MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
PHẦN THỨ NHẤT: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. 1
I. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiêp. 1
1. Khái niệm bảo hộ lao động. 1
2. Mục đích của công tác bảo hộ lao động. 2
3. ý nghĩa, lợi ích của công tác bảo hộ lao động. 3
3. 1. ý nghĩa chính trị. 3
3. 2. ý nghĩa xã hội và nhân văn. 4
3. 3. Lợi ích về kinh tế: 4
4. Tính chất của công tác bảo hộ lao động. 5
4.1. Tính chất pháp luật. 5
4.2. Tính chất khoa học và kỹ thuật. 6
4.3. Tính chất quần chúng. 6
II. Những nội dung cơ bản của công tác bảo hộ lao động. 7
1.Nội dung về luật lệ bảo hộ lao động Bảo hộ lao động : 7
2. Nội dung về kỹ thuật an toàn Bảo hộ lao động : 8
2.1. Kỹ thuật an toàn điện: 10
2.2. Kỹ thuật an toàn cơ khí : 10
2.3. Kỹ thuật an toàn nồi hơi và thiết bị chịu áp lực: 11
2.4. Kỹ thuật an toàn nâng chuyển: 11
3. Nội dung về vệ sinh lao động Bảo hộ lao động : 12
4.Tuyên truyền giáo dục vận động quần chúng làm công tác Bảo hộ lao động . 13
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác Bảo hộ lao động. 15
1. Điều kiện lao động. 15
2. An toàn và vệ sinh lao động: 17
3. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc. 18
4. Chất lượng lao động. 21
PHẦN THỨ HAI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THUÔC LÁ THĂNG LONG 22
I. Khái quát về nhà máy thuốc lá Thăng Long 22
1. Qúa trình hình thành và phát triển của nhà máy thuốc lá Thăng Long. 22
2. Hệ thống tổ chức quản lý của nhà máy. 23
2.1. Cơ cấu tổ chức : 23
2.2. Bộ máy tổ chức: 23
3. Một số đặc điểm kinh tế , kỹ thuật chủ yếu của nhà máy Thuốc Lá Thăng Long. 24
3.1. Đặc điểm về sản phẩm - thị trường 24
3.1.1 Đặc điểm về sản phẩm thuốc lá : 24
3.1.2 Đặc điểm về thị trường . 25
3.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị , dây chuyền công nghệ và tổ chức sản xuất của nhà máy . 26
3.2.1 Đặc điểm về nguyên vật liệu : 26
3.2.2 Đặc điểm về máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ . 28
II. Phân tích thực trạng hoạt động công tác bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá thăng long 29
1. Công tác xây dựng và thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động 29
1.1. Xây dựng và thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động . 29
1.2. Chế độ chăm sóc sức khoẻ và công tác qản lý chăm sóc sức khoẻ cho người lao động 30
1.3. Tình hình tai nạn và bệnh nghề nghiệp . 31
1.3.1. Tình hình tai nạn lao động : 31
1.3.2. Tình hình bệnh nghề nghiệp tại nhà máy . 32
1.4. Công tác phòng chống cháy nổ tại nhà máy : 33
2. Về công tác kỹ thuật an toàn: 34
3. Về vệ sinh lao động. 36
3.1. An toàn điện : 36
3.2. An toàn về nồi hơi – thiết bị áp lực : 38
2.3. Công tác vệ sinh lao động: 39
2.3.1 Các yếu tố vi khí hậu: 39
2.3.3. Hơi khí độc: 43
2.3.5. Nước thải – chất thải rắn. 47
4. Về công tác đào tạo và huấn luyện bảo hộ lao động cho người lao động trong nhà máy 50
4.1. Công tác huấn luyện 50
4.2. Công tác tuyên truyền giáo dục của nhà máy 50
5. Lập kế hoạch bảo hộ lao động 52
5.2. Thiết bị vệ sinh công nghiệp gồm : 52
5.3. Tuyên truyền giáo dục về công tác bảo hộ lao động: 52
5.4. Trang bị phòng hộ lao động 53
5.5. Bồi dưỡng hiện vật: 53
6. Công tác kiểm tra, thanh tra về bảo hộ lao động 53
7. Thống kê phân tích tai nạn lao động: 54
PHẦN THỨ BA: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG 55
I. Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long 55
2. Tồn tại 56
II . Phương hướng nhiệm vụ về công tác bảo hộ lao động của nhà máy trong thời gian tới . 57
III . Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long. 58
1.Tăng cường tổ chức Công đoàn chỉ đạo quản lý nhà máy về công tác Bảo hộ lao động . 59
2. Biện pháp thường xuyên thực hiện tuyên truyền, giáo dục về công tác bảo hộ lao động: 60
3. Cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 61
4. Biện pháp xây dựng, bổ sung hoàn thiện pháp luật về công tác Bảo hộ lao động 64
5. Biện pháp tăng cường hệ thống điều tra, thanh tra theo dõi tổng hợp, phân tích công tác bảo hộ lao động trong Nhà máy 65
KẾT LUẬN. 67
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3204 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao động xuống các cơ sở của mình để đảm bảo cho người lao động được an toàn về tính mạng, ổn định về sức khoẻ, tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, khi công tác bảo hộ lao động được quán triệt xuống cơ sở sản xuất mà người lao động là người trực tiếp phaỉ tiếp nhận và thực hiên. Vì vậy đòi hỏi người lao động phải có một trình độ nhất định để tiếp thu các quy trình, quy phạm, các phương pháp phòng chống về công tác bảo hộ lao động. Nếu như người lao động tiếp thu công tác bảo hộ lao động không đầy đủ, không tự giác thì có thể xẩy ra những vụ tai nạn đáng tiếc, gây thiệt hại lớn cho nhà máy, xí nghiệp. Cho nên hàng năm, cần có những lớp đào tạo mới, đào tạo lại về công tác bảo hộ lao động cho người lao động trong xí nghiệp, để công tác bảo hộ lao động ngày một tốt hơn.
