Chuyên đề Một số vấn đề thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng VIB Bank Hoàn Kiếm

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB

VÀ CHI NHÁNH VIB BANK HOÀN KIẾM 6

1.1 Sơ lược về hệ thống ngân hàng VIB Việt Nam 6

1.2 Khái quát chung về chi nhánh VIB Hoàn Kiếm 8

1.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của VIB Bank Hoàn Kiếm

trong năm qua 10

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI

VIB BANK HOÀN KIẾM 13

2.1 Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương

mại 13

2.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 13

2.1.2 Nội dung của hoạt động thanh toán quốc tế trong các ngân

hàng thương mại 16

2.2 Thực trạng của một số phương thức thanh toán quốc tế tại VIB

Bank Hoàn Kiếm 24

2.2.1 Tổng quan về hoạt động Thanh toán Quốc tế tại VIB Bank

Hoàn Kiếm 24

2.2.2 Nghiệp vụ thanh toán nhờ thu 26

2.2.3 Nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền 28

2.2.4 Nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ 29

2.3 Đánh giá chung hoạt động TTQT của VIB Bank Hoàn Kiếm 30

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG

THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH VIB BANK HOÀN KIẾM 34

3.1. Chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh và thanh toán

quốc tế ở chi nhánh VIB Bank trong năm tới 34

3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh chung của hệ thống VIB

Bank Việt Nam 34

3.1.2 Chiến lược phát triển hoạt động Thanh toán Quốc tế ở VIB

Hoàn Kiếm 35

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TTQT tại VIB Bank Hoàn

Kiếm 37

3.2.1 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên 37

3.2.2 Chiến lược marketing để thu hút khách hàng 39

3.2.3 Đa dạng hóa các dịch vụ TTQT 42

3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát 42

3.2.5 Luôn đặt khách hàng lên hàng đầu 43

KẾT LUẬN 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5831 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số vấn đề thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng VIB Bank Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quốc tế, tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng, trên cơ sở đó giúp ngân hàng tiếp cận được với các nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế. Tóm lại vai trò của hoạt động TTQT đối với bản thân ngân hàng thương mại là vô cùng quan trọng. Nội dung của hoạt động Thanh toán Quốc tế trong các ngân hàng thương mại. 2.1.2.1. Đồng tiền sử dụng trong TTQT Trong TTQT, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của một nước nào đó, vì vậy trong các hiệp định và hợp dồng đều có quy định việc sử dụng đồng tiền nào để tính toán và thanh toán đồng thời cũng quy định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động. Việc sử dụng đồng tiền nào là tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương, trong hiệp định thương mại và trả tiền giữa các nước nói chung phụ thuộc vào các yếu tố sau: sự so sánh lực lượng của hai bên mua và bán, vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế, tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới… 2.1.2.2 Các phương tiện thanh toán quốc tế Séc (Cheque): Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của chủ tài khoản tiền gửi ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trên tờ séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy, hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Séc là một phương tiền TTQT được sử dụng trong thanh toán nội địa và quốc tế về cả hàng hóa, dịch vụ và phi mậu dịch. Hối phiếu (Bill of Exchange): Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu ngân hàng này khi nhận được nó phải trả vào một ngày xác định trong tương lai một số tiền nhất định cho người nào đó. Các loại hối phiếu: Căn cứ thời hạn trả tiền: Hối phiếu trả tiền ngay: người trả tiền