MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: Lý luận chung về hoạt động tín dụng của NHTM 3
I. Khái quát chung về NHTM 3
1. Khái niệm về NHTM 3
2. Hoạt động của NHTM trong nền kinh tế 3
II. Hoạt động tín dụng của NHTM 5
1. Hoạt động tín dụng của NHTM 5
2. Đặc trưng cơ bản của tín dụng 7
2.1. Yếu tố lòng tin 7
2.2. Tính thời hạn và tính hoàn trả 8
III. Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 9
1. Khái niệm về Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 9
1.1. Khái niệm 9
1.2. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường. 9
1.2.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ cao về doanh nghiệp, về thu hút lao động và đóng góp thu nhập quốc dân cho đất nước. 10
1.2.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tích cực nhu cầu tiêu dùng xã hội ngày càng phong phú, đa dạng mà các doanh nghiệp lớn không thể làm được. 11
1.2.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực phân phối lưu thông và trong sản xuất, chế biến hàng hoá xuất khẩu. 11
1.2.4. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế địa phương, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng. 12
2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 13
2.1. Tín dụng ngân hàng là một công cụ tích tụ và tập trung vốn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp 13
2.2. Tín dụng ngân hàng là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế 14
2.3. Tín dụng ngân hàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tự do di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác 14
3. Chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 15
3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại 15
3.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 17
3.2.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ. 17
3.2.2. Chỉ tiêu về nợ quá hạn. 18
3.2.3. Chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng. 19
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 20
4.1. Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng 20
4.2. Nhân tố thuộc về khách hàng 23
4.3. Những nhân tố khách quan 24
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo & PTNT Tây Hà Nội 27
I. Khái quát về NHNN&PTNT Tây Hà Nội 27
1. Bối cảnh ra đời 27
2. Chức năng và nhiệm vụ 28
3.1. Ban lãnh đạo ngân hàng 29
3.2. Phòng Hành chính- Nhân sự 29
3.3. Phòng kế toán ngân quỹ 29
3.4. Phòng thẩm định 29
3.5. Phòng Thanh toán quốc tế 29
3.6. Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ. 29
3.7. Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp 29
3.8. Phòng Tín Dụng 29
4. Mô hình tổ chức màng lưới 29
II. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 30
1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh 30
1.1. Thuận lợi. 30
1.2. Khó khăn. 30
2. Tình hình hoạt động kinh doanh 31
2.1. Tình hình huy động vốn 31
2.2. Tình hình dư nợ 32
III. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội 33
1. Dư nợ 33
2. Tỷ lệ nợ quá hạn 36
3. Lợi nhuận thu được từ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 39
IV. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội 39
1. Những thành quả đạt được 39
2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân chủ yếu 40
2.1. Những hạn chế tồn tại 40
2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN 40
Chương III: Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội 44
I. Định hướng hoạt động tín dụng đối với các DNV&N tại chi nhánh NHNo &PTNT Tây Hà Nội 44
1. Kế hoạch hoạt động của ngân hàng 44
2. Định hướng hoạt động tín dụng đối với DNVVN 45
II. Giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội. 46
1. Đổi mới chính sách tín dụng 47
2. Về huy động vốn 48
3. Đổi mới và hoàn thiện thêm cơ chế cho vay đối với DNV&N 48
4. Thời hạn cho vay 50
5. Nghiêm túc thực hiện quy trình cho vay, đặc biệt là khâu thẩm định. 50
6. Tăng cường các biện pháp thu nợ, đảm bảo trả nợ và lãi vay Ngân hàng 51
7. Lãi suất cho vay 51
8. Những biện pháp làm giảm rủi ro tín dụng 52
8.1. Công tác dự phòng rủi ro 52
8.2. Chủ động giải quyết nợ có vấn đề 52
9. Xây dựng chiến lược về khách hàng và thông tin về khách hàng 53
III. Một số kiến nghị 54
1. Đối với Nhà nước 54
1.1. Công tác kiểm tra, kiểm soát 54
1.2. Khuyến khích đầu tư 54
2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 54
