MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ QUY TRÌNH HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thuế giá trị gia tăng
1.1.2 Các phương pháp tính và đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
1.1.3 Tính tất yếu của của việc áp dụng thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam
1.2 QUY TRÌNH HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM
1.2.1 Bản chất, vai trò và ý nghĩa của việc hoàn thuế giá trị gia tăng
1.2.2 Đối tượng và các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng
1.2.3 Quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng
1.3 CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG HIỆN NAY TẠI CỤC THUẾ VĨNH PHÚC
2.1 KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ VĨNH PHÚC TRONG MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY
2.1.1 Giới thiệu khái quát về Cục thuế Vĩnh phúc
2.1.2 Kết quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế Vĩnh Phúc trong một số năm gần đây
2.1.3 Những điều kiện cơ bản để thực hiện luật thuế giá trị gia tăng
2.2 THỰC TRẠNG CỦA QUY TRÌNH HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ VĨNH PHÚC
2.2.1 Những vướng mắc, tồn tại
2.2.2 Những nguyên nhân
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
3.1 NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước
3.2.2 Giải pháp từ phía cơ quan thuế
3.2.3 Giải pháp từ phía đơn vị sản xuất-kinh doanh
KẾT LUẬN
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1946 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số vấn đề về quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng ở cục thuế Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ quan thuế.
Ngoài hồ sơ gửi đến cơ quan thuế theo quy định, các tài liệu, hồ sơ khác liên quan đến hoàn thuế, đối tượng được hoàn thuế phải lưu giữ đầy đủ tại cơ sở. Đối tượng được hoàn thuế phải cung cấp các tài liệu liên quan đến việc hoàn thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
Đối tượng đề nghị hoàn thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của số liệu đã kê khai với cơ quan thuế.
II- Trách nhiệm của cơ quan thuế
1- Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế:
Cơ quan thuế trực tiếp quản lý Đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của đối tượng đề nghị hoàn thuế theo đúng quy trình, thủ tục hành chính. Khi nhận hồ sơ, bộ phận hành chính phải ghi rõ ngày nhận hồ sơ, đóng dấu công văn đến, chuyển hồ sơ cho bộ phận quản lý ngay trong ngày, hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo.
2- Kiểm tra thủ tục hồ sơ hoàn thuế:
Khi nhận được hồ sơ do bộ phận hoàn thuế chuyển sang, bộ phận quản lý thực hiện kiểm tra thủ tục, hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo các nội dung:
Kiểm tra thủ tục hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng;
Kiểm tra về đối tượng và trường hợp đề nghị hoàn thuế;
Kiểm tra các chỉ tiêu, số liệu tổng hợp và chi tiết liên quan đến số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn trên hồ sơ của đối tượng.
Trường hợp kiểm tra hồ sơ hoàn thuế thấy chưa lập đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 7 ngày (tính theo ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ), cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản yêu cầu đối tượng hoàn thuế bổ sung thêm các hồ sơ cong thiếu hoặc lập lại hồ sơ để gửi cho cơ quan thuế. Trường hợp không thuộc đối tượng được hoàn thuế, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản cho đối tượng đề nghị hoàn thuế. Thông báo nêu rõ nội dung, tài liệu cần giải trình, bổ sung hoặc lý do không được hoàn.
3- Phân loại Đối tượng hoàn thuế:
a) Đối tượng áp dụng kiểm tra, thanh tra trước khi hoàn thuế:
- Cơ sở kinh doanh mới thành lập có thời gian kinh doanh dưới 1 năm, đề nghị hoàn thuế lần đầu;
- Cơ sở kinh doanh đã có các hành vi vi phạm gian lận về thuế GTGT theo hướng dẫn tại Mục VI Thông tư 82/2002.
- Cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa là nông sản, lâm sản, thuỷ hải sản chưa qua chế biến theo đường biên giới đất liền;
- Cơ sở kinh doanh chia tách, giải thể, phá sản.
b) Đối tượng áp dụng hoàn thuế trước kiểm tra sau: là các đối tượng không thuộc đối tượng quy định tại điểm a ở trên.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm gian lận về thuế giá trị gia tăng nêu trên thuộc đối tượng áp dụng kiểm tra trước khi hoàn thuế, sau 12 tháng kể từ khi phát hiện đối tượng có hành vi gian lận nếu đã chấp hành tốt các quy định của luật thuế, chế độ quản lý sử dụng hoá đơn chứng từ sẽ được áp dụng hoàn thuế trước kiểm tra sau. Cơ quan thuế xem xét cụ thể từng trường hợp này.
