MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU: 1
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 2
1.1.TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2
1.1.1.Khái niệm: 2
1.1.2. Bản chất của tín dụng ngân hàng: 4
1.1.3. Hoạt động của tín dụng ngân hàng: 4
1.1.3.1.Hoạt động cho vay: 4
1.1.3.2. Các hoạt động tư vấn và đầu tư 5
1.1.3.2.1. Hoạt động đầu tư 5
1.1.3.3. Các hoạt động khác 7
1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng: 7
1.2.TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG 9
1.2.1.Khái niệm tín dụng trung và dài hạn: 9
1.2.2.Đặc điểm tín dụng trung và dài hạn: 9
1.2.2.1. Thời hạn cho vay và kì hạn trả nợ: 9
1.2.2.2.Lãi suất cho vay: 10
1.2.2.3. Giải ngân khoản vay: 10
1.3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 10
1.2.1. Khái niệm: 10
1.2.2. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại: 12
1.2.2.1. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng ( chỉ tiêu về tín dụng trung và dài hạn): 12
1.2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư: 12
1.2.2.3.Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: 13
1.2.2.4.Chỉ tiêu lợi nhuận tín dụng trung và dài hạn: 13
1.2.2.5.Chỉ tiêu về nợ quá hạn: 14
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng: 15
1.2.3.1. Những nhân tố thuộc về phía ngân hàng: 15
1.2.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về phía khách hàng: 19
1.2.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế: 21
1.2.3.4. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp lý: 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI 23
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI ( TÊN GỌI GIAO DỊCH QUỐC TẾ LÀ HABUBANK) 23
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy: 23
2.1.2.1. Đại hội cổ đông: 23
2.1.2.2.Hội đồng quản trị: 24
2.1.2.3.Ban kiểm soát: 24
2.1.2.4.Ban điều hành: 24
2.1.2.5. Phòng hành chính (văn phòng): 24
2.1.2.6. Phòng tổ chức nhân sự: 24
2.1.2.7. Phòng thanh ngoại hối và ngân quỹ: 24
2.1.2.8. Phòng tái thẩm định 25
2.1.2.9. Phòng marketing: 25
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2002-2003: 25
2.1.31.Về hoạt động cho vay: 26
2.1.3.2. Công tác kế toán ngân quỹ: 26
2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế: 26
2.1.3.4. Hoạt động mua bán ngoại tệ: 26
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI 26
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI. 35
2.3.1 Những kết quả đạt được: 35
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân: 37
2.3.2.1. Những vấn đề còn tồn tại: 37
2.3.2.2. Nguyên nhân của các vấn đề còn tồn tại: 38
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI. 40
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI. 40
3.1.1. Phương hướng phát triển chung: 40
3.1.2. Phương hướng đối với hoạt động tín dụng trung và dài hạn trong giai đoạn 2006-2010: 41
3.1.3. Những mục tiêu cụ thể trong giai đoạn năm 2006-2010: 42
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI. 42
3.1.1. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức: 42
3.1.2. Nhóm giải pháp về nhân sự: 43
3.1.3. Nhóm giải pháp về khách hàng: 43
3.1.4. Nhóm giải pháp về quy trình nghiệp vụ: .44
3.1.4.1.Đổi mới công tác thẩm định 44
3.1.4.2.Tăng cường hơn nữa công tác giám sát tiền vay . .46
3.1.4.3.Hoàn thiên hệ thống thông tin tín dụng . 46
3.1.4.4.Mở rộng phạm vi đồng tài trợ và cho vay . 47
3.1.4.5.Hoàn thiện và đổi mới công nghệ Ngân hàng . 47
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 48
3.2.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước: 48
3.2.1. Kiến nghị với Nhà nước: 49
KẾT LUẬN: 50
55 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3204 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng thương mại không tăng trưởng được tín dụng, thậm chí có khả năng giảm sút. Trong khi đó, có một số chi nhánh của tổ chức tín dụng, cán bộ tín dụng vẫn tự tin, cẩn trọng mở rộng đầu tư tín dụng, thu hút khách hàng và đảm bảo chất lượng tín dụng, mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh, mở rộng thị trường và nâng cao được uy tín trên thương trường.
