Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà giang

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.Khái quát hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 3

1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại 3

1.1.2.Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 4

1.2.Cho vay của NHTM 5

1.2.1.Khái niệm cho vay của NHTM 5

1.2.2.Đặc điểm cho vay của NHTM 6

1.2.3.Phân loại cho vay 7

2.CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NHTM 9

2.1.Khái niệm chất lượng cho vay của NHTM 9

2.2.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay 11

2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng 12

2.2.2. Chỉ tiêu định tính 15

2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của NHTM 18

2.3.1.Yếu tố chủ quan 18

2.3.1.1.Từ phía ngân hàng 18

2.3.1.2.Từ phía khách hàng 19

2.3.2.Yếu tố khách quan 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HÀ GIANG 23

1.GIỚI THIỆU VỀ NHNO&PTNT HÀ GIANG VÀ HỘ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG 23

1.1.Khái quát về NHNo&PTNT Hà Giang 23

1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 23

1.1.2.Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Hà Giang 23

1.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Giang 25

1.2. Khái quát về hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà giang 29

1.2.1.Khái niệm, đặc điểm hộ sản xuất 29

1.2.2 Quy trình cho vay kinh tế hộ 31

1.2.3. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Giang 32

2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HÀ GIANG 35

2.1. Thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà giang 35

2.1.1. Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ hộ sản xuất 35

2.1.2. Tình hình nợ quá hạn 41

2.2. Đánh giá về chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà giang 44

2.2.1. Thành tựu đạt được 44

2.2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 46

2.2.2.1. Hạn chế 46

2.2.2.2. Nguyên nhân 47

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HÀ GIANG 51

1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HÀ GIANG 51

1.1.Mục tiêu hoạt động 51

1.2.Định hướng nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Giang 51

2.GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT 54

2.1.Xây dựng chiến lược thu hút khách hàng 54

2.2.Thực hiện quy trình cho vay một cách hợp lý 55

2.3.Công tác đào tạo, bố trí, tuyển dụng cán bộ 56

2.4.Hoàn thiện hệ thống thông tin 57

2.5.Mở rộng màng lưới kinh doanh 58

2.6.Chú trọng đến việc xử lý và thu hồi nợ nhằm làm giảm nợ quá hạn 59

2.7.Tăng cường sự phối hợp giữa NHNo&PTNT Hà giang với các cấp chính quyền địa phương 61