PHầN THứ HAi
PHÂN TíCH THựC TRạNG Về CÔNG TáC BảO Hộ LAO ĐộNG TạI CÔNG TY THUÔC Lá THĂNG LONG
I. Khái quát về nhà máy thuốc lá Thăng Long
1. Qúa trình hình thành và phát triển của nhà máy thuốc lá Thăng Long.
Năm 1957, UBND quận Thanh Xuân có công văn gửi Bộ công nghiệp nhẹ về việc cho phép thành lập nhà máy Thuốc lá Thăng Long.
Tháng 1/1957 Bộ công nghiệp có quyết định thành lập nhà máy Thuốc lá Thăng Long theo quyết đinh số 1988 ngày 6/1/1957 là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ công nghiệp.
- Ngành nghề kinh doanh : sản xuất thuốc lá điếu phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất thuốc lá.
- Sản phẩm chính : thuốc lá điếu.
-Tổng số vốn kinh doanh (31/12/1995): 118.479 (triệu đồng) trong đó :
+Vốn có định : 74.717 ( triệu đồng)
+Vốn lưu động : 37.765 (triệu đồng )
+Vốn khác : 5.997 (triệu đồng)
-Nguồn vốn kinh doanh của nhà máy:
+Do ngân sách nha nước cấp : 77.545 (triệu đồng )
+Doanh nghiệp tự bổ sung : 28.211 (triệu đồng)
+Vay ngắn hạn : 7.001 (triệu đồng)
+Vốn khác : 5.722 (triệu đồng)
Nhà máy ra đời trong những năm cả đất nước đang thực hiện công cuộc giải phóng đất nước, đối mặt với những khó khăn trước mắt như thị trường hạn hẹp , chính sách pháp luật chưa ổn định, nhà máy Thuốc Lá Thăng Long đã từng bước xây dựng ổn định và phát triển. Hiện nay bằng thiết bị dây chuyền công nghệ khá hiện đại của nươc ngoài,với nguồn nguyên phụ liệu nhập ngoại chất lượng cao, cùng với công tác quản lý, tiếp thị và sự nổ lực không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên nhà máy, sản phẩm thuóc lá với nhiều loại khác nhau ngày càng được người tiêu dùng ưa chưộng va có mặt hầu hết ở các tỉnh thành phía Bắc như thành phố Hà Nội, Hải Phòng ,Quảng Ninh, Bắc Ninh... và một số tỉnh thành khác.
Sản lượng tiêu thụ thuốc lá của nhà máy ngày càng tăng doanh thu và lợi nhuận đều đạt được sự tăng trưởng qua từng năm. Nhà máy luôn hoàn thành nhiệm vụ nộp ngân sách với Nhà nước và được Bộ công nghiệp trao tặng bằng khen là đơn vị có mức nộp ngân sách cao nhất. Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện và nâng cao.
2. Hệ thống tổ chức quản lý của nhà máy.
2.1. Cơ cấu tổ chức :
Nhà máy hoạt động theo mô hình tăng cường , tich tụ , tập trung , đầu tư và phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất. Nhà máy hoạt động kinh doanh theo chế độ một thủ trưởng là giám đốc, giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc và bộ phân chuyên môn nghiệp vụ.