- Chất lượng thông tin:
Trong nền kinh tế thị trường, ai nắm bắt được nhiều thông tin chính xác, kịp thời hơn, người đó sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Tronh hoạt động tín dụng, ngân hàng bỏ tiền ra chủ yếu dựa trên lòng tin. Lòng tin đó có chính xác hay không phụ thuộc vào chất lượng các thông tin có được. Để việc đầu tư tín dụng có chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, ngân hàng phải có được và phân tích, xử lý chính xác rất nhiều thông tin liên quan. Có hai loại nhóm thông tin sau:
+ Thông tin phi tài chính: là những thông tin không phải từ những cuốn sổ sách, số hiệu tài chính. Chúng có rất nhiều loại phong phú và bao gồm cả thông tin trực tiếp và thông tin gián tiếp. Loại thông tin trực tiếp như quy cách, uy tín, năng lực quản lý, năng lực sản xuất- kinh doanh, quan hệ xã hội, gia đình kinh tế… của người vay( hoặc người được bảo lãnh); cung cầu, giá cả, thị trường… của đối tượng được cấp tín dụng. Loại thông tin gián tiếp như tình hình kinh tế, xã hội, thông tin về xu hướng phát triển khả năng cạnh tranh của nghành nghề. Những yếu tố có thể thay đổi hay ảnh hưởng đến khu vực, dự án…trong tương lai.
+ Thông tin tài chính: bao gồm các thông tin liên quan đến tình hình tài chính như: khả năng tài chính, kết quả kinh doanh trong quá khứ, công nợ, nhu cầu vốn hợp lý, kết quả sản xuất- kinh doanh của phương án, khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp…
Yêu cầu của thông tin là chính xác, đầy đủ, kịp thời. Để đạt được yêu cầu đó, phải có rất nhiều kênh thông tin khác nhau. Trong thực tế, ở Việt Nam chúng ta rất khó khăn trong việc tìm thông tin một cách chính xác, kịp thời. Đã có nhiều khoản đầu tư bị rủi ro,thất thoát do thiếu thông tin như khách hàng dùng một tài sản, thậm chí một dự án để đi vay cùng một lúc nhiều ngân hàng thương mại; khách hàng dùng giấy tờ giả, phương án giả để xin vay; khách hàng thông đồng với nhau để đảo nợ, thành lập các công ty con hoặc công ty chỉ có danh nghĩa để lqà đảo vay vốn ngân hàng…
Một ngân hàng có được hai yếu tố cơ bản trên, tức là có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, có tư cách đạo đức, bản lĩnh, kinh nghiệm nghề nghiệp và nắm được mạng lưới thông tin có chất lượng cao, chắc chắn sẽ phát triển tốt. Song để có được chúng, không phải là công việc một sớm một chiều mà phải trải qua quá trình lâu dài với bao khó khăn, vướng mắc. Thành công chỉ đến với các ngân hàng thương mại coi đó là chiến lược lâu dài, thường xuyên, phải được đầu tư xứng đáng và phải có các bước thực hiện phù hợp.
1.2.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về phía khách hàng:
Để đảm bảo khoản tín dụng sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi ích cho ngân hàng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội thì khách hàng có vai trò hết sức quan trọng. Một khách hàng có đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay của Ngân hàng kho đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng và tín dụng. Những nhân tố này bao gồm:
- Trình độ khả năng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp:
Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức tốt sẽ có khả năng đưa ra chiến lược kinh doanh, cạnh tranh phù hợp giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Doanh nghiệp làm ăn tốt là điều kiện để bù đắp chi phí kinh doanh và trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn, qua đó giảm rủi ro và nâng cao chất lựng tín dụng. trình độ năng lực cán bộ của doanh nghiệp là điều kiện quan trọng và được ngân hàng xem xét kỹ trước khi cấp tín dụng.
- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp:
Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ kinh doanh bó hẹp trong một phạm vi nhỏ, số lượng mặt hàng ít mà họ thường kinh doanh đa dạng các mặt hàng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra nhiều khu vực lãnh thổ, từ các tỉnh thành phố trong nước ra các nước trong khu vực và thế giới. Sự hình thành mạng lưới hoạt động phức tạp như thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự tổ chức srn xuất và tiêu thụ hợp lý. Tổ chức tốt việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm la yếu tố giúp quá trình tái sản xuất diễn ra được thông suốt, nhanh chóng, tăng khả năng quay vòng vốn, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là sự đảm bảo cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:
Trên cơ sở nhận định một cách khách quan, chính xác khả năng phát triển sản xuất của doanh nghiệp, thị hiếu của người tiêu dùng với sản phẩm của doanh nghiệp mình cùng với những yếu tố thuận lợi, khó khăn của môi trường, doanh nghiệp sẽ quyết định kế hoạch chiến lược mở rộng thu hẹp hay ổn định sản xuất, từ đó xây dựng các kế hoạch cụ thể về sản xuất, tiêu thụ. Việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh đúng đắn quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.
- Vốn- khả năng tài chính của doanh nghiệp:
Có nhiều nhóm chỉ tiêu khác nhau biểu hiện tình hình tài chính, khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp như nhóm chỉ tiêu về khă năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn, nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận. Ngoài ra khi xem xét về tình hình tài chính ngân hàng còn quan tâm đến luồng tiền vào, luồng tiền ra, dự trữ ngân quỹ… Khả năng tài chính tốt là điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị tiên tiến, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường và đem lại lợi nhuận lớn, hoạt động tốt là điều kiện để doanh nghiệp trả nợ cho ngân hàng.
- Tư cách, đạo đức của người vay:
Tư cách đạo đức xét trên phương diện ý muốn hoàn trả khoản nợ vay, trong nhiều trường hợp người vay có ý muốn chiếm đoạt vốn, không hoàn trả nợ vay mặc dù có khả năng trả nợ, điều này đã gây ra những rủi ro không nhỏ cho ngân hàng.
Tóm lại qua việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ta thấy tùy theo điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện về pháp lý của từng nước mà những nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng tín dụng. Vấn đề là phải nắm vững những nhân tố ảnh hưởng và vận dụng sáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể thì sẽ nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.
1.2.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế:
Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng pháp triển. Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp không có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành tốt, có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả được vốn vay ngân hàng cả gốc và lãi thì hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao. Ngược lại trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng ngân hàng giảm sút về quy mô và chất lượng.
Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với mức lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, lợi tức của ngân hàng thu được bị giới hạn bởi lợi nhuận của doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng, nên với mức lãi suất cao các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không có khả năng trả nợ ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và tới toàn bộ nền kinh tế nói chung. Hoạt động tín dụng ngân hàng lúc này không còn là đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và chất lượng tín dụng cũng giảm sút.
Ngoài ra những sự biến động về lãi suất thị trường, tỷ giá thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất của ngân hàng. Bài học tư cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á cho thấy sự mất giá của đồng nội tệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng.
1.2.3.4. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, nhà nước, cá nhân công dân, bắt buộc các chủ thể tuân theo.
Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để.
Quan hệ tín dụng phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt động tín dụng được ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia tín dụng. Những quy định pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn.
Hiện nay, hệ thông văn bản pháp luật chưa đồng bộ, gây khó khăn cho ngân hàng khi kí kết thực hiện hợp đồng tín dụng. luật ngân hàng còn nhiều sơ hở, chưa đồng bộ với các văn bản luật khác. Điều này nhr hưởng đến việc quản lý chất lượng tín dụng ngân hàng.
Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, do thay đổi đột ngột, gây xáo động trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm. hay chưa có phương án sản xuất kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi, chất lượng tín dụng giảm sút.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI ( TÊN GỌI GIAO DỊCH QUỐC TẾ LÀ HABUBANK)
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngày 30 tháng 12 năm 1988,Tổng giám đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã ra quyết định số 139 – NH/QĐ ban hành “Điều lệ ngân hàng phát triển Nhà thành phố Hà Nội”.Ngày 31 tháng 12 năm 1988,UBND thành phố Hà Nội có tên gọi HABUBANK (viết tắt HBB) được hoạt động kể từ ngày 2 tháng 1 năm 1989.
Với sự phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng, sự tín nhiệm của các cổ đông, vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội tăng trưởng liên tục, dưới đây là các mốc tăng đáng chú ý:
-Tháng 6 năm 1992:5 tỷ đồng
- Tháng 3 năm 1996: 50 tỷ đồng
- Tháng 12 năm 2000: 70 tỷ đồng
- Tháng 9 năm 2002: 80 tỷ
- Tháng 4 năm 2003: 120 tỷ
- Tháng 4 năm 2005: 290 tỷ
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy:
Sờ đồ tổ chức bộ máy của Habubank.
