MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Tổng quan về dự án đầu tư của NHTM: 3
1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư: 3
1.1.2. Đặc trưng của dự án đầu tư: 4
1.1.3. Phân loại dự án đầu tư: 5
1.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 6
1.2.1. Khái niệm thẩm định tài chính dự án: 6
1.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án: 6
1.2.2.1. Thẩm định tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn của dự án: 6
1.2.2.2. Thẩm định dòng tiền của dự án: 7
1.2.2.3.Thẩm định lãi suất chiết khấu: 9
1.2.2.4. Thẩm định rủi ro của dự án: 10
1.2.3. Phương pháp thẩm định dự án 13
1.2.3.1. Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) 13
1.2.3.2.Phương pháp tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) 14
1.2.3.3. Tỷ suất hgoàn vốn nội bộ có điều chỉnh (MIRR) 15
1.2.3.4. Chỉ số doanh lợi (PI) 15
1.2.3.5. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư (PP) 16
1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 16
1.3.1. Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án: 16
1.3.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng thâm định tài chính dự án 17
1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án 18
1.3.3.1. Các chỉ tiêu định tính: 18
1.3.3.2. Các chỉ tiêu định lượng: 19
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định TCDA 21
1.3.4.1. Các nhân tố chủ quan 21
1.3.4.2. Các nhân tố khách quan 23
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NAM ĐÔ, CHI NHÁNH NAM H À NỘI 25
2.1. Khái quát về NHNo& PTNT 25
2.1.1. Giới thiệu về ngân hàng: 25
2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại phòng giao dịch Nam Đô,chi nhánh Nam Hà Nội NHNo & PTNT Việt Nam: 29
2.1.1.1.Huy động vốn: 29
2.1.2.2 Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn: 31
2.2.4. Nợ xấu và nợ quá hạn 34
2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại phòng giao dịch Nam Đô 35
2.2.1. Quy trình thẩm dịnh dự án tại ngân hàng 35
2.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng 36
2.2.2.1 Thẩm định tổng mức vốn đầu tư 36
2.2.4.2.Thẩm định dòng tiền của dự án. 36
2.2.4.3.Phân tích và tính toán các chỉ tiêu đánh giá về mặt tài chính của dự án 36
2.2.3. Thời gian thẩm định: Về chất lượng hoạt động tín dụng: 37
2.2.3. Thời gian thẩm định 37
2.2.4. Nợ xấu và nợ quá hạn 37
2.3. Thẩm định doanh nghiệp vay vốn 39
2.3.1Giới thiệu về doanh nghiệp và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công ty Cổ phần Gang thép Công nghiệp Việt Bắc 39
2.3.2 Thẩm định chi tiết dự án 46
2.3.3 Kết luận và đề xuất 59
2.4.Đánh giá chất lượng TĐ tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay vốn của NHNo & PTNT Đông Hà Nội. 61
2.4.1.Những kết quả đạt được. 61
2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân 62
2.4.2.1.Hạn chế: 62
2.4.2.2.Nguyên nhân: 64
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NAM ĐÔ CHI NHÁNH NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI 66
3.1.Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng: 66
3.1.1.Định hướng trong hoạt động cho vay của phòng giao dịch Nam Đô: 66
3.1.2. Quan điểm về chất lượng thẩm định dự án tại ngân hàng: 67
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng TĐ TCDA trong hoạt động cho vay: 67
3.2.1. Nâng cao nhận thức và vai trò của chất lượng TĐ 67
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TĐ: 69
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ công tác thẩm định 70
3.2.4. Hoàn thiện nội dung và phương pháp TĐ TCDA: 71
3.2.4. Hoàn thiện phương pháp TĐ tài chính DA 73
3.2.5. Tăng cường trang thiểt bị và công nghệ phục vụ TĐ DA 75
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng TĐ TCDA: 75
3.3.1 Kiến nghị với chính phủ: 75
3.3.3. Kiến nghi NHNo & PTNT Việt Nam 76
KẾT LUẬN 78
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại phòng giao dịch Nam Đô chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội năm 2009 đã tập trung cho các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Do vậy,mặc dù phòng giao dịch mới thành lập được 2 năm song tổng dư nợ của phòng giao dịch là 196 816 triệu đồng,tăng 3,0475 lần so với năm 2008.Với năm 2009,phòng giao dịch đã đầu tư dây chuyền cho các công ty thuộc tập đoàn than khoang sảnvới doanh số hàng chục tỷ đồng.Ngoài ra, phòng giao dịch còn tiếp tục đầu tư với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Xét về loại tiền: Dư nợ bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.Năm 2008,chiếm 100%; năm 2009, chiếm 81,7% đạt 160 794 triệu đồng.Có được điều này là do các dự án mà chi nhánh cho vay chủ yếu là các dự án của doanh nghiệp Viêt Nam hoạt động trong lãnh thổ.Năm 2009,dư nợ ngoai tệ chiếm 18,3%.