3.KIẾN NGHỊ 62

3.1.Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam 62

3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 63

3.3.Kiến nghị đối với Nhà nước và các cấp uỷ chính quyền địa phương 64

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5002 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tra, các ngân hàng cơ sở nhìn chung đều chấp hành quy chế của ngành về công tác an toàn kho quỹ, đảm bảo an toàn về tài sản của Nhà nước. - Hoạt động bảo lãnh Tổng số món được bảo lãnh trong năm 2005 là 32 món, với tổng giá trị bảo lãnh là 5.928 trđ, tổng số phí bảo lãnh thu được là 37 trđ. Số dư bảo lãnh đến 31/12/2005 là 17 món = 1.828 trđ. Trong đó: Bảo lãnh dự thầu: 9 món với tổng số tiền là 471 trđ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 7 món với tổng số tiền là 1.207 trđ Bảo lãnh thanh toán: 1 món với số tiền bảo lãnh là 150 trđ * Kết quả tài chính Hoạt động trên địa bàn không mấy thuận lợi, kinh tế còn kém phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, thời tiết khắc nghiệt... nên hoạt động của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, cả về công tác huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn. Nợ quá hạn còn ở mức cao do nợ quá hạn tồn đọng nhiều từ các năm trước do sự phá sản của dự án trồng cà phê, xoài những năm 1990 - 1995, nợ quá hạn phát sinh nhiều do đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, số lượng công trình hoàn thành lớn nhưng do ngân sách eo hẹp không kịp thời cấp vốn cho các doanh nghiệp, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh. Năm 2004, chênh lệch thu chi âm (-9200) nguyên nhân chính là do số phải trích lập dự phòng rủi ro lớn, năm 2005 với nỗ lực xử lý nợ quá hạn chi nhánh đã giảm được tỷ lệ nợ quá hạn nhờ vậy mà chênh lệch thu chi đã dương, tuy nhiên con số này còn nhỏ, chi nhánh chưa đạt hệ số lương tối đa theo quy định. 1.2. Khái quát về hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà giang 1.2.1.Khái niệm, đặc điểm hộ sản xuất Hộ sản xuất là một đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung và hoạt động kinh tế chung, được xem như một chủ thể trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định. Hộ sản xuất là một thuật ngữ được dùng trong hoạt động cung ứng vốn cho hộ gia đình để làm kinh tế cho cả hộ. Hộ sản xuất được quan niệm là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình (theo phụ lục 1 - văn bản 499A ngày 2/9/1993 của NHNo&PTNT Việt nam) Theo quyết định 180 của NHNo&PTNT Việt Nam thì hộ sản xuất gồm các đối tượng sau: Hộ chuyên sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có tính chất tự sản, tự tiêu do cá nhân làm chủ hộ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình. Hộ cá thể, tư nhân làm kinh tế hộ gia đình theo nghị định 29 ngày 29/3/1998. Hộ là thành viên nhận khoán của các tổ chức kinh tế hợp tác, các doanh nghiệp Nhà nước. Các cá nhân là nhóm kinh doanh theo nghị định 66/HĐBT ngày 2/3/1992 Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp tư nhân. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các hộ sản xuất nói trên là các ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp ở nông thôn, thị trấn, thị xã ven đô và khi nói đến hộ sản xuất người ta thường nghĩ đến hộ nông dân là chủ yếu vì hộ nông dân chiếm phần lớn dân số cả nước và chiếm đa số lực lượng lao động trên toàn lãnh thổ. Hộ sản xuất có một số những đặc điểm sau: - Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng. Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất của các hộ sản xuất biểu hiện trình độ phát triển của hộ, từ cơ chế khép kín, tự cung tự cấp đến sản xuất hàng hoá. Trình độ phát triển của các hộ sản xuất quyết định mối quan hệ của hộ sản xuất với thị trường. - Về ngành nghề: hộ sản xuất tiến hành sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau rất đa dạng và phong phú. Bao gồm nông lâm, ngư, diêm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Thậm chí nhiều hộ sản xuất còn tham gia trong cả lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cơ bản. Nhưng hiện nay, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu. - Về nhân lực: Hộ sản xuất chủ yếu sử dụng nguồn lao động tự có là chủ yếu. Tuy nhiên do quy mô sản xuất ngày cang lớn khi cần hộ sản xuất thuê thêm lao động, có thể thường xuyên hoặc thời