Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3

1.1.1. Khái niệm cho vay: 5

1.1.2. Phân loại cho vay: 6

1.1.2.1. Theo đối tượng khách hàng: 6

1.1.2.2. Theo mục đích sử dụng vốn vay: 6

1.1.2.3. Theo phương thức cho vay: 7

1.1.2.4. Theo thời hạn 8

1.1.2.5. Các căn cứ khác 9

1.2. Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM: 10

1.2.1. Khái niệm và phân biệt với cho vay trung –dài hạn: 10

1.2.2. Các hình thức cho vay ngắn hạn chủ yếu: 16

1.2.2.1. Cho vay thấu chi 16

1.2.2.2. Cho vay trực tiếp từng lần 17

1.2.2.3. Cho vay theo hạn mức 18

1.2.2.4. Cho vay luân chuyển 19

1.3. Chất lượng cho vay ngắn hạn 20

1.3.1. Quan niệm về chất lượng cho vay ngắn hạn 20

1.3.2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn 21

1.3.2.1. Nhóm các chỉ tiêu định tính 21

1.3.2.2. Nhóm các chỉ tiêu định lượng 23

1.3.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của NHTM 25

1.3.4. Các điều kiện để một khoản vay ngắn hạn có chất lượng 30

1.3.4.1. Các điều kiện về phía NHTM 30

1.3.4.2. Các điều kiện về phía doanh nghiệp 32

1.3.4.3. Các điều kiện khác 33

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ 35

2.1. Giới thiệu về ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ: 35

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 35

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của chi nhánh NHCT Phú Thọ: 38

2.1.3. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Phú Thọ trong một vài năm gần đây: 41

2.1.3.1. Huy động vốn 41

2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn: 44

2.1.3. Hoạt động tài trợ thương mại và kinh doanh mua bán ngoại tệ: 48

2.1.3.4. Các hoạt động khác: 50

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng: 50

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ 51

2.2.1. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng 51

2.2.2. Cho vay ngắn hạn đối với khối doanh nghiệp quốc doanh tại NHCT Phú Thọ: 53

2.2.3. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 56

2.3. Chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp: 59

2.3.1. Chỉ tiêu định lượng: 59

2.3.1.1. Tăng trưởng dư nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp: 59

2.3.1.2. Vòng quay vốn ngắn hạn 61

2.3.1.3. Trạng thái các khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp tại ngân hàng: 61

2.3.2. Các chỉ tiêu định tính: 64

2.3.3. Đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ: 65

2.3.3.1. Những kết quả đạt được 65

2.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 65

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ.73

3.1. Định hướng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ 73

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng công thương Phú Thọ 74

3.2.1. Tạo nguồn vốn ổn định 74

3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay 77

3.2.4. Đảm bảo thực hiện tốt hơn quy trình cho vay 80

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý tín dụng 81

3.2.6. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, tăng cường công tác kiểm soát nội bộ 84

