MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. 4
1.1. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT). 4
1.1.1.Khái niệm về NHNo&PTNT. 4
1.1.3.Vai trò và chức năng của NHTM. 4
1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại: 8
1.1.4.Các hoạt động chung của NHTM. 10
1.2. nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn. 18
1.2.1. Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT. 18
1.2.2. Đặc điểm Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT 26
1.2.3. Nâng cao Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT. 28
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao Chất lượng tín dụng hộ sản 39
xuất tại NHNo&PTNT. 39
1.3.1. Các nhân tố chủ quan (Yếu tố thuộc về ngân hàng). 39
1.3.2. Các nhân tố khách quan. 40
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN
VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN. 42
2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Võ Nhai tỉnh 42
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Võ 42
2.1.2 C¬ cÊu tæ chøc cña NHNo & PTNT huyÖn Vâ Nhai. 44
2.2. Thực trạng nâng cao Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. 45
2.2.1. Thực trạng về Chất lượng huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Võ Nhai-Thái Nguyên. 46
2.2.2. Thực trạng về Chất lượng sử dụng vốn của NHNo&PTNT huyện Võ Nhai-Thái Nguyên. 57
2.3. Đánh giá về sự nâng cao Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. 71
2.3.1. Những kết quả đạt được. 71
2.3.2. Một số hạn chế. 72
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 72
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN. 75
3.1. Định hướng nâng cao Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. 75
3.1.1- Chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất của Nhà nước: 75
3.1.2- Định hướng chung của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: 76
3.2. Giải pháp nâng cao Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. 77
3.2.1. Nâng cao chất lượng tín dụng. 77
3.2.2. Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ 79
3.2.3. Nâng cao trình độ công nghệ. 83
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn lực. 84
3.2.5. Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn rủi ro và nợ quá hạn mới phát sinh. 84
3.2.6. Ngân hàng chủ động tìm các dự án và tư vấn cho khách hàng. 86
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. 87
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan nhà nước. 87
3.3.2. Kiến nghị đối với UBND huyện và tỉnh. 88
3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam. 88
KÊT LUẬN 90
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3166 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.”
Quá trình thẩm định:
Thẩm định cho vay là công việc hết sức quan trọng, là tiền đề quyết định việc cho vay và hiệu quả vốn đầu tư. Thẩm định là quá trình phân tích đánh giá dự án trên cơ sở những chuẩn mực, nhằm rút ra những kết luận làm căn cứ cho đưa ra quyết định cho vay.
Quá trình thẩm định là cách tốt nhất để Ngân hàng nắm được thông tin về năng lực pháp luật, đạo đức, tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng … Đây là khâu không thể thiếu trong quá trình quyết định cho vay và theo dõi khoản vay. Quá trình thẩm định phải tuân theo nguyên tắc, các căn cứ, các quy trình và nội dung thẩm định của từng Ngân hàng. Một khoản vay có chất lượng là khoản vay đã được thẩm định và phải đảm bảo các bước của quá trình thẩm định.Do vậy để nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất thì các khoản vay phải thực hiện theo đúng quy trình thẩm định.
Quá trình thẩm định một khoản vay cho hộ sản xuất rất phức tạp do đặc điểm sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất là kinh doanh tổng hợp. Vì vậy đòi hỏi cán bộ thẩm định, tái thẩm định phải tinh thông nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, nắm bắt kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, các thông tin dự báo, thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường và khả năng phân tích tài chính có như vậy mới có thể giúp lãnh đạo quyết định cho vay một cách có hiệu quả và đảm bảo chất lượng một khoản vay.
*Chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu định lượng giúp cho Ngân hàng có cách đánh giá cụ thể hơn về mặt chất lượng tín dụng, giúp các Ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời những khoản vay kém chất lượng. Các chỉ tiêu cụ thể mà các Ngân hàng thường dùng là:
Doanh số cho vay hộ sản xuất.
Doanh số cho vay hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng thể số tiền Ngân hàng cho hộ sản xuất vay trong thời kỳ nhất định thường là một năm.
