện tính toán, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng quan hệ khách hàng - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng f) Phòng Dịch vụ khách hàng - Trực tiếp thực hiện, xử lý tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng về mở tài khoản tiền gửi và xử lý các giao dịch như nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán, ngân quỹ, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thu đổi, mua bán ngoại tệ và các dịch vụ khác - Tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ và đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng - Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV - Chịu trách nhiệm: + Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ của các chứng từ giao dịch + Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm định về bảo mật + Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch g) Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ quản lý kho và xuất/nhập quỹ - Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện an toàn kho quỹ, phát triển các dịch vụ kho quỹ h) Phòng thanh toán quốc tế - Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng về tài trợ thương mại xuất khẩu, kiểm tra hồ sơ và gửi về Hội sở theo quy định - Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp cận, tiếp thị, phát triển khách hàng - Chịu trách nhiệm về phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh i) Phòng Tài chính – kế toán - Thực hiện công tác kế toán chi tiết, kế hoạch tổng hợp - Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính - Đề xuất, tham mưu về hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính kế toán - Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành các quy định trong công việc kế toán và chi tiêu tài chính - Quản lý thông tin và lập báo cáo - Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời của số liệu kế toán và các báo cáo liên quan k) Phòng tổ chức – hành chính - Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức - Tham mưu, đề xuất về triển khai công tác tổ chức nhân sự tại chi nhánh - Hướng dẫn các phòng/tổ và các đơn vị trực thuộc chi nhánh thực hiện công tác quản lý cán bộ - Tổ chức triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh - Đầu mối triển khai công tác chính sách đối với cán bộ của chi nhánh - Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới - Quản lý hồ sơ cán bộ l) Phòng kế hoạch – tổng hợp - Công tác kế hoạch – tổng hợp: + Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp + Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh + Giúp Giám đốc chi nhánh quản lý, đánh giá hoạt động kinh doanh của chi nhánh - Công tác nguồn vốn + Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, chính sách, biệ pháp phát triển nguồn vốn và giảm chi phí vốn để nâng cao lợi nhuận + Thu thập, báo cáo những thông tin liên quan đến rủi ro thị trường ở chi nhánh và đề xuất phương án xử lý + Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh m) Phòng (tổ) điện toán - Đảm bảo vận hành hệ thống tin học tại chi nhánh liên tục, thông suốt - Tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và những vấn đề liên quan 2.1.3 Những hoạt động chính của Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành - Hoạt động huy động vốn từ dân cư và các tổ chức khác nhau trong nền kinh tế dưới các hình thức như: gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu chính phủ, các chứng chỉ tiền gửi. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và nhu cầu vay vốn theo quy định. - Thực hiện các hoạt động bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Các hoạt động dịch vụ khác như: dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ ủy thác và tư vấn, dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, dịch vụ ngân quỹ thu đổi ngoại tệ và các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước. 