4- Kiểm tra xác định số thuế được hoàn:
a) Đối tượng áp dụng hoàn thuế trước kiểm tra sau: bộ phận quản lý thu thực hiện kiểm tra xác định số thuế hoàn theo nội dung sau:
- Đối chiếu các số liệu liên quan giữa số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn, biểu kê khai tổng hợp thuế giá trị gia tăng đầu ra, thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa khấu trừ hết với tờ khai nộp thuế giá trị gia tăng tháng, quyết toán thuế của năm có liên quan, các bảng kê chi tiết hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra, tình hình nộp thuế, hoàn thuế các tháng trước, tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ;
- Kiểm tra thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trong trường hợp vừa kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng, vừa kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; thuế giá trị gia tăng đã nộp ở khâu nhập khẩu.
Trường hợp qua kiểm tra hồ sơ phát hiện số liệu có sai lệch, bộ phận quản lý thu trình lãnh đạo cơ quan thuế ra thông báo bằng văn bản cho đối tượng biết để giải trình bổ sung.
Sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu trên hồ sơ và số liệu liên quan đến hồ sơ hoàn thuế, bộ phận quản lý thu xác định số thuế giá trị gia tăng được hoàn để trình lãnh đạo Cục thuế quyết định hoàn thuế.
b) Đối tượng áp dụng kiểm tra, thanh tra trước khi hoàn thuế:
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, thanh tra, quyết định xử lý vi phạm (nếu có), nếu Đối tượng đã thực hiện các quyết định xử lý vi phạm của cơ quan thuế thì phòng quản lý thu trình lãnh đạo Cục thuế ra quyết định hoàn thuế theo số thuế được hoàn xác định lại qua kiểm tra, thanh tra.
c) Trình tự kiểm tra xác đinh số thuế được hoàn đối với đối tượng do Chi cục thuế quản lý như sau:
- Tại Chi cục thuế: bộ phận quản lý thu thực hiện kiểm tra xác định số thuế được hoàn như quy định đối với đối với đối tượng do Cục thuế quản lý nêu trên.
Qua kiểm tra, nếu hồ sơ hoàn thuế đã đầy đủ, đúng quy định, bộ phận quản lý thu trình lãnh đạo Chi cục thuế có công văn gửi Cục thuế kèm theo hồ sơ hoàn thuế của đối tượng. Công văn nêu rõ: kết quả kiểm tra hồ sơ; phần loại đối tượng hoàn thuế; số tiền được hoàn.
Đối với trường hợp kiểm tra, thanh tra trước khi hoàn thuế: căn cứ vào kết quả kiểm tra, thanh tra, quyết định xử lý vi phạm (nếu có), nếu đối tượng đã thực hiện các quyết định xử lý vi phạm của cơ quan thuế thì bộ phận quản lý thu trình lãnh đạo Chi cục thuế có công văn gửi Cục thuế kèm theo số thuế được hoàn xác định lại qua kiểm tra, thanh tra kèm theo hồ sơ đề nghị hoàn thuế và hồ sơ kiểm tra, thanh tra của Chi cục thuế.
- Tại Cục thuế: khi nhận được hồ sơ hoàn thuế do Chi cục thuế gửi lên, phòng nghiệp vụ thuế thực hiện thẩm định hồ sơ hoàn thuế và trình lãnh đạo Cục thuế ra quyết định hoàn thuế.
Đối với những trường hợp thuộc đối tượng áp dụng hoàn thuế trước kiểm tra sau, khi kiểm tra hồ sơ phát hiện có sai phạm tròn kê khai hoàn thuế hoặc có dấu hiệu nghi ngờ bất thường, bộ phận quản lý thu báo cáo lãnh đạo cơ quan thuế quyết định kiểm tra hoặc thanh tra tại cơ sở trước khi hoàn thuế.