khi nhận được nó do người cầm hối phiếu xuất trình thì phải trả tiền ngay cho họ. Hối phiếu có kì hạn: người trả tiền phải trả số tiền ghi trên tờ hối phiếu sau một thời gian nhất định kể từ ngày người đó ký chấp nhận trả tiền trên hối phiếu hoặc kể từ ngày phát hành nó. Căn cứ vào chứng từ đi kèm Hối phiếu kèm chứng từ: loại hối phiếu này được chuyển đến cho người nhập khẩu có kèm theo bộ chứng từ hàng hóa. Loại này gồm: Hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay và Hối phiếu kèm chứng từ có chấp nhận. Hối phiếu trơn: là hối phiếu được gửi đến người trả tiền mà không kèm chứng từ hàng hóa. Trong TTQT, loại này thường dùng để thu tiền phạt, tiền bồi thường, cước phí bảo hiểm, phí vận tải… Căn cứ vào chủ thể lập hối phiếu: Hối phiếu thương mại: loại này do người xuất khẩu lập để làm chứng từ đòi tiền người nhập khẩu trong các nghiệp vụ thanh toán về hàng xuất khẩu hay cung ứng dịch vụ. Hối phiếu thường đi kèm chứng từ hàng hóa trong các hình thức thanh toán bằng L/C hay ủy thác thu. Hối phiếu ngân hàng: loại này do ngân hàng phát hành để đòi tiền một người nào đó hoặc chỉ định một người nhất định trả số tiền ghi trên hối phiếu. Căn cứ vào sự chuyển nhượng: Hối phiếu đích danh: là hối phiếu ghi rõ tên người hưởng, không kèm theo điều khoản trả theo lệnh, không chuyển nhượng được. Hối phiếu vô danh: là hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi và khi chuyển nhượng không phải kí hậu Hối phiếu theo lệnh: trong hối phiếu này phải ghi rõ trả theo lệnh của người hưởng lợi và khi chuyển nhượng phải thực hiện bằng ký hậu Lệnh phiếu – kì phiếu (Promissory Note) Lệnh phiếu là một tờ giấy cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi theo lệnh của người này trả cho người khác quy định trong lệnh phiếu đó. Đặc điểm của lệnh phiếu: Kỳ hạn của lệnh phiếu được ghi rõ trên nó. Lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi. Lệnh phiếu nhiều khi cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc công ty tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán. Lệnh phiếu chỉ có một bản chính do con nợ phát ra chuyển cho người hưởng lợi. Các phương tiện khác Ngoài các phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng như hối phiếu, kỳ phiếu, séc nói trên trong giao dịch thương mại quốc tế người ta còn sử dụng một số các phương tiện thanh toán quốc tế khác như: Thư chuyển tiền, Điện chuyển tiền, Thẻ tín dụng, Thư tín dụng ngân hàng… Các phương thức thanh toán quốc tế. 2.1.2.3.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance) a. Khái niệm: Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu, người mắc nợ…) ủy nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định chuyển cho một người khác (người bán, người xuất khẩu, chủ nợ…) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định. b. Hình thức chuyển tiền: - Hình thức điện báo (T/T): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền theo cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. - Hình thức thư chuyển tiền (M/T): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền theo cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. Chuyển tiền bằng thư chi phí thấp hơn chuyển tiền bằng điện nhưng tốc độ chậm hơn. 2.1.2.3.2 Phương thức thanh toán nhờ thu a. Khái niệm Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán (người xuất khẩu) sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua (người nhập khẩu), ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu nước ngoài trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát. Trong trường hợp này ngân hàng đóng vai trò trung gian giúp thu hộ tiền và được hưởng tỷ lệ phần trăm trên số tiền thu được. b. Chứng từ trong phương thức nhờ thu: - Chứng từ tài chính: hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc… - Chứng từ thương mại: Hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ sở hữu hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương, hoặc chứng từ khác không phải là chứng từ tài chính. c. Các hình thức thanh toán nhờ thu: - Nhờ thu trơn: phương thức nhờ thu mà sau khi người bán giao hàng hóa hoặc thực hiện dịch vụ sẽ gửi chứng từ tài chính nhờ ngân hàng đòi tiền người mua mà không kèm theo chứng từ thương mại. - Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu thì mới trao chứng từ để nhận hàng. - Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ: người nhập khẩu phải ký tên chấp nhận trả tiền trên hối phiếu do người xuất khẩu ký phát thì mới được ngân hàng trao bộ chứng từ hàng hóa để đi nhận hàng. - Nhờ thu thanh toán đổi chứng từ: người nhập khẩu phải trả ngay số tiền theo tờ hối phiếu trả tiền ngay do người xuất khẩu lập thì mới được quyền lấy bộ chứng từ hàng hóa từ ngân hàng. 2.1.2.3.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: a. Khái niệm: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi số tiền thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đã đề ra trong thư tín dụng. b. Các loại thư tín dụng: Thư tín dụng (L/C) là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người nhập khẩu cam kết trả tiền cho người xuất khẩu số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó. Các loại thư tín dụng gồm: Thư tín dụng có thể hủy bỏ: đây là loại L/C mà ngân hàng mở L/C có thể sửa đổi, bổ sung hoặc có thể hủy bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. Thư tín dụng không thể hủy ngang: khi loại L/C này được mở thì người yêu cầu mở L/C sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của nó nếu không có sự đồng ý của người hưởng L/C. Như vậy tính bảo đảm của L/C này rất cao nên nó được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận: là loại L/C không thể hủy ngang và được một ngân hàng có uy tín đảm bảo thanh toán theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Thư tín dụng không thể hủy bỏ miễn truy đòi: khi sử dụng loại L/C này, người xuất khẩu phải phát hành một hối phiếu ghi “không được truy đòi của người phát phiếu”. Như vậy sau khi đã thanh toán cho người hưởng lợi, ngân hàng mở L/C mất quyền truy đòi lại số tiền của L/C trong bất kỳ trường hợp nào. Thư tín dụng không thể hủy bỏ có thể chuyển ngượng được: đây là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người khác theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. Thư tín dụng giáp lưng: thông thường khi tiến hành mua bán qua trung gian thì người ta dùng loại thư tín dụng này, sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình thì người xuất khẩu dùng L/C này để mở L/C khác cho người hưởng lợi với nội dung gần giống như L/C gốc. Thư tín dụng đối ứng: là loại L/C được quy định là có hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra. Thư tín dụng tuần hoàn: là loại thư tín dụng được dùng để trả tiền nhiều lần trong khuôn khổ thời hạn do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định. Thư tín dụng dự phòng: để đảm bảo quyền lợi cho người nhập khẩu, ngân hàng của người nhập khẩu sẽ phát hành L/C trong đó cam kết với người nhập khẩu sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra. Thư tín dụng điều khoản đỏ: là một sự ủy quyền của ngân hàng mở L/C đối với ngân hàng chiết khấu ứng trước một khoản tiền cho người được hưởng để giúp người này có thể có nguồn vốn giao hàng cho L/C đã mở. Ngoài ra còn có các loại thư tín dụng đặc biệt khác: Thư tín dụng thanh toán. Thư tín dụng chấp nhận. Thư tín dụng thương lượng. Thư tín dụng nhờ thu. Thư tín dụng có điều khoản cho phép bồi hoàn bằng điện. Thư tín dụng không có điều khoản bồi hoàn bằng điện. 2.1.2.3.4 Thanh toán qua tài khoản treo ở nước ngoài Đây là phương thức thanh toán mà 2 nhà xuất khẩu thỏa thuận treo tài khoản ở nước người nhập khẩu để ghi có số tiền của nhà xuất khẩu bằng tiền của nước nhập