Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - Chi nhánh điện biên phủ

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT: Error! Bookmark not defined.

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. Hoạt động cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại 4

1.1.1. Khái niệm 4

1.1.2. Nguyên tắc vay vốn 6

1.1.2.1. Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 6

1.1.2.2. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 6

1.1.3. Phân loại các khoản vay trung và dài hạn tại các ngân hàng thương mại 7

1.1.3.1. Cho vay kinh doanh dài hạn 7

1.1.3.2. Cho vay luân chuyển 7

1.1.3.3. Cho vay dự án dài hạn 8

1.1.3.4. Cho vay hỗ trợ hoạt động mua lại công ty 8

1.1.3.5. Cho vay mua sắm máy móc thiết bị trả góp 8

1.1.3.6. Cho vay tiêu dùng và cho vay bất động sản 9

1.1.4. Đặc điểm của cho vay trung và dài hạn 9

1.1.4.1. Mang tính rủi ro cao 9

1.1.4.2. Lợi nhuận kì vọng có được từ cho vay trung và dài hạn là lớn 9

1.1.4.3. Tính thanh khoản của khoản cho vay thấp 10

1.2. Chất lượng cho vay trung và dài hạn và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay trung và dài hạn 10

1.2.1. Khái niệm về chất lượng cho vay trung và dài hạn 10

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn 11

1.2.2.1. Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn là cần thiết để phát triển kinh tế. 11

1.2.2.2. Nâng cao chất lượng cho vay quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại. 11

1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay trung và dài hạn. 12

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 14

1.2.4.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng 14

1.2.4.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng 19

1.2.4.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ 24

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ. 24

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ 24

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 26

2.1.3. Một số kết quả chính hoạt động của Ngân hàng 27

2.2. Thực trạng và chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ. 28

2.2.1. Phân tích tình hình hoạt động cho vay trung và dài hạn 28

2.2.2. Phân tích cơ cấu cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ 30

2.2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ 31

2.2.3.1 Phân tích tình hình hoạt động cho vay trung và dài hạn: 31

2.2.3.2. Phân tích cơ cấu cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ: 32

2.2.4. Các chỉ tiêu về chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ. 37

2.2.5. Một số nhân tố chủ yếu tác động đến chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ 41

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 45

QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ 45

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ 45

3.1.1. Quy mô thị trường 45

3.1.2. Đối thủ cạnh tranh. 45

3.1.3. Những cam kết và định hướng. 48

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCPQĐ - Chi nhánh Điện Biên Phủ : 49

3.2.1. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội. 58

3.2.1.1. Kiến nghị đối với Nhà nước. 58

3.2.1.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quân đội. 60

3.2.2. Đề xuất ý kiến đối với các đối tác vay vốn của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ. 61

