MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .3
1.1 NHTM và hoạt động của NHTM 3
1.1.1 Khái niệm NHTM .3
1.1.2 Hoạt động chủ yếu của ngân hàng . .3
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 3
1.1.2.2 Hoạt động tín dụng .4
1.1.2.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ .6
1.1.2.4 Các hoạt động khác .6
1.2 Tổng quan về bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM .7
1.2.1 Nguyên nhân hình thành yêu cầu bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM .7
1.2.2 Khái niệm bảo đảm tiền vay 8
1.2.3 Các đặc trưng của bảo đảm tiền vay .8
1.2.3.1 Giá trị của bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm 8
1.2.3.2 Tài sản phải có sẵn thị trường tiêu thụ .9
1.2.3.3 Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài sản 9
1.2.4 Các nguyên tắc của bảo đảm tiền vay 9
1.2.5 Các hình thức bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM .10
1.2.5.1 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản .10
1.2.5.2 Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản .11
1.3 Bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM .11
1.3.1 Khái niệm bảo đảm bằng tài sản .11
1.3.2 Các hình thức của bảo đảm bằng tài sản .12
1.3.2.1 Cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay vốn .12
1.3.2.2 Thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay vốn .14
1.3.2.3 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba .15
1.3.2.4 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay .16
1.3.3 Ưu và nhược điểm của bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM 16
1.3.3.1 Ưu điểm 16
1.3.3.2 Nhược điểm .17
1.4 Chất lượng bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM .17
1.4.1 Khái niệm .17
1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm bằng tài sản của NHTM .18
1.4.2.1 Nhân tố thuộc về ngân hàng 18
1.4.2.1.1 Trình độ cán bộ tín dụng .18
1.4.2.1.2 Công tác giám sát khách hàng 19
1.4.2.1.3 Một số công tác khác .19
1.4.2.2 Nhân tố thuộc về khách hàng .20
1.4.2.2.1 Đạo đức, uy tín của khách hàng vay vốn .20
1.4.2.2.2 Tài chính của khách hàng .20
1.4.2.3 Nhân tố thuộc về môi trường .21
1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bảo đảm bằng tài sản của NHTM .22
1.4.3.1 Chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ .22
1.4.3.2 Chỉ tiêu về giá trị khoản vay so với giá trị của tài sản bảo đảm .23
1.4.3.3 Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản so với dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm .23
1.4.3.4 Chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ quá hạn cho vay có tài sản bảo đảm so với tổng dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm 24
1.4.3.5 Một số chỉ tiêu khác .25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHCT THÁI NGUYÊN .26
2.1 Tổng quan về chi nhánh NHCT Thái Nguyên 26
2.1.1 Khái quát về NHCT Việt Nam .26
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHCT Thái Nguyên .28
2.1.3 Cơ cấu, tổ chức của chi nhánh NHCT Thái Nguyên 29
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Thái Nguyên trong thời gian vừa qua .31
2.1.4.1 Tình hình hoạt động huy động vốn tại chi nhánh 31
2.1.4.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh .34
2.1.4.3 Một số hoạt động khác .36
2.2 Thực trạng bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên .37
2.2.1 Cơ sở pháp lý của bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên .37
2.2.2 Những hình thức được bảo đảm bằng tài sản được áp dụng tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên .38
2.2.3 Hoạt động cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay vốn .40
2.2.3.1 Danh mục các tài sản dùng bảo đảm bằng cầm cố .40
2.2.3.2 Dư nợ bảo đảm bằng tài sản cầm cố . .40
2.2.4 Hoạt động thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay vốn 42
2.2.4.1 Danh mục các tài sản dùng bảo đảm bằng thế chấp .42