Ngoài ra Ngân hàng còn dùng chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng cho vay hộ sản xuất trong tổng số cho vay của Ngân hàng trong một năm.
Tỷ trọng cho vay hộ sản xuất =
Doanh số cho vay HSX
Tổng doanh số cho vay
x 100%
Doanh số thu nợ hộ sản xuất.
Doanh số thu nợ hộ sản xuất chỉ là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền Ngân hàng đã thu hồi được sau khi đã giải ngân cho hộ sản xuất trong một thời kỳ.
Tỷ lệ thu nợ hộ sản xuất =
Doanh số thu nợ HSX
Tổng dư nợ của HSX
x 100%
Để phản ánh tình hình thu nợ hộ sản xuất, Ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng thu hồi được trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng trong thời kỳ.
Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
Doanh số thu nợ HSX
Doanh số cho vay HSX
x 100%
Dư nợ quá hạn hộ sản xuất.
Dư nợ quá hạn hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng thể số tiền Ngân hàng chưa thu hồi được sau một thời gian nhất định kể từ ngày khoản vay đựoc cho vay đến hạn thanh toán thời điểm đang xem xét.
Bên cạnh chỉ tiêu tuyệt đối Ngân hàng cũng thường xuyên sử dụng các chỉ tiêu như:
Tỷ lệ quá hạn hộ sản xuất =
Dư nợ quá hạn HSX
Tổng dư nợ của HSX
x 100%
Đây là chỉ tiêu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tín dụng hộ sản xuất và chất lượng tín dụng đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất. Dư nợ quá hạn càng nhỏ, tỷ lệ nợ quá hạn thấp thì chất lượng tín dụng càng cao.
Hoạt động Ngân hàng nói chung và TDNH nói riêng đều chứa đựng nhiều rủi ro tác động đến lợi nhuận và sự an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng. Do đó việc đảm bảo thu hồi đủ vốn cho vay đúng hạn, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thấp là vấn đề quan trọng trong quản ký Ngân hàng tác động trực tiếp đến sự tồn tại của các Ngân hàng.
Để đánh giá khả năng không thu hồi được nợ người ta sử dụng chỉ tiêu Tỷ lệ nợ khó đòi:
Tỷ lệ nợ khó đòi =
Tổng nợ khó đòi
Tổng nợ quá hạn
x 100%
Đây là chỉ tiêu tương đối, tỷ lệ này ở mức cao là dấu hiệu của khoản vay có vấn đề và nguy cơ mất vốn là rất cao.
Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất.
Vòng quay vốn tín dụng HSX =
Doanh số thu nợ HSX
Dư nợ bình quân HSX
Trong đó:
Dư nợ bình quân HSX =
Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm
2
Vòng quay càng lớn với số dư nợ luôn tăng, chứng tỏ đồng vốn của Ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạo ra lợi nhuận lớn cho Ngân hàng.
Lợi nhuận của Ngân hàng.
Là một chỉ tiêu quan trọng để xem xét chất lượng tín dụng hộ sản xuất. Chỉ tiêu này phản ánh tần xuất sử dụng vốn đựoc xác định bằng công thức:
Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi - Thuế
Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng cũng như hiệu quả của đồng vốn đó mang lại.
Một số chỉ tỉêu khác.
Chỉ tiêu 1.
Doanh số cho vay HSX
Tổng số lượt HSX vay vốn
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền vay mỗi lượt của hộ sản xuất. Số tiền vay càng cao chứng tỏ hiệu quả cũng như chất lượng cho vay càng tăng lên. Điều đó thể hiện sức sản xuất cũng như quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất tăng lên cao. Đồng thời thể hiện chất lượng cho vay có xu hướng tăng, bởi thế Ngân hàng cho một lượt hộ sản xuất vay nhiều hơn mà vẫn đảm khả năng thu hồi và có lãi.
Chỉ tiêu 2.
Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn HSX
=
Dư nợ cho vay trung và dài hạn HSX
Tổng số dư nợ hộ sản xuất
x 100%
Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn hộ sản xuất để mở rộng sản xuất kinh doanh. Cho vay trung – dài hạn hộ sản xuất phải đạt cao hơn cho vay ngắn hạn thì hộ mới đủ vốn để cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho sản xuất, từ đó tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn. Theo đánh giá thì tỷ lệ này cần phải đạt tối thiểu 30% Tổng dư nợ (mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam). Tuy vậy, tỷ lệ này có thể cao, thấp tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn trung, dài hạn tại địa phương cũng như chính sách tín dụng của từng NHTM.
Hai chỉ tiêu trên phản ánh hiệu quả tín dụng Ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế hộ sản xuất qua đó đánh giá được chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Chỉ tiêu 3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ hộ sản xuất hàng năm.
Số cán bộ tín dụng quản lý
=
Tổng số hộ vay vốn
Tổng số cán bộ tín dụng
Do năng lực của mỗi con người có hạn, địa bàn nông thôn rộng lớn và tính phức tạp trong cho vay nông nghiệp, nông thôn. Nếu cán bộ tín dụng quản lý quá nhiều hộ vay vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng Ở nước ta chỉ tiêu này chưa được coi trọng, thường mỗi cán bộ tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam quản lý khoảng 600 – 800 hộ, trong khi ở các nước khác con số này chỉ là 200 – 300 hộ.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao Chất lượng tín dụng hộ sản
xuất tại NHNo&PTNT.
1.3.1. Các nhân tố chủ quan (Yếu tố thuộc về ngân hàng).
1.3.1.1.yêu tố lãi xuất.
Không phải ngân hàng cứ đưa ra được mức lãi suất cao là có thể thu hút được vốn nhàn rỗi của dân cư mà vấn đề ở chỗ với mức lãi suất cụ thể ngân hàng đem ra sẽ đem lại cho người gửi tiền với mức lãi thực tế là bao nhiêu. Điều đó có nghĩa là mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra phải đảm bảo luôn lớn hơn tỉ lệ lạm phát.
Thông thường quy mô của tiền gửi ngân hàng biến động tỉ lệ thuận với lãi suất huy động. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt thì quy luật này bị phá vỡ. Chẳng hạn khi lãi suất huy động giảm nhưng người gửi vẫn thu được một khoản lợi tức sau khi đã trừ đi tỉ lệ trượt giá thì vốn huy động của ngân hàng vẫn có thể tăng lên. Như vậy có thể nói lãi suất huy động là yếu tố ảnh hưởng đến quy mô nguồn vốn thu hút vào ngân hàng. Tuy nhiên lãi suất vẫn ảnh hưởng lớn nhất đến tiền gửi tiết kiệm. Chính vì lẽ đó, khi đưa ra mức lãi suất huy động cụ thể, phải căn cứ vào tình hình kinh tế và chính sách tín dụng phương hướng phát triển kinh tế chung của nhà nước.
1.3.1.2. Đa dạng hoá cơ cấu và cách thức cho vay.
Việc đa dạng hóa không chỉ thể hiện ở các công cụ khác nhau mà còn ở cơ cấu huy động. Ngân hàng nên cơ cấu triển khai nhiều loại kỳ hạn khác nhau và huy động bằng cả VNĐ và ngoại tệ và vàng cho cùng một loại công cụ. Tương ứng với mỗi kỳ hạn và loại tiền có một lãi suất riêng, nhưng không nên phân biệt lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư mà chỉ căn cứ và phương thức trả lãi và gửi tiền. Khả năng đa dạng hóa là hết sức khó khăn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là ngân hàng không thể phát triển đa dạng các cộng cụ huy động của mình. Việc đa dạng hóa bắt đầu từ việc cải tiến kết hợp một cách linh hoạt các công cụ sẵn có để huy động vốn hiệu quả hơn.
-Thời hạn huy động vốn : Căn cứ vào thời gian nhàn rỗi vốn của khách hàng để ấn định thời gian phù hợp với các thời hạn huy động.