LỜI KẾT 63

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - Chi nhánh điện biên phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho vay, VD như với những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động trạng thái kinh tế của nước bạn hàng cũng sẽ tác động tới tỉ giá hối đoái, điều này có thể dẫn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp xuât nhập khẩu gặp khó khăn, thậm chí thua lỗ, ảnh hưởng tới việc trả nợ cho NH Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý trong nước cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay TDH của các NHTM. Hoạt động cho vay gắn chặt với các quy định về pháp lý, tất cả các cá nhân, tổ chức kinh tế phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để họat động. Thực tế ở Việt Nam cho thấy đất nước đang trong đà chuyển đổi nền kinh tế do đó chưa có những quy hoạch cụ thể, ổn định lâu dài ở tầm vĩ mô, từ đó có những văn bản vừa mới ra đời đã lại thay đổi. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vừa mới lắp đặt xong thiết bị khai thác, khi bước vào sản xuất thì sản phẩm không tiêu thụ được do Nhà nước có chủ trương cấm sản xuất hoặc hạn chế, một số mặt hàng lại không đủ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất dẫn tới việc SXKD của DN không diễn ra theo đúng kế hoạch, ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn của doanh nghiệp và công tác trả nợ cho NH. Quyền sở hữu tài sản: Ngay từ đầu, tất cả các khoản cho vay phải có 2 phương án trả nợ tách biệt. Nếu hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì kết quả kinh doanh sẽ mang lại nguồn thu, khách hàng sử dụng nguồn thu đó để trả nợ cho ngân hàng, nếu dự án hoạt động không có hiệu quả thì khách phải lấy tài sản của họ trả nợ thay hay đi vay để trả nợ. Việc xem xét quyền sở hữu hợp pháp của tài sản đảm bảo là một trong những yếu tố quan trọng để có thể đi đến quyết định cho vay. Vì thế trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động thì một hệ thống pháp luật ổn định, chặt chẽ, nghiêm minh là điều kiện đảm bảo cho mọi hoạt động kinh doanh thuận lợi, sự ổn định, chặt chẽ nghiêm minh của pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh đồng thời buộc mọi người vay vốn phải có ý thức trong SXKD và hoàn trả vốn cho NH. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với hoạt động chính là thực hiện các dịch vụ ngân hàng và tài chính có liên quan theo Giấy phép hoạt động số 0054/NH-GP ngày 14 tháng 09 năm 1994 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Hiện nay MB có Trụ sở tọa lạc tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, trải qua 14 năm hoạt động, MB luôn khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. Giữ vững phương châm hoạt động “VỮNG VÀNG TIN CẬY”, bên cạnh việc gắn bó với khối khách hàng truyền thống, MB không ngừng mở rộng cung cấp các sản phẩm dịch vụ trên mọi đối tượng khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế và góp sức vào nhiều công trình lớn của đất nước như Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận – Đa mi, cảng Hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất Tính đến cuối năm 2007 vốn điều lệ của MB đã đạt 2000 tỷ đồng, tăng 100 lần so với ngày đầu thành lập, trong đó có hơn 4000 cổ đông thể nhân và pháp nhân, thể hiện sự đa dạng hóa trong sở hữu của MB. Huy động vốn tính đến 10 tháng năm 2007 đạt 17.343 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ dân cư ngày càng tăng, chiến 50% tỷ lệ nguồn vốn huy động, tổng tài sản đạt 21.500 tỷ đồng. Đến nay tổng tài sản của MB đã đạt khoảng 40.000 tỷ đồng. Tỷ lệ lợi tức trên vốn cổ phần của MB luôn dẫn đầu trong khối các ngân hàng TMCP. Đặc biệt, tỷ lệ chia cổ tức năm 2006 là 60% trong đó 42% được chia bằng cổ phiếu và 18% được chia bằng tiền mặt. Hiệu quả hoạt động của MB luôn được các cơ quan quản lý, đối tác cũng như khách hàng đánh giá cao. Liên tục được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A và trao tặng nhiều bằng khen cho những thành tích xuất sắc, nhiều năm liên nhận được các giải thưởng thanh toán quốc tế do các ngân hàng uy tín quốc tế trao tặng như HSBC, Standard Chatered Bank, UBOC. Được nhiều người tiêu dùng bình chọn là Thương hiệu mạnh liên tục trong hai năm liền 2005 – 2006, đạt cúp vàng Topten thương hiệu Việt, ngành hàng: Ngân hàng - Tài chính năm 2006,.. và nhiều giải thưởng có uy tín, giá trị khác. Các sản phẩm dịch vụ của MB không ngừng được đa dạng hóa theo hướng hoàn thiện và phát huy dịch vụ truyền thống kết hợp với phát triển các dịch vụ hiện đại như: Hệ thống thanh toán qua thẻ, Mobile banking, Internet banking. Dịch vụ của MB liên tục được cải thiện, mang lại cho khách hàng không những hiệu quả cao về tài chính và còn cả sự yên tâm tuyệt đối. Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, MB đặc biệt chú trọng mở rộng mạng lưới kênh phân phối tại các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước. Hiện nay, MB đang có 72 điểm giao dịch trên khắp đất nước, đặt quan hệ đại lý với gần 600 ngân hàng trên thế giới để hợp tác cung cấp các dịch vụ ngân hàng toàn cầu. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong ngân hàng tính đến thời điểm này đạt gần 2000 người, tỷ trọng cán bộ trẻ cao và có trình độ đại học, trên đại học chiếm tỷ lệ lớn. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức NHTMCP Quân đội (Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân đội 2007) - Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban tại chi nhánh + Ban Giám đốc/Trưởng phòng: 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc (1 TP, 1 Phó phòng GD): điều hành chung mọi hoạt động của đơn vị. + Bộ phận kế toán và kho quỹ: Phục vụ giao dịch tiền mặt và chuyển tiền trong nước của các khách hàng. + Bộ phận Quan hệ khách hàng: Đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ KHCN cũng như dịch vụ KHDN. +Bộ phận Hỗ trợ Quan hệ khách hàng: Hỗ trợ bộ phận Quan hệ khách hàng trong thực hiện các tác nghiệp nội bộ. 2.1.3. Một số kết quả chính hoạt động của Ngân hàng Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh Tổng tài sản Tổng dư nợ Tổng vốn huy động Lợi nhuận trước thuế (Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân đội 2007) - Sự thành lập và phát triển của chi nhánh + Ngân hàng Quân đội hiện đang chuyển đổi tích cực theo mô hình chuyển dần hoạt động quản lý Ngân hàng về Hội Sở. Để theo đuổi mục đích đó, trong năm 2006, 2007 NH Quân đội đã tổ chức và đang ngày càng củng cố, hoàn thiện các Khối: Khối QLTD, Khối KHDN, Khối KHCN, Khối Treasury; Khối đầu tư. + Khi Hội Sở đủ mạnh, sẽ chuyển toàn bộ hoạt động quản lý Chi nhánh về Hội Sở. Các Chi nhánh trực thuộc chỉ có chức năng chính là triển khai các hoạt động kinh doanh theo định hướng của Hội Sở. + Các Chi nhánh cấp I lớn (Chi nhánh trực thuộc Hội Sở) sẽ được phân tách thành nhiều Chi nhánh có quy mô trung bình và thực hiện quản lý online từ Hội Sở. + Với định hướng như trên, dự kiến đến hết năm 2008, toàn bộ các Chi nhánh trực thuộc Chi nhánh của Ngân hàng Quân đội sẽ được tách thành 8 đơn vị online. 2.2. Thực trạng và chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ. 2.2.1. Phân tích tình hình hoạt động cho vay trung và dài hạn Tình hình hoạt động của chi nhánh Điện Biên Phủ Bảng 2.3. Dư nợ tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ STT TH 2006 TH 2007 KH 2008 Tỷ lệ so với 2007 KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP I HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 1 Huy động vốn vốn thời điểm cuối năm 2,543.7 2,500.0 2,625.0 105% 2 Huy động vốn bình quân 1,619.0 2,000.0 2,100.0 105% II HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 1 Dư nợ thời điểm cuối năm 752.0 1,010.0 1,161.5 115% 2 Dư nợ bình quân 765.0 1,000.0 1,150.0 115% 3 Nợ quá hạn 80.7 30.0 0% Nợ cần chú ý (nhóm 2) 40.6 25.0 0% Nợ dới tiêu chuẩn (nhóm 3) 11.9 5.0 0% Nợ nghi ngờ (nhóm 4) 26.5 Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) 1.7 (Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm NHTMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ 2007) Ta thấy mức huy động vốn bình quân tăng dần trong các năm, nợ quá hạn và nợ cần chú ý thì lại giảm dần. Qua đó cho thấy được hoạt động hiệu quả trong việc huy động và quản lý khoản vay của doanh nghiệp. 