MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Dự án đầu tư:
2. Thẩm định dự án đầu tư (TĐDADT).
II/ Thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại
1. Quy trình thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng thương mại.
1.2. Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng.
1.3. Thẩm định dự án đề nghị vay vốn lưu động.
1.4. Thẩm định tài sản làm đảm bảo nợ vay
2. Nội dung thẩm định dự án của Ngân hàng thương mại.
2.1. Tài liệu dùng để xét duyệt
2.2. Nội dung thẩm định.
3. Phương pháp thẩm định dự án của Ngân hàng thương mại.
3.1. Những phân tích cơ bản.
3.4.Xem xét ảnh hưởng của Lạm phát tới công tác thẩm định dự án.
III. Chất lượng Thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại.
1. Khái niệm chất lượng Thẩm định tài chính dự án đầu tư.
2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng Thẩm định tài chính dự án đầu tư.
2.1 Đánh giá theo chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch của dự án:
2.2. Đánh giá theo chỉ tiêu lợi nhuận thực tế của dự án.
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.
3.1. Các nhân tố chủ quan:
3.2. Các nhân tố khách quan:
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CHO VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.
I-Khái quát về hoạt động của Sở giao dịch I.
1.Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của Sở Giao Dịch I.
1.1 Chức năng.
1.2. Tổ chức bộ máy và điều hành
2. Một số kết quả đạt được
2.1. Đầu mối thanh toán quốc tế.
2.2. Quản lý kinh doanh vốn:
2.3. Đầu mối kinh doanh ngoại tệ:
2.4. Hạch toán loại vốn, quỹ của NHNNo&PTNT Việt Nam:
2.5. Huy động vốn:
2.6 Hoạt động cho vay vốn:
II.Hoạt động thẩm định tài chính dự án cho vay tại Sở giao dịch I.
1. Một số kết quả kinh doanh của Công tác cho vay tại sở giao dịch I Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm gần đây.
1.1 Số dự án được thẩm định tại Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam
1.2 Số dự án được Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam cho vay.
1.3 Tổng doanh số cho vay dư nợ.
1.4 Doanh số cho vay theo dự án so với Tổng cho vay dư nợ.
1.5 Cơ cấu dư nợ cho vay theo dự án:
1.6 Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi cho vay theo dự án.
2. Quy trình tín dụng và việc tổ chức hoạt động thẩm định dự án cho vay trong hoạt động của NHN 0 & PTNT Việt Nam .
III- ví dụ minh hoạ về quy trình thẩm định tài chính dự án.
1.Giới thiệu khách hàng:
2. Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự:
3. Khả năng tài chính:
3.1. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh:
3.2. Tình hình dư nợ tại các ngân hàng.
4. Xếp loại khách hàng.
5. Thẩm định dự án:
5.1. Căn cứ pháp lý của dự án.
5.2. Sự cần thiết phải đầu tư.
5.3. Xác định phương án đầu tư.
5.4. Tổng mức đầu tư và phương án tài chính:
5.5. Thẩm định phương án.
5.6. Đánh giá khả năng tài trợ của dự án:
6. Kết luận.
7. Đánh giá và kiến nghị.
IV. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại Sở giao dịch I Ngân Hàng NNo&PTNT Việt Nam
PHẦN III: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
I/ Thẩm định tài chính dự án trong chiến lược hoạt động của Sở giao dịch I NHNN&PTNT Việt Nam.
II/ một số giảI pháp.
1. Khai thác sử dụng thông tin trong quá trình thẩm định tránh tình trạng thông tin một chiều
1.1. Điều tra trực tiếp doanh nghiệp vay vốn
1.2. Thu thập thông tin từ bên ngoài
2. Thẩm định quyền sở hữu của những tài sản thế chấp
3. Nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dự án đầu tư
4. Giải pháp về những nội dung thẩm định cần hoàn thiện:
5. Thiết lập hệ thống thu thập thông tin cần thiết liên quan đến thẩm định dự án đầu tư
6. Giải pháp về công tác tổ chức điều hành.
KẾT LUẬN
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậy (thực ra là phân tích lại) các con số chi phí, thu nhập được chủ đầu tư (hoặc người lập dự án) đưa ra bằng việc gắn chặt với các nghiên cứu về thị trường, công nghệ thiết bị... Quan trọng hơn phương pháp này ngày càng coi trọng giá trị thời gian của tiền, coi trọng việc lượng hoá các thông tin bằng các chỉ tiêu tỉ lệ, coi trọng hơn việc quản lý rủi ro. Thậm chí có cả việc áp dụng kinh tế lượng để xây dựng các mô hình dự báo, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của dự án.