2.2.4.2 Dư nợ bảo đảm bằng tài sản thế chấp .42
2.2.5 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba .44
2.2.6 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay .45
2.3 Đánh giá chất lượng bảo đảm trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên .46
2.3.1 Những kết quả đạt được tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên .46
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của bảo đảm trong hoạt động cho vay .48
2.3.2.1 Hạn chế của bảo đảm trong hoạt động cho vay tại chi nhánh .48
2.3.2.2 Nguyên nhân 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN .50
3.1 Định hướng phát triển của chi nhánh NHCT Thái Nguyên trước tình hình hiện nay .50
3.1.1 Định hướng hoạt động chung của chi nhánh NHCT Thái Nguyên .50
3.1.2 Định hướng cơ bản của chi nhánh NHCT Thái Nguyên về công tác thực hiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay .51
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên .53
3.2.1 Giải pháp chung 53
3.2.1.1 Nâng cao chất lượng trong việc quản lý tài sản bảo đảm 53
3.2.1.2 Thành lập một hội đồng chuyên thẩm định, định giá tài sản .54
3.2.1.3 Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định 54
3.2.1.4 Hoàn thiện công tác thẩm định, định giá tài sản .55
3.2.2 Một số giải pháp mở rộng .56
3.2.2.1 Về chính sách cho vay .56
3.2.2.2 Về lựa chọn tài sản bảo đảm 57
3.2.2.3 Về tiêu chí định giá tài sản bảo đảm 57
3.2.2.4 Về rà soát phân loại dư nợ và định kỳ đánh giá chất lượng tín dụng .58
3.3 Kiến nghị .58
3.3.1 Với cơ quan hữu quan .58
3.3.2 Với chi nhánh NHCT Thái Nguyên .59
KẾT LUẬN .60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3485 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng bảo đảm trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h. Nếu trường hợp đến hạn người vay không trả được nợ, ngân hàng phát mại tài sản thu hồi nợ thì tiền thu về bán tài sản đủ để ngân hàng thu nợ gốc, lãi và các chi phí khác…Vì vậy, giá trị tài sản đưa ra làm bảo đảm càng lớn thì mức độ đảm bảo của khoản tín dụng phát ra càng chắc chắn.
Trong quá trình quản lý TSBĐ những tài sản như máy móc, thiết bị…thường bị hao mòn theo thời gian vì vậy cần phải bảo quản tốt các TSBĐ. Công việc bảo quản không tốt rất dễ dẫn đến giá trị bán tài sản không đủ để thu hồi lại vốn ban đầu, gây ra tổn thất cho ngân hàng. Một điều mà các ngân hàng không bao giờ muốn.
Nhân tố thuộc về khách hàng.
Đạo đức, uy tín của khách hàng vay vốn.
Uy tín của khách hàng thể hiện ở khả năng tài chính của khách hàng mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả tạo ra nhiều lợi nhuận, quan hệ vay vốn và trả nợ ngân hàng của khách hàng sòng phẳng không có nợ quá hạn. Uy tín của khách hàng còn thể hiện ở vị trí của khách hàng trên thị trên thị trường và mối quan hệ của khách hàng với bạn hàng.
Ta thấy khi ngân hàng phân tích khách hàng thấy được rằng uy tín của khách hàng là tốt thì tài sản bảo đảm mà khách hàng đưa ra để bảo đảm cho món vay cũng được an toàn hơn. Ngoài ra, uy tín của khách hàng cao cũng giúp ngân hàng yên tâm hơn về khả năng đảm bảo tài chính của khách hàng. Chất lượng tài sản đảm bảo cũng được nâng cao.
Đạo đức của khách hàng thể hiện ở việc khách hàng có chây ỳ trong việc trả nợ hay không, có hành vi lừa đảo không. Có nhiều khách hàng vay vốn của ngân hàng song không có ý thức trả nợ khi đến kỳ hạn trả nợ và lãi. Ngân hàng cần nhìn thấy trước được tình hình của khách hàng nếu không rất dễ gặp rủi ro.
Tài chính của khách hàng.
Tài chính của khách hàng cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng. Vì dù khách hàng vẫn có ý thức trả nợ cho ngân hàng song tình hình tài chính của khách hàng không ổn định hoặc đang gặp khó khăn không có khả năng trả nợ cho ngân hàng thì cũng tác động mạnh đến chất lượng bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng.