2.2. Bộ máy tổ chức:
Bộ máy tổ chức của nhà máy Thuốc Lá Thăng Long thực hiện theo cơ cấu trực tuyến -chức năng. đứng đầu là giám đốc người đại diện chủ sở hữu. Được thể hiện qua sơ đồ sau :
3. Một số đặc điểm kinh tế , kỹ thuật chủ yếu của nhà máy Thuốc Lá Thăng Long.
3.1. Đặc điểm về sản phẩm - thị trường
3.1.1 Đặc điểm về sản phẩm thuốc lá :
Thuốc lá là một sản phẩm có hại cho sức khoẻ, ý thức được tác hại của thuốc lá nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam nói riêng đang thực hiện các biện pháp phòng chống thuốc lá với nhiều hoạt động khác nhau ngay cả việc quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức. Đây là mọt áp lực lớn nhất đe doạ sự tồn tại của các hãng thuốc lá. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá mang lại lợi nhuận lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách quốc gia nhưng các hãng thuốc lá phải đối mặt với trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh mộtcách rất nghiêm trọng không dễ giải quyết.
Bản thân mỗi sản phẩm thuốc lá được đặc trưng bởi nhiều đặc tính, tổng hợp các đặc tính này cho ta chất lượng của điếu thuốc.Một sản phảm thuốc lá được coi là chất lượng hay không là tuỳ vào nó thoả mãn đến nhu cầu của ngươì sử dụng, một số đặc tính :
- Hương thơm : mùi bạc hà, cà phê ..., hương thơm của điếu thuốc phải làm cho người hút cảm nhận được và phù hợp với sở thích người hút.
- Khẩu vị: là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp vì mỗi khu vực thị trường, mỗi người hút thuốc có sự ưa thích khác hau về mùi vị của thuốc.
- Độ nặng : độ nặng của thuốc lá khác nhau là do nguyên liệu sợi thuốc quy định.
-Màu sắ của sợi thuốc : tuỳ thuộc vào nguyên liệu thuốc và trình độ chế biến.
-Độ cháy : điếu thuốc phải cháy đều, không tắt giữa chừng.
Ngoài ra sản phẩm thuốc lá dễ bị ảm mốc, thời gian bảo quản thường ngắn từ 30- 45 ngày trong điều kiện nhiệt độ 20 0C nên công tác tiêu thụ và bảo quản chất lượng sán phẩm là yếu tố hết sức quan trọng. Sản phẩm sản xuất ra phải tiêu thụ nhanh và các khâu bảo quản, vận hành , lưu thông phải bảo đảm chất lượng tới tay người tiêu dùng.
Trong suốt 45 năm thành lập , đến nay và cả phương hướng cho tương lai , nhà máy Thuốc Lá Thăng Long đã tiến hành sản xuất rất nhiều loại thúoc điếu khác nhau như : Dun hil, Vinataba, Tam đảo, Vi land, Sa pa, Thăng Long, thủ đô...Việc chuyên sản xuất nhiều loại sản phẩm thuốc lá làm cho quá trình điều hành sản xuất và công tác quản lý chất lượng sản phẩm rất khó khăn so với các xí nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm, một mặt hàng.Việc thuận lợi ở đây khi sản xuất nhiều mặt hàng , nếu có biến động của thị trường tiêu thụ thì mức cầu sản lượng của nhà máy cũng không bị giảm sut vì còn nhiều mặt hàng khác thay thế.
3.1.2 Đặc điểm về thị trường .
Kinh doanh và thị trường là hai khái niệm không thể tách rời nhau. Nói đến kinh doanh là nói đến thị trường, thị trường là nơi cung cấp và là nơi tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Đối với nhà máy Thuốc Lá Thăng Long là doanh nghiệp đã gắn bó rất nhiều trong lĩnh vức sản xuất thuốc lá. Nhà máy ra đời được 45 nă vf trong những năm qua nhà máy đã ngày càng phát triển, trưởng thành, doanh thu và sản lượng đèu tăng trong các năm. Việc phải cạnh tranh với nhiều mặt hàng thuốc lá khác và sự tràn ngập của thuốc lá ngoại nhập lậu song khong vì thế mà làm nản lòng cán bộ công nhân viên trong nhà máy . Bằng sự đoàn kết và có trách nhiệm cao toàn thể công nhân viên trong nhà máy đều ý thức được vấn đề chất lượng sản phẩm là hàng đầu.Chính vì uy tín và chất lượng sản phẩm mà trong những năm qua sản phẩm thuốc lá của nhà máy đã có mặt ỏ tất cả mọi nơi trong nước và nhiều nơi ở nước ngoài như : Hải Phòng ,Hải Dương ,Nghệ An ,Thanh Hoá ... và ở Arập Xeut, Tiệp,Trung Đức, Tây Đức...
