MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ CÁ DA TRƠN TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2
I- Vai trò của ngành Thủy sản. 2
1. Ngành Thủy sản có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2
2. Ngành Thủy sản đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. 5
3. Ngành Thuỷ sản cũng góp phần tích cực đối với vấn đề phúc lợi xã hội. 6
II- Xu hướng nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn trên Thế giới hiện nay. 7
III- Những lý luận chung về phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 9
1. Khái niệm phát triển bền vững. 9
2. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững. 12
3. Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 14
Chương II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ CÁ DA TRƠN TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 18
I- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 18
1. Điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 18
2. Điều kiện kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 19
II- Tình hình nuôi trồng cá da trơn và tác động của nó tới kinh tế xã hội và môi trường tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 21
1. Tình hình nuôi trồng cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 21
2. Tác động của việc nuôi trồng cá da trơn tới kinh tế – xã hội – môi trường tại vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay. 27
2.1. Tác động của việc nuôi trồng cá da trơn tới kinh tế – xã hội tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 27
2.2. Tác động của việc nuôi trồng cá da trơn tới môi trường tại vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay. 32
III- Tình hình chế biến cá da trơn và tác động của nó tới môi trường vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay. 36
1. Tình hình chế biến cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 36
2. Tác động của việc chế biến cá da trơn tới môi trường vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay. 41
IV. Tình hình tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 44
V- Những đánh giá chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 54
1. Ưu điểm. 54
2. Những tồn tại chủ yếu. 54
3. Nguyên nhân. 56
4. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ cá da trơn của Việt Nam. 58
Chương III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ CÁ DA TRƠN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 61
I- Quan điểm, định hướng, mục tiêu. 61
1. Quan điểm. 61
2. Định hướng. 61
3. Mục tiêu. 62
3.1. Mục tiêu tổng quát. 62
3.2. Mục tiêu cụ thể. 62
II- Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 64
1. Các giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 64
1.1. Tăng cường công tác quy hoạch đối với người nuôi trồng và chế biến cá tra, cá ba sa. 64
1.2. Tăng cường công tác quản lý. 66
1.3. Nâng cao năng lực và trình độ của lực lượng sản xuất. 68
1.3. Nâng cao năng lực chế biến. 69
1.4. Về đầu tư và tín dụng. 70
1.4.1. Vốn ngân sách trung ương. 70
1.4.2. Vốn ngân sách địa phương. 72
1.4.3. Vốn tín dụng và vốn huy động của các thành phần kinh tế. 73
2. Các biện pháp nhằm phát triển bền vững tiêu thụ cá da trơn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 73
2.1. Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho cá da trơn của Việt Nam. 73
2.1.1. Xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam. 73
2.1.2. Kích cầu, phát triển thị trường nội địa. 74
2.1.3. Giữ vững và phát triển thị phần cá da trơn Việt Nam trên thị trường quốc tế. 75
2.2. Nâng cao vai trò và củng cố hoạt động của các tổ chức Hiệp hội. 75
2.2.1. Hội Nghề cá Việt Nam. 75
2.2.2. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP). 76
2.3. Về đầu tư và tín dụng. 76
2.4. Về cơ chế, chính sách. 76
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2385 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uôi trồng thủy sản nước mặn, lợ và nước ngọt. Trong quá trình đào đắp đất đai để phát triển nuôi trồng thủy sản, môi trường đất bị xáo trộn diễn ra quá trình lan truyền phèn rất mạnh làm giảm pH môi trường nước và đất, gây ô nhiễm môi trường. Tại một số tỉnh như Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp... quá trình lan truyền phèn đã tác động đến môi trường nước và đất làm cho tôm, cá chết hàng loạt. Thực tế đã có những vùng đất nuôi tôm do ô nhiễm lan truyền quá mức đã phải bỏ hoang. Vấn đề xử lý nguồn bùn thải, chất thải nuôi trồng thủy sản là vấn đề rất bức xúc hiện nay ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tác động của các chất thải nuôi trồng thủy sản tập trung từ nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như: hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+, SO42-, các thành phần độc hại chứa trong bùn thải như H2S, NH3... là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ở bùn đáy ao nuôi tạo thành. Đặc biệt, nguồn bùn phù sa lắng đọng dưới đáy các ao nuôi trồng thủy sản với chiều dày từ 0,1 - 0,3m thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét tác động xấu đến môi trường xung quanh. Trong thức ăn nuôi trồng thủy sản chỉ có khoảng 17% trọng lượng khô của thức ăn được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa. Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản. Nguồn nước thải và bùn thải trong nuôi tôm công nghiệp và nuôi cá tra, cá ba sa có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, amoniac, coliform... là nguồn gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng cần phải được xử lý triệt để nhằm phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Quá trình mất cân bằng sinh thái trong nuôi trồng thủy sản đã dẫn đến dịch bệnh tôm nuôi diễn ra trên quy mô lớn và kéo dài trên 20 - 60% diện tích các tỉnh ven biển Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh...; cá tra, cá ba sa chết hàng loạt ở một số tỉnh/thành phố An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ... gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Nhiều hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp quy mô lớn... đã phải lâm vào cảnh điêu đứng do nợ nần, một số nơi diện tích nuôi thủy sản phải bỏ hoang do bị ô nhiễm môi trường và dịch bệnh phát sinh mà chưa khắc phục được. Môi trường nước trên sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch vùng ngọt hóa đã có dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ, các chất vô cơ và các vi sinh trong nước như: coliform, độ đục, amoniac, N-NH3, H2S, SO4, Fe... ảnh hưởng đến chất lượng nước trên sông rạch, tác động đến môi trường và sức khỏe của nhân dân trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh đó, quá trình chuyển dịch từ trồng lúa truyền thống sang nuôi tôm ven biển đã làm gia tăng nhanh quá trình xâm nhập mặn chưa được kiểm soát chặt chẽ, tác động xấu đến các hệ sinh thái nước ngọt trong khu vực. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản thời gian qua chưa được thực hiện đầy đủ và đồng bộ nên hiệu quả vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, vấn đề thủy lợi trong canh tác nuôi trồng thủy sản vẫn còn rất hạn chế, gây khó khăn cho công tác bảo vệ môi trường. Việc thực thi, ứng dụng các công nghệ xử lý nước thải, bùn thải trong nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng của công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với các mô hình canh tác nuôi thâm canh, bán thâm canh và nuôi công nghiệp... là các mô hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao, dịch bệnh có thể phát sinh với quy mô lớn. Trong những năm gần đây, do quá trình nuôi trồng thủy sản phát triển ngoài quy hoạch một cách ồ ạt, chưa kiểm soát được đã làm cho cán cân nuôi trồng - chế biến - thị trường tiêu thụ bị mất cân đối, gây tác động đến xã hội khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người dân nuôi trồng thủy sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Giáo sư Lâm Minh Triết, Viện trưởng Viện Nước và Công nghệ môi trường, các nguồn thải từ nuôi trồng thủy sản khiến môi trường nước bị biến đổi: “Môi trường nước ở vùng ngọt hóa hiện đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ; còn vùng mặn, hàm lượng sắt trong nước tăng cao, ảnh hưởng ngược lại đến việc nuôi thủy sản... Hậu quả là tôm nuôi ven biển chết hàng loạt trong những năm qua, cá da trơn cũng không tránh được tình trạng tương tự”. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn gây khó khăn cho lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu cá cũng như giảm hiệu quả kinh tế của chính người nuôi. Bè cá không chỉ là nơi nuôi cá đơn thuần mà còn là một ngôi nhà cho chính chủ nhân và những người tham gia chăn nuôi. Chính vì thế, nơi đây vừa chứa chất thải từ những hoạt động của con người, thức ăn cung cấp cho cá nuôi, lượng tro trấu chế biến thức ăn và cả xác cá chết do bệnh, thời tiết và môi trường nước thay đổi đột ngột chưa được xử lý đúng cách. Thế nên, kết quả quan trắc chất lượng nước làng bè của các ngành chức năng cho thấy, môi trường nước ở một số làng bè thường bị ô nhiễm vào mùa khô khi nước cạn kiệt (tháng 2 , 3 và 4), về nồng độ các chất hữu cơ, amonia và vi sinh vật (nhất là nồng độ oxy hòa tan trong nước rất thấp so với tiêu chuẩn môi trường cho phép). Số liệu quan trắc tại sông Tiền đoạn thuộc địa phận tỉnh An Giang cho thấy, hàm lượng BOD đã ở mức 5 mi li gam/lít, SS là 400 mi li gam/lít... Còn tại địa phận tỉnh Vĩnh Long, hàm lượng BOD là 6,5 mi li gam/lít, SS cũng ở mức 54,17 mi li gam/lít, ammoniac là 0,46 mi li gam/lít...