Thường thì các cán bộ ngân hàng thu thập thông tin tài chính của khách hàng mình dựa vào các báo cáo tài chính mà khách hàng mang tới, tuy nhiên để nắm rõ được cụ thể hơn các cán bộ cần phải đi xuống thực tế đơn vị.
Nhân tố thuộc về môi trường.
Hàng năm có hàng nghìn văn bản được ban hành : quyết định, nghị định, thông tư, công văn, chỉ thị…Tuy nhiên không phải văn bản nào cũng đi vào cuộc sống được, các văn bản chồng chéo lên nhau, thiếu sự thống nhất, đồng bộ. Trong khi đó ngân hàng là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến hầu hết các văn bản pháp luật. Nếu môi trường pháp lý không tốt sẽ gây khó khăn cho ngân hàng và các chủ thể kinh tế khác trong xã hội, sẽ tạo ra những khe hở pháp luật để cho những đối tượng xấu lợi dụng, luồn lách
Có những bộ luật tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng nhà nước…Những luật này quy định tỷ lệ huy động vốn vủa ngân hàng so với vốn tự có, quy định việc phát hàng trái phiếu, kỳ phiếu, quy định mức cho vay của NHTM đối với một khách hàng, quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng…
Vì vậy mà để nâng cao được chất lượng bảo đảm bằng tài sản của NHTM thì cần phải làm cho môi trường pháp lý tốt hơn nữa, ý thức chấp hành pháp luật tốt các văn bản ban hành cần phải được đồng bộ, thống nhất, đồng thời, minh bạch, có tính thực tế.
Ngoài môi trường pháp lý thì môi trường kinh tế cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM. Do nền kinh tế càng phát triển thì doanh nghiệp càng phải hoàn thiện mình hơn, phải có những dự án sản xuất có hiệu quả hơn, và muốn làm được điều ấy cần phải có một số vốn lớn. Vốn tự có của doanh nghiệp chỉ đáp ứng được phần nào, còn lại phải đi vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Khi đó càng phải quan tâm đến TSBĐ và chất lượng của nó.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bảo đảm bằng tài sản của NHTM.
Chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ.
Công thức :
Chỉ tiêu về tỷ lệ Dư nợ có TSBĐ
dư nợ có TSBĐ = x 100%
trên tổng dư nợ Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này có ý nghĩa nói lên có bao nhiêu % dư nợ của tổ chức tín dụng được bảo đảm bằng tài sản. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì khi đó khoản vay sẽ được đảm bảo an toàn hơn. Thường tỷ lệ này trong khoảng 60% đến 80% là tốt.
Các ngân hàng luôn muốn tỷ lệ dư nợ có TSBĐ trên tổng dư nợ cao vì tỷ lệ này càng cao thì càng bảo đảm khoản vốn mà ngân hàng đã cho vay sẽ thu hồi được nhiều nhất, giảm tỷ lệ rủi ro xuống mức thấp nhất.
Tuy nhiên, với tình hình phát triển nền kinh tế của đất nước như hiện nay thì không phải lúc nào tỷ lệ này cao cũng là tốt. Vì nó sẽ hạn chế khả năng kinh doanh của ngân hàng. Đánh mất những khách hàng tiềm năng. Đây chính là trở ngại lớn của các ngân hàng có chính sách kinh doanh thận trọng.
Tỷ lệ này cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào tổng dư nợ có tài sản bảo đảm, nếu tổng dư nợ có TSBĐ cao thì tỷ lệ này sẽ cao và ngược lại.
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào các yếu tố như: chính sách tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ, lĩnh vực ưu tiên của ngân hàng trong từng thời kỳ, cơ cấu cho vay trong sản xuất hay trong tiêu dùng…, quy định của Chính phủ và của NHNN.
Chỉ tiêu về giá trị khoản vay so với giá trị của tài sản bảo đảm.
Công thức :
Chỉ tiêu về giá trị Giá trị của khoản vay
khoản vay so với =
giá trị của TSBĐ Giá trị của TSBĐ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ bù đắp vốn của một tài sản bảo đảm trong trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Thường thì tuỳ loại tài sản bảo đảm sẽ cho chỉ tiêu khác nhau, chỉ tiêu này thay đổi theo thời gian do tác động của nhiều yếu tố. Chỉ tiêu này thường từ 0.5 đến 0.7 là tốt.