2.1. Ban hành cơ chế cho vay riêng, phù hợp với các DNVVN 55
2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng 55
3. Đối với NHNo & PTNT Việt Nam 55
Kết luận 57
Tài liệu tham khảo 59
68 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3480 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác tổ chức ngân hàng được thực hiện tốt chính là cơ sở tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Hơn nữa thực hiện tốt công tác này, ngân hàng đã làm cho guồng máy của mình hoạt động một cách uyển chuyển linh hoạt. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động ngân hàng nên luôn chú trọng công tác này để ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
* Thông tin tín dụng
Cho vay không phải là một vấn đề đơn giản. Trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng vốn vay có hiệu quả và đúng mục đích. Đó là chưa nói tới những kẻ mạo danh, mạo nhận là DN để cho vay trái phép, chiếm dụng vốn bất hợp pháp, gây rủi ro và tổn thất cho ngân hàng. Vì vậy, hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Nắm bắt kịp thời và chính xác luồng thông tin là điều kiện để xem xét, phân tích, nhằm tìm ra cơ hội tốt nhất trong kinh doanh cũng như đề phòng những rủi ro có thể xẩy ra trong các hoạt động của ngân hàng.
* Chất lượng đào tạo cán bộ ngân hàng
Chất lượng cán bộ là "cơ sở vật chất" để thực hiện những kế hoạch kinh doanh trong cơ chế thị trường thường xuyên thay đổi và có nhiều biến động như hiện nay. Do vậy trong quá trình tuyển chọn cán bộ ngân hàng cần phải ưu đãi những người có tư cách đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, năng động sáng tạo. Trong quá trình hoạt động thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại cán bộ để nâng cao chất lượng cán bộ, đảm bảo quá trình thực thi nhiệm vụ được nhanh chóng, chính xác, linh hoạt trong xử lý những sai sót có thể xẩy ra.
Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ được đào tạo với chất lượng, trình độ chuyên môn giỏi thì việc quản lý thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng nói riêng và các nghiệp vụ ngân hàng nói chung sẽ trở nên quy củ, có hệ thống và đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, nó còn giúp cho ngân hàng tránh được các rủi ro có thể xẩy ra.
* Những vấn đề thuộc về kiểm tra, thanh tra, kiểm soát
Mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, tăng cường cho vay mà không tính đến rủi ro, bất chắc có thể xẩy ra thì sẽ dễ dàng dẫn đến sự sụp đổ giải thể của mỗi ngân hàng.
Một trong những hoạt động có mục đích cho ngân hàng tránh được những rủi ro đó là công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát. Công tác này không chỉ được thực hiện đối với khách hàng (như kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay) mà còn được thực hiện đối với bản thân ngân hàng (như quy trình thực hiện cho vay, quá trình quản lý vốn vay, loại trừ cán bộ mất phẩm chất có hiện tượng tham ô, tham nhũng gây thất thoát tài sản làm mất uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.
Nâng cao chất lượng tín dụng cũng đồng thời là ngân hàng phải kịp phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Muốn vậy, việc đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ và trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát là một vấn đề mà không ngân hàng nào coi nhẹ.
4.2. Nhân tố thuộc về khách hàng
Đối với khách hàng: do nhu cầu vay vốn tín dụng của khách hàng là để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nên chất lượng tín dụng được đánh giá theo tính chất phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý. Thêm vào đó là thủ tục vay đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc tín dụng.
Khách hàng vừa là đại diện cho bên cung ứng vốn tín dụng, vừa là đại diện cho bên cầu vốn tín dụng. Với tư cách là người cung ứng vốn tín dụng, họ mong muốn nhận được từ ngân hàng một khoản lãi vay từ tiền gửi hay các dịch vụ thanh toán tiện lợi, do đó sự tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng sẽ tăng thêm tính ổn định của nguồn vốn huy động. Với tư cách là người vay, họ mong muốn được đáp ứng đầy đủ vốn phù hợp với yêu cầu kinh doanh có thời hạn vay và lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản nhanh chóng.
