Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 Trong nền kinh tế mở khi mà nhu cầu đầu tư cho nền kinh tế ngày càng cao, đặc biệt với tiến trình ra nhập WTO thì một lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn đổ vào VN.Nhờ đó họat động tín dụng của các ngân hàng trong đó có VPBank cũng khá phát triển. Hoạt động này không những trang trải được các khoản chi phí mà con sinh lời.Trong thời kỳ 2005-2007 họat động tín dụng của Vpbank được giữ vững theo phương châm “bảo thủ” không cạnh tranh bằng cách nới lỏng các điều kiện tín dụng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cũng đạt mức khá cao và liên tục tăng trong các năm cụ thể như sau

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá trình vay vốn góp phần nâng cao chất lượng CVTD của ngân hàng. Tóm lại có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại, mỗi nhân tố khác nhau có tác động khác nhau đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng.Vì vây khi xem xét ta cần xem xét tổng hợp các nhân tố trên và từ đó có các biện pháp kịp thời để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. Chương 2 Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPbank) 2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPbank) 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển Được thành lập theo giấy phép họat động ngày 0042/ NH-GP của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 chính thức mở cửa giao dịch vào ngày 10 tháng 9 năm 1993 trải qua hơn chục năm họat động ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhất định. Qúa trình thành lập của ngân hàng có thể tóm tắt thành 4 giai đoạn như sau Giai đoạn 1(từ năm 1993 đến năm 1996) giai đoạn mới thành lập và tăng trưởng Đây là giai đoạn ngân hàng mới được thành lập và bước đầu đi vào tăng trưởng và phát triển về quy mô. Với số vốn thành lập ban đầu là 174.9 tỷ đồng Vpbank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có số vốn điều lệ lớn nhất và với quy mô gồm 1 hội sở chính, 3 chi nhánh cấp 1, 5 phòng giao dịch tạo tiền đề cơ sở ban đầu cho quá trình phát triển của ngân hàng. Đồng thời Vpbank cũng là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thống đốc ngân hàng nhà nước chấp thuận góp vốn từ cổ đông nước ngoài là Dragon Capital và Vietnam Fund với số vốn tham gia đầu tiên chiếm 20% vốn cổ phần của toàn ngân hàng. Tính đến cuối năm 1996 tổng tài sản của VPBank là 846 tỷ đồng.Tuy nhiên trong quá trình họat động VPbank cũng chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Á năm 1997 và bước vào giai đoạn khủng hoảng. Giai đoạn 2 ( từ năm 1997 đến năm 2000) giai đoạn khủng hoảng Do những sai lầm trong chính sách tín dụng: cho vay quá nhiều đối với cán bộ công nhân viên, việc thẩm định trước khi cho vay không được chú trọng quan tâm dẫn đến cho vay quá nhiều với những đối tượng mà khả năng hoàn trả rất khó khăn. Điều này dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng cao đến mức gấp 5 lần vốn tự có của ngân hàng.VPbank đang đứng trên bờ vực phá sản và rơi vào tính trạng mất khả năng thanh toán, gần như tất cả các họat động kinh doanh bị đình trệ. Giai đoạn 3( từ năm 2001 đến năm 2004) giai đoạn cải tổ và lành mạnh hóa tài chính Trong tình trạng khủng hoảng Vpbank bị rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong thời hạn 2 năm (từ 25/09/2002 đến 25/09/2004) hầu như tất cả các họat động của VPbank đều bị hạn chế và kiểm soát.Nhận thức được tình trạng này toàn bộ các cán bộ và nhân viên trong ngân hàng đã dốc sức đi vào cải tổ để khôi phục tình hình hiện tại: VPbank tập trung vào thu hồi nợ tồn đọng của giai đoạn trước và tăng cường họat động tín dụng với các khoản cho vay có tài sản đảm bảo nhằm hạn chế nợ quá hạn. Do cố gắng nỗ lực trên VPbank đã