Chuyên đề Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

MỤC LỤC

 Trang

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI GIỚI CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 4

I. Những vấn đề cơ bản về Công ty chứng khoán 4

1. Khái niệm Công ty chứng khoán 4

2. Vai trò của Công ty chứng khoán 5

3. Mô hình hoạt động của Công ty chứng khoán 6

4. Các hoạt động cơ bản của các Công ty chứng khoán 7

II. Nội dung hoạt động môi giới của các Công ty chứng khoán 12

1. Hoạt động môi giới của Công ty chứng khoán 12

2. Nội dung chủ yếu của hoạt động môi giới 14

3. Quy trình nghiệp vụ hoạt động môi giới 17

III. Chất lượng hoạt động môi giới của Công ty chứng khoán 21

1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động môi giới 21

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động môi giới của các Công ty chứng khoán 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN HABUBANK 30

I. Khát quát về Công ty TNHH Chứng khoán Habubank 30

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 30

2.Cơ cấu tổ chức, nhân sự của Công ty 31

3. Các hoạt động chính của Công ty 37

II. Thực trạng hoạt động môi giới tại Công ty TNHH Chứng khoán Habubank 39

1. Thực trạng hoạt động môi giới tại Công ty 39

2. Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động môi giới của Công ty 51

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN HABUBANK 59

I. Cơ sở việc nâng cao chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán 59

1. Định hướng phát triển của Thị trường Chứng khoán Việt Nam 59

2. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Chứng khoán Habubank 60

II. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại Công ty TNHH Chứng khoán Habubank 61

1. Nâng cao kỹ năng môi giới và công tác đào tạo nhân sự 61

2. Phát triển các dịch vụ chăm sóc khách hàng 65

3. Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật 69

4. Phát triển đồng bộ các hoạt động kinh doanh của Công ty 69

5. Hình thành rõ nét văn hoá kinh doanh của Công ty 71

6. Chuyên nghiệp hoá các nghiệp vụ môi giới 72

7. Giải pháp về Marketing 73

III. Một số kiến nghị 74

1. Kiến nghị với Bộ, Ngành liên quan 74

2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 77

KẾT LUẬN 79

BẢNG BIỂU 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

 

 

 

 