Theo quy định của NHNH và chính sách hoạt động của từng ngân hàng thì giá trị của khoản vay đều được quy định tỷ lệ đối với mỗi tài sản bảo đảm. Nếu TSBĐ có tính thanh khoản cao, dễ tiêu thụ trên thị trường, ít bị hao mòn vô hình thì sẽ có tỷ lệ cao hơn những TSBĐ khác.
Chỉ tiêu về giá trị khoản vay so với giá trị của TSBĐ phụ thuộc vào một số yếu tố như: tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, loại hình TSBĐ, biến động giá trị của TSBĐ…
Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản so với dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm.
Công thức :
Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho Dư nợ cho vay không có BĐ bằng TS
vay không có BĐ bằng TS so =
với dư nợ cho vay có TSBĐ Dư nợ cho vay có TSBĐ
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ giữa việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản so với cho vay có TSBĐ, thường thì tỷ lệ này thấp vì ngân hàng chỉ cho những khách hàng uy tín, có truyền thống và có khả năng đảm bảo tài chính tốt cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, còn lại hầu hết đều là cho vay có TSBĐ để giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai chắc chắn và chịu ít rủi ro nhất.
Từ chỉ tiêu này mà ta có thể nhận biết được chính sách mà NHTM đang sử dụng là chính sách thận trọng hay chính sách mở rộng nhóm khách hàng vay. Nhưng thông thường các ngân hàng chỉ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản trong trường hợp khách hàng vay để thực hiện các dự án đầu tư thuộc chương trình kinh tế đặc biệt, chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước, chương trình KT-XH và đối với một số khách hàng thuộc đối tượng đang được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi về điều kiện vốn vay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ hoặc của Thủ Tướng Chính phủ.
Hiện tại một số ngân hàng đang mở rộng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản để tiêu dùng vì vậy mà chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng.
Chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ quá hạn cho vay có tài sản bảo đảm so với tổng dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm.
Công thức :
Chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ quá hạn Dư nợ quá hạn cho vay có TSBĐ
cho vay có TSBĐ so với tổng =
dư nợ cho vay có TSBĐ Tổng dư nợ cho vay có TSBĐ
Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu % nợ quá hạn có TSBĐ so với tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này càng thấp thì càng tốt.
Mỗi NHTM đều có những chính sách kinh doanh riêng của mình tuy nhiên họ đều có điểm chung là không muốn có nợ quá hạn đối với khoản cho vay của mình. Đối với khoản cho vay có tài sản bảo đảm mà vẫn có nợ quá hạn điều đó chứng tỏ rằng ngân hàng đã sử dụng TSBĐ làm nguồn thu nợ thứ hai, song vẫn chưa thu hồi được hết nợ và tình hình tài chính của doanh nghiệp đi vay đang gặp khó khăn.
Từ việc chỉ tiêu này cao hay thấp mà ngân hàng có thể tự điều chỉnh chính sách cho vay cho phù hợp đồng thời đưa ra những quyết định xử lý đối với phần nợ quá hạn.
Một số chỉ tiêu khác
Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên đây còn có một số chỉ tiêu khác cũng đánh giá chất lượng bảo đảm bằng tài sản của NHTM như chỉ tiêu về xếp hạng tín dụng khách hàng chỉ tiêu này mỗi ngân hàng có một cách đánh giá khác nhau; hay chỉ tiêu về tỷ trọng các loại tài sản bảo đảm được khách hàng mua bảo hiểm so với tổng TSBĐ thường thì các loại TSBĐ của khách hàng trong quá trình bảo đảm có hao mòn hay những tài sản có thể gặp rủi ro thì ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm.
Chỉ tiêu mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm, còn tuỳ thuộc vào loại tài sản bảo đảm thuộc tài sản nào sẽ có mức cho vay tương ứng. Nhưng thông thường mức cho vay của các NHTM tối đa là 70% giá trị TSBĐ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHCT THÁI NGUYÊN
Tổng quan về chi nhánh NHCT Thái Nguyên.