vụ. - Về quy mô sản xuất:Hộ sản xuất thường hoạt động với quy mô nhỏ tức là quy mô gia đình và trang trại là chủ yếu. Do điều kiện về nguồn, khả năng quản lý, sức cạnh tranh trên thị trường…nên hộ sản xuất rất khó mở rộng quy mô. Tuy nhiên trong tương lai kinh tế hộ sản xuất sẽ phát triển với quy mô lớn. - Về khả năng quản lý: Khả năng quản lý của các hộ sản xuất còn rất nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích luỹ trong cuộc sống. - Nguồn vốn kinh doanh: Vốn để sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất chủ yếu được hình thành từ ba nguồn cơ bản: vốn tự có, vốn được tài trợ từ các nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ, và vốn từ các tổ chức tín dụng. Hiện nay, nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chưa được các hộ sản xuất ưa chuộng do chi phí giao dịch cao, thủ tục rườm rà, không đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn. 1.2.2 Quy trình cho vay kinh tế hộ Căn cứ vào nghị định số 14/CP ngày 02/03/1993 của thủ chính phủ và thông tư số 01/TT - NH ngày 26/03/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện nghị định “về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn và phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn” Với mục đích tạo điều kiện và khuyến khích những hộ vay vốn sản xuất kinh doanh để phát triển sản xuất hàng hoá nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, công nghiệp, mở ngành nghề mới và kinh doanh dịch vụ có hiệu quả thiết thực, tạo công ăn việc làm, góp phần xây dựng xã hội văn minh, dân giàu nước mạnh. Nông nghiệp nông thôn là ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp, rủi ro, cho nên để đảm bảo chất lượng đối với hộ sản xuất Ngân hàng phải tuân tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc tín dụng quy định: Hộ phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết trong hồ sơ xin vay, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có sai phạm trong quá trình sử dụng vốn, vốn phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Đối tượng cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam gồm có: - Cho vay ngắn hạn để tài trợ cho các hộ sản xuất mua sắm vật tư, chi phí trồng trọt, chăn nuôi, chi phí các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; vật tư, hàng hoá đối với hộ làm dịch vụ và kinh doanh thương nghiệp. - Cho vay trung hạn: đối tượng cho vay là chi phí mở rộng diện tích canh tác, chi phí xây đắp ao hồ, xây dựng chuồng trại, chi phí đổi mới, cải tiến công nghệ, chi phí sửa chữa lớn công cụ lao động. - Cho vay dài hạn: đối tượng là chi phí xây dựng mới đồng ruộng, đồi cây, ao hồ, nhà xưởng, phương tiện vận tải vừa và lớn, chi phí trồng và chăm sóc cây công nghiệp, cây lâu năm, cây công nghiệp. Thủ tục cho vay căn cứ vào từng loại hộ vay và thời hạn cho vay, cụ thể là: - Đối với cho vay ngắn hạn: thủ tục vay vốn gồm giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của chính quyền địa phương và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ xin vay theo mẫu của ngân hàng Nông nghiệp. - Đối với cho vay trung, dài hạn: ngoài các thủ tục trên còn phải có thêm luận chứng kỹ thuật, sơ đồ mặt bằng, dự toán chi phí công trình, thiết kế, hợp đồng thi công (nếu có). - Quy trình cho vay trực tiếp hộ sản xuất: Sau khi thủ tục đã được hoàn tất và không có sai sót nào thì cán bộ tín dụng phụ trách viết phiếu hẹn khách hàng chậm nhất 15 ngày phải giải quyết. Trưởng phòng tín dụng cử cán bộ tín dụng đi thẩm định. Khi cán bộ tín dụng thẩm định xong trình trưởng phòng tín dụng, nếu không phải tái thẩm định thì trình giám đốc phê duyệt và thông báo cho khách hàng biết. Khi đã có quyết định cho vay, hồ sơ được chuyển cho cán bộ tín dụng để hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn sau đó bộ phận tín dụng chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán để tiến hành giải ngân và sau mỗi định kỳ cán bộ tín dụng phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay. - Quy trình cho vay qua tổ tín chấp: Tổ trưởng nhận giấy đề nghị vay vốn, lập danh sách thành viên được chọn đề nghị ngân hàng cho vay, cán bộ tín dụng cùng tổ trưởng trực tiếp thẩm định hộ vay vốn, hướng dẫn làm hồ sơ, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, ngân hàng trực tiếp giải ngân đến từng hộ sản xuất và thu nợ trực tiếp khi đến hạn và xử lý các vi phạm. 1.2.3. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Giang Hà giang là một tỉnh miền núi kinh tế còn kém phát triển, có những đặc thù ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất và cả hoạt động của ngân hàng. Những đặc thù có thể kể đến là: Hà giang là tỉnh miền núi có địa hình hiểm trở, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, phần đa diện tích là đồi núi cao, sông suối sâu, giao thông khó khăn, tài nguyên bị khai thác bừa bãi, hậu quả của cuộc chiến tranh biên giới chưa khôi phục được. Các điều kiện về môi sinh môi trường của toàn tỉnh chưa được tốt như nạn phá rừng, đào đãi vàng, khai thác quặng…làm cho nguồn nước cạn kiệt, xói mòn, lũ quét và hạn hán thường xuyên xảy ra gây mất mùa làm thiệt hại về người và của cho các hộ sản xuất nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp đã chuyển dần từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất chuyên canh, giao lưu hàng hoá ngày một phát triển. Trình độ dân trí từng bước được nâng cao, nhiều hộ bước đầu đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Tập tuc du canh du cư, phá rừng làm rẫy, chăn nuôi gia súc thả rông đã bị phá bỏ. Từ khi cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ được thông thương, giao lưu buôn bán được mở rộng, hàng ngàn hộ nông dân trước kia do chiến tranh biên giới phải bỏ nhà, ruộng nương đi sơ tán nay trở lại làm ăn sinh sống. Phần lớn những hộ này đều thiếu vốn, vật tư để tổ chức lại sản xuất, nên vốn là một nhu cầu cấp bách của các hộ nông dân Hà giang. Với các đặc thù trên, các thành phần kinh tế trong đó có hộ sản xuất có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn để khai thác tiềm năng tự nhiên, ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động…Thực tế cho thấy nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là nguồn vốn vay ngân hàng, các nguồn khác không đáng kể. Tính đến năm 2005, toàn tỉnh có 145.000 hộ với điều kiện sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông đi lại khó khăn do địa hình nhiều núi cao, đèo dốc, núi đá; công tác thuỷ lợi, tưới tiêu, phân bón, thuốc trừ sâu…còn nhiều hạn chế; trình độ dân trí của người dân còn thấp, dân số toàn tỉnh chủ yếu là các dân tộc ít người việc nhận thức và hiểu được các chính sách, đường lối của Đảng, cấp uỷ địa phương gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cho vay hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà giang không chỉ đơn thuần là vốn kinh doanh mà còn phục vụ chính sách chiến lược của Đảng, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nông thôn là bước đi lên công nghiệp hoá. Nhận thức được vai trò to lớn đó, NHNo&PTNT Hà giang đã có chính sách quan tâm đúng mức đối với đối tượng khách hàng là hộ sản xuất, từng bước thu hút ngày một nhiều hơn số hộ đến giao dịch với ngân hàng. Trong ba năm qua số hộ đến giao dịch với ngân hàng tăng lên đáng kể, từ 33.078 hộ năm 2003 lên 36.064 hộ năm 2004 và năm 2005 là 41.079 hộ, tăng 8001 hộ so với năm 2003. Tuy nhiên tỷ lệ hộ vay vốn ngân hàng trong tổng số hộ trên địa bàn toàn tỉnh còn ở mức thấp, năm 2005 số hộ có quan hệ với NHNo&PTNT Hà giang chỉ chiếm 28.3% tổng số hộ mà thực tế thì số hộ có nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh là rất lớn nhưng lại không đáp ứng yêu cầu xin vay. Cho nên để cho vay được tới hộ sản xuất thì phải giải quyết các vấn đề sau: Cán bộ tín dụng phải thực sự toàn diện về mọi mặt, có trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, có quan điểm phục vụ nhân dân hết mình vì cán bộ tín dụng là người trực tiếp đến cơ sở, phải độc lập xử lý mọi tình huống, vì vậy có đủ năng lực, đạo đức nghề nghiệp mới có thể quyết định được công việc một cách khách quan, hiệu quả. Hơn nữa, cán bộ tín dụng cũng phải am hiểu kỹ thuật cây trồng vật nuôi để cùng tham gia với hộ sản xuất lựa chọn phương án tốt để đầu tư phát triển kinh tế. Tổ chức nắm bắt nhu cầu của từng hộ, thực hiện cho vay thông qua tổ, nhóm như hội nông dân, hội phụ nữ…góp phần đưa đồng vốn ngân hàng đến tận tay người dân ở các thôn bản tạo cơ sở nắm chắc địa bàn, nắm vững đối tượng để đầu tư đúng hướng, có hiệu quả xứng đáng là người bạn đồng hành của nhà nông. Vận dụng linh hoạt luật lệ để cho vay, làm cho hoạt động tín dụng hộ sản xuất gắn với đời sống nhân dân, gắn với quyền