Techcombank thực hiện các hoạt động chủ yếu của một Ngân hàng, đó là huy động vốn, cho vay, nhận uỷ thác của khách hàng, tài trợ cho các tổ chức kinh tế và dân cư và thực hiện các hoạt động phi tín dụng khác. Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank phát triển vượt bậc, với sự mở rộng về quy mô Vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh cùng điểm giao dịch trên toàn quốc, Techcombank đã, đang tiến hành khai thác triệt để nhu cầu của nền kinh tế, tạo ra một hiệu quả kinh doanh cao, thu được lợi nhuận lớn và ngày càng nâng cao uy tín của mình trên thị trường và trong lòng khách hàng.
87 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng hoạt động Bảo lãnh Ngân hàng tại Trung tâm kinh doanh - Hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỹ, hay đặt cọc tài sản theo các phương pháp tín dụng nhằm đảm bảo doanh nghiệp khách hàng sẽ thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo lãnh.Vì vậy, nếu khả năng đáp ứng các điều kiện về đảm bảo nghĩa vụ của doanh nghiệp tốt sẽ ảnh hưởng tích cực tới chất lượng hoạt động bảo lãnh.
- Tính khả thi của dự án. Khả năng thực hiện dự án càng cao, thì tính rủi ro của khách hàng càng giảm, do vậy cũng giảm rủi ro cho hoạt động của Ngân hàng.
* Các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế - chính trị - xã hội
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội là một nhân tố tổng hợp ảnh hưởng tới mọi hoạt động nói chung của xã hội. Một môi trường chính trị xã hội ổn định sẽ là nhân tố rất thuận lợi cho kinh tế phát triển liên tục, lành mạnh. Hoạt động bảo lãnh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Với một nền chính trị xã hội ổn định, Ngân hàng có tạo được các điều kiện thúc đẩy hoạt động của mình trong mối quan hệ với các hoạt động khác khi nền kinh tế gia tăng các hoạt động đầu tư và giao dịch thương mại. Đây cũng là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư rót vốn kinh doanh, tác động gián tiếp tới sự phát triển và chất lượng của bảo lãnh Ngân hàng.
Môi trường pháp luật cũng tác động không nhỏ tới chất lượng của hoạt động bảo lãnh. Pháp luật nghiêm minh, đồng bộ, đầy đủ sẽ là cơ sở quan trọng để Ngân hàng xây dựng các chiến lược phát triển đúng đắn, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng trong đó có hoạt động bảo lãnh.
Ngoài ra, các yếu tố khác của môi trường bên ngoài cũng phần nào ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động bảo lãnh dưới nhiều góc độ khác nhau. Xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài tới hoạt động của Ngân hàng sẽ tận dụng được những tác động tích cực và hạn chế được những tác động tiêu cực, giúp Ngân hàng có được sự phát triển cao nhất.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH - HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Trung tâm kinh doanh Hội sở Techcombank
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm kinh doanh Hội sở
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên xuất hiện trong bối cảnh đất nước bắt đầu bước vào thời kỳ chuyển đổi kinh tế, các ngành nghề trên mọi lĩnh vực đều có nhiều những cơ hội được mở rộng và phát triển.
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Tên tiếng Anh: Vietnam Technological and Commercial Join Stock Bank
Tên giao dịch: Techcombank
Trụ sở: Toà nhà Techcombank – 15 Đào Duy Từ, Hà Nội
Tel: (84 - 4) 8243941
Fax: (84 – 4) 8250545
Website: www.techcombank.com.vn
TECHCOMBANK được thành lập ngày 27/9/1993 theo quyết định số 0040/NH-GP của Ngân hàng nhà nước Việt Nam có hiệu lực từ ngày 6/8/1993 và trong thời hạn 20 năm với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ và số cán bộ công nhân viên là 20 người.
Sau một thời gian hoạt động với nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế đất nước, ngày 18/10/1997, Techcombank đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam ra quyết định số 330/QĐ-NH5 kéo dài thời gian hoạt động lên 99 năm.
