MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 3
1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước 3
1.1.1 Khái niệm về ngân sách nhà nước 3
1.1.2 Đặc điểm về ngân sách nhà nước 3
1.1.3 Vai trò của ngân sách nhà nước 5
1.1.4 Phân loại ngân sách nhà nước 5
1.1.5 Nội dung của ngân sách nhà nước 6
1.2 Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện 7
1.2.1 Khái niệm về quan lý và quản lý nhà ngân sách nhà nước 7
1.2.2 Vai trò của quản lý ngân sách nhà nước 7
1.2.3 Hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước 10
1.2.4 Nội dung quản lý ngân sách nhà nước 11
1.2.4.1 Về thu ngân sách nhà nước 11
1.2.4.2 Chi ngân sách nhà nước 12
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách nhà nước 13
1.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước 13
1.3.2 Nhưng nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN HUYỆN BẮC MÊ - TỈNH HÀ GIANG 15
2.1 Sự hình thành và phát triển của phòng tài chính - kế hoạch huyện Bắc Mê 15
2.2.1 Đặc điểm lịch sử ,địa lý ,kinh tế - xã hội 15
2.2.2 Bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện 20
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch 33
2.2.4 Thực trạng về quản lý NSNN của huyện bắc mê tỉnh Hà Giang 40
2.2.5 Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động quản lý NSNN 47
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN HUYỆN BẮC MÊ – TỈNH HÀ GIANG 52
3.1 Phương hướng, mục tiêu 52
3.2.Về những giải pháp 54
3.3 Đề Nghị 56
3.4 Kiến nghị 57
KẾT LUẬN 59
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9914 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính, hợp tác xã, dịch vụ nông nghiệp, thương mại dịch vụ, tổ hợp tác và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thuộc cấp huyện.
Phối hợp với các cơ quan thu thuế trong việc quản lí công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lí; thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định quyết toán thu chi ngân sách xã, thị trấn; lập quyết toán thu – chi ngân sách huyện. Tổng hợp và lập báo cáo quyết toán thu ngân sách trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyệnvà quyêt toán thu, chi ngân sách cấp xã, thị trấn). trình UBND huyện xem xét gửi sở Tài chính; báo cáo bổ sung quyết toán ngân sách gửi sở Tài chính sau khi được HĐND huyện chuẩn.
Tổ chức thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành, trình UBND huyện phê duyệt theo thẩm quyền. Thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp thuộc ngân sách huyện quản lý.
Quản lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc huyện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Quản lý nguồn kinh phí được uỷ quyền của cấp trên, quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Quản lý giá theo quy định của UBND tỉnh, báo cáo tình hình giá cả thị trường trên địa bàn, kiểm tra thực hiện niêm yết giá cuả các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn.
Thực hiện chế độ thông tin bấo cáo về tài chính, ngân sách và giá theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, kiểm tra, thanh tra, việc thi hành pháp luật tài chính; giúp UBND huyện giải quyết các chanh chấp, khiếu nại tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật.
Phối kết hợp với các ngành chức năng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn theo quy định, ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND hưyện phân công.
- Lĩnh vực Kế hoạch.
Trình UBND huyện các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tư.
Trình UBND huyện các quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội của huyện; hướng dẫn, kiểm tra vịêc tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
Là đầu mối tổng hợp và trình chủ tịch UBND huyện về các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn, thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu thuộc thẩm quyền quyết định của chủ tịch UBND huyện.
Cung cấp thông tin xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phong trào chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế hoạch đầu tư cấp xã.
Chủ trì phối kết hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan giám sát và đánh đầu tư; kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và sử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Phối hợp với các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ khác của huyện hướng dẫn phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình, thực hiện cấp đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND huyện và Sở Kế hoạch.
* Nhiệm vụ của các bộ phận.
- Bộ phận ngân sách huyện, ngân sách xã, thị trấn.
Giúp ban lãnh đạo của phòng hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch ngân sách, tổng hợp kế hoạch ngân sách huyện, xã, thị trấn. Kiểm tra việc xây dựng và chấp hành ngân sách ở đơn vị và các xã, thị trấn. Bám sát các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương.
Quản lý cấp phát và thông báo dự toán, thông báo vốn đầu tư XDCB các khoản chi ngân sách theo luật ngân sách Nhà nước cho các đơn vị dự toán và ngân sách xã, thị trấn.
Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kiểm toán, công tác tin học, lập tổng quyết toán ngân sách địa phương theo luật ngân sách Nhà nước.