Khái quát về NHCT Việt Nam.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Là một trong bốn NHTM nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, Vietinbank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của Incombank luôn tăng trưởng qua các năm tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước. Có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với 2 Sở Giao dịch, gần 140 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch. Có 03 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản và 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm đào tạo. Hoạt động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam của Vietinbank tiếp tục duy trì và được triển khai mạnh mẽ thông qua một mạng lưới giao dịch quốc tế với trên 730 ngân hàng đại lý tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Năm 2007 cùng với công cuộc phát triển kinh tế, đổi mới và hội nhập thành công của đất nước, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng hết sức thành công và đạt được nhiều kết quả to lớn. Quy mô tài sản tăng 24%, tổng nguồn vốn tăng 19%, cho vay nền kinh tế tăng 28%, chất lượng đầu tư tiếp tục được cải thiện tích cực, lành mạnh, nợ xấu cuối năm ở mức 1.02% (đầu năm là 1,38%), hệ thống mạng lưới được củng cố, kinh doanh an toàn, chất lượng và hiệu quả, đầu tư hiện đại hóa ứng dụng công nghệ ngân hàng tiến tiến được chú trọng, các mặt hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng đều có mức tăng trưởng khá.
Lợi nhuận năm 2007 cũng đạt kết quả cao. Năm 2007 sau khi trích dự phòng rủi ro và bù đắp các chi phí thì con số này đạt mức tăng 30% so với 2006. Ngân Hàng đã sử dụng nguồn lực này để đầu tư vào cơ sở vật chất, công nghệ cũng như chiến lược hiện đại hóa ngân hàng. Nhờ đó, thu nhập của cán bộ công nhân viên 2007 tăng 35% so với 2006. Hiệu quả, chất lượng kinh doanh đạt cao đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, xây dựng hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam lớn mạnh.
Hệ thống tổ chức của NHCT Việt Nam được tổ chức một cách khoa học và có hệ thống. Sau đây là sơ đồ hệ thống tổ chức, cơ cấu của NHCT Việt Nam:
Sơ đồ : Hệ thống tổ chức của NHCT Việt Nam.
PHÒNG GIAO DỊCH
QUỸ TIẾT KIỆM
PHÒNG GIAO DỊCH
QUỸ TIẾT KIỆM
QUỸ TIẾT KIỆM
PHÒNG GIAO DỊCH
CN PHỤ THUỘC
CHI NHÁNH CẤP II
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CTY TRỰC THUỘC
VP ĐẠI DIỆN
TRỤ SỞ CHÍNH
SỞ GIAO DỊCH
CHI NHÁNH CẤP I
Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính.
BỘ MÁY GIÚP VIỆC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
HTHỐNG KT K’T NỘI BỘ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
CÁC PHÓ TỔNG GĐ
CÁC PHÒNG, BAN CM-NV
Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHCT Thái Nguyên.
Chi nhánh NHCT Thái Nguyên là chi nhánh cấp 1 thuộc NHCT Việt Nam, có địa chỉ tại 62 Hoàng Văn Thụ, Tỉnh Thái Nguyên. Từ năm 1988 NHCT Bắc Thái nay là Chi nhánh NHCT Thái Nguyên đã tách ra khỏi NHNN tỉnh Bắc Thái nay là NHNH tỉnh Thái Nguyên. Chi nhánh tiếp tục hoạt động và phát triển cho đến giữa năm 2006 thì hai chi nhánh cấp 2 của chi nhánh NHCT TN là chi nhánh Sông Công và chi nhánh Lưu Xá đã được tách ra hoạt động riêng và trực tiếp chịu sự quản lý của NHCT Việt Nam.
Hiện nay Chi nhánh NHCT Thái Nguyên gồm có 2 phòng giao dịch là phòng giao dịch Núi Voi tại huyện Đồng Hỷ và phòng giao dịch Đán tại Đán. Đồng thời cũng có 8 điểm giao dịch và các quỹ tiết kiệm trên địa bàn tỉnh TN.
Cơ cấu, tổ chức của chi nhánh NHCT Thái Nguyên.