Tuy nhiên, phương pháp tốt nhất là phương pháp phù hợp nhất chứ chưa chắc là phương pháp hiện đại nhất. Có thể có những phương pháp rất hiện đại, phức tạp nhưng không mang lại hiệu quả bởi môi trường kinh doanh nguồn thông tin, năng lực cán bộ... hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu hoặc bởi chính sự hiện đại phức tạp của phương pháp đó.
*.Thông tin, trang thiết bị:
Thông tin là cơ sở cho phân tích đánh giá, là “nguyên liệu” cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định.
Nguồn thông tin quan trọng nhất trước hết là từ hồ sơ dự án do chủ đầu tư gửi đến. Nếu thông tin trong hồ sơ dự án thiếu hoặc không rõ ràng, cán bộ thẩm định có quyền yêu cầu chủ dự án cung cấp thêm hoặc giải trình những thông tin đó.
Tuy nhiên, việc thẩm định một DAĐT chính là việc kiểm tra độ tin cậy và bổ sung những thông tin cần thiết vào hồ sơ dự án để đưa ra một bức tranh đầy đủ nhất có thể về tính khả thi, khả năng trả nợ của dự án. Vì thế ngân hàng không thể trông chờ vào những thông tin từ phía chủ dự án cái mà thường bao giờ cũng khá sáng sủa. Các cán bộ thẩm định phải biết khai thác tốt nhất nguồn thông tin có liên quan đến dự án được lưu trữ tại ngân hàng cũng như các nguồn khác đáng tin cậy (các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, báo chí...). Để có thể phục vụ tốt công tác thẩm định, thông tin thu thập được phải đảm bảo tính chính xác đầy đủ kịp thời. Trước hết, tính chính xác của thông tin là điều kiện cần cho những nhận xét đánh giá đúng. Những thông tin có độ chính xác cao là những số liệu đánh giá thống kê về thực trạng, những chỉ tiêu định mức cũng như các nhgiên cứu dự báo của các cơ quan quản lý thống kê, các cơ quan chuyên môn cũng như các viện nghiên cứu.
Thứ hai, thông tin cũng cần phải đầy đủ bởi vì nếu thiếu có thể dẫn tới các đánh giá sai lệch không khác gì việc thông tin không chính xác. Tuy nhiên, sự “đầy đủ” ở đây chỉ là tương đối, là người cán bộ thẩm định phải thường xuyên làm việc trong môi trường thiếu thông tin. Cán bộ thẩm định không thể chờ đến lúc thông tin đầy đủ một cách tuyệt đối bởi điều đó sẽ hoặc không bao giờ xảy ra, hoặc quá muộn, điều quan trọng là có được những thông tin mang tính quyết định đến dự án.
Thứ ba, môi trường kinh doanh năng động và cạnh tranh cao đòi hỏi các thông tin phải kịp thời. Nếu muộn, tiến độ và chất lượng thẩm định sẽ bị ảnh hưởng, có thể tạo ra một hình ảnh xấu về NH, có thể tác động tiêu cực tới việc tiến hành dự án của chủ đầu tư, cũng có thể một dự án thực sự là béo bở đã được một NH khác tài trợ.
Bên cạnh thông tin, các trang thiết bị cũng rất quan trọng với vai trò là cơ sở vật chất trực tiếp cho quá trình tác nghiệp của các nhân viên. Thẩm định dự án là xử lý thông tin cho nên trang thiết bị chủ yếu là các phương tiện máy móc thu thập lưu trữ xử lý thông tin. Đó chính là hệ thống máy tính cùng các phần mềm ứng dụng, các phương tiện giao thông liên lạc cần thiết.