-Không kỳ hạn, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 60 tháng...
- Phương thức huy động đa dạng tiền gửi, tiền tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang phù hợp với mọi thành phần dân cư…
1.3.1.3.Cải tiến phương thức phục vụ.
Cải tiến hình thức huy động hiện có nhằm tăng sự thuận tiện cho khách hàng. Hiện nay muốn rút tiền gửi trước khi đến hạn thì người gửi tiền phải rút toàn bộ. Hưởng lãi suất không kỳ hạn cho toàn bộ số tiền đó trên thời gian đã gửi không kể số tiền nhiều hay ít, gửi theo ký hạn nào. Quy định này khiến người gửi tiền phải đối phó bằng cách chia tiền gửi thành nhiều sổ để tránh thiệt hại. Khi có nhu cầu đột xuất phải rút tiền trước hạn. Biện pháp này của khách hàng làm cho cả NH và người gửi tiền phiền hà vì phải làm nhiều thủ tục, giấy tờ không cần thiết. Vì vậy ngân hàng nên cho phép người gửi tiền tiết kiệm có thể rút một phần trong toàn bộ số tiền gửi trước khi đến hạn hưởng lãi suất thấp.
1.3.2. Các nhân tố khách quan.
1.3.2.1.Mức ổn định nền kinh tế vĩ mô.
Một xã hội được đánh giá là ổn định khi nó không có dấu hiệu xẩy ra của lạm phát, của khủng khoảng hay chiến tranh. Nền kinh tế được ổn định thì nền kinh tế của nhân dân được nâng cao việc sản xuất kinh doanh của nhân dân được phát triển vốn ngân hàng sẽ lớn. Ngược lại khi nền kinh tế phát triển không ổn định, lạm phát cao đồng thời tiền bị mất giá, tiền gửi của dân cư tại Ngân hàng sẽ không được đảm bảo dân cư thường quy đổi ra các hình thức giá trị để cất giữ thay vì đem số tiền đó gửi vào Ngân hàng.
1.2.3.2. Yếu tố tiết kiệm trong nền kinh tế (yếu tố từ phía khách hàng ).
Nguồn huy động trong dân cư. Đây là lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội có được chủ yếu là do điều kiện. Chính vì vậy mà công tác huy động vốn của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố tiết kiệm của người dân càng cao thì nhu cầu gửi tiền vào càng cao tuy nhiên yếu tố tiết kiệm lại chịu nhiều chi phối của :
Thu nhập trong dân cư. Dân có mức thu nhập càng cao thì mức độ tiết kiệm càng nhiều, bởi vì với mức thu nhập lớn khả năng thỏa mãn các nhu cầu sẽ cao hơn và do đó có nhiều khoản tiết kiệm hơn, nghĩa là thu nhập bình quân đầu người đạt đến độ cao nhất định thì tỉ lệ tiết kiệm không tương quan với thu nhập nữa. Chúng sẽ tăng theo tỉ lệ lớn hơn so với thu nhập với mục đích là thỏa mãn nhu cầu trong tương lai.
Tâm lý người tiêu dùng trong dân cư : yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến nhân tố tiết kiệm. Bởi vì tâm lý tiêu dùng của dân cư rất khác nhau, giữa các vùng, các địa phương, các quốc gia. Cụ thể với cùng một mức thu nhập cùng một giá sinh hoạt như nhau nhưng ở nơi này lượng tiền vào tiết kiệm rất lớn nhưng ở nơi khác lại rất nhỏ do tâm lý thích tiêu dùng ở đây. Chính vì lẽ đó thu nhập cao hơn chưa hẳn đã cao hơn.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN.
2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Võ Nhai tỉnh
Thái Nguyên.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Võ
Nhai tỉnh Thái Nguyên.