Do chi nhánh NHCT Thái Nguyên là chi nhánh cấp 1 của NHCT Việt Nam nên cơ cấu, tổ chức của chi nhánh NHCT TN được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của chi nhánh NHCT TN
PHÒNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT
QUỸ TIẾT KIỆM
PHÒNG GIAO DỊCH
PHÒNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
CÁC PHÓ GĐ
GIÁM ĐỐC
Theo quyết định số 368/QĐ – NHCT ngày 9/5/2006 của Giám đốc chi nhánh NHCT Thái Nguyên về việc ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại chi nhánh thì chi nhánh NHCT TN gồm có các phòng chuyên môn :
Phòng khách hàng doanh nghiệp : Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các DN, để khai thác vốn : VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ , thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ NH cho các DN lớn ,vừa và nhỏ.Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo các hoạt động hàng năm của chi nhánh.
Phòng khách hàng cá nhân : Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn : VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng ,quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ , thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ NH cho các cá nhân.
Phòng quản lý rủi ro : Tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh, quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN. Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khản nợ có vấn đề (gồm các khoản nợ : cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu). Quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi cá khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
Phòng kế toán giao dịch : Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nước và NHCT VN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.
Phòng thanh toán XNK : Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán về Xuất Nhập Khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHCT VN.
Phòng tiền tệ kho quỹ : : Là phòng nghiệp vụ quản lý quỹ an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
Phòng tổ chức hành chính : Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn chi nhánh.
Phòng thông tin điện toán : Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện tử tại chi nhánh, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.
Mỗi phòng đều có chức năng nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên chúng luôn hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc. Hiện nay Chi nhánh NHCT Thái Nguyên gồm có 2 phòng giao dịch là phòng giao dịch Núi Voi tại huyện Đồng Hỷ và phòng giao dịch Đán tại Đán. Đồng thời cũng có 8 điểm giao dịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Thái Nguyên trong thời gian vừa qua.
Tình hình hoạt động huy động vốn tại chi nhánh.
Trong năm 2007 chi nhánh NHCT Thái Nguyên đã hoạt động rất hiệu quả với lợi nhuận tăng 140% so với năm 2006. Đạt được kết quả trên là do Ban Giám Đốc và các phòng nghiệp vụ đã đưa ra những chính sách, chiến lược kinh doanh kịp thời, hợp lý trước những nguy cơ bị chiếm mất thị phần khi ngày càng có nhiều các NHTM cổ phần được thành lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
BẢNG 1: TỶ TRỌNG HUY ĐỘNG VỐN TĂNG SO VỚI KẾ HOẠCH NĂM 2007
Đơn vị: %
Tổng huy động vốn
Trong đó :
101,46
Nguồn vốn nội tệ
104,45
Nguồn vốn ngoại tệ
92,16
(Nguồn: Báo cáo của chi nhánh NHCT Thái Nguyên năm 2007)
Hoạt động huy động vốn là hoạt động chính của chi nhánh để sử dụng nhằm thu lợi nhuận bao gồm nghiệp vụ huy động tiền gửi và từ nguồn đi vay, nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán. Năm 2007 là một năm thành công của chi nhánh NHCT Thái Nguyên với tổng huy động vốn đạt 101,46% so với kế hoạch năm 2007 đã đề ra. Trong đó nguồn vốn nội tệ đạt 104,45% so với kế hoạch, nguồn vốn ngoại tệ mà chủ yếu là đồng USD đạt 92,16% so với kế hoạch. Đây thực sự là một nỗ lực của chi nhánh.
Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo ra các loại tài sản khác nhau trong đó cho vay và đầu tư là hai loại tài sản lớn và quan trọng nhất tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên. Tổng tài sản của chi nhánh NHCT TN khoảng 1500 tỷ VNĐ tăng 21,6% so với năm 2006 trong đó đa số tài sản là các hợp đồng cho vay, hợp đồng thuê mua, các khoản tiền gửi và một phần nhỏ là tài sản cố định như nhà cửa, trang thiết bị…
BẢNG 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI
NĂM 2006, 2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tiền gửi Doanh nghiệp
181,79
15,81
171,25
13,7
Tiền gửi Tiết kiệm
928,22
80,71
1028,75
82,3
Tiền gửi Kỳ phiếu, tráiphiếu
40,09
3,48
50
4
(Nguồn: Báo cáo của chi nhánh NHCT Thái Nguyên năm 2006, 2007)
Ta có thể biểu diễn cơ cấu huy động tiền gửi năm 2006, 2007 theo biểu đồ sau:
Ta thấy nguồn vốn huy động tiền gửi chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của dân cư năm 2007 đạt 1028,75 triệu đồng tăng 10,75% so với năm 2006 chỉ với 928,22 triệu đồng trong đó : Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm 52,7%, tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 47,3%. Nguyên nhân là do thu nhập của dân cư ngày càng cao, trong khi đó tình hình thị trường chứng khoán suy giảm, người dân với tâm lý an toàn hoặc là họ dùng tiền để mua vàng tích luỹ hoặc là đem gửi tiết kiệm có kỳ hạn trong ngân hàng với lãi suất cao nhằm thu được khoản tiền chênh lệch. Lãi suất huy động tiền gửi được áp dụng tại chi nhánh NHCT TN có hiệu lực từ ngày 31/3/2008 đối với đồng VND là: kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng lãi suất 0.875%/tháng, kỳ hạn 12 tháng lãi suất 0.91%/tháng, kỳ hạn 24 tháng lãi suất 0.83%/tháng…
Đồng thời nguồn vốn tiền gửi doanh nghiệp năm 2007 chỉ đạt 171,25 triệu đồng giảm 5,8% so với năm 2006 với 181,79 triệu đồng. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp luôn phải tiến hành đầu tư những dự án với chi phí lớn, tiền trong tài khoản luôn luôn luân chuyển nên tiền gửi của doanh nghiệp giảm đi là điều hợp lý. Mặt khác, các NHTM cổ phần được thành lập trên địa bàn Thái Nguyên ngày càng nhiều với các dịch vụ ưu đãi hơn về phí suất nên chi nhánh đã bị mất một số thị phần.
Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
Hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT Thái Nguyên bao gồm các nghiệp vụ đa dạng như cho vay ngắn, trung và dài hạn với các hình thức được áp dụng như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay thấu chi, cho vay trả góp...; bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho khách; cầm cố; thế chấp.
Việc cho vay ngắn, trung và dài hạn chi nhánh áp dụng mức lãi suất lần lượt là 1,3%/tháng và 1,5%/tháng mức lãi suất này có thể được điều chỉnh theo hợp đồng tín dụng, họp đồng bảo đảm với lãi suất là lãi suất thả nổi hoặc lãi suất cố định.
Theo quy định của NHCT thì tổng giới hạn tín dụng không vượt quá 25% vốn tự có của NHCT. Trong đó giới hạn cho vay không vượt quá 15% vốn tự có của NHCT; giới hạn bảo lãnh không vượt quá 15% vốn tự có của NHCT…
Một số số liệu cụ thể như sau :
Dư nợ cho vay trong nền kinh tế là 1100 tỷ VNĐ đạt 112,8% kế hoạch đề ra trong năm 2007.
Dư nợ quá hạn cuối năm 2007 khoảng 600 triệu đồng chiếm 0,06% trong tổng dư nợ.
Nợ xấu khoảng 0,03%.
Nợ xấu chiếm 0,03% đã giảm nhiều so với năm 2006 điều này là tín hiệu tốt chứng tỏ rằng chi nhánh đã có những chính sách hợp lý hơn nhằm hạn chế rủi ro mất vốn nên không có ảnh hưởng gì lớn tới hoạt động của chi nhánh. Tuy nhiên thực tế ngân hàng luôn phấn đấu không cho phép có nợ xấu và cố gắng thu hồi về được tối đa có thể.
Dư nợ quá hạn cuối năm 2007 khoảng 600 triệu đồng chiếm 0.06% tổng dư nợ trong nền kinh tế, chi nhánh NHCT Thái Nguyên sẽ tiến hành thu hồi hết vào năm 2008.