Xây dựng các báo cáo về công tác tài chính trình các kỳ họp HĐND, UBND, các báo cáo gửi Sở Tài chính theo quy định.
Tham gia cụ thể cơ chế chính sách của trung ương, tỉnh vận dụng thực hiện trên địa bàn huyện.
Theo dõi, quản lý các khoản ngân sách vay và thu nợ các khoản ứng cho vay từ ngân sách, quản lý tài sản từ nguồn ngân sách, các dự án, vốn viện trợ…
Thường xuyên hướng về cơ sở và đơn vị mỗi quý một lần để nắm tình hình, nếu có biểu hiện vi phạm chế độ quản lý tài chính, phải kịp thời báo cáo UBND huyện và sở tài chính.
- Bộ phận tổng hợp kế hoạch.
Nắm vững nội dung các bước công việc của công tác xây dựng dự toán thu – chi ngân sách địa phương( hàng năm được ổn định trong 3 năm ngân sách). Mở so sánh theo dõi số liệu lịch sử các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, biên chế quỹ tiền lương toàn huyện, nắm chỉ tiêu của từng xã, thị trấn, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội…nhằm phục vụ cho công tác quản lý.
Hướng dẫn xây dựng, tổng hợp kết quả thảo luận dự toán ngân sách địa phương của các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn.
Tổng hợp dự toán thu chi ngân sách huyện hàng năm phục vụ tốt cho công tác thảo luận với Sở Tài chính.
Dự toán thu - chi ngân sách địa phương được tổ chức thực hiện 3 bước: Lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và thanh kiểm tra.
Thu ngân sách phải thể hiện toàn diện mọi nguồn thu vào ngân sách Nhà nước. Thu ngân sách phải khai thác quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, nuôi dưỡng nguồn thu.
Xây dựng dự toán thu phải đúng luật thuế và các chế độ chính sách hiện hành. Có tính đến yếu tố phát triển kinh tế và đảm bảo phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Chi ngân sách phải bám sát vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương trên cơ sở chính sác, định mức chi hiện hành. Đồng thời phải tính đến các yếu tố có khả năng phát sinh trong năm, các điều kiện đặc thù của từng xã vùng cao biên giới, vùng nhiều khó khăn.
* Bộ phận quản lý giá, thẩm định XDCB, trợ giá, trợ cước, tài sản sung công.
- Bộ phận quản lý giá, trợ giá trợ cước.
Tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ và các mức giá cụ thể thuộc thẩm quyền định giá của Nhà nước.
Thu thập thông tin giá cả thị trường, phân tích báo cáo thường xuyên, kịp thời với Sở Tài chính theo quy định.
- Bộ phận quản lý tài sản công.
Hướng dẫn các đơn vị hành chính sự nghiệp, các xã, thị trấn thực hiện các chế độ quản lý tài sản Nhà nước.
Tổng hợp, phân tích báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản và kiểm tra thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và các xã, thị trấn.
Tham gia với các ngành thu hồi các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, điều chuyển tài sản của các đơn vị hành chính sự nghiệp khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Bộ phận thẩm định XDCB.
Tham mưu giúp ban lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, chế độ quản lý tài chính lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư các dự án, công trình hoàn thành trình UBND huyện phê duyệt. Kiểm tra, nhận xét, xác nhận số liệu quyết toán của Kho Bạc Nhà nước đối với nguồn vốn đầu tư ngân sách tỉnh và ngân sách huyện phân cấp để báo cáo UBND huyện và Sở Tài chính, UBND tỉnh.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban lãnh đạo.
* Trưởng phòng.
Là người lãnh đạo, điều hành toàn bộ công việc của phòng, chụi trách nhiệm cá nhân trước huyện uỷ, HĐND, UBND và ngành chủ quản trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của phòng.
Triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về chuyên ngành trên địa bàn theo luật định và những quy định chức năng nhiệm vụ của phòng.
Tham mưu trình lãnh đạo huyện quản lý, điều hành, sử lý thu, chi ngân sách và kế hoạch. Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn cán bộ phòng học tập chuyên môn, chính sách chế độ vào chiều thứ 6 hàng tuần.
Trực tiếp thoe dõi công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện theo phân cấp.
Báo cáo nhiệm vụ công tác của ngành tại các buổi giao ban của Sở và của huyện.
Phụ trách công tác kiểm tra và tự kiểm tra trên địa bàn. Chủ trì cuộc họp giao ban định kỳ giữa các chuyên ngành trong hệ thống tài chính.