Vốn điều lệ của Ngân hàng tính đến thời điểm ngày 25/1/2006 đã là 830,895tỷ VNĐ trải qua 26 lần tăng vốn điều lệ, trong 3-5 năm tới Ngân hàng phấn đấu là một trong những Ngân hàng tư nhân có vốn điều lệ > 1000tỷ. Số cán bộ công nhân viên đã lên tới gần 1000 người. Mạng lưới chi nhánh giao dịch ngày càng được mở rộng và hiện nay là hơn 50 chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc, phấn đấu tới năm 2010 là 200 chi nhánh và điểm giao dịch. Tốc độ tăng doanh thu và tổng tài sản hàng năm thường đạt 30%, đến nay tổng tài sản ước khoảng 10850 tỷ VND.
Techcombank luôn luôn có những sự đổi mới trong hoạt động, với đội ngũ cán bộ được tuyển chọn kỹ lưỡng, có năng lực và trình độ nghiệp vụ cao, đã có nhiều sáng kiến trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật và ứng dụng những biến động trên thị trường vào hoạt động của Ngân hàng, mang lại nhiều lợi nhuận và uy tín cho Ngân hàng trên con đường phát triển và hội nhập.
Về tổ chức bộ máy : hệ thống Techcombank bao gồm nhiều phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình hoạt động nhằm duy trì mở rộng và phát triển hệ thống Ngân hàng Techcombank. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Techcombank được miêu tả như sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của toàn hệ thống Techcombank
Ban kiểm soát
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
Văn phòng HĐQT
HĐQT
Hội đồng tín dụng
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Uỷ ban quản lý tài sản có – nợ
Trung tâm UD&PT sản phẩm dịch vụ công nghệ Ngân hàng
Trung tâm thẻ
Trung tâm thanh toán Ngân hàng đại lý
Phòng kiểm soát nội bộ
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng kế toán tài chính
Phòng quản lý nguồn vốn, giao dịch tiền tệ và ngoại hối
Phòng quản lý nhân sự
Phòng quản lý tín dụng
Phhòng tiếp thị, phát triển sản phẩm và chăm sóc khách hàng
Văn phòng
Ban đào tạo
Ban phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp
Ban quản lý chất lượng
Phòng hỗ trợ và PT ứng dụng
Phòng công nghệ thẻ và Ngân hàng điện tử
Phòng hạ tầng CN và TT
Phòng dịch vụ thẻ
Phòng hệ thống thông tin thẻ
Ban PTSPDV NH cá nhân
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng thanh toán trong nước
Ban HT&KS giao dịch
Ban dich vụ Ngân hàng quốc tế
Ban quản trị rủi ro
Ban quản lý uỷ thác đầu tư, quản lý tài sản và thị trường vốn
Trung tâm kinh doanh (TTKD) của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam được thành lập ngay từ những ngày đầu cùng Hội sở theo giấy phép hoạt động số 0040/NH-GP ngày 6 tháng 8 năm 1993. Trên cơ sở đó, ngày 16 tháng 10 năm 2002, Hội đồng quản trị đã quyết định đưa Trung tâm trở thành một cơ sở được phép Hạch toán độc lập theo quyết định số 02/QĐ-HĐQT như một chi nhánh trong hệ thống Techcombank. TTKD đặt địa điểm tại toà nhà Techcombank ở 15 Đào Duy Từ – Hà Nội, cùng với Hội sở chính của Techcombank. Do vậy, TTKD thường được gọi là Trung tâm kinh doanh - Hội sở (TTKD – HO).
Với vai trò kinh doanh như một chi nhánh trong hệ thông Techcombank, Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TTKD – HO cũng tương tự với các chi nhánh khác trong hệ thống được mô tả như sau:
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm kinh doanh
Giám đốc TTKD
TP. DVNHDN
TP. DVNHB L
TP KTGD&
KQ
P.Giám đốc TTKD
T.Ban KS&HTKD
Chuyên viên khách hàng
PP.
DVNHDN
Chuyên viên khách hàng
PP.
DVNHBL
Trưởng quỹ
Kiểm soát viên
KTGD&KQ
PP
KTGD&KQ
Thủ quỹ
Giao dịch viên
Chuyên viên KS&HTKD
Chuyên viên
KT Tín dụng
P.Ban KS&HTKD
Trung tâm kinh doanh được tổ chức gồm các phòng ban: Ban Kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh (Ban KS&HTKD), Phòng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (DVNHDN), Phòng dịch vụ ngân hàng bán lẻ (DVNHBL), Kế toán Giao dịch và kho quỹ (KTGD&KQ). Mỗi phòng có chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm riêng trong mối liên hệ gắn bó chặt chẽ, thống nhất với nhau.