Xét về kỳ hạn: trong 2 năm hoạt động của mình,Phòng giao dịch chủ yếu cho vay các dự án ngắn hạn,với tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm trên 90%.và tăng cao.Năm 2009 dư nợ ngắn hạn tăng đến 2,45 lần năm 2008.Trong khi đó,tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạnnăm 2009 lên 7055 triệu đồng, tăng 4 lần so với năm 2008.Đây là con số không cao,song lại đánh dấu việc tăng thêm doanh thu từ lãi và cho thấy khả năng đáp ứng vốn cho tín dụng ngày càng cao của ngân hàng.
Về chất lượng hoạt động tín dụng:
Công tác tín dụng tại phòng giao dịch Nam Đô, chi nhánh Nam Hà Nội trong 2 năm qua với 90% thu nhập được tạo ra từ họat động tín dụng.Bằng việc thiết lập quan hệ kinh doanh toàn diện và chọn lọc với các công ty nhỏvà vừa. Phòng giao dịch đã góp vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các ngành kinh tế tiềm năng phát triển như: sắt, dược phẩm , giấy, than...Bên cạnh đó, công tác kiểm soát tín dụng được thực hiện toàn diện trên quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao hiệu quả , an toàn.
Tình hình nợ xấu của phòng giao dịch Nam Đô NHNo & PTNT Nam Hà Nội
Chỉ tiêu
2008
2009
Nợ xấu
0
887
Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ
0
1.52
Ngay từ đầu phòng giao dịch đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án,đẩy mạnh việc thu nợ,thường xuyên ra soát các khoản cho vay nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
Kết quả kinh doanh
Từ cuối năm 2007 và trong năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với nguy cơ lạm phát cao.Thêm vào đó là sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà tại Mỹ lan rộng thành khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đẩy tình trạng nợ xấu, vỡ nợ leo thang.
Sự biến động của các mặt hàng thiết yếu tăng như: xăng , dầu, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, nguyên vật liệu xây dựng.Lạm phát tăng mạnh khiến thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đóng băng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiền tệ và sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế.
Kết quả tài chính của phòng giao dịch Nam Đô NHNo& PTNT Nam Hà Nội giai đọan 2008- 2009:
( đơn vị : tr đồng)
Chỉ tiêu
2008
2009
Tổng thu nhập
25530
28810
Tổng chi
23770
23800
Lợi nhuận trước thuế
1760
5010
Sau 2 năm hoạt động, tổng thu và tổng chi của Phòng giao dịch tăng: tổng thu nhập của năm 2009 tăng 128 %so với năm 2008, tương ứng với tổng chi năm 2009 tăng 0,13% .Điều này thấy rõ, khi nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng đều tăng. Theo quy chế cho vay với khách hàng của NHNo& PTNT Việt Nam thì trong thời gian không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ thông tin và hồ sơ thẩm định hợp lệ quy định của ngân hàng , phải quyết định cho vay hay không cho vay, thông báo cho khách hàng biết. Trường hợp không cho vay, ngân hàng cần thông báo bằng văn bản cho khách hàng, trong đó nêu rõ lý do từ trối cho khách hàng vay.
2.2.4. Nợ xấu và nợ quá hạn
Trong 2 năm, nguồn cho vay trung và ngắn hạn tại Phòng giao dịch Nam Đô đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dự nợ cho vay
Chỉ tiêu
2008
2009
Số dự án xin vay
5
14
Số dự án được phê duyệt
3
5
+ Tỷ trọng
60%
35,7%
Tổng dư nợ cho vay tài trợ dự án
9
23
Từ số liệu ở trên chúng ta thấy rõ tỷ trọng của tổng dư nợ cho vay tài trợ dụ án trên tổng dư nợ đều tăng qua các năm.Số dự án được phê duyệt trên tổng số dự án xin vay ngày càng lớn. Nguyên nhân do phòng ngày càng chú trọng vào kênh cho vay theo dự án đầu tư. Số dự án xin vay năm 2009 là 35 dự án tăng gần gấp đôi so với năm 2008.Theo đó tổng dư nợ cho vay tài trợ dự án tăng từ 9 tỷ VNĐ năm 2008 lên 23 tỷ năm 2009.