*Tổ chức điều hành.
Là cách sắp xếp bố trí, quy định trình tự trách nhiệm quyền hạn của các nhân viên liên quan, các bộ phận tham gia thẩm định DAĐT và mối quan hệ giữa các nhân viên, bộ phận ấy. Khác với các nhân tố khác, nhân tố tổ chức điều hành tác động một cách gián tiếp tới chất lượng hoạt động thẩm định. Việc tổ chức điều hành hoạt động thẩm định tại mỗi NH phải đảm bảo xây dựng được một hệ thống mạnh (chứ không phải đơn thuần là tập hợp của những cá nhân bộ phận riêng lẻ):
Hệ thống đó phải tận dụng, phát huy tối đa năng lực sức sáng tạo của từng cá nhân cũng như hạn chế được các nhược điểm của họ.
Hệ thống đó phải hoạt động một cách nhịp nhàng, nhanh chóng nhưng an toàn.
Để thực hiện được vai trò như trên, công tác tổ chức điều hành phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Phải có sự hợp tác hỗ trợ của các cá nhân bộ phận
Phải có sự kiểm tra chéo, giám sát lẫn nhau (mà không gây cản trở trì trệ quá đáng cho cả hệ thống)
Đồng thời việc tổ chức điều hành cũng phải dựa trên tình hình thực tế (về quy mô, tính chất cũng như những điểm mạnh điểm yếu) của môi trường kinh doanh và bản thân NH.
3.2. Các nhân tố khách quan:
Đây là những nhân tố thuộc về môi trường kinh tế, pháp lý, xã hội... mà NH chỉ có thể khắc phục một phần.
* Sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Mức độ và trạng thái phát triển của nền KT-XH của một quốc gia quy định kinh nghiệm năng lực phổ biến của các chủ thể trong nền kinh tế, qui định độ tin cậy của các thông tin, vì vậy mà tác động tới chất lượng thẩm định.
Trong điều kiện VN hiện nay, mặc dù việc xây dựng một nền kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường đã gặt hái không ít thành tựu song chúng ta vẫn đang trong tình trạng kém phát triển. Cơ chế thị trường còn nhiều thiếu sót, các thị trường thiếu đồng bộ, các điều kiện kinh tế vĩ mô còn bất ổn... đã hạn chế khả năng cung cấp cho cán bộ thẩm định những thông tin về thống kê, dự báo một cách đáng tin cậy, chứa đựng rất nhiều rủi ro đối với hoạt động của mỗi dự án gây khó khăn không chỉ cho công tác thẩm định. Nhìn từ góc độ khác, năng lực quản lý và tiềm lực tài chính (vốn) của các doanh nghiệp VN hiện nay rất hạn chế. Khả năng lập, thẩm định, thực hiện dự án đầu tư các chủ đầu tư yếu kém có ảnh hưởng không tốt tới kết quả hoạt động thẩm định tại các NHTM..
* Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách quản lý của nhà nước.
Nhân tố này có vai trò làm khuôn khổ định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có các ngân hàng và các DN khác, phục vụ mục tiêu chung của xã hội.
Những khiếm khuyết trong tính hợp lý, tính đồng bộ hay tính hiệu lực của những văn bản pháp lý, chính sách quản lý của nhà nước đều có thể gây khó khăn, tăng rủi ro đối với kết quả hoạt động của dự án cũng như hoạt động thẩm định của ngân hàng. Một số khó khăn của công tác thẩm định dự án gây ra bởi môi trường luật pháp và quản lý chưa hoàn thiện của nhà nước có thể được kể ra như sau:
Đối với nhiều dự án tính khả thi phụ thuộc vào các chính sách, đặc biệt là chính sách thuế, điều hành xuất nhập khẩu... trong khi các chính sách này lại thay đổi quá thường xuyên.
Các chính sách luật pháp chưa đầy đủ còn tạo kẽ hở (chẳng hạn như việc ban hành thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê) làm phát sinh những rủi ro và hạn chế nguồn thông tin chính xác đến các ngân hàng.