Mặc dù từ sau những năm 1986 đất nước đã bước vào thời kỳ đổi mới trên mọi lĩnh vực, nhưng do hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại nên nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn.Trước những khó khăn chung của nền kinh tế những năm đầu của thập kỷ 90 Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ra đời theo nghị định 53 ngày 26/3/1988 của hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ).NHNo&PTNT Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước dạng đặc biệt, tổ chức theo mô hình tổng công ty nhà nước và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư.
Cùng thời gian đó NHNo&PTNT huyện Võ Nhai thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên là đơn vị thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam cũng được thành lập và đi vào hoạt động từ đó.Thực chất là ban giao toàn bộ chi nhánh Ngân hàng nhà nước Huyện Võ Nhai trước đây sang.Buổi ban đầu thành lập phải đối mặt với không ít khó khăn, bên cạnh đó huyện Võ Nhai là huyện vùng núi cao của tỉnh Thái Nguyên, dân nghèo và dân trí thấp, nên tín dụng cho vay doanh nghiệp địa phương và các hợp tác xã không thu được, nền sản xuất trong huyện đình đốn, tiền mặt căng thẳng, thu không đủ chi, bộ máy tổ chức cồng kềnh, biên chế 35 người trong khi đó nguồn vốn chỉ có 400 triệu, dư nợ 550 triệu, tỷ trọng nợ quá hạn chiếm 60% tổng dư nợ.
Xuất phát điểm khi bước sang kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện miền núi cho thấy nếu chuyển hướng đầu tư thì không cải cách ngay chính bản thân nội bộ Ngân hàng khó có thể tồn tại được.
Trong khi đang thực hiện đổi mới theo lợi thế, vưa phải tiếp nhận bản giao những khó khăn vốn do lịch sử để lại, có thể nói giai đoạn này cái cũ còn tồn tại không mất đi, cái mới chưa hình thành, thêm vào đó xã hội nhiều diễn biến phức tạp.
Những gánh nặng đầu tiên của thời kỳ này vẫn là biên chế do lịch sử để lại quá cồng kềnh, số lượng cán bộ đông nhưng cán bộ có trình độ kinh doanh chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều này thể hiện rất rõ khi triển khai những công việc phức tạp hoặc nhiệm vụ mới, bên cạnh đó tổ chức bộ máy nhiều khâu chưa hợp lý.
Để khắc phục tình trạng ấy, hướng tồn tại và phát triển duy nhất là chủ động sắp xếp lại bộ máy tinh giảm biên chế đồng thời mở rộng sản xuất kinh doanh theo đề án của tỉnh Thái Nguyên lúc bấy giờ huyện Võ Nhai phải giảm biên chế xuống còn 23 người.
Đồng thời với việc tinh giảm biên chế là mở rộng kinh doanh, thực hiện phương châm “đi vay để cho vay”, trước tiên phải lo công tác huy động vốn để tạo lập nguồn vốn cho vay.Về mạng lưới huy động vốn:tiếp tục duy trì hoạt động có hiệu quả, áp dụng mềm dẻo lãi xuất và hình thức huy động vốn để có sự hấp dẫn đối với khách hàng.Qua các năm công tác huy động vốn đã tăng lên đáng kể từ khi có vài trăm triệu lúc thành lập đến nay đã trên 30 tỷ đồng.
Ngay từ khi ngày đầu thành lập đã thực hiện thí điểm cho vay hộ sản xuất và đến nay khách hàng vay vốn 100% là hộ sản xuất không có khách hàng là doanh nghiệp.Đây là một đặc thù bất lợi cho hoạt động kinh doanh đa năng của Ngân hàng huyện Võ Nhai.Tuy nhiên cũng từ khi cho vay hộ sản xuất đến năm 1993 đơn vị đã giữ được cân băng thu, chi và từ đó đến nay đã đảm bảo mặt bằng tiền lương của cán bộ công nhân viên chức theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
2.2.1.Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Võ Nhai.