* Yếu tố con người
Nhân tố con người: bao gồm đạo đức của khách hàng, mục tiêu kinh doanh, nhiệm vụ, động cơ của người vay...
Những thông tin sai trái về người vay là một dấu hiệu nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả của người vay.
Một nhân tố khác không kém phần quan trọng là tính quyết tâm trong kinh doanh của khách hàng. Một người vay có tính quyết tâm cao sẽ là một điều kiện giúp cho phương án kinh doanh có thể thắng lợi từ đó có nguồn trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và đầy đủ, chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ được đảm bảo và uy tín của ngân hàng được nâng cao.
Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng cũng là một dấu hiệu cho khả năng đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng. Một nhà quản trị kinh doanh tốt là một người quản lý tốt đồng tiền vào ra của DN, kiểm soát được các chi phí, nhận biết các cơ hội kiếm lời và đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác, từ đó kiếm được lợi nhuận, có nguồn để trả nợ cho ngân hàng.
* Uy tín và khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng
Ngân hàng sẽ chỉ đồng ý cho vay nếu khách hàng chứng tỏ được khả năng tài chính và khả năng trả nợ của mình đối với ngân hàng. Ngân hàng không dám mạo hiểm cho vay đối với khách hàng nào mà uy tín bị giảm sút, khả năng tài chính đang có vấn đề. Vì vậy tài sản đảm bảo là một đòi hỏi của ngân hàng để đáp ứng cho nguồn trả nợ thứ hai bổ sung cho món vay. Giá trị tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền mà khách hàng được vay, vì ngân hàng căn cứ vào giá trị tài sản đảm bảo để xác định số tiền cho vay tối đa chỉ được 70% giá trị tài sản đảm bảo (nếu như không có quy định khác).
* Tính khả thi của dự án vay vốn
Khi dự án có khả thi thì các cán bộ sẽ dựa vào đó để quyết định cho vay, quy mô tín dụng sẽ được mở rộng. Đây còn là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng món vay, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Mặt khác, nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vay ngắn hạn cho đầu tư sản xuất cố định hoặc kinh doanh bất động sản thì sẽ không thu hồi kịp vốn để hoàn trả đúng hạn, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng.
4.3. Những nhân tố khách quan
* Môi trường kinh tế
Để ngân hàng có thể huy động được nhiều vốn mở rộng hoạt động tín dụng phục vụ cho việc phát triển kinh tế thì cần có một nền kinh tế ổn định. Một nền kinh tế phát triển ổn định, sẽ giúp cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động của mình, làm giá cả luôn giữ ở mức ổn định, tránh được tình trạng lạm phát hoặc giảm phát...
Ngân hàng sẽ khó tránh khỏi rủi ro nếu nền kinh tế không ổn định, chu kỳ kinh tế có tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong thời kỳ nền kinh tế thị trường bị suy thoái, sản xuất bị đình trệ, kinh doanh bị thu hẹp thì nhu cầu vốn tín dụng giảm và nếu vốn tín dụng đã được thực hiện thì cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hay khó có thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngược lại, thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh SXKD được mở rộng dẫn đến nhu cầu về vốn tăng, từ đó chất lượng tín dụng được nâng lên, giảm bớt rủi ro tín dụng. Như vậy, chu kỳ kinh tế ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của các khoản vốn tín dụng ngân hàng.
Ngoài ra, các chính sách và sự điều tiết của các cơ quan có thẩm quyền ở mỗi ngành, mỗi vùng đều có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
* Môi trường Xã hội - Chính trị
Khách hàng và ngân hàng thực hiện quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tín nhiệm giữa hai bên. Vì vậy sự tín nhiệm là cầu nối mỗi quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Uy tín của ngân hàng trên thị trường ngày càng cao thì sẽ thu hút được lượng khách hàng ngày càng đông. Mối quan hệ xã hội thể hiện cụ thể giữa ngân hàng và khách hàng là nhân tố không kém phần quan trọng quyết định tới quy mô, phạm vi hoạt động của mỗi ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.