2.1.2.1. Đại hội cổ đông:
Là cơ quan quyết định cao nhất của Ngân hàng Nhà, hiện nay có khoảng gần 200 thành viên.
2.1.2.2.Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản trị ngân hàng giữa 2 kỳ đại hội cổ đông của ngân hàng.Hiện nay hội đồng quản trị của ngân hàng có 5 thành viên,trong đó có một Chủ tịch hội đồng quản trị và một phó chủ tịch.
2.1.2.3.Ban kiểm soát:
Là những người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của ngân hàng. Chức năng chủ yếu: kiểm soát hoạt động kinh doanh, sổ sách kế toán, tài sản….; Báo cáo trước Đại hội đồng sự kiện tài chính bất thường…
2.1.2.4.Ban điều hành:
Gồm một Tổng giám đốc và ba phó tổng giám đốc. Ban điều hành có những chức năng sau: Điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh; tuyển dung hay kỷ luật cán bộ nhân viên ngân hàng…
2.1.2.5. Phòng hành chính (văn phòng):
Gồm năm người trong đó có một chánh văn phòng phụ trách công việc chung với chức năng chủ yếu sau: Làm đầu mới giao dịch, tiếp hận, tổng hợp xử lý thông tin; phụ trách công tác cổ đông, cổ phần, cổ phiếu…; phụ trách công tác mua sắm, quản lý sử dụng tài sản cố định, trang bị cơ sở vất chất kĩ thuật…
2.1.2.6. Phòng tổ chức nhân sự:
Hiện nay có bốn người trong đó có một trưởng phòng. Chức năng chủ yếu của phòng này là: Xây dựng kế hoạch nhân sự cho toàn ngân hàng; thực hiện công tác tuyển chọn, đào tạo, bố trí, sắp xếp nhân sự theo yêu cầu của Ban lãnh đạo ngân hàng; soạn thảo các form mẫu liên quan đến việc tuyển chọn nhân sự.
2.1.2.7. Phòng thanh ngoại hối và ngân quỹ:
Phòng này gồm sáu cán bộ với các chức năng chủ yếu là: Chịu trách nhiệm huy động, cân đối nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ cho Ngân hàng; Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo các quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Ngân hàng Nhà; Tiếp nhận và quản lý các nguồn tài trợ cho các dự án qua Ngân hàng Nhà.
2.1.2.8. Phòng tái thẩm định
Hiện nay có bốn người trong đó có một trưởng phòng. Chức năng chủ yếu của phòng này là: thẩm định lại hồ sơ các khoản vay ngắn, trung và dài hạn trên cơ sở tờ trình thẩm định cho vay do phòng tín dụng của các chi nhánh gửi lên trước khi trình lên các cấp lãnh đạo cao hơn để xin phê duyệt.
2.1.2.9. Phòng marketing:
Hiện nay có bốn người trong đó có một trưởng phòng. Chức năng chủ yếu của phòng này là: Quan hệ và tiếp xúc với báo, đài để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của ngân hàng; Lập kế hoạch chương trình, chiến dịch quảng cáo và marketing cho các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng; Thiết kế và in ấn tờ rơi,băngrôn quảng cáo...
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2002-2003:
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2003 đạt 1.205.450 triệu đồng, tăng 56,4% so với năm 2003, đạt 108,6% chỉ tiêu kế hoạch được giao.Trong năm 2004, nguồn vốn huy động tiền gửi không kỳ hạn đạt 479.352 đồng ( chiếm 27.9% so với tổng nguồn vốn), tăng 103.896 triệu đồng (tăng 27.7% so với năm 2003); nguồn vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn đạt 1.237.021 triệu đồng(chiếm 62,1% so với tổng nguồn vốn) tăng 407.027 triệu đồng ( tăng 38,6% so với năm 2003). Nhìn chung nguồn vốn huy động tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội nhin chung có sự tăng trưởng tốt. Tăng tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn, đảm bảo tổng nguồn vốn tăng trưởng ổn định. Năm 2004,Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đã tăng cường huy động nguồn vốn trung hạn ngoại tệ từ 24 tháng đến 60 tháng để đầu tư cho vay các dự án. Đến 31/12/2004, đã huy động được 08 triệu USD kỳ hạn từ 24 tháng trở lên và huy động tiết kiệm được 0.5 triệu EUR.