+ Hình thức tiêu thụ sản phẩm của nhà máy là hình thức các đại lý bán sản phẩm vói mạng lưới các đại lý rộng khắp các tỉnh ở phía Bắc và miền Trung. Do vậy sản phẩm của nhà máy luôn ở bên cạnh người tiêu dùng và họ đã đạt được sự thoả mãn tối đa nhu câù khi mua sản phẩn của nhà máy .
+ Các biện pháp duy trì và mở rộng thị trường của nhà máy Thuốc Lá Thăng Long :
-Tiếp tục giữ vững uy tín và chất lượng sản phẩm và không ngừng việc tiết kiệm chi hí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phảm , kích thích cầu tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần.
- Sử dụng các biện pháp thâm nhập thị trường đã cób một cách saau hơn như : hạ giá thành sản phẩm , giá bán , tăng chi phi quảng cáo, đa dạng các hình thức quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Tiếp tục mở rộng chiếm lĩnh thị trường mới bằng việc phân tíchnhân khẩu thực hiện các chương trình quảng cáo và khuyến mại để người tiêu dùng ngày càng quen với cac sản phẩm của nhà máy .
Tóm lại với cơ chế thị trường ngày càng rộng và thuận tiện nên cơ hội đến với nhà máy Thuốc Lá Thăng Long trong việc hội nhập và mở rộng thị trường là rất lớn. Tuy nhiên việc đề ra các chiến lượcphát triển hết sức thận trọng dự trên sự phân tích tổng hợp về môi trường kinh doanh, lợi thế của doanh nghiệp cũng như các ngu cơ.
3.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị , dây chuyền công nghệ và tổ chức sản xuất của nhà máy .
3.2.1 Đặc điểm về nguyên vật liệu :
Nguyên vật liệu là một trong những nhân tố đầu vào của quá trình ssx kinh doanh. Chi phí mua nguyên vật liệu thường chiếm từ 40- 50 % giá thành toàn bộ sản phẩm nên nó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm . Mặt khác yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm được làm ra, tác động sâu sắc đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Do đặc thù của nhà máy là sản xuất nhiều loại sản phẩm thuốc lá khác nhau nên toàn bộ nguyên vật liệu để sản xuất đều được sản xuất hoàn toàn hoặc một phần nguyên phụ liệu nhập ngoại, vì thế các sản phẩm của nhà máy luôn được người tiêu dùng ưa chuộng.
Nguyên phụ liệu để sản xuất thuốc lá của nhà máy bao gồm :
Bảng 1: Nguyên phụ liệu sản xuất của nhà máy
Chủng loại vật tư
Đ. Vị
Sản lượng
(Tr. Bao )
Thành tiền
( Tr. đồng )
1. Giấy cuốn điếu
Tấn
56
47,6
2.Giấy sáp vàng
Tấn
62
24,8
3. Giấy bóng kính
Tấn
164
53,2
4.Giấy nhôm
Tấn
56
185,9
5. Giấy nhôm vàng
Tấn
189
47,6
6. Lưỡi gà
Tấn
55
47,6
7.Vỏ tút Vinataba
1000tờ
53
5.326
8.Vỏ tút Hồng hà
1000tờ
3
301,5
9.Vỏ bao Hồng hà 88mm
1000tờ
56
285,6
10.Vỏ bao Vinataba
1000tờ
53
54,6
11.Vỏ bao Hồng hà
1000tờ
3
3,06
12.Vỏ bao Hồng hà 90mm
1000tờ
133
465,5
13.Mực in
33
0,15
14.keo cuốn điếu
56
2,8
Tổng số
6.847,95
Như trên đã xem xét tầm quan trọng của nguyên phụ liệu đối với quá trình sản xuất sản phẩm .Nhận thức được vấn đề này nhà máy hết sức coi trọng việc quản lý nguên phụ liệu cụ thể là :
-Về khâu quản lý sử dụng nguyên phụ liệu : nhà máy chú trọng quản lý nguyên phụ liệu từ kho đến phân xưởng sản xuất .Nhà máy quyết toán cho từng chu kỳ sản xuất để theo dõi chặt chẽ nguyên phụ liệu phục vụ cho chu kỳ sản xuất , xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho nhiều sản phẩm .