Ngoài ra, các áp lực về chính trị không phải là không có, đôi khi còn “quyết định” tính khả thi của dự án.
PHẦN II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CHO VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.
I-KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH I.
1.Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của Sở Giao Dịch I.
1.1 Chức năng.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam là ngân hàng hoạt động theo mô hình ngân hàng Tổng công ty nhà nước theo quy định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ và theo điều lệ do Thống đốc ngân hàng nhà nước (thành lập ngày 14/1/1990 theo quy định số 400/CP của Thủ tướng Chính phủ)
Tên giao dịch quốc tế của ngân hàng là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Developoment ( tên viết tắt là VBARD) với số vốn điều lệ là 2200 tỷ đồng.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam là doanh nghiệp nhà nước, kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, làm uỷ thác các nguồn vốn dài hạn, trung và ngắn hạn của Chính phủ, các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân trong vầ ngoài nước, thực hiện tín dụng tài trợ cho nhà nước và nông thôn.
Sở giao dịch I được thành lập theo quy định ngày 25/11/1990 của Tổng giám đốc NHN & PTNTVN, chính thức đi vào hoạt động ngày 1/4/1991 là một bộ phận thuộc trung tâm điều hành NHN & PTNTVN.
Sở giao dịch I là một pháp nhân tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và những cam kết của mình, có bảng tổng kết tài sản và con dấu riêng, hoạt động trong khuôn khổ pháp lệnh ngân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính, theo quy định của Tổng giám đốc NHN & PTNTVN.
Trụ sở của Sở giao dịch I đặt tại số 2 Láng hạ- Hà nội
Có tài khoản tiền gửi thành toán mở tại ngân hàng nhà nước Việt nam.
Thực hiện chức năng là một ngân hàng thương mại. Sở giao dịch I đi vào hoạt động với nhiệm vụ được giao là:
Là nơi thử nghiệm các văn bản, thể lệ, chế độ nghiệp vụ mới của Trung ương để rút kinh nghiệm, hướng dẫn chung cho toàn hệ thống.
Theo dõi, chỉ đạo thực hiện các cơ chế mới của toàn ngành, điều hoà chuyển vốn đối với 23 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố, khu vực phía Bắc.
Quản lý, đầu tư và cho vay đối với những doanh nghiệp lớn đầu ngành thuộc Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp đóng trên địa bàn Hà nội.
Nội dung hoạt động kinh doanh chủ yếu cảu Sở giao dịch I NHN & PTNTVN bao gồm:
Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước.
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu của ngân hàng.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng tiền Việt nam đối với các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư.
Thực hiện việc hạch toán, điều chuyển vốn các loại cho các sở, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp trong toàn hệ thống, các công ty trực thuộc.
Tổ chức thanh toán cho khách hàng có quan hệ giao dịch tại Sở.
Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và làm các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng.
Ra đời và được tiếp cận ngay với nền kinh tế thị trường, sau hơn 15 năm hoạt động vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, đến nay bộ máy tổ chức của Sở giao dịch I đã khá hoàn chỉnh với 9 phòng ban, tổng số hơn 500 cán bộ công nhân viên được bố trí theo sơ đồ sau:
1.2. Tổ chức bộ máy và điều hành
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc
TD
KTNQ
HCNS
PGD
NV&KHTH
KTKTNB
TĐ
KDNT&TTQT
Tổ TTNV
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự
- Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động, kinh doanh của SGD, Giám đốc thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình đúng quy định của pháp luật và quy định của NHNNo&PTNT VN.
-Giám đốc phân công, ủy thác cho các Phó giám đốc, Trưởng phòng nghiệp vụ, giải quyết một số công việc và chịu trách nhiệm về sự phân công ủy quyền của mình.
*.Phòng tín dụng (TD).
- Nghiên cứu triển khai, xúc tiến khách hàng
-Xây dựng kế hoạch cho vay ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ hàng tháng, hàng quý, năm theo quy định.