3.2.7. Thực hiện marketing ngân hàng hiệu quả 85

3.3. Một số kiến nghị: 87

3.3.1. Đối với NHCT Việt Nam 88

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 89

3.3.3. Đối với Nhà nước 90

KẾT LUẬN 91

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3789 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chỉ tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán giao dịch; quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT Việt Nam. Ngoài ra, phòng kế toán giao dịch còn có chức năng tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng các sản phẩm ngân hàng. *Phòng thanh toán xuất nhập khẩu (phòng tài trợ thương mại): Là phòng nghiệp vụ thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHCT Việt Nam, các nghiệp vụ cụ thể là: - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp; - Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ; - Hỗ trợ phòng kế toán thực hiện chuyển tiền nước ngoài, nếu cần kiểm tra HĐ ngoại thương hoặc thủ tục của các khoản tiền khác. *Phòng tiền tệ, kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT Việt Nam, ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiềm mặt cho các doanh nghiệp có giao dịch lớn. *Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam; thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh; thực hiện công tác bảo vệ anh ninh và an toàn cho chi nhánh. 2.1.3. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Phú Thọ trong một vài năm gần đây: 2.1.3.1. Huy động vốn Trong hoàn cảnh kinh tế cả nước cũng như kinh tế địa phương ngày càng phát triển, lượng vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân ngày càng tăng nên NHCT Phú Thọ luôn quan tâm tới hoạt động huy động vốn và coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Với phương châm hoạt động “Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp”, NHCT Phú Thọ luôn cố gắng áp dụng nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, sáng tạo như: - Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn; - Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều kỳ hạn; - Phát hành kỳ phiếu ngân hàng; - Phát hành trái phiếu NHCT có kèm quà tặng; - Phát hành thẻ ATM song song với việc lắp đặt hệ thống máy ATM... Trên cơ sở các phương thức huy động vốn phong phú và đa dạng, NHCT Phú Thọ đã khá thành công với kết quả là lượng vốn huy động tăng ổn định qua các năm, hơn thế chỗ đứng của ngân hàng trong lòng dân cư ngày càng được củng cố. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHCT Phú Thọ giai đoạn 2006-2008: Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Tỷ trọng (%) Theo loại TG 681.500 100.00 736.904 100.00 927.830 100.00 VNĐ 436.024 63.98 520.829 70.69 649.827 70.04 Ngoại tệ 185.476 27.22 216.095 29.31 278.003 29.96 Theo cơ cấu TG 681.500 100.00 736.904 100.00 927.830 100.00 TG các TCKT 169.489 24.87 213.556 28.98 298.235 32.14 TGTK 485.624 71.26 507.236 68.83 616.880 66.49 PH công cụ nợ 26.387 3.87 16.112 2.19 12.715 1.37 Theo thời hạn 681.500 100.00 736.904 100.00 927.830 100.00 Ngắn hạn 427.000 62.66 395.939 53.73 594.553 64.08 Trung dài hạn 254.500 37.34 340.965 46.27 333.277 35.92 Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ 681.500 100.00 736.904 100.00 927.830 100.00 LSHĐ bình quân 5.4 5.6 10.25 Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng từ năm 2006 đến 2008 Nhìn vào bảng 1 và bảng 2, ta thấy rằng nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng được tăng lên qua các năm cả về nguồn