khẩu hoặc bằng ngoại tệ tự do. Số tiền này dùng để mua lại hàng của người nhập khẩu. 2.1.2.3.5. Thư đảm bảo trả tiền Dùng phương thức thanh toán này tức là ngân hàng bên mua theo yêu cầu của người mua viết thư đảm bảo trả tiền cho người bán, bảo đảm sau khi hàng của người bán đã gửi đến địa điểm của bên mua quy định sẽ trả tiền hàng. 2.1.2.3.6. Phương thức ghi sổ Là phương thức người bán mở tài khoản để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay dịch vụ, đến từng kì người mua trả tiền cho người bán. Đặc điểm của phương thức này là không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng người mở tài khoản và thực thi thanh toán, chỉ mở tài khoản đơn biên, chỉ có 2 bên tham gia là người bán và người mua. Thực trạng của một số phương thức thanh toán quốc tế tại VIB Bank Hoàn Kiếm Tổng quan về hoạt động Thanh toán Quốc tế tại VIB Bank Hoàn Kiếm. Trong thời gian gần đây, thị trường ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ do nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, các ngân hàng thương mại trong nước đang hòa nhập với thế giới từ khi Việt Nam gia nhậpWTO, dịch vụ TTQT đang ngày càng được đa dạng hóa và hiện đại hóa đúng như mục đích vươn lên tầm quốc tế của VIB Bank Việt Nam. Chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm đã ngày càng ưu tiên phát triển việc cung ứng các dịch vụ TTQT, coi đây là một chiến lược quan trọng nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Các phương thức TTQT tại VIB Bank Hoàn Kiếm ngày càng đa dạng, tuy nhiên các phương thức chủ yếu được sử dụng và đóng góp cao vào doanh thu của chi nhánh là: nhờ thu, chuyển tiền và tín dụng chứng từ. Doanh số hoạt động và phí dịch vụ TTQT tăng mạnh qua các năm thể hiện sự trưởng thành cả về quy mô và chất lượng. Điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu 2.1 Bảng 2.1: Doanh số TTQT tại chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm Đơn vị: 1000 USD Phương thức TTQT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nửa đầu năm 2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chuyển tiền và nhờ thu 208 64% 289 62% 346 61% 196 55% Tín dụng chứng từ 115 36% 176 38% 217 39% 161 45% Doanh số TTQT 323 100% 465 100% 563 100% 357 100% Nguồn: Báo cáo tài chính của VIB Bank Hoàn Kiếm 2007-nửa đầu 2010 Qua bảng số liệu ta thấy doanh số TTQT tại chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm tăng đều qua các năm, trong đó doanh số hoạt động tín dụng chứng từ đang vươn lên dần chiếm tỷ trọng 45% vào nửa đầu năm 2010. Về giá trị thanh toán năm 2008 đạt 465,000 USD tăng 142,000 USD so với năm 2007 với tốc độ tăng là 44%, năm 2009 đạt 563,000 USD tăng 98,000 USD đạt 21% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 được giải thích là do những diễn biến bất thường của nền kinh tế sau khủng hoảng, thị trường tài chính Việt Nam đang chịu những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới và đặc biệt là do Chi nhánh mới tham gia vào hoạt động thanh toán Quốc tế nên chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước. Trong tình trạng nền kinh tế thế giới có những diễn biến bất thường, các doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào các chiến lược marketing, mở rộng thị trường… nên hoạt động xuất nhập khẩu trì trệ. Nhìn chung, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu hồi phục sau khủng hoảng, hoạt động thanh toán quốc tế tại VIB Bank Hoàn Kiếm đã đạt được những kết quả đáng khích lệ thể hiện ở từng mảng nghiệp vụ. 2.2.2 Nghiệp vụ thanh toán nhờ thu Trong thực tế thanh toán tại chi nhánh, nghiệp vụ nhờ thu đang tăng trưởng mạnh mẽ do phương thức này có nhiều ưu điểm là thanh toán tương đối nhanh, thực hiện đơn giản. Bảng 2.2: Kết quả TTQT theo phương thức nhờ thu tại VIB Bank Hoàn Kiếm Đơn vị: 1000 USD Năm Tổng kim ngạch nhờ thu Tốc độ tăng hàng năm Tỷ trọng trong tổng