đạt được thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ký quyết đinh xóa bỏ tình trạng kiểm soát đặc biệt trước 4 tháng và điều này bước đầu đã mở ra cho VPBank một giai đoạn phát triển mới với nhiều thành tựu nổi bật đáng kể để bước vào giai đoạn hoàn thiện và phát triển hệ thống. Giai đoạn 4(từ năm 2005 đến nay) giai đoạn hoàn thiện và phát triển hệ thống Trong giai đoạn này VPbank đi vào xây dựng và cải tổ, mở rộng hệ thống cả về quy mô và chất lượng dịch vụ.Khi mới thành lập VPbank có số vốn điều lệ là 20 tỷ VNĐ, sau đó do nhu cầu phát triển mở rộng hoạt động nên ngân hàng tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VNĐ và năm 1994 tiếp tục tăng lên 174.9 tỷ VNĐ.Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của Ngân Hàng Nhà Nước cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ được nâng lên trên 750 tỷ đồng.Tiếp đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank tăng lên trên 1000 tỷ đồng. Và tăng lên 1500 tỷ đồng vào tháng 7/2007, chính thức tăng lên 2000 tỷ VNĐ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055689 do sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 31/12/2006 hoàn thiện chỉ tiêu tăng vốn điều lệ trong năm 2006.Mặt khác, việc tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ VNĐ có ý nghĩa quan trọng đối với họat động của ngân hàng trong thời gian tới.Sau đây chúng ta sẽ đi xem xét các chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng trong mấy năm vừa qua. Thứ nhất xét về quy mô hoạt động của VPBank thì không ngừng được mở rộng và phát triển.Ngay khi thành lập, hệ thống mạng lưới của ngân hàng còn hết sức nhỏ hẹp: năm 1993 chỉ có một chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh.Sau đó liên tục được mở rộng và phát triển thêm.Tháng 11/1994 mở thêm chi nhánh ở Hải Phòng và tháng 7/1995 có thêm chi nhánh ở Đà Nẵng.Trong năm 2004 ngân hàng đã mở thêm 3 chi nhánh cấp 1 là chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Huế, chi nhánh Sài Gòn. Đến đầu năm 2005 VPbank tiếp tục mở thêm 4 chi nhánh cấp 1 nữa là chi nhánh Cần Thơ,chi nhánh Quảng Ninh,chi nhánh Vĩnh phúc, chi nhánh Bắc Giang. Tính đến năm 2007 ngân hàng đã có 1 hội sở chính đặt tại Hà Nội, 130 chi nhánh và điểm giao dịch tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đưa VPbank vào tốp 5 ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới giao dịch lớn nhất hiện nay tại Việt Nam. Thứ hai là trình độ cán bộ nhân viên: Bất kỳ một doanh nghiệp nào sẽ không thể phát triển mạnh nếu không có đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm, lành nghề, có trình độ chuyên môn giỏi.Ngân hàng cũng vậy, đội ngũ nhân viên là lực lượng lòng cốt trong ngân hàng.Vì ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt sản phẩm của ngân hàng có sự khác biệt so với các lĩnh vực kinh doanh khác. Sản phẩm đó là dịch vụ, do đó đội ngũ nhân viên là nguồn lực quan trọng nhất của ngân hàng, là bộ mặt của ngân hàng quyết định thương hiệu cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.Đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt hơn thì vấn đề nhân lực cần được ngân hàng đặt lên hàng đầu.Nhận thức được vấn đề kể trên trong thời gian qua VPBank đã không ngừng phát triển hệ thống nhân lực lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.Mặc dù khi mới thành lập lực lượng này còn yếu nhưng vấn đề này đã được ngân hàng cải thiện dần qua các năm. Năm 2004 toàn thể ngân hàng có 607 người trong đó chủ yếu là đại học và trên đại học chiểm 87%, năm 2005 con số này là 1325 người tăng 534 người so với năm 2005 và tăng 718 người so với năm 2004. Đến nay, toàn hệ thống ngân hàng có khoảng hơn 2000 người và đang tiếp tục tuyển dụng nhân sự cho các chi nhánh chuẩn bị thành lập, hầu hết các