Chỉ tiêu
2008
2009
Tổng dư nợ cho vay dự án
9
23
Tổng nợ quá hạn
0
0,433
Tỷ lệ nợ quá hạn
0
0,019%
Tổng nợ xấu
0
0,887
Tỷ lệ nợ xấu
0
0,039%
2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại phòng giao dịch Nam Đô
2.2.1. Quy trình thẩm dịnh dự án tại ngân hàng
Diễn giải quy trình: Diễn giải quy trình
Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn lập Hồ sơ vay vốn.
Bước 2: Chuyên viên khách hàng tiếp nhận và kiểm tra Hồ sơ vay vốn, sau đó căn cứ vào từng hồ sơ vay vốn cụ thể của khách hàng, tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng và thực hiện việc thẩm định tín dụng đối với khách hàng và lập báo cáo thẩm định theo mẫu của Ngân hàng, chuyển Báo cáo thẩm định và hồ sơ vay vốn kèm theo cho lãnh đạo phòng kinh doanh thực hiện kiểm soát nội dung thẩm định tín dụng.
Bước 3: Sau khi kiểm soát, hồ sơ và Báo cáo thẩm định sẽ được chuyển cho lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt. Nếu khoản vay thuộc thẩm quyền xét duyệt của HĐTD chi nhánh, Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh, chuyên viên tín dụng cao cấp sẽ tiến hành xét duyệt. Nếu khoản vay vượt cấp xét duyệt của chi nhánh thì hồ sơ sẽ được chuyển lên phòng thẩm định ở Hội sở để tiến hành Tái thẩm định và sẽ do HĐTD hội sở, Ban Tổng Giám đốc, các chuyên gia tín dụng phê duyệt.
Bước 4: Chuyên viên khách hàng thực hiện lập thông báo Tín dụng và gửi tới khách hàng (sau khi khoản vay được cấp có thẩm quyền phê duyệt) thông báo việc Ngân hàng chấp nhận hay không chấp nhận khoản vay của khách hàng, các điều kiện kèm theo và các hồ sơ khách hàng cần bổ sung.Khoản vay được chấp thuận được ký kết hợp đồng và sẽ tiến hành giải ngân.
Bước 5: Chyên viên khách hàng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn và theo dõi hoạt động của khách hàng. Ban kiểm soát và Hỗ trợ kinh doanh tại phòng sẽ lưu trữ thông tin hồ sơ, theo dõi thu hồi việc khách hàng trả nợ gốc và lãi vay.
Công tác TĐ TCDA của phòng giao dịch Nam Đô thời gian qua đã đi vào nề nếp, hình thành quy trình tương đối hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, giúp cho quá trình thẩm định diễn ra khoa học và thống nhất:
Bước 1:Xác định mô hình đầu vào và đầu ra của dự án
Bước 2: Phân tích để đưa ra số liệu
Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở
Bước 4: Lập bảng tính trung gian
Bước 5: Lập báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ
Bước 6: Lập bảng cân đối kế hoạch và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của DA
Bước 7: Phân tích độ nhạy của DA
2.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng
2.2.2.1 Thẩm định tổng mức vốn đầu tư
a. Tổng vốn đầu tư của dự án:
Cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trược giá, phát sinh them khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ…Từ đó đưa ra vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà NHNN và PTNT Việt Nam nên tham gia vào dự án.
b. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án.
Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng nhu cầu đáp ứng vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công…
2.2.4.2.Thẩm định dòng tiền của dự án.
Nội dung của công tác thẩm định dòng tiền của dự án tại NHTM bao gồm:
Kiểm tra tính chính xác, hợp lý của các số liệu doanh thu và chi phí dự án.
Tính toán lại dòng tiền ròng của dự án theo quan điểm của Ngân hàng.
2.2.4.3.Phân tích và tính toán các chỉ tiêu đánh giá về mặt tài chính của dự án
- Đánh giá tính khả thu của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư.
- Đánh giá về thì trường , khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của DA và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào tính toán.
- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ .Từ đó xác định giá thành sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của DA, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức độ vốn lưu động tự có của chủ dự án.