lợi của làng bản từ đó tạo điều kiện cho việc mở rộng đầu tư với sự đảm bảo ngày càng cao. Hoạt động tín dụng phải đi đôi với ứng dụng khoa học kỹ thuật, do nông nghiệp là ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp mà chủ yếu hộ sản xuất là hộ nông dân nên nếu không chú ý áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm thì khả năng làm ăn thua lỗ sẽ rất lớn và do đó hộ sẽ khó trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Cần có một chính sách lãi suất hợp lý cho nông nghiệp, cho hộ sản xuất. Đặc biệt trước cơ chế khoán tài chính của Ngân hàng nông nghiệp, nếu cứ bình đẳng lãi suất với các thành phần kinh tế khác thì nông dân chỉ có thể vay đủ vốn cho sản xuất giản đơn mà không dám vay nhiều mở rộng sản xuất vì không đủ điều kiện để trả lãi ngân hàng 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HÀ GIANG 2.1. Thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà giang 2.1.1. Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ hộ sản xuất Hoạt động cho vay, thu nợ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng vì đối với mỗi đồng vốn huy động được ngân hàng phải làm sao để sinh lợi được nhiều nhất. Muốn vậy ngân hàng phải luôn chú trọng đến việc tăng doanh số cho vay, sử dụng tối đa lượng vốn huy động được và phải làm sao để thu hồi nợ một cách nhanh chóng nhất với thời gian thoả thuận trong hợp đồng tín dụng nhằm tránh được tình trạng nợ quá hạn phát sinh nhiều. Đối với các hộ sản xuất thì vấn đề này cần được quan tâm hơn bởi cho vay hộ sản xuất thường là món cho vay nhỏ lẻ, số lượng khách hàng trên địa bàn rộng, không tập trung, hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên. Hơn nữa trình độ dân trí, nhận thức lẫn kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm, xâm nhập thị trường còn nhiều hạn chế, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu nợ của ngân hàng. Trong những năm qua tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ hộ sản xuất có những nét cơ bản sau: * Về doanh số cho vay Bảng 1: Doanh số cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà giang trong các năm 2003 - 2005 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ 1.Doanh số cho vay - Ngắn hạn - Trung, dài hạn 362.581 231.750 130.831 100% 63,9% 36,1% 425.732 275.605 150.127 100% 64,7% 35,3% 513.488 333.767 179.721 100% 65% 35% 2. Tốc độ tăng trưởng 16% 17.4% 20,6% 3. Số hộ vay vốn 33.078 36.064 41.079 4. Mức sử dụng vốn bình quân mỗi hộ ( trđ/ hộ ) 11 11.8 12.5 5. Tổng vốn huy động 687.000 823.989 987.178 6. Hệ số sử dụng vốn vay 52,8% 51,7% 52% (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Hà giang ) Tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tương đối tốt, doanh số cho vay tăng dần qua các năm cả về số tương đối và tuyệt đối với tốc độ tăng trưởng khá và ngày một cao. Số hộ vay vốn ngân hàng ngày một nhiều hơn qua hai năm từ 2003 đến năm 2005 tăng 8001 hộ, cùng với đó là doanh số cho vay liên tục tăng nên mức vốn bình quân mỗi hộ cũng ngày một cao, tăng liên tục qua các năm từ 11 trđ/ hộ năm 2003 lên 12.5 trđ/ hộ năm 2005. Xét về cơ cấu doanh số cho vay theo thời gian thì NHNo&PTNT Hà giang vẫn chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất, tỷ lệ doanh số cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất luôn ở mức cao là khoảng 65%. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất ở mức độ nhẹ là 19% năm 2004, 21% năm 2005, trong khi đó doanh số cho vay trung, dài hạn hộ sản xuất có tốc độ tăng trưởng khá hơn từ 14,8% năm 2004 lên 20% năm 2005. Mặc dù tỷ lệ cho vay trung, dài hạn còn nhỏ nhưng ta có thể thấy chi nhánh đã từng bước đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất trung, dài hạn của hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất. Hệ số sử dụng vốn vay đối với hộ sản xuất cũng luôn chiếm tỷ lệ cao, mức độ sử dụng vốn đối với hộ sản xuất cũng luôn chiếm tỷ lệ cao, mức độ sử dụng vốn đối với hộ sản xuất trong tổng mức vốn huy động chiếm tỷ trọng đáng kể so với các đối tượng vay vốn khác của ngân hàng, tỷ trọng này luôn ở khoảng 52%, chứng tỏ ngân hàng đã quan tâm và thu hút được đối tượng khách hàng này, tín dụng ngân hàng luôn tập trung vào đối tượng khách hàng là hộ sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của tỉnh nhà. Kết quả này bước đầu cho ta thấy chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong cho vay đối với hộ sản xuất, doanh số cho vay tăng đều qua các năm tương ứng với sự tăng lên của tổng mức vốn huy động được của ngân hàng qua các năm. Hệ số sử dụng vốn vay đối với hộ sản xuất luôn ở mức cao, điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với hộ sản xuất là tốt. * Về doanh số thu nợ Bảng 2: Doanh số thu nợ hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà giang các năm 2003 - 2005 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Doanh số thu nợ - Ngắn hạn - Trung, dài hạn 274.794 185.864 88.930 352.187 235.197 116.990 457.004 301.623 155.381 2. Tốc độ tăng 13% 28% 30% 3.Doanh số thu nợ/ doanh số cho vay 76% 83% 89% (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Hà giang ) Đi đôi với công tác cho vay thì công tác thu nợ cũng là một công việc được NHNo&PTNT Hà giang quan tâm và đặt ra một cách nghiêm túc vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát sinh nợ quá hạn. Mục tiêu hoạt động của ngân hàng là an toàn và sinh lợi do đó sau khi cho vay ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng để đảm bảo thu nợ quá hạn, và với ngân hàng thì kết quả thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, đảm bảo kinh doanh của ngân hàng an toàn và có lãi. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, những năm qua doanh số thu nợ hộ sản xuất cũng tương đối tốt, doanh số thu nợ tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ luôn ở mức cao và lớn hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay dẫn đến tỷ lệ doanh số thu nợ / doanh số cho vay ngày một cao, điều này trực tiếp làm giảm nợ quá hạn đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Kết quả trên cho thấy, mức độ an toàn của các khoản tín dụng của ngân hàng đã tăng lên, doanh số thu nợ tăng nhanh hơn doanh số cho vay làm giảm nợ quá hạn dẫn tới lợi nhuận thu được tăng lên, điều này chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng đối với hộ sản xuất là khá tốt. * Về dư nợ hộ sản xuất Bảng 3: Dư nợ hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà giang các năm 2003 - 2005 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ 1. Tổng dư nợ hộ sản xuất 380.953 100% 453.616 100% 706.765 100% 2. Tôc độ tăng 8% 19% 56% 3. Cơ cấu * Phân theo thời hạn - Ngắn hạn - Trung, dài hạn * Phân theo ngành nghề - Nông nghiệp - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Thương mại dịch vụ 259.048 121.905 198.096 118.095 64.762 68% 32% 52% 31% 17% 294.850 158.766 244.953 122.476 861.187 65% 35% 54% 27% 19% 438.194 268.571 388.721 176.691 141.353 82% 38% 55% 25% 20% (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Hà giang ) Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại thì chỉ tiêu dư nợ cho vay được coi là thước đo hoạt động của ngân hàng nên các ngân hàng luôn quan tâm, chú trọng đến việc tăng trưởng dư nợ. Hà giang là một tỉnh miền núi, phần lớn số hộ sống bằng nghề nông nghiệp với đặc trưng là hộ sản xuất nhỏ bé, lạc hậu, vốn nhỏ, trình độ dân trí cũng như việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chưa cao. Tổng số hộ trên địa bàn toàn tỉnh nhiều nhưng số hộ có quan hệ với ngân hàng còn ở mức thấp (khoảng 30%). Thực tế cho thấy các hộ có nhu cầu sản xuất kinh doanh lớn và có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Nhận thức được thực trạng trên, NHNo&PTNT Hà giang đã có nhiều biện pháp khuyến khích các hộ vay vốn ngân hàng như đơn giản thủ tục vay vốn, mở rộng mạng lưới kinh doanh, giảm lãi suất cho vay kinh tế hộ. Hơn nữa hộ sản xuất là khách hàng chủ yếu của ngân hàng (trong cơ cấu dư nợ thì dư nợ hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao nhất) cho nên NHNo&PTNT Hà giang luôn coi trọng cho vay hộ sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, luôn chú trọng tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn cho hộ sản xuất. Ngân hàng đã cải tiến phương thức cho vay theo hướng tăng dần dư nợ thông qua tổ, hội, nhóm đưa vốn đến tay người dân ở xa trung tâm. Dư nợ tăng đều qua các năm cả về số tương đối và tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng dư nợ ngày một cao, đây là một kết quả đáng khích lệ thể hiện sự tăng trưởng của hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất. Thành phần kinh tế hộ sản xuất là khách