Võ Nhai là một huyện vùng núi cao của tỉnh Thái Nguyên phía Bắc giáp NaRì - Bắc Kạn, phía Đông giáp huyện Bắc Sơn và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp huyện Yên Thế của Bắc Giang, còn phía Tây là huyện Đồng Hỷ của tỉnh Thái Nguyên, cả huyện có 15 xã và thị trấn thì có 14 xã vùng cao.Bên cạnh đó địa hình của huyện Võ Nhai là vùng núi cao giao thông đi lại khó khăn, đường giao thông mới đến được trung tâm cụm xã nhưng chỉ đi được vào mùa khô, còn đến mùa mưa thì không thể đi được vì qua nhiều sông, suối không có cầu đi qua. Từ trung tâm huyện vào đến xã xa nhất là 60km còn các xã khác trung bình từ 30- 40km.Võ Nhai vẫn còn là một huyện miền núi nghèo, kinh tế hàng hóa chậm phát triển.Do đó Ngân hàng No&PTNT thuộc địa bàn huyện vẫn còn nhiều yếu kém so với nhiều chi nhánh NHNo của các địa bàn khác, Với cơ cấu tổ chức đơn giản ít phòng ban.
Cơ cấu tổ chức bao gồm ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ vừa tiến hành kinh doanh chung đối với các chi nhánh trực thuộc vừa tham mưu giúp việc cho ban giám đốc.Ban giám đốc NHNo&PTNT huyện Võ Nhai-Thái Nguyên gồm giám đốc và một phó giám đốc.giám đốc hiện nay là ông Trịnh Hồng Nguyên. Các phòng ban gồm:
Phòng kế hoạch kinh doanh:có 8 đồng chí tập trung phụ trách 7 xã
và một thị trấn.
Phòng kế toán - Ngân Quỹ: có 6 đồng chí phụ trách về giải ngân.
sơ đồ cơ cấu tổ chức tại NHNo&PTNT huyện Võ Nhai:
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng kế toán Ngân quỹ
Phòng giao dịch cơ sở LA HIÊN
2.2.Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Võ Nhai.
2.2.1. Công tác huy động vốn tại chỗ.
Vốn là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo tồn tại, hoạt động và phát triển của ngân hàng, nó luôn chiếm vị trí quan trọng đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng No &PTNT Võ Nhai nói riêng.Nguồn vốn là tiền đề để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, cũng như việc mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng, cơ sở việc thu hút được nguồn vốn đầu vào sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong các nghiệp vụ sử dụng vốn, tăng thêm lợi nhuận cho Ngân hàng, điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng.
Nhận thức được điều này, qua nhiều năm hoạt động chi nhánh Ngân hàng No &PTNT Võ Nhai đã có nhiều biện pháp và phương thức hợp lý để huy động vốn từ các thành phần kinh tế đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng như trong việc mở rộng các bàn huy động vốn, phòng giao dịch, có thể huy động nguồn vốn nhàn rỗi. Đồng thời đổi mới tác phong làm việc, thái độ phục vụ của cán bộ, đưa công nghệ máy vi tính vào quản lý, theo dõi nghiệp vụ huy động vốn, thực hiện khuyến mại đối với khách hàng gửi tiền, thực hiện giao khoán công tác huy động vốn tại chỗ đến tổ, nhóm và người lao động. Tổ chức nhiều hình thức có kỳ hạn phù hợp với người có tiền nhàn rỗi, từ 1 tháng, 3tháng, 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 60 tháng cùng với tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm đảm bảo theo giá trị vàng. Thực hiện công tác huy động vốn tại chỗ được nhiều người cùng lo, chứ không chỉ tập trung ở một số người và hàng quí có xét thưởng đối với những cán bộ hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn.