phương thức thanh toán 2007 10,982 3.4% 2008 21,390 94.77% 4.6% 2009 27,024 28.05% 4.8% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VIB Hoàn Kiếm 2007-2009 Kết quả đạt được của nghiệp vụ thanh toán nhờ thu là rất khả quan thể hiện ở những con số trong bảng số liệu 2.2. Giá trị khoản nhờ thu tăng trưởng mạnh năm 2008 so với năm 2007 là 94.77% tăng 10480 USD, và năm 2009 so với năm 2008 tốc độ tăng là 28.05% . Tốc độ tăng tương đối năm 2009 giảm so với năm 2008 là do thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam sau khủng hoảng đang chịu những diễn biến bất thường. Tuy nhiên ta có thể nhận thấy nghiệp vụ nhờ thu chiếm tỷ trọng ngày càng tăng tuy nhỏ trong tổng thanh toán của các phương thức TTQT, đó là năm 2007: 3.4%, năm 2008: 4.6%, năm 2009: 4.8%, do đó trong tương lai, nghiệp vụ này sẽ đóng góp một phần không nhỏ cho chi nhánh, giúp gia tăng lợi nhuận trong mảng TTQT. 2.2.3 Nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền Nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền đang là nghiệp vụ đóng góp phần lớn vào doanh thu mảng TTQT tại chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm. Bảng 2.3: Kim ngạch thanh toán chuyển tiền ở VIB Bank Hoàn Kiếm Đơn vị: 1000 USD Năm Tổng kim ngạch chuyển tiền Tốc độ tăng hàng năm Tỷ trọng trong tổng phương thức thanh toán 2007 126,048 60.6% 2008 165,886 31.6% 57.4% 2009 194,452 17.22% 56.2% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VIB Hoàn Kiếm 2007-2009 Ta thấy rằng kim ngạch thanh toán bằng phương thức chuyển tiền năm 2008 đạt 165.886 USD tăng 31.6% so với năm 2007. Đến năm 2009 đạt 194.452 USD tăng 17.22% so với năm 2008. Bảng số liệu trên cho thấy phương thức chuyển tiền tăng trưởng hàng năm với một con số tốt, tuy nhiên phương thức này đang chịu sự cạnh tranh lớn từ các ngân hàng lớn và uy tín trong nước, từ các phương thức chuyển tiền khác và từ hoạt động chuyển tiền ngầm đang diễn ra trong nền kinh tế. Ngoài ra chúng ta còn thấy tỷ trọng phương thức chuyển tiền đang ngày càng giảm so với tổng phương thức thanh toán quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do tỷ trọng L/C đang tăng trưởng nhanh và các ngân hàng nước ngoài đang tìm mọi cách để cạnh tranh bằng công nghệ mới,vốn và uy tín lâu đời. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như cung cầu ngoại tệ trên thị trường có nhiều biến động, nhiều cá nhân và tổ chức có xu hướng giữ ngoại tệ, khách hàng ở nước ngoài chuyển tiền về nước hầu hết ở dưới dạng kiều hối, do đó mà số lượng khách hàng sử dụng phương thức chuyển tiền đến giảm, qua đó số lượng cũng giảm theo. Tuy nhiên cùng với sự đầu tư mạnh mẽ về nghiệp vụ và công nghệ cùng với sự tận tình, chu đáo của các giao dịch viên, chi nhánh đang dần tăng doanh số chuyển tiền, và phí thu từ hoạt động này đang góp phần tăng thêm lợi nhuận cho Ngân hàng. 2.2.4 Nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ Trong các phương thức TTQT tại chi nhánh, nghiệp vụ tín dụng chứng từ đang đóng góp tỷ trọng ngày càng lớn trong doanh thu. Bảng 2.4: Kết quả TTQT theo phương thức L/C tại VIB Bank Hoàn Kiếm Đơn vị: 1000 USD Năm Tổng kim ngạch L/C Tốc độ tăng hàng năm Tỷ trọng trong tổng phương thức thanh toán 2007 115 36% 2008 176 53% 38% 2009 217 23% 39% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VIB Hoàn Kiếm 2007-2009 Bảng số liệu cho ta thấy phương thức L/C có doanh thu tăng trưởng qua các năm như sau: năm 2008 so với năm 2007 là 61.000 USD tăng 53%, năm 2009 so với năm 2008 là 41.000 USD tăng 23%. Đây là mức tăng trưởng cao trong giai đoạn tình hình xuất nhập khẩu của nước ta đang gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó chúng ta cũng nhận thấy tỷ trọng L/C trong tổng phương thức thanh toán quốc tế tăng đều qua các năm như sau: năm 2007: 36%, năm 2008: 38%, năm 2009: 39%, điều này cho thấy phương thức L/C đang ngày càng