-Về khâu quản lý nguyên phụ liệu : Ngoài kho tàng, bến bãi được bảo vệ như mọi nguyên phụ liệu dùng để sản xuất các sản phẩm khác, do đặc tính của sản phẩm thuốc lá tất cả nguyên phụ liệu đều được bảo quantrong kho lạnh ở hiệt đô 20 0C. Có thể nói công tác bảo quản nguyên phụ liệu và kiểm tra khắt khe chất lượng nguyên phụ liệu và chất lượng sản phẩm , từ khâu bảo quản sản xuất đến thành phẩm và đáp ứng sự đòi hỏi khắt khe của thị trường làm cho sản phẩm của nhà máy luôn có chất lượng cao và uy tín với khách hàng.
3.2.2 Đặc điểm về máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ .
Một yếu tố cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm cũng như quá trình sản xuất kinh doanhđó là một hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất và dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất .Điểm lớn nhất về máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ của nhà máy Thuốc Lá Thăng Long là hoạt động theo dây chuyền sản xuất tự động và đồng bộ khá tiên tiến và hiện đại.
Dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất tốt và có hiệu quả cho ra đời sản phẩm thuốc lá chất lượng tốt, tạo uy tín cho sản phẩm của nhà máy để có thể đứng vững và cạnh tranh được với các sản phẩm thuốc lá khác hiện có trên thị trường, tiết kiệm được vật liệu làm giảm chi phí sản xuất , giảm giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động.
*Về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thuốc lá của nhà máy Thuốc Lá Thăng Long :(xem trang sau)
II. Phân tích thực trạng hoạt động công tác bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá thăng long
Từ nhận thức công tác bảo hộ lao động là một chính sách, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm bảo đảm sức khoẻ và tính mạng của người lao động trong sản xuất, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác công tác bảo hộ lao động là một mặt không thể tách rời của sản xuất, trực tiếp gắn liền với sản xuất, mọi cán bộ công nhân viên đều có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy trình về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp trong sản xuất. Và từ nhận thức trách nhiệm trên chuyên môn và công đoàn có sự phối hợp chặt chẽ đặc biệt toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, đã làm tốt công tác bảo hộ lao động và vệ sinh lao động.Cụ thể:
1. Công tác xây dựng và thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động
1.1. Xây dựng và thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động .
Trong những năm gần đây bên cạnh việc thúc đẩy phát triển sản xuất , kinh doanh nhà máy cũng rất quan tâm đến công tác xây dựng và thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động . Thật vậy nhà máy luôn bổ sung hoàn thiện hệ thống các văn bản cảu nhà nước về bảo hộ lao động đó là :
+ Xây dựng nội quy , quy tắc an toàn trong nhà máy .
+ Phối hợp với tổ chức Công đoàn và các phòng ban chức năng có liên quan thực hiện các quy định cuả nhà nước về chế độ chính sách cho người lao động như : Huấn luyện khai báo điều tra tai nạn lao động , chế độ cho bệnh nghề nghiệp và chế độ cho lao động nữ , ...
1.2. Chế độ chăm sóc sức khoẻ và công tác qản lý chăm sóc sức khoẻ cho người lao động
-Chế độ chăm sóc sức khoẻ cho người lao động được nhà máy đặc biệt quan tâm như: Nhà máy thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho toàn bộ CBCNV: Tổ chức bữa cơm giữa ca không mất tiền, nấu chè, pha nước giải khát, hoa quả tươi…. để bồi dưỡng tại chỗ cho công nhân.
- Hàng ca có lưu mẫu và y tế nhà máy kiểm tra thường xuyên, khu vực nấu ăn rộng rãi, đủ nước dùng, có tủ đựng thức ăn, lồng bàn đậy các mâm. Trong các năm qua đã thực hiện chi như sau:
Bảng 2. Chế độ chăm sóc sức khoẻ người lao động .
Nội dung phục vụ
Đ.V.T
1999
2000
2001
Bồi dưỡng độc hại
1000.đ
587.365
374.957
281.000
Bồi dưỡng ca ba
1000.đ
194.000
10.422,5
15.520,4
Phục vụ cơm giữa ca
1000.đ
772.647,5
762.305,5
760.306,3
Như vậy, bình quân một lao động hàng năm được nhà máy bồi dưỡng bằng hiện vật là:
1999: 915.234 ng đ/người.
2000: 860.468 ng đ/người.
2001: 881.563 ng đ/người.
Công tác quản lý chăm sóc sức khoẻ cho người lao động được nhà máy đặc biệt quan tâm, trạm y tế vẫn được duy trì hoạt động thường xuyên một tuần khám bệnh 3 ngày, chữa trị khám phụ khoa cho chị em phụ nữ, tại ca sản xuất có phòng y tế trực ca.