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành Mặc dù bị ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong và ngoài nước, song do quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của Ban lãnh đạo NHĐT&PT Việt Nam cũng như chủ động lường đón được những khó khăn trong quá trình thực thi và triển khai nhiệm vụ được giao, chi nhánh Hà Thành đã có những bước đi và giải pháp triển khai đúng đắn, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn ngay từ đầu năm, kiểm soát tăng trưởng tín dụng, đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh thể hiện trên các mặt sau: a) Tình hình huy động vốn Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong thời điểm hiện tại, quán triệt chỉ đạo của Hội đồng quản trị và ban giám đốc, chi nhánh đã đôn đốc các cán bộ theo dõi thường xuyên, sát sao luồng tiền gửi của khách hàng, yêu cầu khách hàng chuyển doanh thu về tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh tương ứng với tỷ lệ tài trợ vốn, khuyến khích khách hàng gửi tiền tại chi nhánh. Các phòng quan hệ khách hàng đã tích cực phối hợp với Phòng kế hoạch tổng hợp và Phòng dịch vụ khách hàng thực hiện marketing, chào lãi suất tiền gửi cho các khách hàng có số dư tiền gửi lớn và tiềm năng như : Nhà xuất bản giáo dục, Công ty cổ phần Vimeco, Tổng công ty thương mại Hà Nội, công ty cổ phần thép Hòa Phát, Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam… Kết quả huy động vốn của BIDV Hà Thành được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của BIDV Hà Thành Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Lượng Lượng TL 08/07 Lượng TL 09/08 Tổng cộng 4.888.106 5.505.400 112,63% 6.311.631 114,64% 1. TG không kỳ hạn 2.127.205 1.757.430 82,2% 1.236.527 70,36% 2. TG chuyên dùng của CN và TCKT 0 0 0 0 0 3.TG có kỳ hạn của TCKT 1.248.881 1.645.900 131,79% 2.386.555 145% 4. TG có kỳ hạn của cá nhân 899.475 1.041.400 115,78% 1.228.018 117,92% 5. Kỳ phiếu ngắn hạn 1.813 730 40,26% 650 89,04% 6. Kỳ phiếu dài hạn 74 85 114,86% 80 94,12% 7. Chứng chỉ tiền gửi 7.461 430.700 5772,68% 673.356 156,34% 8. Tiền gửi TCTC 603.197 629.155 104.3% 786.443 125% (Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2007, 2008, 2009 chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành) Mặc dù năm 2009 được đánh giá là năm khó khăn đối với việc triển khai công tác huy động vốn, tuy nhiên Chi nhánh đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh công tác huy động vốn và luôn xác định công tác huy động vốn là mục tiêu ưu tiên và là mặt trận hàng đầu trong điều hành hoạt động kinh doanh năm 2009. Kết quả đến 31/12/2009, huy động vốn của của chi nhánh đạt 6.311.631 triệu đồng, tăng 806.231 triệu đồng (tức 14,64%) so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn của toàn ngành (9,6%). Nguyên nhân tăng là do tiền gửi có kỳ hạn của TCKT tăng 740.655 triệu đồng (45%), tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân tăng 186.619 triệu đồng (17,92%), chứng chỉ tiền gửi tăng 242.656 triệu đồng (56,34%) và tiền gửi của các tổ chức tài chính tăng 157.289 triệu đồng (25%). Chứng chỉ tiền gửi có sự gia tăng đột biến trong những năm vừa qua là do ngân hàng đang áp dụng đẩy mạnh việc phát hành chứng chỉ tiền gửi với việc đa dạng hoá kỳ hạn của chứng chỉ tiền gửi và nhiều hình thức ưu đãi về lãi suất và đặc biệt là khả năng thanh toán trước hạn đã thu hut được rất nhiều người mua. Cụ thể, kỳ hạn chứng chỉ tiền gửi của BIDV khá linh hoạt, kết hợp cả kỳ hạn ngắn và trung hạn với các mốc 4 tháng, 7 tháng và 13 tháng. Khách hàng tham gia mua chứng chỉ tiền gửi của BIDV có cơ hội nhận được mức lãi suất hấp dẫn, từ 9,3%/năm trở lên và mức cao nhất lên tới 9,99%/năm. Chính vì vậy, cùng với việc huy động vốn của tổ chức kinh tế, cá nhân thông qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm, phát hành các loại giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi đang trở thành một trong những sản phẩm huy động vốn “ưa thích” không chỉ của BIDV chi nhánh Hà Thành mà còn của các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, Chi nhánh không chỉ tự đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, mà còn có đóng góp đáng kể về quy mô