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3/07-4/07 Tháng 5/07 Tháng 6/07 Tổng số nhân viên 12 21 30 30 35 40 50 Số nhân viên chuyển công tác 0 0 0 1 0 0 0 Số nhân viên bị kỉ luật 0 0 0 0 0 0 0 Số nhân viên được cấp Chứng chỉ 5 7 8 10 12 17 21 Nguồn: Phòng nhân sự Ngân hàng Habubank Cơ cấu nhân sự các phòng ban tính đến thời điểm tháng 6 năm 2007: Biểu 3: Cơ cấu nhân sự các phòng ban của HBBS Phòng, ban Số lượng nhân viên (người) Phòng môi giới chứng khoán 20 Phòng phân tích chứng khoán 4 Phòng kế toán lưu ký chứng khoán 11 Các phòng khác 15 Nguồn: Phòng nhân sự Ngân hàng Habubank Cơ cấu nhân sự theo trình độ tính đến thời điểm tháng 6 năm 2007: Biểu 4: Cơ cấu nhân sự theo trình độ của HBBS Trình độ Số lượng nhân viên( người) Đại học 43 Trên đại học 7 Nguồn: Phòng nhân sự Ngân hàng Habubank Trong vòng ba tháng quý III năm 2007, số lượng cán bộ và nhân viên công ty đã tăng lên. Theo số liệu tính đến thời điểm cuối tháng 9 năm 2007, tại trụ sở Hà Nội công ty có khoảng 60 cán bộ nhân viên, được phân bổ cho các phòng môi giới, kinh doanh, phân tích, tư vấn, kế toán và lưu ký chứng khoán. Tại chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 15 cán bộ công nhân viên công tác tại các phòng môi giới, kinh doanh, kế toán và lưu ký chứng khoán. Như vậy, nhân sự của công ty không ngừng tăng lên theo thời gian cả về số lượng lẫn chất lượng cùng với sự phát triển của công ty cũng như sự phát triển của TTCK. 3. Các hoạt động chính của công ty Khi mới thành lập, Công ty TNHH Chứng khoán Habubank có vốn điều lệ là 50 tỷ Việt Nam đồng, do vậy các hoạt động của công ty chủ yếu mới chỉ tập trung vào hoạt động môi giới, còn các hoạt động khác phát triển nhưng chưa mạnh. Đầu năm 2007 công ty đã tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ, chú trọng nhiều hơn đến các hoạt động khác đặc biệt là hoạt động tự doanh và tư vấn. Môi giới chứng khoán: Công ty thực hiện chức năng là môi giới mua, bán chứng khoán được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng. Tiện ích của dịch vụ này tại HBBS là: Thủ tục đơn giản, chặt chẽ, nhanh chóng, thuận tiện. Mọi thông tin liên quan đến tài khoản của khách hàng được bảo mật tuyệt đối. HBBS giúp khách hàng thực hiện giao dịch chứng khoán diễn ra thuận tiện, kịp thời; ngoài hình thức giao dịch trực tiếp, công ty còn cung cấp dịch vụ giao dịch qua điện thoại, gửi tin nhắn SMS về số dư tiền mặt và số dư chứng khoán cho khách hàng. Cũng như gửi kết quả và chăm sóc khách hàng qua SMS khiến khách hàng và công ty thân thiết hơn. HBBS cung cấp cho các nhà đầu tư báo cáo giao dịch, các thông tin cập nhật về thị trường, báo cáo tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần, các văn bản pháp luật hàng ngày ... Đội ngũ chuyên viên môi giới tận tình, có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và cập nhật thông tin. Công ty cung cấp các dịch vụ bổ trợ như: ứng trước tiền bán chứng khoán cho khách hàng, cầm cố chứng khoán,…tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc sử dụng linh hoạt nguồn vốn đầu tư của mình, nhằm đưa lại hiệu quả đầu tư cao nhất. Tự doanh: mua bán chứng khoán, đầu tư, tài trợ cho các dự án: HBBS trực tiếp mua và bán chứng khoán cho chính mình và thực hiện việc đầu tư vào các doanh nghiệp cổ phần hoá, các dự án đầu tư khác. Thực hiện tư vấn, làm đại lí hoặc bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các tổ chức, doanh nghiệp và dự án. HBBS hỗ trợ giúp các doanh nghiệp và tổ chức trong việc huy động vốn thông qua TTCK bằng việc phát hành chứng khoán ra công chúng, bao gồm phát hành lần đầu (IPO), phát hành thêm và tư vấn thủ tục pháp lí cần thiết cho đợt phát