-Thực hiện các hợp đồng cho vay, thu nợ đối với các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt nam và đồng ngoại tệ đối với khách hàng
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá.
- Tiếp nhận các dự án đồng tài trợ và các dự án ủy thác đầu tư của NHNNo&PTNT VN.
- Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục, phân loại khách hàng có quan hệ tín dụng.
- Tổ chức, thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro về nghề nghiệp tín dụng.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra nghiệp vụ theo quy định.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác do Giám đốc giao.
*. Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp(NV&KHTH).
- Xây dựng các đề án, chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
- Xây dựng và tham mưu cho ban giám đốc các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh tháng, quý, năm
- Tổng hợp thông tin về kinh tế xã hội, diễn biến lãi xuất trên thị trường
- Đầu mối quan hệ, tiếp nhận các nguồn vốn ủy thác đầu tư của chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu các biện pháp, phương pháp thông tin, tiếp thị, quảng cáo, chăm sóc khách hàng, nhằm mở rộng thị trường, thị phần và mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn hiệu quả.
*. Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế (KDNT&TTQT).
- Xây dựng, niêm yết tỷ giá giao dịch các loại ngoại tệ với khách hàng.
- Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng
- Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ, giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và các dịch vụ hoán đổi khác theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ.
- Phát hành các thư bảo lãnh theo thông lệ quốc tế và quy định của NHNNo&PTNT VN
- Thực hiện các giao dịch thanh toán phi mậu dịch cho các cá nhân trong và ngoài nước.
- Tổ chức triển khai các dịch vụ khác về ngoại tệ và thanh toán quốc tế tại sở giao dịch
- Tham mưu cho ban giám đốc về các dịch vụ liên quan đến ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
*. Tổ kiểm toán nội bộ(KTNB).
- Tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ các chứng từ, sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ phát sinh tại Sở giao dịch
- Đầu mối đón tiếp và làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm toán trong và ngoài ngành đến làm việc tại Sở giao dịch.
- Xây dựng đề cương, chương trình công tác kiểm tra, phúc tra
- Thực hiện việc tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Thường trực tiểu ban chống tham nhũng, tham mưu cho Ban giám đốc trong hoạt động chống tham nhũng
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê theo quy định.
*. Phòng thẩm định(TĐ)
- Thu nhập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Thẩm định các khoản cho vay do Giám đốc quy định
- Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc Sở giao dịch đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc để xem xét phê duyệt.
- Thẩm định các khoản vay do Tổng giám đốc quy định hoặc Giám đốc Sở giao dịch quy định trong mức phán quyết cho vay cua Giám đốc Sở giao dịch.
- Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của phòng tín dụng, Phòng giao dịch.
- Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định.
*. Phòng Kế toán ngân quỹ (KTNQ).
- Tổ chức hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn, quản lý và theo dõi các dự án của NHNNo&PTNT VN.
- Thực hiện công tác thanh toán điện tử trong nội bộ NHNNo&PTNT VN, tham gia thanh toán bù trừ với NHNN, các NHTM trên địa bàn, thanh toán nối mạng với khách hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, vận chuyển tiền mặt, vận chuyển tiền mặt ( bao gồm VNĐ và ngoại tệ ) các loại giấy tờ có giá.
- Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính theo chế độ khoán tài chính của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
- Lập kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin theo định hướng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và yêu cầu phát triển tin học của Sở giao dịch.
- Đầu mối tiếp nhận và triển khai ứng dụng các chương trình phần mềm do Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, các tổ chức khác cung cấp.
*. Phòng hành chính nhân sự (HCNS).
- Thực hiện công tác quản trị, hành chính, lễ tân. Tổ chức quản lý văn thư lưu trữ .
- Tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, bố trí, sắp xếp cán bộ, quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm, tuyển dụng, thuyên chuyển cán bộ, nâng lương định kỳ, khen thưởng…
- Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc diện Sở giao dịch quản lý
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đã được duyệt, đề xuất cử cán bộ đi học tập, tham quan, khảo sát trong nước và nước ngoài.
* Tổ tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới (Tổ TTNV).