vốn cho toàn hệ thống, quy mô huy động vốn năm 2009 gấp 3 lần quy mô dư nợ tín dụng. b) Hoạt động tín dụng Tín dụng vừa là đặc trưng của hoạt động ngân hàng, vừa góp phần thúc đẩy, nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng luôn là thế mạnh của BIDV Hà Thành. Chi nhánh thực hiện việc cấp tín dụng dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu, chiết khấu giấy tờ có giá… nhưng hoạt động cho vay vẫn là chủ yếu. Quán triệt sự chỉ đạo của NHĐT&PT Việt Nam và Ban giám đốc chi nhánh về kiểm soát giới hạn tín dụng, trong năm 2009, chi nhánh đã thực hiện rà soát nhu cầu vay vốn của tất cả các khách hàng, lên kế hoạch giải ngân thu nợ hàng tuần, hàng tháng chi tiết đến từng khách hàng, đảm bảo tổng dư nợ không vượt quá giới hạn tín dụng cao nhất và giới hạn tín dụng cuối kỳ được giao. Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của BIDV Hà Thành Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Tổng dư nợ Tỷ đồng 1.997 1.940 2.554 Dư nợ TDH Tỷ đồng 309,93 301,67 740,66 1. Dư nợ TDH/ Tổng dư nợ % 15,52 15,55 29 Dư nợ NQD Tỷ đồng 1870,59 1825,93 2426,3 2. Dư nợ NQD/ tổng dư nợ % 93,67 94,12 95 Dư nợ có TSBĐ Tỷ đồng 1695,85 1657,73 2109,60 3. Dư nợ có TSBĐ/ Tổng dư nợ % 84,92 85,45 82.6 (Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2007, 2008, 2009 NHĐT & PTVN chi nhánh Hà Thành) Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy: - Dư nợ tín dụng của chi nhánh đến 31/12/2009 đạt 2.554 tỷ, hoàn thành 102% kế hoạch của Ban giám đốc chi nhánh giao và góp phần để chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu dư nợ cuối kỳ của BIDV Trung ương giao. Dư nợ bình quân đạt 2.370 tỷ đồng, tăng trưởng 23,8%, có tính ổn định cao do Chi nhánh đã tập trung tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm, không tăng vào những tháng cuối năm như năm 2008. - Tổng dư nợ vay trung dài hạn của chi nhánh đến 31/12/2009 là 740,66 tỷ, tăng 438,99 tỷ so với năm 2008. Nguyên nhân là do trong năm 2009, chi nhánh đã thẩm định và hoàn thành cho vay 2 dự án lớn là tài trợ dự án “ Khu liên hiệp sản xuất gang thép Hòa Phát” trong đó Chi nhánh Hà Thành là chi nhánh đầu mối cho vay hợp vốn với 4 chi nhánh khác trong hệ thống BIDV với tổng số vốn tài trợ lên tới gần 1.000 tỷ đồng và “Dự án xây dựng văn phòng cho thuê tại 257 Giải Phóng” của Công ty CP Xây dựng bê tông A&P, Công ty Vimeco… - Tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn/ tổng dư nợ đến năm 2009 là 29%, nằm trong giới hạn 30,5% được Trung ương giao. - Dư nợ có tài sản bảo đảm cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, năm 2007 là 84,92%, năm 2008 là 85,45% và năm 2009 là 82,6%, trong khi kế hoạch là 72%. Điều này chứng tỏ các khoản tín dụng của ngân hàng ngày càng đảm bảo. Các tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ lớn như tài sản của công ty FPT, công ty Việt Á… c) Các hoạt động khác Mặc dù được thành lập chưa lâu nhưng chi nhánh Hà Thành đã và đang đa dạng hóa sản phẩm của mình. Chi nhánh đã bước đầu hình thành một mô hình kiểu mẫu về một ngân hàng hiện đại hoạt động trong cơ chế thị trường: vững chắc về năng lực, vị thế, uy tín, sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng cao. Quán triệt chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc về đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh, BIDV Hà Thành đã tiến hành điều tra nắm bắt nhu cầu sử dụng các dịch vụ như: phát hành thẻ ATM, BSMS, đổ lương qua tài khoản, POS, phát hành thẻ Visa Gold… của các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại chi nhánh. Từ đó, các phòng QHKH đã phối hợp với phòng DVKHDN, DVKHCN trong việc tiếp cận nhu cầu của các doanh nghiệp đối với các dịch vụ trên nhằm góp phần cung cấp toàn diện các dịch vụ của BIDV đến cho các doanh nghiệp. Trong năm 2008, chi nhánh đã phát hành được hơn 5000 thẻ ATM. Thực hiện chỉ thị số 20/CT của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ trương thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên qua tài khoản ngân hàng, chi nhánh