hành. HBBS thực hiện vai trò bão lãnh phát hành trong việc sắp xếp và phân phối chứng khoán của tổ chức phát hành ra công chúng đầu tư. Tư vấn đầu tư: Với đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiều kinh nghiệm và tận tâm với nghề, đa phần là tốt nghiệp chuyên ngành chứng khoán của các trường Đại học khối Kinh tế, hoạt động tư vấn ở công ty được bảo đảm phù hợp với nhu cầu đầu tư và mục tiêu đầu tư đa dạng của các nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư có tổ chức. Lưu ký, thanh toán và làm đại lý cho các cổ đông: Công ty cũng tham gia lưu giữ, bảo quản chứng khoán, các giấy tờ có giá khác của khách hàng một cách an toàn và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán (quyền bỏ phiếu, mua cổ phiếu, quyền nhận cổ phiếu thưởng, nhận cổ tức, ...) do vậy khách hàng có thể tiết kiệm thời gian, có thể bảo quản các giấy tờ của mình an toàn, tin cậy và hiệu quả nhất. Ngoài ra HBBS còn cung cấp các dịch vụ bổ trợ như: Cho khách hàng được ứng trước tiền bán chứng khoán và cổ tức. Nhận cầm cố giấy tờ chứng khoán có giá. Cho vay mua chứng khoán theo tài khoản bảo chứng. Bảo lãnh đặt lệnh mua chứng khoán. Và có các dịch vụ dành riêng cho pháp nhân như: Tư vấn cổ phần hoá. Tư vấn cho vay mua cổ phiếu (mua cổ phiếu của chính mình). Quản lý cổ đông. Tư vấn niêm yết. Tư vấn tài chính và quản trị. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN HABUBANK 1. Thực trạng hoạt động môi giới tại công ty Không phải là một trong số những công ty tiên phong trong TTCK nhưng với sự nỗ lực và bứt phá, HBBS đã đạt được một số kết quả nhất định về số lượng tài khoản giao dịch, mức phí, doanh thu… Tuy nhiên, nằm trong sự phát triển còn non trẻ của TTCK Việt Nam thì bản thân HBBS vẫn còn một vài hạn chế so với các Công ty chứng khoán khác. Để đánh giá những kết quả và hạn chế này, ta có thể đánh giá thông qua kết quả của hoạt động môi giới và các hoạt động phụ trợ khác. Về quy trình mở tài khoản giao dịch chứng khoán: Khi khách hàng có nhu cầu mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại HBBS, nhân viên công ty có nhiệm vụ gửi khách hàng một bộ hồ sơ đầy đủ hướng dẫn về cách thức mở tài khoản, bao gồm: hợp đồng mở tài khoản, đơn đăng ký giao dịch và giấy uỷ quyền nếu khách hàng yêu cầu. Khách hàng chỉ cần điền đầy đủ thông tin vào các giấy tờ đó và gửi Công ty chứng khoán kèm một bản photo giấy chứng minh nhân dân của chính khách hàng. Sau khi làm xong thủ tục mở tài khoản, khách hàng có thể nộp tiền ngay lập tức vào tài khoản và có thể giao dịch ngay ngày hôm sau. HBBS không yêu cầu số tiền duy trì tài khoản tối thiểu khi mở tài khoản, đó là một trong những ưu . Thủ tục mở tài khoản giao dịch tại HBBS khá đơn giản, nhanh chóng và không yêu cầu khách hàng phải duy trì số dư tiền mặt nên những nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có thể đến công ty để mở tài khoản giao dịch. Nhằm thúc đẩy hoạt động môi giới chứng khoán của công ty, tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng của công ty khi tham gia giao dịch và làm tăng doanh thu cho công ty, bên cạnh hoạt động môi giới chứng khoán công ty đã đa dạng hoá các hoạt động như: cho vay cầm cố, ứng trước tiền bán chứng khoán. Quy trình mở tài khoản tại HBBS được thực hiện theo sơ đồ sau Biểu 5: Sơ đồ quy trình mở tài khoản giao dịch tại HBBS Công ty chứng khoán Nhà đầu tư Mở tài khoản Đại diện giao dịch TTGDCK Máy chủ của Trung tâm giao dịch chứng khoán Đặt lệnh Nhân viên môi giới Ký quỹ (tiền) Lưu ký ( ck) Trực tiếp, từ xa (Fax, Tele, Intemet) Kiểm tra phiếu lệnh Về mức phí giao dịch: Khách hàng giao dịch tại Công ty TNHH Chứng khoán Habubank giao dịch với