Một ví dụ điển hình là tổng diện tích đang nuôi thủy sản ở An Giang khoảng 2.400 ha (không kể diện tích sản xuất giống), trong đó diện tích nuôi cá tra 1.400 ha, nuôi trồng lồng bè có tất cả 1.952 cái, gồm các loại cá tra, ba sa, rô phi, điêu hồng ... Trong quá trình nuôi trồng, một thực trạng là hầu hết các nguồn nước thải phát sinh đều thải trực tiếp vào nguồn nước, mà không qua bất kỳ hình thức xử lý nào. Chất lượng nước ao nuôi thuộc dạng ô nhiễm nhẹ nhưng với một lượng nước rất lớn được xả vào dòng sông trong một thời gian dài, làm khả năng tự làm sạch của dòng sông trong thời gian tới sẽ bị suy giảm và dần dần bị ô nhiễm,gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng (hiện tượng cá tra chết hàng loạt vào đầu tháng 1-2007 và năm 2008 tại Châu Phú) vừa qua đã cho thấy tình hình trở nên phức tạp. Bên cạnh đó, việc sử dụng thức ăn trong nuôi cá, đặc biệt là thức ăn tự chế sẽ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do chất dinh dưỡng dư thừa, chủ yếu là đạm và lân sẽ kích thích quá trình phú dưỡng và sự nở hoa của tảo "theo ước tính 1kg cá thương phẩm cần phải cung cấp 1,3 đến 1,8kg thức ăn công nghiệp hoặc 2- 2,5kg thức ăn tự chế và lượng thức ăn thất thoát ra môi trường chiếm khoảng 15% tổng lượng thức ăn. Song, trong quá trình nuôi, ý thức của một bộ phận ngường dân còn kém, chưa chú trọng đến việc bảo vệ môi trường nên khi dịch bệnh phát sinh dễ có nguy cơ lan rộng. Kết quả khảo sát cho thấy rằng, đa số các hộ, cơ sở nuôi trồng thủy sản ở đây không có xử lý nước thải, mà thải trực tiếp ra kênh rạch, trong đó, đa số ở các huyện, thị xã, thành phố chỉ có khoảng 18 -32% hộ xử lý nước thải ao nuôi. Còn bùn thải từ các ao nuôi thải ra sông rạch chiếm tỷ lệ rất cao, gây ô nhiễm nguồn nước mặt Châu Phú có 33%, Chợ Mới 25%, Long Xuyên 40% số hộ, cơ sở nuôi trồng thủy sản thải bùn trực tiếp vào kênh, rạch.
Nguy hịa hơn, việc ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thủy sản cũng khiến người dân phải đối mặt với các bệnh đường tiêu hóa, bệnh sốt xuất huyết, sốt rét do muỗi lây truyền, bệnh giun sán ký sinh trùng, bệnh suy dinh dưỡng trẻ em và cả ngộ độc thực phẩm hay hóa chất... trong quá trình sản xuất canh tác ở các vùng đất ngập nước nuôi trồng thủy sản.
Có thể nói việc phát triển quá nóng nuôi trồng Thủy sản nói chung và nuôi trồng cá da trơn nói riêng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gây ra những tác động vô cùng nghiêm trọng cho môi trường nước cũng như môi trường sống của những người dân tại khu vực này. Nếu không có những biện pháp tích cực nhằm cứu lấy môi trường thì ngành nuôi trồng thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có nguy cơ “chết dần” cũng như môi trường bị tổn hại trong tương lai.
III- Tình hình chế biến cá da trơn và tác động của nó tới môi trường vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay.