Trưởng phòng thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với chi uỷ, ban chấp hành công đoàn, đoàn thanh niên nhằm phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể để nâng cao chức năng tham mưu của mỗi thành viên cơ quan tạo sự thống nhất cao trong tổ chức và thực hiện.
* Các phó trưởng phòng.
Là người giúp việc cho trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng giải quyết công việc khi trưởng phòng đi vắng. Giúp trưởng phòng chỉ đạo trực tiếp một số lĩnh vực, một số công việc chuyên trách ( theo sự phân công của trưởng phòng). Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về những nhiệm vụ được phân công, cụ thể như sau:
Một phó phòng phụ trách ngân sách huyện, phó chủ tài khoản ngân sách thứ nhất.
Một phó phòng phụ trách ngân sách xã, thị trấn phóchủ tài khoản ngân sách thứ hai, phụ trách công tác hành chính của phòng.
Một phó phòng phụ trách bộ phận giảm nghèo. Phụ trách tổ công đoàn, nữ công.
- Nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức.
Chấp hành sự phân công của trưởng phó phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và sự phân công, điều động của tổ chức.
Phát huy tính dân chủ sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tích cực tham mưu, đề xuất và tự chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về tính chính xác trung thực của các số liệu thu – chi ngân sách, kế hoạch dự án trước khi trình duyệt đối với phần việc được giao.
Thực hiện chế độ báo cáo hàng tuần, tháng, 6 tháng, 1 năm với trưởng phòng. Chấp hành tốt chế độ quản lý hồ sơ, tài liệu ngăn nắp, gọn gàng.
Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của lãnh đạo cơ quan. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chuyên môn, nghiệp vụ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Có nếp sống lành mạnh, trung thực cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không được quan liêu, hách dịch, của quyền tham nhũng.
Được tham gia học tập, nghiên cứu các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước phục vụ cho công tác chuyên môn và những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ được giao, do cơ quan hoắc do các cơ quan khác tổ chức theo sự phân công lãnh đạo của phòng.
Được mời dự các cuộc họp (nếu cần thiết) của Ban lãnh đạo phòng với các ngành, các xã, thị trấn về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vức được theo dõi. Chuyên viên khi được tham gia phải chuẩn bị những ý kiến, các tài liệu liên quan cho lãnh đạo.
Được thông tin về kế hoạch công tác hàng tháng, quý, năm; kinh phí quyết toán hàng năm do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác của cơ quan, các quy định về tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật nâng bậc lương, nâng ngạch và đề bạt cho cán bộ công chức.
Cán bộ công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên. Trường hợp phát hiện ra quyết định của cấp trên là sai trái với quy định của pháp luật phải báo cáo trực tiếp với người ra quyết định và không chịu trách nhiệm về những hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Thực hiện nghiêm túc các quy trình quản lý thu – chi ngân sách, mở đầy đủ hồ sơ, sổ sách để theo dõi tình hình thu – chi ngân sách, theo dõi các tài khoản tiền gửi, các khoản kinh phí cấp phát được giao nhiệm vụ quản lý theo tháng, quý, năm.
Cán bộ phòng chịu trách nhiệm quản lý, lưu giữ hồ sơ, chứng từ cấp phát kinh phí thuộc phạm vi được phân công. Phải thực hiện đúng quy trình lưu trữ hồ sơ, chứng từ do Bộ Tài chính quy định.
Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng về số liệu, hồ sơ cấp phát, tình hình quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đối với đơn vị được phân công, chấp hành đúng quy định về trình tự cung cấp và luân chuyển chứng từ sang Kho bạc Nhà nước.
Thường xuyên kiểm tra cơ sở ít nhất 1 lần/quý để nắm tình hình. Nếu phát hiện vi pham chế độ quản lý Tài chính kịp thời uốn nắn các sai phạm giúp cơ sở. Trường hợp nghiêm trọng phòng trình cấp trên giải quyết.
Sơ đồ : Phân công lao động của phòng như sau:
Trưởng Phòng
P.Trưởng phòng
Phụ trách ngân sách huyện
P.Trưởng Phòng Chuyên trách dự án giảm nghèo
Bộ phận ngân sách huyện
Bộ phận ngân sách xã, thị trấn
Bộ phận tổng hợp kế hoạch, lập báo cáo tháng, quý, năm
Bộ phận quản lý giá,thẩm XDCB…
P.Trưởng Phòng
Phụ trách ngân sách xã
Với chức năng, nhiệm vụ và số lượng biên chế được giao Phòng Tài Chính – Kế hoạch huyện đã phân công các bộ phận thuộc phòng và thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ công chức viên chức hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Bộ phận quản lý ngân sách (ngân sách huyện và ngân sách các xã) là một trong các bộ phận trong phòng tài chính – kế hoạch được giao cho cán bộ c huyên môn phụ trách và phân công cụ thể công việc theo chức năng nhiệm vụ:
+Hướng dẫn cụ thể hóa các văn bản, chính sách của bộ tài chính và các cấp với ngân sách xã .