hàng chủ yếu của NHNo&PTNT Hà giang, dư nợ hộ sản xuất luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, đặc biệt là năm 2005 với tỷ lệ 65,2%, tốc độ tăng trưởng dư nợ lớn, điều này thể hiện NHNo&PTNT Hà giang đã chú tâm phát triển hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế này. Xét cơ cấu dư nợ hộ sản xuất theo kỳ hạn nợ ta thấy: Cả dư nợ ngắn hạn, trung, dài hạn đều tăng qua các năm. Dư nợ ngắn hạn tăng từ 259.048 trđ năm 2003 lên 438.194 trđ năm 2005, tăng gấp 1,7 lần. Dư nợ dài hạn tăng từ 121.905 trđ năm 2003 lên 158.766 trđ năm 2004, tăng 36.861 trđ (30,2%). Năm 2005, dư nợ dài hạn đạt 268.571 trđ tăng 109.805 trđ. Xét về tỷ trọng thì mặc dù dư nợ ngắn hạn là chủ yếu nhưng lại giảm dần qua các năm, còn tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn thì tăng đều qua các năm. Đây là kết quả đáng mừng vì các khoản cho vay trung, dài hạn được dùng để đầu tư vào các đối tượng tài sản có tính lâu dài như chăn nuôi đại gia súc, mua sắm máy móc thiết bị và cải tạo đất trồng cây ăn quả, cây nguyên liệu, cải tạo hồ ao thả cá… Với số tiền vay bình quân khá cao sẽ kích thích hoạt động sản xuất và như thế chất lượng cho vay sẽ ngày càng được nâng cao. Xét cơ cấu dư nợ theo ngành nghề thì cho vay hộ sản xuất nông lâm nghiệp vẫn là chủ đạo, cho vay thương nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề khác có xu hướng tăng khá. Tỷ lệ cho vay hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp còn ở mức cao, cho vay công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xét về tỷ trọng không tăng nhưng về số tuyệt đối sau 2 năm từ 2003 đến 2005, dư nợ cho vay hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng lên 68.596 trđ; dư nợ hộ sản xuất thương mại dịch vụ tăng lên cả về số tương đối và tuyệt đối, tỷ trọng dư nợ thương mại, dịch vụ tăng từ 17% lên 20% năm 2005, về số tuyệt đối dư nợ năm 2005 tăng so với năm 2003 là 70.591 trđ, tăng hơn gấp 2 lần. Điều này là do chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh là tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm, ngư, diêm nghiệp đã được thực hiện đúng hướng thuận lợi cho việc ngân hàng đầu tư vốn theo đúng định hướng. Tỷ trọng dư nợ ngành nông nghiệp luôn ở mức cao và tăng dần qua các năm cả về số tương đối và tuyệt đối. Năm 2003, dư nợ ngành nông nghiệp là 198.096 trđ, chiếm 52%, năm 2004 tăng lên 244.953 trđ tăng 46.857 trđ (23,7%) chiếm tỷ trọng 54%, năm 2005 dư nợ 388.721 trđ tăng 143.768 trđ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 55%. Có được kết quả như vậy là nhờ các cấp uỷ, chính quyền địa phương Hà giang đã quan tâm phát triển nông nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa cây trồng, con giống có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn thoả đáng, có chính sách bảo hộ sản phẩm nông nghiệp một cách hợp lý đưa sản xuất phát triển, tăng khả năng hấp thụ vốn tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng đầu tư tăng trưởng tín dụng. Những kết quả trên đây cho thấy phần nào chất lượng cho vay đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất, nhưng ngoài ra chất lượng của ngân hàng đối với hộ sản xuất còn thể hiện ở tình hình nợ quá hạn, để đánh giá chính xác hơn ta xem xét đến tình hình nợ quá hạn của hộ sản xuất. 2.1.2. Tình hình nợ quá hạn Nợ quá hạn luôn là vấn đề đáng lo ngại đối với mỗi ngân hàng, nó làm doanh số thu nợ của ngân hàng giảm, ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh, làm phát sinh chi phí cho việc đòi nợ, xử lý phát mại tài sản thế chấp. Nợ quá hạn về lâu dài sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro lớn, làm giảm nguồn vốn tự có của mỗi ngân hàng. Nợ quá hạn là một chỉ tiêu tốt để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, khả năng mất vốn của ngân hàng càng lớn, gây tác động xấu tới kết quả hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Vì thế, cần thiết phải phân tích, tìm hiểu nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn nhằm tìm hướng khắc phục hạ tỷ lệ nợ quá hạn xuống càng thấp càng tốt góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà giang thể hiện ở những số liệu sau: Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà giang các năm 2003 - 2005 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNAG CAO CHAT LUONG CHO VAY.doc
Tài liệu liên quan