5- Ra quyết định hoàn thuế:
Lãnh đạo Cục thuế căn cứ vào hồ sơ hoàn thuế của phòng quản lý thu, phòng nghiệp vụ thuế trình để ra quyết định hoàn thuế. Quyết định hoàn thuế được chuyển cho phòng Hành chính lưu hành.
Thời gian xử lý hoàn thuế là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định đến khi ra quyết định hoàn thuế; riêng với đối tượng sử dụng vốn ODA; tổ chức, cá nhân ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá tại Việt Nam thuộc đối tượng được hoàn thuế là 03 ngày.
Trường hợp cần kiểm tra, thanh tra xác minh trước khi hoàn thuế, thời gian tối đa là 60 ngày.
6- Lưu hành quyết định hoàn thuế:
Quyết định hoàn thuế được gửi:
- 1 bản cho đối tượng được hoàn thuế.
- 1 bản cho phòng kế hoạch tổng hợp.
- 1 bản gửi cho kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để làm thủ tục hoàn thuế cho đối tượng.
- 1 bản gửi cho phòng quản lý thu (phòng nghiệp vụ thuế đối với trường hợp hoàn thuế do Chi cục thuế quản lý) để lưu hồ sơ đối tượng hoàn thuế.
- 1 bản gửi cho Chi cục thuế (đối với trường hợp hoàn thuế do Chi cục thuế quản lý).
- 1 bản gửi cho cơ quan tài chính quản lý vốn đầu tư đối với trường hợp được hoàn thuế phải ghi tăng vốn đầu tư ngân sách nhà nước cấp để theo dõi quản lý vốn đầu tư.
- 1 bản lưu phòng hành chính.
7- Lập chứng từ uỷ nhiệm chi hoàn thuế:
Phòng kế hoạch tổng hợp căn cứ vào quyết định hoàn thuế lập uỷ nhiệm chi hoàn thuế gửi kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố.
8- Lập danh sách đối tượng được hoàn thuế, điều chỉnh số thuế giá trị gia tăng phải nộp của đối tượng được hoàn thuế:
- Chậm nhất là 1 ngày sau khi có quyết định hoàn thuế, phòng quản lý thu, phòng nghiệp vụ lập danh sách kết quả hoàn thuế theo mẫu quy định chuyển cho phòng xử lý thông tin và tin học, Chi cục thuế (đối với đối tược hoàn thuế do Chi cục thuế quản lý).
- Phòng xử lý thông tin và tin học, bộ phận tính thuế tại Chi cục thuế căn cứ vào danh sách kết quả hoàn thuế, kết quả kiểm tra, thanh tra hoàn thuế, số liệu liên quan đến hoàn thuế điều chỉnh số thuế phải nộp cho kỳ tính thuế sau.
9- Hạch toán, tổng hợp báo cáo số thuế đã hoàn:
Phòng xử lý thông tin và tin học nhận, nhập chứng từ hoàn thuế từ kho bạc nhà nước, lưu chứng từ tại phòng, kế toán số thuế đã hoàn theo các đối tượng, quyết định và chứng từ hoàn thuế. Phòng xử lý thông tin và tin học lập báo cáo kế toán hoàn thuế theo chế độ báo cáo hiện hành.
10- Lưu hồ sơ hoàn thuế:
Bộ phận quản lý thu, phòng quản lý thu, tổ quản lý thu tại Chi cục thuế, phòng nghiệp vụ tổ chức lưu hồ sơ hoàn thuế của đối tược hoàn thuế, biên bản kiểm tra, thanh tra hoàn thuế và quyết định xử lý (nếu có).
11- Kiểm tra, thanh tra hoàn thuế tại cơ sở:
a) Đối tượng kiểm tra, thanh tra:
- Đối tượng kiểm tra, thanh tra tại cơ sở trước khi hoàn thuế: gồm các đối tượng quy định tại điểm 3 và 4 ở trên (điểm 3, 4 Mục Phần B Quy trình quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng).
- Đối tượng kiểm tra, thanh tra tại cơ sở sau khi hoàn thuế theo kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm của cơ quan thuế.
b) Ra quyết định kiểm tra, thanh tra:
- Bộ phận quản lý thu (phòng quản lý thu, tổ quản lý thu) căn cứ vào hồ sơ các đối tượng phải kiểm tra, thanh tra quy định tại điểm 11a nêu trên lập tờ trình kiểm tra, thanh tra hoàn thuế tại cơ sở trong đó nêu rõ nội dung kiểm tra, thanh tra kèm theo dự thảo quyết định kiểm tra, thanh tra (theo mẫu quy định) trình lãnh đạo cơ quan thuế ra quyết định.