1. Tình hình chế biến cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
Hiếm có ngành hàng nào ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khủng khiếp như cá tra, cá ba sa. Con cá tra, cá ba sa đã giúp cho hàng ngàn nông dân trở nên giàu có, hàng trăm doanh nghiệp ăn nên làm ra, giúp ngành thuỷ sản cả nước luôn giữ tốc độ phát triển "nóng"... Số lượng nhà máy chế biến cá tra tăng nhanh theo sự phát triển thị trường. Việc xuất khẩu cá tra có lãi nên đã hình thành nhiều doanh nghiệp chế biến
Số lượng nhà máy chế biến cá da trơn tăng nhanh theo sự phát triển thị trường. Năm 2005 tổng số cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh là 296 doanh nghiệp với công suất 3.250 tấn/ngày, trong đó có 36 nhà máy tham gia chế biến cá tra với công suất 274.000 tấn nguyên liệu/năm. Việc xuất khẩu cá tra, cá ba sa có lãi nên đã hình thành nhiều doanh nghiệp chế biến. Đến năm 2008 đã có tới 85 nhà máy tham gia chế biến cá tra, cá ba sa với tổng công suất thiết kế khoảng hơn 1 triệu tấn cá nguyên liệu/năm. Nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản hiện nay trình độ công nghệ đã ngang tầm với các nước trong khu vực và các nước tiên tiến trên thế giới. Công tác Quản lý chất lượng đang được các doanh nghiệp áp dụng nghiêm túc. Số doanh nghiệp được xuất khẩu vào EU là 171 cơ sở, hầu hết các đơn vị đã áp dụng HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất hàng vào Mỹ, có 295 đơn vị đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc. Một số doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống SQF 2000CM, ISO 14000 và bước đầu áp dụng hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm thông qua việc tự doanh nghiệp tổ chức nuôi cá nguyên liệu hoặc ký kết hợp đồng. Nhiều thiết bị kiểm kháng sinh cấm cũng được doanh nghiệp nhập về để kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm cá tra được chế biến theo 4 nhóm chính với gần 70 mặt hàng chế biến giá trị gia tăng. Sản lượng chế biến chủ yếu là thịt cá phille cấp đông, ngoài ra là các loại sơ chế, sản phẩm khô và sản phẩm ăn liền. Các doanh nghiệp đang đa dạng cá mặt hàng chế biến như chả cá, fillet tẩm bột, cá cắt khoanh muối sả, cắt khúc, sandwich;, cà chua nhồi, tra; bao tử dồn chả hải sản; xúc xích, fillet cuộn nhồi tôm;, … Ngoài dạng chế biến sẵn còn có các mặt hàng khô như bong bóng cá tra, ba sa sấy khô; khô cá tra, ba sa chiên phồng....
Hình 2.1: Sản lượng chế biến cá tra, cá ba sa đông lạnh qua các năm
Định mức chế biến 1kg cá fillet thương phẩm trung bình sử dụng 2,8 kg nguyên liệu. Do đó còn đồng thời phải xử lý gần 2kg phụ phẩm (đầu, xương, mỡ, vụn cá) được chế biến thành 2 dạng chính là mỡ cá và bột cá. Sản phẩm mỡ cá có chất lượng tương đương với chất lượng dầu cọ Malaisia và đang được tiêu thụ mạnh ở thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm bột cá được sản xuất từ đầu, xương cá đã được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận.
Theo một thống kê mới nhất, hiện cả nước có hơn 150 doanh nghiệp tham gia chế biến và kinh doanh cá tra nhưng đa phần có quy mô nhỏ. VASEP cho biết, 10 doanh nghiệp hàng đầu chiếm tới 56% sản lượng xuất khẩu cá tra và 20 doanh nghiệp hàng đầu chiếm tới 72%, đã phần nào nói lên quy mô nhỏ của các doanh nghiệp kinh doanh cá tra, cá ba sa hiện nay.
Bảng 2.7: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu cá tra và basa đông lạnh năm 2000 theo doanh nghiệp chế biến
Doanh nghiệp
Tỷ trọng (%)
Agifish ( Cty CP)
40
Vĩnh Hoàn ( Cty TNHH)
25
Cafatex ( DNNN)
10
Afiex ( DNNN)
9
Cataco ( DNNN)
6
Nam Việt ( Cty TNHH)
5
Công ty khác
5
(Nguồn: Agifish, “Bản cáo bạch”, 2002.)