- Nghiên cứu, tham mưu đề xuất kịp thời cho Ban giám đốc các biện pháp, hình thức tiếp thị, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của Sở giao dịch và của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
- Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của Sở giao dịch.
*. Phòng giao dịch (PGD).
Phòng giao dịch trực thuộc Sở giao dịch, hoạt động theo đúng Quy chế tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch trực thuộc Sở giao dịch, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Có 3 Phòng giao dịch:
Phòng giao dịch Cát linh: 25 D cát linh, Đống đa, Hà nội, ĐT:7365541.
Phòng giao dịch Kim liên: Số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội. ĐT 2517127.
Phòng giao dịch Hai Bà Trưng: 126 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT 9362768.
Đối tượng phục vụ chủ yếu của Sở giao dịch - NHN & PTNTVN là các doanh nghiệp nhà nước lớn đầu ngành trên địa bàn thành phố Hà nội. Bên cạnh đó, Sở cũng đang ngày càng mở rộng thị trường kinh doanh đối với các ngành, các thành phần kinh tế khác, thoã mãn kịp thời mọi nhu cầu tín dụng và thanh toán của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư.
2. Một số kết quả đạt được
2.1. Đầu mối thanh toán quốc tế.
Đến 30/10/2006, Sở giao dịch đã duy trì và mở rộng quan hệ với 865 Ngân hàng đại lý tại 127 nước trên thế giới, tăng 265 Ngân hàng đại lý và 36 nước so với năm 2002; xây dựng và thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp qua mạng Swift nội bộ với 65 chi nhánh NHNNo&PTNT Việt Nam có hoạt động kinh doanh đối ngoại lớn, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán quốc tế cho khách hàng của toàn hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam. Kết quả cụ thể:
Bảng I: Kết quả hoạt động về đầu mối thanh toán quốc tế
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
Tăng trưởng bình quân/năm(%)
Số lượng ngân hàng đại lý
600
657
702
749
865
8
Nối mạng Swift với chi nhánh
35
46
53
65
73
23
Tổng số tiền chuyển đi
(tỷ đồng)
16.820
25.374
37.239
45.165
44.758
30
Tổng số tiền chuyển đến
(tỷ đồng)
14.580
26.105
40.254
59.733
100.725
63
(Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế)
2.2. Quản lý kinh doanh vốn:
- Thực hiện quản lý tài khoản Nostro của NHNNo&PTNT Việt Nam đảm bảo an toàn, hiệu quả và phục vụ tốt cho hoạt động thanh toán quốc tế toàn hệ thống.
- Thực hiện quản lý các nguồn vốn, đặc biệt trong những thời điểm NHNNo&PTNT Việt Nam thiếu vốn thanh toán, Sở giao dịch đã thực hiện nhiều giao dịch vay vốn, cầm cố giấy tờ có giá, Swap trên thị trường liên ngân hàng, thị trường mở với chi phí thấp, đảm bảo dự trữ bắt buộc, an toàn thanh toán toàn hệ thống.
- Đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh, vừa tạo ra các tài sản có tính thanh khoản cao, vừa nâng hiệu quả sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong toàn hệ thống. Sau đây là kết quả cụ thể:
Bảng II: Kết quả về quản lý kinh doanh vốn:
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
10Tháng 2006
1.Doanh số giao dịch vốn (tỷ đồng)
5163
13771
8674
24740
43172
-Tiền gửi
4218
9871
5534
12535
41222
-Tiền vay
549
3840
3140
12205
1950
2.Doanh số giao dịch vốn(USD)
1659
1598
4064
4090
2138
-Tiền gửi
1624
1542
3948
4009
2046
-Tiền vay
35
56
116
81
92
3.Đấu thầu giấy tờ có giá(tỷ đồng)
30
50
1188
1835
3849
-Đấu thầu trái phiếu CP
30
50
0
0
50
-Đấu thầu tín phiếu kho bạc
0
0
1188
1835
3799
4.Hoạt động thị trường mở (tỷ đồng)
12
16,7
728,9
1374
4700
-Mua giấy tờ có giá
12
16.7
138
150
2550
-Bán giấy tờ có giá
0
0
591
1224
2150
(Nguồn: Phòng NV & KHTH)
Ta có thể thấy trong những năm đầu hoạt động: tình hình kinh doanh của Sở giao dịch khá khiêm tốn đặc biệt những nghiệp vụ mới như: đấu thầu giấy tờ có giá (năm 2002 chỉ đạt 30 tỷ đồng), hoạt động thị trường mở cũng tỏ ra mới mẻ với lượng giao dịch mua giấy tờ có giá là 12 tỷ đồng. Nhưng chỉ sau 5 năm, mọi hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch trở nên sôi động cả về số lượng giao dịch lẫn giá trị giao dịch: điển hình như khối lượng giao dịch tăng 8 lần từ năm 2002 đến 2006. Và các hoạt động mới như: đấu thầu giấy tờ có giá hay hoạt động thị trường mở cũng tăng trưởng mạnh mẽ.