nhân viên được tiếp nhận vào VPbank đều phải qua vòng thi tuyển, phỏng vấn trình độ kỹ năng do đó có thể đáp ứng được nhu cầu công việc và mong muốn được phát triển cùng VPbank.Cùng với việc mở rộng nguồn nhân lực thì vấn đề chất lượng nguồn nhân lực cũng không thể thiếu. VPBank thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo kỹ năng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên đặc biệt trong quá trình hội nhập khi mà công nghệ điện tử được ứng dụng ngày càng cao trong lĩnh vực ngân hàng đòi hỏi một nhân viên ngân hàng giỏi không chỉ thành thạo về nghiệp vụ ngân hàng mà còn hiểu biềt những công nghệ thông tin trong ngân hàng.Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2007 đã tổ chức đào tạo 15 khoá học cho hơn 800 lượt học viên trong đó có 5 khoá đào tạo nội bộ và 6 khoá cử nhân viên đi học. Thêm vào đó VPBank cũng có những chiến lược thu hút nguồn nhân lực có trình độ khả năng phục vụ cho nhu cầu phát triển mở rộng của ngân hàng. Đặc biệt, hàng năm ngân hàng tổ chức nhận sinh viên thực tập đào tạo kỹ năng,vì coi đây là lực lượng lòng cốt của ngân hàng trong tương lai.Sau khi thực tập xong những sinh viên có đủ năng lực có thể được giữ lại làm việc trong ngân hàng.Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong hơn 14 năm hoạt động VPbank đã đạt được nhiều thành tựu đáng khen ngợi và được nhiều tổ chức uy tín phong tặng các danh hiệu cao quý như: Được Bank of NewYork trao chứng nhận đạt diện chuẩn trong thanh toán quốc tế (năm 2006). Được nhận bằng khen của thống đốc ngân hàng nhà nước cho tập thể cán bộ nhân viên xuất sắc năm 2005. Được nhận cúp vàng “doanh nghiệp vì sự phát triển xã hội bền vững” và biểu tượng “doanh nhân văn hoá”. Nhận được công văn số 8084 của ngân hàng nhà nước thông báo VPbank được xếp hạng A- hạng cao nhất cho kết quả hoạt động năm 2005(theo tiêu chuẩn xếp hạng A, B, C, D về xếp hạng các tổ chức tin dụng do ngân hàng nhà nước công bố. Được Union Bank Of Califonia công nhận là ngân hàng đạt chuẩn chính xác về chuẩn quốc tế về độ chính xác của điện chuyển tiền trong thanh toán quốc tế Giấy chứng nhận ngân hàng Thanh toán suất sắc năm 2006 do Citibank trao tặng. Bằng khen và cúp Thăng Long “Nhà doanh nghiệp giỏi Hà Nội”do UBND thành phố Hà Nội trao tặng cho tổng giám đốc Lê Đắc Sơn… Để đạt được tất cả các thành tựu trên đòi hỏi toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng phải nỗ lực đồng lòng từ trên xuống vì mục đích phát triển chung của ngân hàng.Điều này được thể hiện ngay trong cơ cấu tổ chức hết sức chặt chẽ của ngân hàng. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của VPBank Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban điều hành Văn phòng hội đồng quản trị Hội đồng quản lý TS nợ, TS có Hội đồng tín dụng Phòng kế toán Phòng ngân quỹ P.tổng hợp và PT sản phẩm Trung tâm tin học Trung tâm đào tạo Ban kiểm soát P. kiểm toán nội bộ Các ban tín dụng P. TT quốc tế- kiều hối Phòng pháp chế Văn phòng Trung tâm Wester Union Trung tâm thẻ CT quản lý TS VPbank Các chi nhánh CT CK VPbank Các phòng giao dịch 2.1.3 Bộ máy hoạt động của ngân hàng Hội Đồng Quản Trị Hội đồng quản trị có chức năng quản trị tổ chức tín dụng của VPBank, đây là những người có đạo đức uy tín, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực ngân hàng.Thành viên của Hội Đồng Quản Trị hiện nay có bốn thành viên gốm: Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT và các Uỷ viên.Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội Đồng Quản Trị được quy định trong luật các tổ chức tín dụng. Ban kiểm soát Do Đại Hội Đồng Cổ Đông bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn của ngân hàng, thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ từng lĩnh vực, đánh giá chính xác các hoạt động kinh doanh và thực trạng hoạt động của ngân hàng. Thành viên của Ban kiểm soát ngân hàng gồm 3 thành viên: 1trưởng ban kiểm soát và 2 kiểm soát viên. Ban điều hành Gồm Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Kế Toán trưởng.Tổng giám đốc là ngưòi chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng và có các phó tổng giám đốc giúp việc.Kế toán trưởng giúp Tổng giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê của ngân hàng, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Các giám đốc các chi nhánh Các giám đốc chi nhánh này chịu trách nhiệm về họat động của các chi nhánh theo đúng định hướng phát triển của ngân hàng và có trách nhiệm báo cáo và chịu trách nhiệm trước HĐQT các hoạt động này. 2.1.4 Hoạt động cơ bản của ngân hàng 2.1.4.1 Hoạt động huy dộng vốn Cũng như các ngân hàng thương mại khác ngay từ khi đi vào hoạt động Vpbank cũng đã ý thức được rằng: huy động vốn đặc biệt là họat động huy động tiền gửi là rất quan trọng trong họat động của ngân hàng.Hình thức huy động hết sức đa dạng bao gồm: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi siêu lãi suất…trong tiền gửỉ tiết kiệm lại có tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm an sinh ôtô, tiết kiệm an sinh nhà ở,tiết kiệm an sinh giao dục, tiết kiệm rút gốc linh họat,…Với nhiều chiến lược và biện pháp huy động vốn có hiệu quả trong thời gian qua nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng và đạt được kết quả hết sức khả quan cụ thể như sau: Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Vpbank giai đoạn 2005- 2007 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư Tỷ trọng số dư tỷ trọng số dư tỷ trọng Nguồn vốn huy động 5,638,001 100% 9,065,194 100% 12,150,487 100% Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 4,397,641 78% 7,252,155 80% 9,841,894 81% Trung,dài hạn 124,360 22% 1,813,039 20% 2,308,593 19% Phân theo cơ cấu Huy động thị trường 1 3,209,771 57% 5,348,464 59% 7,290,292 60% Huy động thị trường 2 2,398,230 43% 3,716,739 41% 4,860,195 40% ( Báo cáo thường niên năm 2005, 2006 và báo cáo tổng kết năm năm2007) Biểu đồ 2.1 Số lượng nguồn vốn huy động qua các năm Đơn vị: triệu đồng Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng nhanh qua các năm. Năm 2007 huy động vốn tăng 3,085,193 triệu đồng( tức tăng 34%) so với năm 2006 và tăng 6,521,486 triệu đồng gần hơn 2 lần so với năm 2005. Nếu phân theo kỳ hạn thì nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn: năm 2005 chiếm 78% và năm 2007 chiếm 81% , các nguồn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn do nguồn huy động chủ yếu của VPbank là các nguồn tiền gửi ngắn hạn. Nếu phân theo cơ cấu thì nguồn huy động trên các thị trường cấp 1 và 2 gần tương đương và tăng dần trong các năm tiếp theo. Để đạt được kết quả trên là nhờ toàn thể nhân viên ngân hàng phải nỗ lực không ngừng.Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay khi Việt Nam ra nhập WTO thì mạng lưới chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào VN ngày càng nhiều trong khi đó cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thì nguồn vốn huy động từ dân cư ngày càng khó khăn hơn. Tuy nhiên họat động huy động vốn của VPBank từ dân cư vẫn không hề giảm sút do ngân hàng thường thường xuyên chú trọng mở rộng mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc - một kênh truyền thông rất hiệu quả đã tạo cho ngân hàng một thương hiệu mạnh tạo uy tín trong dân cư. Ngoài ra còn tổ chức các đợt khuyến mại với nhiều phần quà hấp dẫn nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư.Họat động gần đây nhất là chương trình khuyến mạị đặc biệt của ngân hàng giành cho khách hàng khi gửi tiền vào VPbank: đó là chương trình: “gửi tiền trúng ngay Camry 