Sau “ cơ khủng hoảng thừa” năm 2008, sản lượng cá tra nguyên liệu đưa vào chế biến đạt 1,65 triệu tấn cho ra 657.000 tấn sản phẩm xuất khẩu thu về 1,48 tỉ đô la Mỹ. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo năm nay xuất khẩu cá tra chỉ còn khoảng 1 tỉ đô la Mỹ. Khả năng nguy cơ thiếu nguyên liệu cá tra trong 6 tháng đầu năm 2009 rất cao khi có gần 50% diện tích ao nuôi chưa thả nuôi. Thiếu cá là lý do đẩy các nhà máy chế biến cá tra thừa công suất trầm trọng. Theo thống kê mới nhất có khả năng có tới 100 nhà máy thừa công suất, trong khi công suất chế biến của các nhà máy ở vùng này hiện đạt 1,5 triệu tấn sản phẩm mỗi năm thì nửa đầu năm nay chỉ dùng có 1/3.
Hiện tại, theo thống kê của ngành nông nghiệp một số tỉnh, nhiều nhà máy tại Cần Thơ chỉ hoạt động 50-70% công suất thiết kế. An Giang, địa phương nuôi cá tra lớn của Việt Nam thì hầu hết các nhà máy hoạt động cầm chừng, do thiếu nguyên liệu và phải cho công nhân nghỉ làm việc không thời hạn vì không có việc làm. Tỉnh này chiếm khoảng 35% sản lượng cá nuôi toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng có 60% số ao bị "treo" trong vụ nuôi mới.
Công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu mỗi năm mang lại cho Việt Nam gần 1,5 tỉ đô la Mỹ nhưng nội tại của quy trình từ ao nuôi tới nhà máy hết khủng hoảng thừa như năm ngoái tới khủng hoảng thiếu hiện nay, dù tín hiệu thị trường khả quan so với nhiều ngành hàng khác. Điệp khúc này này cứ lặp đi lặp lại nhiều năm nay, mấu chốt của vấn đề là mối liên kết giữa người nuôi, vùng nuôi, sản lượng nuôi với doanh nghiệp chế biến, năng lực chế biến chưa chặt chẽ. Một xu hướng đang hình thành hiện nay và có lẽ đó là xu hướng tất yếu, bền vững: các doanh nghiệp đang tiến dần tới tự chủ nguồn nguyên liệu cho sản xuất, tiêu biểu như công ty TNHH Hùng Cá (Đồng Tháp) đã tự chủ hầu như toàn bộ nguồn nguyên liệu với sản lượng tự nuôi 30 ngàn tấn/năm; hay như công ty Gò Đàng (Tiền Giang) - cho biết doanh nghiệp đã tự chủ được 40% nguồn nguyên liệu và đang nỗ lực tăng dần tỉ lệ đó. Các doanh nghiệp đang tiến đến tự chủ gần 50% lượng nguyên liệu cá tra và trong thời gian không xa, các doanh nghiệp sẽ tự chủ cơ bản nguồn nguyên liệu, khi ấy mâu thuẫn muôn thuở giữa người nuôi với doanh nghiệp, giữa cung và cầu sẽ không còn gay gắt như hiện nay. Một số doanh nghiệp cũng đang tiến hành trang bị nhà máy thức ăn thủy sản (thức ăn chiếm gần 80% giá thành con cá tra) cho riêng mình. Hiện các công ty cung cấp thức ăn thủy sản phần nhiều là của nước ngoài. Việc phát triển nóng nghề nuôi cá tra đã làm cho thức ăn luôn trong tình trạng khan hiếm, các nhà cung cấp đã tận dụng cơ hội thu "siêu lợi nhuận", kể cả việc chủ động giảm chất lượng thức ăn ( hạ độ đạm) mà giá bán vẫn cứ tăng.
Nhìn chung, việc chế biến cá da trơn hiện nay tuy phát triển khá mạnh song vẫn vấp phải nhiều khó khăn, nền sản xuất còn bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu, chưa có mối liên hệ chặt chẽ giữa người nuôi và nhà máy chế biến. Do đó, đưa chế biến cá da trơn vào quy hoạch để có đường lối phát triển đúng hướng là điều cần thiết.