- Trường hợp có vi phạm hoặc có dấu hiệu nghi ngờ, tính chất phức tạp, nghiêm trọng, thời gian kiểm tra dài thì thực hiện dưới hình thức thanh tra.
- Thời hạn kiểm tra, thanh tra theo quy định hiện hành.
- Quyết định kiểm tra, thanh tra hoàn thuế tại cơ sở phải được thông báo cho cơ sở ít nhất là 3 ngày đối với quyết định kiểm tra và ít nhất là 7 ngày đối với quyết định thanh tra trước khi tiến hành kiểm tra, thanh tra trừ trường hợp kiểm tra, thanh tra bất thường khi phát hiện cơ sở có vi phạm pháp luật.
c) Nội dung kiểm tra, thanh tra:
- Yêu cầu cơ sở được kiểm tra, thanh tra cung cấp tài liệu liên quan đến hoàn thuế:
+ Tờ khai thuế GTGT tháng, quyết toán thuế GTGT năm liên quan.
+ Hợp đồng kinh tế liên quan đến hoàn thuế.
+ Tờ khai hàng hoá xuất khẩu có xác nhận theo quy định của cơ quan hải quan về hàng hoá xuất khẩu.
+ Hoá đơn chứng từ liên quan đến hàng hoá, dịch vụ mua vào bán ra.
+ Chứng từ thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua bán liên quan đến hoàn thuế, chứng từ nộp thuế GTGT, hoàn thuế GTGT.
+ Tình hình nộp, hoàn thuế GTGT.
+ Báo cáo kế toán, báo cáo xuất nhập tồn kho hàng hoá; báo cáo tiêu thụ và các sổ sách kế toán chứng từ và hồ sơ tài liệu có liên quan đến việc xác định số thuế GTGT được hoàn.
Việc kiểm tra cần lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả, phù hợp với thời gian kiểm tra theo nội dung:
+ Kiểm tra đối chiếu số liệu liên quan đến các vấn đề có nghi vấn cần kiểm tra như: số liệu trên hồ sơ hoàn thuế với số liệu báo cáo tổng hợp và chi tiết về doanh số mua, doanh số bán, tồn kho hàng hoá, các hoá đơn chứng từ liên quan đến thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng đầu ra, định mức sử dụng vật tư hàng hoá, căn cứ phân bổ thuế giá trị gia tăng đầu vào chứng từ liên quan đến tình hình nộp thuế, hoàn thuế của cơ sở, chứng từ thanh toán và các tài liệu liên quan khác.
+ Đối tượng hoàn thuế:
Lưu ý: Trường hợp hoàn thuế cho hàng hoá xuất khẩu phải xác định đối tượng được hoàn thuế là chủ sở hữu hàng hoá, trường hợp xuất khẩu uỷ thác thì đối tượng được hoàn thuế là cơ sở uỷ thác xuất khẩu; trường hợp hoàn thuế cho các dự án sử dụng vốn ODA phải xác định đúng đối tượng có đủ điều kiện, thủ tục theo quy định hiện hành; điều kiện thủ tục của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%.
+ Đối chiếu xác minh các hoá đơn có nghi vấn.
- Lập biên bản xác nhận số liệu với kế toán trưởng của cơ sở được kiểm tra về nội dung có chênh lệch (hoặc không chênh lệch) giữa số liệu kiểm tra của đoàn kiểm tra với số liệu trên hồ sơ đề nghị hoàn thuế của cơ sở. Đề nghị kế toán trưởng ký xác nhận và cung cấp các hoá đơn, chứng từ, tài liệu (bản photocopy có xác nhận sao y bản chính của cơ sở kinh doanh có liên quan đến nội dung giải trình).