2.1.31.Về hoạt động cho vay:
Về doanh số cho vay: năm 2003 đạt 1.660.260 triệu đồng,tăng 850.944 triệu đồng(tăng 105,14% so với năm 2002); sang đến năm 2004 doanh số cho vay đạt 2.027.566 triệu đồng tăng 367.306 triệu đồng (tăng 22.12% so với năm 2003). Về doanh số dư nợ, năm 2003 đạt 1.225.434 triệu đồng, tăng 783.470 triệu đồng(tăng 177,27 % so với năm 2002); đến năm 2004 doanh số thu nợ đạt 1.420.614 triệu đồng, tăng 195.180 triệu đồng (tăng 15,93% so với năm 2003).
Dư nợ tín dụng đến 31/12/2003 đạt 1.075.582 triệu đồng, tăng 394.352 triệu đồng (tăng 51,78% so với 31/12/2002); đến 31/12/2004 dư nợ đạt 1.510.408 triệu đồng, tăng 434.826 triệu đồng tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 40,43% so với 31/12/2003.
2.1.3.2. Công tác kế toán ngân quỹ:
Từ năm 2002 ngân hàng đã tham gia chương trình thanh toán điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng đẩy nhanh tốc độ thanh toán và xử lý khối lượng giao dịch lớn.
2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế:
Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đã chấp hành tốt các quy trình nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế, không thể xảy ra các sai sót, rủi ro trong thanh toán.
2.1.3.4. Hoạt động mua bán ngoại tệ:
Được giao nhiệm vụ là đầu mối duy nhất trong thanh toán và kinh doanh ngoại tệ, Phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ đã thực hiện tốt vai trò của mình, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của Ngân hàng vừa kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả:
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI
Ta sẽ phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
- Dư nợ tín dụng trung và dài hạn và tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn trên tổng dư nợ
Bảng 3: Tình hình dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội giai đoạn 2002-2004
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
%03/02
%04/03
Tổng dư nợ(tr.đ)
708.230
1.075.582
1.510.408
151,87
140,43
Dư nợ T&DH(tr.đ)
150.853
319.448
474.268
211,76
148,46
Tỷ trọng dư nợ T&DH/Tổng dư nợ(%)
14,9
29,7
31,4
199
106
( Nguồn: báo cáo cho vay tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)
Các số liệu ở bảng trên cho thấy, cùng với sự tăng trưởng nhanh của tổng dư nợ qua các năm, dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Nội cũng có sự tăng trưởng rất lớn, không những thế, tốc độ tăng của dư nợ tín dụng trung và dài hạn giai đoạn 2002-2004 nhanh hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ, cụ thể là: nếu trong năm 2003, tổng dư nợ của Ngân hàng tăng 51,87% thì dư nợ trung và dài hạn tăng111,76%; tương tự trong năm 2004 tổng dư nợ tăng 40,43% so với năm 2003 thì dư nợ trung và dài hạn lại tăng 48,46%. Thực tế này đã khiến cho tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ của Ngân hàng tăng dần qua các năm, các con số cụ thể là: 14,9% trong năm 2002, 29,7% trong năm 2003 và đến năm 2004 tăng lên 31,4%.
Sự tăng nhanh của dư nợ trung và dài hạn trong giai đoạn 2002-2004 mặc dù chưa nói lên được nhiều điều về chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng, tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó nó cho thấy rằng Ban lãnh đạo Ngân hàng đã và đang tin tưởng cũng như đồng thuận với sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng trung và dài hạn, và để có được điều đó chắc chắn các khoản1 vay trung và dài hạn của Ngân hàng phải có chất lượng tốt, đảm bảo sự an toàn nhất định đối với Ngân hàng.