2. Tác động của việc chế biến cá da trơn tới môi trường vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay.
Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay nước ta có hơn 300 cơ sở chế biến thuỷ sản, và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu có tổng công suất 200 tấn/ngày và tính đến năm 2006, ngành công nghiệp chế biến thủy sản của vùng Đông bằng sông Cửu Long đã tạo việc làm cho khoảng 116.000 lao động địa phương. Thiết bị và công nghệ tuy được đánh giá là có mức đổi mới nhanh so với các ngành công nghiệp khác nhưng so với thế giới vẫn bị coi là quá chậm. Đó là một trong những nguyên nhân tạo ra những tác động xấu cho môi trường.
Xuất phát từ tính bất hợp lý trong không gian. Vấn đề phát triển các cơ sở chế biến thuỷ sản không theo quy định hoặc có nhưng lại thiếu yếu tố môi trường là một hiện tượng phổ biến trong ngành - những thiếu sót này vừa làm chậm quá trình phát triển của ngành vừa làm hao tốn nhân lực... Có tới 50% số nhà máy khi xây dựng không có yếu tố môi trường, bố trí đặt không đúng vị trí nên phải di dời hoặc không hoạt động được. Theo báo cáo “Đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực thuỷ sản năm 2002“ thì tác động gây hại cho môi trường được xác định, tổng lượng chất thải rắn (đầu, xương, da, vây, vẩy...) ước tính khoảng 200.000 tấn /năm, đặc điểm của chất loại chất thải này là dễ lên men thối rữa, vì phần lớn chúng được hợp thành từ các vật thể sống nên phân huỷ rất nhanh dưới điều kiện thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ thường vào khoảng 270c và độ ẩm khoảng 80%). Việc phân huỷ các chất thải này tuy không độc nhưng cũng tạo ra sự thay đổi lớn cho chất lượng môi trường sống của những người lao động tại các cơ sở chế biến thuỷ sản nông nghiệp cũng như dân cư sống ở vùng phụ cận.
Số liệu điều tra năm 2002 cho thấy, cứ sản xuất 1 tấn tôm nõn đông lạnh xuất xưởng sẽ thải ra môi trường 0,75 tấn phế thải (đầu, vỏ, nội ạng), cá filet đông lạnh 0,6 tấn, nhuyễn thể chân đầu 0,45 tấn, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ đông lạnh >4 tấn, riêng đối với chế biến nước mắm bã chượp ước tính khoảng 0,3 tấn/1 tấn sản phẩm. Tỷ lệ chất thải trung bình cho 1 tấn sản phẩm ở các nhà máy rất khác nhau, dao động từ 0,07 – 1,05 tấn cho sản phẩm vì nó phụ thuộc vào mặt hàng chính của mỗi xí nghiệp. Lượng chất thải cũng phụ thuộc vào mùa vụ khai thác hải sản, chất lượng nguyên liệu (lúc mùa cá rộ thì sản xuất nhiều nên phế thải nhiều nhưng hết vụ cá chế biến ít dẫn đến chất thải ít, nguyên liệu it thì càng ít phế thải)... kết hợp của 2 yếu tố này đã gây hiện tượng lúc quá nhiều chất thải, lúc lại rất ít và đó cũng là khó khăn cho các nhà quản lý xí nghiệp khi muốn xây dựng cho riêng mình một hệ thống xử lý chất thải có công xuất phù hợp.
Lượng chất thải lỏng trong chế biến thuỷ sản được coi là quan trọng nhất, các nhà máy chế biến đông lạnh thường có lượng chất thải lớn hơn so với các cơ sở chế biến hàng khô, nước mắm, đồ hộp, bình quân khoảng 50.000 m3/ngày... Mức ô nhiễm của nước thải từ các nhà máy chế biến tuỳ thuộc vào loại mặt hàng chủ yếu mà nhà máy đó sản xuất. Một số rất ít chất thải từ chế biến surimi có các chỉ số BOD5 lên tới 3.120mg/l, COD tới 4.890mg/l nước thải từ chế biến Aga có chứa các hoá chất như NaOH, H2SO4, Javen, Borax nhưng liều lượng không cao và tại lượng cũng không nhiều, tuy nhiên nếu loại nước thải này không được pha đủ loãng mà trực tiếp thải ra môi trường có thể gây hại cho môi trường.