mức phí như sau: Biểu 6: Mức phí giao dịch và phí các dịch vụ hỗ trợ khác của HBBS Loại giao dịch Mức phí 1. Tài khoản giao dịch chứng khoán a. Mở tài khoản giao dịch Miễn phí b. Số dư tiền mặt duy trì tài khoản Không yêu cầu 2. Phí giao dịch a. Cổ phiếu - Giá trị giao dịch dưới 50 triệu 0.5% - Giá trị giao dịch từ 50 triệu đến dưới 100 triệu 0.45% - Giá trị giao dịch từ 100 triệu đến dưới 300 triệu 0.4% - Giá trị giao dịch từ 300 triệu đến dưới 500 triệu 0.35% - Giá trị giao dịch từ 500 triệu trở lên 0.3% b. Trái phiếu niêm yết - Tổ chức 0.05% - Cá nhân 0.1% 3. Phí lưu ký 4. Phí ứng trước tiền bán chứng khoán 0.04%/ngày 5. Cầm cố chứng khoán 1.1%/tháng ((Đơn vị tính: % - Nguồn: HBBS) Mức phí này áp dụng đến hết tháng 6/2008 và đã được điều chỉnh cao hơn giai đoạn trước đó và phân chia mức phí giao dịch đối với lượng tiền nhỏ hơn.. Trong bối cảnh TTCK đang tụt dốc thời gian gần đây, HBBS tăng mức phí vì nếu để mức phí thấp như giai đoạn 6 tháng đầu năm 2007 thì sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu của công ty. Do đó, để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, HBBS đã tăng mức phí khi đã thu hút đủ một lượng khách hàng phù hợp với quy mô sàn giao dịch của công ty. - Về thị phần Một trong những nghiên cứu để đánh giá hiệu quả hoạt dộng của Công ty chứng khoán, yếu tố thị phần của công ty trên TTCK cũng được đặc biệt quan tâm. Như đã đề cập ở trên, HBBS không phải là những Công ty chứng khoán tiên phong trên TTCK Việt Nam nhưng HBBS cũng đã đạt được những thành công bước đầu, thị phần của công ty ngày càng tăng cả về tỷ trọng và giá trị giao dịch. Biểu 7. Thị phần giá trị giao dịch khớp lệnh của HBBS so với toàn thị trường Đơn vị : Đồng GTGDKL tại HBBS Tổng GTGDKL toàn thị trường Tỷ trọng Năm 2006 1.594.308.065.000 32.875.773.000.000 4.85% 6 tháng đầu năm 2007 1.051.218.789.000 26.405.269.000.000 3.98% Nguồn : Báo cáo KQKD của HBBS năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 Thị phần giá trị giao dịch khớp lệnh trung bình tại HBBS đã giảm đi, từ 4,85% năm 2006 xuống còn 3,98% 6 tháng đầu năm 2007. Nguyên nhân như chúng ta đã biết, TTCK năm 2006 và đặc biệt trong 3 tháng cuối năm 2006 có sự tăng trưởng quá nóng, người dân đổ xô đi chơi chứng khoán, đó cũng là một yếu tố làm cho thị phần của HBBS đạt ở mức tương đối. Sang đến đầu năm 2007, trong sự phát triển quá nóng của TTCK, HBBS cũng như các Công ty chứng khoán khác phải đối mặt với việc phân chia thị phần do hàng loạt các Công ty chứng khoán mới ra mời và đi vào hoạt động. Bên cạnh đó là sự sụt giảm mạnh mẽ của TTCK, nhất là trong ba tháng đầu năm 2008 đã tác động không nhỏ đến thị phần của công ty trên thị trường. Trong thời điểm tháng 7, 8, 9 năm 2007, chúng ta đã chứng kiến sự phục hồi của TTCK với tổng giá trị giao dịch khớp lệnh toàn thị trường cao nhất khoảng 70.000 tỷ. Sự hồi phục này đã kéo các nhà đầu tư quay trở lại với thị trường, mở ra một cuộc đua mới nâng cao thị phần của các Công ty chứng khoán. Nhưng trong giai đoạn, TTCK Việt Nam đang đi xuống và sự lo sợ của các Công ty chứng khoán cũng như nhà đầu tư rằng thị trường đang quay lại mức khởi điểm ban đầu. Thị trường tiếp tục giảm và VN – Index đến tháng 4 năm 2008 vẫn chỉ xoay quanh ngưỡng 500 – 600 điểm. Về số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán Biểu 8. Số lượng tài khoản giao dịch đóng mở tại HBBS Đơn vị : Tài khoản Tháng Tài khoản mở Tổng Mở Tài khoản đóng Tổng đóng Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài T4/2006 160 2 0 0  162 0 0 0 0 0 T5/2006 228 0 0 0  228 0 0 0 0 0 T6/2006 121 0 1 0  122 1 0 0 0 1 T7/2006 80 0 1 0  81 1 0 0 0 1 T8/2006 113 0 0 0  113 6 