VND và nguồn ngoại tệ. Tuy nhiên, so với năm 2006, nguồn vốn huy động tại chỗ năm 2007 là 736.904 tỷ đồng, tăng gần 55.404 tỷ tương đương 8.13%, chủ yếu do nguồn tiền gửi của doanh nghiệp tăng 44.067 tỷ đồng, tương ứng với tăng 26%. Cuối năm 2007, một số doanh nghiệp có số dư tiền gửi tăng do chưa phải chuyển để thanh toán với các đơn vị chủ quản. Bảng 2: So sánh tăng trưởng vốn huy động giữa các năm Chỉ tiêu Tăng trưởng vốn huy động năm 2007 so với 2006 Tăng trưởng vốn huy động năm 2008 so với 2007 Số tuyệt đối (tỷ) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (tỷ) Số tương đối (%) Theo loại TG 55.404 8.13 190.926 25.91 VNĐ 84.805 19.45 128.998 24.76 Ngoại tệ 30.619 16.51 61.908 28.65 Theo cơ cấu TG 55.404 8.13 190.926 25.91 TG các TCKT 44.067 26.00 84.679 39.65 TGTK 21.612 4.45 109.644 21.62 PH công cụ nợ -10.275 -38.94 -3.397 -21.08 Theo thời hạn 55.404 8.13 190.926 25.91 Ngắn hạn -31.061 -7.27 198.614 50.16 Trung dài hạn 86.465 33.97 -7.688 -2.25 Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ 55.404 8.13 190.926 25.91 Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng từ 2006 – 2008 Còn so với năm 2007, nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng năm 2008 là 927.83 tỷ đồng tăng hơn 90 tỷ tương đương với 25.91%. Cũng như năm 2007, nguồn vốn huy động tăng trưởng đồng đều giữa hai nguồn tiền gửi các TCKT và tiền gửi dân cư nhưng khác ở chỗ, nguồn vốn huy động tập trung chủ yếu vào tiền gửi ngắn hạn, chiếm 64.08% nguồn vốn huy động tại chỗ, tăng 50.16% so với 2007, lượng tiền gửi trung và dài hạn giảm đáng kể, chỉ chiếm 35.92% không nằm ngoài xu thế chung của toàn hệ thống NHTM ở Việt Nam. Mức tiền gửi bằng VND và ngoại tệ vẫn tăng trưởng ổn định qua các năm. Công tác huy động vốn từ các tổ chức đã được ngân hàng đặc biệt quan tâm, với nhiều hình thức khuyến mại, chăm sóc khách hàng... đã thu hút được một số khách hàng mới có số dư tiền gửi bình quân lớn. Tuy đây là nguồn vốn có lãi suất huy động thấp, tính ổn định không cao nhưng đã góp phần không nhỏ vào hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư giữ ở mức ổn định ở mức 68.7% tổng nguồn huy động do đó lãi suất huy động của bộ phận này có ảnh hưởng rất lớn đến lãi suất đầu vào của ngân hàng. 2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn: Trong hoạt động sử dụng vốn thì hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn, vì thế, ngân hàng luôn chú trong phát triển quan hệ với các khách hàng truyền thống, vay vốn với số lượng lớn, nhóm khách hàng này thường là các doanh nghiệp. Nhưng không vì thế mà ngân hàng thiếu đi sự quan tâm tới nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình, một nguồn huy động chiếm tỷ trọng khá lớn cho ngân hàng. Với nhóm khách hàng này, ngân hàng khuyến khích họ vay vốn đầu tư phát triển kinh tế với sự đảm bảo bằng các loại tài sản hợp lý và phương án sử dụng vốn thích hợp để thực hiện xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. Bảng 3: Tình hình cho vay của NHCT Phú Thọ giai đoạn 2006-2008: Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Theo loại tiền vay 824.170 100 939.073 100.00 1206.086 100 VND 608.155 73.79 689.704 73.45 849.542 82.85 USD 216.015 26.21 249.369 26.55 356.544 34.7 Theo loại cho vay 824.170 100 939.073 100.00 1206.086 100 CV ngắn hạn 552.111 66.99 644.029 68.58 953.127 79.03 CV trung, dài hạn 272.059 33.01 295.044 31.42 252.959 20.97 Theo thành phần kinh tế 824.170 100 939.073 100.00 1206.086 100 DNQD 244.531 