Nguồn vốn huy động tại chỗ tại chi nhánh Ngân hàng No và PTNT Võ Nhai bao gồm : Tiền gửi thanh toán Kho bạc huyện, các đơn vị trong huyện như bưu điện, Bảo hiểm, Cửa hàng xăng dầu, Chi nhánh điện" Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 60 tháng, kỳ phiếu, trái phiếu "…
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn năm 2006-2007-2008:
Đơn vị : triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
TG của các TC kinh tế- XH
18.976
25, 23
14.110
14, 77
12.599
12, 12
Trong đó:
-Tiền gửi các doanh nghiệp
2.104
2, 80
3.475
3, 64
4.102
3, 95
- Tiền gửi Kho bạc
16.872
22, 43
10.635
11, 13
8.497
8, 17
2
Tiền gửi tiết kiệm
50.886
67, 66
74.250
77, 73
82.220
79, 11
Trong đó:
+TK không kỳ hạn
667
0, 89
891
0, 93
983
0, 95
+TK có kỳ hạn dưới 12 tháng
13.525
17, 98
15.078
15, 79
16.110
15, 50
+TK từ 12 tháng trở lên
36.694
48, 79
58.281
61, 01
65127
62, 66
3
Kỳ phiếu
2.485
3, 31
1.201
1, 26
996
0, 96
4
USD quy đổi VNĐ
2.856
3, 80
5.960
6, 24
8.112
7, 81
Tổng nguồn vốn huy động
tại địa phương
75.203
100
95.521
100
103.927
100
(Nguồn : Bảng cân đối Ngân hàng No &PTNT Võ Nhai năm 2006-2007-2008).
Nhìn vào báo cáo kết quả thực hiện nguồn vốn huy động 3 năm qua ta thấy: Tổng nguồn vốn tăng trưởng tương đối nhanh năm 2006 có số dư 75.203 triệu, năm 2007 là 95.521 triệu, năm 2008 là 103.927 triệu.Qua số liệu các năm thấy rõ nguồn vốn huy động tại chỗ trong 3 năm qua cũng có sự gia tăng về số lượng, điều đó thể hiện ngân đã có bước phát triển mới, song còn hơi chậm.Nhưng cũng đã tạo điều kiện tốt cho Ngân hàng No & PTNT huyện Võ Nhai chủ động mở rộng đầu tư tín dụng, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất.
Xét về cơ cấu tiền gửi của các tổ chức kinh tế qua các năm, cụ thể năm 2007 giảm 4.866 triệu so với năm 2006 năm 2008 giảm 1.511 triệu so với năm 2007.
Trong đó tiền gửi Kho bạc nhà nước chiếm tỉ trọng cao hơn tổng tiền gửi các tổ chức kinh tế, cụ thể năm 2006 dư là :18.976 triệu, năm 2007 là 14.110 triệu, năm 2008 là 12.599 triệu. Điều này cho thấy Ngân hàng nông nghiệp Võ Nhai tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhận và chi trả cho các tổ chức kinh tế có số dư cao giúp ngân hàng có cơ sở giảm chi phí, đã tạo nhiều thuận lợi về mặt tài chính.
Nhìn chung Tiền gửi Kho bạc nhà nước năm 2008 giảm, bởi vì hàng năm ngân sách nhà nước xác định chi đối với ngân sách huyện cho phù hợp với nhu cầu của mỗi năm, đồng thời do chính sách giảm tỷ lệ lạm phát của chính phủ.
Bảng 2.2 : Cơ cấu nguồn vốn tự huy động phân theo đối tượng khách hàng
Đơn vị : Triệu đồng.
TT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
N ăm 2008
Số tiền
Tỉ lệ %
Số tiền
Tỉ lệ %
Số tiền
Tỉ lệ %
1
Tiền gửi cácTCKT
17.268
30, 3
18.445
28, 5
19.258
26, 5
2
Tiền gửi trong dân cư
39.845
69, 7
46.276
71, 5
53.385
73, 5
Tổng NV huy động tại chỗ
57.113
100
64.721
100
72.643
100
(Nguồn : Bảng cân đối nguồn vốn NHNo &PTNT huyện Võ Nhai
năm 2006-2007-2008).