2.4”. Với giải đặc biệt là một chiếc xe Toyota Camry 2.4 chương trình được thực hiện trong 3 tháng từ ngày 20/07/2007 đến ngày 30/09 năm 2007 đã thu hút một lượng lớn khách hàng tham gia. 2.1.4.2 Hoạt động cho vay Trong nền kinh tế mở khi mà nhu cầu đầu tư cho nền kinh tế ngày càng cao, đặc biệt với tiến trình ra nhập WTO thì một lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn đổ vào VN.Nhờ đó họat động tín dụng của các ngân hàng trong đó có VPBank cũng khá phát triển. Hoạt động này không những trang trải được các khoản chi phí mà con sinh lời.Trong thời kỳ 2005-2007 họat động tín dụng của Vpbank được giữ vững theo phương châm “bảo thủ” không cạnh tranh bằng cách nới lỏng các điều kiện tín dụng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cũng đạt mức khá cao và liên tục tăng trong các năm cụ thể như sau Doanh số cho vay năm 2007 là 10.394 tỷ đồng tăng 2.681 tỷ đồng (tương đương 68%) so với năm 2006.Dư nợ tín dụng năm 2007 đạt 8,594 tỷ đồng vượt 19% so với kế hoạch và tăng 3,563 tỷ đồng (tương đương 70.82%) so với năm 2006, trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 8,251 tỷ đồng chiếm 96% tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn đạt 4,813 tỷ đồng chiếm 56% tổng dư nợ. Một số CN đó vượt kế hoạch tăng dư nợ cả năm 2007, đó là: CN Thăng Long vượt kế hoạch 27%, CN Bắc Giang vượt kế hoạch 8%. Về chất lượng tín dụng của VPBank đã đảm bảo được yêu cầu của ngân hàng Nhà Nước và quy chế của ngân hàng, tỷ lệ dư nợ xấu của VPBank(gồm nhóm 3,4,5 theo tiêu chuẩn phân loại nợ xấu của ngân hàng nhà nước) cuối năm 2007 là 0.49% thấp hơn so với mức yêu cầu của ngân hàng nhà nước(7%). Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay của VPBank trong thời kỳ 2005-2007 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ 3,014,209 5,031,190 8,594,735 Theo loại hình cho vay Cho vay ngắn hạn 1,405,093 2,511,550 4,813,025 Cho vay trung,dài hạn 1,607,058 2,485,097 3,713,181 Cho vay khác 2,058 34,543 68,529 Theo tiền tệ Cho vay bằng tiền Việt Nam đồng 2,906,417 4,760,502 8,250,946 Cho vay bằng ngọại tệ 79,016 270,688 343,789 (Nguồn báo cáo thường niên năm 2005, 2006 và báo cáo tổng kết năm 2007) Biếu đồ 2.2 Tổng dư nợ cho vay từ năm 2005 đến năm 2007 của VPBank (Đơn vị: triệu đồng) (Theo báo cáo thường niên năm 2005, 2006 và báo cáo tổngkết năm 2007) 2.1.4.3 Các họat động dịch vụ khác bao gồm. Hoạt động thanh toán trong nước Hoạt động thanh toán trong nước cũng có tăng trưởng khá. Do việc mở rộng mạng lưới hoạt động nên hoạt động thanh toán của ngân hàng ngày càng nhanh chóng và thuận tiện. Biểu hiện cụ thể năm 2007 doanh số chuyển tiền trong nước là 9,053 tỷ đồng tăng 23.5% so với năm 2006. Phí dịch vụ thu chuyển tiền trong nước thu được năm 2007 là 3.12 tỷ đồng. Hoạt động thanh toán quốc tế Họat động thanh toán quốc tế của Vpbank cũng đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt trong mấy năm gần đây. Trong năm 2007, khối lượng L/C nhập khẩu mở đạt 89 triệu USD tăng 45.9% so với năm 2006.Doanh số chuyển tiền TTR đạt hơn 142 triệu USD tăng 78% so với năm 2006. Hoạt động ngân quỹ Trong năm 2007 các kế hoạch về ngân quỹ đếu đạt vượt mức kế hoạch 30-40% họat động ngân quỹ là họat động không sinh lời nếu có thì rất ít.VP bank duy trì mức ngân quỹ ở một mức nhất định với mục tiêu đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.Ngân hàng duy trì mối quan hệ bạn hàng với hầu hết các ngân hàng trong hệ thống, duy trì một lượng ngoại tệ thích hợp nhằm dựa vào sự chênh lệch tỷ giá để kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.Luôn duy trì một lượng ngoại tệ âm đáp ứng nhu cầu của ngân hàng nhà nước đặt ra.Trong năm 2007 mức ngoại tệ ngân hàng mua vào là 486 USD bán ra 425 USD. Họat động kiều hối Trong năm 