phổ biến trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và có những bước tăng trưởng bền vững. Đánh giá chung hoạt động TTQT của VIB Bank Hoàn Kiếm VIB Bank Hoàn Kiếm tham gia hoạt động TTQT chưa lâu, trong điều kiện các nghiệp vụ ngân hàng đang chịu sự cạnh tranh gay gắt kể từ sau khi Việt Nam gia nhậpWTO, chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm xác định rõ cần phải tập trung phát triển và đầu tư đa dạng hóa dịch vụ TTQT nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đưa ngân hàng hội nhập với quốc tế. Qua nhiều năm thực hiện hoạt động TTQT, chi nhánh đã có những bước trưởng thành cả về quy mô và chất lượng, từ năm 2002 đến nay, mạng lưới TTQT không ngừng được đầu tư, khách hàng ngày càng hài lòng với chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Một số kết quả chính mà VIB Bank Hoàn Kiếm đã đạt được trong hoạt động này những năm vừa qua đó là: Những năm qua, hoạt động TTQT của chi nhánh VIB Hoàn Kiếm tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng. Tỷ trọng TTQT của chi nhánh trong tổng doanh thu ngày càng tăng cao. Các nghiệp vụ TTQT ngày càng được đa dạng hóa và mở rộng. Bên cạnh những dịch vụ truyền thống như chuyển tiền, mở thư tín dụng, chi nhánh đang nỗ lực trong việc triển khai các hoạt động thanh toán quốc tế mới như thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, séc du lịch, biên lai tín thác, ngân hàng điện tử… Chi nhánh đang được đánh giá là có đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, trình độ nghiệp vụ bậc nhất trong toàn hệ thống. Chi nhánh cũng đã triển khai các công nghệ tiên tiến nhất của ngành ngân hàng như Mobile Banking, thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ để tư vấn cho khách hàng. Uy tín và quan hệ của chi nhánh đang ngày càng được mở rộng và tăng cường. VIB đã thiết lập quan hệ với các khách hàng trung thành và lớn. Tuy nhiên qua thực tiễn hoạt động ngân hàng, hoạt động thanh toán quốc tế đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết để tạo điều kiện tốt hơn nữa giúp cho Ngân hàng làm tốt hơn nữa chức năng thanh toán. Hạn chế về mặt công nghệ, hệ thống thanh toán các tài khoản tín dụng của khách hàng tại VIB đã được áp dụng nhưng vẫn còn thiếu sót, việc truy vấn và rút tiền từ các tài khoản vẫn còn những lỗi phát sinh từ phần mềm. Đây là một yếu tố làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng và gây phiền hà cho khách hàng. Hạn chế về mặt nhân lực, VIB Bank Hoàn Kiếm tự hào có đội ngũ nhân viên năng động, giỏi nghiệp vụ tuy nhiên so với các đối thủ cạnh tranh thì chi nhánh vẫn chưa tích lũy được kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ còn yếu. Đây là một vấn đề nhức nhối của chi nhánh, không những nguồn nhân lực trong chi nhánh chưa đáp ứng đủ yêu cầu và mục tiêu của ban lãnh đạo, mà còn chịu sự cạnh tranh và lôi kéo từ các đối thủ trong và ngoài ngành. Quy mô hoạt động TTQT còn chưa xứng với tiềm lực của ngân hàng, thị phần trong nước còn nhỏ, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu chưa được chú trọng đúng tầm. Áp lực cạnh tranh trong tình hình nền kinh tế mở cửa, các ngân hàng trong và ngoài nước đang tìm mọi cách để mở rộng thị phần, tích cực đầu tư công nghệ, marketing, xây dựng thương hiệu…Các ngân hàng nước ngoài với kinh nghiệm và bề dày thành tích trên trường quốc tế là đối thủ cạnh tranh lớn của VIB trong mảng TTQT. Hiện nay VIB Bank Hoàn Kiếm đang tập trung hướng đến các khách hàng có tiềm năng trong khu vực Hà Nội và các tỉnh phía bắc đã có quan hệ với ngân hàng trong các mảng dịch vụ khác. VIB Bank Hoàn Kiếm có trụ sở tại trung tâm thương mại của Hà Nội, nơi chịu sự cạnh tranh của hàng loạt chi nhánh ngân hàng khác như Sacombank, Vietcombank… cũng góp phần không nhỏ làm giảm doanh thu của chi nhánh. VIB Bank Hoàn Kiếm là một chi nhánh trẻ, thương hiệu chưa mạnh nên chưa tạo được