0 0 0 6 T9/2006 73 0 0 0  73 2 0 0 0 2 T10/2006 80 1 1 0  82 3 0 0 0 3 T11/2006 139 0 1 0  140 1 0 0 0 1 T12/2006 370 1 1 0  372 6 0 0 0 6 T1/2007 830 0 2 0  832 9 0 0 0 9 T2/2007 853 1 0 0  854 6 0 0 0 6 T3/2007 1252 1 3 0  1256 34 0 0 0 34 T4/2007 238 0 0 0  238 17 0 0 0 17 T5/2007 220 0 3 0  223 16 2 0 0 18 T6/2007 109 0 1 0 110 24 0 0 0 24 Tổng 4866 6 14 0 4886 126 2 0 0 128 Nguồn: Báo cáo KQKD của HBBS năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 Biểu 9. Đồ thị phản ánh tốc độ đóng mở tài khoản theo tháng Nguồn: Báo cáo KQKD của HBBS năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 Bên cạnh chỉ tiêu về thị phần, một yếu tố khác đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty chính là số lượng tài khoản của khách hàng được mở tại công ty đó. Nhìn lại giai đoạn từ tháng 9/ 2006, khi HBBS bắt đầu đi vào hoạt động chính thức, số lượng tài khoản giao dịch được mở ít nhất, chỉ có 73 tài khoản trong đó không có tài khoản của tổ chức hay người nước ngoài. Cuối năm 2006 và đầu năm 2007, số lượng tài khoản mở mỗi tháng tăng lên đáng kể, tác động chính là sự phát triển nóng lên của thị trường tháng 4 và tháng 5 năm 2007. Đồng thời, việc hàng loạt các Công ty chứng khoán mới mở chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2007 cũng ảnh hưởng phần nào đến HBBS. Tháng 3 năm 2007, số tài khoản mở mới tại công ty đạt mức cao nhất 1256 tài khoản tăng hơn 42%, trong đó nổi bật là có đến 3 tài khoản của tổ chức trong nước được mở và 1 tài khoản người nước ngoài. Thời điểm cuối năm 2006 đầu năm 2007 là thời điểm mà thị trường tăng trưởng nóng, chỉ số VN – Index đã vượt qua ngưỡng 1000 điểm khiến cho số lượng người tham gia vào thị trường ngày càng đông. Bên cạnh đó, một số Công ty chứng khoán đi vào hoạt động trước đã chiếm lĩnh đủ thị phần cho sàn giao dịch của công ty mình và gần như quá tải về việc phục vụ hoạt động môi giới nên số lượng nhà đầu tư tìm đến với HBBS trong thời gian này nhiều hơn. Tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2007, số lượng tài khoản chứng khoán được mở tại công ty đã đạt gần 5000 tài khoản, gấp hơn hai lần so với tháng 12 năm 2006, đây quả thực là một thành công lớn của công ty trong việc thu hút các nhà đầu tư. Số lượng tài khoản giao dịch chứng tỏ uy tín của công ty trên thị trường, là thành quả xứng đáng cho thái độ làm việc miệt mài, tận tâm và hiệu quả của toàn bộ cán bộ nhân viên công ty trong thời gian qua. Về tổng phí môi giới Biểu 10. Phí thu từ hoạt động môi giới chứng khoán tại HBBS Đơn vị : Đồng Phí từ cổ phiếu Phí từ trái phiếu Tổng phí 04/2006 57.917.297 0 57.918.297 05/2006 148.628.405 0 148.628.405 06/2006 104.611.337 27.913.624 132.542.961 07/2006 143.302.561 27.954.884 171.257.445 08/2006 343.202.585 126.708.030 469.910.615 09/2006 494.105.335 35.236.071 529.341.406 10/2006 1.481.194.653 58.574.351 1.539.769.004 11/2006 533.758.224 0 533.758.224 12/2006 1.781.807.847 3.306.300 1.785.114.147 Tổng cộng Năm 2006 5.088.528.244 221.118.909 5.309.647.153 01/2007 3.435.974.128 43.765.300 3.479.739.428 02/2007 2.740.067.381 26.500.000 2.766.567.381 03/2007 4.727.542.643 29.980.100 4.757.522.743 04/2007 2.084.049.557 0 2.048.049.557 05/2007 3.294.744.680 0 3.294.744.680 06/2007 2.248.661.940 4.203.500 2.252.865.440 6 tháng đầu Năm 2007 18.531.040.329 104.448.900 18.635.489.229 Nguồn : Báo cáo KQKD của HBBS năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 Ngay từ khi mở cửa, HBBS đã cung cấp dịch vụ môi giới cho các nhà đầu tư và đây là hoạt động chính của công ty trong suốt thời gian hoạt động vừa qua. Hoạt động môi giới mua bán chứng khoán cho khách hàng giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí khi có nhu cầu mua bán chứng khoán ở bất kì đâu, đồng thời cũng có thể biết ngay kết quả mua bán chứng khoán, tình hình tài chính hay thay đổi kinh doanh của công ty niêm yết, ... Phí thu từ hoạt động môi giới chứng khoán của HBBS chủ yếu là phí từ cổ phiếu chiếm khoảng 90% tổng phí môi giới chứng khoán, phí thu từ trái phiếu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, chỉ khoảng 10%. Doanh thu từ hoạt động môi giới là nguồn doanh thu chính cho HBBS từ khi công ty bắt đầu thành lập và đi vào hoạt động. Sự phát triển hoạt động môi giới chứng khoán cùng với tự doanh tại HBBS cũng là tiền đề để công ty tiếp tục phát triển các loại hình hoạt động khác như tư vấn, phân tích, đầu tư... Biểu 11. Cơ cấu doanh thu của HBBS Đơn vị : Đồng Loại doanh thu Năm 2006 6 tháng đầu năm 2007 Giá trị % Giá trị % Môi giới 7.107.964.574 46,2% 19.991.302.981 61% Tự doanh 7.892.078.743 51,2% 5.798.365.617 17,7% Bảo lãnh 400.000.000 2,6% 5.500.000.000 16,8% Tư vấn 0 1.467.564.760 4,5% Tổng 15.400.043.320 100% 32.757.233.358 100% Nguồn:Báo cáo KQKD của HBBS năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 So sánh tỷ trọng doanh thu của một số hoạt động chính của HBBS ta thấy rằng: Nhìn chung tỷ trọng doanh thu từ hoạt động môi giới là không ổn định. Năm 2006, doanh thu từ hoạt động tự doanh chiếm hơn 50% tổng doanh thu, môi giới chỉ đứng thứ 2. Ngược lại, sang đến năm 2007, HBBS đã có được sự tín nhiệm và niềm tin từ phía các nhà đầu tư, bên cạnh đó là đội ngũ môi giới chuyên nghiệp, tận tâm với nghề, có kĩ năng nghiệp vụ đã làm thay đổi cơ cấu doanh thu của công ty đưa doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán lên vị trí số 1 với hơn 60% tổng doanh thu. Qua tổng kết, hoạt động môi giới chứng khoán chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh thu của phần lớn các Công ty chứng khoán. Nhưng thực tế lại chỉ ra rằng, những Công ty chứng khoán lớn, có uy tín, có doanh thu và lợi nhuận cao nhất lại bắt nguồn từ hoạt động tự doanh của chính công ty như SSI, ACBS, SBS, VCBS… Một khía cạnh nữa mà chúng ta phải xét đến đó là chi phí. Chi phí cho hoạt động môi giới thường khá là lớn, bao gồm: Chi phí trả lương nhân viên môi giới, chi phí cơ sở hạ tầng, chi phí do lỗi trong quá trình giao dịch chứng khoán… Chính vì vậy, doanh thu của hoạt động môi giới chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu của công ty nhưng tỷ lệ lãi lại không lớn. Đặc biệt, mặc dù tỷ lệ chi phí của hoạt động môi giới 6 tháng đầu năm 2007 nhỏ hơn nhiều so với năm 2006, trong khi doanh thu lại lớn hơn gần gấp 3 lần, nhưng tỷ lệ lãi 6 tháng đầu năm 2007 lại nhỏ hơn năm 2006. Đây là do doanh thu của công ty 6 tháng đầu năm 2007 tăng mạnh, tập trung ở các hoạt động môi giới, tự doanh, tư vấn, bảo lãnh phát hành, đặc biệt doanh thu về vốn kinh doanh lên đến gần 172 tỷ đồng. Biểu 12. Chi phí của hoạt động môi giới Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Chi phí của hoạt động môi giới Tổng chi phí của công ty Tỷ lệ Năm 2006 2.843.185.830 6.972.579.721 40,8% 6 tháng đầu năm 2007 13.993.912.087 172.338.800.386 8,1% Biểu 13. Cơ cấu lãi thu được từ hoạt động môi giới Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Lãi thu được từ hoạt động môi giới Tổng lãi của công ty Tỷ lệ % Năm 2006 4.264.778.744 18.372.534.182 23,2% 6 tháng đầu năm 2007 5.997.390.894 32.152.167.221 18,7% Nguồn : Báo cáo KQKD của HBBS năm 2006 và 6 tháng đầu 2007 Qua báo cáo kết quả kinh doanh của HBBS trong năm 2006 và sáu tháng đầu năm 2007, chúng ta cũng tham khảo thêm cơ cấu tài sản và nguồn vốn , doanh thu và lợi nhuận của HBBS trong thời gian