2.3. Đầu mối kinh doanh ngoại tệ:
Thực hiện nhiệm vụ đầu mối mua bán ngoại tệ trong toàn hệ thống, trong 5năm qua, hoạt động kinh doanh ngoại tệ có sự tăng trưởng cao, đặc biệt sau khi thực hiện văn bản 901A của NHNNo&PTNT Việt Nam đã khuyến khích các chi nhánh khai thác được ngoại tệ từ khách hàng xuất khẩu, đáp ứng cơ bản nhu cầu ngoại tệ của khách hàng nhập khẩu với các hình thức mua bán linh hoạt như: mua bán kỳ hạn, giao ngay, hoán đổi và đa dạng hóa các loại ngoại tệ nhằm mở rộng thị trường giao dịch trong nước và quốc tế: từ năm 2002 đến 2006 doanh số mua và doanh số bán đều tăng 3-4 lần, đây cũng là những tín hiệu cho thấy sự mở rộng kinh doanh của Sở giao dịch I Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bảng III: Kết quả về kinh doanh ngoại tệ:
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
Doanh số mua bán
(triệu USD)
579.8
1021.5
1158.2
1510.9
1952.1
-Doanh số mua
275.1
510.7
540
749.4
987.9
-Doanh số bán
304.7
510.8
618.2
761.5
964.2
(Nguồn: Phòng KDNN & TTQT)
2.4. Hạch toán loại vốn, quỹ của NHNNo&PTNT Việt Nam:
Với vai trò là Sở giao dịch đầu mối duy nhất quản lý, hạch toán điều hòa vốn: nội tệ và ngoại tệ cho các chi nhánh trong toàn hệ thống: năm 2002, Sở giao dịch nhận bàn giao tài khoản tiền gửi ngoại tệ của các chi nhánh, tài khoản Nostro từ Sở giao dịch II; nhận bàn giao tài khoản theo dõi vốn vay, quỹ và vốn tập trung toàn hệ thống từ Sở giao dịch I; năm 2004, tập trung hạch toán điều hòa vốn nội tệ từ Thành phố Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần thơ Đồng thời thực hiện quản lý cân đối và hạch toán vốn, quỹ của NHNNo&PTNT Việt Nam; hạch toán các hoạt động thị trường mở, thị trường liên ngân hàng; đầu mối tiếp nhận, quản lý, thanh toán vốn vay các dự án vay vốn nước ngoài; tập trung và hạch toán các lệnh chuyển tiền liên ngân hàng toàn quốc; quản lý tài khoản Nostro, tài khoản tiền gửi ngoại tệ của các chi nhánh đảm bảo kịp thời, chính xác, an toàn. Kết quả như sau:
Bảng IV: Kết quả về hạch toán vốn và quỹ của Sở giao dịch
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
Doanh số điều hoà vốn USD (triệuUSD)
2815
2104
2300
4006
5506
Doanh số điều hoà vốn VNĐ (tỷVNĐ)
39430
100042
105956
127972
245661
(Nguồn: Phòng KTNQ)
2.5. Huy động vốn:
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/09/2006 đạt 4545 tỷ đồng, tăng 3981 tỷ đồng ( gấp 8lần) so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân 72%/năm; bình quân nguồn vốn đạt 65 tỷ đồng/1cán bộ. Về cơ cấu:
- Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 24%, tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào, tăng cường năng lực tài chính.