- Lãi cho vay thu từ tín dụng trung và dài hạn:
Bảng 4: lãi vay thu từ tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2002-2004
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tổng thu nhập của NH(tr.đ)
25.600
41.240
60.150
Tổng thu lãi cho vay(tr.đ)
14.080
23.919
33.684
Lãi cho vay trung và dài hạn(tr.đ)
2.239
4.545
7.410
Lãi cho vay T&DH/Tổng thu nhập(%)
8,7%
11%
12,3%
Lãi cho vay T&DH/Tổng lãi cho vay(%)
15,9%
19%
22%
( Nguồn: báo cáo cho vay tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)
Bảng số liệu trên cho thấy thu lãi vay nói chung và thu lãi trung và dài hạn nói riêng của Ngân hàng có sự tăng trưởng rất tốt qua các năm. Nếu như năm 2002 tổng thu lãi cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng chỉ đạt 2.239 triệu đồng thì một năm sau đó đã đạt 4.545 triệu đồng- tăng trên 100%. Và đến năm 2004, con số này đã là 7.410 triệu đồng, tăng 63% so với năm 2003 và tăng 231% so với năm 2002.
Những kết quả đáng khích lệ như đã phân tích ở trên bắt nguồn từ nguyên nhân chính là sự tăng trưởng mạnh của dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng trong ba năm liên tục. Đồng thời những kết quả này cũng cho thấy tín dụng trung và dài hạn ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, qua đó phần nào chứng tỏ chất lượng và lượng của tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ngày càng được cải thiện.
- Tỷ lệ nợ gia hạn trên tổng số dư nợ tín dụng trung và dài hạn:
Bảng 5: Tình hình gia hạn nợ và tỷ lệ gia hạn nợ trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2002-2004
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
DNNN
DNNQD
DNNN
DNNQD
DNNN
DNNQD
Tổng dư nợ T&DH(tr.đ)
51.505
99.348
67.084
252.364
71140
403128
Nợ gia hạn T&DH(tr.đ)
2.781
1.888
3.748
5.275
3.975
9.450
Dưới 180 ngày(tr.đ)
2.051
1.360
2.700
4.325
2.860
7.140
Từ 181 - 360 ngày(tr.đ)
530
528
768
950
700
2.010
Trên 360 ngày(tr.đ)
200
0
380
0
415
300
Tỷ lệ nợ gia hạn(%)
5,4
1,9
5,6
2,1
5,6
2,34
( Nguồn: Báo cáo cho vay tại NHTMCP Nhà Hà Nội)
Với khối khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước, do dư nợ trung và dài hạn và số dư nợ bị tăng khá đều nhau nên tỷ lệ gia hạn nợ của khối này không có sự biến động lớn, giao động từ 5,4 đến 5,6% trong giai đoạn 2002-2004. Như vậy có thể khẳng định chất lượng tín dụng trung và dài hạn( xét trên phần dư nợ gia hạn) của khối doanh nghiệp Nhà nước tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội không những không được cải thiện mà còn có dấu hiệu tăng lên. Tỷ lệ gia hạn này cũng không đạt chỉ tiêu mà Ngân hàng đề ra là dưới 5%
Với khối khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ lệ nợ gia tăng từ 1,9% trong năm 2002 lên 2,1% trong năm 2003 và đến năm 2004 con số này đã là 2,34%, điều này cho thấy tốc độ tăng của phần dư nợ bị gia hạn nhanh hơn so với tốc độ gia tăng của dư nợ trung và dài hạn. Mặc dù tỷ lệ gia hnạ của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh là dưới 5%- đạt mục tiêu đề ra nhưng vấn đề nằm ở chỗ, chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng đang có lại xu hướng giảm xuống.