đã tích cực phân công tiếp thị, mở thẻ tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hưởng lương ngân sách có nhu cầu trả lương qua tài khoản cá nhân. Hiện nay ngân hàng đã ký hợp đồng với khoảng 20 doanh nghiệp trả lương qua thẻ. Kết quả hoạt động dịch vụ được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.3: Tăng trưởng dịch vụ qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Thu dịch vụ ròng 18,15 36,14 47,4 (Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2007, 2008, 2009 chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành) Thu từ dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực: thu dịch vụ ròng 2008 đạt được 36,14 tỷ đồng, tăng gần 100% so với năm 2007, năm 2009 đạt 47,4 tỷ đồng, tăng 31,16% so với năm 2008, là một trong bốn chi nhánh có mức thu dịch vụ tăng nhiều nhất (trên 10 tỷ đồng). Tỷ trọng thu dịch vụ/chênh lệch thu chi tiếp tục được cải thiện. Nếu như năm 2008 thu từ dịch vụ chiếm 30% chênh lệch thu chi thì đến năm 2009, tỷ trọng này là 37,4%. Năng suất lao động tính trên thu dịch vụ ròng đạt 241 triệu đồng/người, cao hơn năm trước 51 triệu đồng/người. Trong năm 2009, Chi nhánh đã phát triển được 33 điểm POS, phát hành 6.701 thẻ ATM, với số khách hàng sử dụng BSMS tăng gấp 2 lần năm 2008; thu phí dịch vụ BSMS đạt 254.4 triệu đồng, hoàn thành 116% kế hoạch. Phí Western Union đạt 133 triệu đồng, hoàn thành 101% kế hoạch. Năm 2009 cũng là năm công tác phát hành thẻ Visa đạt được những kết quả ấn tượng. Chi nhánh Hà Thành hiện là một trong những Chi nhánh dẫn đầu hệ thống trong việc triển khai phát hành thẻ tín dụng quốc tế với tổng số thẻ phát hành là 712 thẻ/năm. Gắn với tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh cũng đẩy mạnh doanh thu khai thác phí bảo hiểm. Các khách hàng có quan hệ truyền thống của Chi nhánh đã thực hiện mua bảo hiểm cho máy móc, thiết bị nhà xưởng thế chấp tại Chi nhánh như Công ty CP thép Hòa Phát, Công ty Niềm tin Việt, Công ty Trung Dũng… Kết quả doanh thu khai thác phí bảo hiểm năm 2009 đạt 3,15 tỷ đồng, bằng 121,15% kế hoạch được giao. d) Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của BIDV chi nhánh Hà Thành Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1. Tổng thu 491 654,25 817,81 2. Tổng chi 362,18 520,71 667,53 3. LN trước thuế 128,76 133,539 169,13 4. LN sau thuế 96,6 100,15 126,85 (Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2007, 2008, 2009 NHĐT & PTVN chi nhánh Hà Thành) Mặc dù năm 2009 hoạt động của Chi nhánh chịu ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra giảm so với cùng kỳ năm trước, hoạt động đầu tư trầm lắng…, song do bám sát định hướng phát triển của NHĐT&PT Việt Nam, tập trung đẩy mạnh huy động vốn, đặc biệt nguồn vốn giá rẻ nên hiệu quả hoạt động của Chi nhánh vẫn thu được kết quả khả quan. Tính đến hết 31/12/2009, lợi nhuận sau thuế đạt 126,85 tỷ đồng, hoàn thành 108,4% kế hoạch năm 2009. Chi nhánh đã đảm bảo được cam kết về thu nhập năm sau cao hơn năm trước cho người lao động. Bên cạnh đó, năm 2009 là năm thứ hai liên tiếp Chi nhánh Hà Thành được nhận danh hiệu đơn vị hoàn thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ và là một trong 10 đơn vị đứng đầu và có nhiều đóng góp cho hệ thống. Năm 2009 cũng là năm Chi nhánh tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong 3 năm giai đoạn 2007 – 2009: huy động vốn bình quân 29%/năm; dư nợ tín dụng tăng trưởng 30%/năm; thu dịch vụ ròng tăng trưởng bình quân 70%/năm; chênh lệch thu chi tăng trưởng đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh ngân hàng, trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định. 2.2 Kết quả công tác quản lý tín dụng tại Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành 2.2.1 Về mặt định tính Được sự chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Hà Thành đã tuân thủ đầy đủ quy trình tín dụng từ khâu tiếp nhận hồ sơ khách hàng đến khâu tất toán, thanh lý hợp đồng tín dụng. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã xây dựng một quy trình tín dụng hợp lý và đảm bảo thống nhất trong toàn hệ thống. Quy trình này được tiến hành theo các bước chính như sau: Thẩm định trước khi cho vay; kiểm tra, giám sát trong khi cho vay; kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay. Việc thẩm định trước khi cho vay đóng vay đóng vai trò quyết định đối với chất lượng tín dụng của ngân hàng. Việc thẩm định thiếu chính xác sẽ dẫn đến việc đưa ra quyết định cấp tín dụng sai lầm, rủi ro đối với ngân hàng không thể lường trước được. Ngoài ra, ngân hàng cũng rất chú trọng công tác kiểm tra giám sát khoản cho vay. Kiểm tra giám sát khoản cho vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ đúng hạn các cam kết. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam quy định việc kiểm tra giám sát các khoản vay được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần phụ thuộc vào độ an toàn của khoản vay. Thông qua kiểm tra giám sát, ngân hàng có thể phát hiện kịp thời những biến động theo chiều hướng bất lợi đối với khoản tín dụng đã cấp, đối với tài sản đảm bảo để từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh thích hợp. Việc tổ chức thu hồi khoản nợ vay bao gồm thu nợ gốc, lãi và phí đối với những khoản vay có phí. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm theo dõi và thống kê các khoản vay đến hạn, tính lãi, phí phải trả của các khoản nợ vay, bảo lãnh vay vốn, chuẩn bị và thông báo trả nợ đến khách hàng vay vốn trước ngày đến hạn phải trả ít nhất 10 ngày. Hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh tương đối tốt, lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng cao, khả năng thu hồi các khoản nợ khi đến hạn cho thấy chất lượng tín dụng của các chi nhánh tương đối tốt. Mặc dù mới chỉ đi vào hoạt động được vài năm nhưng chi nhánh đã không ngừng mở rộng và phát triển, luôn đổi mới không ngừng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm đáp ứng những nhu cầu của khách hàng, nâng cao năng lực quản lý và trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường, nâng cao uy tín và khả năng tài chính. Đây là những thành công mà chi nhánh Hà Thành đã đạt được trong vài năm trở lại đây. Khả năng cạnh tranh cao giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc thu hút khách hàng, huy động vốn từ dân cư, tìm kiếm được những khách hàng tốt, mở rộng quy mô hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. 2.2.2 Các yếu tố định lượng a) Tỷ lệ nợ quá hạn Bảng 2.5: Chỉ tiêu nợ quá hạn tại chi nhánh Hà Thành Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng dư nợ tín dụng 1.997 1.940 2.554 Nợ quá hạn 47,93 52,38 85,06 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,87% 1,05% 3,33% (Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2007, 2008, 2009 chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành) Nợ quá hạn luôn là vấn đề quan tâm của mọi ngân hàng. Nợ quá hạn thời điểm 32/12/2009 đạt 85,06 tỷ đồng, chiếm 3,33% tổng dư nợ. Nợ quá hạn tăng hơn so với 31/12/2008 do ảnh hưởng bất lợi cuả nền kinh tế khiến một số khách hàng gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ đến hạn như Công ty cổ phần Việt Á, Công ty cổ phần công nghiệp gỗ Secoin Hưng Yên, Công ty cổ phần đầu tư Việt… Để đánh giá cụ thể và chính xác hơn về tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh, ta xem xét nợ quá hạn theo các chỉ tiêu sau: Bảng 2.6: Phân loại nợ quá hạn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % NQH Số tiền % NQH Số tiền % NQH Tổng NQH 47,93 100% 52,38 100% 85,06 100% 1. Phân theo thời hạn - NQH ngắn hạn 40,83 85,2% 44,05 84,1% 68,22 80.2% - NQH trung dài hạn 7,09 14,8% 8,32 15,9% 16,84 19.8% 2. Phân theo thành phần kinh tế - NQH QD 7,988 16,67% 6,92 13,2% 10,8 12.7% - NQH NQD 39,42 83,33% 45,46 86,8% 74,26 87.3% (Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2007, 2008, 2009 chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành) Nợ quá hạn của chi nhánh tuy ở mức thấp nhưng vẫn tồn tạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3766.doc
Tài liệu liên quan