2.2.2. Phân tích cơ cấu cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ Đơn vị: Triệu đồng Năm 2006 2007 % tăng 2007 so với 2006 Dư nợ bình quân 2959.9 4339.61 146.6% + VNĐ 2004.5 3197.00 159.5% - Ngắn hạn 1433 2031.00 141.7% - Trung hạn 473 866.00 183.1% - Dài hạn 98.5 300.00 304.6% + USD (quy đổi) 955.4 1142.61 119.6% - Ngắn hạn 795 968.14 121.8% - Trung hạn 135 149.55 110.8% - Dài hạn 25.4 24.92 98.1% Nợ quá hạn 80.7 + Nợ quá hạn nhóm 2,3,4,5 185.3 361.88 195.3% + Nợ xấu nhóm 3,4,5 75.3 102.68 136.4% (Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm NHTMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ 2007) 2.2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ 2.2.3.1 Phân tích tình hình hoạt động cho vay trung và dài hạn: Thực trạng về tình hình hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Quân đội cũng có sự biến động lớn qua các năm. Ta xem xét bảng số liệu sau để thấy được tổng quan về dư nợ tín dụng trung và dài hạn trong nguồn vốn huy động được. Bảng 2: Tình hình hoạt động cho vay TDH Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dư nợ cho vay TDH 587.332 731.900 1.360.470 Nguồn vốn huy động 1.452.186 1.619.264 2.000.193 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ TDH liên tục tăng qua các năm 2006 - 2007, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2007 từ 731.900 triệu VNĐ lên 1.360.470 triệu VNĐ ( tăng 628.57 triệu VNĐ ). Nguồn vốn huy động để sử dụng cho mục đích cho vay TDH cũng liên lục tăng mạnh, tuy nhiên vẫn chiếm tỉ trọng thấp hơn so với nguồn huy động ngắn hạn, điều này thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 3: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn (Đơn vị : triệu đồng) Kì hạn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Huy động ngắn hạn 2.380.327 2.346.377 2.857.142 Huy động TDH 1.452.186 1.619.264 2.000.193 ( Nguồn : báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 ) 2.2.3.2. Phân tích cơ cấu cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ: Cơ cấu cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế: Bảng 4: Tình hình dư nợ cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế (Đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Cho vay TDH đối với DNQD 557.965 704.820 1.259.795 Cho vay TDH đối với DNNQD 29.367 27.080 100.675 (Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007) Thực hiện chính sách đa năng tổng hợp trong kinh doanh, không ngừng mở rộng hoạt động cho vay, trong đó bao gồm cả hình thức cho vay trung và dài hạn. Đối tượng phục vụ của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ gồm doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Trong tổng dư nợ cho vay, Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế quốc doanh (KTQD). Năm 2005, tỉ trọng cho vay với doanh nghiệp quốc doanh là 5.2%, tương ứng với 557.965 triệu VNĐ. Như vậy quy mô cho vay Kinh tế Quốc doanh là rất lớn, điều này thể hiện đặc trưng riêng của Ngân hàng TMCP Quân đội cũng như đặc trưng của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ. Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ là các đơn vị kinh tế quốc doanh với số lượng ngày càng tăng, trong đó có một số lượng lớn khách hàng truyền thống uy tín như: Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Tổng công ty lắp máy LILAMA, Tổng công ty xây dựng Lũng Lô, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN), tập đoàn bưu chính viễn thông Quân đội (Viettel Telecom), Các Tổng công ty, công ty thuộc Bộ Quốc Phòng... Khách hàng vay vốn trung và dài hạn là các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh (DNNQD) chiếm tỉ trọng nhỏ, tuy nhiên số lượng cũng vẫn gia tăng qua các năm, tập trung chủ yếu là những Công ty cổ phần, Công ty TNHH chuyên kinh doanh về xây dựng và dịch vụ thương mại, đa số đều là những khách hàng quen thuộc và có uy tín. Nguyên nhân sự vượt trội của các khách hàng là DNQD có thể nêu ở một vài điểm sau: Thứ nhất, do truyền thống của Ngân hàng TMCP Quân đội nói chung và của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ nói riêng có những lợi thế về nguồn vốn, kinh nghiệm, khách hàng, ưu đãi của Chính phủ... về các khoản cho vay trung và dài hạn với DNQD nên Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ không ngừng phát huy những lợi thế này, tăng cường mối quan hệ tín dụng với những khách hàng uy tín và mở rộng thêm nhiều khách hàng mới. Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ đã có những chính sách ưu đãi với các DNQD về lãi suất, thời gian trả nợ, thế chấp... Thứ hai, do DNQD ngày càng phát triển do được mở rộng quyền và thích nghi với nền kinh tế mới. Các DNQD lớn thường nhận được nguồn vốn ưu đãi từ nước ngoài, có điều kiện cải tiến công nghệ, tạo nên ưu thế cạnh tranh, như vậy có nhu cầu và điều kiện vay vốn Ngân hàng. Hơn nữa, có ít các DNNQD có được dự án đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng. Thứ ba, nghị quyết Trung ương Đảng đã khẳng định nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước nên thành phần KTQD vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và công cuộc CNH – HĐH đất nước đã định hướng hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ. Thứ tư, đất nước ta đang bước đầu trong quá trình vận hành nền kinh tế mới nền kinh tế còn nhiều biến động làm cho hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Các DNNQD là thành phần kinh tế nhạy cảm với các biến động của thị trường, chỉ hoạt động với quy mô nhỏ nên không dám cũng như khó đủ điều kiện để vay vốn đầu tư dài hạn mở rộng sản xuất. Thứ năm, khi bước sang nền kinh tế mới, các DNQD tuy có gặp một số những khó khăn nhưng dần dần từng bước đã đi vào ổn định và làm ăn có hiệu quả và mở rộng sản xuất. Ngoài ra Chính phủ cũng có một số chính sách ưu đãi hơn với thành phần KTQD nên các DNQD có ưu thế hơn trong vay vốn của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ. Như vậy, cũng như tình hình chung của toàn ngành và tình hình chung của các NHTM, cơ cấu cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ lệch nhiều về các DNQD. Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ ngày càng phát huy lợi thế riêng của mình, có những chính sách cho vay ưu đãi, chính sách khách hàng phù hợp tăng cường mối quan hệ tín dụng tốt đẹp với các DNQD. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ cũng không xem nhẹ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và coi đó là thị trường tiềm năng nhằm đa dạng hoá nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng. Điều này thể hiện ở doanh số cho vay trung và dài hạn với các DNNQD vẫn tăng khả quan trong những năm qua. Cơ cấu cho vay trung và dài hạn theo hình thức sử dụng vốn: Bảng 5:Tình hình dư nợ cho vay TDH theo hình thức sử dụng vốn ( Đơn vị: Triệu đồng ) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Cho vay TDH Thương mại 294.624 504.226 987.059 Cho vay TDH theo KHNN 142.683 92.613 90.498 Đồng tài trợ 48.796 43.733 94.227 Tài trợ uỷ thác 101.229 91.328 188.686 (Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007) Bốn hình thức cho vay này có sự phân biệt khá rõ ràng, biểu hiện ở tính chủ động của Ngân hàng trong quyết định cho vay. Chúng ta có thể hiểu đơn giản cho vay theo kế hoạch Nhà nước là Nhà nước giao nhiệm vụ cho Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ trong năm phải thực hiện cho vay với những đối tượng nào, khối lượng bao nhiêu, thời hạn và hình thức cho vay, giải ngân như thế nào... Nguồn vốn cho vay này, Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ phải tự huy động, có thể được sự trợ giúp của Ngân sách. Lãi suất cho vay sẽ căn cứ vào lãi suất trần do Nhà nước quy định. Phần chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay sẽ được Nhà nước cấp bù nhằm đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ. Nhà nước không trực tiếp giao vốn cho Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ mà chỉ uỷ quyền cho NH được phép phát hành trái phiếu hay kì phiếu để huy động vốn. Từ năm 1996, chỉ thị 12/TTCP được ban hành, kêu gọi các Ngân hàng tập trung vào các dự án trung và dài hạn để đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất kinh doanh phục vụ công cuộc CNH - HĐH đất nước, yêu cầu các Ngân hàng tự cân đối nguồn và được phép sử dụng 20% dư nợ ngắn hạn để cho vay trung hạn, đặc biệt nhấn mạnh trọng trách lên vai Ngân hàng TMCP Quân đội. Còn cho vay Thương mại là hình thức cho vay mà Ngân hàng chủ tự tìm kiếm khách hàng. Ngân hàng có quyền lựa chọn nên có thể chủ động trong việc quyết định cho vay. Như vậy, khi xem xét cho vay trung, dài hạn theo cơ cấu này, ta có thể thấy rõ hơn đặc trưng của hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ cũng như những cố gắng cuả NH trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn. Trên bảng 5, ta thấy có sự khác biệt lớn giữa cho vay theo kế hoạch của Nhà nước và cho vay Thương mại. Cho vay theo kế hoạch của Nhà nước chủ yếu phục vụ cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản để mua sắm, đổi mới, đầu tư chiều sâu phát triển sản xuất, hiện đại hoá... do vậy vốn rất lớn. Cho vay theo kế hoạch Nhà nước có sự giảm đều: từ năm 2005 đến năm 2006 giảm 50.070 triệu VNĐ, từ năm 2006 đến năm 2007 giảm 2.115 triệu VNĐ. Xét trong tổng dư nợ của từng năm thì tỉ trọng của cho vay theo kế hoạch Nhà nước giảm, từ 25.57% xuống còn 13.14% và giảm tiếp xuống còn 7.18% trong năm 2007. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ đã tăng cường hết khả năng của mình trong việc mở rộng cho vay trung và dài hạn Thương mại. Cho vay Thương mại năm 2006 có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2005, từ 294.624 triệu VNĐ lên tới 504.226 triệu VNĐ, đến năm 2007 tiếp tục tăng từ 504.226 triệu VNĐ lên 987.059 triệu VNĐ. Xét trong tổng dư nợ hàng năm, tỉ trọng của cho vay Thương mại tăng lên đáng kể, từ 50,2% lên 68,9% và tăng tiếp lên 72,6% trong năm 2007. Điều này cho thấy thực trạng của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ trong việc thực hiện hoạt động cho vay Thương mại, mọi nỗ lực của NH nói lên sự chủ động trong việc tìm đối tác cho vay và nó rất phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của đất nước thời kỳ mở của, điều đó nói lên sự năng động của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ. 2.2.4. Các chỉ tiêu về chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ. Doanh số cho vay trung và dài hạn: Trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thì các khoản cho vay ngắn hạn có tính thanh khoản cao, có khả năng giảm rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng nhưng nó không đem lại một tỉ lệ lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Vì vậy, các Ngân hàng luôn luôn tìm kiếm cho mình những khoản đầu tư trung và dài hạn hiệu quả tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên các Ngân hàng cũng phải cân đối một tỉ lệ thích hợp giữa các khoản cho vay ngắn, trung và dài hạn để vừa đảm bảo lợi nhuận nhưng cũng vừa đảm bảo an toàn. Tỷ lệ này phụ thuộc cơ cấu của nguồn vốn và chính sách tín dụng của Ngân hàng. Do nguồn vốn huy động cho hoạt động cho vay trung và dài hạn còn thấp so với nguồn vốn ngắn hạn (điều này được thể hiện ở bảng 3: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn), do đó doanh số cho vay TDH chiếm tỉ trọng không lớn, tuy vậy Ngân hàng TMCP Quân đội vẫn khắc phục được khó khăn để mở rộng doanh số cho vay trung và dài hạn qua các năm nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho NH từ các khoản vay TDH, bởi lẽ việc nâng cao chất lượng cũng phải đi đôi với việc mở rộng các khoản vay TDH. Bảng 6: Doanh số cho vay trung và dài hạn qua các năm ( Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Tổng doanh số cho vay Doanh số cho vay TDH Tỉ trọng Năm 2005 2.967.386 261.130 8,8% Năm 2006 3.231.892 329.653 10,2% Năm 2007 5.742.913 597.263 10,4% (Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 ) Hoạt động cho vay nói chung của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ được mở rộng qua các năm, riêng đối với hoạt động cho vay TDH, tuy không chiếm tỉ lệ lớn trong tổng doanh số cho vay nhưng vẫn có sự gia tăng hàng năm. Năm 2007 doanh số cho vay TDH có sự gia tăng nhiều hơn năm 2006 cùng với sự gia tăng của tổng doanh số cho vay qua các năm. Để nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn, Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ vẫn luôn tìm kiếm thêm những khách hàng mới có năng lực tài chính tốt nhằm mở rộng doanh số cho vay mà vẫn đảm bảo được chất lượng của các khoản vay trung và dài hạn. Tỉ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ cho vay: Để thấy được rõ hơn về thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn ta cần xem xét một chỉ tiêu quan trọng nữa đó là tỉ trọng dư nợ TDH. Tỷ lệ này phản ánh được dư nợ TDH hiện tại của ngân hàng trên tổng dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng bao nhiêu để có thể có được sự điều chỉnh hợp lý hơn theo nhu cầu của thị