- Lập biên bản kiểm tra, thanh tra:
Kết thúc kiểm tra, thanh tra, đoàn kiểm tra, thanh tra tiến hành lập biên bản về nội dung đã được kiểm tra, thanh tra. Biên bản kiểm tra, thanh tra được lập với người đại diện hợp pháp của cơ sở theo thời gian quu định. Trường hợp có sở kinh doanh có vi phạm thì phải ghi rõ nội dung và mức độ của từng hành vi vi phạm, căn cứ pháp lý để kết luận từng hành vi vi phạm đó. Trên cơ sở kết luận, đoàn kiểm tra, thanh tra kiến nghị với lãnh đạo cơ quan thuế ra quyết định xử lý đối với các hành vi vi phạm của cơ sở. Người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.
d) Xử lý kết quả kiểm tra, thanh tra:
- Căn cứ vào kết quả kiểm tra, thanh tra (biên bản kiểm tra, thanh tra) đoàn kiểm tra, thanh tra về hoàn thuế báo cáo kết quả, kiến nghị xử lý qua kiểm tra, thanh tra, đồng thời sự thảo quyết định xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, trình lãnh đạo cơ quan thuế ký lưu hành. Quyết định xử lý vi phạm của cơ sở được gửi:
+ Cho cơ sở để thực hiện.
+ Bộ phận quản lý thu để theo dỗi và đôn đốc cơ sở thực hiện quyết định xử lý.
+ Phòng thanh tra xử lý tố tụng về thuế (tổ kiểm tra tại Chi cục thuế) để tổng hợp báo cáo theo chế độ quy định
- Bộ phận quản lý thu lập danh sách kết quả kiểm tra, thanh tra, quyết định xử lý vi phạm gửi phòng xử lý thông tin và tin học, bộ phận tính thuế (tại Chi cục thuế) để điều chỉnh số thuế phải nộp của đối tượng.
Trường hợp kiểm tra phát hiện cơ sở kê khai khấu trừ thuế, hoàn thuế không đúng, cơ quan thuế truy thu, thu hồi tiền thuế đã khấu trừ hoặc hoàn kịp thời vào ngân sách nhà nước.
Đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, cơ quan thuế lập hồ sơ theo đúng quy
định để chuyển kịp thời cho các cơ quan có chức năng xử lý.
e) Trường hợp cơ sở được kiểm tra, thanh tra về hoàn thuế có khiếu nại về kết quả và quyết định xử lý qua kiểm tra, thanh tra thì cơ quan thuế giải quyết theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế và luật khiếu nại tố cáo.
1.3 các vấn đề đặt ra trong việc thực hiện quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng
1/ Từ phía nhà nước:
Nhà nước là chủ thể có quyền ban hành ra các luật về thuế nhằm huy động nguồn tài chính từ các thành viên trong xã hội, do vậy nhà nước cần phải có:
- Hành lang pháp lý như các Luật về thuế, quy định về chế độ kế toán và sử dụng hoá đơn, chứng từ, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp … Nhà nước khi ban hành ra các hành lang pháp lý này đều không thể tránh khỏi những thiếu sót mà trong thực tế hoạt động mới làm nảy sinh, trong đó luôn tồn tại những “kẽ hở” để các đơn vị lợi dụng làm sai, làm trái và trốn tránh nghĩa vụ. Do vậy các Luật cần phải thường xuyên được bổ sung, sửa đổi để ngày càng hoàn thiện hơn, đảm bảo không còn “kẽ hở” để doanh nghiệp tránh thuế, trốn thuế và chiếm đoạt tiền của nhà nước thông qua thủ đoạn “xin hoàn thuế”. Các quy định về chế độ kế toán và sử dụng hoá đơn chứng từ trong các doanh nghiệp phải thống nhất và chặt chẽ, các đơn vị áp dụng thống nhất một chế độ kế toán, sử dụng hoá đơn chứng từ trong mọi giao dịch mua bán và lưu giữ đầy đủ để đảm bảo cho việc thực hiện tính toán, theo dõi và quản lý thuế. Luật Doanh nghiệp cho phép thành lập ra các doanh nghiệp một cách rất dễ dàng trong khi việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp chưa được chặt chẽ đã cho phép những “Doanh nghiệp trá hình”, những “Công ty ma” có môi trường để hành hoành.