Năm 2000 nhà máy đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cám bộ công nhân viên được 1026 người , tổ chức khám bệnh phụ khoa cho công nhân nữ 694 người . Và đến năm 2001 nhà máy đã mời trung tâm y tế môi trường lao động Bộ Cong nghiệp về khám sức khoẻ cho 1156 người , trong đó nữ được khám phụ khoa là 695 người . Nói chung tình hình sức khoẻ của công nhân tại nhà máy khá tốt :
+ Loại 1 : 5,65%.
+ Loại 2 : 45,25%
+ Loại 3 : 33,20%
+ Loại 4 và 5 : 17,78%
Sau mỗi đợt khám bệnh định kỳ nhà máy có kế hoạch gửi CNVC được phát hiện bệnh đi điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa kịp thời. Đối với CNVC có sức khoẻ loại 4,5 được nhà máy tổ chức gửi đi điều dưỡng tại các trung tâm phục hồi sức khoẻ của trung tâm y tế Bộ công nghiệp theo hai đợt
+ 10 người được đi điều dưỡng tại Sầm son.
+ 10 người được diều dưỡng tại trung tâm phục hồi sức khoẻ của Bộ Y tế tại Hương Canh .
Về mặt bệnh tật , do đặc điểm sản xuất của nhà máy , môi trường sản xuất độc hại , số công nhân mắc bệnh thông thường theo thống kê năm 2001
+ Bệnh tai mũi họng : 559 người chiếm tỷ lệ 48,35 %
+ Bênh răng hàm mặt : 489 người chiếm tỷ lệ 42,3 %
+ Bệnh mắt : 195 người , chiếm tỷ lệ 16,8 %
Hàng năm Công đoàn Nhà máy tổ chức cho 100% CNVC được đi nghỉ mát từ 300.000 đến 500.000 đồng/người bằng nguồn quỹ phúc lợi.
1.3. Tình hình tai nạn và bệnh nghề nghiệp .
1.3.1. Tình hình tai nạn lao động :
Những năm gần đây các vụ tai nạn lao động hầu như không có , điều này rất dễ hiểu bởi công nhân lao động đã bớt được những thao tác thủ công do Nhà máy đã đầu tư dây chuyền công nghệ mới . Năm 1996 xảy ra một vụ tai nạn , nguyên nhân của sự việc này à công nhân sơ xuất trong quá trình vận hành thao tác đơn giản nhà máy đã chi trả cho vụ tai nạn lao động này 140 ngày công , thành tiền là 4.256.000 đồng . Đến năm 1999 xẩy ra một vụ tai nạn lao động do công nhân sơ ý trong quá trình bơm lốp xe tắc tơ kéo nguyên liệu cho sản xuất trong nhà máy, và đã gây thiệt hại cho nhà máy, nhà máy đã bỏ ra với số tiền 2.666.700 đồng chi phí cho khám và điều trị tại bệnh viện và trả 109 công hưởng lương theo chế độ quy định. Đối với những trường hợp tai nạn xảy ra đều được sơ cấp cứu tại chỗ sau đó đưa đi bệnh viện cấp cứu kịp thời. Khi xảy ra tai nạn đơn vị có người bị tai nạn lao động đã báo cáo kịp thời lập biên bản theo quy định hiện hành (nếu có tai nạn lao động xảy ra) nhà máy đều báo cáo với các cơ quan chức năng về các vụ tai nạn lao động đúng quy định của Nhà nước. Trong các năm gần đây, tình hình tai nạn lao động tại nhà máy giảm đi rất nhiều, do nhà máy luôn quan tâm tới công tác bảo hộ lao động và vệ sinh lao động.
Tóm lại, về tình hình tai nạn lao động trong 3 năm từ 1999 đến 2001 là giảm đi rất nhiều, năm 2001 không xảy ra một vụ tai nạn lao động nào. Chứng tỏ nhà máy đã quán triệt công tác bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn xuống các đơn vị sản xuất rất tốt. Vì vậy, về thiệt hại kinh tế do tai nạn lao động gây nên là không lớn, hàng năm chỉ chi cho các công tác bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
1.3.2. Tình hình bệnh nghề nghiệp tại nhà máy .
Đối với công nghệ sản xuất thuốc lá là thường phát sinh mộ số bệnh nghề nghiệp như bệnh nhiễm độc Nicotin và bệnh bụi phổi nghề nghiệp . Nhưng do vấn đề vệ sinh lao động rất được nhà máy quan tâm , chú trọng đồng thời hàng năm phòng y tế nhà máy đều khám định kỳ cho toàn thể cán bộ công nhân viên nhằm phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nghề nghiệp hoặc một số bệnh khác . Do đó , trong những năm qua nhà máy không có công nhân nào mắc bệnh nghề nghiệp .