* Phòng dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động tiếp thị các sản phẩm tín dụng, thanh toán quốc tế đối với các khách hàng, đồng thời thực hiện công tác điều tra thị trường về nhu cầu sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đối với nhóm khách hàng này.
* Phòng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.
Phòng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động về các sản phẩm bán lẻ với đối tượng phục vụ là các thể nhân. Đồng thời thực hiện công tác điều tra thị trường về nhu cầu sản phẩm dịch vụ đối với nhóm khách hàng này. Thực hiện hoạt động huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm dịch vụ phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành được Ngân hàng quy định dựa trên những hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
* Phòng kế toán giao dịch và kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hoạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước và của Techcombank. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đối với từng giao dịch viên, thực hiện nhiệm vụ tư vấn khách hàng tư vấn về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Đồng thời quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Techcombank. Ứng và thu tiền cho các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có khoản thu và chi lớn.
* Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh: có chức năng kiểm soát các hoạt động của các bộ phận, phòng ban trong trung tâm kinh doanh. Đồng thời tham gia hỗ trợ việc kinh doanh của các phòng ban về nghiệp vụ, về pháp luật, và nhiều mặt khác.
Trung tâm kinh doanh - Hội sở thực hiện các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, được phép hạch toán độc lập doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các nghĩa vụ với Nhà nước. Mỗi năm, TTKD đều đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của toàn hệ thống Techcombank. Trong điều kiện nền kinh tế đang ngày càng được mở rộng các hoạt động giao dịch thương mại trong nước và quốc tế, hệ thống Ngân hàng nói chung đang có những sự đóng góp tính cực và quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Ngân hàng Techcombank trong quá trình hoạt động của mình cũng không ngừng cải tiến theo xu thế chung của hệ thống và nâng cấp trình độ cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho nền kinh tế, cũng đã có nhiều ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển xã hội nói chung.
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống Techcombank và của Trung tâm kinh doanh - Hội sở
Techcombank thực hiện các hoạt động chủ yếu của một Ngân hàng, đó là huy động vốn, cho vay, nhận uỷ thác của khách hàng, tài trợ cho các tổ chức kinh tế và dân cư và thực hiện các hoạt động phi tín dụng khác. Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank phát triển vượt bậc, với sự mở rộng về quy mô Vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh cùng điểm giao dịch trên toàn quốc, Techcombank đã, đang tiến hành khai thác triệt để nhu cầu của nền kinh tế, tạo ra một hiệu quả kinh doanh cao, thu được lợi nhuận lớn và ngày càng nâng cao uy tín của mình trên thị trường và trong lòng khách hàng.
Vốn điều lệ của toàn hệ thống Techcombank sau 5 lần tăng trong năm 2005 tính tới cuối năm đạt là 617tỷ đồng, tăng 49,66% so với cuối năm 2004, và tăng gấp hơn 30 lần so với ngày đầu thành lập. Vốn tự có của Techcombank cũng đạt 831,33tỷ đồng, vượt mức kế hoạch 550-600tỷ. Sự mở rộng này cho phép hệ thống Techcombank tạo lập thêm nhiều chi nhánh nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ an toàn theo hiệp ước Basel II và Quyết định 888 của Chính phủ.
Bảng 1: Vốn điều lệ của Techcombank thời kỳ 2001-2005
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Vốn điều lệ (đv: tỷ đồng)
102.35
117.87
180.00
412.70
617.66
Tỷ lệ tăng % hàng năm
115%
153%
229%
150%
Nguồn: Báo cáo thường niên 2001-2005
Biểu 1: Vốn điều lệ Techcombank giai đoạn 2001-2005
102.35
117.87
180
412.7
617.66
0
100
200
300
400
500
600
700
2001
2002
2003
2004
2005
năm
vốn điều lệ
Vốn điều
lệ
(
đv
:
tỷ
đồng
)
Vốn điều lệ năm 2001 là 102,35 tỷ đồng, sau 5 năm, đă tăng lên gấp hơn 6 lần, đặt 617,66 tỷ đồng. Vốn điều lệ tăng mạnh chứng tỏ sức mạnh tài chính của Ngân hàng được củng cố và phát triển, đảm bảo các hoạt động của Ngân hàng luôn luôn có sự lãnh đạo và điều chỉnh hợp lý. Đồng thời hệ thống cũng có sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau khi tiến hành kinh doanh.
Lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống Techcombank cũng tăng liên tục với tốc độ chóng mặt, năm 2003 chỉ đạt 42172 triệu VNĐ nhưng năm 2005 đã đạt tới 286220,26 triệu VNĐ, tăng gấp 6,7 lần. Điều này cho thấy một sự phát triển chóng mặt trong những năm gần đây của Techcombank.
Bảng 2: Tổng lợi nhuận trước thuế của Techcombank
(Đơn vị: triệu VND)
Năm
2003
2004
2005
Lợi nhuận trước thuế
42172
107012
286220,26
Nguồn: Báo cáo thường niên
Biểu
2
:
Tổng LNTT
42172
107012
286220.26
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
2003
2004
2005
năm
triệu đồng
LNTT
Nhìn vào biểu đồ cho thấy mức độ tăng lợi nhuận sau thuế trung bình trong 2 năm 2004 và 2005 là gấp đôi năm trước. Năm 2005, Lợi nhuận trước thuế Techcombank đạt hơn 286 tỷ, đưa Techcombank trở thành một trong ba Ngân hàng cổ phần có mức lợi nhuận cao nhất. Có được điều này là do sự đóng góp to lớn của cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống vào sự nghiệp phát triển chung.
Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh của TTKD có nhiều cải thiện, nhất là sau năm 2002 khi TTKD được phép hạch toán độc lập thì hiệu quả hoạt động càng được nâng cao hơn. Năm 2004, lợi nhuận trước thuế đóng góp của TTKD vào Tổng lợi nhuận trước thuế của Techcombank là 23527,07 triệu VNĐ, chiếm 22,6%. Năm 2005, tỷ lệ đóng góp của TTKD là 19,135% tương đương 54763,1 triệu đồng.
Biểu 3: Tỷ lệ lợi nhuận của TTKD năm 2004-2005 ( đơn vị: triệu VND)
2.1.2.1. Công tác huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn là một trong những hoạt động truyền thống của bất kỳ một Ngân hàng nào muốn thành lập và tiến hành việc kinh doanh tiền tệ. Bởi đây là khâu đầu tiên của quá trình sản xuất – tạo nguồn nguyên liệu đầu vào để làm tư liệu cho sản xuất, thực hiện chu trình ..T-H-T’…Việc tạo nguồn cho hoạt động kinh doanh này vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công và thất bại của ngân hàng. Một ngân hàng tạo ra được nguồn huy động lớn sẽ có được sự dồi dào về Vốn để phục vụ cho nghiệp vụ truyền thống kế tiếp của Ngân hàng được thực hiện thông suốt và thuận lợi, mang lại lợi ích lớn hơn cho Ngân hàng.
Tình hình huy động vốn của Techcombank trong thời gian qua không ngừng được tăng lên về số lượng và chất lượng. Một sự mở rộng về chi nhánh hoạt động và điểm giao dịch của Techcombank trong những năm gần đây đã mang lại cho Techcombank nhiều “giá trị quảng cáo” hơn, hệ thống Ngân hàng tiếp xúc được với một lượng khách hàng lớn hơn và là điều kiện cơ bản để Techcombank thu hút được Vốn từ khách hàng.
Bảng 3: Tổng nguồn huy động tại Techcombank 5 năm vừa qua
(Đơn vị: Tỷ VND)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Nguồn huy động
2.093,86
3.668,22
5.116,31
6.996,42
10.306,72
- TCKT
2.203,92
2.705,72
- Dân cư
2.129,29
3.612,63
- TCTD
2.653,84
3.988,37
Nguồn: Báo cáo thường niên 2001-2005
Tổng nguồn huy động của Techcombank liên tục tăng trong những năm qua, từ con số khiêm tốn là 2.093,86 tỷ đồng năm 2001, vốn huy động của ngân hàng đã tăng gần 5 lần, đạt 10.306,72 tỷ đồng năm 2005. Sự mở rộng về quy mô này cho thấy mức độ niềm tin của khách hàng đối với Techcombank tăng lên đáng kể. Thông qua bảng số liệu ta thấy Tổng vốn huy động và cơ cấu huy động có sự thay đổi nhất định theo từng đối tượng khách hàng: từ tổ chức kinh tế, từ dân cư, và từ thị trường liên Ngân hàng.