29.67 278.588 29.67 427.919 35.48 DNNQD, Cá nhân 579.639 70.33 660.485 70.33 778.167 64.52 Theo điều kiện cho vay 824.170 100 939.073 100.00 1206.086 100 Không TSĐB 214.037 25.97 244.065 25.99 428.161 35.5 Có TSĐB 610.133 74.03 695.008 74.01 777.925 64.5 Tổng dư nợ 824.170 100  939.073 100.00 1206.086  100 Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng từ năm 2006 đến 2008 *Về quy mô hoạt động cho vay: Tính tới 31/12/2007, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 939.073 tỷ đồng, tăng 115 tỷ so với năm 2006 và bằng 106,7% kế hoạch được giao. Dư nợ cho vay của NHCT Phú Thọ chiếm thị phần 11,5%, tốc độ tăng trưởng 13,9%, còn ở mức tăng trưởng thấp so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung là 25,3% trên địa bàn. Cũng tại thời điểm này, tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh là 1331, tăng so với năm 2006 là 189 khách hàng; khách hàng doanh nghiệp là 137 giảm 4 đơn vị so với đầu năm, trong đó: DNNN có 3 đơn vị, công ty CP có 57 đơn vị, công ty TNNH có 64 đơn vị, hầu hết các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình hình tài chính lành mạnh. Năm 2008, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1206.086 tỷ đồng, tăng gần 267 tỷ so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng 28% và đạt 102,6% kế hoạch được giao. Đầu tư tín dụng của ngân hàng chiếm 11,09% thị phần. Hoạt động tín dụng của năm 2008 tập trung vào củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, chọn lọc khách hàng, tập trung cho vay ngắn hạn, hạn chế đầu tư trung và dài hạn. Cũng như năm 2007, ngân hàng bám sát các ngành, các doanh nghiệp là thế mạnh của kinh tế tỉnh, tăng cường cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, đồng thời giữ vững dư nợ đối với các doanh nghiệp lớn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các khách hàng chiến lược. Tính tới 31/12/2008, ngân hàng có mối quan hệ tín dụng với 1117 khách hàng là tổ chức và cá nhân, hộ gia đình, giảm hơn 200 khách hàng so với năm 2007, trong đó có 137 khách hàng doanh nghiệp (2 DNNN, 61 công ty CP, 64 công ty TNHH, 2 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 8 doanh nghiệp loại hình khác). Có 980 khách hàng cá nhân vay tiêu dùng, hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Tổng số khách hàng có quan hệ giao dịch với ngân hàng là 16000 tổ chức, cá nhân. *Về cơ cấu tín dụng: So với năm 2006, dư nợ cho vay ngắn hạn của năm 2007 là 644,029 tỷ, tăng gần 92 tỷ tương đương với tăng 17%; dư nợ cho vay trung dài hạn là 295.044 tỷ đồng, tăng 23 tỷ so với 2006 tương đương với 8,5%. Như vậy, tốc độ tăng cho vay ngắn hạn cao hơn cho vay trung dài hạn. Theo cơ cấu loại tiền cho vay: cho vay bằng VND đạt 690 tỷ tăng 82 tỷ so với 2006, đạt 109,5% kế hoạch được giao; dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy đổi đạt 249 tỷ, tăng 33 tỷ so với năm 2006, đạt 99,7% kế hoạch. Tuy nhiên, cho vay DNQD của ngân hàng đã vượt quá chỉ tiêu được giao là 23,8% mà lên tới 29,67% tổng dư nợ. Đối với năm 2008, dư nợ cho vay ngắn hạn là 953,127 tỷ đồng, tăng 309 tỷ so với 2007 tương đương với tăng 48%; dư nợ cho vay trung dài hạn là 252,959 tỷ đồng giảm 42 tỷ đồng tương đương với giảm 17%. Như vậy năm 2008, dư nợ cho vay của ngân hàng tăng hoàn toàn là do tăng dư nợ cho vay ngắn hạn, qua đây có thể thấy rõ năm 2008 ngân hàng tập trung vào việc cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn, đảm bảo mục tiêu sinh lời và an toàn của ngân hàng. Theo cơ cấu loại