+Tham mưu cho ban giám đốc sở tài chính trình UBND tỉnh về quy định tỷ lệ phân chia các khoản thu điều tiết và định mức chi tiêu thường xuyên làm cơ sở để các xã, phường, thị trấn thực hiện và là căn cứ để xây đựng dự toán ngân sách của các năm tiếp theo.
+hướng dẫn cơ quan tài chính cấp dưới tổng hợp thu, chi ngân sách trên địa bàn, thực hiện lập, chấp hành quyết toán ngân sách hàng năm của địa phương theo đúng luật ngân sác, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định.
+ hướng dẫn xây dưng dự toán ngân sách xã, mức bổ sung cho ngân sách xã(trợ cấp cho các xã)
+hướng dẫn chế độ báo cáo về hoạt động tài chính của ngân sách các xã theo quy định của luật NSNN
+phòng tài chính kế hoạch tham mưu HĐND – UBND tỉnh ra các loại văn bản quy định về việc thu phí, lệ phí, vay, trả nợ, huy động đóng góp của cá nhân và các tổ chức tập thể.hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo quy định của luật NSNN.
+ phòng tài chính kế hoạch huyện phối hợp với sở tài chính tỉnh mở lớp tập huấn nghiệp vụ triển khai, hướng dẫn, thực hiện chế độ kế toán ngân sách huyện và các xã trên địa bàn.
Ngoài ra còn thực hiện một số nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch của phòng tài chính – kế hoạch
* Những thuận lợi.
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của huyện Uỷ, HĐND và UBND huyện cùng sự chỉ đạo hướng dẫn của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch – Đầu tư Tỉnh Hà Giang . Sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp Đảng Uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức và các hội đoàn thể, sự ủng hộ của ngưới lao động và nhân dân toàn huyện.
Đặc biệt là những thành tựu quan trọng và bài học kinh nghiệm của những năm đổi mới tiếp tục được khẳng định và phát huy, cùng với sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của Tỉnh về mọi mặt nhằm xây dựng Bắc Mê trở thành huyện kinh tế trọng điểm của Tỉnh. Nhờ vậy trong những năm qua kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao và toàn diện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, các vùng đều có bước phát triển. Tổng sản phẩm trong huyện (GDP) trong 5 năm ( 2001 – 2005 ) tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt 17,32% / năm, vượt 2,32% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI đề ra. Huy động nội lực thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện quan trọng cho sự phát triển giai đoạn tiếp theo. Với những kết quả thành tựu đạt được của những năm trước đã tạo thêm sức mạnh và niềm tin cho toàn Đảng và toàn dân thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.
Bên cạnh đó hệ thống chính trị của Đảng bộ không ngừng được củng cố vững chắc, năng động, sáng tạo, phát huy sức mạnh đoàn kết có ý chí quyết tâm vượt qua mọi thách thức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở ngày càng được nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm qua nhiều năm công tác am hiểu sâu chính sách của Đảng và Nhà nước.
* Những khó khăn.
Bắc mê vẫn còn là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, hạ tầng cơ sở còn nhiều yếu kém, chưa đồng bộ, trình độ nhận thức giữa các dân tộc, giữa các vùng không đồng đều, các vấn đề xã hội còn nhiều bất cập cần phải quan tâm giải quyết. Sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá còn thấp, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động của thị trường, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn đặc biệt là các đồng bào dân tộc vùng cao.
Tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý có hướng gia tăng. Đặc biệt thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, dịch cúm gia cầm, sự biến động phức tạp của giá cả thị trường, sự tăng giá của các mặt hàng…gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ đầu tư, xây dựng, sản xuất và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực điều hành quản lý của cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, sự chuyển biến nhận thức chưa thực sự đều ở một số địa phương, cơ sở kể cả một số ngành ở huyện.
Chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy chương trình phát triển. Công tác quản lý quy hoạch, quản lý địa bàn của một số cơ sở còn yếu, công tác cải cách thủ tục hành chính chất lượng, hiệu quả chưa cao, tiến độ triển khai tại các xã, thị trấn còn chậm, điều kiện cho việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính còn thiếu thốn, giải quyết đơn thư còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân.
Mặc dù vậy, với trách nhiệm của mình cán bộ viên chức của ngành từ huyện đến xã đã có nhiều nỗ lực tranh thủ sự chỉ đạo của cấp lãnh đạo, khai thác thuận lợi, khắc phục khó khăn thực hiện nhiệm vụ.
* Quá trình xây dựng kế hoạch trong những năm gần đây
- Quy trình xây dựng kế hoạch 5 năm.
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Mê tiến hành xây dựng qui trình kế hoạch của đơn vị theo từng bước như sau:
*Bước một: Thu thập và sửt lý thông tin của kế hoạch 5 năm trước, sau đó đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của 5 năm trước về các mặt như: Kết quả đạt được, những mặt tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
Để thực hiện phòng cùng phối hợp với các ban ngành đoàn thể trên địa bàn huyện và kết hợp với UBND các xã tiến hành khảo sát, thu thập số liệu thông qua các cuộc điều tra, thống kê theo yều cầu khi xây dựng kế hoạch cho từng lĩnh vực, trên cơ sở các báo cáo thực hiện của các ban ngành và cơ sở. Từ đó xây dựng thành một bản hệ thông số liệu đầy đủ phục vụ cho quá trình lập kế hoạch .
Trên cơ sở các số liệu và thông tin đã thu thập được tiến hành sử lý và đánh giá từng thông tin và số liệu phù hợp với những thông tin cần thu thập, từ đó hoàn chỉnh một bản số liệu và thông tin phục vụ cho xây dựng kế hoạch 5 năm tiếp theo.
*Bước hai: Dự báo các phương án phát triển trong 5 năm tới và lập kế hoạch cụ thể.
Từ những số liệu và thông tin thu thập được. Đặc biệt là qua xử lý phân tích đánh giá thông tin như ở bước một, mỗi lĩnh vực tiến hành xây dựng kế hoạch cho giai đoạn sau cụ thể:
- Rút ra những thuận lợi và khó khăn của địa phương, cũng như lợi thế và tiềm năng của huyện nhà.
- Đưa ra những mục tiêu tổng quát từ đó triển khai thành những chỉ tiêu cụ thể cho kế hoạch tới, chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu mang tính định hướng và mang tính định lượng tuỳ thuộc từng lĩnh vực công việc.
- Đề ra các giải pháp, biện pháp để thực hiện, mỗi giải pháp phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, từng lĩnh vực cụ thể và những quy định của nhà nước, dự kiến kinh phí để thực hiện.
- Trên cơ sở bản dự thảo kế hoạch đã xây dựng được trình ban lãnh đạo phòng, lãnh đạo phòng tiến hành tổ chức cuộc họp cơ quan lấy ý kiến thảo luận trong cán bộ công chức để thống nhất thực hiện.
- Hoàn thiện bản kế hoạch theo từng lĩnh vực gửi các ngành, lãnh đạo huyện tham gia ý kiến trở thành văn bản chính thức.
*Bước ba: Giao kế hoạch.
Dựa trên văn bản kế hoạch cho toàn huyện được xây dựng cho mỗi bộ phận trên cơ sở của bản kế hoạch đã được hoàn chỉnh ở bước hai, cụ thể hoá từng chỉ tiêu tổng quát, và một số giải pháp theo từng vùng chi tiết cho từng đơn vị.
*Bước bốn: Tổ chức thực hiện và quy định thời gian báo cáo:
Sau khi thực hiện ba bước trên, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Mê tiến hành họp và cùng chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể, các ban ngành có liên quan cùng thực hiện hoàn thành kế hoạch đề ra.
Phân công trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan thực hiện, đôn đốc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện công tác theo mức độ hoàn thành của từng cán bộ trong dịp phân loại công chức cuối năm.
Quy định chế độ báo cáo đối với cơ sở, tuỳ quy mô của từng báo cáo, chế độ báo cáo là 6 tháng, năm và quá trình 5 năm.
Mặt khác ngoài bốn bước như đã nêu, khi xây dựng kế hoạch về lĩnh vực sắp xếp của mỗi cán bộ phải xây dựng kế hoạch công tác trong tháng, quý, năm cần làm những gì để báo cáo lãnh đạo có chế độ phân bố hợp lý trong công việc nhằm thực hiện kế hoạch một cách song suốt. Ngoài ra còn căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và biến động chung về tình hình kinh tế chung của cả nước để điều chỉnh kế hoạch và lãnh đạo phòng điều phối công việc cho phù hợp với thực tế.