Biểu 4: Tốc độ tăng Nguồn Huy Động Vốn
2001
2002
2003
2004
2005
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
Nguồn huy động
tỷ đồng
2001
2002
2003
2004
2005
Cơ cấu huy động vốn của Techcombank từ các nhóm khách hàng tương đối đồng đều. Trong năm 2004, tỷ lệ Vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp là 2.203,92tỷ đồng, chiếm 30% tông vốn huy động. Lần lượt vốn huy động từ dân cư và thị trường liên Ngân hàng chíêm tỷ trọng là 36% và 34% tổng nguồn huy động. Sang tới năm 2005, các tỷ lệ này lần lượt là 26%, 35%, 39%. Hoạt động huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và từ dân cư có xu hướng giảm, từ thị trường liên Ngân hàng tăng lên, nhưng mức độ chênh lệch không đáng kể. Nhìn chung, cơ cấu của hoạt động Huy động vốn là ổn định, số lượng tăng lên tỷ lệ thuận với nhu cầu của thị trường.
2.1.2.1. Công tác sử dụng vốn
Việc sử dụng vốn huy động hợp lý, đúng mục đích là mục tiêu hoạt động của bất kỳ một NHTM nào. Sử dụng vốn có đúng mục đích và hiệu quả thông qua việc xác lập có kế hoạch các chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong một giai đoạn, một thời kỳ là nhân tố quan trọng nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho Ngân hàng, đồng thời có được sự phát triển đúng theo định hướng của Ngân hàng nói riêng và của toàn hệ thống nói chung,
Hoạt động sử dụng vốn bao gồm hai mảng chính: hoạt động tín dụng và đầu tư, góp vốn, liên kết, liên doanh trong đó hoạt động tín dụng là cơ bản và chiếm phần lớn. Phân tích tình hình sử dụng vốn chủ yếu là dựa trên việc phân tích chất lượng và doanh số tín dụng mà Ngân hàng thực hiện được. Techcombank trong những năm gần đây cùng với việc tạo được nguồn huy động, các hoạt động tín dụng có được cơ sở để mở rộng phát triển.
Dư nợ tín dụng của Techcombank liên tục tăng; và đặc biệt tăng nhanh trong 2 năm gần đây.
Bảng 4: Tổng dư nợ tại Techcombank thời kỳ 2001-2005
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng dư nợ
1.424,73
2.103,00
2.449,10
3.473,43
5.884,20
Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank 2001-2005
Biểu 5: Tổng dư nợ tại Techcombank thời kỳ 2001-2005
Năm
Tỷ đồng
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng dư nợ
Tổng mức dư nợ thực tế đạt được năm 2005 vượt xa so với kế hoạch đề ra là 3750 tỷ đồng, đạt 5.884,2 tỷ đồng, tăng gần 70% so với năm 2004 và tăng 65% so với kế hoạch. Dư nợ tăng nên tổng doanh thu từ lãi vay cũng tăng cao trong những năm qua đạt 337,24 tỷ đồng, chiếm khoảng 58% tổng doanh thu từ lãi, tăng 80.727,46 tỷ đồng, tương ứng 30% so với năm 2004. Tổng doanh thu từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 105 % so với 2004 với tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng tăng 66% so với 62% năm 2004; tổng doanh thu từ các công ty lớn tăng 122% so với năm 2004; cơ cấu cho vay theo nghề cũng có sự thay đổi đáng kể từ việc tỷ trọng cho vay trong lĩch vực thương mại giảm từ 50% xuống 43% và chuyển dịch từ cho vay sản xuất và chế biến giảm từ 29% xuống 4%. Techcombank chú trọng vào việc cung cấp các sản phẩm tín dụng trọn gói với nhiều tiện ích cho các đối tượng khách hàng cá nhân. Trong năm 2005, dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 1.588,73 tỷ, tăng gần 40% so với năm 2004, chiếm 27% tổng dư nợ tín dụng. Techcombank khai trương thêm nhiều sản phẩm mới: F@stAdvance (ứng trước tài khoản cá nhân), ứng tiền nhanh, gia đình trẻ… ngoài ra các sản phẩm cho vay du học, cho vay kinh doanh hộ cá thể vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng nhỏ qua các năm.