tiền cho vay, cho vay bằng VND đạt 849,542 tỷ, tăng 160 tỷ so với 2007 tương đương với tăng 23%, đạt 118% kế hoạch được giao; dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy đổi là 356 tỷ, tăng 107 tỷ tương đương 48%, đạt 78,4% kế hoạch. Khác với năm 2007, tỷ lệ cho vay DNNN của ngân hàng là 35,5% tổng dư nợ, cao hơn tỷ lệ được giao là 15,5%. Cho vay không có TSĐB chiếm 35,5% tổng dư nợ, cao hơn tỷ lệ được giao là 9,5%, chủ yếu tập trung vào DNNN TW, đây là khách hàng được ngân hàng đánh giá là một trong những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ. *Về chất lượng tín dụng: Bảng 4: Trạng thái các khoản vay Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Nợ nhóm 1 671.210 81.44 843.058 89.78 1163.020 96.43 Nợ nhóm 2 124.368 15.09 77.023 8.20 10.600 0.88 Nợ nhóm 3 13.883 1.68 10.114 1.08 3.492 0.29 Nợ nhóm 4 14.134 1.71 0.140 0.01 20.296 1.68 Nợ nhóm 5 0.575 0.07 8.738 0.93 8.678 0.72 Tổng cộng 824.170 100.00 939.073 100.00 1206.086 100.00 Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng từ năm 2006 đến 2008 Tính đến 31/12/2007, nợ nhóm 2 của ngân hàng là 77,023 tỷ đồng, giảm 47,345 tỷ so với 2006 và bằng 88% kế hoạch; nợ xấu là 18,992 tỷ tăng 9,6 tỷ so với năm trước, chủ yếu là nhóm 3 với số tiền 10,114 tỷ và nhóm 5 là 8,738 tỷ. Nguyên nhân của việc giảm nợ nhóm 2 một phần là do ngân hàng đã bám sát các khoản vay, đôn đốc thu nợ gốc lãi đến hạn. Mặt khác do thay đổi trong quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định số 18 của NHNN, các khoản ngắn hạn được gia hạn nợ sẽ bị chuyển nhóm 3 (nợ xấu) không được phân loại nhóm 2 như trước đây nên làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng thêm 9.6 tỷ so với năm trước. Tính tới 31/12/2008, nợ nhóm 2 chỉ còn 10.6 tỷ đồng, giảm so với năm 2007 là 67 tỷ, trong đó: nợ nhóm 2 chuyển sang nợ nhóm 1 là 39 tỷ do thu hết nợ quá hạn, 34.5 tỷ được chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn là 34.4 tỷ. Nợ xấu là 33 tỷ tăng 14 tỷ so với năm 2007, trong đó: 3,492 tỷ nợ nhóm 3; 20.296 tỷ nợ nhóm 4; 8.678 tỷ nợ nhóm 5 và 17.3 tỷ nợ đã xử lý trong năm. Như vậy, việc thực hiện thu nợ xấu của ngân hàng chưa đạt kế hoạch do NHCT Việt Nam giao, xuất phát từ nguyên nhân khách quan của nền kinh tế mang lại. Lãi suất tăng gần 2 lần so với 2007 đã làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, khả năng trả nợ ngân hàng bị suy giảm, nhiều doanh nghiệp chỉ còn khả năng trả lãi, không trả được nợ gốc dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động có thể bị phá sản. *Về thu hồi nợ ngoại bảng: Ngay từ đầu năm 2008, ngân hàng đã có những biện pháp tích cực đôn đốc khách hàng có nợ đã XLRR trả nợ ngân hàng. Các đơn vị có thoả thuận, cam kết trả nợ đã cố gắng thực hiện theo cam kết. Kết quả là thu nợ đã được XLRR là 18,14 tỷ, đạt 87% kế hoạch năm; thu nợ được chính phủ cấp nguồn xử lý là 1,36 tỷ gấp 11,3 lần kế hoạch được giao. Tuy nhiên, nợ ngoại bảng vẫn còn lớn, với dự báo tình hình kinh tế 2009 và thực trạng sản xuất kinh doanh của đơn vị thì khả năng giảm dư nợ XLRR của ngân hàng còn nhiều khó khăn. 2.1.3. Hoạt động tài trợ thương mại và kinh doanh mua bán ngoại tệ: Hoạt động tài trợ thương mại của chi nhánh đã đáp ứng tốt nhu cầu bảo lãnh, nhu cầu mở và thanh toán L/C của khách hàng, đạt kết quả cao nhất trong những năm qua cả về doanh số hoạt động và hiệu quả; đã góp phần hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh, nâng cao uy tín của NHCT Phú Thọ. *Hoạt động bảo lãnh: Trong năm 2008, ngân hàng đã thực hiện phát hành 356 món bảo lãnh trong nước với tổng số tiền là trên 67 tỷ đồng, giảm 19 món nhưng tăng về mặt giá trị gần 11 tỷ đồng so với năm 2007; thanh toán bảo lãnh 338 món, trị giá 55 tỷ, tăng 7 món tương ứng với số tiền là hơn 12 tỷ so với năm trước. Đặc biệt là ngân hàng phát hành 1 món bảo lãnh nước ngoài trị giá 12000 USD. *Hoạt động mở và thanh toán L/C: Năm 2008, ngân hàng đã phát hành 118 L/C nhập khẩu, trị giá 62.726 triệu USD, giảm về số lượng 42 L/C nhưng giá trị tăng 17.249 triệu USD so với năm trước tương đương với 38%. Đã thanh toán 163 món trả nước ngoài với 62.158 triệu USD, tăng 17.137 triệu USD, tương đương với tỷ lệ 37.06%. Số L/C chưa đến hạn thanh toán gồm 10 món trị giá 2.742 triệu USD. Trong năm vừa qua, lượng L/C nhập giảm chủ yếu là do khách hàng thay đổi hình thức thanh toán từ L/C sang hình thức nhờ thu trả chậm (D/A) nhằm tiết kiệm chi phí dịch vụ và giảm lãi vay do lãi suất nước ngoài thấp hơn trong nước. *Thanh toán nhờ thu: -Nhờ thu đến: Nhận thông báo 109 bộ chứng từ thu, trị giá 5.451 triệu USD, tăng 93 bộ so với 2007; đã thanh toán trả nước ngoài 58 món tương ứng với số tiền 2.6 triệu USD, tăng so với 2007 là 42 món. Số bộ chứng từ nhờ thu trả chậm chưa tới hạn thanh toán là 46 bộ, trị giá 2.655 triệu USD. -Nhờ thu đi: Chứng từ nhờ thu đi gồm 3 bộ đã được ngân hàng nước ngoài thanh toán 100% trị giá 63 ngàn USD, uy tín của ngân hàng trong hoạt động thanh toán XNK ngày càng được nâng lên. *Kinh doanh ngoại tệ: Năm 2008, diễn biến tỷ giá ngoại tệ cũng như cung-cầu ngoại tệ USD trên thị trường hết sức phức tạp và khó dự báo. Đã có lúc cung USD dư thừa, ngân hàng hạn chế mua vào, quy định phí đổi USD ra VND, nhưng sau đó nhu cầu ngoại tệ thanh toán xuất khẩu tăng đột biến dẫn đến sự khan hiếm USD, tỷ giá tăng cao. Tuy nhiên công tác kinh doanh ngoại tệ vẫn đạt được kết quả đáng kể. Kết quả là: thu từ hoạt động tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ là 4,873 tỷ tăng 1,576 tỷ so với 2007. 2.1.3.4. Các hoạt động khác: Các hoạt động kế toán giao dịch, thủ quỹ tiền tệ và công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ luôn được chú trọng và nâng cao thường xuyên nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Tổng thu 148.4 100 163.3 100 221.7 100 Thu từ cho vay 141.4 95.28 154.06 94.34 212.585 95.89 Thu từ dịch vụ 2.7 1.82 5.54 3.39 4.615 2.08 Thu khác 4.3 2.90 3.7 2.27 4.5 2.03 Tổng chi 113.1 76.21 143 87.57 187.145 84.41 Lợi nhuận 35.3 23.79 20.3 12.43 34.555 15.59 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng từ 2006 đến 2008 Cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, do vậy, thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập của ngân hàng. Một điều đáng chú ý ở đây là, lợi nhuận của ngân hàng giảm đáng kể vào năm 2007 và đã được cải thiện một chút vào năm 2008. Việc giảm lợi nhuận bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan và cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đó chính là do diễn biến chung của nền kinh tế, khiến cho không chỉ các ngân hàng mà còn các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ 2.2.1. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng Cho vay ngắn hạn luôn là hoạt động chủ yếu trong hoạt động cho vay và hoạt động tín dụng nói chung của ngân hàng. Dự nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay, từ 66,99% năm 2006, tăng nhẹ lên 68,58% năm 2007 và tăng cao lên 79,09% vào năm 2008. Số lượng khách hàng doanh nghiệp ổn định qua các năm, chủ yếu là dựa trên mối quan hệ lâu dài và quen thuộc với ngân hàng, vì ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ là một trong những ngân hàng lâu đời và uy tín tại địa bàn tỉnh Phú Thọ. Bảng 6: Dư nợ ngắn hạn đối với DNQD và DNNQD: Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) DNQD 177.714 21.56 240.418 25.60 313.333 25.98 DNNQD 280.958 34.09 303.61 32.33 464.522 38.51 Dư nợ ngắn hạn đối với DN 458.672 55.65 544.028 57.93 777.855 64.49 Tổng dư nợ 824.170 100 939.073 100.00 1206.086 100.00 Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng từ năm 2006 đến 2008 So với năm 2006, dư nợ ngắn hạn năm 2007 của ngân hàng tăng gần 16.65% trong đó dư nợ ngắn hạn của khối doanh nghiệp tăng 18.61%, dư nợ ngắn hạn của năm 2008 tăng 72.63% trong đó dư nợ ngắn hạn của khối doanh nghiệp tăng 69.59%. Như vậy, quy mô dư nợ cho vay ngắn hạn nói chung và dư nợ ngắn hạn đối với khối doanh nghiệp của ngân hàng tăng trưởng cao qua các năm đặc biệt là từ 2007 sang 2008, nhưng sau giai đoạn tình hình tài chính tiền tệ gặp sóng gió năm 2008, xu hướng của các ngân hàng là đẩy mạnh dịch vụ bán lẻ, mà đối tượng chính là khách hàng cá nhân, vì thế ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ cũng có chiến lược nâng cao chất lượng và đẩy mạnh cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp kết hợp với mở rộng cho vay ngắn hạn đối với cá nhân. Biểu đồ 1: Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng từ năm 2006 đến 2008 Dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm tới 83,08% tổng dư nợ ngắn hạn năm 2006, tăng nhẹ 84,47% năm 2007 và giảm xuống còn 81,61% năm 2008. Có sự biến động này là do giai đoạn cuối năm 2006 đầu năm 2007, thời kỳ lên ngôi của thị trường tài chính Việt Nam nói chung và của thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng, là động lực cho sự tăng trưởng của các doanh nghiệp cả về số lượng và doanh thu. Các doanh nghiệp tăng cường vay vốn dài hạn để mở rộng quy mô tài sản và vay vốn ngắn hạn nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tình hình này kéo dài cho tới 3 tháng cuối năm 2007, thị trường chứng khoán giảm nhanh, tạo ra tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp, họ chuyển tư kênh huy động vốn từ thị trường chứng khoán sang huy động vốn từ ngân hàng. Tuy nhiên, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán có tác động hai chiều tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Sự biến động của thị trường chứng khoán tác động tới cung cầu của thị trường, tới giá cả nguyên liệu, hàng hóa tiêu dùng và các dịch vụ, gây ảnh hưởng trong đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp... các tác động này diễn ra trong ngắn hạn sẽ khiến cho các doanh nghiệp vay vốn thêm nhưng trong dài hạn, nó làm tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì thế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp khó khăn hơn trong việc vay vốn ngân hàng so với doanh nghiệp quốc doanh về điều kiện vay vốn, và đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới việc tại thời điển 31/12/2007, dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp quốc doanh tăng lên 37.33% so với tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng còn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại giảm còn 47.14%. 