- Nguồn vốn trung hạn, dài hạn từ tháng 12 trở lên tăng từ 43,6% năm 2002 lên 55,6% năm 2006 trong tổng nguồn vốn, tạo lập nguồn vốn ổn định và tự cân đối nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư cho vay các dự án.
2.6 Hoạt động cho vay vốn:
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2006 là 3060 tỷ đồng, tăng 1601 tỷ đồng (gấp 7 lần) so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 55%/năm; dư nợ bình quân đầu người đạt 18.3 tỷ đồng. Hoạt động cho vay của Sở giao dịch có sự tăng trưởng tốt cả về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ, chất lượng tín dụng được củng cố và nâng lên rõ rệt:
- Các khoản vay mới được thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, thu hồi đầy đủ nợ đến hạn cả gốc và lãi. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm thấp: từ 21,7% năm 2002 xuống còn 0.68% đến 31/9/2006.
- Công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ được tăng cường, tập trung vào chấn chỉnh kịp thời các sai sót phát sinh, nâng cao chất lượng tín dụng.
- Tích cực thực hiện cơ cấu lại nợ, lành mạnh tài chính:
+ Đã có nhiều biện pháp tích cực, kiên quyết đôn đốc thu nợ quá hạn, nợ tồn đọng phát sinh từ trước năm 2002 đạt kết quả: trong 5 năm đã thu hồi được 37,3 tỷ đồng nợ quá hạn và nợ đã xử lý rủi ro: thái độ hợp tác của các đơn vị có nợ tồn đọng trong việc trả nợ đã có nhiều chuyển biến tốt hơn.
+ Hoàn thiện hồ sơ sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất là tài sản đảm bảo cho các khoản nợ tồn đọng nhóm I để bán, phát mại tài sản để thu hồi nợ, tổng số tiền thu hồi được 5,3 tỷ đồng.
+ Trình NHNNo&PTNT Việt Nam các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi phát sinh từ trước năm 2002 ( Khi còn cơ chế cho vay thông qua chi nhánh) về các chi nhánh quản lý, hạch toán, đôn đốc thu hồi nợ. Phối hợp tốt với các chi nhánh hoàn thiện hồ sơ các khoản nợ tồn đọng để trình xử lý. Kết quả đã xử lý nợ tồn đọng nhóm II được 2 đơn vị, số tiền: 1261000 USD.
II.HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CHO VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I.
1. Một số kết quả kinh doanh của Công tác cho vay tại sở giao dịch I Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm gần đây.
Bảng V: Số liệu Thống kê dư nợ một số hoạt động kinh doanh:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu hoạt động
31/12/2004
31/12/2005
31/12/2006
So sánh 2006/2004
1. Số dự án được thẩm định
816
1082
1129
1.38
2. Số dự án được Sở giao dịch I chấp nhận cho vay
741
926
848
1.144
3. Tổng cho vay dư nợ
2.802
3.482
3.060
1.092
- Doanh số cho vay ngắn hạn
2278
2675
2359
1.0355
- Doanh số cho vay trung, dài hạn
524
807
701
1.3377
4. Cơ cấu cho vay theo tiền tệ
2.802
3.482
3.060
1.092
- Doanh số cho vay ngoại tệ
1120
1281
1267
1.131
- Doanh số cho vay bằng VNĐ
1682
2201
1793
1.066
5. Cơ cấu dư nợ cho vay theo dự án.
1.359,1561
1.830,5455
2.468,7619
1.816
- Doanh số cho vay Doanh nghiệp Nhà nước
910,6346
1409,52
2182,3856
2.396
- Doanh số cho vay Ngoài Quốc Doanh
108,7325
109,8327
214,7822
1.975
- Doanh số cho vay hộ gia đình
339,789
311,1928
71,594
0.21
6.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam.docx