sự tín nhiệm đối với các khách hàng lớn trong và ngoài nước. Rủi ro của các hoạt động thanh toán quốc tế là rất lớn, không chỉ ở phía ngân hàng mà còn về phía khách hàng do chưa có kinh nghiệm về thanh toán, trình độ hiểu biết hạn chế làm tổn hại đến chính bản thân khách hàng và uy tín của ngân hàng. Về hoạt động thanh toán hàng xuất - nhập khẩu: rủi ro về mảng này là phổ biến nhất, thường xảy ra. Người xuất khẩu và người nhập khẩu do không hiểu biết đầy đủ từ phía đối tác, rủi ro về quá trình giao nhận hàng hóa chậm trễ, hay sự thay đổi liên quan đến chính trị, kinh tế, chính sách quản lý ngoại thương của một quốc gia dẫn đến việc vi phạm các hợp đồng thương mại, gây tổn hại đến thời gian, tiền bạc, tài sản của khách hàng và ngân hàng. Tóm lại, chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm đã và đang trở thành ngân hàng lớn trong hoạt động TTQT, thành quả mà Ngân hàng đã đạt được là đáng trân trọng cần phải phát huy hơn nữa. Bên cạnh đó có không ít những khó khăn và tồn tại mà Chi nhánh cần phải khắc phục. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH VIB BANK HOÀN KIẾM 3.1 Chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh và thanh toán quốc ở chi nhánh VIB Bank trong năm tới. 3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh chung của hệ thống VIB Bank Việt Nam. Năm tài chính 2009 đã qua đi với những dấu ấn về một năm nhiều biến động, nhiều khó khăn của Thế giới và Việt Nam. Giai đoạn cuối năm đã xuất hiện một số biến đổi tích cực của nền kinh tế nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng. Đối với ngành ngân hàng Việt Nam, mặc dù phải đối mặt với khó khăn, thách thức do những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, hoạt động ngân hàng năm 2009 đã đạt được những kết quả khá khả quan với mức tăng trưởng về tổng tài sản đạt 33%, về huy động vốn đạt 28.5%, về tín dụng đạt 38%, và về lợi nhuận đạt 60%. Năm 2010 sẽ là năm bản lề trong lộ trình triển khai chiến lược kinh doanh tổng thể của VIB trong 2009-2013 nhằm đạt mục tiêu trở thành một trong 3 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Để từng bước đạt mục tiêu trên, năm 2010, toàn hệ thống VIB sẽ tập trung triển khai nhiều chương trình lớn, nhiều giải pháp đồng bộ, bám sát tinh thần luôn Sáng tạo và Hướng đến khách hàng (Innovative & Customer centric), với yêu cầu của sự chuyển đổi (Transformation), bắt đầu giai đoạn Tích hợp và phấn đấu đạt Mục tiêu kinh doanh đầy thách thức (BHAGs: Big Hairy Audacious Goals). Năm 2010 là năm đánh dấu sự chuyển đổi sâu rộng của toàn hệ thống VIB với việc triển khai chương trình Chuyển đổi hệ thống chi nhánh (Branch Transformation Rollout – BTR) 8 vùng trên toàn quốc. Chương trình BTR sẽ kéo dài hết năm 2010, kết thúc trong năm 2011 làm thay đổi sâu sắc về mô hình kinh doanh và dịch vụ tại các Đơn vị kinh doanh của VIB. Sự thay đổi hiện diện ở nhiều lĩnh vực, từ việc thay đổi tư duy kinh doanh theo hướng Marketing, về chất lượng dịch vụ lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo, về văn hóa làm việc hướng theo hiệu quả với hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc mới, về quản trị doanh nghiệp… đến các chuẩn mực từng bước được thiết lập trong hệ thống VIB, đến việc thay đổi trong cách nghĩ, cách làm của mỗi CBNV VIB, tất cả đều góp phần quan trọng đưa VIB trở thành một ngân hàng Việt Nam đầu tiên tiến gần đến chuẩn dịch vụ (International banking service standard). 3.1.2 Chiến lược phát triển hoạt động Thanh toán Quốc tế ở VIB Hoàn Kiếm Trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2009 và căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ chung của VIB Bank Việt Nam và tình hình thực tế của toàn ngành ngân hàng trong giai đoạn nền kinh tế vừa mới phục hồi sau khủng h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng VIB Bank Hoàn Kiếm.doc
Tài liệu liên quan