Dư nợ cho vay tăng 112,8% nguyên nhân là do hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các doanh nghiệp cũng cần mở rộng thêm quy mô sản xuất, kinh doanh, tiến hành các dự án đầu tư. Họ cần huy động thêm vốn và một trong những hình thức huy động vốn của các doanh nghiệp là đi vay vốn ngân hàng, với uy tín và truyền thống lâu năm của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nên phần lớn các doanh nghiệp luôn tìm đến chi nhánh để vay vốn.
Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn chiếm 38% so với tổng dư nợ. Con số này vẫn còn tương đối thấp mà tập trung vào cho vay ngắn hạn hơn 60% so với tổng dư nợ. Do cho vay ngắn hạn thì ngân hàng sẽ chịu rủi ro ít hơn đồng thời thu hồi vốn nhanh hơn, tuy nhiên trong tương lai ngân hàng sẽ nâng cao tỷ lệ cho vay trung và dài hạn hơn. Bằng cách tiến hành tài trợ, bảo lãnh cho các dự án của doanh nghiệp nhiều hơn nữa bên cạnh việc thẩm định dự án một cách chính xác hạn chế rủi ro cho Chi nhánh.
Năm 2007 chi nhánh NHCT Thái Nguyên đã thẩm định và giải ngân một số dự án lớn phục vụ cho quá trình phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh góp phần vào công cuộc hiện đại hoá đất nước. Trong đó có nhiều dự án đã góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của tỉnh Thái Nguyên như dự án của CTCP Du lịch Hà Lan thành lập tuyến xe buýt phục vụ sự đi lại của nguời dân…
Một số hoạt động khác :
Ngoài nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng ra chi nhánh NHCT Thái Nguyên còn có những hoạt động khác như thanh toán xuất nhập khẩu, phát hành thẻ và một số dịch vụ hấp dẫn thu hút khách hàng.
Đối với thanh toán L/C : các hoạt động liên quan đến việc mở và thanh toán giúp cho các doanh nghiệp nhập vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cụ thể như sau:
Thanh toán L/C nhập khẩu tăng 81,6% so với năm 2006.
Thanh toán L/C xuất khẩu tăng 14,5% so với năm 2006.
Thu dịch vụ tăng 74,1% so với năm 2006 với nhiều dịch vụ đa dạng, tiện ích cho khách hàng :
Gửi tiền tiết kiệm qua thẻ.
Nạp tiền điện thoại di động trả trước của mạng Vinaphone và mạng Mobilephone.
Thanh toán tiền điện.
Các chương trình dự thưởng lớn.
Cuối năm 2007, đầu năm 2008 chi nhánh đã thực hiện chương trình khuyến mại cho khách hàng mở thẻ ATM như: Nhận tiền đắc lộc, mở thẻ phát tài trúng thưởng xe ô tô và nhiều giải thưởng lớn khác. Phát hành thẻ ATM Epartner.
Ngoài ra Chi nhánh NHCT Thái Nguyên còn tiến hành kết nối thẻ với NH Nông Nghiệp, Ngân hàng Đầu tư. Số lượng thẻ ATM chi nhánh phát hành được trong năm 2007 là trên 10 000 thẻ đây là một số lượng khá lớn. Năm 2008 chi nhánh phấn đấu số lượng phát hành thẻ sẽ còn tăng hơn nữa kế hoạch là trên 15 000 thẻ.
Việc mở thẻ trả lương cho cán bộ viên chức đang được tiến hành, mở rộng nó sẽ giảm bớt chi phí trong việc trả lương tại các ngân hàng, doanh nghiệp, xí nghiệp. Dự kiến trong năm 2008 chi nhánh sẽ mở rộng mạng lưới trả lương qua tài khoản tại các doanh nghiệp.
Chi nhánh cũng đã thực hiện được gần 2000 kiều hối từ nước ngoài gửi về trong năm 2007 nhất là những tháng cuối năm.
Lợi nhuận đã trích dự phòng rủi ro bằng 145,3% kế hoạch năm 2007 NHCT VN giao và tăng 30%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2620.doc