Qua bảng 1 và bảng 2 cho thấy tiền gửi tiết kiệm dân cư chiếm tỉ trọng lớn trên tổng nguồn vốn tự huy động và có xu hướng tăng nhanh, trong đó tiền gửi tiết kiệm 12 tháng trở lên và kỳ phiếu đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng cơ sở cho vay trung, dài hạn hộ sản xuất. Tiền gửi trong dân cư tiếp tục tăng qua các năm và chiếm tỉ trọng cao trên tổng nguồn vốn huy động.Năm 2006 dư 39.845 triệu chiếm 69, 7 %. Năm 2007 dư 56.862 chiếm 74.85%. Năm 2008 dư 83.925 triệu chiếm 86.38% điều này cho thấy ngân hàng cơ sở đã đa dạng hình thức huy động vốn với các kỳ hạn gửi đa dạng cùng với mức lãi xuất hợp lý. Đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới các tầng lớp dân cư trong huyện, chính điều đó đã thu hút nguồn tiền gửi. Nguồn tiền gửi này tăng nhanh và có tính ổn định rất cao đã tạo điều kiện để ngân hàng No & PTNT Võ Nhai mở rộng cho vay đầu tư vào các dự án trồng chè giống mới, đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cải tạo đàn bò địa phương thành đàn bò Lai sin, cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả và các nhu cầu vay vốn khác của hộ sản xuất.
Nhìn chung công tác huy động vốn tại chỗ của NHNo & PTNT huyện Võ Nhai trong những năm qua đang từng bước được tăng trưởng, nguồn vốn này quyết định đến quy mô đầu tư việc mở rộng hay thu hẹp, nguồn vốn càng dồi dào thì tạo điều kiện khả năng thanh toán và đã tạo được uy tín của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng có uy thế trong cạnh tranh, nguồn vốn dồi dào là điều kiện để thực thi chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh doanh- chính trị- xã hội trên địa bàn.
2.2.2.Hoạt động cho vay.
Cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại, thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng. Trong hoạt động tín dụng mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng là lợi nhuận trên cơ sở phục vụ các nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế. Việc không đáp ứng được các đòi hỏi hợp pháp của khách hàng về tín dụng sẽ dẫn đến những thiệt hại trước mắt của kinh doanh và cuối cùng là vấn đề tồn tại của Ngân hàng.Tuy là huyện Võ Nhai là một huyện miền núi gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt nhưng ngân hàng vân luôn đứng vững và phát triển.
2.2.2.1.Cơ cấu cho vay:
Thực trạng tình hình cho vay của Ngân hàng Võ Nhai được đánh giá qua bảng phân loại cho vay của NHNo&PTNT huyện Võ Nhai như sau:
Bảng 3: Bảng phân loại cơ cấu cho vay của NHNo huyện Võ Nhai
Năm cho vay
Tỷ lệ % dư nợ ngắn hạn
Tỷ lệ % dư nợ trung, dài hạn
Tổng cộng
2006
17, 5%
82, 5%
100%
2007
19, 1%
80, 9%
100%
2008
25, 5%
74, 5%
100%
Ta có: Dư nợ năm 2008 là 73.676 triệu đồng so với năm 2007 tăng 8.741 triệu đồng tương đương 13, 5%.
Trong đó :
+ Dư nợ ngắn hặn năm 2008: 18.796 triệu đồng so với năm 2007 tăng 7.770 triệu đồng tương đương 70, 47%.
+ Dư nợ trung, dài hạn năm 2008: 54.880 so với 2007 tăng 971 triệu đồng tương đương 1, 8%.
Như vậy năm 2008 dư nợ tăng với tỷ lệ thấp, tỷ lệ Dư nợ ngắn hạn tăng so với các năm 2006, 2007cả hộ sản xuất, cá nhân cũng như doanh nghiệp.Điều này phản ánh các chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất tăng đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng.Dư nơ tăng lên tập trung vào các tháng cuối năm khi lãi suất đã giảm chủ yếu thuộc các hộ sản xuất cá nhân.
Xét về kỳ hạn cho vay thì hoạt động tín dụng có nhiều biến đổi tích cực phù hợp với yêu cầu phát triển của các thành phần kinh tế, khi nhìn vào bảng tổng hợp kết quả phân loại dư nợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21834.doc