Về chất lượng hoạt động tín dụng, theo quyết định 627 của Chính phủ năm 2004, ngân hàng phải áp dụng tiêu chuẩn phân loại nợ mới, chia dư nợ thành 5 loại cơ bản, trong đó nợ loại 3-5 là nợ quá hạn từ 30 ngày trở lên. Tỷ trọng nợ loại 3-5 trong tổng dư nợ là chỉ tiêu đánh giá phần nào chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn liên tục giảm trong những năm qua, theo tiêu chuẩn phân loại cũ, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2002 chiếm 4,58%; năm 2003 chiếm 3,68%, nhưng đến năm 2004, 2005 theo cách phân loại mới được đánh giá là khắt khe hơn, nhưng tỷ lệ nợ loại 3-5 vẫn thấp hơn so với những năm trước. Năm 2004 là 3,43% và năm 2005 là 2,7%, thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước, đạt được mức kế hoạch đề ra, khẳng định chất lượng ngày càng tăng của hoạt động tín dụng của Techcombank, góp phần nâng cao uy tín trên thị trường tài chính.
2.1.2.3. Các hoạt động dịch vụ
Doanh thu từ dịch vụ là một bộ phận quan trọng trong tổng doanh thu của Ngân hàng. Thu từ hoạt động dịch vụ bao gồm thu các phí chuyển tiền, thu phí mở, sửa, thanh toán qua L/C, thu phí Telex, thu từ dịch vụ thẻ, bảo lãnh, tín dụng, ngân quỹ và các dịch vụ khác.
Năm 2004, thu từ dịch vụ là 39723,17 triệu đồng, chiếm 30% tổng thu của Techcombank. Sang năm 2005, doanh thu thuần từ các hoạt động dịch vụ đạt 71306,83 triệu VND, chiếm 25,43% tổng lợi nhuận trước khi trích dự phòng.
Bên cạnh đó dịch vụ thanh toán cũng có những bước phát triển mới. Hoạt động thanh toán quốc tế phát triển mạnh, từng bước khẳng định và phát huy ưu thế có được qua các năm:
Bảng 5: Doanh số thanh toán quốc tế năm 2001-2005
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Doanh số thanh toán quốc tế
301
336
394
520
695
Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính các năm 2001-2005
- Thu từ kinh doanh ngoại tệ: đạt khoảng 7,26 tỷ đồng.
Ngoài ra, Techcombank luôn được trao chứng chỉ của ngân hàng The Bank of NewYork cho “Ngân hàng hoạt động xuất sắc trong thanh toán quốc tế với tỷ lệ điện chuẩn (STP) cao” từ năm 2002 đến nay.
Trong 13 năm hoạt động Ngân hàng luôn cố gắng để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, nâng cao lợi ích của cổ đông. Đặc biệt trong những năm đầu thể kỉ XXI này cùng với sự đổi mới về công nghệ và văn hoá kinh doanh được phát triển Techcombank luôn đạt được những mục tiêu đề ra. Bảng số liệu sau thể hiện những chỉ tiêu tài chính chủ yếu của ngân hàng giúp ta có cái nhìn khái quát nhất kết quả hoạt động của ngân hàng thời gian qua.
Bảng 6: Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Techcombank từ 2001-2005
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng doanh thu (tỷ đồng)
149.03
311.61
386.23
496.63
650.00
Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro (tỷ đồng)
17.50
52.30
90.07
130.32
188.23
Lợi nhuận trước thuế, sau dự phòng rủi ro (tỷ đồng)
9.93
10.12
42.17
107.01
214.80
Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)
6.75
6.88
29.34
77.23
154.66
Chỉ số lợi nhuận trước thuế, trước dự phòng rủi ro trên tài sản có (%)
0.73
1.29
1.64
1.70
1.75
ROE (%)
7.40
6.25
15.52
26.06
25.07
Chỉ số cổ tức (%)
4.50
4.51
15.93
23.35
19.88
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2001-2005 của Techcombank)
Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng thương mại cổ phần như Techcombank luôn phải chịu sức ép từ nhiều phía: cổ đông, nhân viên, người gửi tiền, các khách hàng vay vốn… Mặt khác lại phải đảm bảo yêu cầu của về luật pháp và các chính sách hoạt động mà ngân hàng đề ra. Đồng thời phải chịu sức ép cạnh tranh từ các ngân hàng trong nước cũng như ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống Techcombank trong những năm gần đây phát tiển tương đối đồng đều trên tất cả các bộ phận. Có được kết quả này ngoài sự tác động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều thuận lợi, thì nguyên nhân chính phải kể tới là định hướng chiến lược trong giai đoạn mới với thế và lực mới, cùng với những cố gắng của ban lãnh đạo trong việc chỉ đạo các đơn vị, chi nhánh và điểm giao dịch thực hiện hoạt động kinh doanh và chú trọng nâng cao uy tín của Ngân hàng trong quá trình phát triển.