này. Như chúng ta đã biết, HBBS chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2006 với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ Việt Nam đồng. Chỉ khoảng 1 năm sau khi thành lập, đầu năm 2007 HBBS đã tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ Việt Nam đồng. Từ đây, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của HBBS có sự thay đổi đáng kể. Tổng tài sản và nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2007 đạt trên 6.000 tỷ đồng, tăng trên 8 lần so với năm 2006. Trong đó, tỷ trọng tài sản lưu động (TSLĐ) và đầu tư ngắn hạn (ĐTNH) luôn đạt gần 90% so với tài sản cố định (TSCĐ) và đầu tư dài hạn (ĐTDH). Mặc dù nợ phải trả có tăng cao hơn và chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn, do kế hoạch đầu tư của bản thân HBBS. Song nguồn vốn chủ sở hữu (VCSH) của HBBS 6 tháng đầu năm 2007 cũng tăng khá cao đạt trên 83 tỷ Việt Nam đồng so với năm 2006. Đó cũng được nhìn nhận như kết quả đạt được đáng mừng dành cho công ty TNHH chứng khoán Habubank. Biểu 14:Cơ cấu tài sản và nguồn vốn Đơn vị:Việt Nam đồng Chỉ tiêu Năm 2006 6 tháng đầu Năm 2007 1.Tổng tài sản 836,924,138,654 6,869,380,898,328 -TSLĐ và ĐTNH 720,286,436,250 6,850,570,336,202 -TSCĐ và ĐTDH 116,637,702,404 18,810,562,126 2.Tổng nguồn vốn 836,924,138,654 6,869,380,898,328 -Nợ phải trả 768,450,104,472 6,786,194,723,846 -Nguồn vốn chủ sở hữu 68,474,034,182 83,186,174,482 Nguồn: Bảng cân đối kế toán tháng 12 năm 2006 và 6 tháng đầu năm2007 HBBS đã, đang và sẽ hợp tác với các tổ chức tài chính, các ngân hàng thương mại để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng: + Dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán, ứng trước cổ tức + Dịch vụ cầm cố chứng khoán + Dịch vụ cho vay tiền mua chứng khoán (bảo chứng) + Dịch vụ xác nhận quyền sở hữu, chuyển nhượng chứng khoán, giao dịch lô lẻ + Cho cán bộ công nhân viên vay tiền mua cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hoá Các dịch vụ do HBBS cung cấp giúp đơn giản hoá và thuận tiện về thủ tục cho các nhà đầu tư là tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư chứng khoán trên TTCK Việt Nam. Với các mảng nghiệp vụ đã triển khai cùng sự quan tâm sát sao của Ngân hàng mẹ là Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, sự nỗ lực của các phòng ban đặc biệt là phòng môi giới chứng khoán, sự tận tâm, năng nổ, nhiệt tình, không ngại khó khăn và chuyên tâm nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên trẻ, chỉ sau hơn 1 năm hoạt động nhưng kết quả kinh doanh chủ yếu của HBBS có nhiều thay đổi đáng kể. Kết quả dễ dàng nhất để đánh giá là kết quả hoạt động kinh doanh cùa bản thân công ty. Một trong những tín hiệu đáng mừng chính là doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH Chứng khoán Habubank đã không ngừng tăng lên và kì vọng sẽ tăng lên nữa trong thời gian tiếp theo : Biểu 15: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị:Việt Nam đồng Chỉ tiêu Năm 2006 6 tháng đầu Năm 2007 1.Doanh thu họat động Kinh Doanh CK.Tr.đó: 25.364.175.808 205.309.809.469 - Doanh thu MGCK cho người đầu tư 7.107.964.574 19.991.302.981 - Doanh thu hoạt động tự doanh chứng khoán 7.892.078.743 5.798.365.617 - Doanh thu QLDMĐT cho người ủy thác đầu tư 11.250.000 1.155.887.000 - Doanh thu BLPH, ĐLPH CK 400.000.000 5.500.000.000 - Doanh thu hoạt động tư vấn tài chính 1.467.564.760 - Doanh thu LKCK cho người đầu tư 17.500.000 7.400.000 - Doanh thu về vốn kinh doanh 9.935.382.491 171.389.289.111 * Các khoản giảm trừ doanh thu 74.533.705 901.655.066 * Thu lãi đầu tư 55.471.800 82.813.204 * Doanh thu HĐKDCK & Lãi đầu tư 25.345.113.903 204.490.967.607 2.Chi phí