1.4. Công tác phòng chống cháy nổ tại nhà máy :
Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) được nhà máy đặc biệt coi trọng , các phương án phòng chống cháy nổ được xây dựng, bổ sung hàng năm có sự phê duyệt của công an PC23.
Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và nghiệp dư của nhà máy đều được huấn luyện theo định kỳ hàng năm. Các phương tiện PCCC hàng năm đều được bổ sung, bảo quản và để ở nơi quy định như bình hạt MF4, bình khí CO2, bình hạt được treo ở các phân xưởng, kho tàng, những nơi dễ thấy để sử dụng kịp thời và được bảo quản cẩn thận, đảm bảo an toàn, khi kiểm tra thường xuyên, phát hiện không còn đủ điều kiện an toàn sử dụng nhà máy kịp thời cấp ngay. Trong những năm qua đã trang bị:
+ 25 bình chữa cháy FZ24.
+ 56 bình chữa cháy MT5 (CO2).
+ 5 bình chữa cháy (CPU) cho ôtô.
+ 41 bình CO2 (G56).
Đặc biệt nhà máy có hệ thống nước phục vụ cho công tác PCCC, một bể chứa nước riêng có dung tích 250m3, 10 họng nước, mỗi bộ phận có một bộ vòi chữa cháy hai lăng B, nhà máy có một máy bơm để phục vụ cho công tác phòng chống cháy.
Nhà máy hiện có 1 đội chữa cháy nghĩa vụ gồm 20 người có 14 tổ PCCC tại 12 đơn vị sản xuất chính với 163 người được thay thế bổ sung và huấn luyện hàng năm. Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp của nhà máy đều được huấn luyện theo định kỳ hàng năm , mỗi năm 1 lần Nhà máy mở lớp huấn luyện PCCC cho toàn bộ công nhân viên và các phương tiện PCCC được bổ sung hàng năm , được bảo quản và để đúng vị trí thích hợp .
Đồng thời để hưởng ứng tuần lễ Quốc gia an toàn - vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ , nhà máy đã tổ chức hội thao kỹ thuật PCCC cho các đơn vị trong nhà máy theo 2 môn :
+ Thể thao chữa cháy kết hợp với di chuyển tài sản .
+ Thể thao chữa cháy kết hợp cứu người bị nạn .
Năm 2000 - 2001 chi phí cho công tác phòng cháy chữa cháy là 25 triệu đồng và kế hoạch chi cho năm 2002 là 20 triệu đồng để mua sắm thiết bị phòng chống cháy nổ .
2. Về công tác kỹ thuật an toàn:
Kỹ thuật an toàn là công tác được nhà máy quan tâm ngay từ khi bắt đầu bước vào sản xuất, hệ thống máy móc, trang thiết bị trước khi đi vào sản xuất đều được quy định nội quy riêng, để tránh tai nạn rủi ro. Những máy móc thiết bị nào nguy hiểm đều có hệ thống trang bị riêng. Năm nào nhà máy cũng mở rộng hoặc cải tạo trong sản xuất đều chú trọng đến an toàn cho máy móc, thiết bị và an toàn vệ sinh lao động, hiện nay nhà máy đều có đầy đủ thiết bị che chắn tại các vị trí nguy hiểm, thiết bị chống nóng như lắp điều hoà nhiệt độ cho các phân xưởng bao mềm, phân xưởng bao cứng, phân xưởng Dunhil và các phòng ban làm việc trong nhà máy. Lắp hệ thống thông gió cho phân xưởng sợi, phân xưởng 4, phân xưởng cơ điện, hệ thống kho tàng được thường xuyên củng cố, tu bổ, để chống nóng, mốc, hệ thống chiếu sáng được trang bị đầy đủ, có máy phát điện nếu như thành phố mất điện, lắp điều hoà nhiệt độ cho hệ thống kho thành phẩm, kho vật tư… Nhà máy có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, có ao lắng trước khi ra hệ thống thoát nước của thành phố.
Đặc biệt trong năm 2001, nhà máy đã đầu tư cho máy móc, thiết bị sản xuất như: nhà máy đã mua 7 máy cuốn điếu, đóng bao (03IJ - 121; IJ23) với công suất 2.200 điếu/phút của Trung quốc, 01 máy cuốn đầu lọc MK8 - MAX8 với công suất 1.600 bao/phút của Anh, 01 máy cuốn điếu với công suất 2.400điếu/phút và dây chuyền cuốn điếu, đóng bao của Pháp, Đức có công suất 2.500bao/phút. Hệ thống máy móc thiết bị được cải tiến đã mang lại hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường làm việc, tiết kiệm được lao động, đặc biệt với hệ thống máy móc hiện đại này sẽ giúp cho người lao động tránh được những tai nạn rủi ro, tránh phải tiếp xúc với những công việc nguy hiểm dễ gây bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh việc đầu tư cho máy móc, thiết bị, nhà máy còn quan tâm cải thiện điều kiện làm việc của Nhà máy :Thực hiện chủ trương của nhà nước về công tác an toàn thực phẩm và phòng chống ô nhiễm môi trường trong những năm qua đã có những biện pháp đầu tư chiều sâu cho công tác môi trường như:
+ Tu sửa đường đi trong nội bộ nhà máy và hệ thống cống rãnh thoát nước ... trồng cây xanh , vườn hoa .