Nhân tố chính trị cũng có ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động tín dụng. Thật vậy, một quốc gia không có sự biến động về chính trị hay không xảy ra chiến tranh là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn chú trọng tới an toàn của vốn đầu tư. Tình hình kinh tế chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đất nước. Riêng đối với ngân hàng, nó có ảnh hưởng tới việc huy động, cho vay và đầu tư vốn của ngân hàng. Điều đó có ý nghĩa là nhân tố này ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
* Môi trường pháp lý
Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng.
Pháp luật là bộ phận không thể thiếu được ở bất kỳ một nền kinh tế nào. Không có pháp luật hoặc các chính sách ban hành không phù hợp sẽ khiến cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nếu hệ thống pháp luật ban hành không đầy đủ, không đồng bộ, các văn bản dưới luật còn nhiều mâu thuẫn trong khi thực hiện và chưa thật phù hợp với các ban ngành, các đơn vị có liên quan đến hoạt động tín dụng thì có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
Pháp luật sẽ tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho mọi hoạt động SXKD của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao. Nó còn là cơ sở pháp lý để giải quyết mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế. Các DN cũng như ngân hàng phải tuân thủ những quy định nghiêm chỉnh của pháp luật thì hiệu quả và lợi ích sẽ được đảm bảo. Môi trường pháp luật này luôn được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hơn để nó ngày càng phù hợp hơn với sự phát triển chung của nền kinh tế, trong đó có hệ thống ngân hàng.
* Các nhân tố khác:
Ngoài những nhân tố nêu trên, hiệu quả của công tác cho vay của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng nhiều của nhân tố chủ quan, khách quan khác như: Thái độ phục vụ khách hàng, đạo đức xã hội, trang thiết bị phục vụ hoạt động hay những yếu tố môi trường như thời tiết, bệnh dịch..., và các biện pháp trong bảo vệ môi trường sinh thái.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNO & PTNT TÂY HÀ NỘI
I. KHÁI QUÁT VỀ NHNN&PTNT TÂY HÀ NỘI
1. Bối cảnh ra đời
Với mục tiêu phát triển bền vững, từng bước củng cố nâng cao vị thế và vai trò của NHNo&PTNT Việt Nam đối với sự nghiệp hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước. Từ đầu năm 2000, NHNo&PTNT Việt Nam có những bước chuyển biến rất rõ nét trong việc xác định chiến lược kinh doanh, xác định thị trường, thị phần. Quá trình xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh tại các đô thị loại I nhằm thu hút nguồn vốn, hiện đại hoá công nghệ, triển khai ứng dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại đã cho thấy với định hướng đúng, giải pháp phù hợp, NHNo&PTNT Việt Nam đã thu được những kết quả khả quan, tạo nên sức mạnh mới, vị thế mới trong hoạt động ngân hàng trong nước và quốc tế. Trong khi đó, khu vực phía tây Hà nội là nơi phát triển các khu công nghiệp, thu hút nhiều doanh nghiệp có tiềm năng lớn như: Tổng công ty vật tư nông nghiệp, Tổng công ty cà phê, Công ty xây dựng số 3…Ngoài ra còn có các doanh nghiệp làm kinh tế của Quân đội đang chiếm tỷ lệ đáng kể trên địa bàn. Nhìn chung các nhà máy, xí nghiệp đang có xu hướng chuyển dần sang khu vực ven đô phía tây. Để đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế của thủ đô nói chung và nhu cầu phát triển kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn nói riêng, đòi hỏi hoạt động của các Ngân hàng thương mại phải đa dạng, phong phú cả về vốn và các dịch vụ tiên tiến của ngân hàng hiện đại. Trong bối cảnh đó NHNo&PTNT Tây Hà Nội được thành lập và đưa vào hoạt động để khai thác tiềm năng kinh tế tại chỗ, thực hiện chức năng trung gian tín dụng, cung cấp các dịch vụ tiên tiến hiện đại cho các thành phần kinh tế xã hội trong khu vực nói riêng và Hà nội nói chung.