- Quy trình xây dựng kế hoạch hàng năm.
Kế hoạch hàng năm là bước cụ thể hoá của kế hoạch 5 năm và được tiến hành theo các bước như sau:
- Bước một: xác định các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp gửi các ban, ngành, các xã, thị trấn.
Xây dựng kế hoạch năm trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của năm trước(năm báo cáo): 6 tháng, 9 tháng, dự ước thực hiện cả năm.
Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm tiếp theo(năm kế hoạch). Căn cứ vào kế hoạch của tỉnh, tình hình thực hiện kế hoạch của mình(năm báo cáo) để xây dựng kế hoạch năm.
- Bước hai: Tổ chức hội nghị kế hoạch toàn ngành để hướng dẫn kế hoạch và cung cấp các thông tin cần thiết để các đơn vị khác, các xã, thị trấn tiếp tục hoàn thiện xây dựng kế hoạch năm.
- Bước ba: Các đơn vị, xã, thị trấn báo cáo kế hoạch năm trình Uỷ Ban Nhân Dân huyện, tổng hợp kế hoạch toàn huyện gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư.
- Bước bốn: Giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.
- Bước năm: Triển khai tổ chức thực hiện, theo dõi, thực hiện chế độ báo cáo kế hoạch hàng tháng, quý, năm. Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch tháng, quý tiếp theo.
- Phương pháp xây dựng kế hoạch từ thông bản có sự tham gia của người dân(VDP).
Lập kế hoạch từ cơ sở có người dân tham gia tức là người dân thảo luận, đánh giá những khó khăn trở ngại các nguồn lực cần thiết có thể huy động. Từ đó đề ra mục tiêu phát triển lâu dài, xác định những hoạt động hàng năm nhằm đạt được những mục tiêu và phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các bước xây dựng kế hoạch theo phương pháp này như sau:
- Bước một: Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội thôn, bản.
Gồm các nội dung:
+ Thu thập thông tin
+ Phân tích và xử lý thông tin
- Bước hai: Xây dựng kế hoạch ở cơ sở từ thôn bản.
Gồm các nội dung:
+ Xác định các mục tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
+ Lựa chọn thứ tự ưu tiên
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động cho kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm ( có sự tham gia của người dân) tại thôn, bản.
- Bước ba: Tổng hợp kế hoạch ở các cấp.
+ Tổng hợp kế hoạch từ các thôn bản đến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã.
+ Tổng hợp kế hoạch các xã đến xây dựng kế hoạch của huyện.
- Bước bốn: Thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch .
+ Trình tự thẩm định và phê duyệt được thực hiện theo phân cấp của các đơn vị hành chính Nhà nước theo nguyên tắc : Thẩm định kế hoạch từ “ dưới” lên “trên”.
+ Phê duyệt và giao kế hoạch thực hiện từ “trên” xuống “dưới”.
- Bước năm: Tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát các hoạt động thực hiện chế độ báo cáo.
- Bước sáu: Đánh giá kế hoạch năm, xây dựng kế hoạch năm tiếp theo.
- Những kết quả đạt được.
Qúa trình tự xây dựng kế hoạch như trên, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Mê nhận thấy rằng quá trình xây dựng kế hoạch như trên nó theo một trình tự lôgic đảm bảo được thông tin hai chiều trong quá trình xây dựng kế hoạch, phát huy được tính chủ động trong công việc cho mỗi cán bộ trong cơ quan. Đặc biệt vai trò lãnh đạo được đề cao tạo thành một hệ thống quy trình đồng bộ. Do vậy những năm qua nhờ trình tự xây dựng kế hoạch như đã nêu đã đạt được một số kết quả đáng kể như:
*Về chương trình phát triển: Quan tâm đầu tư thực hiện quy hoạch và đầu tư bằng các chương trình, dự án huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác triệt để thế mạnh, lợi thế của địa phương đến nay bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên. Mạng lưới dịch vụ thương mại nông thôn đã được hình thành góp phần đẩy nhanh quá trình đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở nông thôn, ổn định định canh, định cư, đời sống đaị bộ phận nông dân được cải thiện rõ rệt.
Các thành phần kính tế hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, được phát huy, trong đó kinh tế Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo, kinh tế dân doanh, hợp tác xã đóng vai trò quan trọng là hạt nhân thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25709.doc