2006 trung tâm kiều hối của ngân hàng đã chuyển từ Hồ Chí Minh sang trụ sở chính đặt tại Hà Nội, nhờ đó mà công tác này được chú trọng và phát triển hơn.Cụ thể trong cuối năm 2007 tổng số đại lý chi trả kiều hối của Vpbank là 518 điểm. Hoạt động của trung tâm thẻ Cũng giống như các ngân hàng khác cũng với việc liên tục mở rộng mạng lưói hoạt động thì việc xây dựng các trung tâm phát triển thẻ cũng được chú trọng.Ngày 21/4/2006 ngân hàng nhà nước ký QĐ805/NHNN về việc cho phép Vpbank phát hành thẻ thanh toán nội địa và thẻ quốc tế Master Card.Ngày 12/8/2006 Vpbank chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa Autolink.Từ đó đến nay VPBank đã không ngừng phát triển hệ thống thẻ. Hiện nay, Vpbank cho ra đời ba loại thẻ: thẻ ghi nợ nội địa Autolink, thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế Master Card trong đó có hai loại thẻ là Platilum Master Card là loại thẻ cao cấp và thẻ công nghệ chíp đầu tiên tại Việt Nam.Ngoài ra các đợt khuyến mại miễn phí mở thẻ cũng được ngân hàng liên tục sử dụng. Họat động của trung tâm tin học cũng phát triển: kể từ năm 2006 khi ngân hàng mua hệ thống T24 - một công nghệ phần mềm điện tử ứng dụng trong ngân hàng nhờ đó mà họat động của VPBank đã được cải thiện một cách đáng kể giảm thiểu sai sót trong việc thanh toán và tăng tốc độ thanh toán với khách hàng. Hoạt động xã hội khác Vpbank một mặt phát triển các hoạt động giúp tăng trưởng tín dụng mặt khác còn duy trì các họat động Đoàn thể và các họat động từ thiện khác.Các họat động nghỉ Hè và nghỉ Xuân tổ chức cho các bộ công nhân viên trong ngân hàng được thường xuyên tổ chức hàng năm góp phần tạo mối quan hệ tốt, thúc đẩy họ hăng say làm việc đã góp phần làm nên thành tựu của ngân hàng hiện nay. Vpbank cũng chú trọng các hoạt động từ thiện để phục vụ cộng đồng và quảng bá thương hiệu cho ngân hàng như các họat động tặng quà cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ cho các sinh viên nghèo vượt khó, ủng hộ đồng bào gặp bão lũ hàng năm,… 2.2 Chất lượng cho vay tiêu dùng của Vpbank 2.2.1 Thực trạng CVTD trong thời gian qua Hiện nay ở VPank đang triển khai các hình thức CVTD khá đa dạng như: cho vay mua, sửa chữa, xây dựng nhà, cho vay mua ôtô, du học… đặc biệt hoạt động cho vay mua sửa chữa, xây nhà chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số CVTD. Được triển khai trong vòng hơn 7 năm từ năm 2001 đến nay CVTD của VPBank đã đạt được những thành tựu đáng khen ngợi cụ thể . Bảng 2.3 Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ của Vpbank Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh số CVTD 1,238,753 2,216,709 4,098,736 Dư nợ CVTD 964,544 1,679,325 2,948,731 Tổng dư nợ CV 3,014,200 5,031,190 8,594,735 Tỷ trọng dư nợ CVTD/dư nợ CV 32% 33,38% 34.31% (Theo nguồn báo cáo thường niên của Vpbank) Biểu đồ 2.3 Biểu đồ dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm từ 2005 đến 2007 Đơn vị: triệu đồng Doanh số CVTD của VPBank liên tục tăng qua các năm từ năm 2005 đến năm 2007.Năm 2007 tăng 2,859,983 triệu đồng tương đương gấp 3.3 lần so với năm 2005. Đồng thời tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay cũng tăng trong các năm 2005, 2006, 2007. Cụ thể từ năm 2005 đến năm 2006 tăng 714,781 triệu đồng tức gấp 1.7 lần và từ năm 2006 đến năm 2007 tăng 1,269,406 triệu đồng, chiếm hơn 1/3 lần trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng ( trong năm 2007 chiếm 34.31%). Điều này được lý giải là một phần là do kinh tế ngày càng phát triển và thu nhập của người dân được cải thiện do đó nhu cầu chi tiêu cho tiêu dùng ngày càng cao.Đồng thời trong thời gian qua VPbank đã chú trọng hơn trong việc phát triển dịch vụ cho vay này.Sau đây ta sẽ đi xem xét về cơ cấu cho vay tiêu dùng của VPbank. 