Nước thải từ các nhà máy chế biến thuỷ sản có các chỉ số ô nhiễm cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B dùng cho nuôi trồng thuỷ hải sản (TCVN 5945-1995) như BOD5 vượt từ 10 –30 lần, COD từ 9-19 lần. Nitơ tổng số từ sấp sỉ bằng tiêu chuẩn đến cao hơn 9 lần). Tuy nhiên cũng phải nói là mức ô nhiễm dù có ở mức cao nhất trong các công đoạn chế biến thuỷ sản cũng vẫn chỉ ở mức ô nhiễm trung bình so với các loại nước thải từ các ngành công nghiệp khác như dệt, nhuộm dạ dày... Mức ô nhiễm của nước thải chế biến thuỷ sản về mặt vi sinh hiện vẫn chưa có số liệu thống kê, nhưng có thể khẳng định là chỉ số vi sinh vật như Clorom sẽ vượt qua tiêu chuẩ cho phép bởi vì các chất thải từ chế biến thuỷ sản phần lớn có hàm lượng protein, lipitd cao là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển đặc biệt là trong điều kiện nóng ẩm như ở Việt Nam. Trong các nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh còn có một lượng nhỏ Clorine dùng để làm vệ sinh nhà xưởng khi sử dụng sẽ sinh ra CL2 tán phát vào không khí có thể gây hại về đường hô hấp cho người lao động, tuy nhiên lượng sử dụng không nhiều, khoảng 60 tấn/ năm.
Tải lượng ô nhiễm do các xí nghiệp chế biến thuỷ sản gây ra là rất lớn nếu không được xử lý nó sẽ là một thành viên “tích cực” làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường trên sông rạch và xung quanh khu chế biến. Ô nhiễm nước thải chế biến thuỷ sản nhiều khi chưa nhận ra ngay do lúc đầu kênh rạch còn khả năng pha lỏng và tự làm sạch nước với lượng thải tích tụ ngày càng nhiều thì dần dần chúng làm xấu đi nguồn nước mặt sông, rạch, ao, hồ và cuộc sống khu dân cư xung quanh. Ngoài ra nước thải của ngành chế biến còn khả năng lan truyền dịch bệnh từ xác thuỷ sản bị chết, thối rữa... và điều đáng quan tâm nữa là gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến môi trường nuôi trường nuôi trồng thuỷ sản, đến sự phát triển bền vững của ngành...
Thêm vào đó, số lượng lớn tiếng ồn, độ ẩm, nhiệt, khí thải, mùi có nguồn gốc từ các hoạt động chế biến thuỷ sản cũng là một nguyên nhân đáng kể ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh và cả sức khoẻ người lao động. Đặc thù của nước thải trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản có thành phần gây ô nhiễm cao, phải được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường. Nhưng do phần lớn các xí nghiệp được xây dựng trước khi luật môi trường ra đời, điều kiện tài chính hạn hẹp, công nghệ và thiết bị xử lý đắt tiền, mặt khác do công tác tư vấn, quản lý môi trường chưa làm tốt, chưa nghiêm... nên hiện tại chỉ có hơn 50 cơ sở chế biến thuỷ sản, trong tổng số hơn 200 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải. Trong đó chỉ có khoảng 20 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải có thể đạt tiêu yêu cầu bảo vệ môi trường.
Ngành chế biến cũng đã có các bước cải thiện tích cực trong công tác bảo vệ môi trường như nâng cấp, cải tạo nhà xưởng, đầu tư đổi với trang thiết bị, công nghệ, áp dụng quy phạm sản xuất tốt-GMP, quy phạm vệ sinh tốt-SSOP, chương trình quản lí chất lượng HACCP, thực hiện các tiêu chuẩn ngành, quản lí vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả quá trình từ nuôi trồng thuỷ sản cho tới khâu tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, do phần lớn các xí nghiệp chế biến đã được xây dựng từ lâu, điều kiện tài chính hạn hẹp, công nghệ và thiết bị xử lí lại quá đắt tiền cộng với công tác quản lí môi trường còn lỏng lẻo nên kết quả là hiện chỉ có khoảng trên 40 cơ sở trong tổng số các cơ sở chế biến thuỷ sản trong cả nước có hệ thống xử lí nước thải đáp ứng yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lí. Tuy nhiên đây vẫn là chưa đủ để môi trường được đảm bảo , để ngành chế biến cá da trơn có thể phát triển bền vững.