Ngày 05/06/2003 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội được thành lập theo quyết định số: 126/QĐ- HĐQT-TCCB của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 21/07/2003.
NHNo&PTNT Tây Hà Nội là chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam - một ngân hàng thương mại hàng đầu có vốn điều lệ lớn nhất, hệ thống mạng lưới rộng khắp Việt Nam.
*Địa chỉ liên hệ:
Trụ sở chính: 115 Nguyễn Lương Bằng, Phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.
ĐT: 04.5332243; FAX: 04-5332242
2. Chức năng và nhiệm vụ
Theo Pháp lệnh Ngân hàng và điêù lệ hoạt động của NHNo&PTNT Tây Hà Nội, NHNo&PTNT Tây Hà Nội có những chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:
Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức: mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kì phiếu, trái phiếu…
Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế.
Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức Tài chính, Tín dụng và cá nhân trong và ngoài nước như tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giải ngân cho các dự án, thanh toán thẻ Tín dụng, séc du lịch…
Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: chuyển tiền điện tử trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT…
Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chiết khấu, cho vay cầm cố các chứng từ có giá.
Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác nhau trong và ngoài nước.
Thực hiện các dịch vụ khác.
3. Cơ cấu tổ chức
NHNo&PTNT Tây Hà Nội được tổ chức bao gồm 8 phòng, ban- với các chức năng và nhiệm vụ cụ thể phục vụ
3.1. Ban lãnh đạo ngân hàng
3.2. Phòng Hành chính- Nhân sự
3.3. Phòng kế toán ngân quỹ
3.4. Phòng thẩm định
3.5. Phòng Thanh toán quốc tế
3.6. Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
3.7. Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp
3.8. Phòng Tín Dụng
4. Mô hình tổ chức màng lưới
Từ việc xây dựng hướng đi, mặc dù hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng Ngân hàng đang có xu hướng phát triển lấy các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm đối tượng phục vụ nhất là lấy khách hàng là mục tiêu phục vụ chủ yếu.
Mỗi thành công mà Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Tây Hà Nội đạt được cần phải kể đến vai trò của bộ máy quản lý Ngân hàng trong việc bố trí người lao động để phát huy tối đa năng lực của từng người. Muốn hiểu rõ hơn nữa ta sẽ tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Tây Hà Nội:
Khi mới thành lập, Chi nhánh chỉ có 39 cán bộ và 04 phòng nghiệp vụ, ban giám đốc. Cho đến nay Chi nhánh đã có 95 cán bộ trong biên chế với 84 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chi nhánh, có 03 chi nhánh cấp II tương ứng.
Chi nhánh Nhân Chính
Chi nhánh Hùng Vương ( Linh Đàm )
Chi nhánh Trường Chinh
Và 05 phòng giao dịch:
Phòng giao dịch Bùi Thị Xuân
Phòng giao dịch Hàng Trống
Phòng giao dịch Hàng Lược
Phòng giao dịch Hoàng Văn Thái
Phòng giao dịch Nguyễn Du
Cho đến nay các phòng giao dịch và Chi nhánh hoạt động kinh doanh bước đầu đã có hiệu quả. Đồng thời các phòng đều có qui định chức năng nhiệm vụ, qui chế hoạt động rõ ràng, bổ nhiệm các chức danh điều hành gồm các trưởng phòng, phó phòng phù hợp với trình độ nghiệp vụ khả năng đáp ứng công việc của từng người tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành công việc chung.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
1.1. Thuận lợi.
Nền kinh tế thủ đô tiếp tục phát triển và ổn định, các thành phần kinh tế trên địa bàn thủ đô đang tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường… Một số chính sách của Nhà nước và của Thành phố đã thông thoáng hơn có tác dụng tích cực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho ngân hàng hoạt động.