- Chế độ thuế hiện hành, và văn bản ưu đãi đối với DA để xác định trách nhiệm của chủ đầu tư.
2.2.3. Thời gian thẩm định: Về chất lượng hoạt động tín dụng:
Tình hình nợ xấu của phòng giao dịch Nam Đô NHNo & PTNT Nam Hà Nội
Chỉ tiêu
2008
2009
Nợ xấu
0
887
Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ
0
1.52
Ngay từ đầu phòng giao dịch đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án,đẩy mạnh việc thu nợ,thường xuyên ra soát các khoản cho vay nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
2.2.3. Thời gian thẩm định
Theo quy chế cho vay với khách hàng của NHNo& PTNT Việt Nam thì trong thời gian không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ thông tin và hồ sơ thẩm định hợp lệ quy định của ngân hàng , phải quyết định cho vay hay không cho vay, thông báo cho khách hàng biết. Trường hợp không cho vay, ngân hàng cần thông báo bằng văn bản cho khách hàng, trong đó nêu rõ lý do từ trối cho khách hàng vay.
2.2.4. Nợ xấu và nợ quá hạn
Trong 2 năm, nguồn cho vay trung và ngắn hạn tại Phòng giao dịch Nam Đô đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dự nợ cho vay
Chỉ tiêu
2008
2009
Số dự án xin vay
5
14
Số dự án được phê duyệt
3
5
+ Tỷ trọng
60%
35,7%
Tổng dư nợ cho vay tài trợ dự án
9
23
Từ số liệu ở trên chúng ta thấy rõ tỷ trọng của tổng dư nợ cho vay tài trợ dụ án trên tổng dư nợ đều tăng qua các năm.Số dự án được phê duyệt trên tổng số dự án xin vay ngày càng lớn. Nguyên nhân do phòng ngày càng chú trọng vào kênh cho vay theo dự án đầu tư. Số dự án xin vay năm 2009 là 35 dự án tăng gần gấp đôi so với năm 2008.Theo đó tổng dư nợ cho vay tài trợ dự án tăng từ 9 tỷ VNĐ năm 2008 lên 23 tỷ năm 2009.
Chỉ tiêu
2008
2009
Tổng dư nợ cho vay dự án
9
23
Tổng nợ quá hạn
0
0,433
Tỷ lệ nợ quá hạn
0
0,019%
Tổng nợ xấu
0
0,887
Tỷ lệ nợ xấu
0
0,039%
2.3. Thẩm định doanh nghiệp vay vốn
2.3.1Giới thiệu về doanh nghiệp và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công ty Cổ phần Gang thép Công nghiệp Việt Bắc
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Gang thép Công nghiệp Việt Bắc
- Địa chỉ: Xóm Trại – Xã Cự Tân – Huyện Đại Từ - Thái Nguyên
- Người đại diện: Ông Ngô Duy Thiết – Chức vụ: Tổng giám đốc
- Ngành nghề kinh doanh:
- Chế biến hàng nông lâm sản, thực phẩm
- Đầu tư khai thác khoáng sản
- Sản xuất gang thép
- Mua bán máy móc, thiết bị phục vụ ngành khai thác khoáng sản
- Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật đường dây tải điện
- Chế biến khoáng sản và khai thác lâm sản…
2.3.1.1. Hồ sơ pháp lý của Công ty:
- Điều lệ hoạt động của Công ty CP Gang théo Công nghiệp Việt Bắc:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1803000463 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 08/01/2007 và sửa đổi lần 1 ngày 10/04/2007.
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế số 2600377146 do cục thuế tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 17/01/2007;
- Biên bản họp hội đồng quản trị Công ty cổ phần gang thép công nghiệp Việt Bắc ngày 05/01/2007 về việc bầu Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty;
- Quyết định số 11/QĐ - VN của Chủ tịch HĐQT Công ty ngày 22/03/2007 về việc bổ nhiệm Ông Đào Xuân Hải làm kế toán trưởng công ty;
- Quy chế hoạt động tạm thời của HĐQT Công ty cổ phần gang thép Công nghiệp Việt Bắc ngày 02/04/2007;
- Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc sửa đổi điều lệ ngày 09/05/2007;
- Biên bản Đại hội đồng cổ đông bầu Hội đồng quản trị ngày 20/12/2006;
- Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông ngày 23/05/2007 về việc tăng vốn điều lệ công ty lên 40 tỷ;
Hồ sơ pháp lý còn thiếu:
- Thay đổi đăng ký kinh doanh sau khi tăng vốn điều lệ;
- Giấy chứng nhận góp vốn của các cổ đông.