2.2.2. Cho vay ngắn hạn đối với khối doanh nghiệp quốc doanh tại NHCT Phú Thọ: Tham gia việc vay vốn ngắn hạn tại ngân hàng có 51 doanh nghiệp quốc doanh, trong đó: 1 DNNN TW hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp, 1 DNNN địa phương hoạt động trên lĩnh vực xây dựng và dịch vụ (dịch vụ tư vấn xây dựng), 38 công ty cổ phần Nhà nước hoạt động trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng, 11 công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp, thương mại –dịch vụ. Bảng 7: Cơ cấu cho vay ngắn hạn đối với thành phần DNQD Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) DNNN TW 142.135 30.99 178.273 32.77 251.23 32.30 Công nghiệp 142.135 30.99 178.273 32.77 251.23 32.30 DNNN ĐP 7.214 1.57 5.741 1.06 6.689 0.86 Xây dựng 6.845 1.49 5.441 1.00 6.089 0.78 Thương nghiệp, dịch vụ 0.369 0.08 0.3 0.06 0.6 0.08 CP NN 19.362 4.22 32.01 5.88 35.014 4.50 Công nghiệp 19.362 4.22 32.01 5.88 35.014 4.50 TNHH NN 9.003 1.96 24.394 4.48 20.4 2.62 Công nghiệp 2.639 0.58 7.546 1.39 5.816 0.75 Thương nghiệp, dịch vụ 6.364 1.39 16.848 3.10 14.584 1.87 Tổng dư nợ ngắn hạn đối với DNQD 177.71 38.75 240.42 44.19 313.33 40.28 Tổng dư nợ ngắn hạn đối với DN 458.67 100.00 544.028 100.00 777.855 100.00 Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng từ 2006-2008 Biểu đồ 2: So sánh cơ cấu tỷ trọng các thành phần trong khối DNQD Tuy chiếm số lượng rất ít nhưng xét về quy mô vay vốn ngắn hạn thì DNNN TW luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp, tập trung hoàn toàn vào ngành công nghiệp cụ thể là công nghiệp chế biến, chiếm xấp xỉ 1/3 dự nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp. DNNN địa phương tham gia vay vốn ngắn hạn ít, vì doanh nghiệp hoạt động chủ yếu ở ngành xây dựng, nên sẽ tập trung vào vay vốn trung –dài hạn hơn là vay vốn ngắn hạn. Các công ty cổ phần Nhà nước tuy hoạt động trên ba lĩnh vực là công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng, nhưng tham gia vay vốn tại ngân hàng chỉ để đầu tư cho hoạt động công nghiệp và xây dựng, vì vay vốn phục vụ cho hoạt động nông nghiệp sẽ có lợi hơn khi vay vốn tại ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn, trong đó vay ngắn hạn chỉ để đầu tư cho ngành công nghiệp. Đối với công ty TNHH nhà nước, với số lượng không lớn, cùng với đều là thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên quy mô vay vốn nhỏ, nên chỉ chiếm tỷ trọng thấp, khoảng dưới 5% mỗi năm. Nhìn chung, diễn biến cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp quốc doanh tại ngân hàng luôn đi cùng xu thế cho vay ngắn hạn chung của ngân hàng, không có một biến động nào khác biệt. 2.2.3. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Với số lượng tham gia vay vốn ngắn hạn nhiều hơn doanh nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tất cả 86 doanh nghiệp, trong đó: 2 công ty cổ phần, 49 công ty TNHH, 5 doanh nghiệp tư nhân, 2 doanh nghiệp có vốn vay nước ngoài và 3 hợp tác xã, tập trung vào hầu hết các ngành lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tham gia chủ yếu vay trung –dài hạn, nếu có các khoản vay ngắn hạn thì đều trả nợ trước thời điểm cuối năm, vì thế khi xem xét các khoản vay tại thời điểm 31/12 các năm thì chúng ta không thấy được tình hình vay vốn ngắn hạn tại ngân hàng của các doanh nghiệp này. Chúng ta chỉ xét các hoạt động gây ảnh hưởng tới cả năm, chứ không phải theo các tháng giữa năm. Bảng 8: Cơ cấu cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) TNHH TN 96.999 21.15 118.600 21.80 202.2 26.00 Công nghiệp 29.567 6.45

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ.doc
Tài liệu liên quan