Tóm lại, nhìn tổng thể thì chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội xét theo số dư nợ gia hạn trong giai đoạn 2002-2004 không thật sự khả quan, tỷ lệ nợ bị gia hạn không được cải thiện mà còn có xu hướng tăng lên đặc biệt ở khối các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Tỷ lệ nợ bị quá hạn trên tổng số dư nợ tín dụng trung và dài hạn
Bảng 6: Tình hình quá hạn nợ và tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2002-2004
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
DNNN
DNNQD
DNNN
DNNQD
DNNN
DNNQD
Tổng dư nợ trung &DH(tr.đ)
51505
99.348
67.084
252.364
71.140
403.128
Nợ quá hạn T&DH(tr.đ)
712
1.192
1.006
3.275
996
6.450
Dưới 180 ngày(tr.đ)
623
975
724
2.711
996
5.125
Từ 181 đến 360 ngày (tr.đ)
73
217
230
564
0
786
Trên 360 ngày(tr.đ)
25
0
52
0
0
541
Tỷ lệ nợ quá hạn(%)
1,4
1,2
1,5
1,3
1,4
1,6
( Nguồn: Báo cáo cho vay tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)
Bảng số liệu trên cho thấy, trong năm 2002, nợ quá hạn của khối doanh nghiệp Nhà nước là 721 triệu đồng, của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1.192 triệu đồng và tỷ lệ nợ quá hạn tương ứng lần lượt là 1,4% và 1,2%. Trong năm 2003, nợ quá hạn của khối doanh nghiệp Nhà nước là 1.006 triệu đồng, của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 3.275 triệu đồng và tỷ lệ nợ quá hạn tương ứng lần lượt là 996 và 6.450 đối với số tuyệt đối là 1,4% và 1,6% đối với số tương đối. Như vậy nhìn một cách tổng thể có thể thấy rằng: trong giai đoạn 2002-2004, trong khi tỷ lệ nợ quá hạn của khối doanh nghiệp nhà nước dao động ổn định từ 1,4 đến 1,5% mỗi năm thì tỷ lệ nợ quá hạn của khối doanh nghiệp của doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại có xu hướng tăng lên một cách đều đặn, từ 1,2% trong năm 2002, 1,3% trong năm 2003 và 1,6% trong năm 2004. Đây là thực tế rất đáng lưu tâm vì ta biết rằng trong cơ cấu dư nợ trong và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, dư nợ của khối khách hàng ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ từ 80-90%. Điều này có nghĩa là khi tỷ lệ nợ quá hạn của khối khách hàng nhà nước giảm xuống 0,1% và tỷ lệ quá hạn của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 0,3% thì tức là số dư nợ quá hạn tuyệt đối sẽ tăng lên một lượng rất lớn.
- Số lượng khách hàng vay trung và dài hạn:
Bảng 7: Số lượng khách hàng vay trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2002-2004
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
DNNN
DNNQD
DNNN
DNNQD
DNNN
DNNQD
Số lượng khách hàng(doanh nghiệp)
8
25
10
42
11
51
Tổng dư nợ T&DH(tr.đ)
51.505
99.348
67.084
252.364
71.140
403.128
Mức dư nợ tín dụng T&DH bình quân trên một khách hàng(tỷ đ)
6.438
3.974
6.708
6.008
6.467
7.904
( Nguồn: Báo cáo cho vay tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)
Số liệu ở bảng trên cho thấy đến năm 2004 Ngân hàng đã có 62 khách hàng doanh nghiệp vay trung và dài hạn, tăng 29 khách hàng so với năm 2002 và 10 khách hàng so với năm 2003. Số lượng này so với các Ngân hàng quốc doanh tuy không lớn nhưng với một Ngân hàng cổ phần có quy mô trung bình như Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội thì nó cho ta thấy quy mô khách hàng vay trung và dài hạn của Ngân hàng có sự phát triển đáng khích lệ. Tuy nhiên điều đáng chú ý ở đây là so với năm 2002 và năm 2003, trong năm 2004 mức dư nợ tín dụng trung và dài hạn bình quân trên một khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Ngân hàng tăng lên khá nhanh, từ 3.974 triệu đồng trong năm 2002 tăng lên 6.008 triệu đồng trong năm 2003 và đến năm 2004, con số đó đã là 7.904 triệu đồng. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã có những khoản tài trợ vốn lớn hơn cho một đối tượng khách hàng ngoài quốc doanh và như vậy xét trên khía cạnh phân tán rủi ro thì điều này không phải là một tín hiệu mừng vì mọi người đều biết rằng quy mô của doanh nghiệp ngoài quốc doanh của nước ta không lớn, do vậy việc đầu tư vốn trung và dài hạn lớn cho một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng hàng ngoài quốc doanh sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định cho Ngân hàng.
Cũng giống như hầu hết các Ngân hàng TMCP khác ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội luôn xác định đối tượng khách hàng chính của mình là các đơn vị ngoài quốc doanh. Thực tế cho thấy Ngân hàng đã và đang đi đúng hướng này.
Bảng 8: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2002-2004
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chat luong tin dung.doc