2.3.1.2. Danh sách cổ đông sáng lập:
Vốn điều lệ của Công ty: 40.000.000.000 đồng (Bốn mươi tỷ đồng VN), bao gồm các cổ đông.
TT
Tên cổ đông
Hộ khẩu thường trú
Giá trị vốn
góp (Đồng)
Tỷ lệ
góp vốn
1
Công ty TNHH Đồng Đại (Do Ông Ngô Duy Thiết đại diện)
Số 10 Trần Khát Chân – Q.Hai Bà Trưng – HN
20.000.000.000
50%
2
Trung tâm XNK và DV KT – Đồng Tiến (do ông Đào Sơn Hà đại diện)
Số 5 – Thái Hà - Ba Đình – Hà Nội
8.000.000.000
20%
3
Trần Thanh Đại
Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình – Hà Nội
6.000.000.000
15%
4
Lê Mạnh Hùng
Trương Định – Hoàng Mai – Hà Nội
6.000.000.000
15%
Đến thời điểm hiện tại, các cổ đông của Công ty đã góp được 20.000.000.000 VNĐ. Trong đó:
- Trung tâm XNK và Dịch vụ vật tư kỹ thuật góp: 4.000.000.000 VNĐ bằng tiền mặt.
- Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Đồng Đại góp: 10.000.000.000 VNĐ bằng máy khai thác, dây chuyền nghiền tuyển.
- Ông Trần Thanh Đại và Ông Lê Mạnh Hùng góp 3.000.000.000 VNĐ/người bằng tiền mặt.
2.3.1.3. Lãnh đạo công ty:
- Chủ tịch HĐQT Công ty: Ông Đào Sơn Hà là người đại diện cho Trung tâm XNK và Dịch vụ vật tư kỹ thuật đơn vị góp vốn, là người có kinh nghiệm nhiều năm lãnh đạo, đặc biệt là kinh doanh thương mại.
- Giám đốc Công ty: Ông Ngô Duy Thiết, từng làm lãnh đạo tại công ty TNHH Đầu tư Thương mại Đồng Đại, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh khai thác mỏ.
- Kế toán trưởng: Ông Đào Xuân Hải từng làm kế toán và kế toán trưởng các đơn vị có năng lực quản lý.
2.3.1.4. Tài chính của doanh nghiệp:
Công ty CP Gang thép Công nghiệp Việt Bắc được thành lập từ tháng 01/2006, số liệu tài chính công ty cung cấp đến 30/06/2007 như sau:
Bảng 2.1: Tình hình tài chính của doanh nghiệp
(Đơn vị: Tr.đ)
TT
Chỉ tiêu
30/06/2009
I
TSLĐ VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
24.655
-
Tiền và các khoản tương đương tiền
195
-
Phải thu khách hàng
14.830
-
Trả trước cho người bán
7.5
-
Phải thu nội bộ ngắn hạn
5
-
Chi phí trả trước ngắn hạn
332
-
Thuế GTGT được khấu trừ
195
-
Hàng tồn kho
-
-
Tài sản ngắn hạn khác (ký quỹ)
1.596
II
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ DÀI HẠN
16.208
-
Tài sản cố định hữu hình
15.952
Nguyên giá
15.952
Giá trị hao mòn luỹ kế
0
-
Tài sản cố định vô hình
256
Nguyên giá
256
Hao mòn
0
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
40.864
I
NỢ PHẢI TRẢ
20.838
1
Nợ ngắn hạn
19.238
-
Vay ngắn hạn
14.631
-
Phải trả người bán
3.011
-
Người mua trả tiền trước
1.596
-
Các khoản phải trả ngắn hạn khác
2
Nợ dài hạn
0
-
Vay và nợ dài hạn
1.600
II
NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
20.025
-
Vốn đầu tư của chủ sở hửu
20.025
-
Cổ phiếu quỹ
20.000
-
Lợi nhuận chưa phân phối
25
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
40.864
Bảng 2.2 : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty
Đơn vị :triệu đồng
TT