Cùng theo sự phát triển của toàn hệ thống Techcombank, Trung tâm kinh doanh - Hội sở là một trong những chi nhánh điểm được chú ý phát triển. Nằm trên cùng một địa điểm với Hội Sở chính, TTKD có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với ban lãnh đạo của Ngân hàng. Đây là một lợi thế rất lớn của TTKD, làm tăng chất lượng các hoạt động và thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch, tạo niềm tin hơn cho khách hàng về trình độ cán bộ tại TTKD.
Năm 2005, cùng với toàn hệ thống, TTKD.HO bằng những nỗ lực của mình đã đạt mức lợi nhuận cao hơn nhiều so với những năm trước, đạt 55661.44triệu đồng, đóng góp vào doanh thu thuần của toàn hệ thống là 12.7%, trong đó tỷ lệ nợ loại 3-5 phát sinh thêm kể từ 1/1/2003 chỉ có 0,07%. Lợi nhuận bình quân theo lao động là 59 triệu đồng/1 lao động, trong đó chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động thuần chiếm 15%.
2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động Bảo lãnh tại ngân hàng Techcombank và tại TTKD – HO
Bảo lãnh là một hoạt động dịch vụ Ngân hàng tương đối mới mẻ đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam, nhưng đây lại là một hoạt động mang tính quốc tế cao, chịu sự tuân thủ một cách nghiêm ngặt các thông lệ và luật pháp quốc tế. Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý cũng như tổ chức thực hiện quy trình của bảo lãnh. Cho tới năm 1994, sau khi pháp lệnh Ngân hàng được thực hiện 3-4 năm thì Quy chế về bảo lãnh mới được ban hành. Theo quy trình vận dụng, tới năm 2002, quy chế bảo lãnh mới sẽ được ban hành thay thế quy chế cũ. Các NHTM cũng tiến hành xây dựng riêng những quy trình bảo lãnh chi tiết áp dụng phù hợp với tính chất và mục tiêu kinh doanh của từng ngân hàng.
Trong thời gian này, hoạt động bảo lãnh đang được phát triển trở thành một nghiệp vụ cạnh tranh của các NHTM, nhằm thu hút khách hàng, các NHTM không chỉ thực hiện giảm phí bảo lãnh, giảm các điều kiện yêu cầu khi mở bảo lãnh, mà còn tăng cường các hoạt động dịch vụ đi kèm khác tạo sự thuận tiện trong giao dịch cho khách hàng. Do vậy, nhìn chung, chất lượng hoạt động bảo lãnh trong nhóm sản phẩm dịch vụ Ngân hàng ở nước ta đang được nâng cao, và ngày một sôi động hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động hợp tác, đặc biệt là việc tham gia Đồng bảo lãnh đang dần trở nên phổ biến giữa các NHTM, đáp ứng được nhu cầu bảo lãnh lớn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm chênh lệch về hoạt động bảo lãnh giữa các Ngân hàng.
Tuy nhiên, hoạt động bảo lãnh còn chưa được phát triển toàn diện, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực bảo lãnh hàng nhập trả chậm, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành sản phẩm, còn các hoạt động bảo lãnh khác chưa được chú ý phát triển đồng bộ. Ngoài ra, các Ngân hàng Việt Nam chưa thực sự nắm bắt thành thạo các thông lệ và quy ước quốc tế, khi xảy ra tranh chấp dễ bị thua thiệt.
Trong thời gian tới các ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ Ngân hàng về các nghiệp vụ liên quan tới pháp luật quốc tế, đối với hoạt động bảo lãnh cũng không là ngoại lệ. Cán bộ Ngân hàng có hiểu biết thông thạo quy trình, luật pháp quốc tế, thì mới thực hiện được nghiệp vụ một cách chất lượng và hiệu quả, tránh để xảy ra các trường hợp đáng tiếc.
2.2.1. Quy trình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nang cao chat luong hoat dong bao lanh tai TTKD HSC NH ky thuong Viet Nam-CQ 441066-DO MINH HIEN-.doc