- Quy định về chế tài: nhà nước muốn đảm bảo cho các Luật thuế, các quy định được thực hiện một cách đúng đắn thì cần phải có một công cụ không thể thiếu được, đó là các chế tài. Chế tài được áp dụng đối với đối tượng không chỉ là doanh nghiệp mà còn áp dụng cả với đối tượng là cán bộ ngành để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước và người quản lý thực hiện tốt các quy định. Chế tài cần phải có sự nghiêm khắc cao hơn nữa, không chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính mà cần có những chế tài nghiêm khắc hơn như bắt buộc ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh tạm thời hoặc vĩnh viễn, khởi tố người chịu trách nhiệm trong vụ việc … tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm vì đây là những hành vi mang tính chất xâm phạm đến lợi ích quốc gia.
2/ Từ phía cơ quan Thuế:
- Cơ quan thuế là đơn vị thực hiện thu các khoản thu từ các đối tượng nộp thuế và thu khác vào ngân sách nhà nước, đồng thời cũng là người xem xét đề nghị ngân sách nhà nước hoàn trả cho đối tượng được hoàn thuế. Do vậy để làm tốt công việc này cần phải thực hiện thống nhất theo quy trình về hoàn thuế GTGT đã ban hành, đảm bảo tính đúng đắn, đầy đủ và tính pháp lý của các thủ tục, giấy tờ có liên quan đến hoàn thuế. Đây là điều kiện để tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện, đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quá trình hoàn thuế.
- Về cán bộ: cán bộ thuế tham gia thực hiện hoàn thuế phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, không chỉ về riêng nghiệp vụ quản lý thuế mà cả nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, đặc biệt là đối với cán bộ tham gia công tác thanh tra, kiểm tra.
- Trang bị kĩ thuật: đây là bộ phận có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng công việc. Trong quy trình hoàn thuế có những khâu đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và công sức cần phải có sự hỗ trợ của các phương tiện, thiết bị hiện đại như máy vi tính, hệ thống mạng máy tính, internet, mạng truyền tin … Giả sử như việc xác minh hoá đơn của một đơn vị đề nghị hoàn thuế, đây chỉ là một phần nhỏ của khâu kiểm tra, thanh tra. Số lượng hoá đơn cần xác minh có thể lên đến hàng nghìn hoá đơn phát sinh với nhiều đối tượng trên nhiều địa bàn khác nhau, thuộc đối tượng quản lý của các đơn vị quản lý thuế khác, khoảng cách về địa lý rất lớn, do vậy việc xác minh các hoá đơn này đòi hỏi phải mất nhiều thời gian.
3/ Từ phía doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là đối tượng quản lý của cơ quan thuế, là người phải chia sẻ phần lợi ích của bản thân với nhà nước, do vậy bản thân doanh nghiệp luôn luôn có xu hướng muốn thoát khỏi mối ràng buộc về nghĩa vụ này.
Tuy nhiên doanh nghiệp cũng được hưởng những quyền lợi mà việc thực hiện nghĩa vụ đem lại như có môi trường an ninh – chính trị ổn định để hoạt động sản xuất kinh doanh, được bình đẳng với các doanh nghiệp khác trong hoạt động… trong đó yêu cầu được hoàn thuế là một trong số những quyền lợi mà doanh nghiệp được hưởng. Để thực hiện tốt quy trình hoàn thuế, không chỉ cần có sự quản lý của cơ quan thuế mà còn cần phải có sự phối hợp thống nhất của các doanh nghiệp. Sự phối hợp của các doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ: có ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước, thực hiện theo đúng các quy định pháp luật của nhà nước về thuế như chấp hành tốt việc tự kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế, chấp hành đúng các quy định về kế toán, về sử dụng và lưu trữ hoá đơn chứng từ …
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG HIỆN NAY TẠI CỤC THUẾ VĨNH PHÚC.
2.1 KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ VĨNH PHÚC TRONG MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY
2.1.1 Giới thiệu khái quát về Cục thuế Vĩnh phúc
1/ Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:
* Chức năng:
Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc là một tổ chức trực thuộc Tổng Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ và quyền hạn:
Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, theo quy định của luật thuế và các quy định pháp lý có liên quan, Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:
Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy định pháp lý về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên điạ bàn tỉnh.
Phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế, tham mưu với cấp Uỷ, Chính quyền địa phương về lập dự toán thu NSNN, công tác thuế trên địa bàn tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thực hiện quản lý thu thuế theo quy định của pháp luật, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục thuế trong việc tổ chức thu thuế.