Tên chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
-
Doanh thu thuần
740.990
803.109
1.062.242
-
Giá vốn hàng bán
518.701
872.343
1.096.143
-
Lợi nhuận gộp
32.285
50.226
46.081
-
Chi phí bán hàng và quản lý
25.018
37.785
45.004
-
Doanh thu từ hoạt động tài chính
5.064
4.618
4.813
-
Chi phí hoạt động tài chính
20.213
23.168
20.571
-
Lợi nhuận khác
2.106
2.891
2.070
-
Lợi nhuận trước thuế
3.224
3.297
5.389
-
Thuế TNDN
381
516
1065
-
LN sau thuế
2.943
2.881
4.424
-
Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu
0.35 %
0.37%
0.42%
Bảng 2.3 : Bảng cân đối kế toán của công ty
Đơn vị : triệu đồng
TT
Tên chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
I
Tài sản LĐ và đầu tư ngắn hạn
370.183
335.412
366.861
-
Tiền
20.657
65.213
8.107
-
Các khoản phải thu
330.797
274.070
278.355
-
Hàng tồn tronh kho
33.829
35.638
76.269
-
TSLĐ khác
5.900
20.491
25.130
II
Tài sản CĐ và đầu tư dài hạn
50.614
55.550
62.417
-
TSCĐ
26.293
37.615
43.939
-
ĐTDH
34.321
27.935
28.478
Tổng TS
410.797
380.962
419.278
I
Nợ phải trả
370.455
338.474
373.598
-
Nợ ngắn hạn
363.144
331.855
369.934
-
Nợ dài hạn
8.311
7.619
4.663
II
Nguồn vốn chủ sở hữu
50.342
52.488
55.681
-
Vốn , quỹ
50.087
51.882
52.948
-
Kinh phí
355
706
3.733
Tổng NV
410.797
380.962
419.278
Bảng 2.4 : Các chỉ số phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh
TT
Tên chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Hệ số tài trợ
0,23
0,35
0.25
2
Hệ số thanh toán ngắn hạn
1,33
2,02
1,98
3
Hệ số thanh toán nhanh
0,62
0,66
0,69
4
Vòng quay HTK( vòng )
20
20,24
17,52
5
Vòng quay vốn lưu động ( vòng )
1,37
1,98
1,98
Bảng 2.5 : Cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Đơn vị : triệu đồng
TT
Vốn đầu tư
Số tiền
I
Vốn cố định
66.450
1
Xây lắp
20.540,3
2
Thiết bị
50.042,6
3
Kiến thiết cơ bản khác
4.254,5
4
Dự phòng
3.752,6
II
Vốn lưu động
25.000
1
Tiền lương trong tháng
2.400
2
Nguyên, nhiên liệu
8.400
3
Tiền điện 2 tháng
2.500
4
Vật tư và thiết bị thay thế trong 4 tháng
5.500
5
Các chi phí khác trong 2 tháng
600
Tổng vốn đầu tư
81.620
Tài sản của Công ty chủ yếu là máy móc thiết bị khai thác mỏ, và phương tiện vận tải.
Vay và nợ ngắn hạn, dài hạn của Công ty là dư nợ vay của Chi nhánh Công ty tại Hà Nội.
Ngày 04/07/2007, Công ty có danh sách cổ đông góp vốn tăng vốn điều lệ lên 40.000.000.000 VNĐ, tuy nhiên theo báo cáo tài chính đến 30/06/2007 tổng số tiền đã góp của các cổ đông là 20.000.000.000 VNĐ, hiện chưa có giấy tờ chứng minh số vốn góp tăng thêm 20.000.000.000 VNĐ của các cổ đông.
2.3.1.5. Quan hệ các tổ chức tín dụng:
Đến thời điểm hiện tại Công ty chưa có quan hệ tín dụng với bất kỳ tổ chức tín dụng nào.
Chi nhánh tại Hà Nội của công ty hiện đang có quan hệ tín dụng, mở L/C tại chi nhánh Nam Hà Nội. Dư nợ đến 09/07/2009như sau:
- Dư nợ trung hạn: 1.600.000 VND
- Dư nợ ngắn hạn: 14.916.000.000 VND
- Dư nợ ngăn hạn: 585,387.20 USD
- Dư mở L/C: 0USD.