Trong lĩnh vực ngân hàng: Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách mới theo hướng mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các ngân hàng thương mại.
Có sự quan tâm chỉ đạo của Tổng Giám đốc và Ban nghiệp vụ NHNo&PTNT Việt Nam.
Sự đoàn kết nhất trí trong Chi bộ và Ban Giám đốc NHNo&PTNT Tây Hà Nội cùng với sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ CNV toàn chi nhánh.
1.2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi trên, chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội cũng gặp không ít những khó khăn, đó là:
- Về môi trường kinh doanh: Trên địa bàn có nhiều chi nhánh NHTM hoạt động, cạnh tranh gay gắt, khách hàng có uy tín đều có quan hệ chặt chẽ với một tổ chức tín dụng nào đó. Do đó, chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng.
- Do sự biến động về giá cả các mặt hàng tiêu dùng và các mặt hàng thiết yếu khác đã làm cho người dân không tin tưởng vào sự ổn định của đồng tiền, do vậy ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn của chi nhánh.
- Là chi nhánh mới thành lập nên cơ cấu nguồn chưa hợp lý, vốn dài hạn chiếm tỷ trọng thấp, lãi suất đầu vào còn cao, không ổn định. Đây là một khó khăn lớn nhất của chi nhánh.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh
Với sự đoàn kết, nhất trí từ Ban Giám Đốc, BCH công đoàn và toàn thể cán bộ CNVC và có sự giúp đỡ của NHNo&PTNT Việt Nam. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc những khó khăn và khai thác những thuận lợi một cách có hiệu quả, mặc dù mới đi vào hoạt động từ năm 2003, NHNo&PTNT Tây Hà Nội bước đầu đạt được một số kết quả như sau:
2.1. Tình hình huy động vốn
Do Chi nhánh mới thành lập nên mục tiêu của Chi nhánh đề ra trước mắt là “Huy động vốn để cho vay” nên công tác huy động vốn được Chi nhánh quan tâm hàng đầu. Sau một thời gian hoạt động ngân hàng đã bước đầu tạo được niềm tin của mình trong khách hàng, góp phần gia tăng số vốn huy động được nhằm cung cấp cho nền kinh tế.
Biểu 1: Tình hình huy động vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Tăng trưởng tuyệt đối 2004 so với 2003
% tăng 2004 so với 2003
Tăng trưởng tuyệt đối 2005 so với 2004
% tăng 2005 so với 2004
Tổng nguồn vốn
852
2464
2673
1612
189,2
209
8,48
Nguồn vốn nội tệ
600
1789
1996
1189
198,16
207
11,57
Nguồn vốn ngoại tê
252
675
677
423
167,85
2
0,29
(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Tây Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, khi mới thành lập năm 2003 tổng nguồn vốn của Ngân hàng mới chỉ đạt 852 tỷ đồng chủ yếu huy động từ vốn được giao từ Trung ương. Tuy nhiên đến năm 2004, 2005, lượng vốn huy động đã tăng lên đáng kể từ nhiều nguồn. Năm 2004, tổng nguồn vốn của Ngân hàng đạt 2462 tỷ đồng, tăng 1612 tỷ đồng tương ứng 189,2% so với năm 2003. Sang năm 2005, tiếp tục có sự tăng trưởng tổng nguồn vốn, đạt 2673 tỷ, tăng 209 tỷ tương đương 8,48% so với năm 2004. Như vậy, nguồn vốn huy động được của NH ngày càng tăng là cơ sở tốt để Ngân hàng có thể thực hiện nghiệp vụ cho vay, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
2.2. Tình hình dư nợ
Từ khi mới thành lập cho đến nay doanh số cho vay của NHNo&PTNT Tây Hà Nội không ngừng tăng lên, dư nợ tăng trưởng từng bước ổn định.