Tổ chức thực hiện, tuyên truyền và cung cấp các hoạt động hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế.
Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thu thuế theo quy định của pháp luật và các quy định của BTC, TCT: lập sổ thuế, kiểm tra việc tính thuế, phát hành thông báo thuế, các lệnh thu thuế ...; đôn đốc các tổ chức và cá nhân nộp thuế thực hiện nộp đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào kho bạc nhà nước (KBNN).
Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách pháp luật thuế đối với tổ chức và cá nhân nộp thuế, tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế.
Quyết định xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế theo quy định của pháp luật, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế.
Tổ chức tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học, Công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục thuế.
Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý ấn chỉ, lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, UBND đồng cấp và các cơ quan có liên quan tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục thuế.
Kiến nghị với Cục trưởng TCT những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của TCT về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ, kịp thời báo cáo về Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Cục thuế.
Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, truy thu về thuế theo quyết định của pháp luật.
Được quyền yêu cầu các tổ chức và cá nhân nộp thuế, các cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để nộp thuế vào NSNN.
Được quyền ấn định số thuế phải nộp, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành pháp luật thuế theo quy định của pháp luật, được quyền thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.
Cục trưởng Cục thuế được ký các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế theo quy định của Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thuế.
Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong Cục thuế, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức Cục thuế theo quy định của nhà nước.
Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị kĩ thuật và kinh phí hoạt động của Cục thuế.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
2/ Cơ cấu tổ chức:
Vĩnh Phúc là một tỉnh Trung Du, hàng năm có số thu trên 500 tỷ đồng, do đó theo quy định của pháp luật và những đặc thù riêng của tỉnh nên được tổ chức bao gồm các phòng sau đây:
Phòng Tổng hợp và Dự toán.
Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ.
PhòngTin học và Xử lý dữ liệu về thuế.
Phòng Quản lý Doanh nghiệp nhà nước và Đầu tư nước ngoài.
Phòng Quản lý Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Phòng Thanh tra.
Phòng Quản lý ấn chỉ.
Phòng Tổ chức cán bộ.
Phòng Hành chính – Quản trị – Tài vụ.
Phòng Trước bạ và thu khác.
Cục thuế Vĩnh Phúc có một đội ngũ cán bộ nhân viên có đầy đủ kiến thức phục vụ cho công tác quản lý thuế, gồm có:
Cục trưởng: ông Tạ Văn Xuyên.
Cục phó: ông Doãn Tuấn An.
Các trưởng phòng, Phó phòng và cán bộ quản lý thuế.
2.1.2 Kết quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế Vĩnh Phúc trong một số năm gần đây
Thực hiện công tác quản lý thu thuế GTGT theo Luật thuế GTGT mà Quốc Hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 tháng 4/1997 thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999, được sự chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính, TCT, của HĐND, UBND, sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả của các cấp uỷ và chính quyền các Quận huyện, xã, phường và trên hết là sự nỗ lực của cán bộ công chức ngành thuế. Cục thuế Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả khả quan, tổng số thu từ thuế GTGT nhìn chung không ngừng tăng lên qua 4 năm thực hiện thể hiện ở bảng sau:
Biểu số 4: Kết quả thu từ thuế GTGT của Cục thuế Vĩnh Phúc
trong 4 năm: 2000, 2001, 2002, 2003
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
2000
2001
2002
2003
Số thuế
63.131
74.050
99.079
191.739
Số thuế tăng so với năm trước
-
10.919
25.029
92.640
Nhìn vào bảng trên ta thấy từ năm 2000 đến năm 2003, số thuế GTGT của Cục thuế Vĩnh Phúc liên tục tăng và tăng với tốc độ ngày càng lớn. Đặc biệt số thu năm 2003 có sự gia tăng đột biến so với các năm trước do sự tăng trưởng kinh tế lớn trong năm 2003.
Việc áp dụng Luật thuế GTGT vào đời sống kinh tế - xã hội nước ta nói chung và địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đã được thực tế kiểm nghiệm đã góp phần mang lại những kết quả tích cực về nhiều khía cạnh thể hiện ở những mặt sau:
- Về công tác q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1900 (2).Doc