- Tổng dư nợ và mở L/C: 25.940.701.720 VND (cả ngoại tệ quy đổi)
2.3.2 Thẩm định chi tiết dự án
2.3.2.1 Giới thiệu chung về dự án và đặc điểm của dự án
- Mục đích đầu tư: Dự án đầu tư khai thác chế biến quặng sắt của Công ty Cổ phần Gang thép công nghiệp Việt Bắc nhằm mục đích
- Mua lại quyền khai thác 02 mỏ sắt tại Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
+ Mỏ sắt Cự Lộc, xã Cự Tân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
+ Mỏ sắt Cự Tuyên, xã Nguyên Giáp, huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Mua lại dây chuyền nghiền tuyển quặng.
- Mua sắm bổ sung thiết bị khai thác, chế biến.
Trong đó, quyền khai thác mỏ và dây chuyền tuyển quặng được mua lại của Công ty TNHH Đầu tư Đồng Đại.
- Sự cần thiết phải đầu tư:
Trước hết, đầu tư mua quyền khai thác quặng sắt và tài sản tại 2 mỏ nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho Xưởng chế biến nghiền tuyển quặng đang được xây dựng và Nhà máy luyện gang lò cao trong chiến lược phát triển của Công ty… Đây là những dự án nằm trong chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên, nhất là sự ưu tiên phát triển đối với các huyện vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa… góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Thứ hai, khi thực hiện đầu tư dự án này sẽ tạo thêm việc làm mới cho người lao động có thu nhập cao và ổn định, góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương và nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo cơ sở dịch vụ mới cho khu vực.
Thứ ba, đầu tư dự án sẽ tận dụng và khai thác được lợi thế về tài nguyên của địa phương, và các lợi thế về hạ tầng của cụm công nghiệp tại huyện Đại Từ.
2.3.2.2 Hồ sơ pháp lý của dự án
- Giấy đề nghị vay vốn;
- Quyết định số 484/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2006 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc cấp lại giấy phép khai thác, chế biến quặng sắt tại mỏ sắt Cự Lộc, xã Cự Tân huyện Đại Từ cho công ty TNHH Đầu tư Thương Mại Đồng Đại.
- Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 22 tháng 03 năm 2007 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc cho phép Công ty TNHH Đầu tư thương mại Đồng Đại chuyển nhượng quyền khai thác, chế biến mỏ sắt xóm Trại, xã Nguyên Giáp huyện Đại Từ cho Công ty CP Gang Thép Công Nghiệp Việt Bắc.
- Quyết định số 349/QĐ-CT ngày 11 tháng 02 năm 2004 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc gia hạn giấy phép khai thác, chế biến mỏ sắt Cự Lộc, xã Cự Tân, huyện Đại Từ cho công ty TNHH Đầu tư Thương Mại Đồng Đại.
- Quyết định số 1393/QĐ-CT ngày 06 tháng 05 năm 2004 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc cấp lại giấy phép khai thác, chế biến tận thu mỏ sắt Chiến Thắng, xã Cự Tân, huyện Đại Từ cho Công ty TNHH Đầu tư Thương Mại Đồng Đại.
- Quyết định số 2337/QĐ-UB ngày 23 tháng 07 năm 2002 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc thu hồi mỏ quặng sắt Cự Lộc, xã Cự Tân huyện Đại Từ hiện do công ty TNHH Quảng Đại quản lý khai thác và tận thu. Giao cho Công ty TNHH Đầu tư Thương Mại Đồng Đại quản lý và khai thác tận thu.
- Quyết định số 1453/QĐ-UB ngày 14 tháng 05 năm 2002 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc cho phép Công ty TNHH Đầu tư Thương Mại Đồng Đại quản lý và khai thác tận thu tại mỏ sắt Cự Lộc, xã Cự Tân, huyện Đại Từ
- Quyết định số 3001/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2006 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc chấp thuận sự án khai thác, chế biến và sản xuất Gang đúc của công ty TNHH Đầu tư Thương Mại Đồng Đại.
- Quyết định số 905/QĐ-UBND ngày 24 tháng 04 năm 2007 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc thay đổi chủ đầu tư tại mục 2 điều 1, Quyết định số3001/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2006 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên sang cho công ty CP Gang thép Công Nghiệp Việt Bắc.
Công văn số: 2569/BCN-CLH của Bộ Công Nghiệp gửi UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc xem xét ra hạn quyền khai thác chế biến quặng sắt tại ba điểm mỏ: Mỏ sắt Cự Tuyên, Mỏ sắt Chiến Thắng, Mỏ sắt Cự Tân lên 20 năm cho công ty CP Gang thép Công Nghiệp Việt Bắc.
- Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường ngày 17/09/2005 của phòng tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên về việc xác nhận dự án đầu tư chiều sâu lắp đặt dây chuyền khai thác, chế biến nghiền tuyển quặng sắt của công ty Đầu tư Thương Mại Đồng Đại tại xóm Trại, xã Cự Tân, Đại Từ, Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn môi trường ngày 14/06/2005.
- Quyết định số 3132/QĐ-UBND ngày 09 tháng11 năm 2006 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc xác nhận dự án đầu tư chiều sâu lắp đặt dây chuyền khai thác, chế biến nghiền tuyển quặng sắt của Công ty Đầu tư Thương mại Đồng Đại tại xóm Trại , xã Cự Tân, Đại Từ, Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn môi trường ngày 14/06/2005;
- Quyết định số 3132/QĐ - UBND ngày 09/11/2006 của UBND Tỉnh thái Nguyên về việc cập lại giấy phép sử dụng vật liệu cháy nổ công nghiệp cho Chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư thương mại Đồng Đại tại mỏ Cự Lộc, Cự Tân, Đại Từ, Thái Nguyên;
- Hợp đồng kinh tế số 01/2009/GTCN - Đ ĐC155 ngày 08/05/2009 ký giữa Công ty và Đoàn địa chất 153 về việc khảo sát địa chất quặng sắt khu Cự Lộc, Cự Tân – Đại Từ, Thái Nguyên;
- Báo cáo đánh giá quặng sắt xóm Trại, xóm Trại huyện Đại Từ, Thái Nguyên của Đoàn địa chất 153.
- Hợp đồng kinh tế số 08/GTCN - ĐPH ngày 28/06/2009 ký giữa Công ty CP Gang thép Công nghiệp Việt Bắc và Công ty Đầu tư Thương mại Đồng Đại về việc chuyển nhượng quyền khai thác 02 mỏ quặng sắt: Mỏ quặng sắt xã Cự Tuyên và Cự Thắng.
- Biên bản họp ĐH ĐCĐ ngày 10/04/2009 về việc “Đầu tư dự án khai thác , chế biến quặng sắt”.
- Biên bản họp ĐHĐCĐ chấp thuận ký hợp đồng mua mỏ với Công ty Đầu tư thương mại Đồng Đại ngày 15/04/2009;
- Biên bản họp Hội đồng quản trị ngày 10/05/2009 về việc uỷ quyền cho Ông Đào Sơn Hà ký kết hợp đồng kinh tế mua lại quyền khai thác mỏ.
- Biên bản họp Hội đồng quản trị ngày 24/05/2009 về việc uỷ quyền cho Ông Tổng giám đốc Công ty ký kết các hợp đồng, chứng từ cầm cố, thế chấp các tài sản đảm bảo tiền vay vể vay vốn Ngân hàng và triển khai dự án.
- Biên bản họp HĐQT về việc đồng ý cầm cố, thế chấp các tài sản đảm bảo tiền vay tại ngân hàng ngày 10/06/2009;
- Tổng dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của Công ty;
- Quyết định của Chủ tịch HĐQT về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư ngày 30/06/2009;
- Các hồ sơ yêu cầu bổ sung:
- Quyết định khai thác 02 mỏ sắt của UBND tỉnh Thái Nguyên thời hạn 20 năm cho Công ty;
- Chứng nhận của Phòng tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường đối với mỏ sắt Cự Tuyên.
2.3.2.3 Phân tích thị trường sản phẩm của dự án
- Giới thiệu sản phẩm của dự án:
Sản phẩm của dự án là Quặng sắt tinh chế có hàm lượng sắt đạt trên 60% đủ tiêu chuẩn xuất khẩu là nguyên liệu dùng cho ngành công nghiệp luyện phôi thép.
2.5.2.3.1 Khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
Đối với thị trường phôi thép trong nước.
Quặng sắt tinh chế có hàm lượng kim loại đạt từ 60% trở lên là nguyên liệu chính phục vụ cho ngành công nghiệp luyện thép dạng phôi. Do không đáp ứng được nguyên liệu từ quặng sắt tinh chế nên phần lớn các nhà máy luyện kim như Công ty thép Nam Đô, Công ty thép Hoà Phát… đều phải mua sắt thép phế liệu để luyện phôi thép, nhưng sản lượng rất thếp. Hàng năm chúng ta đều phải nhập hàng triệu tấn phôi thép từ nước ngoài để sản xuất th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25993.doc