Biểu 2: Tình hình dư nợ
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
1. Dư nợ theo thời gian
409
966
1.270
-Dư nợ ngắn hạn
279
523
573
-Dư nợ trung hạn
130
235
444
-Dư nợ dài hạn
208
253
2. Dư nợ theo TPKT
409
966
1270
- Doanh nghiệp nhà nước
319
495
473
- Doanh nghiệp ngoài QD
70
354
661
- Dư nợ hợp tác xã
2
2
- Kinh tế cá thể
20
115
134
Tổng dư nợ năm
409
966
1.270
(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Tây Hà Nội)
Năm 2003 chi nhánh ngân hàng mới được thành lập, tổng dư nợ mới chỉ đạt mức 409 tỷ đồng, trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm khoảng 65%, không có dư nợ dài hạn, đối tượng vay cũng tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nhà nước. Sang đến năm 2004 khi chi nhánh ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động tổng dư nợ đã lên đến 966 tỷ đồng, hơn gấp đôi so với năm 2003 và đã xuất hiện dư nợ dài hạn, các đối tượng được cấp tín dụng đã được mở rộng trên tất cả các thành phần kinh tế, đăc biệt là sự tăng nhanh ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh- một thành phần kinh tế rất quan trọng ở nước ta đặc biệt là từng giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế như hiện nay. Tổng dư nợ tiếp tục tăng trong năm 2005 và tăng đều trên cả dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế cá thể được ngân hàng cấp tín dụng tiếp tục tăng trưởng đều, đây là một tín hiệu đáng mừng trong hoạt động cung cấp tín dụng cho nền kinh tế của ngân hàng.
Tuy nhiên, tình hình huy động vốn và tình hình dư nợ trên đây cho thấy, tính đến ngày 31/12/2005, tổng nguồn huy động được là 2673 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng dư nợ chỉ là 1270 tỷ đồng, chiếm 47,5% tổng nguồn vốn huy động được. Đây là một tỷ lệ chưa cao, đòi hỏi Ngân hàng cần có chính sách, biện pháp thích hợp để có thể tăng cho vay, tận dụng tối đa nguồn vốn của mình, nhằm tăng lợi nhuận, bởi vì hiện tại thu nhập chủ yếu của Ngân hàng vẫn là từ chênh lệch lãi suất huy động và cho vay.
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNO&PTNT TÂY HÀ NỘI
1. Dư nợ
Trong cơ cấu đầu tư tín dụng, NHNo&PTNT Tây Hà Nội vẫn luôn chú trọng tới khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng luôn quan tâm nâng cao tỷ trọng cho vay đối với DNV&N, tập trung mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có năng lực tài chính, có tín nhiệm trong quan hệ vay trả đối với ngân hàng. Điều đó thể hiện ở số lượng dư nợ của DNVVN trên tổng dư nợ của Ngân hàng
Biểu 3: Dư nợ DNVVN trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
(Triệu đồng)
%
Số tiền
(Triệu đồng)
%
Dư nợ DNVVN
898.201
92,94
1.009.502
79,46
Tổng dư nợ
966.384
100
1.270.416
100
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Tây Hà Nội)
Tổng dư nợ năm 2004 là 966.384 triệu đồng, dư nợ DNVVN năm 2004 là 898.201 triệu đồng, chiếm 92,94%; tổng dư nợ năm 2005 là 1.270.416 triệu đồng, dư nợ DNVVN là 1.009.502 triệu đồng, chiếm 79,46%. Như vậy, xét về mặt tỷ trọng dư nợ của DNVVN năm 2005 là giảm so với năm 2004 song con số tuyệt đối vẫn tăng lên đáng kể, đây là dấu hiệu tốt trong việc cung cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế của ngân hàng. Tỷ lệ này cũng chứng tỏ ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn tin tưởng và đã tạo mối quan hệ với Ngân hàng.
Một trong những nguyên nhân làm tăng dư nợ cho vay đối với DNVVN có thể kể đến là do số lượng DN mới thành lập, có đăng ký trên địa bàn tăng nhanh, chủ yếu là khối khu vực ngoài quốc doanh kể từ sau khi luật doanh nghiệp có hiệu lực. Do vậy mà số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng tăng lên, nâng cao dư nợ của DNVVN.