trường, cũng như đảm bảo được mục tiêu, chiến lược mà Ngân hàng TMCP Quân đội đã đề ra. Bảng 7: Tỉ trọng dư nợ cho vay TDH (Đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ cho vay 1.894.619 2.184.776 4.025.059 Dư nợ TDH 587.332 731.900 1.360.470 Tỉ trọng 31% 33,5% 33,8% ( Nguồn: báo cáo tổng kết 2005, 2006, 2007 ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay TDH trong tổng dư nợ tuy không lớn nhưng tăng dần qua các năm 2005 – 2007 cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ cho vay điều đó chứng tỏ chất lượng cho vay TDH của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ dần được nâng cao. Tỷ trọng dư nợ TDH được đánh giá là vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới song song với việc cân đối lại các khoản cho vay của mình cho hợp lý thích nghi với cạnh tranh trong điều kiện mới, sao cho đạt được lợi nhuận cao nhất và đảm bảo an toàn nhất. Chỉ tiêu nợ quá hạn (NQH): Do cho vay TDH có thời gian vay vốn dài (trung hạn 1 - 5 năm; dài hạn > 5 năm) nên hoạt động cho vay trung và dài hạn mang rất nhiều rủi ro. Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ, tỉ trọng NQH giảm dần qua các năm 2005 - 2006. Năm 2007, nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ giảm đáng kể, điều này có được là nhờ sự cố gắng trong công tác thu nợ đến hạn, quá hạn, đặc biệt là đối với những dự án khó khăn hoặc có dấu hiệu khó khăn. Bảng 8: Tình hình Nợ quá hạn TDH Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nợ quá hạn TDH 1.62% 1.50% 0,66% ( Nguồn : báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 ) Vòng quay vốn trung - dài hạn. Bảng 9: Tình hình quay vòng vốn TDH qua các năm Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh số thu nợ TDH 105.719 131.742 272.094 Dư nợ TDH Bình quân 587.332 731.900 1.360.470 Vòng quay vốn TDH 0,18 0,18 0,2 ( Nguồn : báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 ) Vòng quay vốn TDH không đổi trong năm 2006, tuy nhiên năm 2007 đã có sự gia tăng. Điều này chứng tỏ tốc độ thu nợ của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ có dấu hiệu khả quan. Nguyên nhân có thể là do công tác thu nợ của Ngân hàng được thực hiện tốt hoặc là do khách hàng sử dụng vốn vay mang lại hiệu quả, đảm bảo được việc trả nợ đến hạn cho Ngân hàng. Từ đó tạo cơ hội cho Ngân hàng thực hiện những khoản vay TDH mới với những khách hàng mới. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng nhìn từ phía khách hàng: Hầu hết các dự án do Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ cho vay vốn trung và dài hạn đều góp phần làm cho hoạt động của doanh nghiệp được mở rộng và làm ăn có hiệu quả. Các chỉ tiêu đạt được như lợi nhuận, lao động, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp đều tăng. Các khoản tín dụng trung và dài hạn đầu tư vào các dự án, dự án mở rộng nâng cấp, do vậy không chỉ làm lợi cho doanh nghiệp về mặt lợi nhuận mà còn góp phần mở rộng, nâng cao hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho doanh nghiệp, và cả nền kinh tế nói chung. Nói chung, quan niệm đánh giá về chất lượng tín dụng của Ngân hàng và doanh nghiệp là hoàn toàn cùng chiều, không hề có sự đối nghịch. Do tính chất hoạt động khác nhau, với doanh nghiệp hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ một cách trực tiếp, với Ngân hàng là cung cấp dịch vụ nên cách nhìn nhận một vấn đề là khác nhau. Nhưng cuối cùng, một khoản tín dụng có chất lượng tốt sẽ đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, nói rộng ra là mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Do vậy, cả hai bên đều phải hết sức giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau để tạo ra những khoản tín dụng chất lượng cao, góp phần cải thiện đời sống kinh tế xã hội, và vào sự phát triển bền vững của đất nước. 2.2.5. Một số nhân tố chủ yếu tác động đến chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ Những nhân tố thuộc tích cực: Nền kinh tế đang chuyển dịch cơ cấu sản xuất, từng bước thích nghi hơn với biến động của cơ chế thị trường trong nước và quốc tế. Uy tín của Ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội ngày càng được khẳng định và nâng cao cả ở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7681.doc
Tài liệu liên quan