IV. Tình hình tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
Nhiều năm qua, sản phẩm cá tra, cá ba sa vẫn là con cá “vua” - mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước: trong 10 năm qua, mặt hàng cá tra tăng 50 lần về sản lượng và 65 lần về giá trị xuất khẩu, chiếm 32% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Cá tra có mặt gần như trên toàn thế giới. Đây là môt lợi thế, sản phẩm đặc thù của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, sản phẩm cá tra tiêu thụ nội địa rất ít, ước chỉ khoảng dưới 10% trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp. Một số công ty ở An Giang, Đồng Tháp như Agifish, Afiex, Vĩnh Hoàn, Nam Việt,.. đã quan tâm đến thị trường nội địa với hàng chục sản phẩm mới liên tục được giới thiệu với người tiêu dùng. Tuy nhiên các sản phẩm này chỉ có mặt ở các siêu thị phục vụ cho người có thu nhập cao, trong khi đại đa số người tiêu dùng mức thu nhập còn thấp còn hạn chế, sự lựa chọn sản phẩm ở dạng ướp đông nguyên con hoặc sơ chế có giá thấp. Hiện nay các loài cá đồng ở chợ phía Bắc có giá khá cao như cá chép, cá trắm cỏ tới 40.000đ/kg, cá rô phi 25.000đ/kg, cá trôi Ấn độ 30.000 đ/kg. Nếu cá tra được đưa ra phía Bắc ở dạng ướp đông nguyên con với giá trên 20.000đ/kg sẽ tiêu thụ tốt, có thể góp phần vào bình ổn giá thực phẩm do dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng gia súc, giúp cho kiềm chế lạm phát, đồng thời giải quyết được một phần lượng cá nguyên liệu đang dư thừa.
Sản phẩm cá tra Việt Nam năm 2007 được tiêu thụ ở trên 5085 quốc gia và vùng lãnh thổ với số lượng hơn 320 nghìn tấn thành phẩm tương đương với gần 900 ngàn tấn cá nguyên liệu. Đến tháng 8 năm 2008 sản phẩm cá tra đã xuất khẩu sang 108 nước, đạt giá trị 901 triệu USD. Thị trường còn có thể mở rộng hơn nữa khi các doanh nghiệp năng động trong xúc tiến thương mại và hoạt động thương vụ tại các nước tích cực.
Xuất khẩu cá tra liên tục tăng, đặc biệt là từ năm 2002 tăng trưởng trung bình đạt 68% về sản lượng và 54% về giá trị. Năm 1999 xuất khẩu mới đạt 8,59 triệu USD năm 2005 đã tăng trên 328 triệu USD, năm 2006 đạt hơn 600 triệu USD, năm 2007 đạt 1 tỷ USD.Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), chưa hết năm 2008 nhưng lượng cá tra xuất khẩu của Việt Nam đã vượt kế hoạch, đạt trên 550.000 tấn, đạt kim ngạch hơn 1,2 tỉ USD, chiếm đến 32,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Bảng 2.8: Xuất khẩu thủy sản chính ngạch năm 2006
Mặt hàng
Số lượng (Tấn)
Giá trị (Đô la Mỹ)
Tôm
143614.8
1335777305
Cá tra, basa
286600
736872503
Cá
82832.5
223622823
Nhuyễn thể chân đầu
69763.1
222189688
Mặt hàng khác
53673.4
191469035
Tôm chế biến
14818.2
124388756
Cá Ngừ
44822.2
117132996
Giáp xác khác
15149.2
106545584
Cá khô
28220
89402643
Mực khô
12063.1
79595373
Cá chế biến
46159.9
68306789
Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ
18754.3
55315952
Tôm khô
4603.2
5881154
Nhuyễn thể khác
593
1046207
Tôm hùm, tôm mũ ni
13
412769
Total
821679.9
3357959577
(Nguồn: Trung tâm Tin học Thuỷ sản )
Bảng 2.9: Xuất khẩu thủy sản chính ngạch từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2007
Mặt hàng
Số lượng (Tấn)
Giá trị (Đô la Mỹ)
Tôm
73347.4
720985405
Cá tra, basa
213578.6
564762570
Nhuyễn thể chân đầu
48837.1
1656
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 901m.doc