+ 100 % phân xưởng được trang bị hệ thống máy hút bụi , nền nhà được lau chùi hàng ngày , 3/4 diện tích nhà xưởng và 2/5 diện tích kho tàng có máy điều hoà không khí. Có hệ thống máy nén khí tổng về vệ sinh thiết bị hàng ngày .
+ Đầu tư xây dựng bể xử lý nước thải của nhà máy .
+Cải tạo dây chuyền vận chuyển sợi , giảm cường độ lao động cho công nhân phân xưởng sợi .
+ Để cải tạo và mở rộng kho vật tư cho phân xưởng bao mềm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật , đảm bảo gọn khi cấp phát và phòng chống cháy nổ , nhà máy đã đầu tư 141 triệu đồng .
+ Nhà máy nâng cấp trạm y tế , nhà nghỉ khang trang sạch sẽ rộng rãi thoáng mát tạo điều kiện tốt cho công nhân khám chữa bệnh .
+ Nhà máy đã đầu tư một số thiết bị mới như : Nhập thêm một số máy cuốn điếu với hệ thống hút bụi tốt hơn , đồng thời cải tạo ao bể xử lý bụi , khí thải , nước thải trước khi ra ngoài nhà máy .
* Về trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân :
Trong những năm qua, nhà máy bước vào quản lý theo cơ chế thị trường , vì thế nhà máy đã tổ chức may đo quần áo bảo hộ cho từng người , lo trang thiết bị , phương tiện bảo hộ cá nhân theo đúng quy định của nhà nước .
+ Mỗi năm nhà máy trang bị cho mỗi công nhân viên hai bộ quần áo mùa hè và hai bộ quần áo mùa đông được đặt may tại chỗ chọn màu theo từng bộ phận cấu thành , đảm bảo tiêu chuẩn gọn đẹp . Năm 2001 nhà máy đã chi cho việc may quần áo bảo hộ lao động 407 triệu đồng .
+ Nhà máy trang bị phòng hộ cá nhân hàng tháng hàng quý cho công nhân như : Xà phòng , khẩu trang , găng tay , dày , mũ ,ủng tuỳ theo yêu cầu của từng công việc và có sự kiểm tra . Thực tế Nhà máy đã chi cho việc trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động như sau : Bảng 3 : Chi phí cho bảo hộ cá nhân từ 1999- 2001
Năm
Số tiền
1999
2000
2001
67.167.000 đồng
39.132.000 đồng
76.350.000 đồng
Việc sử dụng và bảo quản phương tiện phòng hộ cá nhân của công nhân Nhà máy đều mang tính trách nhiệm cao .
3. Về vệ sinh lao động.
3.1. An toàn điện :
Nguồn cung cấp điện cho nhà máy là nguồn điện Quốc gia 6 KV . toàn nhà máy có 02 trạm biến áp bao gồm 01 máy 1000 KVA và 02 máy 564 KVA , điện được dùng cho sản xuất và sinh hoạt . Do trình độ cơ giới hoá và tự động hoá của nhà máy khá cao nên Nhà máy đã rất chú trọng đến vấn đề an toàn điện và nhà máy đã đưa ra các biệ pháp an toàn để tránh các sự cố về điện xảy ra trong quá tình sản xuất bao gồm các biện pháp sau :
+ Biện pháp tổ chức : Với biện pháp này yêu cầu công nhân phải có trình độ chuyên môn cao , sức khoẻ và thẻ an toàn viên . Nhà máy tổ chức làm việc 24/24 h với 3 ca do đó phải có quy phạm an toàn về điện , hướng dẫn cấp cứu khi tai nạn điện xảy ra . Đối với những công nhân thường xuyên tiếp xúc với điện Nhà máy đã trang bị cho họ đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết . Tại các phân xưởng sản xuất đều có tổ chức sửa chữa xơ điện để giám sát và giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn điện .
+ Biện háp kỹ thuật : Hệ thống các dây dẫn trong nhà máy đều được cách điện bằng vỏ nhựa , cao su Nhà máy đã lắp đặt những cơ cấu an toàn n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long.DOC