hoạt động Kinh Doanh CK 5.123.894.614 168.372.383.991 * Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.748.685.107 3.966.416.395 3. Tổng lợi nhuận sau thuế 18.474.034.182 32.268.278.332 Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 Nhìn vào bảng 15 ta nhận thấy, doanh thu 6 tháng đầu năm 2007 tăng gấp hơn 8 lần so với năm 2006. Đó được đánh giá là tín hiệu đáng mừng trong bước phát triển của công ty. Trong tổng doanh thu thì doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán chiếm ưu thế. Năm 2006, doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán chiếm trên 28% tổng doanh thu; trong khi đó doanh thu từ hoạt động môi giới 6 tháng đầu năm 2007 là khoảng 10% tổng doanh thu. Mặc dù chi phí cho hoạt động kinh doanh chứng khoán có tăng lên do công ty mở rộng quy mô cả về số lượng và chất lượng, tăng nguồn nhân sự và đầu tư tương đối lớn cho hạ tầng cơ sở đặc biệt là công nghệ và kỹ thuật, tuy nhiên lợi nhuận của công ty (lợi nhuận sau thuế) 6 tháng đầu năm 2007 cũng đã tăng thêm 4,5% so với năm 2006 đạt ở mức trên 32 tỷ đồng. Một trong những thuận lợi mà HBBS có được là công ty chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp do mới thành lập. Đây cũng là một trong những lợi thế so với các Công ty chứng khoán khác, ví dụ như IBS phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% theo luật Doanh nghiệp. Về sự tín nhiệm của nhà đầu tư Bước sang năm thứ hai hoạt động trên TTCK Việt Nam, HBBS đã tạo được sự tin tưởng cho khách hàng của mình, điều này được kiểm chứng bởi chính các nhà đầu tư, số lượng tài khoản chứng khoán mở tại công ty đã tăng vọt sau 6 tháng, từ khoảng 1500 tài khoản vào cuối tháng 12 năm 2006 lên đến gần 5000 tài khoản cuối tháng 6 năm 2007, khẳng định uy tín của công ty trên thị trường là rất lớn, có sức hút mạnh mẽ tới các nhà đầu tư, tạo dựng niềm tin trong khách hàng. Phải kể đến thời điểm tháng 10 năm 2007, khi mà TTCK Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ, tưng bừng khởi sắc, chỉ số VN-index chạm gần ngưỡng 1050 thì sự lạc quan và niềm tin của các nhà đầu tư cũng được phục hồi. Các nhà đầu tư đang quay trở lại với TTCK nói chung và HBBS nói riêng ngày một nhiều hơn, số lượng tài khoản mở mới cũng trên đà tăng. Thời điểm này, HBBS đã có trên 5500 tài khoản. Trong một cuộc thăm dò gần đây của báo điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam( www.vneconomy.vn) thì HBBS đứng vị trí thứ 3 sau hai Công ty chứng khoán là SSI và SBS về dịch vụ chăm sóc khách hàng. Điều đó càng chứng tỏ tính đúng đắn của khẳng định này. 2. Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động môi giới của công ty 2.1 Kết quả hoạt động môi giới chứng khoán mà HBBS đạt được: Qua những kết quả trên, chúng ta có thể thấy doanh thu, lợi nhuận của công ty phụ thuộc rất nhiều vào tình hình của TTCK. Cùng với sự biến động của thị trường, công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn. Tuy nhiên công ty đã đạt được một số kết quả trong hoạt động chung cũng như hoạt động môi giới. Thứ nhất, công ty đã đạt được chất lượng hoạt động môi giới ở một mức độ nhất định, thu hút được khoảng 5000 khách hàng mở tài khoản giao dịch. Thứ hai, công ty có đội ngũ cán bộ nhân viên môi giới trẻ, tâm huyết, nhiệt tình, năng động, trách nhiệm và có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về thị trường chứng khoán sâu rộng. Đa phần đều là cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành thị trường chứng khoán của các trường thuộc khối ngành Kinh tế. Thứ ba, doanh thu và lợi nhuận mà hoạt động môi giới tạo ra đã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28461.doc
Tài liệu liên quan