2.2.1.1 Cơ cấu cho vay tiêu dùng với mục đích vay vốn Bảng 2.4 Dư nợ cho vay tiêu dùng với mục đích vay vốn Đơn vị: triệu đồng Stt Mục đích vay Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dư nợ tỷ trọng Dư nợ tỷ trọng Dư nợ tỷ trọng 1 Mua xây sửa nhà 619,653 64,24% 1,027,915 61,21% 1,826,739 61.95% 2 Mua ôtô 289,363 30% 527,895 31.43% 943,594 32% 3 Du học 23, 125 2.4% 51,285 3.05% 125,911 3.37% (theo nguồn báo cáo tín dụng tại Hội sở Vpbank) Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ trọng cho vay mua, xây dựng sửa chữa nhà cửa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.Do nhu cầu mua sắm nhà cửa là một trong những nhu cầu quan trọng và bức thiết nhất của người dân.Hơn nữa kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu sống trong một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi vật dụng hiện đại lại càng tăng cao.Cho vay mua,xây, sửa chữa nhà năm 2006 tăng 408,262 triệu đồng (tăng gấp 1.66 lần) so với năm 2005. Năm 2007 tăng 798,824 triệu đồng (tương đuơng 1,78 lần) so với năm 2006 và tăng gần 3 lần so với năm 2005. Mặc dù trong năm 2006 tỷ trọng dư nợ cho vay mua, xây, sửa chữa nhà trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng có giảm so với năm 2005,2006 là 3.03%; 2,29% nhưng trong năm 2007 lại tiếp tục tăng. Lý giải cho sự sụt giảm này là do trong thời gian vừa qua Vpbank đã liên tục mở rộng phát triển đa dạng hoá danh mục cho vay tiêu dùng. Doanh số cho vay mua ôtô cũng tăng và chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Khi Việt nam gia nhập WTO thì cùng với quá trình hội nhập là tiến trình cắt giảm thuế làm cho hàng hoá trở nên rẻ hơn thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư nước ngoài khi đó nhu cầu đi lại cũng tăng nhanh hơn thúc đẩy hoạt động cho vay mua ôtô phát triển. Cụ thể doanh số cho vay mua ôtô tăng đáng kể năm 2007 tăng 415,699 triệu đồng( tương đương tăng 78.75%) so với năm 2006 và tăng 654,231 triệu đồng (tương đương tăng 226%) so với năm 2005. Khoản mục thứ ba trong cho vay tiêu dùng của VPBank là cho vay du học.Tuy nó chiếm một tỷ trọng chưa cao trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng nhưng có xu hướng ngày càng tăng cụ thể từ năm 2005 doanh số cho vay du học chỉ là 23,125 triệu đồng( chiếm 2.4%) đến năm 2006 tăng thêm 28,160 triệu đồng và đến năm 2007 là 125,911 triệu đồng tăng 74,626 triệu đồng( gấp 1.45 lần) so với năm 2006 và trong thời gian tới cho vay hỗ trợ du học sẽ còn chiếm tỷ trọng cao hơn nữa. Lý giải điều này là do khi kinh tế phát triển thì nhu cầu học hành để nâng cao kiến thức ngày càng được chú trọng hơn. Ngoài ra Vpbank còn phát triển các dịch vụ cho vay tiêu dùng khác như cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay mua cổ phiếu… Điều này cũng được thể hiện rõ hơn trong biểu đồ cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng năm 2006. Biểu đồ 2.3 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng năm 2006 Đơn vị: triệu đồng (theo nguồn báo cáo tín dụng tại Hội sở Vpbank) 2.2.1.2 Cho vay tiêu dùng theo thời gian Cũng giống như các loại hình cho vay khác, CVTD cũng được phân loại theo thời gian gồm: ngắn, trung và dài hạn. Bảng 2.5 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời gian của Vpbank Đơn vị: triệu đồng STT Thời hạn Năm 2005 Năm 2006 N ăm 2007 Dư nợ tỷ trọng Dư nợ tỷ trọng Dư nợ tỷ trọng 1 Ngắn hạn 366,526 38% 625,884 37.27% 1,076,287 36.5% 2 Trung,dài hạn 599,427 62% 1,053,441 62.73% 1,872,444 63.5% 3 Tổng dư nợ 964,544 100% 1,679,325 100% 2,948,731 100% (Theo nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của Vpbank) Cho vay tiêu dùng mục đích chủ yếu để mua ôtô và xây dựng sửa chữa nhà cửa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33291.doc
Tài liệu liên quan