Xét theo thành phần kinh tế thì dư nợ đối với DNVVN cũng tăng lên đáng kể ở các thành phần kinh tế như khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế tư nhân, hộ kinh doanh cá thể. Dư nợ DNVVN theo thành phần kinh tế được biểu hiện rõ dưới biểu sau:
Biểu 4: Dư nợ DNVVN phân theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
Số tiền (Triệu đồng)
%
Số tiền (Triệu đồng)
%
+/-số tiền (Triệu đồng)
+/-%
1. DNNN
427.121
47,55
353.010
34,97
-74111
-17,35
2. DNNQD
353.628
39,37
524.235
51,93
170.607
48,24
3. Hộ kinh doanh cá thể, DNTN
114.867
12,79
130.242
12,9
15.375
13,39
4. HTX
2.585
0,29
1924
0,2
-661
-25,57
Tổng cộng
898.201
100
1.009.502
100
111.301
(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Tây Hà Nội)
Năm 2005, dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc thành phần DNNQD tăng lên 170.607 triệu đồng, tương ứng tăng 48,24%; dư nợ hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân tăng 15.375 triệu đồng tương ứng 13,39% so với năm 2004. Trong khi dư nợ đối với các DNNN lại giảm cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, đó là đẩy mạnh cơ chế thị trường, thúc đẩy tự do hoá cạnh tranh thương mại, không có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, dần dần thực hiện cổ phần hoá các DNNN. Vì vậy, tính trong hai năm 2004 và 2005 thì dư nợ DNVVN đối với khu vực ngoài quốc doanh và thành phần kinh tế tư nhân tăng lên cả về số tuyệt đối và con số tương đối.
Xét theo thời hạn tín dụng: Tín dụng đối với các DNVVN có thể được phân loại thành các nghiệp vụ cho vay đó là: nghiệp vụ cho vay ngắn hạn và nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn. Các DN vay vốn ngắn hạn nhằm đáp ứng yêu cầu vốn lưu động bị thiếu trong quá trình SXKD. Hình thức cho vay chủ yếu là tín dụng ngắn hạn. Các doanh nghiệp vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm hiện đại hoá quy trình sản xuất và công nghệ.
Biểu 5: Dư nợ DNVVN phân loại theo thời hạn tín dụng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Số tiền (Triệu đồng)
%
Dư nợ DNVVN
1.009.502
100
Dư nợ ngắn hạn
711.195
70,45
Dư nợ dài hạn
298.307
29,55
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Tây Hà Nội)
Trong năm 2005 trong tổng dư nợ của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội là 1.270.416 triệu đồng, thì dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là 1.009.502 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 711.195 triệu đồng và dư nợ dài hạn là 298.307 triệu đồng. Như vậy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lớn hơn rất nhiều so với dư nợ dài hạn, điều này là phù hợp với mô hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các khoản vốn tín dụng ngắn hạn nhằm cung ứng nhu cầu về vốn lưu động cho các DN, phục vụ quá trình SXKD như mua nguyên vật liệu, chi trả lương, các khoản vay cho mục đích thương mại và du lịch … với đặc điểm thu hồi vòng quay vốn nhanh. Còn các khoản vốn tín dụng trung và dài hạn nhằm tài trợ cho DN mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới dây truyền công nghệ, nâng cao nhà xưởng... cũng tăng lên lượng đáng kể phù hợp với sự tăng lên của quy mô dư nợ của Ngân hàng.
2. Tỷ lệ nợ quá hạn
Trong hoạt động của ngân hàng, có thể nói dư nợ quá hạn là một vấn đề không thể tránh khỏi, chỉ có thể hạn chế chứ không thể nói là triệt tiêu hoàn toàn được nó. Giống nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CD-CQ442037 Nang cao chat luong tin dung doi voi DN vua va nho tai NHNN & PTNT chi nhanh Tay Ha Noi.doc